Tui đọc TQDN 2,3 lần rồi mà hình như không nhớ có đoạn in đậm này. Có phải Leland "chế" thêm không? Không sao. Vui là chính mà. Các tướng của TT xem Chân thị xong chắc "quay tay tập thể" quá Về việc các tướng của TT dùng lạc thần vọng để ngắm Chân Thị và rủi bị Tào Phi bắt gặp rồi méc TT. Sau đó các tướng bị TT phạt thì người mà TT không dám phạt có thể là Tào Thực. Còn tại sao TT lại phạt nhẹ hay không "dám" phạt thì xin xem kiến giải(sưu tầm): Hoàng Sơ tam niên, Kiến An Vương Tào Thực phụng chỉ về Hứa Xương chầu Văn Đế . Vốn là người rất thông minh, tài văn thơ nổi tiếng , khi xưa Võ Đế đã muốn lập Vương làm thế tử nhưng cuối cùng thì Vương đã thua Văn Đế . Võ Đế băng hà ( Canh Tý Kiến An thứ 25 , Công nguyên 220) , Văn Đế kế vị từ đó Vương bị giám sát quản thúc chặt chẽ, mất hết cả tự do để rồi sau này chết trong u uất khi mới 41 tuổi . Tài văn thơ của Vương để lại cho đời tác phẩm bất hủ LẠC THẦN PHÚ . Kim Dung khi đọc đã quá say mê mà cảm hứng lấy hình ảnh Lăng Ba Vi Bộ để mô tả cho thân pháp của phái Tiêu Diêu, ông cũng quá hâm mộ sắc đẹp của Nữ Thần Sông Lạc mà lấy nó để mô tả vẻ đẹp của Thần tiên tỷ tỷ trong mắt chàng Đoàn Dự . Người đời tán tụng Lạc Thần phú rất nhiều, nhưng để viết ra được bài phú này, Tào Thực đã phải trải qua một mối tình vô vọng kéo dài với Văn Hoàng Hậu Nhân Thị . Nhân thị vốn nổi tiếng về sắc đẹp nơi xứ Bắc, và là con dâu của Viên Thiệu . Khi đánh dẹp Viên Thiệu, Văn Đế tiến vào tẩm cung, Nhân thị sợ quá khóc thét lên và nhào vào lòng mẹ chồng . Sau khi nhìn kỹ, Văn Đế quá ngưỡng mộ sắc đẹp của nàng và xin Vũ Đế cưới nàng làm vợ . Ngờ đâu, khi gặp chị dâu, Tào Thực cũng yêu say đắm , và ông phải chôn chặt nó trong lòng vì không thể trái luân thường đạo lý . Sau này mặc dù không bao giờ được Nhân thị đáp lại, nhưng tình yêu của Tào Thực dành cho chị dâu quả thật là không thay đổi mà ngày càng nồng thắm . Hoàng Sơ năm thứ 3, do sủng ái một Quý Phi khác. Văn Đế bắt Nhân thị phải tự tử . Yêu Văn đế hết lòng, nhưng kết cục của Nhân thị sao mà thê thảm . Quá đau xót vì người yêu chết oan, Tào Thực trên đường về kinh đã vung bút mà viết lên LẠC THẦN PHÚ, ca ngợi vẻ đẹp của Nữ Thần sông Lạc nhưng thật ra là Nhân thị .... Phú có đoạn viết : Hình nàng, bay bổng như chim hồng, uyển chuyển như rồng lượn, rờ rỡ thu cúc, xanh tươi thông xuân, mơ màng như dải mây mỏng lướt qua ánh trăng. Bồng bềnh như hoa tuyết trong làn gió. Từ xa mà nhìn, trắng mịn như ráng sớm khi mặt trời lên; lại gần mà ngắm, chói ngời tựa phù dung đu đưa sóng biếc. Không mập, không gày, chả lùn, chả ngẳng, vai tựa vòng cung, lưng như lụa nõn. Thon thon cổ gáy, mịn màng màu da. Không cần thoa xuyến, không cần hương thơm. Tóc mây óng ả, mày liễu đẹp dài - ngoài hồng môi đỏ, trong mịn răng ngà ... Nguyên văn: [spoil] Lạc thần phú Tào Thực Hoàng sơ tam niên Dư triêu kinh sư Hoàn tể lạc xuyên Cổ nhân hữu ngôn Tư thuỷ chi thần Danh viết Mật Phi Cảm tống ngọc đối sở vương thần nữ chi sự Toại tác tư phú Kỳ từ viết Dư tòng kinh vực Ngôn quy đông phiên Bối y khuyết Việt hoàn viên Kinh thông cốc Lăng cảnh sơn Nhật ký tây khuynh Xa đãi mã phiền Nhĩ nãi thuế giá hồ hành cao Mạt tứ hồ chi diền Dong dữ bình dương lâm Lưu miện hồ lạc xuyên. Ư thị tinh di thần hãi Hốt yên tư tán Phủ tắc vị sát Ngưỡng dĩ thù quan Đổ nhất lệ nhân Hu nham chi bạn Nãi viên ngự giả nhi cáo chi viết Nhĩ hữu địch ư bỉ giả hồ Bỉ hà nhân tư Nhược thử chi diễm dã (.?.) Ngự giả đối viết Thần văn hà lạc chi thần Danh viết Mật Phi Nhiên tắc quân vương sở kiến Vô nãi thị hồ (.?.) Kỳ trạng nhược hà (.?.) Thần nguyện văn chi Dư cáo chi viết Kỳ hình dã Phiên nhược kinh hồng Uyển nhược