Doremon's Fan

Thảo luận trong 'Anime và Manga' bắt đầu bởi [Clan Venga], 27/7/05.

  1. asukaka

    asukaka Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/1/05
    Bài viết:
    228
    Nơi ở:
    Island closet to heaven
    Đúng là truyện doremon không đc yêu thích ở châu âu nhưng nét vẽ , nội dung và tính cách mỗi nhân vật vẫn rất thu hút ở chấu á đó chớ..
     
  2. Kimhyodon

    Kimhyodon T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/10/03
    Bài viết:
    579
    tôi o hiểu sao ở Châu Âu người ta o khoái Đô Rê Mon nhỉ, chắc do phong tục tập quán khác nhau nên o thích. mà cũng đúng nếu như ở Châu Âu thì thằng Chai en làm sao ăn hiếp bạn hoài được nó kiện cho ra toà bây giờ. còn ở VN thì chắc chắn Đô Rê Mon có 1 ảnh hưởng o nhỏ, hồi đó tôi nhớ đầu mỗi tập truyện có kể về nguồn gốc vì sao ông F.F nảy ra ý tưởng sáng tác Đô Rê Mon còn bây giờ không thấy mấy trang đó.
    lúc đó đâu có giống như bây giờ truyện tranh đầy rẫy, tôi chỉ toàn đọc Nhi Đồng với Khăn Quàng Đỏ thôi. Rồi 1 bữa kia báo Nhi Đồng có đăng 1 tập nhỏ Đô Rê Mon, truyện gì mà thằng Nô Bi Ta cứu được con nhỏ bị bắt cóc nhờ nhìn thấy mặc thằng bắt cóc qua TV. tôi đòi mẹ mua cho bằng được 4 tập đầu của Đô Rê Mon, kể từ đó là bye bye Nhi đồng luôn đọc Đô Rê Mon hay hơn. Lúc đó trong xóm tôi là đứa duy nhất có đầy đủ bộ ĐRM nên o đứa nào dám chọc mình hết sợ mình o cho mượn truyện. vui ghê
     
  3. YueYing

    YueYing Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    31/7/05
    Bài viết:
    123
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Ở Nhật Bản truyện tranh có khắp nơi nơi. Người ta có thể tìm thấy manga trên xe lửa, trong tiệm hớt tóc, nhà hàng, văn phòng công ty, các nhà xưởng, thẩm mỹ viện vv và vv. Nhiều hiệu sách bỏ ra phân nữa không gian để trưng bày manga và hẳn là không quên đề dòng chữ "không đọc ké". Đối với những ai chợt lên cơn ghiền manga vào nửa đêm thì đã có những cụm máy bán manga tự động có thể được tìm thấy hầu hết các thành phố lớn.

    Thế nhưng tại sao chỉ Nhật Bản mà không phải nước nào khác phát triển truyện tranh với hiện tượng tầm cỡ như vậy ?

    Chữ viết

    Chữ viết của người Nhật đã tác động mạnh đến sự phát triển của manga. Người dân Nhật chịu ảnh hưởng phương thức thông tin qua hệ thống chữ viết của họ. Lối chữ họa văn được dùng ở Nhật đã thúc đẩy việc vẽ và viết. Mỗi ký tự dưới hình thức cơ bản nhất là một hình họa giản đơn đại diện sự vật cụ thể, khái niệm trừu tượng, cảm xúc hay hành động. Vì vậy nói chữ viết là hình vẽ thật cũng chẳng sai.

