E hèm, hèm, bàn về Duel (đấu tay đôi)

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi therebex, 8/5/05.

  1. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    còn phải xem là 2 bên có charge nhau không? nếu dàn quân đối diện thì lại phải làm như TQC, 2 tướng xông ra quyết chiến trước rồi mới đến thúc quân xông vào (lúc này bên thắng rất có lợi về tinh thần!). Chứ dẫn quân charge vào nhau thì trong TQC cũng có thừa, nói làm gì?
    quân gịăc ở đâu ra? nên nhớ 5 ải mà Quan chém đó, vẫn còn nằm trong địa giới Ngụy, vả lại, có giặc đến thì làm gì cái thứ như bọn tướng đó chống cự? cứ làm như tướng giữ thành Bạch Mã, gửi thư về cầu viện đại binh!
    Vân đang chạy trối chết chứ Đông sang Tây cái kí rì gì? :))
    cũng thế cả, trên phương diện chiến thuật thì A Man không thể nào làm như Trương Lương: "ngồi trong trướng quyết thắng bại ngoài ngàn dặm" :))
    thế sao KM lại dặn bọn Hoàng Trung cầm mã tấu chặt chân ngựa? thế thì chẳng lẽ bọn Hoàng Trung thì ngu hơn bọn Mã Trung nên Lã Mông không cần dặn? :))
    cố ý nhập nhằng giữa sơn tặc và quân Hoàng Cân? :))
    có tướng của Vũ xông lên, lo gì? :))
    nếu không có thằng tướng nào dám xông lên đón đánh Lã Bố thì cho dù có xếp hàng thế thì Bố cũng lao thẳng đến, với tốc độ của Xích Thố thì sợ bọn cung thủ chưa bắn đã sợ chạy cả, bộ binh thì khỏi nói, thằng nào gặp Bố ắt cũng phải dạt ra :))
     
  2. roninvn

    roninvn Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    24/6/02
    Bài viết:
    959
    Nơi ở:
    Middle of nowhere
    Well, thực tế thì 90% cung thủ dùng để bắn volley thôi em. Nếu bắn kiểu ngắm cho trúng thì rất lâu, dễ bị tiêu diệt. Em xem lại mấy film của Tàu, đặc biệt là film Tam Quốc thì thấy rất rõ.
    Vụ Tào Tháo bắn tên cũng ko cho Khổng Minh thì lúc đó Tào gọi có mấy thằng lính canh, chứ đâu có kêu hết quân(còn phải lo cho mặt khác). Em nhớ là Chu Du ra hạn cho Khổng Minh làm 10 vạn tên trong có 10 ngày à (hơi ép người, giả sử tổng cộng trong 20 ngày có thể làm được 10 vạn tên). Như vậy sản xuất 100 vạn tên cho 1 trận đánh lớn là điều dễ hiểu mà.

    Cái anh nói là cái ...asian arbalest :p, ko phải của tụi châu Âu. Để biết rõ hơn thì chơi game DW đi, hehe. Còn cái arbalest của tụi tây thì chẳng qua là crossbow cải tiến, 1 phút bắn được có 2 phát à. Cái arbalest của tụi tây mạnh đến nỗi bị chửi là loại vũ khí "vô nhân đạo" đó. "Arbalests were sometimes considered inhumane or unfair weapons, since an inexperienced crossbowman could use one to kill a knight who had a lifetime of training."
     
  3. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    He he, chúng nó có mấy thằng lính đứng sau làm gì? Cần kêu thằng kia hả, này mấy thằng lính to mồm, hô hộ tao nào: "Ronin dám đánh ta không?" :))
    Mà hình như bác không biết nên nói bừa, tôi nhắc cái, bác hãi quá mà tăng khu vực tác chiến lên thì phải. Khoảng cách 2 bên không tới 5km đâu. Đóng trại thì cách nhau xa, chứ bày trận chuẩn bị đánh nhau mà cách tới 5km thì oánh kiểu gì.

    Bác hẳn đã thấy Thịt chó kể chuyện mượn tên chứ. Một đạo quân có thể có tới 1 vạn cung thủ, nhưng đem toàn bộ cung thủ của mình ra bắn một thằng tướng thì chắc bị điên! Điểm vô lý ở đây là không bao giờ dàn trận người ta lại sử dụng toàn bộ quân đội của mình ra cả.

    Ý, bác đừng nhầm nhọt nhé. La Quán Trung mô tả nỏ bắn 10 phát một, bác lại phao lên là 100 phát một nên tôi mới có ý kiến. Bác nên đọc truyện rồi hãy xét nhé. Vì điểm yếu của nỏ là thời gian lắp tên lâu, người ta thường khắc phục bằng tạo loại nỏ lắp một lúc một mớ tên vào cùng một lúc. Mũi tên cũng bé tin hin. Loại này chỉ dùng để bắn uy hiếp chứ không dùng trực xạ như cung và nỏ thường. Tôi không còn nhớ tên sách cụ thể, nhưng nếu bác có cơ hội đọc các cuốn sách nghiên cứu về truyền thuyết nỏ thần của ta sẽ có một giả thuyết nói nỏ thần của thời An Dương Vương thực chất là kỹ thuật chế tạo loại nỏ này để bảo vệ loa thành. Cuốn sách đó dẫn rất kỹ về việc sử dụng loại nỏ này. Nếu có cơ hội đọc nó, bác sẽ thấy La Quán Trung có thể bịa về trâu gỗ, ngựa máy nhưng liên châu nỏ là một trong những thứ có thật.
     