du long Vinh diệu thu cúc Hoa mậu xuân tùng Bàng phất hề nhược khinh vân chi tế nguyệt Phiêu diêu hề nhược lưu phong chi hồi tuyết Viễn nhi vọng chi Kiểu nhược thái dương thăng triêu hà. Bách nhi sat chi Chước nhược phù cừ xuất lục ba. Nông tiêm đắc trung Tu đoản hợp độ Kiên nhược tước thành Yêu như ước tố Duyên cảnh tú hạng Hạo chất trình lộ Phương trạch vô gia Duyên hoa phất ngự Vân kế nga nga Tu my liên quyên Đan thần ngoại lãng Hạo xỉ nội tiên Minh mâu thiện lãi. Yếp phụ thừa quyền Tương tư diễm dật Uy tĩnh thể nhàn Nhu tình xước thái Mị ư ngữ ngôn Kì phục khoáng thế Cốt tượng ứng đồ Phi la y chi thôi xán hề Nhị dao bích chi hoa cư Tái kim thuý chi thủ sức Chuế minh châu dĩ diệu khu Tiễn viễn du chi văn lý Duệ vụ tiêu chi khinh cư Vi u lan chi phương ái hề Bộ trì trù chi san ngung Ư thị hốt yên túng thể Dĩ ngao dĩ hỉ Tả ỷ thái mao Hữu ấm quế kỳ Nhương hạo oản ư thần hử hề Thải thoan lại chi huyền chi Dư tình duyệt kỳ thục mỹ hề Tâm chấn đãng nhi bất di Vô lương môi dĩ tiếp hoan hề Thác vi ba nhi thông từ Nguyện thành tố chi tiên đạt hề Giải ngọc bội dĩ yếu chi Ta giai nhân chi tín tu Khương tập lễ nhi minh thi Kháng quỳnh ??? dĩ hồ dư hề Chỉ tiềm uyên nhi vi kỳ Báo quyến quyến chi khoản thật hề Cụ tư linh chi ngã khi Cảm giao phủ chi khí ngôn hề Trướng do dự nhi hồ nghi Thu hồ nhan nhi tĩnh chí hề Thân lễ phòng dĩ tự trì. Ư thị lạc linh cảm yên Tỉ ỷ bàng hoàng Thần quang ly hợp Sạ âm sạ dương Tủng khinh khu dĩ hạc lập Nhược tương phi nhi vị tường Tiễn tiêu đồ chi úc liệt Bộ hành bạc nhi lưu phương Siêu trường ngâm dĩ vĩnh mộ hề Thanh ai lệ nhi di trường Nhĩ nãi chúng linh tạp đạp Mệnh trù khiếu lữ Hoặc đùa thanh lưu Hoặc tường thần chử Hoặc thải minh châu Hoặc thập thuý vũ Tòng nam tương chi nhi phi Huề hán tân chi du nữ Thán bào qua chi vô thất hề Vịnh khiên ngưu chi độc xử Dương thanh quai chi y mỹ hề Ế tu tụ dĩ duyên trữ Thể tấn phi phù Phiêu hốt nhược thần Lăng ba vi bộ La miệt sanh trần Động vô thường tắc Nhược nguy nhược an Tiến chỉ nan kỳ Nhược vãng nhược hoàn Chuyển miện lưu tinh Quang nhuận ngọc nhan Hàm từ vị thổ Khí nhược u lan Hoa dung a na Lệnh ngã vong xan Ư thị bình ế thu phong Xyên hậu tĩnh ba Bằng di minh cổ Nữ oa thanh ca Đằng văn ngư dĩ cảnh thừa Minh ngọc loan dĩ giai thệ Lục long nghiễm kỳ tề thủ Tái vân xa chi dong duệ Kình ngê dũng nhi giáp cốc Thuỷ cầm tường nhi vi vệ Ư thị việt bắc chỉ Quá nam cương Hu tố lĩnh Hồi thanh dương. Động chu thần dĩ từ ngôn Trần giao tiếp chi đại cương Hận nhân thần chi đạo thù hề Oán thịnh niên chi mạc đương Khoáng la mệ dĩ yểm thế hề Lãng lưu khâm chi lãng lãng Điệu lương hội chi vĩnh tuyệt hề Ai nhất thệ nhi dị hương Vô vi tình dĩ hiệu ái hề. Hiến giang nam chi minh đang Tuy tiềm xử ư thái âm Trường kí tâm ư quân vương Hốt bất ngộ kỳ trung sở xá Trướng thần tiêu nhi tế quang Ư thị bối hạ lăng cao Túc vãng thần lưu Di tình tường tượng Cố vọng hoài sầu Kí linh thể chi phục hình Ngự khinh chu nhi thượng tố Phù trường xuyên nhi vong phản Tư miên miên nhi tăng mộ Dạ cảnh cảnh nhi bất mị Triêm lộ sương nhi chí Mệnh bộc phu nhi tựu giá Ngô tương quy hồ đông lộ Lãm phi bí dĩ khoáng sách Trướng bàn hoàn nhi bất năng khứ. [/spoil] @Leland: Việc pác với mod trinhphuctuan "hiềm khích" thì tui không biết như thế nào nhưng chỉ xin góp ý với pác vài đôi lời: "dĩ hòa vi quý, nam nhi đại trượng phu không chấp nhặt chuyện nhỏ" Nếu vì "một chút khó chịu trong lòng" mà pác để mất đi niềm vui của anh em trong box thì không hay lắm. Topic nào pác lập ra cũng đều lôi kéo được mọi người tham gia, đó chính là cái vinh hạnh của pác. Hãy giữ nguyên hình ảnh đó trong lòng mọi người. Thân!
