[Chia sẻ] Reviews - Bình luận

Thảo luận trong 'Phim ảnh' bắt đầu bởi Hiendaoduc, 24/12/09.

  1. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]
    Memento
    Đạo diễn : Christopher Nolan.

    "I have to believe in a world outside my own mind. I have to believe that my actions still have meaning, even if I can't remember them. I have to believe that when my eyes are closed, the world's still there. Do I believe the world's still there? Is it still out there?... Yeah. We all need mirrors to remind ourselves who we are. I'm no different. "


    Phim chơi lạ, tạo ra một quy luật riêng trong trật tự thời gian và cấu trúc câu chuyện. Có hai tuyến thời gian chạy trong phim, một xuôi, một ngược, một màu, một đen. Rồi đụng nhau tại một mắc xích nào đó. Hiệu quả của nó : thách thức khán giả, buộc họ phải phá bỏ cách lập luận theo một hướng thông thường và kinh nghiệm sẵn có, điều chỉnh - tiếp nhận cách chơi của đạo diễn, và chính khán giả sẽ thâm nhập vào cuộc chơi đó, là người chơi, và cảm giác thỏa mãn khi thắng cuộc là điều không thể chối bỏ ; tạo nên sự mơ hồ, như một dẫn chứng cho căn bệnh mất trí nhớ tạm thời của nhân vật, tránh né đưa ra một sự trả lời hoàn hảo.

    Hai kiểu màu khác nhau, như một khối rubik, như một trò xếp hình, xen kẽ đầy lý thú, hay cũng như một chiếc chìa khóa ẩn mình, giúp phân biệt rạch ròi giữa hai tuyến thời gian. Sự nhập nhằng càng hướng ta đến trạng thái mờ mịt của nhân vật.

    Ký ức và sự mỏng manh của nó. Cuộc đời và khả năng đánh mất chính mình trong vòng xoáy vô tận. Liệu nó có phải chỉ là một ảnh ảo không người lái?
     
  2. Nomurasan

    Nomurasan Zael ♥ Calista Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/1/08
    Bài viết:
    14,768
    [​IMG]

    Harry Potter and the Deathly Hallows (2010)

    part 1

    Director: David Yates
    Writers: Steve Kloves (screenplay), J.K. Rowling (novel)
    Stars: Daniel Radcliffe, Emma Watson and Rupert Grint

    Chương cuối của thiên anh hùng ca…

    3 năm trước, khi cầm trên tay tập thứ 7 (cũng là phần cuối cùng) của bộ truyện Harry Potter, người viết có một cảm giác thật đặc biệt. Đó là khi bạn biết mình đang đi đến chặng cuối của con đường, một con đường dài mà bạn đã theo suốt bao năm qua, với bao nhiêu kỉ niệm vui buồn. Cảm xúc đó một lần nữa trở lại với Harry Potter and the Deathly Hallows ( Harry Potter và các Bảo bối tử thần - phần 1). Đây là dịp cuối cùng mà bạn còn có thể chứng kiến Daniel, Rupert và Emma trong vai 3 cô cậu bé phù thủy lừng danh, như bạn đã chứng kiến họ lớn lên bao năm qua vậy.

    [​IMG]

    Điểm đặc biệt nhất (và cũng được nói đến nhiều nhất) của HP7 là phim được chia thành 2 phần. Phần một ra mắt vào dịp cuối năm nay và phần hai sẽ xuất hiện sau đó 6 tháng. Mục đích của việc chia tách này là để đảm bảo chuyển tải đúng tinh thần nguyên tác, vốn bị cắt xén nhiều trong các tập phim trước do thiếu “đất”. Phải nói đây là một quyết định rất hợp lý và chính xác. Nếu 6 tập phim trước đều chia làm 2 phần thì sẽ dẫn đến quá dài (lại mang tiếng Warner Bros “vắt sữa”), nhưng nếu dồn vào tập cuối để đầu tư cho hoành tráng thì lại rất phù hợp. Xin hoan nghênh các nhà làm phim trước tiên!

    Việc “cưa đôi” không chỉ giúp phim bám sát tác phẩm văn học, mà còn mở ra cơ hội cho các diễn viên thể hiện. Đặc biệt phần 7 này có nhiều diễn biến nội tâm phức tạp, 3 người bạn phải đứng trước những thử thách lớn, không chỉ từ phía kẻ thù mà còn ở tình bạn, tình yêu và chính bản thân mình. Kết quả là Harry, Hermione và Ron có nhiều đất diễn nội tâm hơn hẳn, không phải như các tập phim trước bị chỉ trích vì chỉ thấy “đánh đấm đì đùng” mà thiếu đi chiều sâu. Người xem sẽ cảm nhận được nỗi khắc khoải, cô đơn của Hermione khi Ron bỏ đi, sự ngột ngạt từ gánh nặng tìm những Horcrux và tiêu diệt Voldemort đè lên vai Harry hay cảm giác ghen tuông của Ron khi nhìn 2 người bạn bên nhau. Rời xa Hogwart, cảnh sắc hoang vắng trên đường trốn chạy của nhóm bạn càng làm tăng them vẻ cô liêu, quạnh quẽ. HP7 buồn và u ám hơn rất nhiều và lột tả thần thái của tác phẩm văn học khá thành công.

    [​IMG]

    Ngoài việc giành nhiều đất hơn cho phần nội tâm, HP7 còn là một bộ phim fantasy thật sự lôi cuốn và hấp dẫn.(như những tập trước). Những màn giao chiến, rượt đuổi thót tim, những phép thuật đẹp mắt, hiệu ứng kì ảo, sự căng thẳng mỗi khi Voldemort xuất hiện… thật sự khiến người xem phải dán chặt vào màn ảnh. Còn có cả những tràng cười “bổ phổi” hay những trường đoạn xúc động khi có người hi sinh hay chứng kiến những cuộc chia ly. Thật là đủ mọi cảm xúc, lên bổng xuống trầm!

    Theo dõi Daniel, Rupert và Emma khi còn bé, hẳn bạn cũng sẽ đồng ý diễn xuất của họ đã tiến bộ rất nhiều qua từng tập phim (tất nhiên vẫn cần cố gắng!). Đặc biệt là Emma, giờ cô đã là một thiếu nữ duyên dáng. Và, bằng vẻ thông minh, chững chạc và lanh lợi, người viết luôn có cảm giác cô chính là một Hermione thật sự bước ra từ những trang sách. Daniel Radcliffe và Rupert Grint cũng xứng đáng nhận được những lời khen. Cậu bé Harry rụt rè bước lên tàu tốc hành Hogwarts ngày nào, giờ sẽ trở thành một trong những “mỹ nam” tương lai của Hollywood. Sau tập phim cuối này, xin chúc cho 3 bạn ngày càng bay cao, bay xa trong sự nghiệp diễn xuất

    [​IMG]

    Như ba diễn viên trẻ đã tâm sự: họ đã bật khóc sau khi hoàn thành cảnh quay cuối cùng, chúng ta – những fan của Harry Potter - cũng hiểu rằng đây là chặng cuối của cuộc hành trình, chương cuối của một thiên anh hung ca bất hủ… Harry Potter và Bảo bối tử thần phần 1 đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình: mang đến một cuộc chia tay giàu cảm xúc. Hãy cùng chờ đến khi phần 2 của bộ phim được công chiếu năm 2011, còn hiện tại, hãy đến rạp đi bạn vì HP7 thật sự đáng xem!

    Điểm: 8/10
     

    Các file đính kèm:

    • HP7.jpg
      HP7.jpg
      Kích thước:
      138.6 KB
      Đọc:
      732
    Chỉnh sửa cuối: 7/12/10
  3. NIZ

    NIZ Blue Wind

    Tham gia ngày:
    20/11/04
    Bài viết:
    2,185
    [​IMG]


    Spoiler!




    The Town là một bộ phim action/drama/crime nhưng hành động không phải là vấn đề chủ đạo. Mô-tuýp của bộ phim cũng không có gì mới, trai cướp giật gặp gái nhà lành, yêu và hoàn lương và nó cũng bị chê là quá cliché.

    Không sai, ta xem và ta biết mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu, liệu gã cướp có hoàn lương, được cứu rỗi trong tình yêu của một phụ nữ, liệu hắn có phải trả giá cho những gì mình đã làm, rằng hai người có đến được bên nhau, rằng bla bla bla...?

    Ấy thế mà cách truyền tải một thông điệp cũ bằng cách mới và hợp lý, dường như Ben Affleck có duyên khi thổi 1 luồng sinh khí mới vào 1 câu chuyện cũ làm ta vẫn thấy The Town đã làm nên được một sự khác biệt.

    Có hai mối quan hệ chính trong bộ phim. Đầu tiên là tình cảm nảy sinh giữa Doug (Ben Affleck), kẻ cầm đầu một băng cướp táo tợn ở Charlestown, một khu vực rộng vẻn vẹn 2,6 km vuông ở Boston - và nó là nơi mà cướp nhà băng được coi là "nghề truyền thống" và Claire (Rebecca Hall), nữ quản lí nhà băng mà hội của Doug đi cướp, một cô gái hiền lành, chân thật. Và thứ hai là quan hệ bạn bè của Doug với thằng bạn nối khố Jem (Jeremy Renner).

    Hai mối quan hệ này là trái tim, là sức sống của The Town - cộng thêm với ba cảnh cướp ngân hàng/đuổi bắt, tuy ít nhưng chất, nhất là cảnh đuổi bắt trên xa lộ và kết thúc là một cắt cảnh rất hài cùng một câu nói hài không kém đã một lần nữa cho thấy tài năng đạo diễn của Ben Affleck ở Gone Baby Gone không chỉ đơn thuần là gặp may.

    Phim làm ta nhớ đến "Heat" đỉnh cao một thời, cũng hơi hướng cổ điển làm gợi lại những thước phim từ thập kỉ 89, 90; cũng nhịp độ ấy, cũng những cung bậc cảm xúc ấy do các cắt cảnh tạo nên. Doug là một kẻ xấu, cũng như vai của Robert de Niro trong Heat vậy, chỉ có điều Ben Affleck đã bị lu mờ bởi tài năng diễn xuất của Jeremy Renner. Hall đã thể hiện rất tốt vai diễn Claire của mình, thú thực lúc đầu tôi không thích Claire lắm (tại không xinh đẹp chăng lol) nhưng Hall đã biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt rất tốt - một "yuppie": trẻ, thành đạt và là một cô gái hiền lành, ngây thơ (nhưng không ngu ngốc).

    Ngay cả các vai phụ như nhân viên FBI kiểu cổ điển Frawley (Jon Hamm), Gã Bán Hoa/The Florist/Fergie (Pete Postlethwaite) hay quá ít đất diễn như Krista (Blake Lively) cũng hoàn thành khá tốt vai trò của mình.

    Có nhiều người xem xong chê The Town chán, cũng giống như cái The Hurt Locker từng bị chê, ấy mà lúc nó vượt qua Avatar để dành Oscar tôi cũng chẳng có gì ngạc nhiên! Riêng tôi cho rằng The Town thừa xứng đáng với số điểm 8.0 và một vài đề cử Oscar.

    Một điểm không thể nhắc tới đó là lời thoại. Nếu chỉ dùng 2 từ để mô tả nó thì đó sẽ là: Xuất sắc! Thông minh, tinh tế, hài hước pha trộn với thứ ngôn ngữ tệ hại, xấu xa của băng cướp cũng như là thứ thổ ngữ khá đậm chất Charlestown.

    The Town còn mang đến cho ta những góc nhìn, âm thanh, cảm nhận từng hơi thở rõ nét của Charlestown. Và thật sự không khí/không gian này tràn ngập bộ phim, làm cho ta có cảm giác như đứng giữa Charlestown, nào đây là đài tưởng niệm Bunker Hill, nào cây cầu nối Charlestown, sân bóng chày Fenway Park...Những đoạn chuyển cảnh từ trên cao nhìn xuống quả thật cực kì hợp lý


    Nhắc đến chuyện tình yêu tình báo của Doug và Claire có lẽ tôi sẽ không đi sâu xa vào kể lể những tiểu tiết mà ai xem phim vốn đã rõ mà sẽ đưa ra những cắt cảnh biểu cảm giữa hai con người lúc đầu dường như xa lạ này.

    Bắt đầu đó là là cảnh cướp ngân hàng, Claire đã run sợ đến nỗi không mở nổi khóa vào kho tiền nhưng Doug đã động viên: "Take your time", rồi là ánh mắt lạ kì nửa ngạc nhiên nửa bối rối của Doug qua chiếc mặt nạ đầu lâu khi Claire dùng chân để bấm nút báo động khiến cho tôi có 1 cảm xúc kì quái khó tả.

    Là ở phòng giặt là, khi 2 người "xa lạ" gặp nhau và thay vì hành xử như một gã cướp bất cần đời thì Doug đã động lòng trước những giọt nước mắt của Claire. Những bi kịch của cả hai, em trai Claire chết trong "một ngày nắng" (sunny day), là mẹ Doug "biến mất" khi anh sáu tuổi, là Doug đã tiêu tùng sự nghiệp hockey chỉ vì nghiện ngập...

    Là những cảnh đối thoại ngẫu hứng, hài hước, làm chậm lại tiết tấu nhanh của bộ phim này.

    Là cảnh hai người nói chuyện khi FBI đang ở nhà của Claire, khi Claire lại nhắc đến "sunny day".

    Là khi Doug bị cả 'Gã Bán Hoa' và FBI dồn vào góc tường vì Claire.

    Là khi Doug để lại tiền cho Claire.

    Là quả quýt.

    Và những dòng tạm biệt.

    Dù ta là ai thì tình cảm gia đình vẫn là một điều thiêng liêng, bố Doug bảo vệ anh khỏi nỗi đau mất mẹ và ngược lại Doug bảo vệ bố anh khi không cho ông biết về việc bị cảnh sát lùng. Cảnh gặp nhau ở trong tù, bố Doug đã nói, những người yêu thương sớm muộn rồi cũng sẽ gặp lại nhau, bên này hoặc thế giới bên kia và Doug đã dùng lại những câu đó trong bức thư để lại cho Claire. Nhiều người đã nói Doug là kẻ xấu, dù không hoàn toàn nhưng Doug phải bị trừng phạt.

    Đúng, nhưng cái chết không phải là sự trừng phạt tồi tệ nhất. Phải chia cách, xa rời những người yêu thương ta mới là nỗi đau lớn nhất. Và Doug đang phải chịu điều đó, trả giá cho những gì mình đã làm.

    Tóm lại, đây là 1 bộ phim hay của mùa thu năm nay, kịch bản tốt, đạo diễn tốt, diễn xuất xuất sắc và với bầu không khí mà nó tạo ra thì tôi cho điểm The Town 8.5/10

    NIZ, 2010.12.07
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/12/10
    windy0308 thích bài này.
  4. Nomurasan

    Nomurasan Zael ♥ Calista Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/1/08
    Bài viết:
    14,768
    [​IMG]

    Robots (2005)​

    Directed by
    Chris Wedge
    Carlos Saldanha


    Starring
    Ewan McGregor
    Robin Williams
    Greg Kinnear
    Halle Berry
    Harland Williams
    Mel Brooks
    Amanda Bynes
    Drew Carey



    Robots - chắc hẳn nhiều người đã quen thuộc với bộ phim này. Và dù không phải phim mới gì cho cam, người viết vẫn muốn viết về nó như một trong những phim hoạt hình hay nhất mà tôi từng được xem.

    Không có nhiều phim hoạt hình mà người viết có thể xem đi xem lại không chán như Robots. Vì sao? Câu trả lời là Robots hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để làm nên một bộ phim xuất sắc.

    [​IMG]

    Về nội dung, Robots là một câu chuyện rất bình dị về một chàng robot trẻ (và tất nhiên là…nghèo) với đam mê sáng tạo. Không chỉ truyền tải thông điệp “vượt khó” : “You can shine no matter what you’re made of” (Bạn có thể tỏa sáng dù bạn được làm bằng gì đi nữa (theo nghĩa đen nhé – Robots có rất nhiều lối chơi chữ thú vị), mà đó còn là câu chuyện cảm động về tình cha con, tình cảm gia đình thắm thiết. Cha của Rodney (nhân vật chính) là một robot… rửa bát trong quán ăn. Ông đã làm lụng cả đời để cho Rodney ăn học, nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà phát minh tài năng. Và Rodney cũng đau đáu trong lòng làm sao để cha đỡ vất vả. Những chi tiết như: nhà nghèo, không có tiền mua đồ nâng cấp (vui nhỉ) cho Rodney, cha mẹ anh đành để con mặc đỡ bộ phụ tùng của… bà chị họ, sao mà than thương, xúc động và đi vào lòng người thế! Chính một cốt truyện bình dị, không đao to búa lớn nhưng không kém phần sâu sắc và ý nghĩa đã chinh phục người viết hoàn toàn.

    Tiếp đó, Robots là một trong những phim hoạt hình hài hước nhất mà người viết từng xem. Các tình tiết hóm hỉnh trong Robots xuất hiện… dày đặc và vô cùng thú vị, đôi khi hơi…tục nhưng không hề phản cảm mà rất có duyên. Bạn sẽ luôn có dịp “ồ” lên thích thú khi nhận ra một chi tiết hài hước nào đó được sắp đặt rất thông minh, có khi là “nhại” theo một nhân vật hay bộ phim nổi tiếng nào đó, hay từ những pha chơi chữ, những tình huống ẩn dụ ý nhị. Tất cả đều rất tuyệt vời! Người viết luôn cho rằng diễn hài cực khó! Cái duyên hài là một thứ gì đó không dễ tìm, không dễ gặp và nếu không được phát huy đúng nơi đúng lúc hay cố tình gượng ép, kết quả sẽ rất tệ hại. Nói chung, theo người viết, không có nhiều phim hoạt hình mà bạn có thể cười một cách thoải mái và sảng khoái như Robots, trong cả “rừng phim” hoạt hình 3D xuất hiện gần đây. Một điểm cộng lớn cho phim!

    Về mặt công nghệ, đồ họa 3 chiều của Robots cũng chẳng thua kém ai. Bạn sẽ trầm trồ trước một thành phố Robots tinh xảo, các loại robot đủ hình thù rất sáng tạo, từ sáng bóng đến hoen rỉ…Robots cũng có một dàn lồng tiếng chuẩn mực với sự tham gia của Ewan McGregor, Robin Williams, Halle Berry, Amanda Bynes… đều là những ngôi sao lừng danh. Một chút lãng mạn đến từ mối tình thi vị giữa Rodney và nàng robot xinh đẹp Cappy, cùng một cái kết hoàn hảo khi cái thiện chiến thắng cái ác (nghe thì có vẻ nhàm nhưng bạn sẽ hiểu khi xem phim), Robots lại được dịp thể hiện sự tinh tế, thú vị của mình khi chiêu đãi người xem một màn breakdance không chê vào đâu được.

    [​IMG]

    Một bộ phim nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, cùng một màn trình diễn quá xuất sắc cũa những ý tưởng thú vị, một tác phẩm hoàn hảo, Robots là một bộ phim mà người viết cho rằng bất cứ ai cũng nên xem qua một lần, vì những giá trị nhân văn và giài trí tuyệt vời mà nó mang lại.

    Điểm: 9/10
     
  5. disaster

    disaster Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/10/06
    Bài viết:
    2,984
    Nơi ở:
    TheNotic.ca
    Nồi nào vung nấy, bài này giọng văn sến nha :p

    Never Let Me Go (2010)

    [​IMG]

    Đạo diễn: Mark Romanek
    Biên kịch: Kazuo Ishiguro (tiểu thuyết), Alex Garland (kịch bản)
    Diễn viên: Carey Mulligan, Andrew Garfield, Keira Knightley


    (Bài viết có đôi chỗ spoil theo kiểu mập mờ)

    Never Let Me Go là bộ phim độc lập của Anh với kinh phí chỉ 15 triệu USD, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Nhật-Anh Kazuo Ishiguro (đồng tác giả của The Remains of the Day), đạo diễn bởi Mark Romanek và kịch bản chuyển thể bởi Alex Garland. Bộ phim cũng quy tụ dàn diễn viên trẻ tài năng bậc nhất nước Anh vào thời điểm hiện tại. Thất bại nặng nề ở phòng vé (chỉ thu về khoảng 2.5 triệu USD trên toàn cầu) nhưng không vì thế mà Never Let Me Go bị cho là một phim dở (phim nhận điểm số 69/100 "generally favorable" tại metacritic). Riêng đối với người viết bài này, Never Let Me Go chắc chắn là 1 trong 10 phim ưa thích nhất trong năm 2010.

    Never Let Me Go là một phim giả tưởng (sci-fi), lấy bối cảnh thực tại ảo. Tuy nhiên cái sci-fi ấy chỉ là cơ sở để từ đó một câu chuyện đậm chất drama, hay chính xác hơn là melodrama, được xây dựng. Nói cách khác, phim cũng không kém phần “người” như bất kỳ bộ phim drama lây bối cảnh đời thực nào. Phim chỉ có những twist nhẹ đã được rào đón, không có gì để quá bất ngờ. Phim cũng không phải để người xem hồi hộp chờ đợi cái kết, vì cái kết ấy đã được phơi bày ngay ở cảnh đầu tiên. Never Let Me Go là một phim để chúng ta suy ngẫm về cái gọi là cuộc sống và số phận, để cảm nhận về tình yêu và tình bạn, hay có thể chăng để đặt một dấu hỏi về sự phát triển của khoa học và đạo đức,...