  4. Dogmeat

    Dogmeat C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    1,596
    Em lại nghĩ rằng, ta đang bàn về chuyện duel, thế nên là bắn tên tất nhiên là bắn lén -> phải có nhắm kĩ, chứ ko phải là voley cả loạt như khi dàn binh bố trân.
    Cái này thì quá đúng, hoàn toàn đúng luôn. Thực chất cầm cái Arbalest của bọn tây, ko khác gì cầm 1 khẩu súng, cũng có báng, cò, đầu ruồi, đủ cả. Chỉ khác mỗi cái là ko dùng thuốc nổ, mà dùng thế năng để đẩy mũi tên đi. Túm lại là ko khác gì bắn súng là mấy, còn thấy cả độ giật khi mình bóp cò :;)
     
  5. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    tạm thời wiwi tóm lại thế này:
    không có chuyện tận thiện tận mỹ, thế nên chuyện duel như đấu võ đài giữa 2 tướng như trong truyện không phải là luôn luôn diễn ra, nó chỉ diễn ra khi nào 2 bên dàn trận đối nhau mà đánh và khi nào tướng cần xông lên trước để lấy sĩ khí. Có những lúc ta thấy trận chiến chỉ là charge nhau như mấy trận KM điều binh. Nhưng có những lúc 2 tướng phải giáp vào nhau và duel. Lúc ấy, thật khó có chuyện ùa quân lên charge vì 2 tướng loạn đấu như đèn vụ thì không thể nào can ra nổi!
    Lại nói đến bắn lén. Nên biết, chuyện duel mang tính chiến thuật rất cao. Như lúc anh em Lưu Quan Trương dùng 500 binh phá đại quân Hoàng Cân, cũng là nhờ chém được tướng địch! Như vậy, bất kỳ đạo quân nào nuôi tướng cũng mong muốn dùng tướng chém hạ địch để tăng sĩ khí, để làm như vụ anh em Lưu Quan Trương phá giặc. Thế nên nếu tự làm tổn thương danh tiếng mình bằng chuyện bắn lén thì nhỡ sau này, lúc rơi vào thế bí, cần duel thì kẻ địch nó có bắn cho vài mũi không? đó là chưa kể khả năng bắn trúng là khó!
    Nhưng trong trường hợp của Hạ Hầu Đôn và bọn tướng giữ ải, tại sao lại mất công duel với một tên tướng đơn thân? có thể cho rằng đó là do... thói thường. Khi giáp trận, các tướng đều có tư tưởng đi đầu chém tướng đoạt cờ, thế nên khó có chuyện bắt họ nghĩ đến lui về sau mà khiến quân vây địch!
    Đặc biệt, ở đây, wiwi thấy có một điểm rất buồn cười mà nói mãi, huynh Sephiroth với Dogmeat cứ lôi vào cãi: so sánh TQC với chiến trường của Total War :p. Sự thật rất rõ ràng là TQC và Total War ở trên 2 bình diện văn minh khác nhau, kể cả quân sự! Sep và dogmeat có thể thấy rõ ràng sự "có thể thất bại" của kỵ binh, nhưng lại không nghĩ đến sự khác biệt giữa kỵ binh, bộ binh Trung Hoa và kỵ binh, bộ binh Âu Châu bấy giờ.
    Nên nhớ, lúc bấy giờ, bộ binh La Mã (và các nước châu Âu khác) được xây dựng cực kỳ hùng mạnh, đều là lính chuyên nghiệp, sống bằng lương, xuất thân từ tầng lớp quý tộc và công dân "xịn" (đến tận khi Marcius cải cách quân đội mới có thêm thường dân), kỵ binh bấy giờ của Âu Châu cũng chỉ là hạng xoàng (phải đến tận trận chiến ở Adrianople năm 378, khi mà kỵ binh đánh thuê hạng nặng của người Giecman và người Hung bắt đầu nỗi bật trên chiến trường, đè bẹp bộ binh La Mã). Ngược lại, đối với Trung Hoa, bộ binh của họ đa phần là nông dân và thanh niên bình dân, nói chung đều là "lính thời vụ". Khái niệm quân dân chuyên nghiệp trong xã hội Trung Hoa có lẽ không sánh bằng cả Nhật Bản. Đối lại với họ, kỵ binh Trung Hoa trong thời Tam Quốc thực chất đều là các tướng, những "hero", mình mang giáp, tay cầm trường binh (nên nhớ Trương Phi cầm cây mâu 1 trượng 8 :))) trong khi bộ binh lại hoàn toàn không trang bị những vũ khí khả dĩ có thể đối kháng. Thế nên ngay cả khi phục binh cũng phải dùng câu liêm, đào hố bẫy mới cản được vó ngựa! Cụ thể hơn, ngay khi đã quyết dùng trò "đê tiện" để bắt Quan Vũ thì bọn tướng giữ ải lại nghĩ đến kế hỏa công, chứ không dám dùng bộ binh (theo huynh Sep là rất đông) để bao vây bắt sống, vì theo wiwi còn nhớ có một câu rất hay rằng "chúng ta có bao nhiêu binh mã mà đòi bắt người ấy?" chứng tỏ sự yếu kém của bộ binh, dù đông, so với kỵ binh, cụ thể là các tướng thời TQ. Và đặc biệt, lại nên nhớ đến trường hợp của Điển Vi, không có ngựa mà xung đột trùng vây nên thảm tử, Chu Thái bỏ ngựa hộ tống Tôn Quyền nên phải 17 vết giáo! Đó càng minh chứng hơn cho cái lợi hại và đáng sợ của các tướng (trên ngựa :D) đối với bộ binh, cung thủ.

