Europa Universalis 3 : Divine Wind Hâm mộ europa vào thảo luận đi nào ^^

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi phung_tien9, 5/2/11.

  1. lizliu

    lizliu Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    29/12/08
    Bài viết:
    240
    Bác hỏi game nào, vanilla hay mod.
     
    otaku_gangsta thích bài này.
  2. hhhooo

    hhhooo Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/08
    Bài viết:
    1,464
    Nơi ở:
    hn
    Bonus idea của Dai Viet là morale of armies +0,5 trong khi đa phần các nước không có trong nhật kí phát triển đều là thuế 10% :)).
    List Dai Viet ideas: (Binh Ngo Dai Cao:D)infantry combat ability +10%; yearly prestige +1; fort defense +20%; national manpower +25%; (Don dien :)))core-creation cost -10%; yearly legitimacy +1; technology cost -5%
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/13
  3. TheSithLord

    TheSithLord Donkey Kong GameOver

    Tham gia ngày:
    30/3/08
    Bài viết:
    318
    Nơi ở:
    The Valley of the Sith
  4. A_Dragon

    A_Dragon Persian Prince

    Tham gia ngày:
    24/7/06
    Bài viết:
    3,805
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Bác Jedi nhanh quá, mới mò torrent ra link xong :D
     
  5. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,481
    A hèm có cả link down lẫn thuốc rồi thì lập topic mới Europa Universalis 4 đi các tềnh iêu :2cool_sexy_girl:
     
  6. minhtienls1

    minhtienls1 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    13/12/09
    Bài viết:
    103
    Dai Viet mới vào được cái bonus attrition +1 mà mình chả thấy nó cộng vào chỗ nào toàn thấy max attrition 5 ở provine giống mấy nước khác
     
  7. roninvn

    roninvn Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    24/6/02
    Bài viết:
    959
    Nơi ở:
    Middle of nowhere
    Bonus attrition là thằng khác oánh nước mình thì attrition của nó bị tăng. Quá đúng với lịch sử, mấy thằng xâm lược mình toàn bị tiêu hao chán quá rồi về. Có lần thấy thằng Minh vác có đúng 1 thằng lính siege Thăng Long mà cũng có biểu tượng attrition.
     
  8. tuanarsenal113

    tuanarsenal113 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/12/11
    Bài viết:
    5
    ai có eu3 làn ơn úp lại đê thank nhiu :5cool_big_smile:
    up host https://mega.co.nz/ nhanh free ngon nữa
     
  9. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,481
    Tất cả các thằng đánh VN đều bị đập vỡ mặt, ôm đầu máu chạy về chứ có thằng nào chán rồi về đâu
     
  10. hieumabu74

    hieumabu74 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    5/3/14
    Bài viết:
    4
    Xin mọi người có thể up lại link game này cho mình dc ko? Cảm ơn nhiều :D.
     
  11. choidf

    choidf Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/9/11
    Bài viết:
    126
    mấy pro nào chỉ em cách chơi với. Em trình tiếng anh còi đọc tutorials chả hiểu bao nhiêu mà bản thân cái tutorial thật chất cũng chả chỉ bao nhiêu so với thực tế nên mới vào game bị nện nhiều quá ko đỡ nổi :9cool_too_sad:. pro nào hướng dẫn mình tường tận dc ko?
     
  12. jatamali

    jatamali Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/7/09
    Bài viết:
    51
    bạn vào chơi europa 4 kìa bản 3 dao diện khó hơn, không hiểu chữ nào thì tra từ điển chữ đó
     
  13. choidf

    choidf Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/9/11
    Bài viết:
    126
    máy mình cùi ko chơi nổi bản 4, giờ mình đang gặp vấn đề về economy, đang nghèo income -0,07/tháng còn 9,28/ năm còn treasure thì kéo lên max chẳng có tiền đi nghiên cứu luôn. Giờ làm sao ạ? quân đội thì tuyệt đối ko thể nghỉ dù chỉ 1 em vì mình đang chống trả lại liên minh nên thậm chí ko đủ quân. Cho 3 thằng gì đó nghỉ cũng ko dc vì lúc đầu em cũng chả thuê mấy thằng đó. Với lại colonist làm gì và cho quân bộ lên thuyền rồi cho quân bộ trong thuyền xuống đất sao ạ?
    p/s: đang chơi quân assam đang chống lại liên quân tibet và tất cả nước láng giềng( hình như tibet chủ xị) may là ming ko vào liên quân
     
  14. jatamali

    jatamali Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/7/09
    Bài viết:
    51
    có pro nào lập hội chơi game của paradox trên face để anh em rủ nhau chơi multi đi ;((
     
  15. tuanarsenal113

    tuanarsenal113 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    11/12/11
    Bài viết:
    5
    1/ có bác nào có EU3 DW up lên lại giúp e, mà bản outlaw có khác gì DW ko vậy sao e hay bị appcrash nếu chơi mod 1200 AD
    2/ EU4 nó ko hiện bảo đồ VN mà chỉ hiện bản độ Europa
    Thank all
     
  16. choidf

    choidf Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/9/11
    Bài viết:
    126
  17. thien long chau

    thien long chau Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    25/4/11
    Bài viết:
    128
    Bạn vào trang https://taigame.org/ đăng kí làm thành viên để tải EU 3 complet , phí tải 1 game chỉ mất 1000 đ
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/12/14
  18. hask

    hask Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/3/08
    Bài viết:
    23
    EU3 Wiki

    Quân sự (Military)

    Nguồn: http://www.eu3wiki.com/Military
    Người dịch: Mai Hoàn Hảo

    Các vấn đề về quân sự được quản lí trong thẻ Domestic Military.