    Câu chuyện trong phim được thuật lại qua lời kể của nhân vật chính, Kathy (Carey Mulligan) - một cô gái đã "không còn trông mong điều gì phía trước, mà chỉ dành thời gian hồi tưởng lại những gì trong quá khứ". Đó là khi Kathy cùng 2 người bạn thân của mình, Ruth (Keira Knightley) và Tommy (Andrew Garfield), trải qua thời niên thiếu tại trường nội trú Hailsham. Thoạt nhìn, Hailsham là một ngôi trường giản dị ở thôn quê với những bà giáo nghiêm khắc như bao ngôi trường khác. Nhưng không, tại Hailsham người ta không bao giờ thấy các học sinh nhắc đến bố mẹ chúng, hay không bao giờ thấy chúng dám bước chân ra ngoài hàng rào. Đó là nơi mà các cô bé cậu bé có thể dễ dàng tin vào mọi điều chúng được bảo, dù kỳ dị nhất, chỉ với một lý do: "Tất nhiên chuyện đó là thật chứ". Những đứa trẻ này lớn lên với cái cách như thế, để rồi đến năm 18 tuổi, chúng được chuyển ra sống bên ngoài, chờ đợi ngày một việc gì đó sẽ xảy đến, ngày mà chúng thực hiện một việc gọi là “hoàn thành” (“complete”).

    Phim thực sự đi vào nội dung chính kể từ khi Kathy, Ruth và Tommy đủ 18 tuổi và rời Hailsham tới sống ở một nông trại tên gọi The Cottages. Lần đầu trải nghiệm thế giới bên ngoài, cũng là lúc họ bắt đầu thực hiện “nghĩa vụ” của mình, những mơ hồ ở phần đầu phim dần được hé lộ qua hành trình này. Ở đây người xem được thấy một chuyện tình 3 người có thể bắt gặp ở bất cứ bộ phim tình cảm nào. Nhưng đặt trong bối cảnh đặc biệt của phim, trong hoàn cảnh khác thường của các nhân vật, nó đem đến một cảm giác hoàn toàn mới mẻ. Chuyện phim mang nhiều trạng thái: vui buồn, giận dữ, cô đơn; sự ghen tị, ăn năn và chuộc lỗi; gắn bó, chia ly và đoàn tụ; hy vọng, rồi hụt hẫng và cuối cùng là chấp nhận và giải thoát. Cho dù là ở trạng thái nào, tôi cũng có một cảm giác sầu não, như thể một điều gì xấu sắp xảy ra phía trước.

    Diễn xuất là một trong những điểm sáng của Never Let Me Go. Andrew Garfield đã hoàn thành tốt một Tommy nhạy cảm, vô tư, với những suy nghĩ và cử chỉ lạ lùng. Keira Knightley lại diễn tả được đồng thời một Ruth từ đố kỵ, có phần lọc lõi ban đầu cho đến một cô gái mềm yếu gặm nhấm nỗi ân hận trong quá khứ ở phần sau. Nhưng có lẽ ngôi sao sáng nhất chính là Carey Mulligan, người đã thể hiện xuất sắc và tinh tế một vai diễn nhiều góc cạnh với những cảm xúc khó, một nhân vật Kathy luôn tự chọn cho mình là kẻ ngoài cuộc thay vì là người quyết định, luôn dè dặt với những cảm xúc của mình thay vì bộc lộ ra. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến sự khéo léo trong khâu tuyển chọn diễn viên, bởi các diễn viên thủ vai các nhân vật chính lúc nhỏ tuổi có bề ngoài rất giống với 3 diễn viên chính.

    Nhịp phim chậm, có thể khiến những người không ưa phim tâm lý nản lòng. Nhiều người có thể thấy hơi hụt hẫng trong đường dây phát triển nhân vật bởi những khúc chuyển đột ngột giữa 2 giai đoạn trong phim, nhưng tôi nghĩ không thể đòi hỏi gì hơn ở một bộ phim phải gói gọn cuộc đời 3 con người trong 100 phút lên hình. Lời thoại ít, nhưng không thiếu những câu thoại khó quên. Quay phim xuất sắc (với một gam màu uể oải đặc trưng mà tôi không đủ kiến thức để gọi là màu gì :(), vừa thể hiện được cái đẹp, vừa thể hiện được cái ảm đạm phù hợp với không khí phim. Có những khung hình đẹp một cách lạ lùng. Kèm theo đó là phần nhạc nền khá hay với chủ đạo là tiếng violin da diết (mà tôi phải dùng từ “obsessive” để miêu tả về bộ nhạc nền này).

    Với những ai đã xem phim: nhiều người khi xem đã bật ra một câu hỏi chung: “Tại sao họ không chạy trốn”, thậm chí có người còn cho rằng đó là plothole. Một suy nghĩ vô cùng sai lầm. Bởi câu trả lời cho câu hỏi trên chỉ đơn giản là hỏi lại “Vậy tại sao phải chạy trốn”. Tại sao những nhân vật trong phim lại chạy trốn khi mà số phận của họ đã được ấn định ngay từ trước khi họ “sinh ra” và ăn sâu vào trí não họ? (cũng giống như cái cách mà, đã bao giờ chúng ta dừng lại và tự hỏi mình, tại sao ta lại làm điều này mà không phải điều ngược lại?). Ở một mức độ nào đó, bộ phim diễn tả cái cách mà các nhân vật nhận thức và chấp nhận số phận đó như thế nào. Đó mới là cái tuyệt vời của phim, cũng như của cuốn tiểu thuyết.

    Sẽ là rất khó để nói thêm điều gì mà không tiết lộ thêm nội dung phim. Kết lại, Never Let Me Go là một phim buồn, rất buồn, nhưng đẹp, giàu cảm xúc và ý nghĩa. Bài viết kết thúc ở đây với một câu thoại mà tôi cho là hay nhất trong phim:

    “We all complete.
    Maybe none of us really understand what we’ve lived through… or feel we’ve had enough time”.
     
  6. NIZ

    NIZ Blue Wind

    Tham gia ngày:
    20/11/04
    Bài viết:
    2,185
    Post lại lên đây: http://forum.gamevn.com/showthread.php?669867-Akira-Kurosawa-va-dien-anh-Nhat-Ban-100-nam-qua

    [​IMG]

    Nói đến điện ảnh cùng lịch sử không phải quá lâu đời của nó hẳn người ta sẽ nhớ đến châu Âu - cái nôi của điện ảnh và Hollywood đầu tiên.

    Nhưng có 1 cái tên đến từ châu Á mà khi nhắc đến ta cũng phải khâm phục về số lượng và chất lượng của các tác phẩm - không hề kém cạnh các quốc gia khác và là bậc đàn anh ở châu Á: Nhật Bản.

    Năm 2008, dựa vào đánh giá từ 1825 nhà phê bình và đạo diễn phim nổi tiếng trên khắp thế giới, danh sách 1000 phim xuất sắc nhất của nhân loại của trang theyshootpictures.com đã cho thấy được vị thế của nền điện ảnh Nhật Bản ở châu Á.

    Châu Á - vốn là vùng trũng về điện ảnh cũng đã có tận 79 cái tên, trong đó đến 41 phim của Nhật. Ngoài ra còn có Ấn Độ 9 phim; Đài Loan và Iran mỗi nước 7 phim; 1 phim hợp tác giữa Trung Quốc – Đài Loan – Mỹ; 1 phim hợp tác giữa Trung Quốc - Hong Kong; Trung Quốc và Hong Kong mỗi nước có 6 phim riêng và Hàn Quốc 1 phim.

    Cũng trong danh sách top 100 đạo diễn xuất sắc nhất có 7 gương mặt tiêu biểu đại diện cho châu Á - và 3 cái tên Nhật đó là:

    + "Hoàng đế" Akira Kurosawa với 11 phim:
    09. The Seven Samurai (1954)
    19. Rashomon (1950)
    81. Ikiru (1952)
    121. Ran (1985)
    227. Throne of Blood (1957)
    310. High and Low (1963)
    363. Yojimbo (1961)
    451. Dersu Uzala (1975)
    547. Kagemusha (1980)
    650. The Hidden Fortress (1958)
    703. Red Beard (1965)​

    + Thiền sư Ozu Yasujiro
    10. Tokyo Story (1953)
    190. Late Spring (1949)
    396. An Autumn Afternoon (1962)
    429. I Was Born, But … (1932)
    754. Early Summer (1951)
    808. Early Autumn (1961)
    916. Late Autumn (1960)​

    + Và cái tên tài năng không kém Kenji Mizoguchi
    54. Ugetsu monogatari (1953)
    88. Sansho the Bailiff (1954)
    228. The Story of the Late Chrysanthemums (1939)
    258. The Life of Oharu (1952
    617.Princess Yang Kwei Fei (1955)
    655. The 47 Ronin (1941)
    850. Utamaro and His Five Women (1946)
    905. Shin heike monogatari (1955)
    969. Chikamatsu monogatari (1954)
    999. My Love Has Been Burning (1949)​


    Nói thêm về điện ảnh Nhật Bản, từ trước đến giờ ko phải phổ biến ở châu Á nói chung cũng như ở VN nói chung.
    Vì cao ngạo? Không thèm PR? Tiền bản quyền đắt?...
    Cho dù vì lí do gì đi nữa ta cũng có thể nhận thấy điều đó 1 cách dễ dàng trên sóng các đài truyền hình khi hàng loạt những phim Hàn, Tàu,...rẻ tiền và dễ dãi tấn công từ nhà này sang nhà khác.

    Gần đây văn hóa Nhật nói chung và điện ảnh nói riêng cũng đã phần nào có 1 vị trí nhất định ở VN, chủ yếu là thông qua các phim điện ảnh và dài tập dành cho tuổi trẻ (có thể vào club phim Nhật để tham khảo thêm) hay đặc biệt như anime/manga.
    Nhưng chắc chắn nó chỉ như phần nổi của tảng băng chìm. Chỉ tìm hiểu và thỏa mãn đến đấy mà không tiếp tục đào sâu thì thật quá phí phạm.

    [​IMG]

    Chúng ta cùng đến với "vị hoàng đế", đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch xuất chúng của điện ảnh Nhật Bản Akira Kurosawa - cũng là người tớ khâm phục nhất trong 3 người. Ông sinh ngày 23 tháng 3 năm 1910 tại Ota, Tokyo trong 1 gia đình khá giả và mất năm 1988. Gia đình ông vốn có dòng dõi Samurai, điều đó phần nào có ảnh hưởng đến phong cách và chủ đề của Kurosawa trong đó phải kể tới những tác phẩm kinh điển về Samurai - khi mà nhắc đến ông là người ta nghĩ ngay đến The Seven Samurai (1954) - 1 tuyệt tác xuất sắc nhất của ông và cũng được thừa nhận là có ảnh hưởng cực lớn ở Nhật cũng như trên thế giới. Đối với những người quan tâm đến chủ đề này hẳn không thể không quan tâm tới những tác gia lớn như Kurosawa hay Yoji Yamada (với bộ 3 kinh điển Twilight Samurai (2004), Hidden Blade (2005) và Love and Honor (2006)).

    Năm 1941, Kurosawa bắt đầu sự nghiệp bằng vị trí biên kịch và rồi trợ lí đạo diễn. Hai năm sau ông bắt tay vào làm những bộ phim đầu tiên nhưng hầu như không gây được tiếng vang hay triển vọng nào. Những nhà phê bình thuở đó hẳn sẽ không tưởng tượng ra được sau này sự nghiệp của ông sẽ còn vĩ đại thế nào.

    Chính Kurosawa cũng thừa nhận mình chịu nhiều ảnh hưởng của Shakespeare và văn học Liên Xô cũ như Ran dựa theo King Lear, Throne of Blood theo MacBeth, The Bad sleep Well dựa trên Hamlet hay các tác gia Dostoevsky, Leo Tolstoy. Dù cho chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng những tác phẩm của Kurosawa vẫn in đậm chất Nhật Bản.

    Quay lại với sự nghiệp của Kurosawa thì Rashomon là tác phẩm đình đám đầu tiên của ông. Nhưng khi nó ra đời thì không hề nhận được sự ủng hộ của các nhà phê bình cũng như khán giả. Rashomon thất bại thảm hại về mặt doanh thu và tên tuổi của Kurosawa giảm sút tệ hại. Bộ phim lúc đó đã bị vứt vào kho cho bụi mốc meo.
    Nhưng có 1 phái đoàn gì đấy (quên tên) về phim ảnh của Ý đến Nhật Bản và yêu cầu được xem 2 bộ phim hay nhất và dở nhất năm đó. Phim dở nhất người ta đã mang ra Rashomon. Thật bất ngờ là họ lại có ấn tượng mạnh về bộ phim này và mang nó đến liên hoan phim Venice năm 1951. Ở đó Rashomon đã gây được tiếng vang lớn và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về điện ảnh châu Á của giới phương Tây. Cũng cùng năm đó, Rashomon được giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất.
    (Giải Oscar đầu tiên cho phim Nhật). Thật mỉa mai khi trước đó nó còn bị người Nhật quay lưng và vứt xó nay lại mang đến cách nhìn khác của thế giới - tôn trọng hơn - với nền điện ảnh và các đạo diễn của Nhật lúc đó.

    Không chỉ là 1 đạo diễn tài năng, Kurosawa còn tự tay chỉnh sửa cho các bộ phim của mình và hơn thế, ông là người phát minh ra nhiều kĩ thuật quay phim mới lạ và độc đáo vào lúc đó và hẳn hiện nay chúng ta ko xa lạ gì. Có thể lấy Rashomon làm ví dụ.

    Đầu tiên là 1 kĩ thuật mà nay đã tuyệt chủng đó là dùng máy quay từ xa kết hợp với ống kính tele để làm khung hình trở nên phẳng hơn, ngoài ra theo ông nó cũng làm cho diễn viên nhập tâm diễn hơn khi ko bị ảnh hưởng bởi người khác.
    Một kĩ thuật khác cũng ko xa lạ gì bây giờ đó là Multi-cam: Kurosawa dùng 3 máy quay ở 3 cự li xa, trung bình và gần - dùng các góc quay rộng và di chuyển nhanh để tạo ra sự quyết liệt và gay cấn của các cảnh hành động.

    Hẳn ở đây ai cũng đã xem Cloverfield - 1 bộ phim được quay từ góc nhìn người thứ nhất, máy quay chính là đôi mắt nhân vật và các khung hình rung lên theo từng hơi thở, từng nhịp bước.Ý tưởng đó thực ra đã được Kurosawa sử dụng lần đầu tiên trong Rashomon.

    1 thủ pháo độc đáo nữa của ông đó là cách kể hồi tưởng qua lời kể của các nhân vật, thậm chí là hồi tưởng chồng bên trong một hồi tưởng khác. Các nhân vật kể cùng một câu chuyện nhưng lại kể khác nhau, theo quan điểm và mục đích của mình, do đó làm cho khán giả lẫn lộn không biết chuyện nào là thật. 1 ví dụ tiêu biểu nhất của sự ảnh hưởng này đó là bộ phim Vantage Point (2008) khi chúng ta lần lượt đi qua cùng 1 sự kiện bởi 8 hồi ức, 8 thế giới quan của 8 con người khác nhau.

    Một đặc điểm nữa trong phim của Kurosawa là việc sử dụng các yếu tố thời tiết để nhấn mạnh tâm trạng nhân vật, ví dụ như mưa nặng hạt trong cảnh đầu phim Rashomon và trận chiến cuối cùng trong Seven Samurai, cái nóng dữ dội trong Stray Dog, gió lạnh trong Yojimbo, tuyết trong Ikiru và sương mù trong Throne of Blood.

    Vì sao ông lại có biệt danh là "Hoàng đế" - vì sự cầu toàn đáng ngạc nhiên của Kurosawa.Ông ko ngại bỏ thời gian, tiền bạc, công sức để đạt được hiệu quả cao nhất về hình ảnh như mong muốn.
    Thành công của Rashomon là tiền đề để Kurosawa tiếp tục cho ra đời các tác phẩm xuất sắc tiếp theo như The Idiot, Ikiru, The Hidden Fortress,... và nhất là The Seven Samurai.
    Có thể nói thập niên 50 là thời kì đỉnh cao của điện ảnh Nhật Bản với những tác phẩm kinh điển như Seven Samurai và Rashomon của Kurosawa, Tokyo Story của Ozu Yasujiro,... Tí nữa quên, Rashomon là bộ phim đã mang lại cho Nhật giải Oscar đầu tiên cho phim nước ngoài hay nhất (1951).

    Seven Samurai vốn đã nhận được quá nhiều mĩ từ như kiệt tác/kinh điển...cũng như được coi là nền móng và tiền đề cho thể loại phim hành động hiện đại.
    1 kĩ thuật mà Kurosawa sử dụng trong phim này và đã được Matrix cải biến và thay đổi chút ít để sau này trở thành 1 trong những kĩ thuật chủ đạo đó chính là Slow Motion - ở những cảnh quay chậm khi các đối thủ bị giết.

    Đây cũng là bộ phim có doanh thu cao nhất ở Nhật trong vòng 100 năm qua (500.000 $ vào thời điểm đó) - 1 sự kết hợp hoàn hảo giữa thương mại và nghệ thuật mà ta hiếm có thể thấy.
    Seven Samurai cũng có rất nhiều ảnh hưởng trong các tác phẩm điện ảnh đương đại của thế giới.

    Sau Seven Samurai, Kurosawa tiếp tục làm 2 bộ phim lớn và rồi kế đó là 1 thất bại với Dodesukaden - bộ phim màu đầu tiên của ông. Thập niên 70-80 sau chiến tranh là 1 nước Nhật phát triển về kinh tế và xã hội như vũ bão. Trong giai đoạn này những thể loại phim như Yakuza, Pinku eiga (phim khiêu dâm loại nhẹ), Kaiju (đề tài về quái vật mà tiêu biểu là series về Godzilla) phát triển mạnh mẽ...Chính vì thế Dodesukaden - một tác phẩm về những người nghèo khổ sống ở bãi rác hoàn toàn không phù hợp chút nào với hình ảnh một nước Nhật cường quốc mà người ta đang ra sức thổi phồng, thậm chí dưới mắt một số người, bức tranh ảm đạm mà tác giả đã vẽ nên là một phản ánh tiêu cực và "phản động". Quá sốc trước điều này ông đã tự tử nhưng không thành.
    Nhưng chính từ đó ông bước sang 1 hướng đi mới...


    Trong thập niên 1990 Kurosawa làm thêm 3 bộ phim nữa là Dreams, Rhapsody in August và Madadayo.
    Ông cũng được giải Oscar thành tựu trọn đời.
    Năm 1988, Kurosawa qua đời sau một cơn đột quỵ ở Tokyo vào tuổi 88.
    Cả Nhật Bản và thế giới sẽ còn nhớ mãi tài năng của Kurosawa - 1 trong những đạo diễn bậc thầy...
    RIP

    2009.12.27
    Review được viết bởi NIZ & tham khảo/dịch ở nhiều nguồn
     
  7. NIZ

    NIZ Blue Wind

    Tham gia ngày:
    20/11/04
    Bài viết:
    2,185
    MA TRẬN
    (Bài được NIZ viết dựa trên The Matrix Trilogy, Animatrix và tham khảo 1 số nguồn tư liệu nước ngoài.
    Vui lòng ghi nguồn nếu bạn copy sang nơi nào khác.)



    SPOILER WARNING!


    [​IMG]



    1. Giới thiệu
    Rõ ràng là không thể tìm được một người mê phim mà chưa từng xem qua The Matrix.
    Nhưng bài viết này không phải review về trilogy quá nổi tiếng này mà nó mang lại 1 cái nhìn tổng quan hơn về Ma Trận cũng như những concept của nó.



    2. Ma Trận là gì?
    Về cột mốc thời gian mời bạn xem thêm mục 7: Mạch thời gian.
    Khi đó con người đã bị đánh bại bởi AI (trí thông minh nhân tạo); chúng nuôi, cấy loài người như chúng ta trồng cây, chăn lợn.
    Theo như phim lý giải thì từ khi 1 cá nhân được sinh ra cho đến khi chết, người đó tạo ra 1 năng lượng nội tại rất lớn bởi sự hoạt động cơ thể. Máy móc dùng năng lượng này để tồn tại vì mặt trời đã bị che khuất hoàn toàn (xem thêm nguyên nhân ở Mạch thời gian).

    Ma trận là 1 hệ thống được The Architect (Kiến trúc sư) tạo ra để cấy vào đầu óc con người-pin, làm cho cơ thể con người hoạt động mạnh mẽ dù là trong giấc ngủ thiên thu của họ và tạo ra năng lượng tối đa. Những gì mà ta nghĩ rằng thực tại thật ra chỉ là những gì xảy ra trong đầu khi thực tế ta đang ngủ trong “cánh đồng” khổng lồ với tỉ tỉ pin-người. Ăn, ngủ, làm việc, đi chơi, chạy nhảy, vui buồn... chỉ là những trạng thái (State of Mind) của Ma Trận cấy vào đầu óc con người.

    Nói thêm về Ma Trận, nó có hai phiên bản như trong tập 1 đã được Morpheus nhắc đến.
    Ma Trận phiên bản 1 là một thế giới trong mơ, nơi con người chỉ biết đến hạnh phúc, nhưng nó đã thất bại. Nhờ sự giúp đỡ của The Oracle (Nhà Tiên Tri) thì The Architect đã nhận ra chỉ hạnh phúc là không đủ, con người khác máy móc là chúng ta có đủ những cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố. Từ đó Ma Trận thứ hai đã được thiết kế thành công.

