Cho hỏi các dụng cụ phải y hệt như này mới đc à ? Mà cái cốc nếu ko đặt tay lên đít cốc thì cái cốc có tự chạy ko
Dùng cốc thì mới thấy bác Sis làm, thường người ta dùng đồng xu, còn giấy thì dùng giấy vàng. Ván gỗ thì dùng gỗ gì cũng được nhưng nếu là ván hòm cũ thì tốt hơn. Thời gian cầu thì cầu vào đêm hoặc giữa trưa. Cầu thì có người lên, người không. Con bạn mình cầu thì vía dương, không lên, thay người, cho nó đứng bên cạnh xem thì lên ngay. Đồng xu thì không chạm vào mà cách nó khoảng nửa cm. Cái bàn gỗ ráp vậy mà nó chạy trơn như không chạm đất ấy. Mới vô thì hỏi là ma / thần hay quỷ, nếu ra quỷ / ma thì lật bàn luôn là nhanh nhất
hồi đó tụi bạn cũng rủ chơi cầu cơ. tụi nó nói linh lắm tham gia đi. mình chỉ ngồi coi thôi. Mà lần nào có mình y như rằng chả có gì. Tụi nó chửi vía mày nặng quá ma ko dám lên . Rõ vớ vẩn. thời đại khoa học vũ trụ rồi mà còn mê tín. Ma quỷ mà có thật nó gặp người cũng chạy mất dép. Con người bây giờ còn gê hơn cả ma quỷ
có bữa mình đang nằm, chưa ngủ, còn rất tỉnh, nghe điếng lỗ tai như âm thanh tầng số cao ấy cộng với cảm giác rùng mình, nổi da gà, tim đập mạnh nữa như sắp bị bóng đè mà còn rất tỉnh, quay thật nhanh lại đưa đt lại đằng sau xem có gì không, không thấy ai hết đếch biết có phải gặp ma không ="=
Ai đó coi cái clip trong bài này http://dantri.com.vn/c132/s132-5913...guoi-song-co-the-giao-tiep-voi-nguoi-chet.htm Chú ý đoạn : 24:33
WARNING: WALL OF TEXT [Spoil] Cầu cơ là do bọn thực dân Pháp nhợn mang đến Việt Nam. Bàn cầu cơ (Ouija board - tiếng Pháp nhợn qui: có ja: không) và trò cầu cơ ban đầu chỉ là 1 trò giải trí do Elijah Bond nghĩ ra và cho sản xuất hàng loạt cách đây hơn 100 năm có hình dáng từa tựa thế này Sau này có 1 mụ thầy bói người Mỹ dùng nó để bói trong WWI thì từ đó Ouija board trở nên nổi tiếng và được biết đến như 1 công cụ gặp ma và bói toán dễ dàng nhất. Tóm lại thì ban đầu nó chỉ là một trò chơi nhưng bị thêu dệt lên bức màn huyền bí, ý đồ của những kẻ thêu dệt thì chả biết đâu mà lần, để bán được hàng, để thành nhà ngoại cảm nổi tiếng... Bản thân cái tên trò này - "Cầu Cơ" cũng thể hiện cái lối suy nghĩ đơn giản và mộc mạc khi Việt hóa tên cái "bàn cơ" của dân ta ngày xưa (xuất hiện từ thành phần ít học không biết tiếng Pháp). Chữ Cơ rõ ràng ai cũng biết là lấy từ hình trái tim của "con cơ" trong bàn Quịa - Có/Không mà bọn Pháp nhợn đem tới Việt Nam. Hiện tượng "cơ" chạy trên bàn cơ có thể giải thích theo 2 hướng. - Hướng thứ 1 là có kẻ trong cuộc cố tình làm trò (nguồn gốc ban đầu của trò chơi). Kẻ trong cuộc cầu cơ thường là người thân quen/ bạn trong nhóm 4 người chính vì thế mà kẻ làm trò nắm được sơ sơ về quá khứ của những người còn lại trong nhóm nên dễ dàng kể vanh vách mọi chuyện. Đây cũng là lý do chính mà trò chơi này ban đầu cần phải có nhiều người chơi. Xét về bối cảnh thì ban đầu nó chỉ là 1 trò chơi vô hại thường được các bé gái/ thiếu nữ Âu-Mỹ đem ra chơi vào những buổi "ngủ tập thể ở nhà bạn" với những làn áo ngủ mỏng tang cùng 1 cây đèn cầy mờ ảo. Em A sẽ lôi 3 (hoặc hơn) em còn lại ra chơi trò này và chủ yếu câu hỏi xoay quanh đề tài nói xấu, bóc mẽ, bạn trai kiểu như: "Con C mới mọc lông mu phải không? /Con A nó xài miếng độn phải không? / Anh T kia thích con B có phải không?..." Vốn những câu hỏi kiểu này là để đùa vui và không hề ác ý nằm trong tính toán của kẻ làm trò cũng giống như cái đứa cột chỉ vào chân để chơi ma lon vậy. - Hướng thứ 2, cơ chạy, nhưng không có kẻ làm trò. Nếu loại trừ những trường hợp cơ chạy do có kẻ làm trò rồi một đồn mười, mười lại đồn trăm đồn vạn để trò cầu cơ trở nên nổi tiếng linh nghiệm (giống malonGVN) thì số thuộc hướng thứ 2 này cực ít. Những