    Lục quân (Preferred units)

    Những tỉnh có gốc gác (core) của quốc gia nào thì có thể tạo lục quân của quốc gia đó.

    Nếu bạn nâng cấp lính (thay đổi loại lính trong thẻ Domestic Military) thì tất cả những đơn vị lính đã tạo trước đó sẽ thay đổi theo dạng mới, ngoại trừ lính đánh thuê (mercenary units).

    Cần lưu ý là khi nâng cấp lính thì tất cả loại lính mới sẽ bị reset nhuệ khí (morale) trở về 0 (do đó đừng có nâng cấp lính khi đang chiến tranh).

    Căn cứ vào chiến thuật của bạn mà bạn có thể chọn loại lính thiên về tấn công (offensive) hay phòng thủ (defensive), lính mạnh về đánh xa - bắn (fire) hay mạnh về đánh gần - va chạm (shock).

    Công nghệ (Technology) của quốc gia sẽ quyết định loại lính được tạo ra.

    Lục quân trong game được chia thành 3 loại
    Bộ binh (Infantry)
    Kị binh (Cavalry)
    Pháo binh (Artillery)

    Quân đoàn (Regiments)
    Trong EU3, mỗi quân đoàn được tạo mới gồm 1000 lính.

    Có thể kết hợp ba loại quân (bộ, kị, pháo) trong một quân đoàn.

    Việc tuyển mộ lính (recruited) trong game có thể thực hiện thông qua tổng động viên trong nước (levies) hoặc thuê lính của nước ngoài (mercenaries).

    Phí tạo quân (Costs)

    Có rất nhiều công trình, sự kiện, ... có thể làm thay đổi chi phí tạo quân. Nhưng trong giá cơ sở (base costs) ở tập tin defines.txt của game thì bộ binh tốn 9 ducat, kị binh tốn 21 ducat và pháo binh tốn 30 ducat. Số tiền dùng để thuê lính nước ngoài sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau.

    Tuyển quân trong nước - lính nội sinh - lính thông thường (Levies)
    Quân trong nước là tuyển quân từ người dân của nước mình.

    Mỗi lần tuyển 1000 lính thì dân số quốc gia (manpower) sẽ giảm đi 1000.

    Bộ binh thường được tuyển nhanh hơn hay loại quân kia.
    Đa phần thời gian tuyển mộ bộ binh chỉ bằng 1/2 so với kị binh, và bằng 1/3 thời gian đào tạo pháo binh.

    Chi phí tuyển quân phụ thuộc vào nhiều thứ, và tất nhiên, nó cũng bị ảnh hưởng bởi mức lạm phát (inflation).

    Thời gian tuyển quân (Recruitment time) của một tỉnh sẽ tăng khi tình trạng kiệt quệ vì chiến trang (war exhaustion) của quốc gia tăng, và sẽ giảm nếu tỉnh đang tạo lính có nhiều công trình hỗ trợ quân sự, hoặc nước bạn có ban hành chỉ thị Recruitment Act.

    Lính đánh thuê (Mercenaries)
    Lính đánh thuê sẽ thay đổi theo vùng địa lí.

    Nhằm hạn chế người chơi tạo quân theo kiểu công nghiệp, nếu bạn thuê nhiều lính quá thì có thể sẽ không còn lính để thuê.
    Và khi không thể thuê lính ở tỉnh đó, bạn sẽ phải chờ game phục hồi đội lính đánh thuê để thuê tiếp.

    Lính đánh thuê có ưu điểm là thời gian tuyển mộ nhanh hơn lính trong nước, và không làm giảm manpower; cho nên, sử dụng họ sẽ có lợi khi gặp chuyện nguy cấp, như phải phòng thủ gấp một vùng thuộc địa trù phú nào đó, hay lúc nước bạn sắp bị tấn công mà manpower không đủ để tuyển lính thông thường.

    Tuy nhiên, lính đánh thuê cũng có một số nhược điểm chết người, đó là:
    chỉ tăng có 1/3 truyền thống quân sự (military tradition) so với lính thông thường sau khi chiến thắng một trận đánh (battle);
    không thể nâng cấp lính đánh thuê;
    tốn tiền lương (maintain) gấp đôi so với lính thông thường;
    sẽ biến mất nếu bạn không đủ tiền trả lương cho họ - khi bạn bị vỡ nợ (bankrupt);
    nhuệ khí (morale) của lính đánh thuê không bị tác động bởi sự đi lên của technology, nên bạn không thể tăng chúng lên bằng cách phát triển đất nước được, điều này dẫn đến hậu quả là đa số morale của lính đánh thuê luôn thấp hơn lính thông thường;

    Ngoài ra, lính đánh thuê không thể đổi tên quân đoàn như lính thông thường - cái này có ảnh hưởng đến khâu quản lí quân sự của bạn. Trong game, tên của lính đánh thuê được đặt theo tên của tướng quân, lính thông thường được đặt tên theo nơi đào tạo (tên tỉnh).