    50 năm trước, Sergei Eisenstein, nhà làm phim Nga đã chỉ ra mối liên hệ giữa họa văn và cái mà ông gọi là tính “cinematic” nội tại của văn hóa Nhật Bản. Quá trình kết hợp nhiều họa hình để thể hiện những suy nghĩ, ông nói là một dạng của cấu trúc đã ảnh hưởng tất cả nghệ thuật Nhật Bản và ông cũng cho biết thêm việc nghiên cứu họa hình đã giúp ông hiểu thêm nguyên tắc dàn dựng tạo nền tảng cho việc làm phim. Osamu Tezuka từng tự bạch: "Tôi không coi là những hình vẽ - Tôi xem chúng là một dạng của chữ tượng hình....Thực chất, tôi không phải vẽ. Tôi viết một câu chuyện với những biểu tượng riêng biệt"

    Lối thể hiện và cách đọc

    Độ dài của truyện tranh Nhật Bản cho phép việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh thuần túy. Nhờ đó người đọc chỉ cần nhìn lướt qua từng trang để nắm bắt câu chuyện. Theo một biên tập viên của Shonen Magazine, trung bình mất khoảng 20 phút để đọc xong một cuốn tạp chí truyện tranh dày 320 trang. Một phép tính toán chia cho kết quả một khoảng thời gian 3.75 giây để đọc một trang (!)

    Hoạ sĩ manga trên các tạp chí thường có khoảng 30 trang để thể hiện phần kỳ mỗi tuần của mình. Và cách thể hiện rất cinematic, có nhiều góc quay, cảnh, sự trôi chảy các khung và trang theo nhịp điệu của truyện để xây dựng cao trào, gợi nên những cảm xúc bằng cách dùng nhiều khung để thể hiện một cảnh.

    VAnime xin giới thiệu một bài viết tống hợp dựa trên cuốn sách Manga manga The World of Japanese Comics của Frederick Schodt.

    Ở Nhật Bản truyện tranh có khắp nơi nơi. Người ta có thể tìm thấy manga trên xe lửa, trong tiệm hớt tóc, nhà hàng, văn phòng công ty, các nhà xưởng, thẩm mỹ viện vv và vv. Nhiều hiệu sách bỏ ra phân nữa không gian để trưng bày manga và hẳn là không quên đề dòng chữ "không đọc ké". Đối với những ai chợt lên cơn ghiền manga vào nửa đêm thì đã có những cụm máy bán manga tự động có thể được tìm thấy hầu hết các thành phố lớn.

    Thế nhưng tại sao chỉ Nhật Bản mà không phải nước nào khác phát triển truyện tranh với hiện tượng tầm cỡ như vậy ?

    Chữ viết

    Chữ viết của người Nhật đã tác động mạnh đến sự phát triển của manga. Người dân Nhật chịu ảnh hưởng phương thức thông tin qua hệ thống chữ viết của họ. Lối chữ họa văn được dùng ở Nhật đã thúc đẩy việc vẽ và viết. Mỗi ký tự dưới hình thức cơ bản nhất là một hình họa giản đơn đại diện sự vật cụ thể, khái niệm trừu tượng, cảm xúc hay hành động. Vì vậy nói chữ viết là hình vẽ thật cũng chẳng sai.

    50 năm trước, Sergei Eisenstein, nhà làm phim Nga đã chỉ ra mối liên hệ giữa họa văn và cái mà ông gọi là tính “cinematic” nội tại của văn hóa Nhật Bản. Quá trình kết hợp nhiều họa hình để thể hiện những suy nghĩ, ông nói là một dạng của cấu trúc đã ảnh hưởng tất cả nghệ thuật Nhật Bản và ông cũng cho biết thêm việc nghiên cứu họa hình đã giúp ông hiểu thêm nguyên tắc dàn dựng tạo nền tảng cho việc làm phim. Osamu Tezuka từng tự bạch: "Tôi không coi là những hình vẽ - Tôi xem chúng là một dạng của chữ tượng hình....Thực chất, tôi không phải vẽ. Tôi viết một câu chuyện với những biểu tượng riêng biệt"

    Lối thể hiện và cách đọc

    Độ dài của truyện tranh Nhật Bản cho phép việc sử dụng hiệu ứng hình ảnh thuần túy. Nhờ đó người đọc chỉ cần nhìn lướt qua từng trang để nắm bắt câu chuyện. Theo một biên tập viên của Shonen Magazine, trung bình mất khoảng 20 phút để đọc xong một cuốn tạp chí truyện tranh dày 320 trang. Một phép tính toán chia cho kết quả một khoảng thời gian 3.75 giây để đọc một trang (!)

