Đào hầm trữ thức ăn thôi - Year 3: Road to 30/4 [Tổng hợp tin tức về Covid-19]

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi N.Emblem, 21/1/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Shuleria

    Shuleria Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    21/2/07
    Bài viết:
    962
    Nơi ở:
    Marvelon Enzyklo
    Ai bế được Phọt nó đi thì bế gấp nha, smod nằm im hưởng thụ cuộc sống mới rồi.
     
    SyIvian, rekkhan, nhatanh and 2 others like this.
  2. ryan2714

    ryan2714 Idol dzú bơm Silicon ớ ớ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    21,990
    Loại này xài ok ko mọi người ?

    8211DA14-C533-4D24-89D7-F0FA23E127BC.jpeg

    định mua thêm vài cái n95 đeo cho đẹp mà từ 49k nó lên mie nó 99k luôn rồi :2cool_burn_joss_sti
     
  3. BI_AN

    BI_AN The Dragonborn GVN CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/5/08
    Bài viết:
    19,883
    Đã lai vì hòa bình thế giới [-O<
     
  4. tuan_hopeless

    tuan_hopeless Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    10/4/13
    Bài viết:
    246
    [​IMG]

    giao hoan đất trời mẹ Phọt ơi là Phọt!

    Tao lạy mày!

    Ai chém nó cho sự tồn vong nhân lại đi :((
     
    crusher12345 and Tai_Mei_Ha like this.
  5. tienlapro

    tienlapro Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/06
    Bài viết:
    12,688
    Nơi ở:
    HCM((-*-))
    :6cool_beat_shot:
    [​IMG]

    1 like đi Smod yêu dấu :9cool_too_sad:

    Hãy chung tay góp 1 like, vì bạn và cũng vì cộng đồng...
     
  6. Yoo Hyuk

    Yoo Hyuk Việt Lốt mãn đời không nổ

    Tham gia ngày:
    10/3/15
    Bài viết:
    2,057
    bế nó đi dùm :8cool_cry:

    [​IMG]

     
  7. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,031
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Côrona nằm trong 5%
     
  8. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,748
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    thằng bạn đưa cái ảnh này nói là vụ royal [​IMG]
    [​IMG]

    Có hay không chuyện Anh, Đức chủ động cho dịch COVID-19 lây lan diện rộng?
    11/03/2020 22:01 GMT+7

    [​IMG]
    Người dân đeo khẩu trang tại sân bay Malpensa gần TP. Milan, Ý - Ảnh: REUTERS

    Tính tới 20h40 ngày 11-3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã có hơn 120.000 ca nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 4.375 ca đã tử vong. Lục địa già (châu Âu) đóng góp 10 trên 15 nước có số ca nhiễm cao nhất.

    Câu chuyện châu Âu chống dịch vì vậy cũng thu hút sự chú ý lớn đối với dư luận Việt Nam. Đáng chú ý, xuất hiện một số thông tin nói rằng người châu Âu hoặc phương Tây nói chung khá "thờ ơ" với virus corona.

    Cụ thể trong tuần này, một bài viết được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội khẳng định chính quyền một số nước châu Âu chủ động cho dịch lây lan trên diện rộng, nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng nhanh nhất và tỉ lệ tử vong thấp nhất.

    "Sau khi qua giai đoạn phòng chống dịch xâm nhập vào, các nước điển hình như Đức và Anh hiện nay đang chủ động cho lây lan diện rộng. Việc này sẽ cho phép tạo ra miễn dịch cộng đồng nhanh nhất và tỉ lệ tử vong thấp nhất" - trích bài viết được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.

    Nhằm cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về chủ đề gây tranh cãi này, Tuổi Trẻ Online tổng hợp và đưa ra thông tin tham khảo, bao gồm cách thức xử lý của các nước châu Âu với dịch COVID-19.

    - Anh và Đức chủ động để dịch lây lan diện rộng?

    Trả lời: Sai

    Ít nhất trong các văn bản và thông báo chính thức từ các cơ quan chức năng ở Anh và phát ngôn mới nhất của Thủ tướng Đức Angela Merkel, các nước châu Âu như Anh và Đức không nói về việc chủ động để dịch lây lan trên diện rộng. Ngược lại, ưu tiên hàng đầu của họ là kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.