    Khi chọn quân đoàn, lính đánh thuê có màu xanh nước biển nhạt (light blue) còn lính thông thường có màu xanh đen (dark blue).

    Duy trì quân đội (Maintenance)

    Mỗi tháng bạn phải trả chi phí (phát lương cho binh lính) để duy trì (maintenance) quân đội, cả lục quân lẫn thủy quân.

    Số tiền ấy có thể thay đổi từ 50% đến 100% trong thanh trượt ở thẻ Domestic Military.

    Khi giữ maintenance ở mức 50%, game sẽ không lấy manpower để bù vào số binh lính thương vong sau trận chiến (không tạo tiếp viện quân - reinforcements), đồng thời quân lính của bạn sẽ không được cộng morale.
    Trong trường hợp maintenance là 100%, quân đội của bạn sẽ được +2,00 morale - một lượng nhuệ khí không nhỏ.

    Để hạn chế người chơi tạo quá nhiều lính, game đưa ra một ngưỡng quân số tối đa (force limit) cho cả lục quân lẫn thủy quân.

    Nếu người chơi tuyển số lượng lính vượt quá force limit thì sẽ bị phạm qui (penalty). Khi đó, chi phí maintenance quân đội sẽ tăng lên rất nhiều.
    Ví dụ, nước A có force limit=5 và đang có 10k lính, nước B có force limit=10 (hoặc hơn) và cũng sỡ hữu 10k lính, thì khi đó, chi phí mà nước A phải trả để maintenance quân đội là gấp đôi nước B.

    Tiếp viện quân (Reinforcements)
    Sau các trận chiến, nếu quân số của một đơn vị <1000 thì game sẽ tự động lấy manpower để bù vào số lính thương vong của đơn vị đó, game gọi đó là tiếp viện quân (Reinforcements).

    Tiếp viện quân có thể được tạo ở bất kì đâu, tuy nhiên, nếu quân lính của bạn đang đóng ở tỉnh của nước bạn thì tiếp viện quân được tạo ra nhanh hơn.

    Thanh trượt phát triển quân đội theo số lượng (The Quantity slider) và viên cố vấn sĩ quan hậu cần (the Quartermaster adviser) đều có thể tăng tốc độ tạo tiếp viện quân.

    Tiền lương cho lính (Maintenance Costs)

    Phần này nói về số tiền lương mà bạn phải trả cho một đơn vị lính trong mỗi tháng. Nó có liên quan đến chi phí dùng để tạo ra đơn vị quân đó (recruitment cost).
    Quân đoàn được tuyển mộ trong tỉnh có những công trình phụ vụ quân sự (ví dụ, kho vũ khí - armory) sẽ tốn ít tiền lương hơn so với các quân đoàn được tuyển mộ từ những tỉnh không có các công trình ấy.

    Thậm chí, tiền lương của lính được tạo ở một tỉnh sẽ giảm nếu tỉnh đó xây thêm công trình phục vụ quân sự. Chẳng hạn, đội quân A ở tỉnh B tốn 10 ducat để phát lương mỗi tháng, sau khi tỉnh B xây công trình phục vụ quân sự có chức năng giảm tiền lương xuống thì đội quân A cũng sẽ được giảm tiền lương theo mặc dù nó được tuyển mộ trước khi công trình đó được xây.

    Qui luật giảm tiền lương ấy cũng áp dụng với thủy quân. Cần lưu ý là trong thủy chiến có phần cướp tàu, vì thế, qui luật trên còn có nghĩa là việc bạn giữ lại các tàu của đối phương có thể làm tăng chi phí maintenance thủy quân không cần thiết.

    Tóm lại, nên chọn 1 tỉnh nào đó làm tỉnh "chuyên tạo lính" và phát triển công trình phục vụ quân sự cho tỉnh ấy lên tối đa. Khi đó, bạn chỉ tạo lính từ tỉnh này mà thôi. Làm như vậy có thể tận dụng được những lợi ích từ các công trình phục vụ quân sự đã dựng xây ở tỉnh này (giảm mạnh tiền lương cho lính, ...).

    Chiến lược quốc gia (National Ideas) và một số thanh trượt (Slider) cũng có thể ảnh hưởng đến tiền lương hàng tháng của quân đội.

    Chiến lược quốc gia Hệ thống quân đoàn (Regimental System) giảm 20% phí tạo và duy trì lục quân, chiến lược Quân đoàn tập trung (Press Gangs) giúp giảm 50% phí tạo và duy trì thủy quân.