    Thế nên, chuyện duel là hiển nhiên để cản cái khí thế "charge" thẳng vào quân mình của tướng địch. Nếu ai cũng biết cái sự bất lợi bên trên thì tất nhiên bất kỳ bộ binh, cung thủ nào cũng biết rõ cái giá pải trả nếu dám cản đầu bọn họ! Việc cản các "hung thần" ấy phải dành cho các tướng, cưỡi ngựa, của mình! Vì vậy, chuyện như: dàn hàng ngang cung thủ, bộ binh để cản ngựa rồi xạ tiễn là chuyện trên lý thuyết quân sự! Cụ thể như trận Vị Thủy, Mã Siêu phá Tào, trận Ký Châu, Triệu Vân đánh Thiệu.

    Nhưng nói đi cũng phải nói lại (nói mãi :))), nếu cung thủ, bộ binh có lá chắn tốt như lúc các tướng cố xông vào đại trại thì vẫn bị "tên bắn già quá, phải lui", nếu cung thủ, bộ binh có kỷ luật tốt và kẻ địch cũng kém cái khí thế thì có thể như bọn Cúc Nghĩa bắn tên nát đạo kỵ binh của Công Tôn Toản!

    Vì thế, cái chuyện duel không những có thật mà còn là chuyện đầy tính chiến thuật. Tất nhiên, một khi giá trị chiến thuật của duel không bằng... charge thì các nhà quân sự TQ không ngại chuyện đó tí nào!
     
  6. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    huynh Cid nói rất đúng. thật ra, nỏ là một vũ khí của các tộc ít người miền núi và trung du (Âu Việt chăng?) thế nên chuyện KM học phép bắn nỏ kia cũng là từ người Nam Man (gần Việt Nam ta :D). Vì liên nỏ nên mũi tên nhỏ, giảm kềnh càng, nhưng sức sát thương vì thế lại yếu, từ đó dẫn đến việc ngâm tên trong thuốc độc (mà loại độc cổ điển là phân và nước tiểu :))), trong truyện cũng tả "bị bắn trúng thì da thịt lở loét ra mà chết", ấy là bị nhiễm trùng đó :))!
     
  7. roninvn

    roninvn Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    24/6/02
    Bài viết:
    959
    Nơi ở:
    Middle of nowhere
    Chắc theo bác là 2 thằng đứng cách nhau khỏang 1km, thằng này chờ thằng kìa bày trận xong rùi mới xông vào uýnh lộn cho nó "công bằng" ??!!
    Xin nhắc cho bác biết là 2 thằng đó bày trận từ doanh trại của nó, cho đội hình tiến lên từ từ, khi nào tụi nó trông thấy nhau thì xông vào bụp tá lả, chỉ có vậy thôi. CÒn có trường hợp khác thì 1 bên thủ sau chiên lũy, 1 bên tấn công.

    Cái này tui trả lời cho Dogmeat rùi, hehe. Phiền bác đọc lại.

    Cái này thì bác tự mâu thuẫn rùi. Nếu bác cho rằng đúng như theo kịch bản, bên nào duel mà chết tướng thì coi như là thua, right ? vậy thì nó cho 1 vạn thằng bắn chết thằng tướng đó đi thì coi như là thắng rùi, quá "sạch sẽ" :D. Trừ khi bác đồng ý với tui rằng trong trận đánh lớn,tướng tá mỗi bên cả ngàn tên, chết vài thằng chẳng nhằm nhò gì.
     