    Lấy ví dụ, Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) là cơ quan y tế được xem là nguồn tham khảo thông tin chính thống về dịch COVID-19 ở nước này. Cập nhật mới nhất về thông tin xung quanh dịch COVID-19 trên website NHS đề ngày 10-3, trong đó có dẫn "Kế hoạch hành động" của chính phủ về kiểm soát COVID-19.

    Trong mục "Nguyên tắc kế hoạch", Chính phủ Anh ghi rõ một số điểm sau đây, trong đó chứng minh họ không có kế hoạch chủ động cho dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Cụ thể:

    "Để chuẩn bị cho (và đối phó với) một đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, Chính phủ Anh và cơ quan chức năng được ủy quyền muốn:

    Thực hiện các đánh giá rủi ro về tác động tiềm tàng đối với y tế và các khía cạnh khác, sử dụng khuyến cáo khoa học và bằng chứng tốt nhất hiện nay đang có để đưa ra quyết định.

    Giảm thiểu tác động y tế tiềm tàng bằng việc làm chậm sự lây lan ở Anh và nước ngoài, và giảm việc nhiễm bệnh, bệnh và tử vong…".

    Tiếp theo, cũng trong mục "Nguyên tắc kế hoạch", Chính phủ Anh viết: "Mục tiêu cơ bản là triển khai các hành động theo từng giai đoạn nhằm kiểm soát, trì hoãn và giảm thiểu bất kỳ sự bùng phát nào, sử dụng nghiên cứu để thông báo về diễn biến của chính sách".

    [​IMG]
    Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn kêu gọi cấm các sự kiện có sự tập trung trên 1.000 người nhằm ngăn virus corona lây lan - Ảnh chụp màn hình

    Chính phủ Anh đề ra kế hoạch ba giai đoạn gồm kiểm soát, trì hoãn và giảm thiểu, trong đó cụ thể hơn về phản ứng thì có 4 giai đoạn tổng cộng: kiểm soát, trì hoãn, nghiên cứu và giảm thiểu.

    Trong khi đó tại Đức, phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Berlin ngày 11-3, Thủ tướng Đức Angela Merkel dẫn lời các chuyên gia cho rằng hầu hết người dân sẽ nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), và vì hiện nay không có cách chữa trị cụ thể, mục tiêu của Đức là làm chậm sự lây lan.

    "Khi virus (corona) đang hiện hữu, người dân không có miễn dịch và cũng không có liệu pháp điều trị lúc này, vì vậy 60 tới 70% dân số sẽ bị nhiễm. Hiện nay quá trình ngăn chặn phải tập trung vào việc không làm quá tải hệ thống y tế thông qua việc làm chậm sự lây lan của virus", Hãng tin Reuters dẫn lời bà Merkel.

    Ngoài bà Merkel, các quan chức cũng không nhắc về chuyện chủ động để dịch lây lan diện rộng. Báo The Local phiên bản Đức ngày 27-2 đưa tin về việc chính quyền tại miền tây nước này đưa ra những hành động nhằm ngăn virus corona lây lan.

    Ngày 8-3, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cũng khẳng định Đức nên hủy các sự kiện tụ tập trên 1.000 người để làm chậm sự lây lan của virus corona.

    - Châu Âu không đóng cửa biên giới, trường học, các sự kiện tụ tập đông người?

    Trả lời: Đúng, nhưng có thể thay đổi

    Châu Âu lúc này ưu tiên giải quyết tình hình và không để người dân hoảng loạn. Nhưng không có chuyện đây là một chính sách bất di bất dịch.

    Quan chức ở Anh và Đức vừa qua có nhắc tới chuyện đây chưa phải lúc để hủy sự kiện thể thao hay đóng cửa trường học, biên giới. Tuy nhiên họ đều lưu ý các thông báo này sẽ có khả năng thay đổi tùy theo tình hình.

