Nhớ 0 lầm thuốc súng lần đầu tiên là do Mông Cô dùng đánh A Rập với Châu Âu mà. - 'Phương Đông' ở đây là Eastern (Trung Đông) hay Far East (Viễn Đông) - Thời điểm nào? !?
Wrong. Thế trận Phương Đông vẫn có đội hình, đội ngũ và các tactics. Có điều chưa thể khảo được cách thức tiến hành một trận đánh của Phương Đông do tài liệu quá sơ sài.
Nope. Nhiều hơn một quốc gia thì đúng chứ nhiều hơn cả Châu Âu là sai. http://greatmingmilitary.blogspot.com/2017/01/random-mythbusting-part-2.html
_ Bạn nói đùa à, chiến trận nào không có đội hình, dù là nông dân quân vẫn có chia đội theo đại đầu lĩnh dẫn đầu từng cánh quân, các cánh quân lại chia nhỏ hơn do các tiểu đầu lĩnh etc, lúc dàn trận cũng chia trung quân tả hữu quân, thậm chí có hậu quân giữ trại. Đội hình đội ngũ chỗ nào cũng có, vấn đề là đội ngũ đó có hiệu quả ntn, với ai, dùng loại vk gì. Tài liệu sơ sài nhưng ko phải không có, hoặc có thể đánh giá gián tiếp. Ví dụ Thích Kế Quang luyện binh chính là đội hình phương trận dùng giáo dài, gậy trúc rất dài vót nhọn, kết hợp cung nỏ, súng đạn, đao thủ xung quanh yểm hộ để chống lại quân cướp biển vốn dùng vk ngắn, và vì phần lớn quân đội là trưng tập và ít kinh nghiệm nên đội hình nghiêm mật như vậy sẽ dễ quản lý hơn tạo lòng tin trong chiến đấu. Tại sao sử lại viết kỹ về chiến thuật của Thích Kế Quang ? không chỉ là vì ông này có công đánh bại nạn cướp biển ở Tàu, mà còn vì trận hình của ông ta khác hẳn so với các trận hình hiện thời sử dụng nên được chú ý. Ở Tàu như vậy thì ở Vn chắc cũng không khá hơn bởi lịch sử chiến tranh giữa 2 nước, 2 bên hay học tập lẫn nhau. Tuy nhiên thời Trịnh Nguyễn không thấy sử gia mô tả gì về trận hình ta có thể tạm kết luận là cách tác chiến vẫn vậy trong vài trăm năm nay từ thời Minh sang xâm lược và Hậu Lê thành lập, tất nhiên ngoại trừ việc ứng dụng súng đạn rộng rãi. Mình vẫn giữ nguyên quan điểm bởi bạn chẳng nêu ra được cái gì ngoài phủ địch vu vơ ... P/s: Nói thêm chút vì mới nhớ lại : trước mình có đọc quyển Hổ Trướng Khu Cơ của Đào Duy Từ do NXB quân đội dịch lại, đóng quyển với bốn năm tác phẩm binh pháp khác của cả ta và Tàu, trong đó đề cập cực kỳ chi tiết các cách sử dụng súng đạn thuốc nổ, tàu thuyền tới cả làm sao chế thuốc, làm lương khô, chế công cụ, cắm trại tác chiến đều nêu rất chi tiết, chỉ không có nêu ứng dụng trận hình như thế nào mà chỉ là chung chung phân chia các cấp quân đội thập ngũ tả hữu trung tiền hậu quân _ Cái đó có nghĩa là : 1 là dịch thiếu hoặc sách không đủ ! hoặc 2 : tác giả Đào Duy Từ ko cần thiết viết ra vì nó quá phổ thông và áp dụng rất phổ biến ko có gì đặc biệt so với các tác phẩm binh pháp khác nên ko nêu vào sách, tức là ko có trận hình đặc biệt nhằm hạn chế tác dụng của súng đạn ( mà chỉ nêu cách ứng dụng thuốc nổ súng đạn sao cho hiệu quả ) Điều đó càng thể hiện ở Vn ko có trận hình bộ binh block như phương Tây nhằm hạn chế tác dụng của súng đạn lên tinh thần quân lính. 3: Có thể có trận hình nhưng nó là bí mật quân sự còn hơn cả các bí mật vận dụng chiến thuật, vũ khí, thuốc nổ etc viết trong sách. Cái này có vẻ không đúng vì trận hình rất dễ học và mô phỏng lại và rõ ràng cũng không phải bí mật quân sự gì đặc biệt ( là mô phỏng, chứ muốn áp dụng cặn kẽ thì phải có tổng hợp nhiều yếu tố trong đó có con người ) Mình tạm kết luận là ở Vn vẫn sử dụng chiến thuật ct trung đại dàn trận bộ binh như bình thường có kết hợp súng đạn quy mô lớn nhưng lại không có trận hình đặc biệt chống lại nó mà chỉ là cũng áp dụng súng đạn bắn trở lại. Chỉ có chiến thuật chống lại voi chiến quy mô lớn ( tuy không nêu trong sách này ) là : dùng voi chiến voi, hoặc dùng bộ binh đội hỉnh nhỏ linh hoạt luồn lách, nhưng cách thứ 2 không cách nào khiến bộ binh chống lại súng đạn, còn dùng voi thì chẳng cần nói thêm.