    Nhưng mục đích của Ma Trận không đơn giản chỉ là vậy. Những gì tớ đã nói ở trên cũng chỉ là 1 trong những giả thiết đơn giản nhất và cũng được người xem dễ chấp nhận nhất.

    Có khi:
    - Ma Trận là cuộc thi tài giữa những tay lập trình?
    - Ma Trận là nơi máy móc nhồi nhét thứ gọi là “Cơ hội” và “Hy vọng” vào 1 thế giới chỉ có bits và pieces, phải chăng đó là lý do nó giữ loài người sống?
    - Hay có khi Ma Trận chỉ là một chương trình tưởng tượng của máy móc tạo ra sau khi thất thủ trong cuộc chiến với loài người, để gặm nhấm nỗi đau?

    .....Bla bla bla...



    3. Các sự vật/sự kiện đặc biệt

    - The Nebuchadnezzar (Neb)
    Ở tập 1, khi Neo được giới thiệu với thủy thủ đoàn, ta có thể thấy trên thân tàu có dòng chữ
    Mark III
    The Nebuchadnezzar
    Made in USA Year 2060​


    Được chế tạo năm 2060 ở Mĩ và sau này chỉ huy bởi Morpheus.
    Nguyên gốc là tên của 1 vị vua kiệt xuất trong lịch sử, vua của Vương triều Chaldean xứ Babylon, trị vì từ khoảng 605 TCN đến 562 TCN. Ông cũng được ghi nhận là người hay bị những cơn ác mộng hành hạ.

    - Matrix Code: những dòng chữ màu xanh là 1 phần gắn với Matrix Trilogy. Được kết hợp từ chữ La Mã, Katakana của Nhật và chữ số Ả Rập, Matrix Code diễn giải môi trường thực tại ảo trong Ma Trận lên màn hình, trong thế giới Ma Trận chỉ có 2 người nhìn vạn vật dưới Matrix Code là Neo (sau khi trở thành The One) và Merovingian.

    - Déjà Vu: xảy ra trong Ma Trận khi Ma Trận có sự thay đổi bất ngờ về mặt cấu trúc.

    - The Headjack: cổng kết nối để đi vào Ma Trận (những cái kén người của lũ máy móc cũng sử dụng headjack thế này).Về nguyên lý hoạt động thì trong Matrix Trilogy không nhắc tới, nhưng ta có thể hiểu rằng: cái headjack này có 1 bộ nhớ đệm (buffer), nó lưu trữ các hình ảnh phản chiếu của chủ thể (RSI - Residual self-image) hay nó còn gọi dân dã là Avatar (phim Avatar lấy ý tưởng này). Một điều chắc chắn nữa là nó hoạt động thông qua các xung điện-từ (chính vì thế nên lúc ở tập 1, khi Neo chưa trở lại tàu Neb thì không thể dùng EMP để diệt lũ Sentinel nếu không kết nối với Neo trong Ma Trận cũng bị đứt.)


    - Battle of Zion: trận chiến lịch sử và kinh điển nhất trong The Matrix cũng như của dòng phim Sci-fi. Trận hỗn chiến giữa 250,000 Sentinel vs 350 APU (Máy bọc thép cá nhân) + 5000 bộ binh tại bãi đáp tàu ở thành phố Zion kéo dài vẻn vẹn 14 phút nhưng tiêu tốn đến 40 triệu $.


    - Exile: ám chỉ những chương trình cũ kĩ, lỗi thời đã bị thay thế bởi các chương trình mới hiệu quả hơn nhưng chúng không muốn quay về The Source mà sống/trốn vất vưởng trong Ma Trận. Một khi chúng còn hoạt động chức năng thì không có gì to tát, nhưng đôi khi hoạt động sai lệch và chúng gây ra những hiện tượng bất thường được con người ghi nhận như: ma quỷ, thiên thần, ma cà rồng, người ngoài hành tinh...Để tồn tại trong Ma Trận, chúng phải nhờ đến Merovingian, hắn kiểm soát The Trainman - chương trình kiểm soát huyết mạch duy nhất giữa Machine World và Ma Trận. Cô bé Sati là Exile cuối cùng còn sống trong Ma Trận, sau khi những Exile còn lại đều đã bị Smith tiêu diệt hết. Một số ví dụ về Exile như Abel (tay chân của Merovingian) có hình dạng của người sói, Cain mang hình dạng ma cà rồng, Seraph có hình dạng của 1 thiên thần không cánh, Keymaker, cô bé Sati (Weather Designer) Twins, Persephone...


    - Bluepill vs.Redpill: Bluepill tượng trưng cho những người không nhận thức được bản chất thật của Ma Trận, chúng vốn được dùng để giúp duy trì kết nối của cơ thể và trí não của người với nhà máy điện (Power plant) của lũ máy móc.

    Còn Redpill thì thực chất là 1 chương trình dò tìm sóng não của người uống trong Ma Trận và gửi lệnh tắt kết nối của kén. Từ đó giúp những người ở ngoài Ma Trận tìm thấy vị trí kén và giải cứu.
    Theo 1 quy luật bất thành văn, Morpheus chỉ cứu những người trẻ hơn 18 tuổi (Neo là ngoại lệ duy nhất) vì những người đã sống quá lâu trong Ma Trận khi nhận biết được sự thật có thể bị sốc và chấn thương.

    - Self-substantiation: xem thêm The Kid trong mục 5.


    - Con số 101:
    + Số nhà của Neo trong Ma Trận.
    + Số tầng nơi Neo gặp Merovingian lần đầu tiên.
    + Cảnh rượt đuổi ở phần 2 trên đường cao tốc 101.
    + Được sơn trên tường, nơi Neo nói chuyện với The Oracle.
    + 101 là số nhị phân của 5 (tính cả 0 thì là số thứ 6) - Neo là The One thứ sáu.
    ......

    - Số Pi (3.14..)
    + Smith rạch chữ Pi lên tay mình.
    + Neo và Trinity có 314 giây để đến gặp The Architect.




    4. Các địa điểm trong Ma Trận

    - Zion: Thành phố nằm sâu trong lòng đất, gần lõi Trái Đất, nơi có sức nóng khủng khiếp.
    Đây là thành phố cuối cùng của loài người. Tại thời điểm tập The Matrix Reloaded thì Zion có khoảng 250,000 dân.

    - Mainframe (hay còn gọi là The Source): nguồn máy chủ. Nằm trong Ma Trận. Là nơi gặp gỡ của các The One với The Architect. Là nơi các chương trình cũ kĩ, hư hỏng trong Ma Trận được thu về và thay thế bằng các chương trình khác tân tiến hơn.

    - Machine City: ngày xưa khi máy móc bắt đầu làm phản, chúng rút lui khỏi các thành phố lớn và tập trung lại ở Trung Đông để thành lập khu tự trị có tên Zero One, ngày nay trở thành Machine City.




    5. Các nhân vật đặc biệt

    - The Architect: Kiến trúc sư - chương trình thiết kế ra Ma Trận.
    Phiên bản đầu tiên thất bại và phải nhờ đến sự giúp đỡ của The Oracle mới thành công ở phiên bản thứ hai.

    - The Oracle:
    Nhà Tiên Tri - là 1 chương trình máy tính được tạo ra để phân tích, nghiên cứu tâm lý của con người nhắm giúp đỡ The Architect xây dựng nên 1 Ma Trận hoàn chỉnh.
    Nếu như The Architect được ví như cha của Ma Trận thì The Oracle có vai trò như người mẹ vậy.
    Vì là một “programm” nên dĩ nhiên nó chỉ tiên đoán được tương lai của các “programm” khác.
    The Oracle cũng đã đưa ra lời sấm truyền (The Prophecy) về sự xuất hiện của The One. Sự đúng đắn của lời sấm truyền mời bạn đọc tiếp ở phần tiếp theo.

    - Agent:
    Một chương trình của Ma Trận được tạo ra ban đầu với 2 mục đích: một là xử lí các Exile (các chương trình đã cũ và không còn cần thiết với Ma Trận nữa), hai là tiêu diệt các cá nhân có nguy cơ biết về sự thật của Ma Trận và làm tổn hại đến nó. Hoặc có thể nói nhiệm vụ duy nhất của nó là: Tìm và Diệt bất cứ những ai định khai thác lỗ hổng của Ma Trận.

    Vì vậy nên Agent có một vài khả năng đặc biệt như là: thay đổi trọng lực (nhảy cao này nọ - nhưng không bay được trừ Smith trong trận chiến cuối cùng với Neo), tốc độ đủ nhanh để tránh đạn từ các loại súng hạng nhẹ.... Hay đặc biệt nhất là: biến bất kì một cá nhân nào đang kết nối với Ma Trận thành chính nó.
    Những Agent đầu tiên đó là Smith, Brown và Jones, sau khi Neo trở thành The One thì Ma Trận đã nâng cấp Brown và Jones thành Jackson, Johnson và Thompson.
    Nói đến Agent là ta nói đến (Agent) Smith, kẻ nguy hiểm nhất trong số các Agent, nhân vật phản diện chính của Ma Trận. Smith được ví như đối nghịch, như một phiên bản âm tính của Neo. The Oracle đã nói, Smith = Neo hay nói cách khác, muốn tiêu diệt Smith, Neo phải phá vỡ sự cân bằng của phương trình này.
    Với nhiệm vụ Tìm & Diệt của mình, Smith mang trong mình sự căm ghét con người đến mức cực điểm mà sau đó khi không còn kết nối khỏi Ma Trận, tham vọng của hắn là phá hủy hết thảy mọi thứ: cả con người lẫn máy móc.
    Smith cũng là chỉ huy của các Agent và là kẻ có khả năng huy động Sentinel đi tiêu diệt con người trong thế giới thật.

    Sau khi bị Neo tiêu diệt, hắn đã trở lại với nhiều sự thay đổi:
    Một, hắn tự gọi mình là Smith chứ không còn là Agent Smith ngày nào.
    Hai, hắn không còn kết nối với Ma Trận vì vậy không còn khả năng nhập vào bất cứ người nào đang ngủ trong Ma Trận nhưng bù lại, giờ hắn nhân bản và lây lan bằng cách chạm vào đối phương, cứ thế và cứ thể, như nguyên lí hoạt động của 1 con virus.
    Ba, hắn có thể nhân bản cả với những người đã uống Redpill khi họ xâm nhập vào Ma Trận sau đó kiểm soát cơ thể họ khi họ trở lại thế giới thật (Bane), điều mà không Agent nào có thể làm được!
    Bốn, Smith trở nên "người" hơn, với những toan tính, mục đích đậm dấu ấn cá nhân.

    Smith bắt đầu sao chép mình lên toàn bộ người dân của Ma Trận, đặc biệt là với The Oracle, sau đó hắn đã trở nên cực kì mạnh và có khả năng nhìn thấy tương lai của bà.
    Ở trận chiến cuối cùng, Neo đánh với 1 mình tên Smith/Oracle này, vì hắn đã nhìn thấy tương lai rằng mình sẽ thắng không cần đến các Smith khác. Neo đã để Smith "absorb" mình, chỉ có một điều: quá trình đó không phải một chiều.
    Phương trình bất cân bằng!
    Người cuối cùng trong Ma Trận đã trở thành Smith, nhiệm vụ của hắn hoàn thành, dấu chấm hết cho Smith!

    - Merovingian: 1 trong những chương trình nguy hiểm và cổ xưa nhất trong Ma Trận. Vốn dĩ như bao kẻ quyền lực khác, khao khát của Merovingian là thêm nhiều quyền lực nữa. Hắn đã bị vợ là Persefone phản bội để giúp Neo giải thoát The Keymaker.

    - The Keymaker (Thợ làm khóa): cũng là 1 phần, 1 chương trình của Ma Trận, là người có thể mở lối vào Ma Trận mà không cần qua điện thoại.

    - Twins: hai con ma song sinh - vệ sĩ của Merovingian, có nhiệm vụ canh giữ thợ làm khóa.

    - Deus Ex Machina (Machine God): giao diện chính của Machine City, có hình mặt người tạo nên từ hàng triệu con bọ máy.

    - The Kid: người duy nhất trong Ma Trận nhận thức được bản chất thật của Ma Trận mà không cần Redpill, cũng là người duy nhất trong Zion đã từng sống trong Ma Trận mà chưa uống Redpill. Được Neo thông báo là lũ máy móc đã biết về việc này, thằng nhóc đã nhảy từ trên nóc nhà trường xuống chết để thoát khỏi Ma Trận. <~ Việc này được gọi là Self-substantiation, chỉ những người sống Ma Trận nhận thức/thoát khỏi được Ma Trận mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.



    6. The One & The Prophecy (Đấng cứu thế và lời sấm truyền)


    The One là 1 lỗ hổng của Ma Trận, rằng đó là hệ quả của phương trình bất cân bằng, do lỗi thiết kế không thể tránh khỏi, như The Architect đã nói:
    "Your life is the sum of a remainder of an unbalanced equation inherent to the programming of the Matrix. You are the eventuality of an anomaly."

    Sự sai sót này không thể sửa chữa được, The Architect biết điều đó, nhưng ông ta cũng biết nó có thể kiểm soát được.

    Trước Neo đã từng có 5 The One, làm y hệt những gì anh đang làm để cứu loài người, nhưng kết cục thì chỉ có một: Zion bị tiêu diệt, tiếp đó 23 người mới được chọn để xây dựng lại Zion mới và Ma Trận được khởi động (reload) như ban đầu.

    Các bạn sẽ thắc mắc, The Oracle là 1 chương trình thuộc Ma Trận, vậy tại sao bà ta lại giúp Neo và giúp con người. Neo cũng đã hỏi như vậy nhưng bà ta không trả lời.
    Bởi vì The Oracle, The Prophecy, The Keymaker... tất cả chỉ là dối trá, tất cả chỉ là do Ma Trận dựng lên để kiểm soát lỗ hổng của chính nó: The One.
    Nói 1 cách chính xác hơn, lời sấm truyền chỉ là 1 hình thái thể hiện sự kiểm soát của Ma Trận. Nó có nghĩa là: đến 1 lúc phát sinh lỗi trong Ma Trận đó là xuất hiện The One, dù tài năng, giỏi giang cỡ nào thì rồi cũng phải tìm đến The Oracle, nghe lời sấm truyền và trở về The Souce, xóa bỏ mọi kí ức và khởi động lại Ma Trận.
    Một vòng lặp (Loop) bất tận!

    Trải qua hàng nhiều thế kỉ chiến tranh nhưng The Prophecy vẫn giữ được niềm tin là vì sao?
    Bởi vì những The One phải lựa chọn khi ở Mainframe: hoặc là kết cục như ở trên hoặc là loài người sẽ bị tiêu diệt. Họ đều phải chọn điều mà Ma Trận đã biết trước: điều số 1. Sau đó họ sẽ bị xóa kí ức/lập trình lại.

    Ở đây chỉ có 1 điểm khác duy nhất giữa Neo và 5 (???) The One trước đó là: tình yêu với Trinity.





    7. Mạch thời gian:

    2010 ~> 2060: Con người chế tạo thành công người máy có đủ AI (Trí tuệ nhân tạo) để phục vụ ở nhà và công trường lao động.

    2060: tàu Nebuchadnezzar, sau này được chỉ huy bởi Morpheus, được khởi công ở Mĩ.

    2075: các chương trình và robot bắt đầu có biểu hiện chống lại con người.

    2077: trường hợp người máy chống lại chủ đầu tiên được ghi nhận, robot quản gia B166ER giết chết hai người khiến dòng B166ER bị loại bỏ và tạo nên làn sóng bài chủ nghĩa nhân tạo.

    2080 ~> 2085:
    Bạo động và nổi loạn chống lại robot làm chúng phải rút lui khỏi các thành phố lớn và tạo dựng 1 căn cứ riêng của mình có tên Zero One ở Trung Đông.

    2085 ~> 2095: Zero One bành trướng, liên tục chế tạo mới các siêu phương tiện, máy móc và vũ khí. Chúng tạo ra các AI tiên tiến hơn và tiêu diệt nền kinh tế của nhiều nước.

    2096: Liên Hợp Quốc phủ nhận chủ quyền của robot ở Zero One. Sự cấm vận kinh tế sau đó đã dẫn đến chiến tranh.

    2097: Zero One sống sót sau vụ tấn công hạt nhân. Chúng miễn nhiễm với sức nóng, phóng xạ và có thể thay thế dễ dàng. Chúng bắt đầu phản công lại con người.

    2098: Từng thành phố gục ngã dưới sức mạnh của máy móc, chỉ huy quân đội trong lúc tuyệt vọng đã dự định chặn nguồn năng lượng chính của lũ robot: mặt trời. Kế hoạch là phá hủy bầu khí quyển và phun đầy khói đen để che lấp mặt trời, nhưng nó vẫn không thể ngăn được chúng.

    2099: Robot đánh gục quân đội loài người, dùng con người làm thí nghiệm và đã quyết định năng lượng điện-sinh học có thể thay thế tốt năng lượng mặt trời

    2100: The Architect (Kiến trúc sư) tạo ra Ma Trận đầu tiên, một thế giới hoàn hảo, nhưng đã thất bại.

    2101: The Architect (Kiến trúc sư) tạo ra Ma Trận thứ hai, một thế giới gần như trong mơ ở thời điểm cuối thế kỉ 20, để kéo dài tuổi thọ của những cục pin-người. Cũng thất bại. The Oracle (Nhà Tiên Tri) được tạo ra để nghiên cứu tâm lý con người và đã giải quyết thành công. Ma Trận đã được cài đặt hoàn chỉnh!

    2105: The One (Người số 1) đầu tiên, bị giam giữ trong Ma Trận và học cách điều khiển thế giới bằng tư tưởng. Tìm kiếm nơi trú ẩn ở thành trì cuối cùng của loài người: Zion.

    2105-2150: Quân kháng chiến Zion được thành lập dù The One đã chết trước đó vì lý do không rõ. The Architect nhận ra hậu quả của phương trình không cân bằng ở phiên bản cuối của Ma Trận, và đưa ra lời Sấm Truyền về sự trở lại của The One thông qua giúp đỡ của Oracle.

    2199: The One số hai được giải thoát khỏi Ma Trận

    2200: Lũ máy móc bắt đầu đào bới để tìm Zion. The One (số hai) được dẫn đến gặp The Architect và được đưa ra các lựa chọn: Trở lại The Source (Nguồn cội) hoặc hủy diệt toàn bộ loài người. The One chọn cách thứ nhất. Zion bị tiêu diệt hoàn toàn. The One chọn 23 người từ Ma Trận và bắt đầu xây dựng lại Zion. Ma Trận trở lại.

    2299: The One số ba được giải thoát khỏi Ma Trận.

    2300: Lũ máy móc bắt đầu đào bới để tìm Zion. The One (số ba) được dẫn đến gặp The Architect và được đưa ra các lựa chọn: Trở lại The Source (Nguồn cội) hoặc hủy diệt toàn bộ loài người. The One (số ba) chọn cách thứ nhất. Zion bị tiêu diệt hoàn toàn. The One chọn 23 người từ Ma Trận và bắt đầu xây dựng lại Zion. Ma Trận trở lại.

    2399:
    The One số bốn được giải thoát khỏi Ma Trận.

    2400: Lũ máy móc bắt đầu đào bới để tìm Zion. The One (số bốn) được dẫn đến gặp The Architect và được đưa ra các lựa chọn: Trở lại The Source (Nguồn cội) hoặc hủy diệt toàn bộ loài người. The One (số bốn) chọn cách thứ nhất. Zion bị tiêu diệt hoàn toàn. The One chọn 23 người từ Ma Trận và bắt đầu xây dựng lại Zion. Ma Trận trở lại.

    2499: The One số năm được giải thoát khỏi Ma Trận..

    2500: Lũ máy móc bắt đầu đào bới để tìm Zion. The One (số năm) được dẫn đến gặp The Architect và được đưa ra các lựa chọn: Trở lại The Source (Nguồn cội) hoặc hủy diệt toàn bộ loài người. The One (số năm) chọn cách thứ nhất. Zion bị tiêu diệt hoàn toàn. The One chọn 23 người từ Ma Trận và bắt đầu xây dựng lại Zion. Ma Trận trở lại.

    2561: Morpheus được sinh ra trong ma trận; được giải thoát khi còn bé.

    2567: Trinity được sinh ra trong ma trận; được giải thoát khi còn bé.

    2575: The Oracle sấm truyền rằng Morpheus sẽ tìm ra sự xuất hiện tiếp theo của The One.

    2599: Trinity và Morpheus tìm ra Neo, một Hacker trong Ma Trận. Họ giải thoát cho anh và bắt đầu trận chiến với mật vụ Smith, một chương trình được thiết kế để tiêu diệt những người tìm ra lỗ hổng của Ma Trận. Neo dự định xóa bỏ Smith, thay vào đó sẽ tạo ra 1 con virus.

    2600:
    The Osiris, một con tàu khác của quân kháng chiến, phát hiện ra 1 cỗ máy đang khoan sát ngay trên Zion. Các thành viên trên tàu gửi thông báo tới Zion ngay trước khi nó bị tiêu diệt.

    2600: Giờ sống ở Zion cùng quân phản loạn chống lại lũ máy móc, Neo gặp gỡ The Architect. The One (số sáu) chọn quay lại Ma Trận, và trong thế giới thực anh tìm ra sức mạnh tuyệt đối của The One. Virus Smith là một mối đe dọa chiếm lấy Ma Trận. Lũ máy móc tấn công Zion. Neo đi đến thành phố của lũ máy móc và đề nghị tiêu diệt virus Smith để đổi lấy hòa bình. Anh thành công.