    Ví dụ vào ngày 9-3, báo chí Anh cho biết đã có một cuộc họp của Bộ trưởng Thể thao Anh Oliver Dowden với các cơ quan quản lý thể thao và nhà đài ở nước này. Cuộc họp đi đến kết luận rằng chưa có cơ sở y tế để hủy các trận đấu ở Anh, song chính phủ sẽ liên tục cập nhật diễn biến và thông báo cho người đại diện các môn thể thao và nhà đài.

    Sau cuộc họp, giám đốc điều hành giải Rugby ở Anh Bill Sweeney nói: "Hiện không có cơ sở y tế cho việc hủy các sự kiện hay cho chơi trong các sân không khán giả, nhưng rõ ràng đây là một tình huống còn nhiều diễn biến nên chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi và hành động".

    Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh Deutschlandfunk ngày 11-3, Bộ trưởng Y tế Đức Spahn khẳng định việc đóng cửa biên giới sẽ không giúp ích cho cuộc chiến chống virus. Tuy nhiên ông cũng tiếp tục nhắc lại cách tiếp cận hiện nay ở Đức là làm chậm sự lây lan.

    Các hoạt động ở Anh và Đức vẫn diễn ra bình thường?

    Trả lời: Đúng

    Các trận bóng đá Champions League (giải vô địch cấp câu lạc bộ châu Âu) tuần này vẫn diễn ra bình thường. Ngoại trừ giải Ý đá sân không khán giả, các nước như Anh và Đức vẫn cho khán giả tụ tập, đến sân xem bóng đá.

    Trong thông báo của NHS, cơ quan y tế Anh cũng nói rằng "đa phần mọi người đều có thể tiếp tục đến nơi làm việc, trường học và các địa điểm công cộng khác", và mọi người "chỉ phải lánh nơi công cộng (tự cách ly) nếu có khuyến cáo từ dịch vụ virus corona trực tuyến hoặc chuyên gia y tế".
    https://tuoitre.vn/co-hay-khong-chu...id-19-lay-lan-dien-rong-20200311164112164.htm

     
  9. tructruc

    tructruc Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/10/04
    Bài viết:
    3,062
    ý cu cậu như nào nói ra để anh còn biết ném ra cái status xong rồi ẳng ẳng xuông vậy '@^@|||
     
  10. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,031
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Cái hồ bách thảo má, tôi viết di chúc đây.
     
    Tai_Mei_Ha thích bài này.
  11. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,777
  12. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,748
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    Italy phong tỏa cả nước, nhưng theo cách rất khác Vũ Hán

    Italy già nua tỏ ra bình tĩnh trước đợt dịch Covid-19, dù đây là nơi ghi nhận nhiều ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 nhất bên ngoài Trung Quốc và cả nước đang bị phong tỏa.

    "Hoa Mimosa vẫn ngập tràn siêu thị. Người dân vẫn ra đường đi dạo. Bar vẫn mở cửa nhưng lượng khách thưa thớt. Xe buýt vẫn chạy bình thường. Siêu thị vẫn ngập đồ".

    Một ngày sau khi chính phủ Italy phong tỏa miền Bắc nước này, cả đất nước đã được đặt trong tình trạng cách ly, với 60 triệu người bị ảnh hưởng. Italy hiện là nước bị dịch Covid-19 hoành hành nghiêm trọng nhất châu Âu, với 10.149 ca nhiễm, 631 ca tử vong, cũng là nơi có số người tử vong virus cao nhất bên ngoài Trung Quốc.

    Các thống kê ban đầu cho thấy người già chính là nhóm dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19, với tỷ lệ tử vong của người già khi nhiễm virus cao hơn các nhóm khác. Italy, một trong những nước có dân số già nhất thế giới, đang cực kỳ dễ tổn thương trước bệnh dịch.

    Nhưng ở một mặt khác, "nhiều người già đã sống sót qua thời kỳ Thế chiến II, và điều đó khiến họ bình tĩnh", một người Việt tại Italy nói với Zing.vn.




    Theo ghi nhận của một số người Việt tại Italy, người dân ở đây ít đeo khẩu trang, không chen lấn xô đẩy mua đồ tích trữ ở siêu thị, bình tĩnh nghe theo lời khuyên của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.