    Hoạ sĩ manga trên các tạp chí thường có khoảng 30 trang để thể hiện phần kỳ mỗi tuần của mình. Và cách thể hiện rất cinematic, có nhiều góc quay, cảnh, sự trôi chảy các khung và trang theo nhịp điệu của truyện để xây dựng cao trào, gợi nên những cảm xúc bằng cách dùng nhiều khung để thể hiện một cảnh.



    Giống như thi ca, truyện tranh Nhật Bản xem trọng giá trị nội tại ngầm bên trong. Trong nhiều trường hợp bản thân một hình ảnh thể hiện toàn câu chuyện.Cũng giống vài phút tĩnh lặng được sử dụng trong phim để khắc đậm cao trào, nhiều trang truyện tranh hoàn toàn không có lời dẫn chuyện hay đối thoại. Kozure Okami, manga samurai kinh điển với cốt truyện của Kazuo Koike và vẽ bởi Goseki Kojima là một ví dụ tiêu biểu. Toàn câu chuyện gồm 28 tập, khoảng 8400 trang. Các cảnh đấu kiếm đôi khi được diễn tả kéo dài 30 trang, chỉ với âm thanh của lưỡi kiếm chạm nhau.

    Qua năm tháng cách thể hiện được mặc nhiên hiểu ngầm giữa hoạ sĩ manga và độc giả. Thời gian trôi qua thường được thể hiện bởi hình ảnh mặt trời mọc và lặn, thay đổi không gian, địa điểm qua hình ảnh loạt các toà nhà và tình cảm có thể được nói lênt qua hình ảnh cành cây khô héo hay một giọt lệ rơi. Giống như trong phim Nhật, hình tượng rất quan trọng. Khi 2 samurai đấu nhau chí chết, xung quanh họ thường các cây xơ xác lá. Và khi nhân vật chính chết, khung cuối cùng của truyện tranh thường là hình ảnh lá anh đào thất thơ rớt xuống đất, tượng hình cho cuộc sống cứ trôi đi như dòng chảy, như chiếc lá buồn rơi...

    Nhu cầu

    Truyện tranh không thể trở nên phát triển đột bực nếu không có nhu cầu thật sự. Và nhu cầu này xuất phát và hình thành từ trẻ em. Trẻ em Nhật Bản đọc truyện tranh với cùng lý do như trẻ em ở mọi nơi khác - đọc khi chúng vẫn còn học chữ và vì thích thú. Đối với thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn thì manga dễ đọc và có thể đọc nhanh hơn tiểu thuyết. Một phương tiện cơ động, cung cấp một nguồn giải trí và thư giãn quan trọng trong một xã hội kỹ luật cao.

    Nhiều năm trước, Văn Phòng Thủ Tướng Nhật đã thực hiện một cuộc tham dò việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của giới trẻ từ 10 đến 15 tuổi ở nhiều nước khác nhau. Bản thăm dò cho thấy, trẻ em phương tây có gấp đôi thời gian rảnh rỗi trẻ em Nhật và có cơ hôi chơi ngoài trời nhiều hơn. Số xem TV như nhau. Trong khi đó trẻ em Nhật thì dọc truyện tranh gấp 3 lần so với đồng trang lứa ở nước khác.

    Có 2 nhân tố lý giải kết quả khảo sát trên. Thứ nhất, Nhật Bản là một nước đô thị, mật độ dân cư cao, những khoảng không nhanh chóng bị phủ lấp bởi các toà nhà cao tầng bê tong cốt thép. Không gian sân bãi cho trẻ em chơi ngày một bị thu hẹp dần. Thứ 2, hệ thống giáo dục buộc trẻ em phải bỏ hầu hết thời gian rảnh rỗi để đến những lò luyện thi cho những kỳ thi cữ gắt gao, xác định thứ hạng và theo đó một cách gián tiếp tới tương lai việc làm của chúng. Thi cữ căng thẳng dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực đối với giới trẻ. Theo thống kê, Nhật Bản tuy không có tỉ lệ tự sát cao nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy khó khắn trong việc học tập là một trong những lý do chính dẫn đến các cuộc tự sát ở nước này.