    8. Neo là Human, Machine hay Cyborg?
    Trong phim Neo được mô tả như một con người, một hacker sống trong Ma Trận - nhưng chưa chắc Neo đã là NGƯỜI.

    Ví dụ như Persefone, vợ của Merovingian, người môi giới quyền lực của Ma Trận. Persefone hành xử như người (human-like) nhưng cô ta chỉ là 1 chương trình máy tính.

    Tớ vốn tự hỏi: làm sao mà 1 chương trình máy tính (programm) như The Oracle có thể tiên tri tương lai của những sự kiện mang tính non-programm như: Morpheus sẽ tìm thấy The One (Neo), rằng Trinity sẽ yêu The One....

    - Giả thiết 1: mọi quyết định đều đã được "lập trình sẵn" hay nói cách khác là nó đã được cấy rất sâu/rất lâu vào đầu óc con người. Tức là Neo/Trinity/Morpheus... tất cả chỉ là máy móc.

    Như Oracle đã nói: "We can never see past the choices we don't understand." (Chúng ta ko thể tiên đoán được những quyết định mà mình không hiểu.) hay như Merovingian: "Choice doesn't matter anyway, because soon the why and the reason are gone, the only truth is Cause and effect" (Quyết định thế nào không quan trọng, bởi vì sớm rồi những lý do cũng sẽ đi vào quên lãng, những gì có thật chỉ là Nguyên nhân và Hệ quả.)

    Oracle nói với Neo: "You didn't come here to make the choice, you've already made it".
    (Cậu không đến đây để quyết định, vì cậu vốn đã quyết định rồi.)

    - Giả thiết 2: con người vốn đã bị hướng/đưa vào khuôn khổ của những quyết định mang lại kết quả như ý mình mong muốn. Lũ máy móc đã dùng The Oracle nghiên cứu tâm lý của con người 1 thời gian dài nên chúng hiểu trong từng trường hợp, chúng ta nghĩ gì, và quyết định gì.

    Merovingian: "You are here because you were sent here, you were told to come here and you obeyed. It is, of course, the way of all things...It is the only real truth...Action - Reaction. Cause and effect."
    (Cậu ở đây vì cậu được gửi đến đây, cậu được bảo phải đến đây và cậu nghe lời. Đó dĩ nhiên là cách mọi chuyện diễn ra. Chỉ có 1 thứ duy nhất có thật là Hành động - Phản ứng. Nguyên nhân và hệ quả.)

    Như khi Neo gặp The Oracle ở tập 1, làm sao 1 chương trình máy tính có thể dự đoán được rằng Neo sẽ làm vỡ lọ hoa, có 1 điều khá chắc chắn là bà ta sẽ phải hướng cho Neo theo hành động ấy bằng cách phủ đầu trước: "And don't worry about the vase."

    - Giả thiết 3: Neo là nửa người/nửa máy.
    Smith nói với Neo: "It is purpose that created us... that guides us,... defines... us. Without purpose, we would not exist. We're here because of you, Mr. Anderson, we're here to take from you what you tried to take from us. Purpose."
    Neo: "Felt like dying."

    Xuyên suốt các tập phim, các nhân vật, hay nói đúng hơn là các chương trình con của Ma Trận đều nhắc đi nhắc lại về mục đích, về nhiệm vụ khi chúng được tạo ra.
    Lúc Neo suýt bị Smith nhân bản sau khi gặp The Oracle ở phần 2, anh cảm thấy có 1 mối liên kết kì lạ, phải chăng Neo cũng được tạo ra vì 1 một mục đích/một nhiệm vụ?
    Khi xóa nó đi anh cảm thấy như mình đang chết dần.

    Giả thiết này cũng giải thích tại sao những The One trước kia không nhớ về những chuyện xảy ra ở mainframe. Kí ức của họ đã bị xóa và lập trình lại.

    Hay như ở phần 2, Neo đã chặn được lũ Sentinel và bị ngất. Có lẽ Neo đã tạo ra EMP (Xung điện từ) và nó đã làm chính Neo cũng bị sốc? Vì Neo là machine-like hoặc nửa người nửa máy (Cyborg/Android) ? Có thể phần máy móc đó chỉ sau khi gặp The Oracle (hoặc The Smith?) mới được kích hoạt?
    Dù vậy sâu thẳm trong tôi vẫn có 1 niềm tin rằng Neo - The One thứ sáu là 1 con người.




    11. Neo và sự lập trình lại/nâng cấp thông qua "đường miệng"?
    - Là khi Morpheus cho Neo uống viên thuốc đỏ.
    - Là khi The Oracle mời Neo ăn bánh quy.
    - Là khi Trinity hôn Neo và kéo anh lại từ cõi chết, Neo chính thức trở thành Neo từ đây.
    - Là khi The Oracle đưa Neo viên kẹo.
    - Là khi được Persefone hôn.




    12. Merovingian
    Giới thiệu sơ qua về nhân vật này mời bạn đọc lại ở mục 5.
    Vấn đề chúng ta nói đến ở đây là liệu Merovingian có phải từng là một The One?

    - Persefone nói với Neo rằng:
    “(The Merovingian) He was like you.”
    "I want you to kiss me as if you were kissing [Trinity]"

    - Hình mẫu của Merovingian và Persefone làm chúng ta nhớ đến Neo và Trinity. Lúc ở phòng ăn, Merovingian ngồi đối diện Neo còn Persefone ngồi đối diện Trinity.
    - Merovingian ăn tối ở tầng 101, phòng của Neo trên tàu Neb cũng là 101.
    - Merovingian có khả năng lập trình lại Ma Trận, hắn tự nhận mình là 1 Hacker - nghề của Neo trong Ma Trận.
    - Merovingian và Neo là 2 người duy nhất nhìn nhận sự vật bằng Matrix Code, vạn vật lúc này chỉ còn là những bit và piece.
    - Merovingian nói với Neo: "Mark my words, boy" - nghĩa là “Ta đã từng là The One, người mới ạ?”
    - Bởi vì Merovingian và Persefone là 1 chương trình nên giả thiết này có vẻ phù hợp với giả thiết Neo cũng chỉ là máy móc?

    Dù sao tớ cũng không tin vào giả thiết này lắm vì có quá nhiều dữ kiện chống lại điều này.




    13. Ma trận trong ma trận (Matrix-within-a-Matrix)
    Ở đây chúng ta có tất cả 3 giả thiết: Zion là có thật, Zion vốn dĩ không phải là Zion và Zion không có thật. Không hề có giả thiết nào được chứng minh/bác bỏ 1 cách hoàn toàn, ta hãy tự tìm cho mình những lý giải như ta mong muốn.

    13a. Zion có thật:
    Một vấn đề khá là nghiêm trọng. Ví dụ như thế giới chúng ta đang sống, liệu đó có phải thế giới “thật” không? Liệu ta có chứng minh được nó là “thật” không? Không! Ta chỉ có thể chứng minh một khi ta nhận thức được còn có 1 tầng thế giới ở trên nữa!

    Vậy nên Zion có thật hay không ta chỉ có thể giả thiết và đưa ra 1 số luận điểm hợp lý chứ không thể khẳng định 100%. Zion là có thật vì:
    - Chúng ta là con người, là human-being.
    - Nếu không, plot sẽ trở nên cực kì phức tạp!
    - Đây là 1 cuộc tranh cãi bất tận ở các forum nước ngoài. Có câu nói khá đúng: nếu như Zion là có thật thì nó cũng được diễn giải theo 1 cách bất hợp lý, còn nếu Zion là giả thì nó cũng rất lý thú.
    - Nếu như Zion là 1 phần của Ma Trận, vậy tại sao không đơn giản là unplug từng người một trong đó mà phải đánh nhau đến cả trăm năm? Tại sao phải cần mật mã để đi vào Zion mainframe? Tại sao họ không thoát khỏi Zion như họ đã từng thoát khỏi Ma Trận trước đó? Có phải vì họ cần 1 The One mới, người sẽ giải cứu họ khỏi đây như đã từng có The One cứu họ khỏi Ma Trận?
    - Lời sấm truyền để làm cái quái gì?
    - Khi được phỏng vấn, Keenu Reaves đã nói: “I think that Zion is Zion”
    - Zion là thật vì Ma Trận đã cố tình để cho những con người ở đây sống sót đề phòng trường hợp hệ thống Ma Trận sụp đổ, kéo theo tất cả những con người trong đó cũng chết theo?
    - Joe Silver - nhà sản xuất của The Matrix đã nói: trận chiến lớn ở Zion, kéo dài 14 phút, ngốn hết 40 triệu $ là cảnh phức tạp nhất trong 3 phần. Một thế giới ảo có đáng thế không?


    13b. Zion vốn không phải Zion:
    Tức là sau khi gặp The Architect, Neo không trở về Zion mà trở về 1 Zion “ảo” (nằm trong Ma Trận). Nguyên lý ở đây cũng hệt như ở Star Trek và Alice in Wonderland, một khi bạn đã bước vào 1 thế giới ảo giống hệt như thật, bạn sẽ không biết mình đã thoát ra khỏi nó hay chưa.

    - Sau khi trở về Zion sau khi gặp The Architect ở cuối phần 2, Neo đã nói: “Something’s different”
    - Tất cả sự việc sau khi gặp The Architect đều là mộng mị của Neo, rằng Neo đã lựa chọn quay lại The Source, rằng mọi thứ sẽ bắt đầu lại.


    13c. Zion không có thật, nó chỉ là một phần của Ma Trận!
    - Việc Smith đột nhập vào Zion thông qua xác của Bane.

    - Cảnh Neo gặp The Architect ở Mainframe, có hàng trăm màn hình nhỏ tái hiện lại cuộc sống của Neo trong Ma Trận, nếu như trong đó có cảnh Neo sống ở Zion thì đó là 1 chứng minh rõ nét cho thấy Zion là 1 phần của Ma Trận (hiện ngồi nhìn toét cả mắt mà chưa thấy).

    - Chi tiết cái thìa: ở phần 1 ngay trước khi gặp The Oracle, Neo đã nói chuyện với 1 đứa trẻ mồ côi, người có khả năng bẻ cong chiếc thìa. Đến phần 2, trước khi Neo rời khỏi Zion, thằng nhóc đã thông qua người khác để gửi cho Neo cái thìa ấy. Vậy nó có nghĩa là sao? Có thể nó đơn giản là 1 lời chào: “Này Neo, em cũng thoát ra khỏi Ma Trận rồi đấy” và cảnh báo Neo đang để thế giới thật lại sau lưng mình?
    Một điều đáng chú ý nữa là sự đối lập giữa chiếc thìa mới tinh ở trong Ma Trận và chiếc thìa cũ kĩ mà Neo được tặng. Cộng với câu nói của thằng nhóc: "I'm sorry...I just have to give something to Neo...[The orphan] made me swear to get it to you before you left. He said you'd understand." và việc cứu thoát Neo khỏi bị Bane ám sát cho thấy chiếc thìa này mang 1 ý nghĩa sâu xa nào đó....

    - Tại sao lũ máy móc không sử dụng bom chống lại tàu của Zion ngay từ đầu? Không sử dụng những vũ khí đặc biệt nguy hiểm để xử lí Zion ngay từ đầu? Phải chăng là khi đó chúng vẫn tự tin rằng Zion vẫn nằm trong tầm kiểm soát, rằng chúng vẫn còn thời gian?

    - Một điểm thú vị khác là giả thiết Zion không có thật khớp hoàn toàn với concept Bẫy-trong-bẫy. Smith đã nói: “Con người định nghĩa thực tại dựa trên sự khổ sở và chịu đựng.” Zion không phải là nơi cực kì nguy hiểm và khổ sở sao? Cuộc sống càng nguy hiểm, càng nhiều biến cố không phải bạn càng thấy thật hơn 1 cuộc sống bình lặng đều đều sao? Liệu Zion chỉ là “1 cái thực tại ảo” khác dành cho những người không thích “thực tại” của Ma Trận? Mù đã là tệ hại, vậy cái gì còn tệ hơn cả mù?

    Chẳng phải Ma Trận phiên bản 1 thất bại vì đã dựng lên 1 thế giới quá hoàn hảo sao, Ma Trận trong Ma Trận, bẫy trong bẫy...cũng có gì khó hiểu?

    Những kẻ phản loạn chống lại Ma Trận, nơi mà mọi quyết định đều đã được định trước, tính toán trước, nhưng thử xem, ở Zion họ cũng có khác gì khi phải dựa vào The Oracle và The Prophecy?







    14. Twists & Mysteries
    Có thể nói Matrix 3 đã phá hủy hoàn toàn những điều tuyệt vời đã được xây dựng nên ở phần 1 và 2 khi chỉ có hành động và hoàn toàn không giải thích/cho ta biết thêm một điều mới nào.

    Trừ một vài major twist như tớ đã trình bày ở trên như về Neo, Zion, chiếc thìa...ta sẽ bàn thêm về 1 số điều lý thú nữa.

    - Nếu như Neo không đến gặp The Architect thì chuyện gì sẽ xảy ra ở phần 3? Có lẽ không có nhiều khác biệt, virus Smith lây lan với tốc độ chóng mặt, sớm muộn thì Neo cũng phải đến gặp Deus Ex Machina - The Machine God.
    - Tại sao các anh nhà ta toàn mặc áo da & kính râm? <~ trông cho ngầu lol
    - Anh em nhà Wachowski đã nói cái tên Trinity được lựa chọn rất kĩ, nhưng quả thật tớ không thấy được nhiều điều ngoại trừ vài chi tiết liên quan đến tôn giáo.
    - Neo có thực sự chết ở cuối phim?
    - Ma Trận mới có còn con người nào không?
    ......................................................



    15. Plothole
    The Matrix không có nhiều plothole, có lẽ vì nhiều giả thiết ta vẫn chưa thể chắc chắn là nó đúng hay sai 100%.
    Có 1 thứ mà tớ thấy vô lý nhất là về chuyện pin-người. Cứ coi như là con người sẵn sàng/tìm ra cách để che mặt trời nhằm đánh bại máy móc. Vậy mà sau 100 năm chúng không tìm cách để khôi phục lại như cũ? Có thể là vì chúng cố tình để như vậy để buộc quân kháng chiến sống dưới lòng đất?

    Thêm nữa, dù biết đây là phim viễn tưởng, nhưng chi tiết dùng năng lượng điện-sinh học để làm nguồn năng lượng nó hết sức...củ chuối khi xét đến khía cạnh vật lý: thực phẩm cho người (Trái Đất giờ là 1 hành tinh chết), phải tạo oxy cho 1 cánh đồng nuôi trồng tỉ tỉ người (do không còn mặt trời), năng lượng chạy cái kén...Điện-sinh học do người sản xuất ra có đủ bù lại không? Năng lượng gió, năng lượng phóng xạ... đâu sao không dùng?
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/2/11
  8. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]
    Millenium Mambo
    Đạo diễn : Hầu Hiếu Hiền

    Bạn có thấy Thư Kỳ đẹp ? Tôi thích em ấy lắm. Nhất là cặp môi. Nhất là mái tóc. Nhất là ánh nhìn.

    Xem cảnh em ấy đi dọc cái đường hầm tỏa màu xanh biêng biếc nhập nhòa ấy mà phát rùng mình. Âm nhạc phiêu diêu. Em nhả thuốc, tóc trôi bồng bềnh, thi thoảng quay lại nhìn, thi thoảng quơ quào tay lên không trung, cái cách em ấy đọc "Again and again" (Baba FuFu gì đó) nghe thương dễ sợ. Ồ em, sao em cứ quay lại nhìn hoài vậy ? Em nhìn vào đâu ? Em tìm kiếm gì ở chốn nào ? Màu xanh như nuốt chửng em, có phải thế không ? Đường hầm như nuốt chửng em, có phải vậy không ? Nó hình như là vô tận. Nhưng rồi có lẽ em cũng thoát được khỏi nó, có lẽ thế, em nhỉ ? Em nhảy từng bậc xuống cầu thang, máy quay đứng lại.

    Đấy, Millenium Mambo của Hầu Hiếu Hiền bắt đầu thế ấy. Một mở đầu tuyệt vời, một mở đầu không thể nào gợi hơn. Cái cách tựu trung lại toàn bộ tính chất của bộ phim chỉ với vài đôi phút khiến toàn bộ bộ phim hiện diên như một cách phục hiện cuộc đời em ấy. Lời trần thuật chối bỏ chính mình. Gọi nhân vật Vicky là 'she - cô ấy'. Có lẽ cô muốn quên đi một thời đã mất. Hay lẽ chăng, cô đang nhìn lại cuộc đời của mình qua một tấm gương.

    Những khuôn hình tràn ngập màu xanh. Và những con người đang nhảy múa chơi bời ấy, họ bị chúng che mất, họ chỉ còn là những cái bóng hữu hình, lập lờ. Hãy xem cảnh Hao Hao hun hít Vicky, anh xuất hiện trong căn phòng, bị một màu xanh che lấp. Anh vận áo sẫm màu, dường như càng khiến anh lún sâu hơn vào nó. Hao Hao là một nhân vật bất lực, một kẻ nhu nhược và chối bỏ sự vươn lên để sống, để làm chính bản thân mình. Đàn ông trong phim là thế đấy, họ đều chạy trốn khỏi bản thân, khỏi hoàn cảnh, họ yếu đuối. Họ vô vọng. Vicky thì khác, ngay cùng trong cảnh đó, cô mặc áo lót trắng tinh, cô hút thuốc, cô vận áo khóac đỏ, cô cầm cốc nước đỏ, cô nổi bật hẳn lên. Cô muốn sống. Cô muốn làm chính mình. Cô muốn nổi loạn, nhưng cái cách mà cô nổi loạn lại làm cho cô dính sâu hơn vào ngõ tối. Cô chạy trốn Hao Hao, nhưng 'she always came came back'. Cô đến nhà Jack, nhưng Jack lại chạy trốn khỏi chính mình - đến tận Nhật Bản. Cô tìm Jack, nhưng vô vọng, Yubari đầy tuyết. Cô nghĩ rằng, Hao Hao chỉ như một người tuyết, mặt trời lên, sẽ tan mất. Sự vận động của phim là sự vận động của riêng cô, sự vận động của phái nữ. Đàn ông nhu nhược. Cô mạnh mẽ, nhưng rồi liệu cô có thoát khỏi cái đường hầm đầy đèn xanh đó. Tôi phải tự hỏi, liệu cái cách trần thuật theo góc nhìn thứ ba ấy có phải để nói lên rằng, đó là một quá khứ đã mất, đó không còn là tôi lúc này - hay là chỉ để nói lên rằng, tôi đã đánh mất bản thân mình. Và cái kết nữa, máy tĩnh, long take, đường tuyết như dài vô tận, một vài con chim đen vỗ cánh và bay lên, một vài con sóc nhảy trượt. Cánh cổng. Điều đó có nghĩa lý gì cơ chứ. Tôi thích sự lạc quan, và thiên niên kỷ mới có lẽ là một điều khởi nguồn cho sự lạc quan đó.

    Giới trẻ phóng túng sa đọa với những hành trình mệt mỏi. Có vẻ như họ bị lạc giữa cái vòng quay để đi tìm chính mình. Tại sao Hầu Hiếu Hiền lại cho nhân vật phục hiện về giới trẻ - một lứa tuổi mà đáng lẽ phải sinh động nhất, sống nhất; nhưng nay lại u uẩn bế tắc. Ông hoài niệm và nuối tiếc về một quá khứ cũ kỹ - một tâm hồn tươi mới. Sự giao đãi giữa phong cách và chủ đề khiến cho dường như câu chuyện nhuốm màu một nỗi buồn, không phải chỉ là nỗi buồn về cái cách mà giới trẻ lạc lối, đó là nỗi buồn về cái cách mà quá khứ và hiện tại (lẫn tương lai) như hòa vào nhau nhanh chóng - nhanh đến nỗi nó thúc con người đi trong miễn cưỡng trước sức ép thời cuộc. Này Thư Kỳ, sao đôi lúc em kể chuyện trước khi nó bắt đầu, sao đôi lúc em kể song song. Sao đôi lúc em im bặt ? Sao thế hả em ?

    Đây không là một bộ phim dễ dàng để thấu triệt. Tôi cũng nghĩ rằng muốn hiểu được nó, vài ba lần xem cũng bỏ công. Tôi chỉ mới xem một lần. Phim cảm giác quá mức. Chả có gì xảy ra ngoài những công chuyện hằng ngày của những con người trẻ tuổi. Câu chuyện cá nhân phảng phất đâu đó nỗi buồn của cả một thế hệ. Một thiên niên kỉ mới bắt đầu. Tôi như lạc vào bên trong bộ phim. Tôi thích màu xanh của phim. Tôi thích cả cái cách ép nhân vật vào bên trong khuôn hình, bức bối, ngột ngạt, và cái cách ông cho nhân vật điều khiển thời gian của chính họ- long take dài lê thê, làm não nề mệt mỏi thêm bầu không khí vốn đã ngột ngạt từ ma túy, từ khói thuốc, từ âm nhạc, và từ sâu thẳm bên trong nhân vật nữa.

    Phim tự nhiên và trong suốt - mọi chuyện diễn ra như nó vốn phải thế, không màu mè kiểu cách, không lên án hay răng dạy giáo điều. Tôi muốn yêu luôn các nhân vật, tôi thích hành động của họ. Tôi yêu cái cách Hao Hao đi tìm và van nài Vicky. Cái cách mà cô ấy từ chối, cái vẻ mặt của Hao Hao, cái vẻ mặt của những người bảo kê.