    “Chuyện tranh giành mua sắm không diễn ra ở Italy”, Phạm Hùng Vương, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Italy, nói với Zing.vn khi sắp qua ngày 10/3, ngày đầu tiên Italy chịu lệnh phong tỏa cả nước. “Người đi siêu thị xếp hàng dài ở mọi nơi như báo đài đưa không phải do mọi người đổ xô đi mua sắm. Đó là do quy định mới yêu cầu người dân phải giữ khoảng cách 3 m”.

    "Hoa Mimosa vẫn ngập tràn siêu thị. Người dân vẫn ra đường đi dạo. Bar vẫn mở cửa nhưng lượng khách thưa thớt. Xe buýt vẫn chạy bình thường. Siêu thị vẫn ngập đồ", Vương viết trên nhóm của Hội sinh viên Việt Nam tại Italy.

    Một số người Việt chọn cách về nhà, vì lo ngại sự "tự tin" thái quá của người bản địa trước dịch, và vì "ở nhà vẫn hơn".

    Chuyến bay trước lệnh phong tỏa
    Đến khi ngồi trên xe, Anh Tuấn vẫn không tin rằng mình đang ra sân bay, chuẩn bị rời khỏi Italy.

    Tối 7/3, Tuấn, như nhiều người dân Italy khác, nháo nhác vì tin tức miền Bắc Italy sắp bị phong tỏa. Vé đã mua từ buổi sáng (trước khi có tin phong tỏa). Đồ đạc cũng đóng vali xong. Gia đình đang mong. Điều duy nhất Tuấn không kịp chuẩn bị là tinh thần trước “cơn bão dịch bệnh” cuốn mọi thứ đi quá nhanh.

    Trần Anh Tuấn đang học thạc sĩ ở trường University of Trieste (Venice, Italy). Trước khi có lệnh phong tỏa chính thức hôm 8/3 khoảng một tuần, trường học của anh được lệnh đóng cửa đến 15/3, nhưng giờ đã kéo dài sang 3/4.

    Giáo sư của anh đã nhanh chóng thu xếp, chuyển sang dạy online mà không cần lệnh của chính phủ hay trường học. Mọi thứ thầy trò tự xoay xở theo tình hình dịch bệnh.

    6h sáng 8/3, Tuấn tức tốc lên bus ra sân bay Marco Polo. Đầu óc vẫn quay cuồng, rối loạn. Suy nghĩ duy nhất chuyển sang việc chuyến bay lúc 12h30 có bị đình chỉ không. Tuấn hy vọng dù áp lệnh phong tỏa tức thì, chính phủ cũng không hủy luôn các chuyến bay của những sinh viên xa nhà như Tuấn.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trần Anh Tuấn và những bức ảnh anh chụp lại thành phố Venice trước khi về nước. Đâu đâu cũng vắng vẻ. Ảnh: Trần Anh Tuấn.
    “Mình có nhiều bạn Việt Nam ở lại. Họ cũng lo lắng lắm nhưng còn vướng bận nhiều thứ ở Italy nên không thể về được. Mà bây giờ muốn về cũng khó, chị bạn mình sáng nay (10/3) nói là tàu hủy hết rồi, chả đi đâu được”, Tuấn nói với Zing.vn.

    Tuấn về “trót lọt” trước lệnh mới được áp đặt, phong tỏa cả nước của chính phủ Italy hôm 10/3.

    “Dù gì Việt Nam cũng vẫn là nhà và nhà thì lúc nào chả tốt nhất với mình...”

    “Số ca nhiễm tăng chóng mặt, sự xem nhẹ dịch bệnh của người dân, cùng với sự thiếu trang bị y tế và cuối cùng là mình không phải công dân Italy”, Tuấn chia sẻ về quyết định về nước trong nhóm Hội sinh viên Việt Nam tại Italy (ASVI) trên Facebook. “Suy cho cùng việc hồi hương cũng chỉ là biện pháp tâm lý, nhưng mình vẫn tin tưởng rằng sẽ được chăm sóc tốt nhất khi ở Việt Nam”.

    “Dù gì Việt Nam vẫn là nhà và nhà thì lúc nào chả tốt nhất với mình...”

