[DAUTUTAICHINH]-Công nhân ngành dệt may biểu tình, đập phá nhà máy ở Bangladesh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi meoden1008, 2/11/23.

  1. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,416
    lên

    Kham khổ vì lương tối thiểu chỉ 75 đô la/tháng, công nhân may mặc Bangladesh đòi tăng gấp ba




    (KTSG Online) – Công nhân nhà máy may mặc ở Bangladesh đang yêu cầu tăng mức lương tối thiểu lên lần gấp 3 lần so với mức hiện nay, khoảng 3 đô la Mỹ/ngày, tương đương 75 đô la/tháng. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy thấy kỷ nguyên lao động và quần áo siêu rẻ mà nhiều thương hiệu thời trang phương Tây đang dựa vào không còn bền vững.

    [​IMG]
    Trong những ngày gần đây, hàng chục ngàn công nhân may ở Bangladesh xuống đường biểu tình, yêu cầu tăng lương tối thiểu lên 23.000 taka (khoảng 207 đô la Mỹ), cao gần gấp 3 lần so với lương tối thiểu hiện tại. Ảnh: fashionunited.com
    Lương không đủ sống

    Trong những ngày gần đây, hàng chục nghìn công nhân may mặc ở Bangladesh từ chối làm việc, kêu gọi tăng mức lương tối thiểu lên gần gấp ba lần. Các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, với các nhà máy bị đốt cháy và máy móc bị đập phá. Khoảng ba trăm nhà máy may ở nước này phải tạm dừng hoạt động.

    Căn nguyên của làn sóng biểu tình là người lao động ngành may mặc cần mức lương cao cao hơn để đáp ứng mức sống cơ bản. Họ nhận được được sự ủng hộ rộng rãi, bao gồm từ các thương hiệu thời trang khổng lồ như H&M, Gap và Inditex (công ty mẹ của Zara), vốn đang gia công sản xuất tại Bangledesh. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ các bên liên quan không thể thống nhất được ai sẽ cáng đáng chi phí tăng lương.

    Các chủ nhà máy may ở Bangladesh cho rằng, để tăng lương đáng kể cho công nhân, các thương hiệu phương Tây, những khách hàng lớn nhất của họ, cần phải trả nhiều tiền hơn cho quần áo mà họ đặt hàng. Faruque Hassan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA), cho biết, dù các tên tuổi lớn trong lĩnh vực thời trang công khai ủng hộ mức lương cao hơn, nhưng trên thực tế, họ lại chùn bước khi chi phí tăng cao và đe dọa chuyển đơn đặt hàng sang các nước khác.

    Trong một lá thư gửi cho Hiệp hội hàng may mặc và giày dép Mỹ (AAFA) hồi cuối tháng 9, ông Hassan kêu gọi các thương hiệu và nhà bán lẻ thời trang tăng giá cho các đơn đặt may quần áo ở Bangledesh.

    “Điều này rất quan trọng để quá trình chuyển đổi sang thang lương mới diễn ra suôn sẻ hơn”, ông viết.

    Theo Rubana Huq, Chủ tịch của Mohammadi Group, một tập đoàn cung cấp hàng may mặc ở Bangledesh, một phần của vấn đề là các thương hiệu thời trang quốc tế cũng đang chịu áp lực chi phí và vật lộn với sự cạnh tranh gay gắt.

    “Mỗi lần yêu cầu các thương hiệu trả thêm, dù chỉ 1 cent, chúng tôi cũng rất khó nhận được sự hỗ trợ của họ”, bà nói.

    Ủy ban lương tối thiểu của chính phủ Bangladesh đang tổ chức các cuộc đàm phán với sự tham gia của cả đại diện lao động và ngành công nghiệp may mặc để giải quyết mức lương tối thiểu mới cho công nhân. Nhưng các chủ nhà máy may lo ngại, nếu yêu cầu của công nhân về mức lương tối thiểu hàng tháng khoảng 205 đô la được đáp ứng, Bangladesh sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Đề xuất của họ về mức lương tối thiểu khoảng 95 đô la đã bị chính phủ Bangladesh bác bỏ vì không giúp giải quyết vấn đề.