  8. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    @Dogmeat:Ko biết Dogmeat đã chơi Rome Total War chưa, Rome mô tả rất rõ về việc bắn tên Volley. Nếu khi quân ta đang hỗn loạn với quân địch, mà bắn tên thì tỷ lên Frriend Fire là khá cao, nên việc dùng Arche thực ra chỉ có tác dụng lớn vào thời điểm đầu của cuộc chiến, khi hai bên chưa Meele nhau.
     
  9. Dogmeat

    Dogmeat C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    1,596
    Đồng ý với Wiwi, :" không có chuyện tận thiện tận mỹ, thế nên chuyện duel như đấu võ đài giữa 2 tướng". Cái này rất ít khi sảy ra, chỉ có thể như thế khi cả 2 bên đều tự tin (và kiêu căng) về khả năng của mình. Túm lại, giống như trong RTK, chỉ các tướng có War cỡ 90 trở lên mới máu, còn lại các chú khác thì ko khoái tẹo nào.

    Đồng ý với Sep: Duel trên chiến trường chủ yếu là 2 thằng tướng tìm nhau trong đám loạn quân. Khi 2 bên đang hỗn chiến, 1 ông tướng phi ngựa vào, giết 1 lúc 5,6 đứa ( Triệu vân giỏi vậy mà cũng chỉ đâm được vài thằng bắn cung), làm cho bên địch hỗn loạn và mất tinh thần. Lúc này, cần 1 ông tướng khác lao vào, rẽ lính ra 2 bên ( văn hoa gọi là đi lại như chỗ ko người) để hạ ông kia, nếu giết được thì gào ầm lên là "Tao giết được nó rồi", thế là quân ta lại máu lửa lên trông thấy, 3000 thằng đồng thanh gào um lên "giết giết giết" -> lại đến lượt bên kia mất tinh thần -> bỏ chạy.

    Đồng ý với Cid: có loại nỏ bắn 10 mũi tên. Về lí thuyết hoàn toàn có thể làm được, và cũng ko cần to khủng bố, tời quay máy móc rắc rối như trong DW. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là loại nỏ này có thực sự hiệu quả đến vậy hay ko? nếu nó hiệu quả thì đã lưu truyền đến tận về sau, chứ ko phải chỉ có lúc Khổng Minh ( hoặc 2000 năm trước là ông An Dương Vương) nghĩ ra.

    Thêm 1 lần nữa đồng ý với Wiwi, cái này Dogmeat cũng nói từ trước, là kị binh thời TQ có thể nói là vô địch, bởi lúc này liêu có mấy người biết cách dàn quân dùng giáo dài chống lại kị binh?

    @Sep: Dogmeat ko chơi Rome, vì máy yếu ( card màn hình có 16MB, ko kham nổi) nhưng Dogmeat suốt ngày nghiền ngẫm Shogun và medieval ( bây giờ vẫn đang chơi Shogun) nên tất nhiên bết friendly fire như thế nào.

    Còn nhiều cái muốn viết nữa, nhưng máy tính hết pin rùi, để lúc khác vậy, hic hic.
     
  10. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Cái chuyện này không phải lúc nào cũng như vậy đâu bác. Nghèo nàn như vậy chỉ có ở chiến trường Châu Âu thôi. Bác thử xem lại trận Hàn Tín phá Triệu xem có cái chuyện dàn quân từ trại rồi ồ ồ lao vào không.

    Ha ha, wrong! Ai nói bác tôi nói thế đó. Đấu tướng là đấu tướng, thua là thua. Tên nào nói vậy là nói láo.
    Hơn nữa, bác mà bố trí toàn bộ cung thủ ra trận đi bắn thằng tướng, thì thằng chủ tướng bên khi thừa khôn đem một đạo đi cầy nát trại, cướp hết lương của bác :))

    Đọc một hồi, tôi thấy có bác ronin và sep hình như nghiên cứu sử châu âu nhiều quá, nên toàn đem cách đánh, chiến thuật của chiến trường châu âu về châu á. Các bác nên đọc lại Tam quốc kẻo quên hết mất rồi.
     