@conghechua Không hợp lí, nếu lúc đó có 1 vài tướng bị đau mắt đỏ hoặc bảo bị bụi bay vào mắt thì Tào Tháo biết xử lí thế nào @Dr.Cid: Lí giải về ống nhòm của ông rất hay Tuy nhiên ở đây có điểm không hợp lí. - Thứ nhất, Tào Tháo vốn là người công minh, nếu đã đánh thì phải đánh tất cả như nhau, nếu chỉ vì sợ Đôn bị ăn đòn oan mà xử phạt nhẹ hơn thì các tướng khác lại tị, làm sao giữ vững quân pháp? - Thứ hai, vế trước ông nói dựa vào "Chú nào mà mắt có biểu hiện bị mỏi, ví dụ như mi mắt giật giật... thì nọc ra đánh vì tội nhìn trộm con dâu." mà đánh, Đôn không có biểu hiện gì nhưng vẫn bị ăn đòn, vậy mấy tướng cấp thấp chỉ được nhìn một, hai lần, hay loại trẻ con như Tào Thực chỉ mượn được ống nhòm một lát rồi bị giật, mắt không có biểu hiện gì chẳng lẽ đều được tha? Vì vậy câu trả lời chưa được tính @{O|O}: Không hợp lí, ở đầu câu cậu nói Tháo đã nhòm lén, đến vế sau lại nói Tháo đòi Quách Gia dụng cụ để nhòm? Trong khi câu đố đã nêu rõ đã có tường bao quanh, Tháo không có địa điểm cao + ống nhòm thần diệu do Quách Gia chế ra thì làm sao nhòm được? Bên dưới của cậu càng không hợp lí, Tháo mà tóm được Nhị Kiều thì cứ làm như với vợ Trương Tú, cần gì phải nhòm trộm? Do vậy đáp án chưa được tính @Game là nhất: Câu đầu: Tháo ban Chân Thị cho Tào Phi rồi, cớ gì phải ấm ức với các tướng? Câu hai: Chân Thị là người bị hại, hồ là do Tào Phi đào ra, cớ gì lại giận Chân Thị không biết giữ mình? Sao lại định phạt Chân thị được? Không hợp lí @Tửu kiếm tiên: câu hỏi có nêu rõ: Tào Phi về qua núi Lạc Thần mới chạy về báo với Tào Tháo, do đó nói Tháo ở núi Lạc Thần lúc đó là không hợp lí. Còn Tháo làm việc xấu có bao giờ để lộ, mà lại chịu tự phạt mình, ngủ với cô Trương Tú mà có thấy kiểm điểm gì đâu nào Không hợp lí. @nammannamman: Bọn tôi không có hiềm khích gì cả. Cậu rất tinh ý để ý đến cái chữ Lạc thần. Vì sao là núi Lạc thần, vì sao là Lạc thần vọng? Nhờ "kinh nghiệm" được xem Chân thị tắm nên sau này Tào Thực làm ra bài Lạc thần phú. Nhưng không hợp lí ở chỗ, đồng ý Tào Thực là trẻ con, nhưng vẫn đứng đấy xem, lại là người thân của Tháo, đáng lẽ Tào Tháo phải đánh cho một trận còn nặng hơn. Tôi lấy câu của Thẩm Phối nói về cháu để áp dụng cho trường hợp này "Trẻ con mất dậy thì càng phải đánh", nên Tào Tháo không thể nương tay được. Vậy nên câu hỏi tạm thời chưa có đáp án nào hoàn chỉnh cả