    Siêu thị vẫn đầy hàng, không ai đeo khẩu trang
    Trung Kiên, sinh viên tốt nghiệp Đại học Bách khoa Milan (PoLiMi) nói với Zing.vn trong ngày đầu phong tỏa, vẫn chỉ 2-3/10 người đeo khẩu trang khi đi ngoài đương, so với tuần trước khi Italy đã bùng dịch là 1/10. Còn trước khi có dịch, con số này là 0.

    Ở Italy 4 năm, lần đầu tiên Kiên lùng sục mua khẩu trang giữa một đợt dịch. Các hiệu thuốc hầu hết đều không còn mặt hàng này. Kiên chưa kịp mừng vì hiệu thuốc thứ năm có khẩu trang thì đã giật mình với mức giá trên trời. Một chiếc khẩu trang y tế có giá 4,5 euro (5,1 USD). Đây là mức giá trung bình cho hai bữa ăn ở Milan đắt đỏ.

    “Mình bất ngờ với giá cả nhưng vì để đảm bảo an toàn nên vẫn quyết định mua. Khẩu trang không ngăn được virus nhưng nó giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm từ công cộng”, Kiên nói anh chỉ dám mua 2 chiếc cho 1 tuần. Anh dự định ra khỏi nhà 1-2 lần/tuần để mua thức ăn vào thời điểm này.

    Kiên không dám đi vào khu trung tâm của Milan, kinh đô thời trang bậc nhất thế giới, khu vực sầm uất nhất ở thủ phủ của vùng Lombardy. Bạn bè anh cũng vậy. “Mình cũng chẳng dám đi bus với tram (xe điện) nữa. Chỉ trường hợp hãn hữu cần đi xa mình mới bắt xe”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các siêu thị ở Milan đầy ắp đồ hôm 9/1 và một nhà hàng treo biển tạm nghỉ. Ảnh: Trung Kiên.

    “Gel rửa tay, các thuốc cảm cúm thông thường vẫn mua được số lượng nhỏ mà không cần đơn kê của bác sĩ. Nhưng khi đến hiệu thuốc, bạn phải xếp hàng và mỗi lần chỉ được từng người vào mua với hiệu thuốc nhỏ và 2-3 người với hiệu thuốc lớn. Người bán và người mua phải đứng cách nhau ít nhất 1 m”, Kiên nói.

    Anh bổ sung rằng ở Milan nhiều người già đã sống sót qua thời kỳ Thế chiến II, và điều đó khiến họ bình tĩnh.

    58% bệnh nhân Covid-19 tử vong cho đến nay là người ngoài 80 tuổi và hơn 31% ở độ tuổi 70, theo Viện Y tế Quốc gia, cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Italy.

    Trong một bài viết trên New York Times, việc áp đặt lệnh phong tỏa để dập dịch ở Italy, học theo cách được sử dụng hiệu quả ở Vũ Hán, sẽ là một thách thức. Người dân Italy, với tính cách furbizia, có thể sẽ không tuân thủ lệnh phong tỏa như mong muốn của chính phủ.

    "Furbizia là từ người Italy dùng để gọi hành vi láu cá hoặc xảo quyệt nhằm lách luật. Furbizia chắc chắn là tính cách điển hình của người Italy được nhiều người dân nước này thừa nhận", theo bài viết trên New York Times.

    Những ngày trước khi có sắc lệnh, nhiều người đàn ông lớn tuổi bên ngoài thị trấn bị phong tỏa Zorlesco nói đùa rằng bạn bè của họ thường trốn các trạm kiểm soát của cảnh sát bằng cách đi qua các con đường quê cũ đến quán bar ngoài khu vực bị cách ly để uống rượu.

    “Siêu thị vẫn đầy đủ đồ. Không có ai xô đẩy, chen lấn. Mọi người đều mua theo nhu cầu. Chỉ có người châu Á mới mua nhiều. Họ mua đầy tràn cả chục lốc nước khoảng, thịt hộp, rau quả, trứng gà…”, Kiên kể.

    Kiên nói rằng các nhà hàng, quán bar, tiệm cắt tóc, siêu thị châu Á và Trung Quốc đều đã đóng cửa và không thông báo thời gian mở lại.