    Và để giải toả căng thẳng sau hàng giờ học tập cật lực các bạn trẻ Nhật đọc manga. Manga mở cánh cửa thoát tức thời vào thế giới fantasy. Không mỏi mắt như đọc tiểu thuyết và người ta dễ đọc manga trong 10 phút hơn là xem 10 phút phim truyền hình mà mỗi tập dài cả tiếng đồng hồ. Đến với manga, trong giây phút các cô bé học sinh có thể phiêu lưu vào những cuộc tình lãng mạn đầy những tình tiết éo le, các cậu con trai có thể nhập vào thế giới những cuộc phiêu lưu, những trận đấu thể thao mà cậu không thể tham gia ngoài đời thật.

    Thêm vào đó, đọc manga là một hoạt động thầm lặng và có thể tự thực hiện được một mình đáp ứng với nhu cầu lối sống không gian nhỏ và không làm phiền người khác, một xu hướng chung thể hiện gia tăng các hoạt động nội tâm của một xã hội Nhật Bản đông đúc hiện đại. Không có gì lạ khi một cặp tình nhân trẻ vào một quán cafe, gọi thức uống và sau đó ngồi lặng hàng giờ với cuốn manga riêng của mỗi người mà không nói với nhau lời nhau. Hay cảnh trẻ em đọc một cách ngấu nghiến manga hài hước, không hề mĩm cười hay biểu lộ bất cứ cảm xúc gì trên mặt.

    Sự hình thành qua nhiều thế hệ

    Sau thế chiến thứ 2, sự phát triển của lối dẫn chuyện với sức thu hút cao đã khiến thế hệ trẻ em hậu chiến lớn lên vẫn không từ bỏ truyện tranh và thế là dẫn đến hiện tượng người lớn bắt đầu đọc các manga dành cho trẻ em. Hiệp hội hợp tác các trường Đại Học Nhật trong cuộc thăm dò đã cho thấy 4 trong số 10 tạp chí phổ biến nhất trong giới sinh viên là Shonen Jump, Shonen Sunday, Shonen Champion và Shonen Magazine - tất cả 4 tạp chí này đều được xuất bản hướng đến đối tượng thiếu niên !
    Sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, các sinh viên này vẫn tiếp tục đọc truyện tranh. Trên xe buýt hay xe lửa không hiếm cảnh nhân viên công sở ngồi đọc manga trong khi chờ đến nơi làm việc. Một nhân viên ăn lương điển hình của một công ty Nhật làm việc trong môi trường coi trong kết quả của tập thể hơn thành quả cá nhân. Căng thẳng từ wa, sự đồng nhất của tinh thần tập thể không cho phép người nhân viên này thể hiện tính chất cá nhân nào. Khi rời khỏi công sở vào buổi tối lên tàu về nhà, anh đọc tạp chí manga mà mình yêu thích. Trong khoảng thời gian dài trên tàu, anh nhập mình vào thế giới fantasy, nơi anh giải toả sự đè nén bằng cách cười cợt sự căng thẳng hàng ngày của bản thân, quyến rũ các cô gái xinh đẹp sexy hay dùng súng máy liên thanh hạ gục từng kẻ thù một.