Câu này thì chắc là Hạ Hầu Đôn .( 1 mắt) 1 mắt thì nhìn được ít hơn 2 mắt. Bịa thêm tý nữa thì là Tào Thực( là con giai) Nhưng vào muộn quá mọi người giải đáp hết rồi. Tôi cũng xin góp 1 câu: câu số 7: Đại tướng Bắc Ngụy Từ Hoảng anh dũng mưu trí quả cảm trong Tam quốc. Đánh bại Quan Vũ giải vây Phàn Thành. Mã Tốc một trong "mã thị ngũ thường". Nhiều lần đi theo hiến kế cho Khổng Minh. Lượng râu dê nhiều lúc phục lăn phải nghe theo ý kiến. Lần thứ nhất: bầy mưu cho Lượng đánh Nam Man thì phải thu phục lấy nhân tâm chứ ko lấy thành quách. Lần thứ hai: bầy mưu phản giản làm cho Tư Mã Ý về quê chăn vịt. Mưu trí, sách lược binh pháp của Từ Hoảng , Mã Tốc trong tam quốc ko phải loại tầm thường. Vậy mà cả hai đều bị thất bại khi áp dụng thế trận cửa Tình Hình của Hàn Tín ngày xưa. (Đặt quân mình vào chỗ chết quân mình mới sống được) Từ Hoảng : bầy trận ở sông Hán Thủy cuối cùng bị Triệu Vân Hoàng Trung đánh bại Mã Tốc: được cử đi giữ Nhai Đình . Bầy trận trên núi bị vây núi mà thua. Câu hỏi là Nguyên nhân thất bại của 2 vị này có nhiều. Nhưng đều có 1 nguyên nhân chung. Nguyên nhân chung đấy là gì.
@Longspear tiên sinh: Cái đầu không hợp lí, Tào Công là người công minh, vả lại ai mà biết được nhìn 1 mắt thì lại ít hơn nhìn bằng hai mắt Còn nếu đánh Tào Thực ít hơn vì là con trai, thì làm các tướng không phục là thứ nhất, thứ hai Tào Chương cũng là con trai, vậy sao lại tha một đứa mà đánh đứa còn lại ngang các tướng được :P Do đó chưa hợp lí. Câu 7 thì tại hạ đoán được nguyên nhân là gì rồi :) Để các bạn đọc khác đoán trước, tại hạ chỉ viết ngắn bằng kí tự nhé, = vua
Cái này thì leland với cid đừng đoán nhá(tôi biết thừa 2 ông đoán ra được và đoán đúng ). Cấm chơi Còn đáp án Hạ Hầu Đôn thì tôi giải thích 1 chút. Nếu cái Lạc Thần vọng có 2 mắt(giống ống nhòm). Thì Hạ Hầu Đôn nhìn được bằng 1 mắt. Thời gian nhìn bằng 1/2 người khác. Còn Lạc Thần Vọng có 1 mắt.(giống kính tiềm vọng) Các tướng nhìn vào ống nhòm. Nhìn chăm chú con mắt mở to ko chớp nháy gì cả. Mắt mau mỏi. Nếu mỏi thì đổi mắt. Riêng anh Đôn nhà ta nếu mỏi mắt thì phải nghỉ để thư giãn mắt. Ko còn mắt khác để đổi. Thời gian nhìn ít hơn thế. Tào công thưởng phạt công minh nên nhìn nhiều phạt nhiều, nhìn ít phạt ít. Ko nhìn ko phạt. Đáp án con giai Tào Thực nhá Tào Thực vốn văn chương tài hoa hơn người. Nhìn thấy cái đẹp nào chả để 1 lô xích thơ phú ca ngợi. Như phú bài Đồng Tước...... Thế mà nhìn 1 mĩ nhân như Chân thị tắm làm gì ko 1 loạt các tác phẩm ca ngợi Chân Thị trần truồng... Ko được như cô giáo thảo , chú kim thì cũng phải ra 1 kim bình mai thứ hai. Mà thơ phú văn chương tào thực thì ai ai cũng yêu mến, sao chép. Chả mấy chốc mà hình dáng vẻ đẹp cơ thể chân thị sẽ được toàn dân thiên hạ biết đến. Tào Tháo đành phạt Tào Thực bằng cách đốt hết thơ phú ấy đi chứ ko thì ê mặt lắm.
