@v_gamesvn : Trung Quốc nó nói nhà Thanh của nó đã ở Trường Sa sinh sống bị dân mình ra chiếm đất đấy . " tụi này chế ghê thật ; chuyện không ai biết mà chúng nó cũng nói lên cho hoành tráng đúng là tự sướng " :P bạn không biết giai thoại về Lý Ông Trọng àh :) Lý Ông Trọng là người Việt đầu tiên hiển đạt tại nước ngoài (Trung Hoa), được vua nước ấy nể trọng. Ông người xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay. Lúc nhỏ có tên là Lý Thân. Tương truyền lúc còn sơ sinh ông đã rất to lớn, hơn hẳn các trẻ em bình thường. Rồi đến tuổi trưởng thành, cao tới 2 trượng 3 thước, lại có sức khỏe bình thường. Ông hay giúp đỡ mọi người, nên được nhiều kính nể. Đặc biệt khi ông giết chết con giải hay ăn thịt người ở khúc sông Cái chảy qua làng, thì lại càng được mọi người hết lòng kính nể. Sự hào hiệp là anh em sinh đôi của tính tình khảng khái. Cho nên, khi gặp cảnh ngang trái ông thường ra tay lập tức. Những người bề trên và các vị gia trưởng, bảo ông kiêu hãn, nghĩa là vừa kiêu ngạo vừa hung hãn. Họ chỉ thấy ở ông một kẻ bề dưới bất trị, mà không xét đến động cơ nào đã khiến ông có những hành động như thế. Khi ấy là vào cuối thời vua Hùng Vương thứ 18, sắp sửa bước sang thời Thục Phán An Dương Vương. Ở bên Tàu là cuối thời Đông Chu liệt quốc, Tần Thủy Hoàng vừa thôn tính xong 6 nước, rồi xưng là Hoàng đế (221 trước Công nguyên). Lý Thân lúc ấy còn trẻ, vào làm nha môn cho một vị Lạc tướng, do một lần ra tay cứu giúp người bị nạn, đã chẳng may đánh chết hung thủ là người có bà con thân thích với quan trên. Vị Lạc tướng bắt Lý Thân khép vào tội chết (sát nhân giả tử), nhưng vua Hùng biết chuyện, tiếc một người trẻ tuổi có nghĩa khí, nên tha cho, chỉ còn bắt đánh đòn. Sau trận đòn nhục nhã, lý Thân càng thấm thía thêm thân phâïn của kẻ tôi đòi: "Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ có lẽ nào chịu quanh quẩn mãi ở đây, để cho người ta hành hạ?" Từ đấy, ông bỏ nha môn, đi tìm các thầy giỏi để học. Vừa học chữ, vừa học võ nghệ. Học thầy trong nước, rồi học cả thầy ở ngoài nước (Trung Hoa). Ông chẳng quản ngại đường sá xa xôi, hễ biết ở đâu có thầy giỏi là lập tức tìm đến theo học. Rồi đến ông thành tài, chẳng những có võ nghệ cao cường mà còn làu thông cả kinh sử. Lúc ấy ông đang ở bên Tàu. Thời ấy, ở Trung Hoa tuy học hành rất phát triển, nhưng chứa đặt ra chế độ thi cử để chọn nhân tài. Nhân tài được tuyển chọn theo cách: Các quan lại địa phương tiến cử lên nhà vua những người tài năng danh tiếng trong địa hạt của mình, để nhà vua chọn lựa tuyển dụng. Lý Thân được tiến cử đến Tần Thủy Hoàng, lúc ấy là vị hoàng đế lẫy lừng, người đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Biết tài của ông, Tần Thủy Hoàng trọng dụng rồi về sau cho thăng đến chức Tư lệ hiệu úy, một quan chức lớn trong quân ngũ. Lúc bấy giờ, tuy nhà Tần thôn tính xong các nước, nhưng ở biên giới phía Bắc, vẫn bị người Hung Nô thường xuyên vào cướp. Hung Nô tuy quân ít nhưng kỵ binh của họ rất thiện chiến, khiến cho quân Tần phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên. Tần Thủy Hoàng bèn phái Lý Thân đến trấn giữ đất Lâm Thao (thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay) để đối phó với Hung Nô. Lý Thân một mặt cho canh phòng nghiêm ngặt, mặt khác lại tổ chức nhiều đợt phản công, đánh bao vây tiêu diệt lớn, khiến cho người Hung Nô sau mấy lần thất bại, đ ành phải từ bỏ ý đồ xâm lấn. Về sau, hễ họ trông thấy Lý Thân ở đâu, là lập tức quay ngựa chạy, không còn dám chống cự nữa. Cả một vùng biên giới được bình yên, khiến cho vua Tần vui mừng như cất xong gánh nặng. Tần Thủy Hoàng rất quý trọng ông, phong cho là Phụ Tín hầu rồi gả công chúa cho ông. Đối với môt người ngoại tộc, vừa được phong chức lớn, lại vừa được nhận là giai tế như vậy, quả là rất hiếm hoi. Tuy nhiên, mặc dù được trọng thị và tin dùng, Lý Thân vẫn cảm thấy lạc lõng, bơ vơ ở nơi đất khách quê người. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi mãi về phương Nam, ở đó là quê hương, có cha mẹ, anh em và đồng bào của ông đang sinh sống. Mặc dù ngày trẻ, do phẫn chí mà ra đi, nhưng đến nay, khi tuổi tác càng cao, ông lại càng thấm thía nỗi đau của người xa xứ. Nhưng đang mắc việc quân trọng đại, làm sao ông có thể trở về quê hương được? Ông rất biết Tần Thủy Hoàng, dù trọng thị và tín dùng như thế nào thì vẫn chém đầu ngay, nếu ông tự tiện rời bỏ nhiệm sở. Thế là ông đ ành phải chờ đến lúc mình tuổi cao sức yếu vậy. Ông dâng sớ cáo lão lên Tần Thủy Hoàng khi thấy mình không còn đảm đương nổi việc quân, và cũng xin nhà vua cho trở lại quê hương để được nhìn mặt mọi người thân làn cuối. Tần Thủy Hoàng cho lời tâu ấy là thực, bèn chuẩn y. Thế là không quản hàng vạn dặm đường sá xa xôi, ông lui gót về quê, nơi trước kia ông đã sinh ra. Được vài năm thì ông mất, hoàn toàn mãn nguyện. Hàng ngàn năm sau, lúc ấy nước ta đang ở gần cuối kỳ thuộc Đường (603 - 906) Triệu Xương (801) rồi Cao Biền (864) lần lượt sang nước ta cai trị. Hai tên cáo già này muốn thu phục lòng người nước Na, bằng việc xây miéu thờ Lý Thân ở làng Trèm (Từ Liêm, Hà Nội) rồi sau đó cho tạc tượng và tu bổ đền miếu quy mộtto lớn. Xương và Biền lại phao tin rằng, đã từng nằm mộng thấy cùng đ àm đạo với Lý Thân, hoặc được Lý Thân hiển linh giúp đỡ đánh thắng quan Nam Chiếu. Mặc dù có những việc làm và lời lẽ mỵ của quân xâm lược đối với Lý Thân, nhưng tình cảm của mọi người đối với ông cũng chẳng vì thế mà suy suyển. Ông xứng đáng vẫn được tôn trọng bởi tài năng, lòng khảng khái và chí tiến thủ của mình. Những gì ông đạt được thực không dễ dàng vào thời buổi ấy. Vậy mà, đến lúc cuối đời ông lại từ bỏ tất cả để được trở về quê hương, mà đường đất đi lại đâu có gần gũi gì. Ông căm giận những người đã xử nhục mình mà bỏ nước ra đi, nhưng chưa bao giờ ông phản lại mọi người và đất nước cả. Việc từ trước đến nay mọi người đến đền Trèm dự hội và làm lễ tưởng niệm ông, vì thế, là hoàn toàn chính đáng, chứ không phải bị kích động bởi việc làm và lời lẽ của Triệu Xương hay của Cao Biền. Các triều đại phong kiến trước đây đều có sắc phong tặng ông. Trời Trần trùng hưng đặt các mỹ hiệu " Anh Liệt", " Dũng Mảnh". Phụ tín để gọi ông ... Lại nói đến thời nhà Tân (Trung Hoa). Sau khi thấy Lý Thân già yếu, Tần Thủy Hoàng chuẩn y cho ông về cáo lão. Lại ban cho ông xe ngựa và tặng vật để vượt hàng vạn dặm đường dài, trở về cố quốc. Để vẫn tiếp tục giữ cho quân Hung Nô khỏi vào xâm lấn, Tần Thủy Hoàng sai lấy đồng đúc tượng ông thật lớn, đặt trước cửa Tư Mã ở Hàng Dương, Kinh đô của nhà Tần. Lúc bấy giờ, bụng tượng khoét rỗng, chứa được hàng trục người. Vua Tần sai mấy người lính thay nhau vào đấy, thỉnh thoảng lại làm cho tượng cử động chân tay, đầu óc, hoặc đi lại được. Quân Hung Nô ở xa trong thấy, tưởng là Lý Hiệu Úy còn sống, nên không dám đến xâm phạm. Thay vì gọi tên bức tượng là Lý Thân, Tần Thủy Hoàng cho gọi đó là Lý Ông Trọng. Xem thế đủ biết, Tần Thủy Hoàng đã nể trọng ông đến mức nào.