    Manga - không thể thiếu

    Manga đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống công chúng Nhật Bản, người ta xem manga như đọc báo, xem TV, nghe nhạc. Do khác biệt nội tại, sự gắn kết của manga với xã hội Nhật khó có thể được nhân rộng với một qui mô như vậy ở những nơi khác. Trên báo đài đã có những tiếng nói quan ngại và dè dặt trước những khía cạnh tế nhị của manga không đồng nhất với phạm trù mỹ tục cổ hữu chung của Việt Nam. Đối với nhiều người, manga chỉ nên được dừng lại như thưởng thức một phần văn hoá đặc sắc của nước bạn và trên một khía cạnh nào đó điều này đúng. Tuy nhiên, đối với lòng đam mê vô bờ bến của otaku thì mọi rào cản và giới hạn đều có thể bị phá vỡ...
     
  4. kinado

    kinado The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    30/12/04
    Bài viết:
    2,445
    Bạn ơi,b ài viết dài quá, cộgn thêm chữ ký của bạn quá to (sữa lại đi) làm Kin hoa cả mắt chẳng muốn đọc nữa.
    Về chuyện Doremon, Kin chỉ thấy 1 điều. Hồi đó đọc Doremon Kin cứ nghĩ nó có thật. Thấy những chuyện như cỗ máy thời gian, cánh cửa thần kỳ... đều rất gần gũi, rất thật. Và suốt ngày cứ nghĩ sẽ có ngày mình được đi..hihi..
    Về cách vẻ, một phần cũng vì dơn giản nên làm tăng tính thật cho bộ truyện. Sau khi đọc xong truyện này, Kin ko thể đọc được mấy truyện khác (7 viên ngọc rồng ...) tại nhìn hình vẽ lộn xộn quá... Mãi mấy năm sau mới bắt đầu đọc được...
     
  5. My3121

    My3121 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/8/05
    Bài viết:
    151
    Nơi ở:
    Yoyogi50-11,Shibuya,Tokyo
    Sao mà ngây thơ thế!!Lại còn nghĩ nó có thật nữa!!!nhưng đúng là giá những món đồ đấy mà có thật trên đời thì tốt biết mấy!!!Có một trang web nhận bài dự thi về doraemon đó!!Ai nghĩ ra bảo bối gì hay gửi về đó nếu dành giải nhất đc doraemon full các loại đó!!!
     
  6. So_No_Mi

    So_No_Mi Follow_Your_Heart

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    12,888
    Nơi ở:
    NaGaSaKi citY
    Bài viết ở trên sưu tầm ở đâu thế ;))?

    Doremon bi giờ phổ biến quá rồi,dân yêu truyện tranh không thể không biết và đã đọc qua Doremon rồi!Bây giờ chỉ đọc mấy bộ tái bản,truyện dài & truyện ngắn do chính ông FF sáng tác là thấy hay,ai mà đọc chi ba cái DRM thêm :))

    Nếu có thật thì tớ chỉ xin ông FF cái đồng hồ ngưng tụ thời gian thôi,lúc đó thì.....hờ hờ :devil:
     
  7. kinado

    kinado The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    30/12/04
    Bài viết:
    2,445
    hihi. Kin thì hồi nhỏ chỉ mong có cái bánh mình giúp trí nhớ (mỗi lần học bài thi đều nghĩ thế). Còn bi giờ thì..hehehe.. Chỉ mong có cỗ máy thời gian để chạy đến tương lai coi coi vé số xổ bao nhiêu rùi về tìm mua..hihi..
     
  8. Leon Kenshin

    Leon Kenshin Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/3/04
    Bài viết:
    13,583
    Nơi ở:
    Bangkok, Thailand
    Doraemon bây giờ do thế hệ sau làm , chất lượng ko bằng của FF vẽ .
    Đọc lại truyện ngắn Doraemon thấy vẫn hay ...
     