Với hai tướng này - Mã Tốc và Từ Hoảng - có thể kể ra các nguyên nhân thất bại sau: 1. Với Từ Hoảng(bày trận Hán Thủy): - Bên kia chiến tuyến do Khổng Minh cầm quân bày kế. - Có Vương Bình "làm trợ lý" - Ỷ y, không nghe lời can gián của người khác. - Bên ráng đánh bên thì thủ mãi. - Lương thảo bị đốt cháy. ... Xem: [spoil] Tào Tháo sai Từ Hoảng làm tiên phong, đi trước quyết chiến. Một người tiến ra nói rằng: - Tôi thuộc hết cả địa lý xứ này, xin theo giúp tướng quân để phá quân Thục. Tháo trông xem thì là người ở Nham Cừ, quận Ba Tây, họ Vương tên là Bình, tự Tử Quân, hiện làm nha môn tướng. Tháo mừng rỡ, cho Vương Bình làm phó tiên phong cùng đi với Từ Hoảng. Tháo đóng quân ở mé bắc núi Định Quân. Từ Hoảng, Vương Bình kéo đến Hán Thuỷ, sai tiến quân sang qua sông dàn trận, Bình nói: - Quân sang sông dàn trận, ngộ phải chạy gấp thì làm thế nào? Hoảng nói: - Ngày xưa Hàn Tín bày trận quay lưng xuống sông, gọi là “đặt vào chỗ chết rồi mới sống” là thế. Bình nói: - Ngày xưa Hàn Tín biết quân giặc vô mưu mới dùng mẹo ấy. Nay tướng quân đã đoán được ý Triệu Vân, Hoàng Trung chưa? Hoảng nói: - Ngươi cứ việc dẫn bộ quân chống cự, để ta đem mã quân sang sông phá giặc cho mà xem. Lại nói Từ Hoảng dẫn quân sang Hán Thuỷ, Vương Bình can thế nào cũng không nghe. Hoảng qua bờ bên kia đóng trại. Hoàng Trung, Triệu Vân xin với Huyền Đức ra đánh quân Tào. Huyền Đức bằng lòng. Hai người dẫn quân đi. Trung báo với Triệu Vân rằng: - Từ Hoảng cậy sức khoẻ đến đây, ta không nên đánh vội. Đợi đến chiều tối, quân hắn mỏi mệt chúng ta sẽ chia làm hai đường ra đánh. Vân theo lời, mỗi người dẫn một đội quân giữ vững dinh trại. Từ Hoảng dẫn quân đến trại Thục khiêu chiến, từ sáng đến tối, không thấy quân Thục ra. Hoảng bèn sai tay cung nỏ chĩa cả vào trại Thục mà bắn. Hoàng Trung bảo Triệu Vân rằng: - Từ Hoảng sai quân bắn vào, tất có ý muốn rút lui, ta nên thừa thế ra đánh đi thôi. Trung nói chưa dứt lời, quả nhiên thấy hậu quân Từ Hoảng đã rục rịch quay về. Trong trại Thục bấy giờ mới nổi trống, Hoàng Trung kéo quân ra mặt tả. Triệu Vân kéo quân ra mặt hữu. Hai bên đánh ập lại... [/spoil] 2. Với Mã Tốc(giữ Nhai Đình): - Bên kia chiến tuyến là do Tư Mã Ý cầm quân bày kế. - Có Vương Bình "làm Trợ lý" - Ỷ y, không nghe lời can gián của người khác. - Đường lương thảo cũng có vấn đề. ... Xem: [spoil] Mã Tốc, Vương Bình dẫn quân đến Nhai Đình; xem xong địa thế, Tốc cười nói: - Thừa tướng cả lo quá chừng! Một chỗ xó núi hẻm này, quân Ngụy đâu dám đến mà sợ! Vương Bình nói: - Tuy quân Ngụy không dám đến, nhưng ta nên cắm trại giữ con đường ngã năm này. Tốc nói: - Giữa đường không phải chỗ hạ trại; gần đây có một trái núi, bốn mặt liên tiếp với nhau, lại có cây cối, rộng rãi. Thật là trời cho ta chỗ hiểm trở này, nên đóng đồn trên đó thì hơn. Bình nói: - Tham quân nghĩ sai mất rồi! Nếu đóng ở giữa đường, đắp nên thành lũy, dẫu quân giặc có mười vạn, cũng không sao đi qua được. Nay nếu bỏ chỗ yếu đạo này, đóng quân ở trên núi, ví dụ quân Ngụy kéo đến vây kín bốn mặt thì cứu làm sao? Tốc cười nói: - Thực là kiến thức đàn bà! Binh pháp dạy rằng: "Đứng trên cao trông xuống dưới mà đánh, dễ như chẻ tre". Nếu quân Ngụy đến đây, ta đánh cho một mống cũng không về được. Bình nói: - Tôi đi theo thừa tướng đi đánh trận đã nhiều, mỗi khi đến đâu, ngài đều chỉ bảo cho. Nay tôi coi núi này là chỗ tuyệt địa. Nếu quân Ngụy chặn mất đường lấy nước ăn uống thì quân ta chẳng phải đánh cũng rối bét. Tốc nói: - Chớ nói càn. Tôn Tử có câu: "Bỏ vào đất chết rồi mới sống". Nếu quân Ngụy chặn đường lấy nước, quân Thục tất nhiên phải liều chết mà đánh. Một người sẽ địch nổi trăm người. Ta học binh thư chán ra rồi đây. Thừa tướng mọi việc còn phải hỏi đến ta, sao ngươi cứ ngang ngạnh làm vậy? Bình nói: - Có phải tham quân muốn đóng trên núi thì chia cho tôi nửa quân, để lập một trại nhỏ ở dưới mé tây núi, làm thế ỷ giốc. Nếu quân Ngụy đến, còn có thể cứu nhau được. Mã Tốc không nghe. Bỗng đâu cư dân trong núi, từng đàn từng lũ chạy đến báo tin quân Ngụy đã tới nơi. Vương Bình muốn đi ngay lập tức. Mã Tốc nói: - Có phải ngươi không nghe lời ta, thì cho ngươi năm nghìn quân ra đó mà lập trại. Khi phá xong quân Ngụy, đến trước mặt thừa tướng, đừng hòng chia công của ta đấy! Vương Bình dẫn quân cách núi mười dặm hạ trại, rồi vẽ sơ đồ sai người đi kíp báo với Khổng Minh, thuật chuyện Mã Tốc tự ý cắm trại trên núi... [/spoil] Như vậy, qua các dẫn chứng trên, có thể nói rằng nguyên nhân cốt yếu dẫn đến thất bại dĩ nhiên đều do lỗi của Từ Hoảng và Mã Tốc nhưng hai thằng đều có dính dáng đến Vương Bình.