    Thanh trượt Quí tộc (Aristocracy) làm giảm chi phí tạo và duy trì kị binh trong khi thanh trượt Tài phiệt (Plutocracy) lại làm tăng chúng, thanh trượt Nông nô (Serfdom) giảm chi phí tạo và duy trì bộ binh còn thanh trượt Dân tự do (Free Subjects) lại có tác dụng ngược lại, thanh trượt Phòng thủ (Defensive) làm giảm chi phí đào tạo pháo binh, thanh trượt Tấn công (Offensive) và thanh trượt Lục quân (Land) có tác dụng giảm chi phí tuyển mộ tất cả các loại lục quân và tăng chi phí tạo thủy quân, thanh trượt Số lượng (Quantity) giảm phí tuyển mộ bộ binh còn thanh trượt Chất lượng (Quality) lại làm tăng nó.

    Giới hạn quân số (Force Limit)

    Giới hạn quân số (Force Limit) là một con số thể hiện số lượng quân đoàn mà một quốc gia có thể sở hữu mà không bị penalty làm tăng chi phí maintenance, gồm giới hạn lục quân (land forcelimit) và giới hạn thủy quân (naval forcelimit).
    Force Limit cũng nói lên giới hạn hỗ trợ quân sự (support limit) của quốc gia đó.

    Một số yếu tố làm tăng force limit trong game là
    Chọn national idea Quân đoàn lục quân lớn mạnh (Grand Army), Quân đoàn thủy binh lớn mạnh (Grand Navy);
    Thể chế nhà nước Quân chủ phong kiến (Feudal Monarchy), Liên minh các bộ lạc (Tribal Federation) và Du mục trên thảo nguyên (Steppe Nomad);
    Tăng thanh trượt chính sách Lục quân (Land) hay Thủy quân (Naval);
    Thuê cố vấn Tổ chức lục quân (Army Organizer), Tổ chức thủy quân (Naval Organizer).

    Đa số các công trình phục vụ thủy quân (naval buildings) đều có tác dụng tăng naval forcelimit, riêng đối với lục quân thì công trình cao cấp nhất mới giúp tăng land forcelimit.
    Nước nào đứng đầu Thánh chế La Mã (được bầu làm Holy Roman Emperor - HRE) thì được thưởng (bonus) chỉ số land forcelimit bằng 2 lần số lượng các nước thành viên HRE.

    Chú ý rằng %các bổ sung (%Modifier) của thuế (tax), gồm cả thuế cơ sở (base tax) của thuộc địa, đều không ảnh hưởng tới force limit.

    Trong bản mở rộng Gió thiêng (Divine Wind), mẫu quốc sẽ được bonus 1/2 land forcelimit của các thuộc địa (colonies).

    Force Limit phụ thuộc vào Thuế cơ sở (Base Tax), Thuế thu nhập (Tax Income), Phần bổ sung cứng của forcelimit (Fixed Forcelimit Modifiers), Các phần trăm bổ sung khác (%Modifiers), điểm thưởng của HRE (HRE Bonus), Điểm thưởng từ các nước chư hầu (Vassal Bonus). Cụ thể, Force Limit được tính theo công thức sau

    Giới hạn quân số = 0,25 * [ (tổng Thuế cơ sở + Thuế thu nhập) + Phần bổ sung cứng của forcelimit ] * %Các phần trăm bổ sung khác + (Điểm thưởng của HRE) + (Điểm thưởng từ các nước chư hầu)
    hay
    Forcelimit = 0,25 * [ (tổng Base Tax + Tax Income) + Fixed Forcelimit Modifiers ] * %Modifiers + (HRE Bonus) + (Vassal Bonus)

    Trong bản mở rộng In Nomine thì naval forcelimit được tính theo cách khác.

    Một số công trình giúp tăng thuế thu nhập (tax_income modifiers):

    Xưởng (Workshop building);
    Sở giao dịch chứng khoán (Stock Exchange building);
    Thủ đô (Capital province);
    Trung tâm thương mại (Center of Trade);
    Khu vực trọng điểm quốc gia (National Focus).

    Một số công trình giúp tăng phần bổ sung cứng của forcelimit (fixed forcelimit modifiers):

    Trung tâm nghĩa vụ quân sự (Conscription Center building);
    Cảng khô (Drydock building);
    Xưởng đóng tàu (Shipyard building);
    Kho vũ khí thủy quân (Naval Arsenal building);
    Căn cứ thủy quân (Naval Base building).

    Một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến naval forcelimit:
    Phần đóng góp vào naval forcelimit của các thuộc địa duyên hải có dân số >1000 được tính trọn vẹn;
    Phần đóng góp vào naval forcelimit của những tỉnh có văn hóa (hoặc tôn giáo) khác với văn hóa (hoặc tôn giáo) của quốc gia (dù văn hóa đó được chấp nhận hay không) là một phần hai.
    Phần đóng góp vào naval forcelimit của những tỉnh có phần đất liền không kết nối được với thủ đô (mặc dù chúng nằm trong cùng một lục địa) là một phần tư.
    Phần đóng góp vào naval forcelimit của những tỉnh không nằm trong cùng một lục địa với thủ đô, nhưng có có phần đất liền kết nối được với thủ đô sẽ bị chia cho 20.

    Giới hạn quân nhu (Supply Limit)
    Giới hạn quân nhu của một tỉnh là một chỉ số thể hiện tỉnh đó có thể đồn trú bao nhiêu quân đoàn mà không bị kiệt sức (Attrition). Nói nôm na, là khả năng nuôi quân của tỉnh đó, nếu quân số đóng ở tỉnh đó quá nhiều mà supply limit không đủ thì quân đội sẽ bị... đói ăn, đánh không nổi.

