Hỏi được đám HR rồi: - 1 số trường cho phép tra cứu trực tiếp cơ sở dữ liệu SV tốt nghiệp. Tùy trường, cứ vào web của trường đó. Hạn chế là mức độ dày của data cũng tùy trường, nhiều trường mới update 4 5 năm gần đây. Tuy nhiên lưu ý có thể bị lỗi dữ liệu, chưa chắc tra cứu ko thấy là không có bằng. - Công văn của cơ quan tới thẳng phòng giáo vụ để check các trường hợp ko có dữ liệu, hoặc các trường ko có web. Thời gian trả lời nhanh chậm tùy trường. - Riêng đám HR nó có hotline các trường hết, gửi mail là có rep trong ngày.
Nổi tiếng vậy hèn chi thái độ dịch vụ bên này tệ dữ , qua lần nào cũng khó chịu với thái độ từ bảo vệ bên ngoài đến nhân viên bên trong Không phải vì nó gần nhà chắc cũng chả quay lại làm gì
Toàn mấy ông bà nhà nước về hưu được tạo điều kiện chuyển qua công chứng viên nên thái độ ban ơn, hách dịch là dễ hiểu. Mà sếp vậy thì mong gì lính tốt...
Gửi mail xong gọi là chính, check web chỉ mấy trường lớn & có tiếng mới làm đc. Thực ra cái này lúc nào cũng phải làm nhưng tại ko làm thành ra h mới thành chuyện lạ & hiếm gặp thôi :T
Cấp nhân viên có quan tâm đâu. Cấp quản lý mới check. Đứa nào chơi dại thì tạch. Mình muốn biết sớm để đỡ quy hoạch, bồi dưỡng mất thời gian
Tao quan tâm kiến thức thể hiện trong quá trình pv và thái độ cùng khả năng thích nghi, học hỏi chứ chả quan tâm bằng vì t cũng có mỗi cái bằng đh trung bình lận lưng
Check bằng cấp là việc của bên HR, mấy tay này muốn là check lẹ lắm; mà có quen biết HR nào ở Tp ko bác; cty tớ giờ lương eo hẹp quá đang muốn nhảy việc.
Ý là việc check tất cả nv vốn là bộ phận nào liên quan hành chính nó đều phải làm, quản lý cũng "biết sớm để đỡ quy hoạch, bồi dưỡng..."
Năm ngoái khui ra vụ gì đó mà sau đó tất cả các cơ quan nhà nước hay có vốn nhà nước đều đồng loạt kiểm tra lại bằng cấp, lòi ra bằng giả cũng kha khá chứ không ít đâu
Bồi dưỡng thì nên bồi dưỡng vài ba đứa 1 lúc, vừa là tạo tính cạnh tranh, vừa làm back up trong những trường hợp không lường tới kiểu như này. Ông sếp (cũ) mình bồi dưỡng 1 phát đều tay cả phòng để tính chuyện lên cao còn có đứa thay, sau đó nội trong vài năm các gương mặt được bồi dưỡng đều thuyên chuyển làm trưởng/phó các đơn vị tương đương khác trong khi sếp vẫn ngồi yên 1 chỗ
Mình có trường hợp gần 1 năm mới được trường trả lời Còn có trường rep luôn là thích thì về tận nơi mang bản gốc tới làm thủ tục xác minh, còn trường méo trả lời Trường cứng hơn nữa bảo chúng tôi méo có trách nhiệm xác minh với các anh, muốn thì báo công an
Cái này thì trường có lý, vì mối quan hệ pháp lý là mối quan hệ của Nhà trường và Bản thân sinh viên Sinh viên có trách nhiệm đóng học phí, trường có trách nhiệm đào tạo và cấp văn bằng thật theo đúng luật định. Cái bằng hoặc giấy xác nhận thôi học là một hình thức thanh lý hợp đồng, xong là đường ai nấy đi. Tùy theo luật định, cơ quan chủ quản cũng như bản thân từng trường thì lưu hồ sơ trong vòng xx năm (tối thiểu là 5 năm) để phục vụ các mục đích pháp lý khác. Còn ở đâu nảy nòi một công ty chả có tí quan hệ gì với trường, đưa tờ giấy ất ơ ở đâu bảo xác minh thì rõ là trường không có trách nhiệm, khi nào bộ phận đào tạo rảnh, không có việc thì nó làm cho, không thì nó cho vào sọt rác.
Đứng về quy phạm pháp luật nó không như thế: Theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng: - Cơ sở GD ĐH phải quản lý phôi, báo cáo về bộ số phôi đã cấp trong năm, số được cấp liên tiếp và là duy nhất (nên méo có vụ chèn số nếu thực hiện đúng) - Cơ sở GD ĐH phải công khai thông tin cấp văn bằng chứng chỉ: tên, số hiệu, số vào sổ gốc - Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ phải được ghi chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn. Nếu cơ sở GD ĐH làm tốt việc công khai, không việc gì cơ quan hay tổ chức có yêu cầu xác minh phải làm các bước tiếp theo làm gì. Tuy nhiên áp dụng thực tế thì không thực hiện được. Nên chúng tôi, cơ quan tuyển dụng - làm quy trình bổ nhiệm, hoặc đơn vị làm công tác lãnh sự, hoặc đơn vị tiếp nhận người học (bậc học tiếp theo), người làm việc.. hoàn toàn có quyền đề nghị cơ sở GD ĐH xác thực thông tin bằng do trường cấp có đúng với sổ cấp bằng hay không (còn hồ sơ người học nó là phạm trù khác, lưu trữ và quản lý theo quy định của Bộ và quy chế do trường ban hành) Cơ sở GD ĐH không thực hiện thì ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp bằng thôi, lúc đó chúng tôi sẽ yêu cầu người được cấp bằng nộp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc (theo quy định của Chương IV thì trường phải cấp). Các trường hợp nghi ngờ chúng tôi hoàn toàn được quyền phản ánh tới thanh tra hoặc đơn vị có thẩm quyền kiểm tra về việc thực hiện quy chế quản lý bằng của trường.
Bồi dưỡng nguồn thì chỉ nên tối đa 3. Đông thì loãng, ít thì ko có tính cạnh tranh. Mà mo khéo 1 đứa up thì 2 đứa nghỉ )