Về câu hỏi 6 của Leland, nếu theo kiến giải của tôi là Tào Thực là vì TT biết rõ Tào Thực cũng mê Chân thị, cũng xin cưới nhưng vì Tào Phi "đến trước" nên đành "ôm lòng sầu" và vì không muốn phạm luân thường đạo lý. Vì vậy mà TT ngoài cái rất yêu Tào Thực ra thì còn phải "cảm thông" cho Tào Thực vì "tình đơn phương" chứ Nhưng pác đã không đồng ý thì tôi xin đề cử một người nữa, đó là Hứa Chữ, vì sao? Theo Wikipedia: "Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ" Ngoài Điển Vi - đã chết - thì chỉ còn Hứa Chữ làm bodyguard. TT chỉ dám trách phạt nhẹ vì những nguyên nhân sau: - Đã là bodyguard thì Hứa Chữ phải luôn bên mình TT, nếu có đi đâu thì cũng không dám "quá lâu" - Nếu gây chuốc thù oán với Hứa Chữ thì liệu Cào cào "có an tâm mà ngủ ngon" không? Nhất là cái thằng vừa khỏe vừa IQ thấp?
Xin đỡ lời cho cid 1 tý vậy Thứ nhất Cid đã nêu rõ Nghĩa là Hạ Hầu Đôn bị phạt vì tội đứng mà ko tố giác. Thứ hai: -các tướng cấp thấp thì tuổi gì được mượn ống nhòm. Ai cầm ống nhòm thì chắc là đút vào mắt nhìn Chân Thị từ lúc cởi quần áo đến lúc tắm xong. Làm gì có việc cho mượn.. Kể cả mắt đau mắt mỏi ko nhìn thấy gì cũng giữ khư khư cái ống nhòm trên tay chả cho ai mượn cả
@nammannamman: Tào Tháo mà nương nhẹ cho con, người ngoài không biết chuyện sẽ không phục, kỉ cương quân đội vì thế mà mất, người như Tháo quyết không làm như vậy, điểm này không hợp lí. Cái này khá hay, cậu đã mở rộng phạm vi nghi can và có dẫn chứng đàng hoàng. Tuy nhiên, Hạ Hầu Đôn còn là người duy nhất được mang kiếm vào phòng ngủ của Tào Tháo nữa cơ, nếu nương tay Hứa Chử mà đánh Hạ Hầu Đôn như thường, thì còn đáng sợ hơn Thế nên không hợp lí. Ở đây nên xem là Tào Tháo là người công minh, lãnh đạo giỏi, các tướng bị tội mà chịu đòn cũng không vì thế mà oán ông, vì họ đúng người đúng tội, nên không có chuyện bị đòn mà thù Tháo được @Longspear tiên sinh: Trước hết là bài đỡ hộ cho ông Dr.Cid Dùng luôn ý thứ 2 của tiên sinh để trả lời cho ý thứ nhất: Hạ Hầu Đôn có ống nhòm, vậy cớ gì không đánh? Nếu Tào Tháo chỉ luận tội Hạ Hầu Đôn không tố giác tội phạm thì các tướng không phục, vì nó có nhìn Bây giờ tới ý thứ hai của tiên sinh: Ý này không thuyết phục. Đúng là với cái đẹp thường thì khó ai cưỡng nổi, nhưng có mấy ý sau: 1- Đây không phải lần đầu nhìn, nên các tướng quân Tào vốn đoàn kết, chia sẻ cho bọn đàn em xem (dù chỉ 1 lát) cũng là lẽ thường. Hoa thơm mỗi người ngửi 1 ít 2- Ví dụ Tào Thực là trẻ con, lúc đó tầm 12-13 tuổi, song lại thuộc loại COCC, đến xin xem chẳng lẽ lại không cho mượn? 3- Một số ông mỏi mắt hoặc bị đau mắt đỏ, xem nhiều thì cho mượn. 4- Một số tướng xem 1 hồi, 1 tay cầm ống nhòm, không hiểu vì sao tự nhiên như mất hết sức lực, thở dốc mà đưa ống nhòm cho người khác mượn cũng là lẽ thường, cái này lại tùy tướng, có người dai sức có người không Bây giờ tới bài của tiên sinh: Lí giải về Lạc Thần Vọng cực kì thuyết phục Tuy nhiên câu hỏi đã nêu rõ các tướng ăn đòn như nhau, duy chỉ có một người được Tào Tháo nương tay, do đó nếu ngồi tính thời lượng nhìn để phạt thì không thể chỉ có 2 loại hình phạt đó được. Vậy nên đáp án này chưa hợp lí. Rất đúng, Tháo đã phạt Thực đốt sạch đống dâm thi đấy đi, thế mà sau này vẫn lòi ra bài Lạc Thần phú mà Thực nghĩ trong đầu, về nhà mới chép ra. Tuy nhiên, nếu Tháo mà không phạt đánh Tào Thực ngang với các tướng, thì Tào Chương lúc đó sẽ tỵ, mà cả các tướng cũng ức vì nó là COCC mà thoát đòn, quay ra oán Tào Công, mà ông không thể để tình trạng này xẩy ra được. Do đó đáp án này cũng chưa hợp lí