    Supply limit nhỏ nhất trong game là 1.

    Công thức tính quân nhu cơ sở (Supply Base Formula)
    Quân nhu cơ sở (Supply Base) phụ thuộc vào Thuế cơ sở (Base Tax) và Điểm thưởng từ pháo đài (Land Fort Bonus). Nó được tính theo công thức sau:

    Quân nhu cơ sở = 1 + (0,2 * Thuế cơ sở) + Điểm thưởng từ pháo đài.
    hay
    Supply Base = 1 + (0,2 * Base Tax) + Land Fort Bonus

    Điểm thưởng từ các cấp độ của pháo đài (Land Fort bonuses)

    Pháo đài cấp 1 (Fort 1): 0,5
    Pháo đài cấp 2 (Fort 2): 1,0
    Pháo đài cấp 3 (Fort 3): 1,5
    Pháo đài cấp 4 (Fort 4): 2,0
    Pháo đài cấp 5 (Fort 5): 3,0
    Pháo đài cấp 6 (Fort 6): 4,0

    Trong bản mở rộng Hoàng thái tử (Heir to the Throne), mỗi tỉnh duyên hải sẽ được +1 Land Fort Bonus.

    Công thức tính giới hạn quân nhu (Supply Limit Formula)
    Giới hạn quân nhu phụ của một tỉnh thuộc vào Quân nhu cơ sở (Supply Base), Tình trạng của tỉnh đó (Province Status), Cấp độ công nghệ (Tech Level Modifier) và được tính theo công thức sau:
    Giới hạn quân nhu = (Quân nhu cơ sở x Tình trạng của tỉnh x Cấp độ của công nghệ)
    hay
    Supply Limit = (Supply Base x Province Status x Tech Level Modifier)

    Trong đó các hệ số Tình trạng của tỉnh được cho theo bảng sau:
    Tình trạng của tỉnh (Province Status): Hệ số cơ sở (Base Multiplier)
    Tỉnh của bạn (Owned): 5
    Tỉnh của nước có liên minh với bạn (Allied hoặc MA): 4
    Tỉnh bị bạn kiểm soát (Controlled): 3
    Tỉnh đang bị quân của bạn bao vây (Besieged): 2
    Tỉnh của địch hoặc bạn chưa chiếm được (Enemy hay Unowned): 1

    Sự ảnh hưởng của thời tiết (Weather Modifiers)
    Sự ảnh hưởng của thời tiết không biểu thị trong Supply Limit của một tỉnh. Thay vào đó, nó biểu thị khi mức kiệt sức tối đa (Max Attrition) bắt đầu lớn hơn 5 (ngoại trừ trường hợp thiếu maneuver). Tức là, bạn có thể đưa chuột vào Max Attrition để xem thời tiết đang tác động như thế nào đến quân đội đang đóng trong tỉnh đó.
    Các tác động của thời tiết nói trên cần được trừ ra từ Supply Limit để xem giới hạn tác động thực sự của chúng.
    Cần chú ý rằng thời tiết sẽ thay đổi gần như lập tức trước khi attrition của tháng đó có thể xảy ra, cho nên, bạn sẽ khó có thể biết được thời tiết nào đã làm penalty quân đội của bạn.
    Cụ thể, ảnh hưởng của thời tiết trong game như sau:
    -2 trong mùa đông ôn hòa (mild winter - mùa đông không lạnh lắm); -5 trong một mùa đông bình thường (normal winter), -10 khi mùa đông giá rét dữ dội (severe winter)
    -5 khi ở khí hậu nhiệt đới (tropical)
    -5 trong mùa hè ở sa mạc (desert summer)

    Sự kiệt sức của quân đoàn (Attrition)

    Quân đoàn ở một tỉnh sẽ bị kiệt sức (Attrition) nếu số lính (troops) hiện diện ở tỉnh này vượt quá Supply limit hiện thời của tỉnh.

    Nếu attrition xảy ra, nó sẽ được tính dựa theo số lính (troops) trong tỉnh đó, chứ không phải tính theo số quân đoàn (regiments), bởi vì bạn luôn có thể nhóm nhiều troop vào một regiment mà.

    Cứ 1000 lính sẽ cần 1 điểm supply limit.
    Như thế, một quân đoàn A có 250 lính và quân đoàn B với 750 lính thì chỉ tốn 1 điểm supply limit.
    Các tỉnh ở vùng nhiệt đới (tropical provinces) sẽ được +5 vào yêu cầu của supply limit.
    Tức là, 1000 lính trong một tỉnh nhiệt đới sẽ cần điểm supply limit là 6 để tránh attrition thay vì 1.
    Cái penalty vùng nhiệt đới này sẽ không xảy ra nếu như thủ đô quốc gia của người chơi nằm ở vùng nhiệt đới.
    Cấp độ (level) của attrition được áp dụng ở dạng phần trăm, so với tổng số lính vượt quá supply limit, và có giá trị bằng 1% mỗi 1000 lính vượt khung supply limit.
    Nếu số lính vượt khung supply limit không tới 1000 thì phần vượt khung đó - sau khi qui về phân số - sẽ tạo ra lượng attrition tỉ lệ với phân số của 1%.
    Nói nôm na, cứ 1000 lính vượt khung supply limit thì tạo 1% attrition. Theo qui tắc tam suất, cứ x lính vượt khung supply limit thì tạo x * 1% attrition.