    Tôi sẽ xem lại Millenium Mambo lần thứ hai, lần thứ ba, và có lẽ sẽ nhiều hơn thế nữa. Tôi sẽ xem lại hàng chục lần những giây phút đầu tiên ấy, khi mà em nhả thuốc, khi mà em quay lại nhìn, khi mà em quơ quào tay lên không trung.

    Và tôi sẽ nói, "Baba FuFu" (Again and Again).
     
  9. khoadeptrai39

    khoadeptrai39 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    2,820
    Nơi ở:
    Red Rose Mansion
    [​IMG]

    Gattaca

    Có SPOILER,tuy nhiên đã hạn chế đến mức tối thiểu

    Mỗi ngày trên thế giới luôn có hàng trăm thí nghiệm về di truyền,trong đó,một số thành công,một số thất bại. Số thành công,đa số họ khẳng định rằng họ đã phát hiện ra loại gen cho mỗi một trạng thái riêng biệt của con người - nếu bạn chịu đọc báo,và trong số đó bao gồm cả sự đau đớn về tinh thần. Nếu chúng ta tin vào những điều mà họ đã nói,thì chắc hẳn ngay cả những đặc điểm của con người mà ở đây mình ví dụ là béo phì,cận thị cho đến giới tính (gay,less,bi) và ngay cả sự nóng giận của con người đều có thể được tạo ra bởi phương pháp di truyền. Bản chất của con người,có lẽ lúc này không đáng nói nữa,bởi nó đã trở thành một sản phẩm tuyệt vời của ngành di truyền học.

    Tất nhiên,nếu loài người chúng ta được sinh ra theo cách di truyền này thì thứ duy nhất tiến bộ hơn điều này chính là việc con người có thể được "thiết kế",hay nói cách hiểu của mình sự thoái hóa của loài người. Đó chính là tiền đề chính để tạo nên bộ phim viễn tưởng Gattaca. Bộ phim có bối cảnh vào cái thời gian "không xa trong tương lai" - như trong phim đã nói, khi ngành khoa học gen di truyền phát triển mạnh mẽ và mỗi đứa trẻ sinh ra lập tức được thử gen và đoán định được tương lai về sức khỏe, tuổi thọ, chỉ số thông minh. Bộ hồ sơ gen này là một dấu đóng theo đứa trẻ cả cuộc đời. Trường học, công ty tuyển người dựa trên kết quả thử gen. Khi đi phỏng vấn, người ta không dựa vào điểm số mà chỉ dựa vào kết quả thử nước tiểu. Khi nhìn bạn, người ta không nhìn thấy khuôn mặt bạn nữa, mà chỉ nhìn thấy chỉ số gen của bạn. Và từ đây, một sự phân biệt đối xử mới hình thành. Nó không còn dựa trên màu da, sắc tộc, giới tính, như trước nữa mà dựa trên độ thông minh và khỏe mạnh của gen di truyền. Những đứa trẻ sinh ra với bộ gen khỏe mạnh và chỉ số thông minh cao được trọng vọng, được nhận vào những trường học tốt, công ty tốt, còn đứa trẻ sinh ra với chỉ số gen thấp bị liệt vào tầng lớp phế thải của xã hội,mà trong phim gọi là "valid - invalid". Sự phân biệt này xuất phát từ việc những nhà di truyền học đã có thể gạt bỏ tất cả những khiếm khuyết có hại cho đứa bé mới sinh,không để dị tật gì mãi cho đến già. Và tất nhiên,khiếm khuyết nào được bỏ đi đều do cha mẹ đứa bé quyết định.

    Vincent,mặt khác,được sinh ra theo cách tự nhiên nhất. Tiếng khóc chào đời của anh vang lên trong khi mẹ anh đang nắm rất chặt một cái dây chuyền thánh giá, giao số phận anh vào bàn tay của chúa. Một đứa con của tự nhiên,lạc loài giữa sự hoàn hảo của thế giới. Cái chết của anh,không như người khác,đã được định sẵn bởi vô vàn những bệnh tật,khiếm khuyết kéo theo: bị cận thị, không cao lớn,thể lực yếu nên rất dễ bị thương. "Một đứa con của Chúa" và "số phận được định sẵn",có vẻ như những từ này không khớp nhau cho lắm. Vincent có một cậu em trai được bố mẹ yêu quý và được người bố cho rằng chỉ có cu này mới xứng đáng thừa hưởng cái tên của chính mình,lại là người được sinh ra sau những cuộc chọn lọc gen phức tạp,nhưng không quá lạ lẫm vào thời điểm mà bộ phim nói đến. Anton,theo đánh giá của người anh Vincent,hoặc là một con người hoàn hảo được tự nhiên yêu mến hoặc sự phát triển của bản thân anh không còn phù hợp nữa. Người em trai này,với đầy đủ tố chất tốt đẹp mà ngành di truyền học góp phần tạo nên,thi bơi lội với anh trai Vincent lần cuối. Lần cuối,đó là vì Vincent chuẩn bị ra đi tìm đường cứu... lộn,chuẩn bị ra đi để đuổi theo mơ ước của mình từ khi lên 10,đó là được bay vào vũ trụ. Khi đó,Vincent đã thắng đưa em lần đầu tiên,anh bơi mãi cho đến khi Anton không còn đủ sức bơi nữa để rồi phó mặc số phận cho người anh trai khiếm khuyết của mình. Số phận,rõ ràng,không phải một "sản phẩm".

    Một kỳ thi không được xét hoàn toàn vào chỉ số IQ. Bạn có thể copy bài người khác mà,haha. Phim cũng đã nói lên cái ý chí ngàn năm không đổi của học sinh sinh viên trên khắp thế giới. Bằng "phương pháp chọn giống",Vincent chẳng thể tìm được một công việc nào cho mình ngoại trừ công việc lao công. Không chịu khuất phục, anh đóng giả làm một-người-hoàn thiện vào làm ở Gattaca, nơi chỉ chấp nhận những con người hoàn thiện một cách tuyệt đối cho công việc bay vào vũ trụ, bằng sự trợ giúp của Jerome, một người hoàn thiện bị liệt sau một tai nạn. Bây giờ,tớ nói sơ qua về quan hệ giữa cả hai. Jerome,hằng ngày cung cấp máu,mẫu nước tiểu,lông trym và các loại lông khác... cùng một mẩu da ở ngón tay trỏ. Tất cả,là để giúp Vincent vào được Gattaca. Sau khi kết thúc hợp đồng,cả hai đều được lợi.

    Bộ phim dẫn người xem đi từ sự hồi hộp này đến sự hồi hộp khác. Bên cạnh kịch tích trong nguy cơ bị phát hiện bởi đồng nghiệp và cảnh sát của Vincent, người xem còn bị cuốn hút bởi câu hỏi: liệu Irene, cô gái thuộc về người-không-khiếm khuyết, người đã phát sinh tình cảm với Vincent trong Gattaca, một khi phát hiện ra sự thật thì có chấp nhận anh? Mâu thuẫn trong phim được xây dựng chặt chẽ: mâu thuẫn giữa Vincent và người em trai là cảnh sát điều tra anh mình và mâu thuẫn giữa Vincent với cả xã hội hoàn hảo ấy. Hai mâu thuẫn ấy được lồng vào nhau khéo léo: một mang tính cụ thể và một mang tính khái quát. Mâu thuẫn thứ hai nếu được giải quyết một phần sẽ tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn thứ nhất,và khi đó, cả hai mới có thể được giải quyết triệt để. Và một lần nữa,cả 2 anh em Vincent và Anton lại thi bơi lội với nhau. Lần này,người chủ động là Anton. Trong cuộc tranh cãi giữa 2 người gần cuối phim,có thể thấy bản chất của anh bộc lộ thế nào. Anh đã khiếp sợ trước sự thành công của người anh Vincent và đi cùng với điều đó là sự hoài nghi trước khả năng của chính mình. Anh không khác Jerome lần đầu gặp Vincent là mấy. Con người anh bị lấn áp bởi cái sự hoàn hảo của chính bản thân,để rồi khi trở về thực tại,anh chẳng là gì cả. Đi bơi... Lần bơi này,Vincent lại thắng. Như chính anh đã nói,anh ta bơi mà không bao giờ nghĩ đến sẽ quay lại. Chính điều đó đã tạo ra 99% cơ hội còn lại cho anh ta. Đến đây,"lạc loài"... thật chẳng có nghĩa lý gì cả. Không phải tự nhiên có câu: để cấu thành nên thiên tài,cần 99% EQ và 1% IQ. Gen cấu thành nên con người,đúng,nhưng ngược lại,con người không phải là gen. Có thể,mỗi người mỗi khác,do đó tạo nên sự phân biệt giữa người với người. Có người chết khi còn trẻ,có người thì ngược lại. Nhưng ít nhất,họ đã làm được những điều mà người số còn lại không làm được trong đời.

    Ước mơ,liệu chỉ để thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần? Nhiều người nói,họ chả là gì đối với thế giới này cả,chỉ là một con vi khuẩn nhỏ đến mức vô hình nếu nhìn từ vũ trụ xa xăm. Do đó,có một cái quan niệm rằng,mỗi người chúng ta,chính là phản chiếu của hàng ngàn ngôi sao trên kia. Thoắt ẩn thoắt hiện,không biết khi nào chết. Nhưng khi chết,liệu đó có phải là điều "ngôi sao" muốn,hay thật sự đó chính là hệ lụy dĩ nhiên mà cuộc sống ban cho. Nếu bạn coi phim (đặc biệt là nhân vật Jerome),sẽ hiểu điều tớ nói ở đoạn này.

    Một phim với những ý nghĩa hết sức nhân bản. Con người với sức mạnh tự nhiên của bản thân vẫn luôn có sức mạnh lớn lao nhất. Sự tính toán luôn nhường chỗ cho sự chân thật. Những gì phim muốn chuyển tải sẽ không dừng ở đó...

     
  10. pikeman2

    pikeman2 Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/8/09
    Bài viết:
    14,358
    Nơi ở:
    Silent Hill
    [​IMG]

    The Fighter (2010)

    Các phim về võ sĩ boxing như Rocky và Million Dollar Baby đã đoạt Best Picture ở Oscars và doanh thu cũng rất khá. The Fighter cũng đã được đề cử cho Best Picture ở Oscar năm nay (tuy nhiên khó có cơ hội được), và không như những phim nói trên đều là sáng tạo của biên kịch và đạo diễn, The Fighter là 1 câu chuyện có thật về "Irish" Micky Ward (Mark Wahlberg), 1 tay đấm bốc hạng trung ở vùng Lowell, Massachusetts. Micky không chỉ có những trận đấu trên sàn đấu, mà cả trong gia đình, trong cuộc đời anh cũng như 1 sàn đấu, với bà mẹ cũng là quản lý của anh, Alice (Melissa Leo), người luôn luôn thể hiện sự yêu quý hơn với người anh cùng mẹ khác cha của anh, Dickie Eklund (Christian Bale), 1 gã nghiện ngập, đã từng vào tù, nhưng trước đây đã từng là 1 tay đấm bốc và nổi tiếng với việc đã hạ knock-out Sugar Ray Leonard và được gọi là "Niềm tự hào của Lowell" (mặc dù còn nhiều nghi vấn về việc có thực sự anh hạ knock-out Ray hay anh ta đã trượt chân ngã).

    Mối quan hệ và xung đột giữa Mickey, Dicky, bà mẹ, Charlene và Mickey O'Keefe (trong vai chính ông) mới là cốt lõi của bộ phim chứ không phải những trận đấm bốc, và dàn diễn viên đã thực hiện xuất sắc công việc của mình. Có thể thấy Micky Ward là nhân vật hầu như chẳng có chủ kiến của mình gì cả. Có thể bởi vì anh ta không thể chen vào cuộc nói chuyện của mọi người được. Anh có 1 người anh nghiện ngập nói nhiều như máy, bà mẹ làm việc như người quản lý của anh luôn quyết định hộ anh phải làm gì và còn có 7 chị (em) gái luôn đứng về phía mẹ. Melissa Leo có 1 diễn xuất thuyết phục và đầy cảm xúc trong vai người mẹ, người luôn muốn điều tốt nhất cho gia đình của mình và có thể làm bất cứ gì trong khả năng của mình để đạt được điều đó, dù có thể làm tổn thương con mình mà không biết điều đó. Bà luôn thể hiện sự quan tâm đến Dicky hơn, thậm chí không biết (hay cố tình không biết?) và không tin việc Dicky nghiện mặc dù ai cũng thấy rõ ràng chuyện đó. Mọi chuyện trong gia đình thay đổi khi Micky gặp cô bartender xinh đẹp Charlene (Amy Adams), người làm thay đổi cuộc đời anh tuy nhiên cũng bắt anh phải lựa chọn giữa cô hay gia đình anh. Charlene yêu Micky và (có thể là) tin rằng anh là tấm vé thoát khỏi cuộc đời tệ hại của cô. Cô thật sự cũng không khác gì mẹ của Micky, luôn muốn điều tốt nhất cho Micky và luôn luôn tin rằng mình đang làm đúng, không hề để ý đến cảm xúc của anh (có lẽ anh này chắc cũng không có nhiều cảm xúc lắm, Mark Wahlberg mà, phim nào cũng 1 bộ mặt nhăn nhó như nhau, tuy nhiên trong phim này thì có vẻ hợp với vai này :))).

    Và vai diễn của Christian Bale trong phim này thì phải nói là xuất sắc. Từ thân hình chuẩn như trong The Dark Knight hay Terminator Salvation, anh phải giảm gần 15 kg để vào vai tên nghiện gầy gò như Dickie (và sau phim này thì phải tập luyện tích cực để lấy lạy vóc dáng để vào vai Batman/ Bruce Wayne trong The Dark Knight Rises khởi quay năm nay). Bale thực sự thể hiện rất thành công như 1 tên nghiện thật sự, thậm chí còn có kiểu dường như nhai cái gì đó trong khi không ăn gì cả. Vai diễn này của anh có chút hài hước nhưng cũng sâu sắc, đắng cay. Dicky từng là thần tượng của cậu em trai Micky, là "the pride of Lowell" (Niềm tự hào của Lowell), anh nghĩ mình có thể tìm lại vinh quang đó trong vai trò người huấn luyện Micky. Dickie tin rằng HBO đang quay 1 bộ phim tài liệu giúp mình khôi phục lại sự nghiệp, tuy nhiên thực tế là bộ phim tài liệu đó(1995's High on Crack Street) mục tiêu nhằm thể hiện việc nghiện ngập đã hủy hoại 1 tài năng thể thao như thế nào. Vai Dicky và diễn xuất của Bale thật sự là linh hồn của bộ phim và mình nghĩ khó có ai có thể vào vai này xuất sắc được như Bale. (thậm chí xem đoạn credit cuối phim trông Bale cũng khá giống Dicky thật)
    Câu chuyện về Micky đã hấp dẫn diễn viên - nhà sản xuất phim Mark Wahlberg khiến anh nghĩ đến việc phải làm The Fighter. Anh thậm chí mất đến 4 năm tập luyện để chuẩn bị cho vai này (tất nhiên là trong thời gian chờ tìm được đạo diễn và diễn viên thích hợp nữa). Khi đạo diễn của The Wrestler Darren Aronofsky từ chối đạo diễn phim này, Wahlberg đã mời David O. Russell, người đã hợp tác với anh trong 2 phim, Three Kings và I Heart Huckabees (2 trong số ít phim mà Mark Wahlberg diễn xuất tốt). Sau khi Matt Damon và Brad Pitt từ chối vai tên nghiện Dickie, Wahlberg thật sự đã rất may mắn khi tìm được Christian Bale (Năm nay Bale mà không đoạt Oscar cho Best Supporting Actor thì không biết phải nói sao nữa? :|)

    Điều thú vị là bài "How You Like Me Now?" của The Heavy đã được sử dụng trong trailer của Faster cũng được sử dụng nhiều lần trong phim này. Và nó có vẻ hiệu quả hơn đối với phim này, làm đoạn mở đầu đáng nhớ hơn.

    Phim không tốn nhiều thời gian để người xem tập trung vào phim. Có cảm giác như mình là 1 thành viên của đoàn làm phim tài liệu đang đi quay phim từng nhân vật. Điều duy nhất mình thấy tiếc là cái kết có vẻ hơi vội. Dường như kết thúc ngay ở giữa cao trào. Tuy nhiên nhìn chung mình vẫn thấy đây là 1 phim xuất sắc, ngang với những phim kinh điển về boxing như Rocky hay Raging Bull (có điều không hiểu đoạn Amy Adams với Mark Wahlberg cởi đồ chuẩn bị lên giường có tác dụng gì? Mà đằng nào phim cũng bị rate R vì ngôn ngữ rồi thế mà đã cởi cũng không cởi hết :(()
     
    Last edited by a moderator: 30/1/11
  11. Nomurasan

    Nomurasan Zael ♥ Calista Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/1/08
    Bài viết:
    14,768
    Tangled
    (2011)

    [​IMG]


    Một bộ phim kì diệu đúng nghĩa…

    Gần 100 năm qua, Disney đã nuôi dưỡng những giấc mơ thần tiên của mọi cô cậu bé trên trái đất này. Thế giới của Disney là thế giới đẹp nhất, câu chuyện của Disney là câu chuyện hay nhất, giá trị mà Disney mang lại là vĩnh cửu. Tôi muốn dành những lời này để tán dương Walt Disney, dù cho bây giờ nó đã trở thành một đế chế giải trí nhuốm mùi tiền (chuyện tất yếu) hay gì đi nữa, Disney vẫn mãi là một thiên thần bảo vệ cho tâm hồn thánh thiên của con người, nơi những giá trị chân thiện mĩ được kết tinh để trở thành bất tử. Với Tangled – Người đẹp tóc mây, tôi đã cảm nhận được điều kì diệu, phép nhiệm màu thần tiên của những bộ phim Disney ngày còn bé, thứ dường như đang mất dần trong một thế giới ồn ào, biến động và quá chạy theo những giá trị phù phiếm.

    Phim dựa trên câu chuyện về người đẹp Rapunzel có mái tóc dài ma thuật. Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe về câu chuyện này (truyện cổ Grimm của Đức). Cái hay ở đây là Disney đã rất sang tạo khi biến tấu một chút: chuyện về sức mạnh mặt trời của bộ tóc huyền diệu, đưa vào một số nhân vật như chú ngựa Maximus và đặc biệt là anh chàng lãng tử Flynn Rider (thay vì một hoàng tử… nhàm chán như trong truyện), làm cho phim hài hước và thú vị hơn rất nhiều. Một điều tôi cũng thích ở Tangled là phim không bi kịch hóa, không gây cho khán giả những cảm xúc nặng nề (dù chỉ một chút), cả bộ phim nhẹ nhàng, tươi tắn, rạng rỡ và đáng yêu như ánh mặt trời vậy.

    Ngoài một cốt truyện hay và ý nghĩa (tuy không thật xuất sắc), điểm mạnh nhất của Tangled – và cũng là thể loại hoạt hình nói chung - chắc chắn là sự vui nhộn, hài hước. Có thể nói ngay là Tangled… cực vui, bảo đảm bạn sẽ cười từ đầu đến cuối. Tôi đã nói nhiều đến cái duyên hài, và thật may mắn (không! tại sao lại may mắn? Tangled quá xuất sắc thì đúng hơn) là chất hài hước của Tangled rất tuyệt – nhẹ nhàng, ý vị và sâu lắng. Cũng như nhiều phim khác, Tangled cũng đưa vào một số nhân vật rất dễ thương: chú tắc kè Pascal của Rapunzel, “con ngựa quỷ” Maximus, cái lão già đóng giả thần tình yêu gì ấy… nhưng điểm hay là ở chỗ Tangled không “cố tình dễ thương” như nhiều phim khác (một điểm tôi khá khó chịu) mà tự nhiên hơn nhiều, khán giả luôn phải xuýt xoa hay bật cười, vì chúng đáng yêu quá. Flynn Rider là một nhân vật rất thành công. Anh duyên dáng, hài hước, thông minh lanh lợi và cũng yêu hết mình, một nhân vật lí tưởng để các anh chàng học tập đấy nhé. Rapunzel thì càng không phải nói, cô là nàng công chúa hoàn hảo bước ra từ truyện cổ tích mà lại. Dàn diễn viên phụ như Maximus, Pascal hay đám cướp trong quán rượu cũng rất xuất sắc, đến cả bà “dì ghẻ” (gọi như vậy cho nó VN nhỉ!) hay những nhân vật phản diện cũng chẳng đến nỗi đáng ghét. Như đã nói, Tangled ai cũng đáng yêu cả mà!

    Một điểm tôi đánh giá rất cao ở Tangled là “cái hồn” Disney. Có vẻ như sau bao năm rời xa “quỹ đạo” của mình, cuối cùng Disney cũng nhận ra những gì cốt lỗi, tinh túy nhất của họ, những gì đã làm nên thương hiệu Disney và họ đang tìm cách củng cố nó. Đó là gì? Đó là những trường đoạn “hở tí là hát” không lẫn vào đâu được của những bộ phim Disney classic, đó là nét hài hước rất có duyên, đó là sự lãng mạn mê hồn trong những khung cảnh kì ảo nhất. Cảnh tòa tháp của Rapunzel đứng trơ trọi trong một thung lung xanh ngát, bên trên là dòng thác đổ trắng xóa, cảnh phiên chợ sống động náo nhiệt hay cảnh chèo thuyền “siêu lãng mạn” của Flynn và Rapunzel trong khi bên trên là hàng ngàn ngọn thiên đăng lấp lánh. Chỉ có thể dùng những mỹ từ tốt đẹp nhất, hay có lẽ, ngôn từ cũng khó diễn tả vẻ đẹp thần tiên của Tangled mà Disney mang lại, đặc biệt phim lại được “trợ lực” từ hiệu ứng 3D cực tốt. Nếu so sánh thì, những bộ phim đình đám trong năm như Despicable Me, Megamind hay Toy Story 3 tôi đều không thích bằng Tangled. Có thể chúng cũng hay, nhưng với tôi, cảm giác chúng mang lại khô khan như ánh thép lạnh, không thể tươi mát bằng một dòng suối, hay ngọt ngào như một nụ hoa.

