Thời điểm những năm cuối 4x- đầu 5x cả NATO có chiếc tăng nào so nổi với nó về sức mạnh và số lượng đâu mà chả sợ, nếu chiến tranh xảy ra không quân Đồng Minh chắc chắn không air-superiority như với Đức trong WW2 thì lấy thứ gì cản nổi nó.
^ Vậy IS thì thế nào nhỉ. Chơi WOT bọn nó làm Tiger đúng nhục luôn. PvP với IS hoặc T29 của Mẽo toàn tạch :(
Nếu so về sức mạnh thì đúng là IS-3 mạnh thật, nhưng còn nhiều thứ khác như là kỹ thuật này nọ, chạy chút mà bị hư thì cũng như tank Đức hồi đó. Tiger 1 phải chơi đúng cách mới không nhục.
Phải tính về mục tiêu và mục đích nó được sản xuất chứ. IS-3 là dạng tăng spearhead được làm ra để phục vụ cho lớp sóng tấn công đầu tiên, xé mở lỗ hổng để quân LX tiến vào, đáp ứng yêu cầu chiến trường của LX trong những năm cuối chiến tranh là công kiên các cụm phòng thủ cứng của Đức. Việc cơ động vào sâu phòng tuyến địch rồi chia cắt bao vây là việc của T34-85 với ISU-152 hỗ trợ diệt tăng+hoả điểm trên đường. Xét trên tiêu chí chiến thuật thì thiết kế của nó là perfect cho nhiệm vụ nó được giao rồi.
Bắt đầu từ 1950, LX bắt đầu thay đổi học thuyết chiến tranh nên loại biên dần IS-3 thay bằng T5x rồi. Chỉ tận dụng đám có sẵn hoặc chuyển cho đồng minh chứ ko sản xuất thêm nưa, nói IS-3 là tăng WW hay tăng Cold war thì đều đúng.
Đồ lượm đc để tạm Nhặt đc Bàn cờ chính trị của Cam Bốt trong lúc quan hệ Việt - Trung căng thẳng Từ nửa sau những năm 1960 và đầu những năm 1970, lực lượng cách mạng Campuchia được hưởng nhiều lợi ích từ liên minh bền chặt giữa Trung Quốc và Việt Nam trong hoạt động chống lại sự xâm lược của Mỹ. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng rạn nứt do sự thống trị ngày càng tăng của phe cánh tả cực đoan trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người này ngày càng bày tỏ sự hoài nghi về bước phát triển của người Việt trong kháng chiến chống Mỹ nhưng lại giành cho Pol Pot và Khmer Đỏ ở Campuchia những sự ủng hộ nhiệt tình. Vào thời điểm đó, lực lượng này đã cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (một đồng minh quan trọng của Hoàng thân Norodom Sihanouk) ra rìa. Sau khi Lon Nol bị lật đổ năm 1970. Quốc vương Sihanouk đứng ra thành lập môt chính phủ liên minh giữa Hoàng gia Campuchia và nhóm chính trị Khmer Đỏ đang lưu vong ở Bắc Kinh. Trong khi đó, quan hệ Trung - Xô ngày càng xấu đi với các cuộc đụng độ ở biên giới năm 1969, Trung Quốc đang chờ xem Việt Nam sẽ theo Bắc Kinh hay Moscow. Phát biểu tại một buổi thuyết trình công khai tại Phnom Penh, Schaefer cho rằng chính căng thẳng ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến Campuchia. Thời điểm năm 1977, lực lượng Khmer Đỏ đã đột kích quân sự vào Việt Nam đưa đến việc Việt Nam phản công và bắt được 120 cố vấn từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Schaefer cho biết những báo cáo tình báo Đông Đức vào thời điểm đó chỉ ra rằng sự hiện diện của các cố vấn Trung Quốc đã làm Việt Nam vô cùng lo lắng về việc tấn công Campuchia vì Việt Nam tin rằng đã có đến 40.000 cố vấn Trung Quốc. Thực tế con số đó là khoảng 10.000. Báo cáo của Đông Đức cũng cho rằng Việt Nam "thực sự mong muốn" loại bỏ Pol Pot vào đầu năm 1978 bằng lực lượng những người Campuchia tị nạn và những người Campuchia vùng lên chống Pol Pot. Tuy nhiên, lực lượng này không đủ sức chống cự được quân đội Pol Pot nên Việt Nam đã lựa chọn đưa quân vào Campuchia cuối năm 1978. Theo Schaefer, Việt Nam đã tính toán một cách chính xác rằng Trung Quốc khó có thể ngăn chặn bước tiến của họ do đang bận rộn trong cuộc họp quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh. Sự xâm lược của