    Các thương hiệu phương Tây ủng hộ tăng lương tối thiểu nhưng hầu hết không cho biết mức tăng cụ thể là bao nhiêu. Đội ngũ công nhân may quần áo cho họ ở Bangladesh thường kiếm được nhiều hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu, nhưng thấp hơn nhiều so với mức lương mà các công đoàn yêu cầu và mức lương đủ sống theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.

    Hamim Shikder, một công nhân may từng tham gia các cuộc biểu tình, cho biếtm mức thu nhập 125 đô la mỗi tháng mà anh kiếm được, bao gồm 50 giờ làm thêm, chỉ vừa đủ để trả học phí cho con trai cũng như mua hàng tạp hóa và các nhu yếu phẩm ngày càng đắt đỏ. Khi vợ anh bị bệnh sốt xuất huyết, anh phải vay tiền để chạy chữa.

    Mô hình thời trang nhanh dựa vào lương thấp

    H&M ủng hộ mức lương tối thiểu mới để giúp công nhân may ở Banglesh trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình họ. Nhưng người phát ngôn của H&M từ chối cho biết liệu H&M có trả phí gia công cao hơn để tạo điều kiện cho các chủ nhà máy tăng lương hay không.

    Trong khi đó, người phát ngôn của Inditex nhắc lại những tuyên bố công khai gần đây, trong đó, cam kết hỗ trợ mức lương đủ sống cho người lao động trong chuỗi cung ứng.

    Mô hình thời trang nhanh của các thương hiệu phương Tây dựa vào mức lương thấp của công nhân may mặc ở châu Á. Các thương hiệu này cạnh tranh để cung cấp quần áo với giá rẻ nhất có thể, ép các nhà máy ở châu Á phải chấp nhận phí gia công thấp. Vì vậy, các nhà máy cũng trả lương thấp cho công nhân.

    Sheng Lu, giáo sư nghiên cứu thời trang và may mặc tại Đại học Delaware (Mỹ), nói: “Do sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, các chủ nhà máy ở Bangladesh phải cân bằng giữa việc tăng mức lương tối thiểu và duy trì khả năng cạnh tranh”.

    Dữ liệu do H&M cung cấp cho thấy, năm ngoái, khoảng 600.000 công nhân Bangladesh làm việc trong chuỗi cung ứng của H&M kiếm được trung bình 134 đô la/tháng. Con số này cao hơn mức lương tối thiểu nhưng chưa bằng một nửa mức lương 293 đô la/tháng mà công nhân may ở Campuchia kiếm được. Campuchia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Bangladesh nhưng lương tối thiểu của công nhân may mặc lại cao hơn đáng kể.

    Theo dữ liệu, công nhân trong chuỗi cung ứng ở H&M ở Ấn Độ kiếm được mức lương cao hơn 10% so với công nhân Bangladesh. H&M đang đặt hàng sản xuất quần áo từ Bangladesh nhiều hơn từ Ấn Độ hay Campuchia.

    Trong báo cáo thường niên năm 2022, nhà sản xuất giày và quần áo Puma của Đức tiết lộ, mức lương mà các nhà cung cấp của Puma ở Bangledesh trả cho công nhân cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu, nhưng chỉ bằng 70% mức lương đủ sống, theo đánh giá của một tổ chức thuộc bên thứ ba. Ở một số trung tâm sản xuất khác của Puma, chẳng hạn như Campuchia và Việt Nam, mức lương trung bình của công nhân làm việc trong chuỗi cung ứng của thương hiệu này đã vượt quá mức lương chuẩn đủ sống. Theo Puma, điều quan trọng là phải có cách tiếp cận tập thể đối với vấn đề tiền lương vì thách thức này không thể được giải quyết bởi một thương hiệu duy nhất.