    [​IMG]

    Thật khó để tìm thấy khuyết điểm của Tangled, ngoại trừ một điểm đáng tiếc (ý kiến cá nhân) là đoạn đối đầu cuối cùng (ta hay gọi dân dã là “đánh trùm cuối”), thay vì đẩy người xem vào một pha hành động gay cấn với những màn rượt đuổi, đánh phá tứ tung, Disney đã chọn một giải pháp khác: sự hi sinh và phép màu nhiệm của tình yêu. Thôi thì, như thế cũng được.

    Một bộ phim tuyệt vời và kì diệu! Có thể bạn đã qua thời thơ ấu, nhưng Disney vẫn làm rất tốt triết lý “phim hoạt hình không chỉ dành cho con nít” của mình và đánh thức thế giới thần tiên mê hoặc trong lòng mỗi người. Một sự lựa chọn không thể tốt hơn để giải trí trong những ngày tết - khoảng thời gian đẹp nhất trong năm – bên bạn bè hay những người thân yêu. Tangled – Người đẹp tóc mây, nếu bạn chưa xem thì đừng chần chừ nữa, vì nó hoàn toàn xứng đáng. (Đừng lo! Galaxy vẫn còn chiếu dài ^^)
    Riêng tôi sau khi xem xong Tangled đã thần tượng chú ngựa Maximus rồi đấy.

    Điểm: 9/10
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/2/11
  12. Haotakua

    Haotakua You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    8,643
    Nơi ở:
    陳妍希's Home
    CONVICTION

    [​IMG]

    CẢNH BÁO SPOIL!

    Ngã rẻ ...

    Bạn sẽ làm gì khi trong ngày lễ tang của gia đình, anh trai của mình bị bắt và sau đó bị kết án tù chung thân vì tội giết người và cướp tài sản mà bạn tin rằng anh ấy vô tội? Đi tìm công lý là cách Betty đã làm. Thuê luật sư biện hộ? 1 số tiền quá lớn với Betty. Nhờ luật sư công? chuyện cứ như đùa, với 1 người có tiền án và tính cách bốc đồng như Kenny - anh trai của Betty - chả ai muốn giúp cả, và Betty biết rằng chỉ còn duy nhất 1 cách, cô sẽ đi học lấy cái bằng Luật để biện hộ cho anh trai mình dù trình độ của cô không dành cho những giảng đường.

    Từ bỏ những hạnh phúc cá nhân

    Ngủ nướng, đi 1 vòng siêu thị ngắm hàng hóa ... những sở thích hết sức nhỏ nhoi ấy Betty cũng kô còn bận tâm trong suốt gần 18 năm, tất cả cũng chỉ để dành thời gian cho việc học, đi làm phục vụ thêm ở quán cà phê để kiếm tiền trang trải, thậm chí cô đã từ bỏ tình yêu cuộc đời với người cha của 2 đứa con mình, tất cả cũng chỉ vì nỗi khao khát giải oan cho anh trai mình. Hình ảnh Betty quỵ xuống bật khóc khi tiễn 2 cậu con trai về với cha chúng nó khi 2 đứa đã hết kiên nhẫn về những lần trễ hẹn đi chơi cuối tuần khiến người viết chạnh lòng cho Betty nhưng vẫn hy vọng về 1 cái kết có hậu của 1 hành trình phi thường cho 1 tình anh em cao cả.

    Con đường đi tìm công lý không bằng phẳng ...

    Đã có những lúc tưởng chừng như Kenny đã được minh oan nhưng Nancy Taylor - người nữ cảnh sát ngày xưa có mối thù hằn với Kenny - giờ đã là vợ của cảnh sát trưởng tìm mọi cách để Kenny kô bị tội giết người thì cũng bị đồng lõa, nhưng với tất cả mọi đều, kể cả Kenny đã nản chí, Betty vẫn không bỏ cuộc.

    Nhận trái ngọt

    Hình ảnh Kenny với áo sơ mi chỉnh tề cài nút ở cả cổ, đống thùng cầm túi đồ đạc lỉnh khỉnh bước ra khỏi phòng giam khiến người viết như vỡ òa, vậy là công lý cuối cùng cũng được sáng tỏ! Kenny được đưa về bằng chiếc limosine sáng loáng với rượu vang như ước nguyện và nhất là được đoàn tụ với đứa con gái Mandy nay đã là 1 thiếu nữ. Điều hạnh phúc nhất đối với Benny lúc này chắc không chỉ là đã minh oan được cho anh mình, cô đã gieo được vào lòng 2 đứa con trai về 1 tình yêu thương cao cả - tình máu mủ ruột thịt.

    Diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên

    Khuôn mặt khắc khổ của Betty với diễn xuất của Hilary Swank người nắm giữ 2 Oscar chỉ có thể nói bằng 2 từ xuất sắc, nội tâm của nhân vật Betty cũng rất đa cảm, cô có thể rất vui với người bạn Abra khi nhận được những chứng cứ về vụ án tưởng chừng như đã mất của anh cô, nhưng ngay sau đó có thể nóng giận đuổi cổ Abra khỏi nhà khi Abra cảm thấy hết hy vọng về vụ án.

    Diễn xuất của Minnie Driver với nhân vật Abra cũng rất đáng khen, 1 bộ phim tâm lý nặng nề nhưng với lối diễn hài tỉnh bơ của cô khiến bộ phim thêm nhiều dư vị.

    Nhân vật Kenny của Sam Rockwell cũng rất đáng chú ý, 1 người anh hết lòng vì em, 1 người cha kô tha cho bất cứ kẻ nào khi nói xấu con mình, 1 tính cách bốc đồng ... cùng với các nhân vật khác đã làm nên 1 trong những bộ phim đáng xem nhất trong năm 2011.

    Haotakua, Thứ 2 Ngày 21 Tháng 02 Năm 2011
     
  13. disaster

    disaster Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/10/06
    Bài viết:
    2,984
    Nơi ở:
    TheNotic.ca
    Amadeus (1984)​


    Có lẽ người yêu nhạc Mozart nào cũng phải xem Amadeus.
    Cũng giống như các fan của Justin Bieber nhất định phải xem Never Say Never vậy.

    Đùa thôi mà.

    Vì, Amadeus - đạo diễn bởi Milos Forman, kịch bản bởi Peter Shaffer, dựa theo vở kịch cùng tên của chính ông - giành tới 8 trên 11 giải Oscar được đề cử. Bộ phim dài tới 160 phút này (180 phút ở bản extended) hiện giữ vị trí 84 trong top 250 IMDB, đề phòng có ai hỏi "Liệu phim có hàn lâm quá không?". Câu trả lời là không, Amadeus cũng dễ xem như nhạc của Mozart dễ nghe vậy.

    [​IMG]

    Về cơ bản thì nội dung Amadeus kể về cuộc đời Mozart trong khoảng 10 năm (1781-1791), từ lúc ông đến Vienna cho đến khi qua đời. Nhưng Mozart không phải nhân vật chính duy nhất trong phim. Amadeus có đến 2 nhân vật chính. Người thứ hai, vừa đóng vai trò dẫn chuyện qua những đoạn kể lại, vừa là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Người đó là Antonio Salieri, một nhà soạn nhạc ít tiếng tăm hơn sống cùng thời với Mozart. Và như bộ phim thể hiện, Salieri chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Mozart (tất nhiên đây chỉ là một tình tiết hư cấu).

    Phim mở đầu bằng cuộc tự tử bất thành của Salieri, nhưng là một Salieri già yếu hom hem, luôn miệng lẩm bẩm "Tôi đã giết Mozart". Rồi ông ta được đưa đến nhà thương điên, tại đó, ông ta kể lại cho một linh mục câu chuyện đời mình, cũng là câu chuyện cuộc đời Mozart. Salieri có một tình yêu âm nhạc mãnh liệt, và một tài năng âm nhạc nhất định. Làm nhiều việc tốt, và luôn tin tưởng vào Chúa, chỉ đến khi Mozart xuất hiện và xen vào cuộc đời Salieri, niềm tin ấy mới sụp đổ.

    - "Mọi người đều như nhau trong mắt Chúa", vị linh mục nói.
    - "Thật vậy không?", Salieri đáp lại.

    Câu trả lời là không, ít nhất đối với Salieri. Vì Chúa đã ban cho Wolfgang Amadeus Mozart quá nhiều ưu ái ('Amadeus' trong tiếng Latin có nghĩa là 'Loved by God'). Trước khi có Mozart, Salieri là nhà soạn nhạc của đức vua. Sau khi có Mozart, Salieri vẫn là nhà soạn nhạc của đức vua. Chỉ có một điều thay đổi, Salieri nhận thấy âm nhạc của mình không là gì so với Mozart. Tự đặt mình bên cạnh Mozart, Salieri thấy mình chỉ là một kẻ tầm thường trong muôn vàn những kẻ tầm thường khác trên đời. Một mặt, Salieri mê đắm trong những giai điệu của Mozart. Mặt khác, ông ta ghen tị với tài năng đó. Và sự ghen tị của Salieri chuyển thành thù hận, ghê tởm, khi ông ta nhận thấy Mozart hóa ra lại là một gã trẻ tuổi với tác phong kiêu ngạo và những hành động tục tĩu. Thiên tài trong mắt Salieri không như thế, và không thể như thế. Có lẽ nào Chúa đã trao món quà của mình cho nhầm người? Tất cả những điều đó đã đưa Salieri đến một quyết định ghê gớm: phải tiêu diệt Mozart.

    Người ta dễ dàng cho rằng Antonio Salieri là nhân vật phản diện trong phim này. Cũng chẳng sao. Có điều, Salieri là một kẻ vừa đáng trách vừa đáng thương. Dù ghen ghét đố kỵ đến mức nào, dù muốn tiêu diệt 'kẻ thù' của mình đến mức nào, Salieri cũng không thể ngăn bản thân khỏi việc thưởng thức và trầm trồ thán phục những tác phẩm của Mozart. Có thể nói không ngoa rằng trong thâm tâm Salieri vô cùng kính phục tài năng của Mozart. Như trong một cảnh, khi đang nhận những lời tán dương có cánh của nhà vua, Salieri vẫn phải len lén liếc nhìn phản ứng của Mozart đối với tác phẩm của mình. Trớ trêu thay, Salieri dường như lại là kẻ duy nhất ở Vienna nhận thức được sự vĩ đại trong âm nhạc của Mozart vào lúc đó. Và hơn ai hết, Salieri chính là người lo sợ nhất trước cái chết của Mozart. Không phải chỉ vì điều đó làm hỏng kế hoạch của ông ta, mà còn vì Salieri nhận thức được rằng, một tài năng âm nhạc của nhân loại sắp ra đi.

    Góp phần lớn vào việc thể hiện thành công một nhân vật phức tạp như Salieri chắc chắn là diễn viên F. Murray Abraham. Vai diễn để đời trong sự nghiệp của ông. Một vai diễn theo đúng kiểu "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt". Dù trong lốt một ông già héo hon gặm nhấm nỗi đau, hay một người đàn ông toan tính mưu mô, ta vẫn thấy ánh lên trong mắt Abraham sự sung sướng lạ kỳ mỗi khi nhân vật của ông chìm đắm trong những giai điệu âm nhạc. Đó chính là Antonio Salieri mà Milos Forman đã tạo ra. Bên cạnh đó, sự xuất sắc của đội ngũ hóa trang cũng cần được ghi nhận đến.

    Còn Mozart thì sao? Mozart trong lịch sử cũng như trong Amadeus, là một thiên tài, với âm nhạc 'tự tuôn chảy trong đầu ra mà không cần chỉnh sửa'. Nhưng không chỉ thế, đạo diễn còn cho ta thấy những mặt trái của một thiên tài. Mozart trong phim, có lẽ cũng không khác lời kể của Salieri là mấy, giống như một đứa trẻ lớn xác, với thái độ 'coi trời bằng vung', chà đạp lên mọi phép tắc, và cũng vô cùng ngây thơ, đến lúc chết vẫn cứ ngỡ kẻ thù là bạn. Ở một khía cạnh khác, chúng ta còn thấy một Mozart yêu thương vợ con, nhưng lại thờ ơ với chính cuộc sống của gia đình mình. Phim cũng không quên đề cập đến mối quan hệ giữa Mozart và cha mình: bất tuân nhưng vô cùng kính trọng. Ảnh hưởng của Leopold Mozart lên người con trai ngỗ nghịch của mình chính là một chi tiết then chốt của phim. Sau cùng, cũng khó mà nói rằng phải chăng chính lối sống của mình đã góp phần đưa Mozart đến cái chết sớm ở tuổi 35, nhưng đó không phải là những gì nhà làm phim quan tâm hay khán giả đòi hỏi một câu trả lời. Chỉ biết rằng, Amadeus đã khắc họa một cách sống động những góc cạnh của một thiên tài.

    Không có gì ngạc nhiên khi Tom Hulce, diễn viên thủ vai Mozart, cũng được đề cử cho nam diễn viên chính xuất sắc cùng với F. Murray Abraham. Giá mà có 2 giải Oscar để trao cho cả hai. Nhưng vì chỉ có 1, nên người chiến thắng là Abraham, có thể vì vai Salieri đòi hỏi nhiều sự tinh tế hơn vai của Mozart, một nhân vật với những cảm xúc được bộc lộ ra ngoài một cách dễ thấy. Dẫu sao, những người đã xem phim cũng không thể quên được tiếng cười 'hô hố' đặc trưng do Tom Hulce thể hiện.

    Một chút mới mẻ cho những ai còn chưa biết nhiều về Mozart. Trong phim khán giả sẽ được biết đến Constanze Weber, vợ của Mozart. Mặc dù trong lịch sử thì Constanze là một người xuất thân thuộc gia đình có truyền thống âm nhạc và chính bà cũng là một người am hiểu âm nhạc, nhưng trong phim thì nhân vật này được khắc họa giống với một bà nội trợ hơn.

    Phim cũng mang đôi nét hóm hỉnh, châm biếm khi đưa vào hình ảnh hoàng đế Joseph II, 'Vị vua của âm nhạc", cùng với bộ sậu cố vấn của mình, nhưng lại sở hữu một cái tai âm nhạc tầm thường và than phiền rằng vở opera có "quá nhiều nốt nhạc".

    Cuối cùng: quan trọng nhất, ân tượng nhất, xuất sắc nhất trong Amadeus chính là phần âm nhạc của phim. Tràn ngập trong phần lớn phim là âm nhạc của Mozart (khỏi bàn hay dở). Điều đáng nói là âm nhạc này được sử dụng có chọn lọc, đưa vào có dụng ý làm gia tăng cảm xúc cho cảnh quay. Một số cảnh phim mà nhạc và hình trở nên hòa hợp không thể tách rời, như khi Salieri mô tả một đoạn serenade của Mozart trong sự hân hoan của bản thân, hay như trường đoạn bất hủ ở cuối phim khi Mozart đọc cho Salieri chép lại bản Requiem (Lễ cầu hồn), ngay trước khi ông qua đời. Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp của phần choreography xuất sắc dành cho một vài trích đoạn opera trong phim (dẫu những khán giả không ưa opera có thể cảm thấy những đoạn này hơi lê thê không cần thiết) và bộ nhạc nền được chơi bởi dàn nhạc nổi tiếng Academy of St. Martin in the Fields.

    Amadeus là một phim xuất sắc trên nhiều phương diện. Từ kịch bản, diễn xuất, âm nhạc đến dựng cảnh, chỉ đạo nghệ thuật, hóa trang, trang phục,... và tất nhiên là dưới bàn tay tuyệt vời của Milos Forman (cũng là người làm nên kiệt tác One Flew Over the Cuckoo's Nest). Có lẽ không phải bàn cãi, Amadeus chính là musical biopic hay nhất từng có của điện ảnh.

    10/10.
     
  14. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    [​IMG]

    All the Boys Are Called Patrick (1959)

    Đạo diễn : Jean-Luc Godard


    All the Boys Are Called Patrick là một phim ngắn dài 21 phút của Godard. Phim ngắn nên gọn, đẹp, một tình huống thú vị. Hai cô sinh viên đợi nhau. Một cô trắng, một cô đen. Patrick với cái mồm dẻo tán tỉnh cô trắng. Vào quán nước, anh uống coca. Hẹn xem phim ngày sau đó. Cô đen chạy đến, với cặp kính đen, Patrick quẩn quanh rào đón và lại vào quán nước đó, cô uống coca. Hẹn xem phim ngày sau sau đó, với một lí do bịa ra nhất thời là đi gặp ông chú của anh. Làm sao anh biết được cô trắng cô đen ở chung phòng, với một tấm poster James Dean tô đùng che chắn và một tấm gương soi. Hai cô đỏm đáng khoe nhau về chàng Patrick của mình. Rồi hôm sau, trong một thoáng đường đông phố đúc, hai cô thấy được Patrick cùng một cô gái thứ ba khác, vội vã trèo lên taxi. Cuộc hẹn xem phim ngày sau và ngày sau sau đó kết thúc trong tiếng nhạc. Mờ dần và hết phim.

    Cái hay ho của phim là khả năng dàn dựng của Godard. Cùng một quán nước, hai thời gian khác nhau, hai cô nàng khác nhau (trắng và đen) về tính cách. Cô trắng, vận đồ trắng, trông mong manh, anh chàng Patrick mang cặp kiếng đen, rủ rê cô nàng hút thuốc, khi đó Patrick uống Coca, một người đàn ông với tờ báo Arts (Nghệ thuật) sau hậu cảnh, Patrick nói với cô rằng anh học Luật. Cô đen, vận đồ đen, vận một cặp kính đen, trông mạnh mẽ, học Luật, cô uống Coca, cô hút thuốc, một người đàn ông với một tờ truyện tranh sau hậu cảnh. Ta thấy những chi tiết đối xứng nhỏ nhoi nhưng tinh tế.

    Hai người đàn bà đều chia sẻ với nhau trò láu lỉnh của anh chàng Patrick, một nụ hôn bất ngờ khi chia tay, và những lời hứa hẹn. Những câu thoại lặp lại nhưng sắc thái khác nhau được sử dụng triệt để xuyên suốt phim. Với một chút gì đó tiên phong và sơ khai trong cách dựng nhảy vọt.

    Với cô trắng, Patrick chiếm chủ động. Với cô đen, Patrick dường như yếu thế hơn đôi chút. Trong căn phòng chung, lúc thì hai khuôn hình chứa trọn hai cô, lúc thì tách bạch riêng lẻ. Hai cô chia sẻ nhau người tình mới gặp Patrick - với niềm tin rằng có vô vàn chàng trai như thế trên đời. Một anh chàng học Luật ư ? Nhiều quá. Quá nhiều. Những câu thoại tưởng như vô nghĩa lại được quay ra dùng đi, dùng lại, lộ rõ ràng hơn cá tính hai người.

    Câu chuyện đơn giản, chẳng có bí mật gì dấu diếm người xem. Godard, phim ngắn, thú vị, kết thúc. Nhạc hay.
     
  15. kingpersnake

    kingpersnake C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/08
    Bài viết:
    1,881
    Nơi ở:
    Sài Gòn

    [​IMG]
    Un Chien Andalou
    Luis Buñuel - Salvador Dali

    Un Chien Andalou là một tiếng gọi đến với nhau của hai nghệ sĩ vô danh, đơn độc, Luis Buñuel và Savaldor Dali. Ý tưởng bắt đầu từ một sự chung đụng đến từ giấc mơ của hai người. Luis Buñuel bấm máy trong hai tuần với kinh phí nhỏ hẹp từ gia đình. Dali sau này cho rằng ông đã có một đóng góp to lớn trong quá trình làm phim.

    Sự đồng phối vị giữa hình ảnh, âm thanh và sự liên hợp giữa các lý thuyết được tống vào cái mở đầu dạng ‘ngày xửa ngày xưa’ mà sự ám ảnh của nó vẫn còn tiếp diễn qua nhiều năm tháng. Trường đoạn nổi tiếng đó cũng là chìa khóa cho toàn bộ bộ phim. “Có gì kinh sợ hơn một đám mây mỏng manh che phủ mặt trăng khi nó tròn nhất ?” . Cảnh rạch toạt nhãn cầu làm cho chúng ta thấy rằng ‘đây là một bộ phim để nhìn bằng một cái nhìn khác.’

    Phim chứng tỏ cho ta thấy tài năng của Luis Buñuel với tư cách là một nhà làm phim, cũng là cái để đưa ông và Dali vào thế giới của những kẻ sùng bái chủ nghĩa siêu thực.

    Bộ phim thuyết trình một dạng thức thuầt khiết nhứt của tự do ý chí trong điện ảnh. Nó chắt lọc những thứ tinh hoa nhất của chủ nghĩa siêu thực, và mở đường cho một ngôn ngữ điện ảnh mới. Luis Buñuel nói rằng bộ phim là kết quả của một hành trình vô thức có ý thức. Và có vẻ như bản thân bộ phim là một sự trừu tượng hóa giấc mơ, lọc qua một màn kính logic của hiện thực. Những nhà siêu thực, hay ít ra là những nhà siêu thực thành công, hiểu rằng họ phải tách bạch những thứ của họ khỏi những cái gọi là không thực, vô nghĩa.