  11. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Không cãi nhau với Wiwi về cái lăng nhăng ở trên. Đi vào vấn đề chính:
    -Không biết có ai nhớ đoạn Viên Thiệu sai Trần Lâm viết hịch phạt Tào có đoạn:"Nay ta quân kích nhọn vạn người...", điều đó chứng tỏ bộ binh Trung Hoa ko hề kém phần tinh nhuệ so với kỵ binh.Wiwi bảo bọn họ đều xuất thân từ nông dân. Tào Tháo đánh giặc Khăn Vàng cả chục vạn người mới kén ra được 1 vạn quân đặt ra quân Thanh Châu. Còn cái gọi là kỵ binh của Trung Hoa thời đó là gì? Đó không phải là những kỵ sỹ thảo nguyên sống trên lưng ngựa, sành sỏi việc cưỡi ngựa, bắn tên, thực chất thì kỵ binh Trung Hoa cũng là từ bộ binh mà ra. Nên nhớ rằng thời xưa Trung Hoa, phương tiện di chuyển để đạt tốc độ nhanh nhất là ngựa, thế nên việc nhiều người biết cưỡi ngựa cũng ko có gì lạ, nhưng để đạt đến mức độ thành thục, thuần thục trên sa trường thì khó lắm. Bởi thế nên Công Tôn Toản mới có đạo quân Bạch Mã nổi tiếng(do ở gần người Khương), chứ chưa thấy một chư hầu nào thời Tam Quốc có những đội kỵ binh khét tiếng, làm khiếp đảm quân thù cả.
    Rốt lại cả Wiwi và Cid đều tập trung vào 1 điểm:Kỵ binh sẽ khiến cho Bộ binh hoảng sợ. Điều này đúng, nhưng hoảng sợ đến mức thấy là vứt bỏ cả gươm giáo, chạy tán loạn là sai lầm. Lại càng sai lầm hơn nữa khi nghĩ 1 viên tướng có thể giúp cản được đội kỵ binh đang Charge nhờ tài đánh nhau của mình. Nếu ai đã từng xem phim, nhìn thấy cảnh kỵ binh Charge thì thấy điều này là nực cười, viên tướng đó chỉ có thể giúp quân mình khi ông ta biết sắp đặt 1 Formation tốt, lựa chọn địa thế tốt, để cản giặc lại.
     
  12. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    @Cid:Ờ, ta nói chuyện châu Á. Xin hỏi Cid có nhớ KM phá Nam man ko?
    Chỉ thấy Trúc Dong Duel cả tướng Hán->vì cưỡi ngựa.
    Chứ để mấy ông Mộc Lộc đại Vương ra trước trận cưỡi voi hô hét, "thằng nào dám Duel với ta?" thì bố Triệu Vân cũng ko dám, vậy phải chăng quân Hán cũng khiếp đảm, ko ai dám cản lại. Thật là nực cười.
    Thêm nữa, ta hãy xem xét, những trận 2 tướng Duel với nhau, xong 1 thằng chạy, thằng kia đuổi theo đến đâu, đâu đấyv...v..., thế còn 2 đạo quân đang dàn trận thì cứ đứng nhìn nhau đến khi chủ tướng quay về à:lol:
    Mọi người cứ bàn bạc, đến tối sẽ xin viết tiếp. Bye trước đã.
     
  13. Dr.Cid

    Dr.Cid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/1/04
    Bài viết:
    1,984
    Nơi ở:
    Nhà ở phía Đông Hà Nội, phía Bắc Hồ
    Thứ nhất, kỵ binh không bao giờ 1,2,3 lao vào như tên, trừ khi đội hình đã rối loạn. Cách đánh thông thường là di chuyển để bắt lực lượng đối phương phải thay đổi đội hình. Lúc đó, một ông tướng đứng trước có vai trò ra lệnh để thay đổi đội hình. Và phải đứng đầu, chứ không phải đứng ở giữa rồi ra lệnh vì không bao giờ theo sát được di chuyển của kỵ binh.
    THứ hai, tôi và wiwi đều nói bác sai ở chỗ: bộ binh không có tướng đứng trước dám đối đầu với đội kỵ binh. Bác giảm số kỵ binh xuống = 1/100 bộ binh rồi nói: đấy, xông vào đi - tất nhiên là không thằng nào vào được. Nhưng thực tế, chuyện này không xảy ra vì chẳng có thằng nào dùng quân kiểu này. Nếu không có tướng ở đầu, như tôi nói ở trên, bộ binh thua chắc thì còn thằng lính nào dám đứng đó.

    To Rựa mận: lão phu nhớ không rõ, nhưng hình như loại nỏ bắn nhiều tên không còn được dùng kể từ khi tường thành được xây cao hơn, và người ta có cái tiến cho áo giáp về sau thì phải.
     
  14. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    Tất nhiên, phải nói hầu như không có đạo binh nào của TQ có thể cản thành công một đội kỵ binh tinh nhuệ charge thẳng đến, nhưng điều này cũng hiếm thấy vì chẳng có chư hầu nào, trừ Tào A Man và Công Tôn Toản có hẳn hoi một đạo kỵ binh tinh nhuệ!

    Cái ta đang nói đến chỉ là tập trung vào các kỵ sĩ đơn lẻ, chiến tướng!
    Họ vốn là những dũng sĩ đệ nhất, võ nghệ so với binh sĩ đã là khác xa, lại được trang bị nhiều thứ "đồ chơi" "hiệu". wiwi từng đọc một tài liệu cho biết kỵ binh vào thời cổ, chủ yếu được sử dụng không phải vì nhanh mà là do khi ở trên ngựa thì kỵ sĩ có thể trang bị giáp trụ đầy đủ mà vẫn có tốc độ, đấy mới chính là điểm nổi bật của kỵ sĩ châu Á. Kỵ binh châu Âu trước khi người Hung đến thì toàn là mặc áo nhẹ, cầm gươm dài, chủ yếu quấy phá đội hình và cướp bóc dân chúng.
    Thế nên, một chiến tướng hoàn toàn có thể như La quán Trung miêu tả "xung đột như chỗ không người" lí do là vì không ai đứng dưới đất có thể cản nổi anh ta! vì thế, wiwi nói rõ, bộ binh cho dù kỷ luật thật nghiêm, không đến mức thấy tướng địch thì quăng giáo mà chạy, nhưng cũng không cách nào cản được tướng địch cả vì chỉ cần đến gần thì ngựa cũng đủ đá chết họ rồi, chứ đừng nói tướng phải dùng trường thương đâm ngang chém dọc gì!
    Thế nên, bất kỳ đội quân nào cũng cần một đại tướng đứng đầu để sẵn sàng đánh ngã tên tướng địch hoặc ít ra là chặn bước xung đột của hắn.
    Việc này dẫn đến 2 khả năng của chuyện duel:

