Hỏi thật? Cái keyword vừa đưa có xem qua chưa? Còn chuyện ngồi thiền đau hay tê ai ko bị, cả Đức Phật cũng bị mà, quan trọng là thái độ khi bạn nhìn nhận nó. Như câu chuyện mũi tên thứ hai, chính mũi tên thứ hai mới giết mình. Ở đây chuyện ngồi thiền, nó đau cứ kệ nó, quan sát cứ quan sát; nhưng đừng bỏ thái độ vào nó. Nếu bạn hiểu vô ngã thì làm gid có cái thân nào để mà đau. Kinh nghiệm của mình, khi ko bỏ thái độ vào thì chừng 15' sau bạn sẽ ko cảm giác đau nữa, lúc đó nó chuyển qua... tê p/s: còn chuyện ngồi bán già hay kiết già, minh thấy bạn quan trọng hình thức quá. Ngồi kiểu nào thấy thoải là đc, thiền để có an lạc cớ sao cứ hành hạ mình. Nhưng vẫn lưu ý thẳng cột sống, cằm ko cúi thấp hay cao qua, hai vai và tay thả lỏng. Muốn đỡ đau hơn thì nên chuẩn bị cái tọa cụ hoặc gối. Còn kiết già hay bán già ko quan trọng. Nếu vậy thì những người có tuổi hay có vấn đề về khớp (như bạn) ko ngồi kiết già thì ko thiền đc?!
mình xin phép bổ sung là lúc chết nhưng tâm lắng đọng, không nuối tiếc và vương vấn chính là sự giải thoát. và biết một sự thật rằng sau cái chết chính là sự sống. Vô tận.
Còn, bản ngã là kiêu mạn. Mất bản ngã thì còn là chính tôi. Một cái tôi tuyệt đối không kiêu căng. Một cái tôi không dính mắc vào cái nhục thân. Cái tôi đó kết nối vạn vật, yêu thương muôn loài, hạnh phúc luôn ở trong tâm Phê lắm phen
chỉ thích đc khen: Tham ai nói không đúng ý: Mạn nghĩ cách hại người: Sân Ngũ độc: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi
Có thể ví bản ngã như âm thanh, còn "chính mình" là không gian yên tĩnh, phải có không gian yên tĩnh thì âm thanh mới tồn tại. Âm thanh có thể sinh ra rồi mất đi trong không gian đó, còn không gian đó vẫn mãi mãi là như vậy. Dù người ta có lớn lên, già đi, có thể trở thành giáo sư tiến sĩ, ông này bà nọ, hoặc chỉ là người ăn xin, thì đôi khi vẫn cảm thấy mình chính là mình. Bản ngã chỉ là vỏ bọc để người ta phân biệt. Và con người đau khổ vì chính sự phân biệt đó, rằng tôi nghèo hơn người khác, tôi không được tôn trọng bằng người khác, tôi yếu kém hơn người khác, tôi khổ hơn người khác, hoặc thậm chí là cảm giác thượng đẳng hơn người. Nên mất đi bản ngã không những không làm mất đi chính mình mà còn giúp nhận ra đâu mới chính là mình nữa. Nhiều người đã để bản thân mình bị đồng hóa với bản ngã tới mức khó mà dứt ra được và đã quên mất chính bản thân của mình.
Nó đó, thiền ko chỉ có thiền tọa mà còn có thiền buông thư (thiền nằm), thiền hành (thiền đi), thiền ăn, v.v... Nói chung thiền chỉ là sự nhận biết, nếu tôi ngồi nói chuyện với tiên nhân mà tôi nắm bắt đc cảm xúc của tôi, từng cử chỉ, ánh mắt, quan sát đc tâm và thái đô của tôi; và tiên nhân cũng y như tôi thì tôi với tiên nhân gọi là đang thiền.
Vạn vật trên thế giới này, như cỏ cây, hoa lá, côn trùng, thú vật và cả con người thì nhiều vô kể, không thể đếm được. Tuy nhiên, bên trong vạn vật tưởng chừng vô vàn khác biệt đó, tinh hoa vẫn là nhất thể, đó là sự sống hay chính là năng lượng uyên nguyên. Ông có thể so sánh tổng thể uyên nguyên đó như là nước, còn vạn vật là sóng. Sóng thì muôn trùng, sóng lớn, sóng nhỏ, sóng cao, sóng thấp nhưng tựu trung, bản chất vẫn chỉ là nước. Nếu chân ngã là đại dương thì bản ngã chỉ là lượng nước chứa đựng trong cái chén nước bé nhỏ. Tuy đại dương và chén nước nhìn bề ngoài không giống nhau nhưng đều cùng là nước. Vấn đề là làm sao nước trong cái chén chật hẹp trở về được với đại dương bao la. Khi nào tâm của ông trở nên tĩnh lặng, không còn bị ảnh hưởng, bị quấy rối bởi những tư tưởng bên ngoài, khi mọi sự suy nghĩ của trí óc đều lắng xuống, thì lúc đó, ông sẽ cảm nhận được một sức nóng lạ lùng tuôn trào khắp châu thân. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện, ông không nên để ý đến nó. Dù nó tạo cho ông cảm giác vui sướng hay khó chịu thì ông cứ mặc kệ, hãy giữ tâm yên tĩnh như mặt nước hồ thu. Khi không bị thế giới bên ngoài lôi kéo thì ông sẽ đạt được trạng thái định và trong tâm thức bất động, vô vi đó sẽ khởi lên một tình thương bao la vô bờ bến. Tình thương thật sự chỉ hiện diện ở cái tâm không còn tư dục. Lúc đó, ông sẽ thấy cõi lòng mồ rộng đến tất cả mọi nơi, mọi vật. Ông sẽ không còn thấy có sự khác biệt giữa mình và mọi vật nữa. Đây là một thứ tình thương cao thượng, rất khó diễn tả vì nó không giống như tình thương thông thường. Ông có thể gọi đó là lòng từ bi (Compassion). Phương pháp này nhằm vào việc phát triển sự hiểu biết thật sự, hay trí tuệ (Wisdom). Khi ông có thể hoàn toàn làm chủ được tâm thức, không còn bị ngoại cảnh lôi kéo nữa thì dù trong hoàn cảnh nào ông cũng có thể thản nhiên. Khi không còn dao động thì ông có thể phục hồi những khả năng trước đây. Vì đã tu tập từ kiếp trước nên ông có thể chuyển tâm thức thâm nhập vào biển lớn của sự hiểu biết, chứng kiến mọi sự được ghi nhận trong Tâm thức vũ trụ (Akashic Record) và nhớ lại những kiếp sống trước đây của ông. Nguồn: Giáo sư John Vu (Nguyên Phong) - trích Muôn Kiếp Nhân Sinh 2.