    Một giấc mơ là một hệ thống của những biểu tượng, mà phải được giải nghĩa bởi những logic chọn lọc từ những gì thực tế. Un Chien Andalou là một bản giao hưởng màu mỡ của những biểu tượng, nhưng Luis Buñuel khước từ mọi lý giải trực tiếp từ chúng. Điều này có lẽ đặt một gánh nặng lên vai của khán giả, nhưng chủ nghĩa siêu thực, có lẽ cũng là để đưa ra thách thức mọi thứ.

    Từ những lời tự thuật của Luis Buñuel cũng như Dali, ta có thể thấy những hình ảnh trong phim là sản phẩm của một sự nhận thức chung giữa hai cái đầu. Nhưng, ta có thể thấy những cá tính riêng biệt, những phong cách đặc trưng giữa hai người. Luis Buñuel mê đắm Battleship Potemkin của Eisenstein, điều đó có thể giải thích cảnh ‘con dao cạo – mắt’. Dali là một nhà siêu thực ưa thích hình ảnh của lòai vật, điều đó giải thích cảnh đàn kiến bò trên tay người đàn ông. Kiến cũng đi sâu xuyên suốt các tác phẩm sau của Dali.

    Bộ phim trải dài qua những thể loại thuờng gặp nhất : tình cảm, hài, bi, melo. Nhưng cái kết phủ nhận mọi sự áp đặt thể loại.

    Luis Buñuel muốn gây shock và sỉ vả giai cấp tư sản. Henri Miller gọi bộ phim là một ‘bãi nước bọt vào nghệ thuật’. Luis Buñuel và Dali đã làm một bộ phim để có nhiều diễn giải, phân tích. Nhưng, như Dali nói, ‘mục tiêu của bộ phim là để phá bĩnh tâm thức của khán giả’. Trong phim, như một giấc mơ, có những sự biến vị của không gian và thời gian mà ta không thể lần mò ra được.

    Bởi vậy, mọi sự diễn giải đều tỏ vẻ như là vô nghĩa. Có lẽ việc tốt nhất mà ta có thể làm là để cho những hình ảnh trong phim xâm nhập, xem với thị giác và để cảm xúc len sâu vào trong bạn.

    <Dịch từ đâu đó quên nguồn rồi>
     
  16. viethaihp1992

    viethaihp1992 Imaginative Innova Moderator

    Tham gia ngày:
    28/3/06
    Bài viết:
    3,884
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Secret (2007)

    [​IMG]

    Non-Spoiling


    Secret là một bộ phim tình cảm nhẹ nhàng, lãng mạng với bối cảnh trường học phổ thông và tình yêu của tuổi học trò. Đây là bộ phim đầu tay do Jay Chou làm đạo diễn kiêm diễn viên chính. Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với hình ảnh Jay Chou biểu diễn trước hàng nghìn khán giả trên toàn thế giới cũng như góp mặt trong một số bộ phim của châu Á cũng như Holywood, tuy nhiên trong Secret, Jay lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là đạo diễn chính cũng như nam diễn viên chính trong phim. Bộ phim thành hay bại cũng đồng nghĩa với việc con đường sự nghiệp với tư cách là một đạo diễn của Jay Chou rộng mở hay hẹp dần. Không hổ danh khi được các fan nhận xét là một ca sĩ đa tài, bộ phim này được nhiều nhà phê bình đánh giá khá cao về mặt đạo diễn.

    Nội dung: Cốt truyện của phim được viết bới Jay Chou và được đánh giá cao. Cột truyện lấy khung là tình yêu trong sáng nhẹ nhàng ở tuổi học trò nhưng để lại nhiều suy nghĩ trong người xem. Jay thể hiện tình cảm ấy bằng những cảnh quay khi Diệp Tương Lân (nam chính) đèo Lộ Tiểu Vũ (nữ chính) từ trường về nhà, đánh chung những bản nhạc piano trong phòng đàn cũ, trốn học đi nghe nhạc ở một tiệm bán đĩa CD hay lên sân thượng ở ngôi nhà nhỏ của Tiểu Vũ và trao nhau nụ hôn đầu. So với vô vàn các bộ phim tình cảm đã được sản xuất, những cảnh quay này xét về nội dung không phải là mới nếu không nói đã xuất hiện quá nhiều. Thế nhưng dưới ống kính máy quay được đạo diễn bởi Jay Chou, khán giá xem phim không cảm thấy nhàm chán mà thay vào đó là một làn gió mới nhẹ nhàng phảng phất hương vị khó quên của một mối tính đầu đẹp như mơ giữa Tương Luân và Tiểu Vũ. Phải nói Jay Chou rất thành công khi tạo ra một câu chuyện tình yêu mà bao người phải mơ ước. Tình cảm ấy bắt đầu với những rung động, tiến triển một cách từ từ, sau đó gặp không ít chông gai thử thách và cuối cùng đi đến một kết thúc để lại nhiều suy nghĩ cho người xem.

    Ngoài nội dung chính là tình yêu, bộ phim đem lại cho người xem một cảm giác bất ngờ. Bất ngờ ở chỗ khi người xem đang tập trung vào một khía cạnh mà bao bộ phim tình cảm khác đã nói đến, Secret đưa ta đến một góc cạnh khác vô cùng bất ngờ và cũng là bước ngoặt cho toàn bộ bộ phim. Cụ thể là gì xin được phép không tiếp lộ vì đây không phải là spoiler nhưng chắc chắn ai xem xong bộ phim sẽ có chung một cảm giác như lần đầu tôi xem phim này: háo hức, bất ngờ và kết thúc bằng những suy nghĩ về cái kết của phim.


    [​IMG]


    [​IMG]


    Âm nhạc: nếu toàn bộ OST được thay thế, tôi sẽ không ngồi đây viết review này bởi có lẽ sẽ chẳng có gì đọng lại trong tôi sau khi xem xong phim. OST của phim chỉ có hai bài có lời, còn lại là những bản nhạc piano. Chắc chắn ai biết chơi piano sau khi xem xong phim sẽ tìm bản nhạc để đánh được một bản piano nào đó trong phim bới chúng đều xuất sắc và người viết nên chúng là Jay Chou, một nghệ sĩ piano thiên tài. Hai nhân vật chính gặp được nhau khi Tương Luân đi tìm người đã đánh bản nhạc trong căn phòng piano cũ và thấy Tiểu Vũ. Những cảnh Tương Luân đi chơi cùng hay đèo Tiểu Vũ về trên chiếc xe đạp cũng sẽ không gây được một cảm xúc quá mạnh nếu không đi kèm với những tiếng dương cầm trong trẻo. Rồi những đau khổ, chờ đợi, hạnh phúc trong phim đều sẽ được lần lượt diễn tả qua tiếng đàn. Trong Secret, âm nhạc vừa đóng góp cho tính nghệ thuật vừa hoàn thiện về mặt nội dung cho bộ phim.


    [​IMG]


    Diễn xuất: Vai Tiểu Vũ được đảm nhận bới Kwai Lun-mei và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực về phía khán giả cũng như các nhà phê bình nghệ thuật. Lun-mei được Jay Chou chọn làm nữ chính là vì cô sở hữu một gương mặt ngây thơ và có nét trong sáng của tuổi học trò. Và cô đã thể hiện rất tốt vai diễn của mình dưới con mặt nghệ thuật của những nhà phê bình. Tuy nhiên, Jay Chou với vai trò là nam diễn viên chính không làm được điều đó. Với một khán giả không cần quá khó tính khi quan sát nhân vật, có thể thấy Jay diễn khá gượng ở nhiều cảnh quan trọng đòi hỏi sự biểu lộ cảm xúc phức tạp từ phía diễn viên. Có thể nói, Jay không có được những nét mặt cần thiết ở nhiều thời điểm nhấn của phim. Một sự bất cân bằng xảy ra khi nữ chính do Kwai Lun-mei thủ vai đảm nhận rất tốt vai trò của mình thì Jay, nam chính, không làm được điều đó.

    Tuy nhiên nói vậy không có nghĩ là ta phủ nhận vai trò của Jay Chou trong bộ phim. Với vai trò là một đạo diễn, Jay đã làm rất tốt trong bộ phim đầu tay của mình. Từ cốt truyện đến nội dung xuyên suốt phim cùng âm nhạc, cảnh quay… tất cả đều được Jay xử lý và quyết định, cho thấy một tương lai sáng với vai trò đạo diễn của anh chàng ca sĩ này.


    8/10
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/5/11
  17. pikeman2

    pikeman2 Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/8/09
    Bài viết:
    14,358
    Nơi ở:
    Silent Hill
    Thor (2011)

    [​IMG]

    Mình luôn nghĩ Thor là 1 nhân vật khó có thể chuyển thể lên màn ảnh rộng, và cũng lo lắng về việc làm thế nào mà Thor có thể phù hợp với thế giới của Iron Man và Hulk, thế giới toàn các công nghệ hiện đại và đột biến gene.. (Marvel đã chính thức gọi thế giới này là Marvel Cinematics Universe và có thể sẽ xuất bản comic dựa trên cái này để nói về những sự kiện không diễn ra trên phim) .Nhưng câu trả lời là: Họ đã làm được, hơn cả mình mong đợi. Bộ phim rất là vui (với người xem), việc xen kẽ những cảnh giữa Trái Đất và Asgard được làm rất tốt. Cùng với dàn diễn viên tuyệt vời và sự chỉ đạo của đạo diễn Kenneth Branagh, Thor chắc chắn sẽ trở thành 1 trong những phim blockbuster thành công nhất hè này, và theo mình nghĩ thì nó xứng đáng được như thế. Marvel Studios 1 lần nữa đã chứng tỏ tại sao họ thành công trong việc làm phim dựa trên comic của họ: họ bám vào cốt truyện gốc và hiện thực hóa nó.

    Câu chuyện phim kể về Thor (Chris Hemsworth), con trai của Odin (Anthony Hopkins), phá vỡ hòa ước với 1 giống loài được biết đến như là the Frost Giants (những người khổng lồ băng), Sự hấp tấp nóng nảy của anh đã dẫn đến cuộc chiến giữa 2 thế giới 1 lần nữa có thể xảy ra. Tức giận vì sự kiêu căng tự phụ của con trai, Odin tuyên bố Thor không xứng đáng trở thành người kế vị ngai vàng và đã tước hết sức mạnh của anh và đày xuống Trái Đất (lẽ ra phải gọi là Midgard mới đúng, trong phim toàn gọi là Earth :-s). Khi Thor rơi xuống, anh được 1 nhóm nhà khoa học mà dẫn đầu là Jane Foster (Natalie Portman) tìm được và giúp đỡ. Thor không chỉ phải tìm được đường về quê nhà Asgard, mà quan trọng hơn là anh phải học được từ lỗi lầm của mình để 1 lần nữa xứng đáng trở thành vị thần đầy sức mạnh như trước.

    Bộ phim không chỉ diễn ra ở Trái Đất, và nó sẽ không thể cool được như vậy nếu không có những cảnh đẹp tuyệt vời ở Asgard. Thế giới Asgard được thiết kế tuyệt đẹp và có nhiều thứ chưa bao giờ được thấy. Có chút gì đó hơi hướm của tương lai, cộng với chút cảm giác Bắc Âu và Trung cổ. Điều Branagh và đội của ông tạo ra thật sự là rất ấn tượng và độc đáo. Tất cả mọi thứ, từ Rainbow Bridge (cây cầu vồng) tới Đại Sảnh Cung Điện của Odin, vô cùng đáng kinh ngạc. Nó có cảm giác rất thật (nhưng tất nhiên là vẫn rất ảo :))), và mình phải há hốc mồm vì 1 số cảnh đẹp ở Asgard.

    Kenneth Branagh, đạo diễn của phim, là 1 người rất tài năng, ông có 4 đề cử Oscar ở 4 hạng mục khác nhau 8-} (đạo diễn, diễn viên, kịch bản và phim ngắn). Chắc sẽ có người nhận ra ông đã đạo diễn thành công những vở bi kịch của Shakespeare như Hamlet hay Henry V. Trong khi nhiều người khác (chắc chắn là bên này nhiều hơn) sẽ nhận ra ông đã vào vai ông thầy ba hoa Gilderoy Lockhart trong Harry Potter and the Chamber of Secrets. Dù Branagh ở cương vị nào thì có vẻ ông đêu rất giỏi. Thor 1 lần nữa chứng minh điều đó. Ông thực sự biết chọn diễn viên và biết cách làm cho họ phát huy sở trường của mình (vì với những vị thần lúc nào cũng mặc giáp sáng lóa như ở Asgard thì nếu không xử lý tốt có thể họ sẽ trông như tượng), và việc thêm 1 chút của bi kịch gia đình như kiểu của Shakespeare vào cuộc chiến tranh ngai vàng của Asgard làm mình cảm thấy rất phù hợp. Tuy nhiên điều làm mình bất ngờ là Branagh có thể quay những cảnh hành động rất tốt. Bộ phim có 1 vài trận đánh rất là cool và epic, và Branagh đã xử lý chúng tốt. Mình đặc biệt thích trận chiến với bọn Frost Giants ở đầu phim. Đó thực sự là 1 trong những điểm sáng của phim, và nhìn áo choàng đỏ rực của Thor bay trên cảnh nền với tông màu ảm đạm xanh xám của Jotunheim rất đẹp (có cảm giác của Sin City). Mình có cảm giác nếu rơi vào tay 1 đạo diễn khác thì phim có thể trở thành 1 thảm họa, nhưng Branagh lại 1 lần nữa chứng tỏ Marvel giỏi cả việc chọn đạo diễn cho phim của mình nữa (lần trước Jon Favreau - 1 diễn viên chuyên đóng vai phụ trong các phim hài được chọn làm đạo diễn Iron Man đã đủ bất ngờ rồi, lần này còn chọn đạo diễn chuyên về các phim bi kịch của Shakespeare)

    Tất nhiên sẽ thật là 1 thiếu sót lớn nếu không nhắc đến dàn diễn viên của phim. Trước tiên và cũng là quan trọng nhất, Chris Hemsworth CHÍNH LÀ Thor. Không chỉ vẻ ngoài giống trong truyện tranh, mà diễn xuất của anh cũng rất phù hợp, lúc đầu phim là thái độ kiêu căng ngạo mạn của Thor, rất tuyệt (mình rất thích lúc Thor đập 1 con Frost Giant rồi nói "Next!", hay sau đó là câu "That's more like it" :))). Nhưng khi Thor có tình cảm và tính "người" hơn, Hemsworth cũng thể hiện rất tốt. Anh thực sự sở hữu vai này, và khó có thể chọn 1 diễn viên khác hợp với vai này hơn anh (lại còn mắt xanh, body đẹp nữa chứ ;))). Anh còn 1 sự nghiệp dài trước mắt và chắc chắn mình sẽ theo dõi chú này (sắp tới là bộ phim kinh dị Cabin in the Wood với Chris đóng vai chính, còn đạo diễn là Josh Whedon - người sẽ đạo diễn The Avengers). Cũng không thể không nói đến diễn xuất tuyệt vời của Tom Hiddleston trong vai Loki, em trai của Thor và là vị thần của bất hòa, dối trá và lừa lọc. Mình chưa bao giờ thấy Hiddleston trước đó (còn Hemsworth thì đã thấy mấy phút trong Star Trek với A Perfect Getaway), nhưng anh thực sự "steal every scene" có mặt Loki. Đó là 1 nhân vật có tâm lý phức tạp, với bi kịch và quá khứ bí ẩn, hy vọng Loki sẽ tiếp tục làm villain trong The Avengers (đoạn after-credit có vẻ cũng gợi ý cho điều này)

    Diễn xuất của dàn diễn viên phụ cũng không kém. Natlie Portman đương nhiên là vẫn tuyệt như thường lệ, nhưng là 1 sự lãng phí tài năng với vai Jane Foster, cô không có nhiều việc để làm trong phim này :)). Anthony Hopkins rất tuyệt trong vai Odin, mặc dù không có nhiều thời lượng trên màn ảnh, ông vẫn luôn thể hiện được phong thái uy nghiêm của vua của các vị thần mỗi khi ông có mặt. Kat Denning trong vai cô thực tập sinh của Jane, Darcy=P~, vai trò chủ yếu của cô này là những câu thoại gây cười và giới thiệu sản phẩm (iPod) :)). Khi xem trailer thì mình lo vai này sẽ gây khó chịu cho người xem vì những câu thoại ngớ ngẩn, nhưng khi xem phim thì lại khác, nhân vật này cũng khá là đáng yêu. Stellan Skarsgård cũng như Natalie, hơi bị lãng phí tài năng với vai Erik Selvig, 1 nhà khoa học giúp đỡ Jane Foster với nghiên cứu của cô (tuy nhiên nếu theo phần after-credit thì có thể ông này sẽ có vai trò gì đó trong Avengers). Sif và Warriors Three, những người bạn đồng hành của Thor ở Asgard, cũng được thể hiện rất tốt. Mình đặc biệt thích Sif (Jaime Alexander) vì xinh và cá tính :x và Volstaag (vì đó là Ray Stevenson, diễn viên yêu thích của mình (đã từng lấy làm avatar của mình trong 1 thời gian), Stevenson cũng đã từng vào vai 1 nhân vật khác của Marvel là The Punisher, không biết bây giờ khi bản quyền của Punisher đã về lại tay Marvel thì các dự án tiếp theo liệu Stevenson có được vào vai này nữa không nhỉ (chắc là không :(). Và tất nhiên là Clark Gregg trở lại trong vai đặc vụ Coulson (như trong Iron Man 1 và 2). Anh mang lại 1 vài giây phút vui vẻ và hài hước cho bộ phim, và có vẻ như là người kết nối toàn bộ Marvel cinematics universe này lại với nhau.

    Bộ phim có thoại hay, nhiều câu rất hài hước, các cảnh hành động và hiệu ứng hình ảnh tốt, thêm vào đó là âm nhạc trong phim cũng rất tuyệt. Với mình thì đây là 1 bộ phim hay, được đầu tư kỹ càng. Phim cũng có 1 số điều thú vị cho những comic fan phát hiện. Những chi tiết nhỏ như cái tên Donald Blake, hay những ám chỉ về Bruce Banner và Tony Stark. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của 1 thành viên của Avengers nữa là đặc vụ Barton (hay sau này là Hawkeye do Jeremy Renner thủ vai). Đó chắc là 1 phút làm các comic fan hào hứng. Thêm vào đó là cảnh Weapon Vault của Odin, chú ý xem bạn nhận ra được những đồ vật nào ở đó ;). Cảnh after-credit cũng gợi mở nhiều điều về Avengers.

    Nhìn chung, mình rất thích phim này. Đây là phim mình thích nhất trong 4 phim của Marvel Studios. Rất mong đợi vào Captain America (mặc dù Joe Johnston làm đạo diễn thì cũng hơi nghi ngờ :-? tuy cha này cũng có mấy phim mình thích, nhưng bị critics dập cho thảm hại). Hy vọng Thor sẽ thành công về doanh thu ngay trong tuần đầu công chiếu. vì mùa phim hè đã bắt đầu và hầu như mỗi tuần đều có 1 blockbuster mới khởi chiếu và đây sẽ là 1 cuộc cạnh tranh khốc liệt. Nếu Thor có sequel thì cũng hy vọng Kenneth Branagh có thể trở lại làm đạo diễn (mặc dù mình khá nghi ngờ về điều này vì giám đốc của Marvel Studios là Kevin Ferge trong khi trả lời phỏng vấn thì bảo đang phát triển sequel cho cả Thor lẫn Cap, còn Kenneth Branagh khi được hỏi thì chả biết gì :|)

    Điểm mình chấm: 9/10 (hơi cao, chắc do là fanboy :-?)