  9. M_BASS

    M_BASS Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/7/03
    Bài viết:
    1,136
    "biết trước đã giàu" mà, ai mà chẳng mong có một cái cỗ máy thời gian chứ.Chậc, nếu có thì...phải biết, hehehe.Nhưng thật ra điều này cũng không hẳn là không tưởng vì việc kiểm soát được thời gian từ xa xưa đã là một trong những ước muốn cháy bỏng nhất của con người.mà ai bảo là không thể kiểm soát được!?Ví dụ như cách đây 1000 năm, có ai dám nghĩ tới việc bay lên mặt trăng chứ.Lúc đó những tiểu thuyết hay truyện có những chiếc máy "bay lên mặt trăng" đều được coi là truyện không tưởng mà.
    nói thật là tất cả những bảo bối của doremon đều có thể mang 1 tầm vóc lớn hơn, thậm chí đều có thể dùng thống trị thế giớ ấy chứ:)), chỉ có điều là nó lại được sử dụng bởi 1 đám trẻ con thật thà suy nghĩ đơn giản.
    Nói chung tui thích rất nhiều bảo bối của doremon( nếu không muốn nói là ...thích tất), nhưng thích nhất vẫn là cỗ máy thời gian, cánh cửa thần kì ( cái này hay cực kì nghe), chong chóng tre, máy cái nhà dán vào tường chỉ là 1 cái poster thôi ấy, rồi nhiều thứ nữa chứ.
    Nói chung, tui thích cái ... túi thần kì:))
     
  10. So_No_Mi

    So_No_Mi Follow_Your_Heart

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    12,888
    Nơi ở:
    NaGaSaKi citY
    Bảo bối chỉ có trong tưởng tượng do ông FF nghĩ ra cũng có nhiều món độc đáo thật :D...trong đó có món "Khăn trùm thời gian" đó...biến đồ cũ thành mới...hay lắm đấy nhỉ ;))?

    Có thêm món "cánh cửa thần kỳ" nữa...đi đâu cũng được...mất vài giây là đến nơi :))...ôi,ước gì mình có 1 cái :D
     
  11. YueYing

    YueYing Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    31/7/05
    Bài viết:
    123
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tui lại thích cái máy đổi đồ ra tiền.Đỡ phải mua truỵen dài dài:D :D :D
    Lại còn đỡ phải ra hàng cầm đồ vừ mất công vừa mất giá :D :D :D
    Cái cỗ máy thời gian là tuyệt nhất rồi còn gì.
     
  12. M_BASS

    M_BASS Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    22/7/03
    Bài viết:
    1,136
    hehehehe, công nhận mấy cái ông FF nghĩ ra thì thật là độc chiêu.Tui thấy dù có 1 cái( cài nèo cũng được-nhưng đừng có là mấy cái bát, đũa, dép, con mực... mà khi cuống doremon hay rút phải ấy;)) )......
    tui học ở trường xa quá, tiền xăng méo mặt.cánh cửa thần kì là cái tui rất khoái, chong chóng tre cũng ổn.Được "bay" đến trường trên đầu bọn bãn cứ gọi là...hehe, lác mắt!
     
  13. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,802
    không có gì tham gia, but thằng cha yueying này câu bài lộ liễu quá, phải lên tiếng 1 chút :-"
    mặc dù khôgn hề ưa cái kiểu câu lạc bộ ở cuối các tập doremon cũ, nhưng có một bài viết tôi rất thích ở tập cuối bộ truyện: "chong chóng tre, 1 phát minh mơ ước".
     
  14. My3121

    My3121 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/8/05
    Bài viết:
    151
    Nơi ở:
    Yoyogi50-11,Shibuya,Tokyo
    Nhưng cái truyện doraemon này vô lý quá nhỉ!Riêng cái chuyện có một con rôbôt biết nói chuyện đi đi lại lại trong thành phố chứ kô nói đến thấy người bay trên trời, thế mà thành phố kô bị náo loạn nhỉ?!Nhưng thế mới vui!!Nhưng tôi thắc mắc một điều duy nhất trong truyện là doremi í, là em gái của doraemon đúng kô? Nhưng như thế có nghĩa là thế nào??Cùng làm ra trong một nhà máy?Hay cùng làm ra từ một cái máy?Chẳng lẽ doremi cũng là một rôbôt phế thải đc làm ra sau doraemon!(nghe vô lí quá)Ai nghĩ ra đc một lí do nào hợp lí pots lên hộ tôi với, tôi kô muốn trong bộ truyện của mình có 1 chi tiết vô lí!!!
     