Câu hỏi 6 đã lâu vẫn chưa có ai đưa ra đáp án hợp lí, vậy tôi xin đưa ra đáp án của câu hỏi: Câu hỏi 6: Kể chuyện về các anh hùng cũng nhiều, hôm nay tôi xin chuyển qua nói về một mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành trong thời Tam Quốc, đó là Chân thị. Nàng nguyên là vợ của Viên Hy, chồng trấn ở U Châu, nàng không muốn đi xa nên ở lại Ký Châu, tới khi thành bị hạ, Tào Phi định giết tất cả gia quyến họ Viên trong thành, không ngờ bị sắc đẹp của nàng khuất phục, nên tha gia quyến họ Viên và cưới về làm vợ. Sắc đẹp của Chân thị thì khỏi phải bàn, da nàng trắng như ngọc, mặt nàng đẹp như hoa, đôi mắt trong trẻo tựa hồ thu, nụ cười chúm chím tựa nắng mai, hai cánh tay thon dài, các đường cong tuyệt mĩ uyển chuyển... Tào Phi yêu lắm, cho đào riêng một hồ nước lộ thiên rộng rãi, cho đặt các cây cảnh, đá quí hiếm ở quanh để tiên nữ tắm, mình thưởng ngoạn, bao quanh bởi bốn bức tường cao hàng chục thước vững chãi. Các tướng của Tào Tháo bèn nhờ Quách Gia chế ra một thứ gọi là Lạc thần vọng, nó là một cái ống thần kì, một đầu nhỏ một đầu to, nhìn vào đầu nhỏ thì có thể thấy sự vật cách xa hàng trăm thước rõ mồn một, mỗi tướng 1 chiếc họp nhau ở 1 ngọn núi gần đó, gọi là núi Lạc thần để đợi khi Chân thị xuống tắm thì mọi người cùng rửa mắt. Một hôm Tào Phi ở xa về, nghe nói các tướng cùng Quách quân sư đang tụ tập ở núi Lạc Thần, tiện đường bèn phóng qua đó, biết chuyện không hay vội chạy tới khóc với Tào Tháo. Tháo giận lắm, nọc các tướng ra đánh mỗi người một trận, duy có một người được Tào Tháo phạt đánh ít hơn những người còn lại. Câu hỏi ở đây là: Người đó là ai, vì sao Tháo lại nương tay hơn so với những người khác? Câu trả lời: Tào Tháo là người công minh, có tội là phải phạt, đã phạt là phải công bằng, không có chuyện thiên vị cho ai cả. Đến chính mình nhỡ cưỡi ngựa mà nó giẫm phải lúa của dân, Tào công còn định tự sát, may có các tướng can lại nên mới cắt tóc thay mạng, thật là người chí công vô tư hết mực, làm gì có chuyện bao che cho ai? Tuy nhiên, có một chi tiết mà mọi người không để ý tới đó là Tào thừa tướng còn là một người rất nhân từ, người đã chẳng khóc thương Điển Vi trung nghĩa hi sinh thân mình để cứu chủ đó ư? Vậy thì câu chuyện diễn ra như sau: Tào Tháo giận lắm, sai nọc các tướng ra đánh mỗi người một trận. Ai giữa chừng bị đòn mà giả vờ ngất thì sẽ hắt nước cho tỉnh để đánh tiếp, không để sót một ai cả. Duy chỉ có một người, từ đầu khi mới bị lôi ra đánh đã luôn miệng xin tha, vì thể trạng yếu ớt, lại hay bệnh tật,... Tháo lại càng nổi giận, đích thân giám sát việc đánh người này, mấy lần ngất đi bị hắt nước cho tỉnh lại, đánh tiếp, tới khi thực hiện được 3/4 hình phạt thì người này lịm hẳn đi, hất nước mấy lần vào mặt cũng không tỉnh, Tào