Trung Quốc ở biên giới Việt Nam vài tháng sau đó chỉ đơn thuần là một động thái để "trừng phạt" Việt Nam. Trung Quốc sau đó đã gây khó khăn cho Việt Nam nhưng nước Cộng hòa nhân dân Campuchia vẫn được thành lập vào năm 1979 dù không được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trung Quốc cũng cô lập ngoại giao Việt Nam khỏi các nước ASEAN và ủng hộ cuộc kháng chiến do Khmer Đỏ lãnh đạo ở biên giới Thái Lan. Do đó, Campuchia đã trở thành con cờ địa chính trị, trực tiếp chịu đựng kết quả của sự thù địch giữa Trung Quốc với Việt Nam. Đến thập niên 1990, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô cũ và Đông Âu cũng trùng hợp với sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, Schaefer cho rằng cả hai nước đều mong đợi sự hỗ trợ, lòng trung thành và lòng biết ơn từ Campuchia. Nói cách khác, Campuchia phải đi một con đường khéo léo. Trong bối cảnh căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vùng Biển Đông, chính sách đối ngoại của Campuchia sẽ càng được theo dõi chặt chẽ. Sự thỏa hiệp cho phép phe đối lập vào Quốc hội Campuchia hồi đầu tuần đã cho thấy rõ chính sách đối ngoại của Campuchia hiện đang bị "theo dõi chặt chẽ bởi nhiều quốc gia". Theo nhà sử học Đức Bernd Schaefer, chuyên gia nghiên cứu về Chiến tranh Lạnh ở Washington. Cái khác http://soha.vn/xa-hoi/chien-tranh-b...i-xay-thit-thac-goi-hon-20140801213128976.htm - - - Updated - - - Lại thêm cái này cho các ty xem chơi Tháng cô hồn và mấy điều kiêng kị http://soha.vn/xa-hoi/thang-co-hon-va-nhung-dieu-phai-tuyet-doi-tranh-theo-dan-gian-20140727194316116.htm
Cái tin "Tháng cô hồn và mấy điều kiêng kị" có lâu rồi mà bác nhố? Cái đó nhảm lắm,đọc cho vui thôi p.s: Buồn cười là có người nói để gương trong phòng thì khi dậy lúc đang đêm thì thấy ma. Định mệnh, lúc nhìn vào gương thì thấy mình trong đó chứ thấy ai nữa?????
Ôi, các bác có tin đây là thật ko? Game miễn phí 100 %, lên chia sẻ rồi nó cho down key về. Fake???? http://www.steamgateways.com/
Nghĩ cũng buồn cười. Hình như một bộ phận khá nhiều trẻ trâu VN ngày nay lậm tư tưởng tự ty dân tộc nặng nề hay sao ý. Lịch sử VN thì lúc nào cũng 'ăn lông ở lỗ, nghèo hèn đói kém... 0 thể so với nước A nước B, rằng chúng ta 0 có cái gì cả từ quần áo, nhà cửa tới văn hóa!' . VN hiện tại thì lúc nào cũng 'ngu hèn, kém cỏi, nhu nhược, ngu Trung, ngu Mĩ, ngu Nga, bám đít A ôm chân B...'! 0 rõ là thực sự dân tộc ta kém cỏi, hèn hạ từ trong trứng nước đến mức tệ hại đến thế hay là một lũ não ngắn cố gân cổ chửi bới, dìm hàng dân tộc của chúng để gián tiếp chứng minh ta đây bá cmn đạo hay để show cái tính vọng ngoại quá đáng nhi?
Có những thời đánh bại Mông Cổ, bá chủ Đông Dương, chinh Nam phạt Bắc thì cũng âu có thể coi là thịnh, nhưng cuối thế kỉ 19 đến giờ thì đúng là suy, gần đây càng suy
Còn 1 số khác nghĩ như thế này: - Khi ta đánh Mĩ,Pháp chúng nó bảo là ta bán nước cho Tàu để đánh Mĩ,Pháp - Gần đây, khi Tàu đưa cái HD vào biển đông thì nó lại bảo là ta ôm chân Mĩ để chống lại Tàu Éo hiểu đầu óc tụi này có bị gì ko nữa?????
bác nào cho mình hỏi cái này. thấy wiki và đa số các nguồn đều chia yumi làm 2 loại là daikyū và hankyū mà sao trang này nó lại chia làm bốn loại nhỉ? cái Rimankyu hay kago yumi cũng thấy có vài nguồn có nhưng cái short bow thì đầu hàng
Do giáo dục mà ra trách chi tụi nhỏ. Như trận Vị Xuyên ta có biết đâu đến chừng báo nói mới biết. Tưởng sau trận 79 là hết rồi
Chào các ty Lâu lâu đổi vị tí cho vui BTW Tư đồ xứ Cao Miên sang xin lỗi 'đại' quốc http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/campuchia-xu-nghiem-vu-dot-co-viet-nam-3032946.html