    1- 2 đạo quân dàn đội hình 2 bên, một bên có một tướng cưỡi ngựa xông ra trước trận tỏ ý thách đánh, bên kia phải cử tướng ra để duel. Nếu bên kia không ra thì sao? đơn giản, tướng bên này sẽ thúc quân ùa vào, với khí thế đó, quân kia sẽ thua tan nát là chắc!

    2- 1 đạo binh charge thẳng vào đạo binh khác. Trường hợp này khác với thách đấu, đây là dạng duel bắt buộc, tướng cầm đầu đạo binh kia phải nhanh chóng giục ngựa ra chặn tướng địch không thì binh sĩ của anh sẽ tan vỡ vì sức ép đó! Trường hợp này cũng rất thường thấy trong truyện đại loại như "Hạ Hầu Lang đang chạy bỗng thấy bốn phía reo hò, một tướng cưỡi ngựa cầm mâu xông ra, rõ là Trương Phi. Phi hét lên một tiếng đâm Lang ngã ngựa, đánh tan quân Tào...". Có thể tác giả cường điệu sức mạnh qua việc "đâm một mâu" là thắng ngay, nhưng ta cũng phải thấy trường hợp này là dạng duel trong loạn chiến, 2 tướng tự biết mà đánh nhau, quân sĩ cũng khó mà chen vào giữa 8 vó ngựa ì ục được. Và rõ ràng là bên thua chắc chắn phải bị "đánh tan" vì lúc ấy không có người nào cản nỗi tướng địch nữa, chưa kể đến lòng quân đã hoảng do mất tướng!
     
  15. therebex

    therebex T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/12/03
    Bài viết:
    622
    Anh wiwi nói quá tuyệt rồi, chỉ bổ sung thôi
    Trường hợp thứ 1, ông ta sẽ thúc cả đạo quân lao vào chứ không phải chỉ ông ta lao vào vì ông ta không phải là siêu nhân, đồng thời một đạo nhỏ các tùy tướng chịu trách nhiệm hộ vệ ông ta phải thúc ngựa chạy kèm ông ta để tránh cho ông ta bị lọan tiễn gây bất lợi
    Trường hợp thứ 2, nếu đạo quân ấy được cầm đầu bởi một viên tướng không có võ nghệ mà Duel như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, hoặc ông ta quá quan trọng để mạo hiểm Duel, ông ta sẽ làm gì ? Ông ta sẽ giục các tùy tướng của ông ta xông ra cản viên tướng kia. Đây là trường hợp 4 tướng giỏi của Tỏan xông ra cản Văn Sú khi Sú dẫn đầu một đạo quân charge thẳng vào đội hình của Tỏan.
    Kết luận, Duel formal không hề xảy ra trên thực tế. Tất cả, đều là Duel dạng quần ẩu trên chiến trường. Lã Bố, Mã Siêu bản chất cũng chỉ là những "super knight"

    Không biết còn ai có ý kiến gì chứng minh điều ngược lại không ? ;;)
     
  16. wiwi

    wiwi The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    31/1/04
    Bài viết:
    9,401
    Nơi ở:
    *ADULT CONTENT*
    cái vế "1-" của anh đã nói đó, chuyện duel này có xảy ra nhưng chỉ khi nào cần thôi. Mà thường thì ai cũng mong chiếm thượng phong qua duel để chiến thắng như chẻ tre, ít ai làm như kiểu charge thẳng vào cả! :D
     
  17. Dogmeat

    Dogmeat C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/7/04
    Bài viết:
    1,596
    Nghĩa là Wiwi nói, cứ có LuBu, Trương Phi, thì sẽ ra ngoài gào thét, rồi ko ông nào dám ho he, thì xua quân mình ào ào vào đánh -> thắng là chuyện tất yếu? Nghĩa là sẽ ko bao giờ có ai thắng được đạo quân do Lã Bố, Trương Phi cầm đầu? Xin khẳng định câu quân kia sẽ thua tan nát là chắc là sai lầm, bởi nếu như thế thì Trương Cáp ko chết, Quan Vũ không thua, Lã Bố ko bị Lí Thôi Quách Dĩ dần cho bét xác. Đâu phải cứ ko dám ra thì quân mình sẽ rối loạn bỏ chạy??? Wiwi nói có nhiều ý đúng, chuyện không ra duel, quân mình mất tinh thần, điều này có thể sảy ra, nhưng thua tan nát là chắc thì ko đúng.
    Cái này giống với ý của Sep nói, nghĩa là duel trong loạn đả, tướng đánh tướng, quân đánh quân. Bên nào thua thì bên ấy mất tinh thần. Không phải là dạng duel mà Cid khẳng định, 2 tướng đánh nhau còn quân lính 2 bên giương mắt ếch ra nhìn.

