Có ai giống tôi không nhỉ?

Thảo luận trong 'Tâm sự' bắt đầu bởi quymattim, 27/1/10.

  1. ltgkh

    ltgkh Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/6/09
    Bài viết:
    202
    nghe bạn chủ topic nói chuyện mà cứ thấy tội tội, nói bạn nghe nè. Nếu mình ko thực sự giỏi thì hầu như chỉ làm việc người ta muốn chứ chả mấy khi được làm việc mình muốn đâu.

    - nói về mặt đầu tư kinh doanh(bỏ tiền ra làm chủ), ko nói những người giàu, chỉ nói những người bình thường từ hai bàn tay trắng lập nghiệp thì họ phải thực sự giỏi, vì thương trường khốc liệt, những người đó phải có kinh nghiệm cũng như các khả năng ngoài chuyên môn mới trụ được. Thường những người làm chủ đều phải từ làm thuê lấy kinh nghiệm cũng như vốn để đi lên.

    - cũng có những người làm chuyên môn đc làm gì mình thích vd như những nhà khoa học hoặc làm ở viện nghiên cứu, hoặc những người rất giỏi ở công ty làm những cái mang tính chiến lược cho công ty

    1. nói chung 2 lớp người trên đêu rất giỏi...

    2. Còn đa số chúng ta người thường(kể cả rất nhiều người là khá giỏi) vẫn phải đi làm công lấy tiền, nói đơn giản là đi làm thuê.

    - Mà đã đi làm thuê có nghĩa là mình phải làm những gì người ta yêu cầu, người ta muốn chứ ko phải mình đc làm những gì mình thích. Ngay cả khi chọn đúng ngành nghề thì cũng ko bao giờ tránh được việc phải bỏ rất nhiều thời gian làm những công việc nhàm chán. Thày giáo ĐH mình trong thư gửi cho học sinh có đoan viết là, "cả đời mình chúng ta phải sống làm những việc nhàm chán. Tôi muốn đi du lịch, cưới hoa hậu nhưng cuối cùng tôi vẫn phải đi dạy làm bảng điểm trông thi". Cho nên học những cái người ta yêu cầu so với làm những cái người ta yêu cầu cũng là bỏ phí thời gian cả. Dù học thì đc chút ít vào đầu còn làm thì đc kinh nghiệm nhưng nó có nghĩa hay ko thì còn tùy vào mình có cho nó là ý nghĩa hay ko nữa. Điều quan trọng là phải chấp nhân làm quen với việc đó.

    - Ông thày dạy toán của mình bảo. "Các em phải hiểu mình học giỏi ở đây ko có nghĩa là mình học giỏi môn này. Cũng giống như một ông ở vùng núi giỏi thì khi đem ông ấy ra thành phố ông ấy vẫn là một người giỏi" . Bạn bảo môn văn vô bổ, thử hỏi môn toán lý hóa sinh sử địa có gì thiết thực đi làm ko? Rồi học ĐH đa số người đi làm mình quen cũng bảo toàn những môn ko thiết thực. Rồi đi làm lại phải học lại. Cho nên người ta cần tấm bằng vì người ta cần người thông minh có tư duy chứ ko phải người ta cần người ta cần người giỏi văn hay toán.

    - Mình đi làm 1 năm ngẫm lại, từ ngày đi làm mình như bị cuốn vào vòng làm việc. Ngày bỏ 8 tiềng đi làm thì còn đâu thời gian nữa. Chả mấy khi có thời gian đọc lại mấy cái kiến thức sử địa văn học v.v... thời gian còn phải tranh thủ chơi rồi bồi bổ tiêng Anh, chuyên môn. Quay đầu nhìn lại thấy mình rông bao nhiêu kiến thức văn sử địa. Một người chỉ có chuyên môn mà thiếu những hiểu biết chung thì thực sự là thiếu bản sắc và văn hóa.

    Mình nghĩ bạn chủ topic cố gắng lên, đừng cố chấp làm gì. Bạn học 1-2 năm nữa rồi những cái đó mình đảm bảo 10-20 năm nữa bạn cũng chả có cơ hội hay ý định mà đọc lại đâu. Học đc tí gì hay tí đó, toán lý hóa văn sử địa ... đều chả thiết thực gì cả nhưng văn sử địa ít ra thì vẫn cho mình chút ít hiểu biết XH. Về sau mỗi người một chuyên môn, nhưng mình thể hiện đc mình hiểu biết XH thì cũng là một cái hay đấy.

    Còn bằng tốt nghiệp thì ko phải nói, quá là cơ bản rồi. Công ty mình đến tuyển nhân viên coi kho bê vác đồ cũng phải có bằng tốt nghiệp, muốn làm ở nhiều nơi dịch vụ công cộng như trông bảo vệ, xe buýt, lái taxi v,v... cũng phải có bằng tốt nghiệp đó. Ko có bằng tót nghiệp thì khác gì thằng ất ơ ko đi học.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/10
  2. mioNguyen

    mioNguyen Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    21/8/05
    Bài viết:
    6,138
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng thôi. Đã bị ảo còn cho thêm ảo tưởng thì khác nào hại ng ta.

    Còn mà cứ nói ng ta học đi, làm thế này thế kia đi, thì ích gì ?
    Vì cơ bản nhất ng ta ko thích học và cũng ko muốn học vì chưa thấy đc cái ý nghĩa của những việc đó.
    Ngồi vào bàn mà hồn cứ thả ở đâu thì nghĩa lý gì cho cái việc học như thế ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/1/10

Chia sẻ trang này