- Vậy Lý Ông Trọng tuy là người Việt nhưng vinh hiển là ở TQ . Và xem qua thì mình nghĩ ông này Lead cao chứ War cao thì.... chắc khó có cơ sở vì hỏk thấy ổng đánh đấm gì với ai trên sa trường cả ? - Returned : Bạn có điển tích nào nói về sức mạnh 2 người ấy ko show anh em tham khảo zới
Lính Hung nô tư tưởng bạo lực làm chủ đạo :) thấy ông là đã chạy mất cờ ; ý là chưa xuất thủ đấy to VN_gamevn đây là điển tích về Mai Hắc Đế mà mình rất thích ; ông này cũng thuộc dạng Imba nhưng ko gặp thời Vào năm Nhâm Tuất (722), đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu đã mở rar cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, Thạch Hà (nay thuộc Hà Tĩnh). Thưở nhỏ nhà Mai Thúc Loan rất nghèo, mẹ ông phải đi làm mướn cho nhà giàu và còn kiếm củi nuôi con. Không những chỉ vậy, mà Mai Thúc Loan còn bị mang tiếng xấu là con không cha và nước da đẹ sạm xấu xí. Theo Sách Thiên Nam Ngũ Lục viết lại rằng mẹ Mai Thúc Loan đến xem nấu muối bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình mà có thai ông. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Mai Thúc Loan đã sớm bộ lộ tư chất thông minh, sáng ý kỳ lạ và sức khỏe tuyệt vời không ai sánh bằng. Khi lớn lên, Mai Thúc Loan phải đi làm lụng, lo toan để giúp mẹ đủ việc. Ông hết đi làm mướn cho những nhà hào phú, quan lại thì theo mẹ vào rừng kiếm củị Rồi một tai nạn khủng khiếp đã xảy đến hai mẹ con nghèo vào giữa buổi kiếm củi ở rừng sâụ Khi ông nghe tiếng kêu thét của mẹ mà chạy đến thì mẹ đã chết gục bên cũng máu cạnh một con hổ lớn đang gầm gừ, cắn xé dữ dộị Với lòng căm hờn, Mai Thúc Loan xông vào đánh nhau với thú dữ đã khiến cho con thú đang hăng mồi phải bỏ chạỵ Từ đó Mai Thúc Loan sống cuộc đời mồ côi, cày thuê ở mướn cho các nhà giàu trong làng. Vì nhà nghèo, Mai Thúc Loan không được học hàng mà chỉ học lỏm để biết chữ, hiểu sách. Mai Thúc Loan là một chàng trai có sức khỏe phi thường, là một đô vật lừng danh, có nhiều nơi không ai dám đấu với ông. Ông học hỏi rồi trở thành một thợ săn giỏi, nhiều lần giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì va6.y, mọi người tôn Mai Thúc Loan làm chức "Đầu phu", thủ lĩnh quân sự địa phương của làng. Châu Loan vào dạo đó luôn bị giặc Chà Và (Gia-Va), và Côn Lôn (Mã Lai) cướp phá, mà còn bị ách đô hộ của nhà Đường, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ. Đặc biệt, nạn cống "quả lệ chi" (Trái vải) là một gánh nặng khôn kể của dân Hoan Châụ Do ở Trường An, vua Đường có một nàng ái phi, được gọi là Dương Quý Phi nhan sắc tuyệt vời chỉ thích ăn quả lệ chi xinh xắn mà chỉ ở An Nam mới có. Vào mùa vải năm Nhâm Ngọ (722), Mai Thúc Loan cùng đoàn phu phải gánh vải đi cống nộp. Trên đường đi vì gánh mệt nhọc, đoàn phu phải ngừng lại nghỉ chân và bị cái khát cháy cổ hành vì không một giọt nước. Trong đoàn phu có một dân phu đứng tuổi vì chịu không nổi cái khát đã bứt lấy một trái vải ăn cho đỡ khát. Vải chưa đến