    À mà nói thêm là cũng không nên xem 3D, phim được convert sau khi quay nên chất lượng 3D cũng không tốt lắm (tuy nhiên thấy vẫn khá hơn nhiều phim convert năm ngoái như Alice hay Clash of the Titans..). Thêm vào đó là kính 3D làm mọi vật tối hơn nên có nhiều cảnh thấy loạn xà ngầu chả nhìn ra được cái gì vào với cái gì :|
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/11
  18. halokiru

    halokiru Mega Man

    Tham gia ngày:
    20/3/09
    Bài viết:
    3,361
    Nơi ở:
    Wasteland
    Click (2006)

    [​IMG]
    Chưa bao giờ mình nghĩ tới việc viết review một bộ phim, nhưng Click là bộ phim làm mình suy nghĩ nhiều nhất tuần vừa rồi. Thi xong rãnh rang nên tập viết thử một bài ;))

    Chuyện phim kể về anh chàng Michael Newman (Adam Sandlers), một anh chàng có một người vợ đẹp và rất "hot" là Donna (Kate Beckinsale) cùng 2 đứa con nhỏ. Anh rất thương vợ và con nhưng lại ham mê công việc quá mức (muốn trở thành chủ phần hùn công trình, cánh tay phải đắc lực của ông chủ Ammer (David Hasselhoff) ). Vào một ngày, Michael mệt mỏi với công việc và gia đình, anh ra một cửa hàng đồ gia dụng tìm mua cái remote đa năng và ở đây, anh tình cờ gặp một tay phát minh già và hơi "không bình thường" tên Morty (Christopher Walken) và anh đã tìm được thứ thay đổi cuộc đời mình đó là cái remote có khả năng điều khiển không gian và thời gian. Nó giúp Michael rất nhiều. Tưởng chừng cái remote ấy có thể giúp anh hoàn thiện cuộc sống, gia đình và công việc của mình nhưng không (Xem hết sẽ biết rõ ;)) )

    Click là một bộ phim hài, tâm lí xã hội, gia đình của đạo diễn Frank Coraci. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đây là một bộ phim mang tính giải trí. Bản thân của người viết cũng thấy thế, phim rất hài hước trong tình huống lẫn lời thoại, đặc biệt là "con vịt". Nhưng giá trị bộ phim không phải ở đó, đó chính là tính giáo dục mà phim đem lại. Nếu như ta xem hết phim, anh chàng Michael dùng cái remote để điều khiển khả năng làm việc và ổn định cuộc sống nhưng anh ta quá lạm dụng công dụng của cái remote trong mọi việc, kể cả việc ân ái với vợ. Hậu quả của việc lạm dụng đó đã làm cho Michael đi đến tương lai của mình. Ở đây anh thấy được sự đổi thay của đời: Con gái bé bỏng, ngoan ngoãn ngày nào đã trở thành một cô gái ăn diện thiếu vải và bạn bè hư hỏng. Vợ thì li dị và sống với người dạy bơi của con trai là Bill (Sean Astin). Con trai anh dần trở thành bản sao thứ 2 của chính bản thân Michael, chỉ biết đến công việc, kể cả lúc bố sắp xuống lỗ thì anh cũng định bay đến nơi công tác. Và đặc biệt là bản thân Michael, trở thành kẻ béo phì bệnh tật, sống dựa dẫm vào người khác, thất bại trong cuộc sống, ngay cả lúc cha mình đến thăm khi đã ở vào những ngày cuối đời, anh cũng lờ đi. Phải nói là gần 30' cuối phim rất cảm động và thấm thía, đạo diễn đã cho ta một bài học qua bộ phim:" Hãy biết quý lấy giá trị của cuộc sống và chăm lo cho người thân"

    Những điều trên là mặt mạnh của phim, nhưng hãy nhìn lại cách mà đạo diễn Frank Coraci đem bài học tới cho ta. Nhịp phim tương đối ổn định ở những phút đầu, càng về sau càng nhanh. Phim đưa Michael đến cái remote, anh ta phô diễn khả năng rồi ứng dụng vào cuộc sống --> thành công trong công việc và gia đình --> skip đoạn bố mẹ vào nhà ăn tối --> "bị" đưa mình tới tương lai và xem trước cuộc đời. Như vậy, Frank Coraci đã ép buộc người xem vào bài học của phim chứ không phải để người xem tự hiểu và tự cảm nhận, như thế sẽ là không hay và bị giới phê bình xem là phim dở. Chưa kể đoạn kết, Morty cho Michael một cơ hội để làm lại cuộc đời. Một happy ending, một bộ phim có hàm ý giáo dục mà đem happy ending vào là không tốt vì không phải ai cũng có cơ hội thứ hai cho cá nhân.

    Nói về các mặt khác. Về diễn xuất, Adam Sandler diễn rất giản dị, tự nhiên và người lớn chứ không nhí nhố như Jim Carrey. C. Walken diễn không hợp vai, đây không hẳn là một vai phản diện, Chris không vào tốt một vai "Không bình thường" và triết lí như trong phim. Kĩ xảo chưa được trau chuốt tốt nhưng cũng tạm chấp nhận mặc dù phim này kinh phí tới 70 triệu $. Makeup rất tốt, ekip trang điểm tất cả nhân vật qua các khoảng thơi gian rất thuyết phục nhưng không thể bằng Pan's Labyrinth cùng năm được.

    Tóm lại, Click là một phim hay để gia đình cùng xem, tính giáo dục cao, giải trí tốt và cũng rất thấm thía.

    Điểm: 7/10
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/5/11
  19. khoadeptrai39

    khoadeptrai39 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    2,820
    Nơi ở:
    Red Rose Mansion
    [​IMG]

    Blue Valentine​

    Blue Valentine là một phim vừa nặng nề vừa nhẹ nhàng cùng lúc,hay theo như nhận xét của Cindy đối với Dean,vừa chế giễu vừa khen. Phim được gọt giũa trong từng câu thoại,từng khoảng khắc,khiến người xem tập trung đến nỗi quên đi cái sự mỏng manh thường trực suốt phim. Không,chả có đoạn nào gọi là gây cấn cả,mà thay vào đó là cái không khí ngột ngạt suốt phim,cực nặng nề và liên tục được dựng lên qua cách quay táo bạo và mới lạ,cùng phông màu nửa tối nửa sáng...để rồi trở về với những đoạn flashback,người xem có cảm giác nhẹ nhõm vô cùng. Phải,một phong cách làm phim rất chuẩn mực,tất nhiên đạo diễn Derek Cianfrance chẳng bỏ ra gần 12 năm để nghiên cứu + làm phim chỉ để được bình thường như những phim cùng thể loại. Theo tớ thì đây là phiên bản "darker" của 500 Days of Summer,có điều là xanh hơn và một phần nào đó rất chân thực và trưởng thành.

    Câu chuyện trong phim quen thuộc,vì nó có thể bắt gặp được ở bất kỳ đâu,dù trong cuộc sống hay nghệ thuật,tuy nhiên vẫn tránh được những lỗi thường thấy,vô lý mà ta luôn gặp trong những phim tình cảm hiện nay... mà thay vào đó là đưa người xem vào cái nhìn lạ lẫm của người trong cuộc, hay nói cách khác là những người đã trải nghiệm. Việc edit các cảnh không liền nhau,xen kẽ,qua 500 days of Summer một lần nữa lại được bắt gặp ở đây,nhưng theo cách rất đặt biệt. Trong Blue Valentine thì thực sự là hai mẩu chuyện nhưng lồng vào một,không nhất quán như trong 500 Days. Ở mỗi mẩu chuyện,khi mà sự phát triển tình tiết,nhân vật đều đang "rất quyến rũ và cuốn hút"... thì bỗng chốc phim lại hướng sự chú ý sang "mẩu chuyện kia", khi đó thái độ người xem cũng quay tít 180 độ cũng như trong phim. Tốt hay xấu,điều này chỉ khiến họ càng không muốn rời mắt khỏi màn hình một lúc nào,quá bận cố gắng lấp đầy những lỗ trống,xóa tan những câu hỏi không lời giải liên tục được đặt ra. Thế tại sao không lời giải? Nếu ai đã xem rồi chắc hẳn vẫn thấy thiếu thiếu chút gì. Đó chính là cái phần giữa "bị đánh cắp" của phim. Chúng ta không biết lý do vì sao mà hôn nhân của hai người lại trở nên tệ đến vậy,mà chúng ta chỉ biết cách mà họ bước vào tình yêu cũng như bước ra. Thật là một sự sắp xếp hoàn hảo! Hơn thế,ngoài việc cố gắng xây dựng nên 1 mê cung phức tạp về hai nhân vật chính,nó cũng rất sâu sắc và nhẹ nhàng khi nhìn lại từ mọi góc độ. Thật tinh tế,những đoạn flashback được edit rất kỹ lưỡng thể hiện cái tình yêu mới nhúm lên của cặp đôi,vẽ ra trước mắt người xem một bức tranh khá hoàn chỉnh về những rung động sâu sắc và đầu tiên của câu chuyện tình... Phần còn lại,chính là sự tuyệt vọng,một cách chậm rãi mà đau đớn.

    Về diễn xuất,nói thẳng ra là khó có thể tìm được diễn xuất nào hay hơn trong năm 2010 sau khi coi phim này. Ryan Gosling - người bị nẫng đề cử oscar và Michelle Williams,tuy đã coi nhiều phim của họ,nhưng trong phim này,tớ cũng không thể nhận ra. Họ quá nhập tâm vào nhân vật,hay nói cách khác,họ chính là nhân vật. Tất cả những gì ta thấy chỉ là,một Dean với vô vàn khuyết điểm đáng trách - nhưng lại không kém phần ngọt ngào,tình cảm và cũng rất hài hước... Cindy,cô gái tràn đầy sức sống trong tình yêu,cho đến sự tuyệt vọng tràn trề,một vẻ đẹp đầy tổn thương. Nhắc lại,phần giữa bị mất. Bạn khó có thể biết được khi nào mối quan hệ này mới kết thúc. Đây là điều dễ xảy ra khi mà một thứ dễ thương,ngọt ngào không còn như trước nữa,nhưng không biến mất hoàn toàn khỏi tâm trí. Mâu thuẫn,mâu thuẫn và mâu thuẫn... được tạo nên lần lượt một cách hoàn hảo. Khi mà mọi chuyện đã rồi,không ai biết tại vì sao,ai có lỗi,và điều đó đặt người xem vào tình trạng phải chọn bên,nên ủng hộ ai hay không. Có thể Cindy đúng,trong khi đó Dean lại dường như quá bằng lòng thực tại,không có tham vọng,dễ nổi nóng và khó khăn trong giao tiếp,những nguyên nhân chính của một cuộc hôn nhân tan vỡ. Cũng có thể Dean đúng,khi mà Cindy quá bị lạm dụng bởi cái suy nghĩ "what could've been",và đời mình sẽ như thế nào nếu không cưới Dean. Dean bước vào cuộc đời cô ta,đem đến thứ tình cảm cô ta chưa từng có được,và sẵn sàng chăm sóc cho cái đứa con chưa chào đời của cô,Frankie,và rất yêu quí nó. Và Dean bước ra,cũng rất cô đơn. Tớ có thiện cảm hơn cho Dean,nhưng xét tổng quan ai cũng có lỗi,đều đầy rẫy những vết sạn trong cách ứng xử,tình cảm với nhau... Mối quan hệ của họ không dính dáng đến bạo hành,nhưng có những lúc khi mà sự việc lên đỉnh điểm,chúng ta có cảm giác như điều đó sẽ đến bất cứ lúc nào,chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi ai đó bị đau. Thôi để tránh spoil,trở lại vấn đề diễn xuất,hãy một lần nữa bravo cho Ryan Gosling và Michelle Williams. Khả năng của họ là những thứ khó tìm được hiện nay,cái cách mà tâm trạng của từng nhân vật thay đổi,cũng như cảm giác mỗi người về nhau,thật kinh ngạc,và đầy cảm hứng.

    Chúng ta xem phim (nhiều người) để thoát khỏi thực tại. Một cách thoải mái,những gì xảy ra trên màn hình cứ từ từ làm ta sao lãng,quên đi những nỗi lo. Nhưng Blue Valentine,nó thể hiện chân thực một vấn đề vẫn đang diễn ra hằng ngày,và không có một bức tường nào dựng lên để bảo vệ ta khỏi cái phũ phàng mà phim đối mặt. Đây không phải là một phim dễ dàng xem,mà như đã nói,nó vừa nặng nề vừa nhẹ nhàng. Luôn có khoảng tối trong ánh sáng,cũng như sự tuyệt vọng của Dean khi bước đi trên đường mà xung quanh đầy tiếng pháo hoa ăn mừng.

    9/10 (1/6 phim rate điểm này của 2010)
     
  20. disaster

    disaster Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/10/06
    Bài viết:
    2,984
    Nơi ở:
    TheNotic.ca
    4 Months, 3 Weeks and 2 Days
    (Romania, 2007)


    [​IMG]

    Kịch bản & Đạo diễn: Cristian Mungiu
    Thể loại: Tâm lý


    Với 95% All critics, 100% Top critics ở Rottentomatoes và 97 Metascore ở Metacritic :| những điểm số ngất ngưởng, có lẽ đây là 1 trong những phim điện ảnh có positive review cao nhất mình từng thấy.

    4 Months, 3 Weeks and 2 Days (sau đây gọi tắt là "432") là một phim lạ. Đã từng xem nhiều thể loại, từ kinh dị thót tim đến hành động gay cấn, từ đầu rơi máu chảy đến đấu trí căng thẳng, nhưng chưa có một phim nào khiến tôi cảm thấy hồi hộp như 432 - một phim drama với kinh phí vẻn vẹn 600.000 euro - mặc dù từ đầu tới cuối phim, những gì ta thấy chỉ là các diễn viên... đi lại và nói chuyện. Nguyên nhân một phần có lẽ do tôi xem 432 khi chưa có bất kì một thông tin nào về nội dung phim này, nên tất cả những gì diễn ra trên phim làm kích thích cảm xúc cực độ. Vì vậy, những ai đã đọc tới đây mà chưa đoán ra phim nói về chuyện gì, tôi nghĩ các bạn nên đi xem phim trước đã rồi hãy quay lại. Mà nói chung xem bộ phim đã giành giải Cành Cọ Vàng tại Cannes 2007 thì cũng không phí thời gian chút nào.





    Với bối cảnh những ngày cuối cùng của chế độ CNXH tại Romania, 432 xoay quanh một ca phá thai của cô nữ sinh đại học Gabita, nhờ sự giúp đỡ của người bạn thân Otilia. Nhưng đó là Romania của những năm 80, người ta không đơn giản đến phòng khám và đăng ký là được, vì phá thai đồng nghĩa với ngồi tù... Toàn bộ chuyện phim chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 24 tiếng. Và mặc dù người cần phá thai là Gabita, nhưng câu chuyện thật sự lại là của Otilia.

    Điểm đặc biệt của 432 là sau khoảng 30 phút vào phim, chúng ta vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ta thấy nhân vật chính, Otilia, đi đi lại lại chuẩn bị tiền nong, đồ đạc cho cô bạn Gabita, như thể họ sắp đi đâu. Ta thấy Otilia đến gặp cậu bạn trai Adi, rồi đi đặt phòng tại một khách sạn, rồi lại đi gặp một người đàn ông lạ mặt cáu kỉnh mang tên Bebe. Ta thấy có một cái gì đó không ổn, một sự bất an. Và khi sự việc vừa bắt đầu được hé lộ, ngay lập tức, một sự kiện mới được đưa vào, làm cho câu chuyện bỗng chốc trở nên bùng nổ, mà ngay sau đó lại lâm vào bế tắc. Cứ như thế, bộ phim diễn ra, và một khi chưa xem đến phút cuối, khán giả vẫn chưa thể trút nổi gánh nặng vô hình, hay trạng thái bất an mà phim gây ra. Mà ngay cả khi phim kết thúc rồi, ai nói là có thể?

    Các nhân vật trong 432 được xây dựng rất tốt và tương phản trong tính cách. Otilia - nhân vật chính - là một cô gái khôn ngoan, tháo vát và hết lòng vì bạn, có thể chịu hi sinh cho cô bạn Gabita đến một mức độ không tưởng! Gabita - người mang cái thai - lại là một cô gái khờ dại, hay nói thẳng ra là ngu ngốc; một nhân vật đặc biệt, ở trong hoàn cảnh đáng thương nhưng lại khiến người xem cảm thấy đáng ghét. Bebe - tên bác sĩ phá thai - là nhân vật có thể khiến người ta phải ghê tởm. Adi - bạn trai của Otilia - lại là một con người mờ nhạt, có phần vô dụng. Đó là 4 nhân vật chính làm hình thành nên câu chuyện chính trong phim, được thể hiện bởi những phần diễn xuất vô cùng xuất sắc. Trong khi đó, những nhân vật phụ, dù rất nhỏ, từ một nhân viên lễ tân, một bà cụ già không rõ mặt đến những vị khách trong một bữa tiệc, đều có mặt vì những mục đích cụ thể và đóng những vai trò quan trọng hơn là sự xuất hiện đơn thuần của họ trước ống kính.

    Đôi khi người ta có thể thắc mắc: tại sao trong phim lại phải có cảnh này? Có gì đặc biệt trong đó? Tại sao nó lại diễn ra quá lâu như vậy? Nó có vai trò gì? Câu trả lời là không một cảnh nào là thừa trong 432. Một mặt nó giúp ta hiểu rõ hơn về các nhân vật, mặt khác nó mang dụng ý của đạo diễn , nhằm phản ánh một hình ảnh đất nước Rumani ủ dột của thời kỳ đó. Chúng ta thấy những khuôn hình lạnh lẽo, những thái độ khi thì hời hợt lúc thì gay gắt giữa người với người, những mánh khóe để sống sót trong một xã hội thối nát,... Không thể tìm thấy một chút niềm vui nào trong 432 (dù trong phim có cả một bữa tiệc sinh nhật).

    Phim hoàn toàn không sử dụng nhạc nền để "định hướng" cho khán giả, mọi thứ chỉ diễn ra tự nhiên như nó phải thế, nhưng người xem vẫn cảm nhận được sự căng thẳng ẩn chứa trong từng giây phút, có thể khiến bạn phải nín thở theo dõi. Phim cũng chẳng phải một bài học đạo đức về việc nên hay không nên phá thai (mà thực sự cho đến hết phim, chúng ta cũng không thấy đạo diễn "đứng về phe nào"). Cristian Mungju chỉ muốn thể hiện một cách trần trụi nhất cái công việc đó và cách mà mỗi nhân vật trong phim đối mặt với nó. Một ví dụ sống động của điện ảnh hiện thực.

    Quay phim là một nghệ thuật trong 432. Phim tận dụng hết mức có thể những góc máy xa, kết hợp với một tông màu ảm đạm và cách chọn bố cục tốt, làm bật lên cái không khí của phim. Ấn tượng hơn, phim tràn ngập những cảnh quay tĩnh và những shot rất dài, lên đến 5-10 phút là bình thường, qua đó làm tăng lên cái cảm giác thực, như thể đặt người xem vào trong khung hình trực tiếp quan sát câu chuyện. Mặt khác, nó cũng đòi hỏi một nỗ lực lớn ở các diễn viên khi phải diễn liên tục trong thời gian dài, một điều mà họ đã làm quá tốt, góp phần đem lại hiệu quả tối đa cho từng cảnh quay. Cá biệt, trong một trường đoạn vào ban đêm, khi ánh sáng được xử lý khéo léo với khung cảnh chỉ toàn một màu đen và thi thoảng một ánh sáng trắng toát hắt vào, máy quay bỗng rung lắc dữ dội theo nhân vật, đem lại một cảm giác vừa điên đảo vừa đáng sợ, còn hơn cả trong một phim kinh dị. Và đó chỉ là một trong rất nhiều những sequence ấn tượng trong 432 (mà cảnh hay nhất sẽ được trình bày dưới đây).


    SPOILER AHEAD

    The dinner scene: Nhắc đến 432, tôi luôn muốn dành riêng 1 phần để viết về cảnh quay này, có lẽ là một trong những one-shot scene hay bậc nhất của điện ảnh. Máy quay tĩnh, cận cảnh chiếc bàn ăn, với nhân vật chính ở trung tâm và những người khác ngồi xung quanh theo một cách chật chội tù túng, trong khi người xem như có cảm giác mình là một vị khách đang ngồi ở đầu kia chiếc bàn. "And... Action!" Cảnh quay cứ thế kéo dài đến hơn 7 phút với các nhân vật ăn uống, nói chuyện một cách tự nhiên, như thể không hề có kịch bản mà các diễn viên chỉ tự ứng khẩu ra lời thoại. Nhiều người có thể phát nản vì cảnh này, vì nó không dẫn tới một điều gì cả. Nhưng nếu chú ý kỹ hơn, những mẩu hội thoại tưởng chừng như chuyện phiếm đó kỳ thực lại được đưa vào rất tinh tế và hợp lý, một lần nữa, phản ánh những khía cạnh về xã hội và con người Romania bấy giờ. Trong lúc ấy, nhân vật trung tâm của máy quay, Otilia, lộ rõ sự dao động trong nội tâm. Một mặt lạc lõng, im lặng trong phần lớn thời gian và đôi khi gượng gạo nói một vài câu, mặt khác, Otilia thấp thỏm lo cho số phận của cô bạn Gabita. Rồi tiếng chuông điện thoại vang lên đâu đó phía sau. Chưa bao giờ trong một bộ phim mà tiếng chuông điện thoại vang lên trong một bữa ăn bình thường lại gây ra sự căng thẳng tột độ như thế, đáng sợ hơn hàng chục lần tiếng tích tắc của một quả bom nổ chậm (khi xem phim bạn sẽ hiểu tại sao). Cái cách mà đạo diễn sắp đặt nên cảnh này, phát triển nó một cách ngầm và hiệu quả mà nó đem lại, phải nói là độc nhất vô nhị. Bên cạnh đó, Anamaria Marinca trong vai Otilia đã có những phút diễn xuất quá sức tuyệt vời, trong cảnh này nói riêng và cả phim nói chung (xem những diễn xuất như thế này trong các phim nước ngoài, tôi nghĩ có lẽ giải Oscar tốt nhất nên gói lại chỉ trao cho phim Mỹ cho rồi).

    END OF SPOILER


    Kết lại, 4 Months 3 Weeks and 2 Days không phải là một phim vui vẻ gì để xem. Chẳng có điều gì tốt đẹp xảy ra trong phim, chỉ có cảm giác u ám tuyệt vọng xuyên suốt và một vài hình ảnh khiến bạn phải nhăn mặt. Nhưng phim mang lại những cảm xúc mạnh mẽ mà hiếm có một bộ phim nào làm được, nhờ cách làm phim rất chân thực, kết nối người xem với câu chuyện và các nhân vật. Từ quay phim, diễn xuất và đạo diễn đều ở một mức độ đỉnh cao. 113 phút phim là 113 phút không thể rời mắt khỏi màn hình. Một phim vô cùng đáng xem. 10/10.
     
    phanthieugia thích bài này.

Chia sẻ trang này