  15. Darshia

    Darshia

    Tham gia ngày:
    26/6/05
    Bài viết:
    3,694
    Nơi ở:
    GameVN
    Bộ truyện của mình ? Bạn đang vẽ truyện huh ? Thôi, dù sao mình cũng không có câu trả lời, nếu có thì cũng chỉ là 1 người làm ra ( không hay ) hoặc cùng làm ra từ 1 cái máy ( như bạn nói ) với các linh kiện giống nhau.
     
  16. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,802
    @my3121: doraemi, không phải doremi, cũng như doraemon chứ không phải doremon, nếu đã viết "doraemon" thì bác cũng nên viết đúng nốt tên em gái của mèo máy.
     
  17. So_No_Mi

    So_No_Mi Follow_Your_Heart

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    12,888
    Nơi ở:
    NaGaSaKi citY
    Tôi lại thấy món Đồng hồ ngưng tụ thời gian là món khá hay!Ngoài ra còn có trực thăng tre...cây chong chóng bằng tre bé tí vậy mà nâng được 1 trộng lượng quá cao thì....vô lí thật ;))

    Nếu ngoài đời mà có thật thì loạn mất :))...bảo bối này ông FF nghĩ ra mục đích cho ta trí tưởng tượng thôi ;))
     
  18. kinado

    kinado The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    30/12/04
    Bài viết:
    2,445
    Kin ko thích doremi lắm(viết vậy cho nhanh và dễ đọc). Kin chỉ thích con doremini thôi. Con mà mỗi khi doremon bị hư nó sẽ sữa cho doremon đó. Truyện này ông tác giả nghĩ ra nhiều cái tên dễ thương. Nhưng ko hiểu sao Kin ghét nhất là Dekhi (chắc vì đó là tình địch của Nobita). kế tiếp là ghét Xuka (hay lên mặt quá). Phần còn lại nhiều lúc thấy thích thích Xêko với lại em học của Xêko có xuất hiện trong tập nào đó..
    Nhưng tức cười nhất là trong truyện này con cái mặt mũi ra sao thì cha mẹ giống hệt. Chỉ có mình mẹ Xuka là nhìn hơi khác.
     
  19. blood_cold

    blood_cold Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    7/8/05
    Bài viết:
    167
    Nơi ở:
    Where the GOD land!
    nếu nói về bửu bối thì cánh cửa thời gian là trùm cực good, nhờ nó mình đi vòng quanh thế giới khỏe lun( hầu như trong truyện là xài nó nhìu nhất)còn thảm gọi đồ ăn, (wen6 tên :D), nhờ nó nhà mình khỏi mua đồ ăn, hay còn mấy cái xe hiện đại ko tốn xăng bảo vệ ko khí đỡ tốn tiền xăng khi xăng đang lên thì wa1 đã rồi, còn nhìu món độc nữa anh em có nhớ kể ra chơi
     
  20. My3121

    My3121 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/8/05
    Bài viết:
    151
    Nơi ở:
    Yoyogi50-11,Shibuya,Tokyo
    To kronpas: Doremon tên thật là Doraemon nhưng doremi tên ở bên Nhật kô phải là doraemi mà là dorami!!!Cả doremini tên thật cũng là doramini!!
    Đến khổ với cái nc VN này cứ chế tên linh tinh hết cả lên!Doraemon thì dịch là doremon, dorami thì dịch là doremi, shizuka thì dịch là xuka, suneo thì dịch là xeko, giaian thì dịch là chaien, dekisughi thì dịch là dekhi..... loạn hết cả lên!!!Cho nên sang các phần THÊM rồi BÓNG CHÀY..v..v. dora cứ thành dore!!kô bao giờ sửa đc nữa rồi!Chảng coi trọng bản quyền tí nào!Sao mà ghét thế đi mất!!Cốt truyện thì cũng sửa nhố nhăng!
     

Chia sẻ trang này