    Tuy nhiên, Cid nói đúng ở 1 điểm, là Sep, Ronin, và cả Dogmeat nữa, nghiên cứu Total War quá nhiều, cái nhìn có phần bị thiên lệch, bởi chiến tranh của châu Á khác hẳn so với của châu Âu. Và hơn nữa, chuyện đội hình đội ngũ gì gì, Dogmeat cho rằng, thời TQ người ta ko dàn quân 4 hàng, đi đều bước, trăm người như 1 đâu. Nếu như thế thì ko thể có chuyện Triệu Vân đánh từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, mệt mỏi lắm nên xuống ngựa ngồi nghỉ. Dogmeat cho rằng, thời TQ trí tuệ người ta còn mông muội, nhất là khi chém giết từ sáng đến chiều, sẽ hoàn toàn rối loạn, chẳng biết ai vào với ai. Chiến trường sẽ tách ra thành các nhóm nhỏ, cỡ 10, 20 người 1 nhóm, chạy loăng quăng trên đường. Thấy nhóm khác, ( nếu thằng kia ko cầm cờ) thì sẽ để 1 ông chạy ra hỏi "mày tên là gì":lol: Nếu thằng kia gào tướng lên "Tao là Trương Dực Đức người nước Yên", thì các chú này biết phận mà té:lol: Bởi vậy mới hay có trò xưng danh trước khi xông vào duel=))Tại sao lại hỗn loạn như vậy? Tại ko có đồng phục.Vì đến tận thế kỉ 16, ở châu âu quân lính vẫn ko có đồng phục(chỉ trừ một nhóm nhỏ quân tinh nhuệ), ở Nhật cũng ko có đồng phục, chỉ có duy nhất 1 ông là Tokugawa quan trọng hoá chuyện đồng phục cho quân lính.
     
  18. great_sephiroth

    great_sephiroth Mayor of SimCity GameOver

    Tham gia ngày:
    29/5/04
    Bài viết:
    4,145
    Nơi ở:
    North Cave
    Thật ra về Duel Sep có 1 ý nghĩ như thế này:
    -Chúng ta đều biết, tướng thì cưỡi ngựa-tất nhiên, nhưng quân lính thì chạy bộ, bởi thế nên nếu hai đạo quân lao vào đánh nhau. Thằng võ tướng dẫn đầu đám quân đó phi ngựa chắc chắn sẽ đi trước và bên đối phương cũng vậy. Do vậy việc 2 viên tướng này gặp nhau trước tiên là chuyện thường tình, và thế là 2 đồng chí này Duel thôi, có 1 khoảng thời gian khi mà 2 đạo quân vẫn chưa chạy đến nơi, đó là 1 cách lý giải hợp lý nhất cho việc Duel chỉ có 2 người.
    Còn Sep ko đồng ý lắm với Dogmeat, về vụ kỷ luật hay đồng phục của quân đội. Chúng ta biết tại sao lại có giặc Khăn Vàng, khăn Hồng, hay Khăn đen ko? Vì đơn giản đó là những người nông dân khởi nghĩa, họ ko có được đồng phục chính quy như quân Triều đình, do vậy họ buộc khăn lên đầu=>để nhận ra nhau. Đó là lý do ta thấy các cuộc khởi nghĩa nông dân đều có tên là...Cân. Điều đó chứng tỏ quân đội hoàn toàn có đồng phục và có kỷ luật.
     
  19. Guo Jia

    Guo Jia C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/10/03
    Bài viết:
    1,950
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Trong một số sách chính sử mà tôi từng đọc thì không có ghi nhận lại về bất kỳ một trận đấu tay đôi trước cửa trận nào.Ngay đến trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ cũng không hề có.
    Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa,khi đối trận Khổng Minh hỏi Tư Mã:"Mày khoái đấu tướng,đấu binh hay đấu trận pháp?Kiểu nèo teo đây cũng chìu mày hết nha."
    Đấu binh thì sử sách chép nhiều,đấu trận pháp thì ai cũng biết Bàng Quyên điên đầu vì mình bày trận nào,Tôn Tẫn cũng nhìn ra cả,còn Tẫn bày trận nào thì cũng làm Quyên tò te bí lù.Hai kiểu đấu này đều ghi lại trong sách sử vậy tại sao vụ đấu tướng lại không?Ít ra cũng có vài dòng kiểu như "Tháng...năm...,trận Đồng Quan,Hứa Chử gửi thư thách đấu Mã Siêu" chứ.Trừ phi là vụ đấu tướng không có thật,nói lịch sự một tý thì là La Quán Trung đã phịa mẹ nó ra.