Tháo gọi danh y ra xem thì họ bảo "Quách quân sư nguy kịch rồi", Tào công động lòng xót thương bèn nương tay với người này, ra lệnh cho các danh y chạy chữa, để Quách Gia ở lại Dịch Châu dưỡng bệnh, không cần tham gia đạo quân đi đánh Thác Đốn nữa. Tới khi về đến Dịch Châu thì Quách quân sư vừa chết được mấy hôm, linh cữu quàng tại công đường. Tháo vào tế, khóc rằng: - Quách Phụng Hiếu mất đi, đó là trời hại ta vậy. Khóc rồi, ngoảnh lại bảo các quan rằng: - Tuổi các ngươi cũng bằng trạc ta cả, duy có Phụng Hiếu còn trẻ hơn. Ta vẫn định ủy thác việc về sau, không ngờ nửa chừng chết yểu, khiến ta tan nát ruột gan! Lúc ấy bộ hạ Quách Gia đưa một phong thư ra trình, nói: - Khi Quách công gần mất, có viết thư này để lại dặn rằng: "Nếu thừa tướng theo đúng lời trong thư này, thì việc Liêu Đông sẽ xong". Tháo mở thư ra xem, gật đầu khen phải. Quả nhiên, đúng như lời Quách Phụng Hiếu dự đoán, chẳng mấy Công Tôn Khang ở Liêu Đông sai người đưa đầu lâu Viên Thượng, Viên Hy đến nộp. Quả là người tính toán như thần, đáng tiếc lại chết sớm, thương xót thay Phụng Hiếu, đau đớn thay Phụng Hiếu, mến tiếc thay Phụng Hiếu. . ___________Auto Merge________________ . Hiện tại vẫn còn câu hỏi của Longspear tiên sinh chưa có ai tham gia trả lời:
Bây giờ sẽ tới câu hỏi tiếp: Câu hỏi 7: Trần Thọ là học trò của quan thái sử Tiêu Chu, vốn là người nghiêm nghị, kính cẩn, nóng giận không để lộ ra ngoài. Một hôm trời mưa gió, hai thầy trò ngồi bên bàn rượu, cùng ăn thịt lợn luộc. Trần Thọ đang gắp một miếng đưa gần tới miệng, chợt trời vang lên một tiếng sấm, Thọ sợ quá làm văng cả miếng thịt đi. Tiêu Chu giận lắm, lấy cán quạt đập vào đầu Trần Thọ, mắng: - Ngu chưa cái nhà anh Trần Thọ, miếng ăn tới miệng còn để rơi, rồi đời anh cũng giống Chiêu Liệt Hoàng Đế nhà anh thôi. Trần Thọ bình thường vốn ngoan ngoãn, nghe lời thầy, đột nhiên cũng nổi giận, cãi: - Thầy thì biết cái gì mà nói? ...... Tiêu Chu nghe xong gật gù khen phải, thưởng liền cho Trần Thọ 2 miếng thịt ngon khác. Vậy câu hỏi ở đây là: Trần Thọ nói cái gì mà Tiêu Chu không những không giận vì trò cãi mình, mà lại còn rất tán thưởng nữa?
@Game là nhất: Nói thế này thì khác gì đổ thêm dầu vào lửa? Lưu Bị nghe sấm chỉ rơi đũa chứ không rơi thức ăn, lại thêm tội thiếu kiến thức lịch sử, Tiêu Chu lại bực lên mà không cho ăn nữa ấy chứ Không hợp lí.
Lưu Bị nhờ sấm rơi đũa mà Tháo đãi cho một bữa Trần Thọ nhờ sấm rơi thịt mà Chu đãi cho 2 miếng Cũng do sấm cả thôi
Câu trên có bạn nam man giả lời đúng rồi. Trước đó thì có leland trả lời đúng Ai cũng thấy đúng cả nên ko trả lời là đương nhiên
@Game là nhất: Trả lời thế này càng không hợp lí Lưu Bị khi chưa có sấm đã được Tào Tháo chiêu đãi rồi. Giả sử hôm đó không có sấm thì cũng vẫn được ăn một bữa, nên nói nhờ sấm mà Lưu Bị được đãi là nhầm. Còn Trần Thọ khi đang bị thầy mắng làm sao đã biết thầy sẽ hài lòng với câu trả lời của mình, và làm sao mà biết thầy hài lòng sẽ cho mình ăn 2 miếng thịt? Câu trả lời cần tìm là câu nói của Trần Thọ với Tiêu Chu ngay lúc đó làm Tiêu Chu đổi giận thành vui, chứ không phải câu nói của người đời sau Vì thế đáp án này chưa được chấp nhận