Đọi hình chè mà có 1 ô hlv đủ uy để ráp dc thì cũng ra gì và này nọ đó, năm nay mc vđ xong pep hói qua chè thì sao nhỉ
thắng 1 trận mà từ mấy thằng ất ơ bị chửi cả mùa bỗng hóa thành đội hình chinh chiến cup châu Âu, đội hình rất gì và này nọ đâu cần debuff trơ trẽn vậy
vui mà, chứ con chồn debuff đc mẹ gì, năm tới cũng có đá cup châu âu éo đâu. Mùa tới tự tin Chelsea sẽ bất bại tại đấu trường cup châu âu, kể cả bọn á thần cũng éo khuất phục được (vì éo đá)
Năm nay Jackson mới debut mà ghi bàn hơn Drogba rồi, năm sau làm gỏi EPL, trả Haaland về đúng giá trị.
Năm sau Chè sẽ cho NHA thấy ai là vua phá lưới mới, mấy thằng Hà Lan Hà Điệp gì đó chỉ làm yếu đi giải đấu thôi
ARSENAL & MỘT KỊCH BẢN TẤN CÔNG CỘT GẦN TRONG NHỮNG QUẢ ĐÁ PHẠT GÓC Khó có thể thâu tóm hết tất cả các bài vở đá phạt góc của Arsenal dưới sự huấn luyện của HLV bóng chết Nicolas Jover, bởi một chuyên gia về bóng chết thì luôn thủ sẵn trong người cả một lô bí kíp - như cố HLV bóng chế.t nổi tiếng của Italia - Gianni Vio từng được khắc họa có không dưới 4830 bài dàn xếp cố định. Sự chi tiết, tỉ mỉ với nhiều giờ liền làm việc với từng cá nhân là yêu cầu bắt buộc trong công việc này. Do đó, bài viết này chỉ có tham vọng chỉ ra một trong rất nhiều những mảng miếng đá phạt góc của Arsenal mùa giải hiện tại. Cụ thể là khi Arsenal tìm cách tấn công cột gần với các quả đá phạt góc của họ - thứ đã giúp Pháo Thủ ghi 2/3 bàn thắng trước Tottenham vừa qua. “Vẫn là hắn ta. Bậc thầy trong các tình huống cố định. Mệt mỏi với ông thần này ghê, HLV bóng cố định của Arsenal ấy, nhưng hắn giỏi dã man!” Gary Neville đã phải thốt lên như vậy trên sóng Sky Sports sau khi Kai Havertz đánh đầu ghi bàn 3-0 cho Arsenal trước Spurs vừa qua. Và có lẽ, các BLV K+ cũng đã phải cảm thán tương tự khi bình luận trận đấu kịch tính này. Anh em đừng quên duy nhất trên K+ mới xem trọn vẹn các trận cầu kịch tính của Ngoại hạng Anh, đặc biệt là các màn chạm trán giữa các “ông lớn”. K+ là đơn vị uy tín từ chất lượng trận đấu đến các chương trình đồng hành cùng giải đấu, mọi thông tin bên lề hấp dẫn của Ngoại hạng Anh đều được K+ cập nhật nhanh chóng đến khán giả Việt. Theo thống kê, Arsenal mùa này đã ghi 22 bàn từ bóng cố định (không xét đến penalty) - nhiều nhất ở Ngoại hạng Anh (hơn 4 bàn so với Everton, hơn 6 bàn so với Man City và hơn 7 bàn so với Liverpool). Làm một phép so sánh đơn giản: Mùa giải trước khi Nicolas Jover cập bến Arsenal, đội chủ sân Emirates chỉ ghi 6 bàn từ bóng cố định; các con số cùng hạng mục ở những mùa tiếp theo là 16, 15 và giờ là 22 bàn. Tỷ trọng bàn thắng từ bóng cố định (không tính penalty) của Arsenal mùa này chiếm 25,9%. Năm 2004, Gianni Vio hợp tác cùng nhà tâm lý học Alessandro Tettamanzi viết một quyển sách có nhan đề “That Extra 30 Percent” (tạm dịch “Thêm đến 30%”). Vì sao lại là 30%? “Đó là số bàn thắng mà những tình huống đá phạt cố định có thể đóng góp thêm cho đội bóng,” Vio lý giải. “Bạn cứ như có thêm một tiền đạo.” ⚽️ Dàn xếp phổ biến trong các tình huống tổ chức tấn công cột gần ở những quả đá phạt góc của Arsenal: - 6 cầu thủ có mặt trong vùng cấm: 1-2 người đứng ở trung tâm ngay trước mặt thủ môn, 3-4-5 người xuất phát ở cột xa, 0-1 người đứng gần chấm penalty; - Odegaard đừng ở rìa vùng cấm, sẵn sàng cho phương án phối hợp bóng ngắn từ phạt góc; - Saka hoặc Rice là người đá phạt; - Saka hoặc Rice hoặc Jorginho đứng trực diện bên ngoài vùng cấm - sẵn sàng thu hồi bóng hai; - Người đá phạt góc thực hiện đường chuyền đưa bóng hướng từ ngoài vào trong (inswinging corner), bất kể từ góc