    Ngành may mặc của Bangladesh sử dụng hàng triệu công nhân, chủ yếu là phụ nữ, và đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm nghèo. Nhưng ngành này cũng có lịch sử đối xử tệ bạc với người lao động. Sau vụ sập nhà máy may ở thủ Dhaka của Bangladesh, khiến hơn 1.100 công nhân thiệt mạng hồi năm 2013, các thương hiệu và nhà máy may bắt đầu thay đổi để cải thiện điều kiện làm việc.

    Các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động ghi nhận, môi trường làm việc ở các nhà máy may của Bangladesh đã an toàn hơn, nhưng họ cho rằng, lương của công nhân vẫn còn quá thấp.

    Mosammat Champa Khatun, người làm việc trong một nhà máy may ở Bangladesh, đã tham gia các cuộc biểu tình gần đây để yêu cầu mức lương cao hơn. Mức thu nhập 110 đô la hàng tháng của cô chỉ đủ trang trải chi phí đi lại, thực phẩm và nhà ở ngày càng tăng.

    “Với mức lương này, tôi không thể dành dụm tiền tiết kiệm,” cô bày tỏ.

    Theo WSJ
    https://thesaigontimes.vn/kham-kho-...cong-nhan-may-mac-bangladesh-doi-tang-gap-ba/
     
  2. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    41,147
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Coi nước khác khổ sẽ sướng hơn đấy chăng ?
    Ko biết nhóm công nhân may giờ làm gì kiếm sống rồi .
     
  3. Badbamboo

    Badbamboo Mayor of SimCity Berserker

    Tham gia ngày:
    3/5/21
    Bài viết:
    4,101
    Chạy grab 1 sáng 43kpu_feelsgoodbadman
     
  4. Không phải xe ôm

    Không phải xe ôm Liu Kang, Champion of Earthrealm GameOver

    Tham gia ngày:
    3/10/22
    Bài viết:
    5,133
    Để dằn mặt mấy thằng hay kêu ca.
     
    thitavipho and N00bforever like this.
  5. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh Ryu & Ken ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    16,973
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Công nhân Bon chen chắc đỡ hơn mấy chỗ khác , con em họ mới lãnh 1 cục trăm 3 mấy củ peepo_dead
     
    lovelybear thích bài này.
  6. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Dante, the strongest Demon Slayer ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    14,004
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Chắc hả hê vì bị bọn nó cướp ngành may mặc
     
  7. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    15,293

    Nhưng tớ có AI mà,

    Tha hồ
     
  8. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    peepo_boredpeepo_bored
     
  9. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    32,659
    Nơi ở:
    Blink House
    coi mấy vid bên bangladesh thấy ô nhiễm vl
     
  10. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
    còn dơ hơn ấn độ mà peepo_cringepeepo_cringe
     
  11. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Dragonborn ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,581
    Giống khu dalit bên Ấn,sông nước ô nhiễm ngang kênh Ba Bò có khi hơn,chất thải từ nhà máy xả thẳng ra mấy con sông khum thèm qua xử lý luônpeepo_dead
     
  12. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,566
    Kiểu làm ăn mày ngoài đường nhưng thấy tụi nó biểu tình thì ngồi bên kia đường hả hê á hả
    !sad
     
  13. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,416
    lên

    Nguyên nhân khiến 'xưởng may thế giới' chìm trong biểu tình bạo lực
    Thứ Bảy, 11/11/2023 12:59 |
    Thế giới

    Bangladesh đang chìm trong các cuộc biểu tình bạo lực khi hàng nghìn người trong các xưởng may xuống đường đòi tăng lương cho 4 triệu công nhân trong ngành.

    [​IMG]
    Công nhân may đụng độ với cảnh sát trong cuộc biểu tình ở Gazipur vào ngày 9/11/2023. Ảnh: AFP
    Theo đài CNN, trong 2 tuần bạo lực kéo dài, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, dẫn đến cái chết của 3 công nhân. Đại diện các công đoàn cho biết cảnh sát đã sử dụng hơi cay, đạn cao su để trấn áp biểu tình, khiến căng thẳng thêm leo thang.