    Tốc độ attrition của một tỉnh được tính bằng tốc độ attrition lớn nhất của tỉnh đó.

    Attrition được tính khi một đội quân đến một tỉnh và tính từ ngày đầu tháng.
    Attrition khi vừa đến một tỉnh (arrival attrition) sẽ không được tính cho quân đoàn đến tỉnh ấy bằng cách vào cảng (port) một cách chính thức (arrived by naval movemennt in a port), nhưng sẽ được tính nếu quân đoàn đổ bộ bằng thuyền chứ không cặp cảng (arrived by boarding ships).

    Attrition không xảy ra với quân đoàn đang chiến đấu, bao gồm cả quân đoàn vừa đến một tỉnh đã phải tham gia ngay vào trận quyết chiến.
    Cần chú ý rằng các giao tranh với dân bản xứ ở thuộc địa (natives) cũng không làm xuất hiện attrition.

    Attrition có thể xảy ra trước khi nhận thêm tiếp viện quân nên nếu tốc độ tạo tiếp viện quân của bạn nhanh thì quân đoàn của bạn sẽ luôn giữ được quân số và tràn trề sức mạnh.

    Trong bản mở rộng In Nomine, vấn đề Attrition có hơi khác so với trình bày ở trên.

    Tiêu thổ kháng chiến (Scorched Earth)

    Tiêu thổ kháng chiến (Scorched Earth) là chức năng cho phép lính của bạn gây thiệt hại cho tỉnh của chính bạn. Khi sử dụng chức năng này, nó sẽ tàn phá nặng nề nền kinh tế của tỉnh đó - sản xuất đình đốn hay thuế quan bằng không; tuy nhiên nó cũng giúp giảm số lính mà tỉnh đó có thể hỗ trợ cũng như giảm tốc độ attrition khi có quá nhiều lính đồn trú ở tỉnh ấy. Nếu bạn đang phải mở đường máu rút quân trước một thế lực quân sự quá lợi hại, tiêu thổ kháng chiến sẽ là một vũ khí đáng lưu tâm.

    Chuyển quân theo đường biển (Naval Transport)

    Chuyển quân theo đường biển (naval transport) tuân theo qui luật hơi khác so với giới hạn quân nhu (supply limits).
    Một hạm đội vận chuyển (a transport fleet) có khả năng hỗ trợ 6000 lính và không có một bổ sung (modifier) nào khác có thể tác động lên tính chất trên, ngoại trừ cấp độ về kĩ năng thao diễn (manoeuvre) của đô đốc hạm đội đó. Nghĩa là, nếu hạm đội thủy binh được chỉ huy bởi một đô đốc có chỉ số manoeuvre cao thì sẽ ít bị attrition hơn.
    Attrition trong lúc ra khơi sẽ phụ thuộc vào tổng lục quân được chở trên các chiến hạm đó.

    Chiến đấu (Combat)

    Một trận chiến trong game thường được chia theo các giai đoạn (hay còn gọi là pha), mỗi giai đoạn (hay pha) gồm 3 ngày. Bắt đầu bằng 3 ngày Fire, sau đó là 3 ngày Shock và cứ thế diễn ra tuần tự, cho đến khi một trong hai phe tham chiến bị hết morale.
    Theo hệ thống phân chia diễn tiến chiến trận thành các pha fire - shock như trên, ta thấy rằng pha fire sẽ thường diễn ra hơn, thành hay bại của một trận đánh cũng được giải quyết trong pha này nhiều hơn.

    Mỗi ngày giao tranh, game sẽ tính toán có bao nhiêu số thương vong (casualties) các phe gây ra cho nhau bằng công thức được đề cập ngay sau đây.

    Số thương vong (Casualties)
    Để tính toán số thương vong, trước tiên game đưa ra đại lượng Trục Thay đổi (Modified Roll). Trong đó Trục phụ thuộc vào điểm Tấn công (Attack), kết quả gieo Xí ngầu (Dice), điểm Phòng thủ (Defense), điểm thưởng của Địa hình (Terrain), mức chênh lệch về kĩ năng của Tướng thống lĩnh quân tham chiến (Leader Differential). Cụ thể, Trục Thay đổi được tính như sau:
    Trục thay đổi = (Tấn công + Xí ngầu) - (Phòng thủ + Địa hình) + (Tướng lĩnh)
    hay
    Modified roll = (Attack + Dice) - (Defense + Terrain) + (Leader Differential)

    Khi đó, Số thương vong Cuối cùng (Final Casualties), phụ thuộc vào Trục thay đổi cấp Cơ sở (Base Roll), Cấp độ phát triển của Khoa học quốc phòng (Tech Level Modifier), mức Kỉ luật của quân đoàn (Discipline), và được tính như sau:
    Số thương vong Cuối cùng = Trục thay đổi Cơ sở * Cấp độ Khoa học quốc phòng * Kỉ luật * 6
    hay
    Final Casualties = Base Roll * Tech Level Modifier * Discipline * 6