Vậy ai cũng biết áo giáp không chống được súng đạn. Thế giải thích sao về trường hợp của Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc trong chiến tranh Nhâm Thìn (Imjin War 1592 - 1598) ?
_ Đầu tiên, đây là tranh minh họa không nói lên được trang bị ntn. _ Tiếp là : có súng đạn nhiều ko có nghĩa là chiến thắng bên ít hơn. Chiến tranh Nga - Thụy Điển đầu tk 18 ( vâng là khoảng 1700 lúc đó súng đạn và pháo cực kỳ phát triển rồi, và súng đã dùng loại đánh lửa bằng đá chứ ko dùng dây mồi như tk 17 nữa ), bên Thụy Điển và Nga đều trang bị rất nhiều ... pike và vẫn sử dụng đội hình pike block kèm với súng musket nhập khẩu từ Anh. Tới ct Napoleon, súng đạn tuy đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhưng quyết thắng vẫn phải do kỵ binh dùng gươm và bộ binh charge lên bằng bayonet, không phải tự nhiên người Nga chuộng lưỡi lê hơn hòn đạn. Lý do của việc này là do việc training dùng súng tuy đơn giản, nhưng chi phí để sản xuất, bảo dưỡng và tiêu tốn khi tác chiến là cực kỳ lớn, đòi hỏi có hậu cần mạnh, nguồn cung dồi dào, hoặc đơn giản là cực kỳ giàu. _ Chiến tranh vk lạnh vác 1 cái giáo là có thể thành lính ăn cơm, nhưng ct vk nóng cầm súng là tiêu tốn gấp mấy thậm chí mấy chục lần. Vì vậy để cân bằng chi phí và có thể chiến thắng mà ko vỡ kho lương vì hết tiền, Nhật, Tàu, Hàn họ có trang bị súng đạn và phổ cập trong nhiều đội quân nhưng ko vì thế lính cận chiến, mang giáo mác không có, thậm chí họ vẫn là đa số và đảm nhiệm nhiệm vụ như bộ binh bình thường, lính súng thì thay thế lính bắn tên, nỏ ( hoàn toàn hoặc một phần ) _ Ở Nhật, đừng nhìn trong film ai cũng mặc giáp, tới anh nông dân cũng có cái nón và giáp ngực, thực ra hoàn toàn là hư cấu nhé. Bạn có thể đọc thêm các tài liệu để hiểu Nhật thời đó ct nó ntn, chỉ có samurai và gia thần mới đủ tiền trang bị giáp, ashigaru ? xin lỗi, được trả lương thì còn có quần áo tươm tất, chứ mà bị bắt lính thì có cái quần cộc với cái giáo là may, có mỗi cờ sau lưng là anh nào cũng có 1 cái lol _ Hàn, Tàu cũng tương tự, lính ở Tàu còn chia 2 loại là mộ binh và vệ sở, vệ sở thì khác gì nông dân, chuyên trồng trọt cung cấp cho chỉ huy sứ, lính mộ binh thì do triều đình cung tiền, nhưng mà vì triều Mình có lẽ là triều đại nghèo nhất lịch sử nên đương nhiên áo giáp chỉ có gia đinh, kỵ binh mới có nhé. Hàn thì còn thảm hơn, binh bị bỏ dở lâu năm do được triều Minh bảo kê, thành ra tiền bạc có được quý tộc cho vào ăn chơi hết đâu ra trang bị áo giáp với binh lính lol