    Có thể xem qua cái link sau để thấy sự khác biệt giữa lịch sử và tiểu thuyết Tam quốc:
    http://en.efactory.pl/Xu_Chu
    Rõ ràng ở Hứa Chử ở Đồng Quan,trong tiểu thuyết thì có vụ đấu tay đôi với Mã Siêu nhưng trong lịch sử thì không hề có ghi nhận.

    Thấy có bàn về các loại binh thì phải?Binh pháp Tư Mã có ghi rõ "Trường binh và đoản binh,hai loại phối hợp thì trận vững chắc" Trường binh là loại binh dùng vũ khí có tầm đánh xa rộng,là giáo dài và cung nỏ,loại binh này che chở cho đoản binh.Đoản binh dùng gươm,búa,dao phay,mỏ lết...loại binh này ngoài nhiệm vụ giáp công,xáp lá cà thì còn có nhiệm vụ bảo vệ cho trường binh.Người tướng giỏi phải huấn luyện và chỉ đạo quân mình thành thạo trong việc hỗ trợ này.Việc đấu binh cũng chỉ có thế.

    Hỏi đội kỵ binh xông vào như vũ bão thì phải đối phó ra sao?Trước tiên dùng cung bắn uy hiếp,sau dùng giáo dài chế ngự.Quang Trung Nguyễn Huệ là bậc thầy trong việc phối hợp các loại binh để đưa đến một thế công chắc chắn và mạnh mẽ.Ở trận Ngọc Hồi là một ví dụ,hồi đó quân Thanh có một đạo kỵ binh rất tinh nhuệ,Nguyễn Huệ ra lệnh cứ 10 người khiêng một tấm ván lớn tẩm nước,thủ sẵn gươm,đội này đi sau đàn voi chiến và đi trưóc bộ binh,khiến cho cung nỏ của địch vô dụng.Chỉ huy quân Thanh liền tung đội kỵ binh át chủ bài ra liền bị đàn voi làm mất hồn vía,tiếp đó khi đã tiếp cận địch thì nhất tề xông lên,quân cầm ván cũng bỏ ván,lấy vũ khí ngắn làm chủ công,tiêu diệt địch(có đồng chí thấy hứng quá liền đặt ván xuống nằm nghỉ ngắm bầu trời xanh).

    Như vậy kỵ binh mà xông thẳng vào trận địch thì chưa chắc có lợi,thế nên kị binh Âu Châu sử dụng chiến thuật vu hồi ngang lưng(trong DT là chiu Flank thì phải) nhưng kỵ binh Mông Cổ mới là bậc thầy trong chiến thuật này.

    Phép bắn cung trận như thế nào?Ai cũng biết thường đội hình cung thường chia làm hai hàng so le với nhau,trong khi hàng trước bắn thì hàng sau nạp tên chuẩn bị,hàng trước bắn xong hàng sau bắn tiếp,cứ như thế luân phiên để tên ra liên tục và tránh sự bối rối khi có biến.

    Về vụ nỏ liên châu thời Âu Lạc,thì trong một tư liệu của viện lịch sử quân đội có chép "Nỏ Liên Châu do tướng giỏi là Cao Lỗ chế tạo ra,có thể bắn một phát hàng chục mũi tên.Việt Kiều Thư còn chép "một phát xuyên qua 10 người",các mũi tên đồng tìm được là một bằng chứng lịch sử,theo các nhà nghiên cứu thì với loại mũi tên như vậy thì tên phải dài từ 60-70cm và cánh cung,dây cung cũng phải dài tương ứng".
    Tuy nhiên tôi chưa thấy bất kỳ một bản vẽ phác thảo hình dạng loại nỏ này.

    Còn nỏ của Gia Cát chế tạo có thể bắn 10 mũi tên trong vòng 15 giây,đây là cái link tư liệu về loại nỏ này:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Chu-Ko-Nu

    http://www.atarn.org/chinese/rept_xbow.htm

    So sánh hai nỏ thì tôi cảm thấy nỏ của ta mạnh về uy lực còn nỏ của Gia Cát thì mạnh về tốc độ,tên bay như châu chấu.
     
  20. Guo Jia

    Guo Jia C O N T R A

    Tham gia ngày:
    14/10/03
    Bài viết:
    1,950
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    À,còn vụ Vân xông pha trong đám vạn quân thì rất có thể là sự thật,có thể lấy Hạng Vũ xông pha như thế nào khi trong tay chỉ còn khoảng 28 kỵ binh,thắng ba lần rồi mới tự tử(theo như Sử ký Tư Mã Thiên phần "Hạng Vũ bản kỷ").
     

Chia sẻ trang này