    Christina Hajagos-Clausen, Giám đốc tại IndustriALL Global Union, tổ chức bao gồm nhiều công đoàn ở Bangladesh, cho biết: “Các cuộc biểu tình đang leo thang và ngày càng trở nên bạo lực hơn”.

    Ngày 7/11, Hội đồng tiền lương Bangladesh đã công bố mức tăng lương lên thành 113 USD/tháng cho công nhân ngành may mặc, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/12. Điều này đã bị các công nhân bác bỏ vì cho rằng tiền lương không theo kịp lạm phát trong 5 năm qua. Theo Cục Thống kê Bangladesh, lạm phát tăng lên 9% trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2023, cao nhất trong 12 năm.

    Hiện tại, một công nhân xưởng may cho các thương hiệu lớn như H&M, Zara và Levi's ở Bangladesh kiếm được 95 USD/tháng. Mục tiêu biểu tình của họ là nâng lên thành 208 USD/tháng. Để so sánh, số tiền đó vẫn thấp hơn mức lương hàng tuần mà người Mỹ nhận được khi kiếm được mức tối thiểu liên bang là 7,25 USD/giờ trước thuế.

    Narza Akter, Chủ tịch Liên đoàn May mặc Sommilito Sramik, một trong những công đoàn lớn nhất Bangladesh, cho biết: “Mức lương này là không thể chấp nhận. Chúng tôi cảm thấy thông báo từ hội đồng tiền lương đang sỉ nhục công nhân trong ngành may mặc. Nó không hợp lý chút nào. Nếu mức lương tối thiểu không được thiết lập một cách hợp lý, sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng bất ổn lao động. Và đây là điều không mong muốn đối với cả người lao động, người sử dụng lao động hoặc nhà nước”.

    Các cuộc biểu tình đã buộc nhiều nhà máy ở nước này phải đóng cửa, làm tê liệt trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Hàng chục người biểu tình đã phải nhập viện. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, một người biểu tình đã đốt cháy một nhà máy khiến công nhân 32 tuổi Imran Hossain thiệt mạng và cuộc đụng độ dữ dội với cảnh sát dẫn đến cái chết của Rasel Howlader, 26 tuổi.

    “Chúng tôi lo ngại về tình trạng trấn áp công nhân và công đoàn viên đang diễn ra. Mỹ kêu gọi tiến trình ba bên xem xét lại quyết định về mức lương tối thiểu để đảm bảo rằng nó giải quyết được những áp lực kinh tế ngày càng tăng mà người lao động và gia đình họ phải đối mặt”, Matthew Miller, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong ngày 8/11.

    Trên thực tế, phần lớn công nhân trong các xưởng may mặc tại Bangladesh có xuất thân từ các nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương. Điều kiện làm việc trong ngành may mặc ở Đông Nam Á từng bị đặt ra nghi vấn trước đây. Tuy nhiên, Bangladesh không chứng kiến những cuộc biểu tình với mức độ bạo lực như thế này trong khoảng 10 năm kể từ thảm họa sập nhà Rana Plaza. Tòa nhà 9 tầng chen chúc các công xưởng may mặc gặp sự cố, khiến khoảng 1.100 người, chủ yếu là phụ nữ, thiệt mạng trong thảm họa.

    Mặc dù các điều kiện làm việc đã được cải thiện kể từ đó và tiền lương cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị của ngành may mặc đã vượt xa chúng rất nhiều. Theo nhóm tư vấn McKinsey, xuất khẩu quần áo từ Bangladesh, quốc gia đang có tham vọng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2031, đã tăng từ 14,6 tỷ USD năm 2011 lên 33,1 tỷ USD vào năm 2019.

    Theo Bộ Thương mại Mỹ, việc sản xuất hàng may mặc sẵn thống trị ngành công nghiệp của đất nước, chiếm 35,1% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Bangladesh.

    [​IMG]
    Công nhân làm việc tại một xưởng may ở Bangladesh. Ảnh: AFP
    Các thương hiệu thời trang lớn nói gì?