trái hay phải, nhắm đến đúng phạm vi cột gần bên trong vùng 5m50, không quá lực để làm bóng tiến tới vị trí thủ môn đối phương. ⚽️ Phân chia vai trò: - Ben White thường xuyên đứng chắn trước mặt thủ môn đối phương, không cho thủ môn lao ra bắt hoặc cản phá bóng; - Nếu nhóm trước mặt thủ môn còn có thêm 1 người, người này sẽ có nhiệm vụ khóa cầu thủ đối phương tìm cách di chuyển ra cột gần, cũng như sẵn sàng trong trường hợp bóng bay vượt quá cột gần (overhit); - Nếu có 1 cầu thủ đứng gần chấm penalty, người này sẽ di chuyển ngược hướng với nhóm cầu thủ ở cột xa, tức di chuyển lẻn ra cột xa cũng để sẵn sàng cho một pha bóng overhit; - Nhóm cầu thủ đông nhất ban đầu xuất phát ở cột xa là những người di chuyển về phía cột gần cũng như len lỏi vào những khoảng trống giữa line phòng ngự của đối thủ trước mặt khung thành để đón bóng tấn công. Không loại trừ 1-2 cá nhân của nhóm này tham gia làm nhiệm vụ khóa đối thủ. ⚽️ Bàn thắng phạt góc đầu tiên trước Spurs vừa qua: - Ben White khóa thủ môn, không quên “chọc” đối thủ; - 5 cầu thủ Arsenal cùng xuất phát ở ngoài cột xa, rìa vùng 5m50; - Odegaard ở rìa vùng cấm gần vị trí phạt góc, sẵn sàng cho phương án phối hợp bóng ngắn; - Trossard và Rice bên ngoài vùng cấm để lót và sẵn sàng thu hồi bóng hai; - Tổ chức phòng ngự của Spurs: Timo Werner canh chừng nếu Arsenal phối hợp bóng ngắn, Son ở gần chấm penalty để phòng ngự bóng hai, 2 người theo kèm 1-1 ở cột xa, 6 người còn lại tạo thành line phòng ngự khu vực bao bọc lấy khung thành; - Khi Saka ra hiệu, 4/5 cầu thủ ở cột xa của Arsenal lập tức di chuyển (thoát người kèm) cắt ngang mặt khung thành tấn công vị trí cột gần, người còn lại là Saliba giữ vị trí ở cột xa sẵn sàng đón bóng overhit; - Partey và Tomiyasu là 2 người tấn công 2 cầu thủ phòng ngự cột gần của Spurs (Porro và Hojbjerg), Gabriel và Havert là 2 người khóa trước mặt nhóm phòng ngự lao đến yểm trợ của Spurs cũng như len vào khoảng trống ngay cột gần để sẵn sàng đón bóng; Bóng chạm đầu Hojbjerg thành bàn. ⚽️ Bàn thắng phạt góc thứ hai trước Spurs vừa qua: - Vẫn Ben White khóa thủ môn, vẫn 5 cầu thủ Arsenal như trước đó xuất phát ở cột xa,… chỉ khác Rice là người đá phạt vì đổi góc; - Tổ chức phòng ngự của Spurs vẫn như cũ: 2 người theo kèm một-một ở cột xa và line 6 người bao bọc khung thành; Son vẫn ở chấm penalty, còn Johnson thay Werner; - Khi Rice ra hiệu, vẫn 4/5 cầu thủ ở cột xa của Arsenal lập tức di chuyển (thoát người kèm) cắt ngang mặt khung thành tấn công vị trí cột gần, người còn lại là Saliba giữ vị trí ở cột xa sẵn sàng đón bóng overhit; - Partey và Gabriel là 2 người tấn công 2 cầu thủ phòng ngự cột gần của Spurs (vẫn Porro và Hojbjerg), riêng Gabriel kéo theo Maddison phía sau, Tomiyasu và Havertz kẹp lấy nạn nhân lần này là Van de Ven; - Havertz đánh đầu thành bàn. Bất kể Spurs có đông quân số hơn trong phòng ngự, lẫn có xếp đông quân số ở cột gần, Arsenal dường như luôn biết cách chia tách, khóa người và di chuyển để tập trung tấn công vào đúng một điểm - nơi mà họ có lợi thế trong việc đón bóng trước mặt. Arsenal là một tập thể rõ ràng giờ đây được mài giũa kỹ càng ở mọi giai đoạn (phase) của trận đấu, từ có bóng kiểm soát để tấn công, tổ chức phòng ngự từ tầm cao đến tầm thấp, chuyển đổi giữa các trạng thái với các cấu trúc linh hoạt, và bóng cố định. Cuộc đua vô địch rồi sẽ còn nghẹt thở đến vòng cuối! Đừng quên theo dõi trọn vẹn Ngoại hạng Anh trên K+. #Kplus
Xì tin còn gặp Tot và Búa Tạ nữa, gãy 1 trong 2 là coi như xong, Pháo năm nay chân mệnh rồi, con Kai qua nhà Pháo đá choáy quá xá