    Chú ý
    Nếu Modified Roll >=13 thì Modified Roll =12 (nếu Modified Roll hiện tại lớn hơn 12 thì Modified Roll chính thức chỉ lấy giá trị 12).
    Nếu 1< Modified Roll <13 thì Modified Roll = Modified Roll hiện tại -1 (nếu Modified Roll hiện tại có giá trị trong đoạn từ 2 đến 12 thì Modified Roll chính thức sẽ bị trừ 1).
    Nếu Modified Roll=1 thì giữ nguyên Modified Roll.
    Nếu Modified Roll<1 thì Modified Roll = 2^(Modified Roll hiện tại) (nếu Modified Roll hiện tại nhỏ hơn 1 thì Modified Roll chính thức được tính theo hàm số lũy thừa 2 của Modified Roll hiện tại)

    Một số thuật ngữ (Definitions)

    Tấn công (Attack): thể hiện điểm tấn công, cụ thể là điểm fire hoặc điểm shock khi tấn công.
    Xí ngầu (Dice): là một con số nguyên dương có giá trị trong đoạn từ 0 đến 9, được máy cho ra ngẫu nhiên trong trận chiến. Cái này rất là... hên xui.
    Địa hình (Terrain): Yếu tố địa hình được tính vào cho cả phe tấn công lẫn phòng thủ (ảnh hưởng đến trục phản công của phe phòng thủ - defender's offensive roll). Sự ảnh hưởng của địa hình được trừ ra từ phe tấn công và cộng vào phe phòng thủ. Cần lưu ý là kị binh sẽ nhận gấp đôi penalties khi tấn công (?) nhưng không được gấp đôi lợi ích gì khi phòng thủ.
    + Rừng/Đầm lầy/Đồi (Forest/Marsh/Hills): -1 vào phe công, +1 vào phe thủ
    + Núi (Mountains): -2 vào phe công, +2 vào phe thủ
    + Vượt sông (River Crossing): -1 vào phe công, +1 vào phe thủ
    Phòng thủ (Defense): thể hiện điểm tấn công, cụ thể là điểm fire hoặc điểm shock khi phòng thủ.
    Trong bản mở rộng In Nomine, nếu có pháo binh ở phía sau (back row) yểm trợ thì điểm phòng thủ của bộ binh phía trước sẽ được cộng 1/2 điểm phòng thủ của pháo binh.

    Tướng lĩnh (Leader Differential): là điểm số thể hiện độ chênh lệch về kĩ năng của hai tướng lĩnh ở mỗi phe.
    Công nghệ quốc phòng (Tech Level Modifier): là hệ số fire hoặc shock tính theo mức độ phát triển công nghệ quốc phòng của quốc gia tham chiến.
    Kỉ luật (Discipline): là phần bổ sung của điểm thiệt hại (damage) gây nên cho đối phương.
    Ví dụ, giả sử điểm discipline là 125% thì damage gây nên sẽ tăng thêm 25%; nếu discipline có giá trị 90% sẽ làm giảm damage bớt 10%. National idea Hạn chế tính dí dỏm của quân đội (Esprit de corps) giúp tăng discipline thêm 25%, nhưng yêu cầu cấp độ phát triển lục quân (Land Tech level) phải đạt từ 53 trở lên.
    Trong bản mở rộng In Nomine, nếu có pháo binh ở phía sau (back row), thì damage mà pháo binh phải nhận bị giảm một nữa.

    Chiến thuật quân sự (Military tactics) là một định nghĩa được giới thiệu trong bản mở rộng Heir to the Throne. Nó là một giá trị chỉ giúp tăng một vài cấp của Land Tech, nhưng tạo ra sự khác biệt lớn trong khi chiến đấu: Military tactics tăng bao nhiêu thì lượng damage sẽ giảm bấy nhiêu. Cụ thể, lượng damage thực tế khi có yếu tố Military tactics được tính như sau:
    Damage = Base damage / (1 + Military Tactics)
    trong đó Base damage là giá trị damage cơ sở.

    Nhuệ khí (Morale)
    Modified roll của morale được tính theo công thức dưới đây:
    Modified roll = Dice + Offensive Morale Attack Modifier - Defensive Morale Defense Modifier
    trong đó, Dice là xí ngầu, Offensive Morale Attack Modifier là giá trị morale khi tấn công và Defensive Morale Defense Modifier là giá trị morale khi phòng thủ của quân đoàn.

    Khi ấy, Độ giảm Morale Cuối cùng của các phe tham chiến (Final Morale Damage) sẽ được tính như sau
    Final Morale Damage = Modified roll * Tech Level Modifier * 0,08

    Chú ý
    Nếu Modified Roll >=13 thì Modified Roll =12.
    Nếu 2< Modified Roll <13 thì Modified Roll = Modified Roll hiện tại -1.
    Nếu Modified Roll<2 thì Modified Roll = 1.

    Ngoài ra, tướng lĩnh (general) và địa hình (terrain modifiers) không ảnh hưởng tới nhuệ khí (morale).