người được chọn để "lao động đường phố cơ" trong trường hợp này thường được dân gian gọi là người "nhẹ vía" tự động có khả năng "thông linh". Thật ra những người "nhẹ vía" thường là những người tâm lý yếu, thông qua con cơ đã khuếch đại các chuyển động nhỏ không cảm nhận được của tay phát sinh từ mong đợi (vô thức) của những người nhẹ vía này. Hiện tượng này gọi là ideomotor effect (Hiệu quả vô thức). Túm lại cầu cơ nhiều khả năng là trò ba xạo. Cho dù là các thầy pháp cao tay ấn (hàng thật - có ma thật - thấy ma thật) cũng chẳng ai làm trò cầu cơ này bao giờ. Nếu các bạn nghe có ai đó nói cầu cơ đã xuất hiện từ xa xưa rồi chứ làm gì mà mới hơn 100 năm nay, thì xin thưa là họ nhầm cầu cơ (trái tim) với bút cơ (cây bút viết nên thiên cơ) của đạo sĩ thúi ở bên tàu ngày xưa. Bút cơ này là đạo sĩ dùng 1 cái que, chọn ngày giờ làm phép thỉnh tiên cơ (không phải ma quỷ như cầu cơ) từ cõi trời xuống rồi cắm cái que vào một thau cát sau đó xin chữ của tiên cơ. Cái que sẽ chuyển động viết ra chữ tàu. Còn lý do cái que chuyển động thì có thể xem lại 2 hướng trên, hoặc còn 1 hướng thứ 3 là có tiên cơ thật, điều này thì mình không dám phán bừa. ____________________________________________________________ Lượn google về trò cầu cơ thì không thấy chi nhiều hết nhưng có cái này khá dễ làm ai rảnh thì thử đi hen. Nhanh gọn lẹ hơn cầu cơ nhiều. http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=9185 ---------- Post added at 05:16 ---------- Previous post was at 04:42 ---------- Bổ sung thêm 1 topic về trò bói chén - 1 biến thể của cầu cơ bên ttvnol từ những năm 2006. http://ttvnol.com/f_69/792528 Nhìn chung thì theo như comment của "các mẹ" trong này, tất cả đều rất trùng khớp với cái gọi là "ideomotor effect". Rảnh thì đọc hết mớ comment trong đó chắc là sẽ rõ [/Spoil]
[video=youtube;cma5Zn7xrWU]http://www.youtube.com/watch?v=cma5Zn7xrWU[/video] Tâm lý chủ quan con người thôi, đó là lý do càng ít người càng "ko hiệu nghiệm" Cầu cơ cầu kiếc đã là gì với black magic của khmer [video=youtube;kFeaBqGJtDk]http://www.youtube.com/watch?v=kFeaBqGJtDk[/video] Nhiều người xem xong chắc :motherofkhmer: Bonus top cmt đọc xong cười như điên [spoil]"Chó liền da gà liền xương"[/spoil]
ngoài cầu cô còn trò khiên xác ai chơi chưa ? "Anh đi đâu đó?" 'tui đi khiêng xác" "nặng hay nhẹ?" "nhẹ" xong từ từ mỗi đứa nhấc cái thằng nằm lên bằng 1 ngón tay, chơi ban đêm nó mới máu
Xác minh là trò này vẫn đang thường xuyên chơi trên lớp Thằng làm xác còn phải nhắm mắt, nín thở, ko được cười. Chỉ cần thở, mở mắt hay cười là tự nhiên nặng lại. Mấy cha ko tin ma trên kia giải thích xem
Được thì quay clip up lên nhé bạn, nghe nói nhiều rồi mà chưa thấy bao giờ, kiếm clip cũng không có. Mình thì chưa bàn tới chuyện có ma quỷ thần thánh gì hay không, chỉ nói là trò cầu cơ có khả năng là ba xạo cao vì nó chỉ mới xuất hiện khoảng 100 năm trước, không có bề dày lịch sử để đáng được tin tưởng. Còn giải thích về vụ khiêng người này thì có người bảo là thôi miên, rồi linh tinh cái gì đấy. Nhưng mà cứ có clip người thật việc thật lên đi đã rồi sẽ có người tim cách giải thích đàng hoàng.
ko phải cốc mà là chén hạt mít. Loại chén hay dùng để rót nước cúng trên bàn thờ ý. Ta làm tối nào cũng chạy vù vù.. chả cần hỏi ma hay quỷ hay thần
Cái này ngoài Bắc gọi là bói chén ấy mà. Có giải thích 1 đoạn trong Wall of text của mình rồi đấy Dùng chén hạt mít trên bàn thờ cũng được mà dùng đồng xu cho nhẹ cũng được nốt.
Ván hòm cũ ở lâu dưới lòng đất âm khí nhập vào dễ hay sao nhỉ? Mà sao thế lực âm nó lại nhập vào cái bàn cầu cơ được hay nhỉ? Mình đạo Thiên Chúa, không tin mấy cái này lắm. Hồi nhỏ chơi ma lon mà chẳng thấy cái cm gì