- Tranh minh họa từ sách Osprey đấy ạ. Không phải vẽ vớ vẩn đâu. - Ashigaru không và thời kỳ đầu thì đúng nhưng từ khi Oda Nobunaga biến Ashigaru thành đội quân chuyên nghiệp và trang bị đầy đủ đánh bại lần lượt các lãnh chúa khác thì Ashigaru đã không còn là nông dân trưng tập nữa rồi. Thời điểm xét là chiến tranh Nhâm Thìn (Imjin War 1592-98) thì đã qua thời Oda Nobunaga được một thời gian rồi. - Về Tàu, số liệu nào chứng minh nhà Minh nghèo ? Trong khi quân đội nhà Minh thể hiện ngay trong các tư liệu cổ để lại hoàn toàn không hề tệ chút nào. Điểm yếu của quân đội nhà Minh là trang bị không đồng nhất. Miền Bắc vì phải đánh nhau với quân du mục thì lại nhiều giáp trụ, ngựa nghẽo. Miền Nam thì đánh nhau chủ yếu với Oa khấu và các dân tộc miền núi thì lại trang bị nhẹ, ít giáp nhưng lại nhiều tactic đặc biệt..... - Chỉ có Hàn nghe ra đúng tuy nhiên chỉ trong giai đoạn đầu cho đến giữa chiến tranh Nhâm Thìn. Từ nửa sau trở đi nhận thấy sức mạnh bộ quân quá tệ nên Hàn cố gắng cải tổ, chỉ tiếc là không thành công. Và hải quân Hàn thì được đầu tư hơn quân bộ.
_ Minh hoạ nhé, Osprey cũng vậy thôi, vẽ chiến tranh Tây Âu minh hoạ từng loại lính thì đúng nhưng khi vẽ chiến trận tổng thì vẫn theo ý thích của hoạ sĩ tức là vẽ tuy tương đối chính xác về mặt trang bị nhưng phóng đại về số lượng, ví dụ Men at arm + knight trong quân đội chỉ khoảng 1/10, trong quân tinh nhuệ khoảng 1/5 thì ở đây đâu cũng thấy. Người đọc họ ko care vì chỉ cần nhìn áo giáp đẹp, nhiều màu, vẽ tả thực là sướng rồi, nhưng thực tế nó không vậy. _ Oda Nobunaga nắm lãnh địa cực kỳ lớn, lại có mối buôn bán làm ăn trên biển với Tàu ( buôn lậu ) và Hà Lan nên có thể trang bị lính Ashigaru có trang bị và có tổ chức hơn, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa trang bị của lính thay đổi một cách chóng mặt. Bởi chiến quốc kéo dài rất nhiều năm, kinh tế bị trì trệ, Nobunaga đủ tiền trang bị súng đạn và kỵ binh đã là quá sức rồi đừng nói áo giáp vốn hầu như chỉ là trang trí trước viên đạn lại còn cản trở hành động, giáp plate và chain mail thì rõ ràng chỉ có samurai nhà giàu mới có, Không phải tự nhiên bọn Nhật nó không dùng shield cho bộ binh nhé, chỉ công thành hoặc ở thế trận phòng thủ mới lắp dàn khiên gỗ để lính súng đứng chắn tên, không phải ko có tác dụng, mà là vì tính năng của súng và sự linh hoạt trong chiến thuật khiến shield mất đi tác dụng, áo giáp cũng tương tự thôi, nhưng còn ít hơn vì shield loại lớn có thể thay nhau cầm, dùng được nhiều, chế dễ mà còn ít như vậy nói gì áo giáp chế cho từng người ? _ Số liệu rất nhiều, nhà Minh là vương triều nghèo nhất lịch sử, tới nhà Thanh còn giàu hơn. Lý do ? nhà Minh KO đánh thuế buôn bán, họ dùng thuế muối, sắt, trà, nhưng cả 3 món này đều bị quý tộc, quan lại, sĩ thân ( đọc sách có thi cử ) lũng đoạn, mà bọn này thì có đặc quyền là KO bị đánh thuế kẻ cả thuế ruộng ( hoàng đế và sĩ phu cùng trị thiên hạ, thiên hạ nuôi sĩ ) cái này nên cảm ơn cụ Chu Nguyên Chương và cái tầm nhìn nông dân của cụ. Hầu như tất cả các công trình lớn nhất xây thời Minh còn tồn tại tới ngày nay, ngoại trừ lăng tẩm ra, thì đều được xây dựng thời Thái Tổ Chu Nguyên Chương và Thành Tổ Chu