    Mười tám thương hiệu bao gồm H&M, Levi's, Gap, Puma và Abercrombie & Fitch vào tháng trước đã gửi thư tới Thủ tướng Bangladesh kêu gọi đàm phán hòa bình và kêu gọi mức lương tối thiểu mới để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động. Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFP) - đại diện cho các thương hiệu ở Mỹ - đề xuất xem xét lại mức lương tối thiểu kịp thời. Hiện ở Bangladesh, mức lương tối thiểu được xem xét 5 năm/lần.

    “Lý tưởng nhất là mức lương tối thiểu sẽ được xem xét hàng năm chứ không phải 5 năm một lần”, bà Nate Herman, Phó chủ tịch cấp cao về chính sách tại AAFP, cho biết trong một tuyên bố với CNN.

    Các thương hiệu như H&M không sở hữu bất kỳ nhà máy nào ở Bangladesh. Thay vào đó họ ký hợp đồng với các chủ nhà máy ở đó. Những chủ nhà máy này sẽ trả tất cả các chi phí trả trước, như vật tư, cơ sở vật chất và nhân công.

    Trong một tuyên bố mới đây, “gã khổng lồ” thời trang Thụy Điển cho hay họ nhận ra vai trò quan trọng của mình trong việc tạo điều kiện thanh toán mức lương đủ sống cho công nhân, thông qua hoạt động thu mua có trách nhiệm hơn. H&M nói thêm họ không thấy bất kỳ tác động lớn nào đến chuỗi sản xuất hoặc cung ứng tổng thể do các cuộc biểu tình hiện đang diễn ra, mặc dù một số nhà máy mà họ hợp tác đã đóng cửa.

    CNN đã yêu cầu H&M làm rõ vai trò của công ty trong việc tạo điều kiện trả lương đủ sống nhưng họ không phản hồi.

    Thương hiệu Patagonia cho biết họ hỗ trợ mức lương tối thiểu là 208 USD/tháng cho công nhân, chính xác bằng mức mà người lao động đang yêu cầu.

    “Chúng tôi lấy nguồn từ một đối tác nhà máy lâu năm ở Bangladesh. Nhà cung cấp của chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể về mức lương cơ bản đủ sống, nhưng chúng tôi biết rằng mình có thể cùng nhau làm được nhiều việc hơn nữa”, đại diện công ty cho biết vào tháng trước.

    Trong khi đó, thương hiệu Levi’s bày tỏ họ đã khuyến khích chính phủ Bangladesh thiết lập quy trình công bằng, đáng tin cậy và minh bạch để thiết lập mức lương tối thiểu thường xuyên.

    Các thương hiệu không có quyền ấn định mức lương ở Bangladesh, nhưng họ có quyền quyết định sức ép về giá mua. CNN đã liên hệ với Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh, tổ chức đại diện cho các chủ nhà máy để đưa ra bình luận nhưng không nhận được phản hồi.

    “Các nhà máy chịu rất nhiều sức ép và điều này bắt đầu từ các thương hiệu và nhà bán lẻ. Nếu chúng ta muốn ấn định mức lương, chúng ta thực sự phải khắc phục vấn đề giá cả”, bà Elizabeth Cline, giảng viên Chính sách thời trang tại Đại học Columbia, nhận định.

    Trách nhiệm người tiêu dùng

    Gần như tất cả người tiêu dùng mua quần áo sản xuất tại Bangladesh đều ở nước ngoài. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc chiếm 84% tổng thu nhập xuất khẩu của Bangladesh.

    Người tiêu dùng muốn thời trang nhanh, rẻ. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng đang hướng tới những hàng hóa có giá cả phải chăng hơn. Trong khi thế hệ người tiêu dùng trẻ đang suy nghĩ về việc quần áo của họ đến từ đâu và được sản xuất như thế nào, thì ngành may mặc không thể dựa vào người tiêu dùng để tăng mức lương.