miệng thì đã bị một tên lính Đường đi áp tải xông tới, vung cán mã tấu đánh vào đầụ Tên lính tính đánh cái nữa để kết liễu ông già thì đã bị đánh lạị Sự việc xảy ra quá bất ngờ, đám lính nhà Đường vây vào Mai Thúc Loan, hò hét và đánh trả. Nhưng những người dân phu theo lệnh Mai Thúc Loan đã rút đòn gánh chống lạị Gia*.c chịu không nổi đều phải đền tộị Đám được giặc, Mai Thúc Loan lập tức thổi bùng khí thế bắt đầu cuộc khởi nghĩạ Vị thủ lĩnh trẻ tài ba được mọi người tôn làm anh hùng vào được hàng trăm người hưởng ứng. Ông chọn Rú Đun còn gọi là Hùng Sơn làm chỗ trú ngu.. Không để giặc yên thân. Mai Thúc Loan quyết định ra quân trước, đánh thẳng vào Châu Trị mở rộng cuộc khởi nghĩ ở Hoan Châụ Ông còn phát hịch kêu gọi người Việt đứng dậy chống lại giặc gìn giữ non sông. Từ Hùng Sơn, Mai Thúc Loan xây thành Vạn An. Từ đây Mai Thúc Loan tìm cách liên kết với các thủ lĩnh và dân chúng các châu miền núi, với Champa để có thêm lực lượng chống quân Đường. Trước khi tiến đánh phủ đô hộ, ngoài Châu Giao, Mai Thúc Loan được tôn lên làm hoàng đến, gọi là Mai Hắc Đế. Và chỉ trong một trận đấu dữ dội, Mai Thúc Loan đã chiếm được phủ thành Tống Bình (nay là Hà Nội), và đuổi tên đô hộ Quách Sở Khách chạy về nước, lấy lại đất nước. Nước ta được thoát khỏi ách đô hộ, dân khắp nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân lên tới hàng chục vạn ngườị Nhưng lúc này nhà Đường còn ma.nh. Vua Đường đã huy động 10 vạn quân ồ ạt theo đường hiểm đánh ập vào thành Vạn An. Không chống nổi sức mạnh của quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau đó bệnh rồi mất. Nghĩa quân tan vỡ. Quân Đường tàn sát nhân dân ta vô cùng dã man, xác người chết đắt thành gò cao, đã tăng thêm lòng căm thù nhà Đường của nhân dân nước Việt. Nhớ ơn Mai Hắc Đế, dân lập đền thờ, đề thơ ca tụng ngường anh hùng.
anh em cho ý kiến sơ về mặt của 2 ông Nùng Chí Cao và Lý Ông Trọng đi ,đang phát thảo cần gấp. Theo ý em thì Lý Ông Trọng sẽ có râu quai no'n anh em thấy sao nè..
mình nghĩ Nùng Trí Cao lấy Mã Siêu gắn râu và sửa nón lại Lý Ông Trọng : lấy khuôn mặt của Hoắc Khứ Bệnh thêm tí râu là được cái giáp xanh dươgn của HKB nhìn đẹp nhắm Tướng Việt phải manly và đep zai @zinzin : đề nghị tên nhân vật lịch Sử viết hoa ^_^
coi giùm cái mặt như thế có được ko của ong Lý Ông Trọng a' mới phát thảo sơ bac' nào có hinh Hoắc Khứ Bệnh up lên cho em tham khảo với thankx trước
@nhamte : bạn cho xin nick chat được hok Hoăc Khứ Bệnh Hạng Vũ Nhạc Phi Mông Điềm Trịnh Thành Công bạn xem thay đổi và nhào nặn nhé ko nhất thiết nhìn bặm trợn ; đẹp trai tí cũng được hie hie
hình như thời nhà Tần có tuớng Mông Điềm ra trấn truờng thành vậy sao còn phải mời Lý Thân ra làm gì nhỉ chắc Mông Điềm war kém hơn Lý Thân
2 người này đều dùng võ lực giết hổ, còn Phùng Hưng ngoài việc đánh hổ cũng đã lưu lại điển tích nhiều lần vật ngã trâu chọi của làng. @Áo giáp của tướng Việt nên lấy màu đỏ làm chủ đạo