Đệ. Thời Chu Nguyên Chương thì vì là khai quốc nên còn mạnh mẽ và có chí tiến thủ. Chu Đệ dời đô Bắc Bình bán bao nhiêu cơ ngơi ở phía bắc cho nhà giàu Giang Nam lấy tiền bắc phạt, sau đó lại cử đội thuyền đi nam dương buôn bán giàu nứt đố đổ vách nên mới có của để chơi. _ Các đời sau đó cứ y theo gia huấn của Chu Nguyên Chương, cấm biển, nuôi sĩ, tình trạng địa chỉ sát nhập đất, vệ sở ăn ruộng của lính diễn ra liên tục không 1 lúc nào ngừng, thuế ngày càng ít nên dẫn tới khủng hoảng triền miên. Bằng chứng rõ ràng nhất là họ còn ko đủ tiền sửa đê điều thủy lợi nữa thành ra năm nào hạn thì lũ, thiên tai liên miên theo đúng sử luôn, cộng thêm thời tiết toàn cầu biến đổi, miền bắc Trung Quốc ngày càng lạnh và khó trồng trọt, lại không có tưới tiêu tốt nên lại càng nghèo hơn nữa. Gắng gượng bằng thuế muối thì lại bị các gia tộc bản địa buôn lậu mà không cấm nổi, lệnh vua không ra khỏi thành, ngoại thành là đất của địa chủ và cường hào. Minh không nghèo mới lạ lol Đó là chưa kể duy trì trăm vạn lính ở trường thành thì lại còn nghèo hơn vì ăn luôn hơn nửa thu nhập cmn rồi ( mà chẳng mang lại thành quả gì nhiều lắm, bị raid vẫn bị như thường ) Đừng nhìn phát minh hỏa pháo, súng đạn rất nhiều, thực ra toàn đồ bỏ, súng pháo cuối cùng vẫn mua từ tàu viễn dương của Tây mang lên nóc thành để thủ ... _ Còn về việc chống cướp biển ở phía Nam, đó là do các gia tộc ở miền nam họ cạnh tranh trong buôn lậu trên biển ko lành mạnh, dẫn tới chiến tranh trên biển và lan ra đất liền ( nhà Minh cấm biển nên ở duyên hải người ta buộc phải buôn lậu, dù là thuyền và bến cảng làm ăn đàng hoàng nhưng vẫn là mác buôn lậu và ko có bảo vệ ). Lúc đầu là nuôi cướp biển cạnh tranh nhau, sau cướp biển nó phát triển khổng lồ quá nuôi không nổi nên cắt, nó quay lại cắn cho và lan tới toàn bộ duyên hải. Cuối cùng phải cắn răng chi tiền cho quan binh ( Quân tuyển mộ do Thích Kế Quang làm ) để diệt cướp mới thoát. Ai cũng thấy quân Thích Kế Quang tinh nhuệ, trang bị hiện đại với pike và súng pháo nên tưởng ngon, đó thật ra là công của tiền, các gia tộc ở Giang Nam họ vốn là nền tảng của toàn bộ quan lại đỉnh cấp trong kinh thành cả, dồn tiền nuôi quân chống cướp tại đất của mình thì chẳng ngon, sau Thích Kế Quang và quân của ông bị điều lên bắc biên chống Mông Cổ thì đâu lại về đấy cả...
Mấy năm quay lại vẫn thấy cu Iceteazz nói năng tào lao như ngày nào. Ông Aomari đang rảnh rỗi vật lộn với nó à? Và Hổ Trướng Khu Cơ là sách kỹ thuật quân sự chứ không phải binh pháp quân sự. BTW, cái topic Mount & Blade nằm ở chỗ nào nhỉ?
http://forum.gamevn.com/threads/pc-...nload-mods-patches-guides-all-in-here.964883/ đây, topic thì chết lâu rồi giờ toàn lên fb chém gió
Vật lộn gì ? Tranh luận đàng hoàng thôi. Có điều Iceteazz nói cũng không phải tào lao không. Có cái được và chưa được chứ lão panzerklein ?