    Ông Jason Judd, Giám đốc Viện Lao động Toàn cầu tại Đại học Cornell, cho hay: “Khách hàng cần trở thành một lực đẩy lớn để khuyến khích một thương hiệu nhằm tạo ra sự thay đổi”.

    Trong thời kỳ đại dịch, các thương hiệu đã hủy đơn đặt hàng trị giá 40 tỷ USD tại các nhà máy trên khắp thế giới, khiến các chủ nhà máy và nhà cung cấp phải gánh chịu các hóa đơn và công nhân không được trả lương. Nhưng thông qua chiến dịch “Pay up” (Trả tiền) trên mạng xã hội, các thương hiệu đã phải hoàn trả 22 tỷ USD trong số 40 tỷ USD còn nợ.

    Tuy nhiên, ông Judd chỉ ra sự thay đổi thực sự đến từ chính sách và từ chính bản thân đất nước. CNN đã phát biểu với một số nhà hoạt động vì quyền lao động rằng những gì đang xảy ra trên đường phố Bangladesh gợi nhớ đến những gì đã xảy ra ở Campuchia vào năm 2014, khi công nhân may mặc yêu cầu tăng lương sau khi chính phủ áp đặt mức lương tối thiểu mới. Sau cải cách, Campuchia hiện tăng mức lương tối thiểu cho công nhân may mặc mỗi năm một lần.

    “Bangladesh cần một tiến trình hợp lý hơn, ít bạo lực hơn và toàn diện hơn”, ông Judd kết luận.

    Bảo Hà/Báo Tin tức (Theo CNN)

    https://baotintuc.vn/the-gioi/nguye...trong-bieu-tinh-bao-luc-20231110154529762.htm
     
  14. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,566
    upload_2023-11-11_19-1-55.png

    Đi so lương với đế quốc giãy chết là dở òi.....!buc
     
  15. ArabicaS18

    ArabicaS18 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    10/10/20
    Bài viết:
    1,748
    Bóc lột vãi. Biểu tình lật đổ bọn nó đi. Ủng hộ nhân dân lao động Bangladesh.
     
  16. Gia đình bạn

    Gia đình bạn The Pride of Hiigara ✡ Shine Wizard ✡

    Tham gia ngày:
    12/11/20
    Bài viết:
    9,432
    Bọn thời trang này từ hồi covid xong là nó tăng giá hàng loạt rồi mà nó đếch tăng lương cho công nhân, trả có mấy chục đô một tháng peepo_cursing
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  17. ZzzOhhjiezzZ

    ZzzOhhjiezzZ Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    5,048
    Bọn chủ dám trả lương thấp để cạnh tranh của Vịt thì giờ đi chết đi nhé
     
  18. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
  19. lanhdiendiemla

    lanhdiendiemla Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/3/03
    Bài viết:
    4,903
    Nơi ở:
    Mineral Town
    Tôi nhớ có bài này 24/04/2023, giờ mới rõ vì sao.

    Vì sao dệt may Việt Nam thiếu đơn hàng nhưng Bangladesh 'làm không kịp nghỉ'?

    Trong khi Việt Nam đang thiếu đơn hàng thì Bangladesh "làm không kịp nghỉ". Nguyên nhân, do doanh nghiệp nước này chuyển đổi ngành hàng theo các tiêu chuẩn xanh, bền vững với môi trường kịp lúc nên hiện vẫn nhận được rất nhiều đơn hàng từ các nước phương Tây. Bên cạnh đó là phát triển nguyên liệu cho ngành này để tận dụng các hiệp định thương mại tự do; đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở các thị trường có nhiều tiềm năng như Úc, Canada và các sản phẩm có tiềm năng như hàng quân trang quân dụng…

    https://thanhnien.vn/vi-sao-det-may...esh-lam-khong-kip-nghi-185230425142530856.htm


     
  20. ZzzOhhjiezzZ

    ZzzOhhjiezzZ Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    5,048
    Bên đấy nó chế cháo giấy tờ cho đạt chuẩn phương Tây đc. Vịt bị soi rồi nên ko làm đc
     

Chia sẻ trang này