    “Chủ trương chung của chính phủ là trước tiên nên tự cách ly bản thân, không vội vã tìm đến phòng khám tư lẫn công. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì gọi đến số khẩn cấp 112 và số của Bộ Y tế 1500, hoặc số cấp cứu từng vùng của địa phương”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các siêu thị dồi dào thực phẩm ở Mestre, phần đất liền của Venice, Italy. Ảnh: Phạm Hùng Vương.

    Anh Tuấn cũng nói ở Venice không có hiện tượng hoảng loạn. Người dân chỉ cố chạy khỏi vùng dịch trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Một số ra ga tàu, bến xe ngay trong tối 7/3 khi báo đài phát đi lệnh phong tỏa vào ngày hôm sau để trở về quê nhà ở miền Nam.

    Nhưng chỉ có thế. Gần như không ai đeo khẩu trang. Không ồ ạt tích trữ nhu yếu phẩm. Siêu thị vẫn đủ đồ như mọi khi. Tuy nhiên, Tuấn vẫn lo lắng và luôn theo sát tin tức, cập nhật tình hình của bạn bè ở Italy.

    “Bạn bè người Italy của mình vẫn du lịch, tụ tập bình thường. Có vẻ như họ không lo lắng lắm về dịch bệnh này. Nhiều người nghĩ đây là cảm cúm thông thường và chỉ có người già mới dễ mắc bệnh nên vô tình tạo ra tâm lý chủ quan ở đại đa số. Mình nghĩ đó là nguyên nhân chính gây bùng phát”, Tuấn nói với Zing.vn từ phòng cách ly, một ngày sau khi về nước.

    Tuấn nói thêm, chính phủ tiến hành xét nghiệm số lượng lớn mỗi ngày. Trung bình khoảng 11.000 người mỗi tuần. “Vì xét nghiệm nhiều nên nhiều người nhiễm bệnh được phát hiện”.

    Thế nhưng, trong một tương quan, Hàn Quốc đang xét nghiệm khoảng 10.000 người mỗi ngày, và số ca nhiễm virus được xác nhận của Hàn Quốc tương đương Italy.

    Chính phủ Italy đang lo rằng cuộc khủng hoảng y tế tại Lombardy có thể lan rộng ra toàn bộ đất nước. Họ cũng không có đủ bác sĩ và y tá chuyên môn cho các khu hồi sức tích cực.

    Các bác sĩ và y tá ở tuyến đầu chống dịch đang bị quá tải, liên tục làm việc quá giờ và bản thân trở thành người nhiễm virus. Ở Lombardy, nhân viên y tế chiếm khoảng 12% số người mắc bệnh.

    Các bác sĩ cảnh báo rằng việc thiếu giường điều trị các ca bệnh nặng có thể khiến tỷ lệ tử vong ở Italy còn cao hơn nữa.
     
    Tai_Mei_Ha thích bài này.
  13. Sharius

    Sharius SPARTAN John-117 GameOver

    Tham gia ngày:
    15/12/08
    Bài viết:
    11,281
    đây là lý do để si đa đi hiến máu? :5cool_ops:

    [​IMG]
     
    nhatanh, living2nd and jumper like this.
  14. sieusaoduongdua

    sieusaoduongdua Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    9/12/09
    Bài viết:
    349
    không ai kể chuyện đào hầm trự thức ăn để cho thế giới thêm hi vọng coi
     
  15. ZhaoHuo

    ZhaoHuo One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/5/07
    Bài viết:
    7,500
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Venice vắng vẻ nhỉ, giờ này mà bất chấp đi dạo chơi lang thang trong Venice thì mood vãi :3onion15:
     
  16. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    [​IMG]
     
  17. vgaboy

    vgaboy Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/10/04
    Bài viết:
    279
    FB_IMG_1583941893020.jpg
    Đại gia Đà Lạt trà Vĩnh Tiến .
     
  18. ryan2714

    ryan2714 Idol dzú bơm Silicon ớ ớ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/6/08
    Bài viết:
    21,990
    Ko thấy hình
     
  19. cô chủ nhỏ

    cô chủ nhỏ T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/9/05
    Bài viết:
    514
    Nơi ở:
    Melbourne, Victo
    Bà trưởng toà R4 vừa thông báo là tin vịt rồi
     
  20. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Com Com.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này