    Vị trí đóng quân (Positioning)
    Trong thủy chiến, các bên giao tranh đều có một giá trị về vị trí đóng quân (a positioning value), xác định số phần trăm hiệu quả khi bắn pháo (firepower) của hạm đội (fleets).
    Mục đích của giá trị positioning là hạn chế phần nào việc game thủ sử dụng chiến lược tàu tiếp viện như khi giao chiến trên đất liền.
    Giá trị lớn nhất của positioning là 100%, và bằng (số pháo trên chiến hạm/100), nghĩa là số pháo (cannon) tối ưu nên có trên chiến hạm là 5000.
    Trên thực tế, giá trị positioning khi thủy chiến được tính bằng trung bình tốc độ của hạm đội (speed of the fleet) với điểm maneuver của đô đốc (admiral) chỉ huy hạm đội ấy.
     
  19. hask

    hask Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/3/08
    Bài viết:
    23
    EU3 Wiki

    Chiến tranh (War)

    Nguồn: http://www.eu3wiki.com/War
    Người dịch: Mai Hoàn Hảo

    Chiến tranh là một quyết định ngoại giao tạo nên xung đột giữa hai quốc gia.
    Nó là một trong ba cách để mở rộng lãnh thổ (hai cách còn lại là tạo thuộc địa - colonisation và sáp nhập vùng đất nào đó bằng con đường chính trị - diplomatic annexation).

    Ngoại giao (Diplomacy)

    Lí do tuyên chiến (Casus Belli)

    Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến một cuộc chiến tranh có thể là do thanh danh (reputation) của nước bị đánh không được tốt hoặc xuất hiện một cái cớ để gây chiến - Casus Belli (viết tắt CB).
    Lợi ích của việc tuyên chiến (declare war) thông qua một CB là nó hạn chế bớt việc ảnh hưởng đến độ ổn định (stability) của nước tuyên chiến.
    Nếu không có CB mà đánh lung tung thì bạn sẽ bị các penalty về reputation, làm các nước láng giềng ghét bạn, và họ có thể đợi thời cơ để đánh hội đồng bạn.
    Ngoài ra, CB cũng cung cấp nhiều lợi ích khác, như giảm penalty về Reputation và điểm chiến tranh (War score). Nói chung, các loại CB khác nhau sẽ cho nước tuyên chiến những lợi ích khác nhau (nếu bên tuyên chiến chiến thắng).
    Lưu ý là mỗi khi tuyên chiến thì bạn chỉ có thể chọn 1 CB để tuyên chiến mà thôi.

    Cầu viện (Call to Arms)

    Ngoài hai bên giao tranh, bên thứ ba có thể tham chiến thông qua chức năng Cầu viện (Call to Arms). Thường thì các nước đồng minh (alliances), các nước bảo trợ (guarantees) có liên quan tới một trong hai phe giao tranh sẽ bị cuốn vào cuộc chiến luôn. Nếu bạn đã liên minh với nước người ta rồi, nhưng khi người ta Call to Arms mà bạn lại không chịu giúp thì bạn sẽ đánh mất hiệp ước liên minh với nước đó, đồng thời còn bị trừ điểm quan hệ (relations) với nước đó nữa.

    Các nước do máy điều khiển (AI nation) sẽ trả lời một Call to Arms (có chịu giúp hay không) dựa theo cấp độ tin tưởng (level of trust) giữa hai quốc gia. Mức độ tin cậy của Call càng lớn thì máy sẽ càng dễ chấp nhận giúp nước đang cầu viện. Nếu máy xác định trận chiến bạn gây ra là phi nghĩa, thì nó sẽ không chấp nhận giúp, để mặc bạn tự giải quyết rắc rối do mình tạo nên.

    Trong bản mở rộng Divine Wind, các nước được quyền chọn có gọi đồng minh hay không gọi khi mới bắt đầu tuyên chiến, hoặc gọi họ sau, mà không bị trừ giá trị sứ giả (diplomat).

    Ngoại giao khi chiến tranh (Diplomacy during War)

    Khi chiến tranh nổ ra, các bên tham chiến không thể thực hiện một số chức năng ngoại giao bình thường đối với nhau, như Bảo hộ (Guarantees) và Tặng quà cống nạp (Gifts), chỉ có Cầu hòa (Sue for peace) và Ban hành cấm vận (Issue embargoes) là có thể thực hiện. Khi chiến tranh nổ ra, nước ban hành cấm vận cũng không thể gửi thêm các thương gia (merchants) đến trung tâm thương mại (Centres of Trade) của nước bị cấm vận. Tất nhiên, những thương gia của nước cấm vận đã gửi đến nước bị cấm vận trước khi chiến tranh thì vẫn còn, cho tới khi bị các nước khác cạnh tranh quá rồi đẩy bay ra ngoài luôn (competed away).

    Mở cửa biên giới (Military Access)

    Bạn có thể mở cửa biên giới (give military access) cho một nước nào đó, và cũng có thể xin nước khác mở cửa biên giới (ask for military access) để có thể đưa quân của mình vào nước đó.
    Vấn đề này khá quan trọng cho cả tấn công (điểm đổ bộ quân) lẫn phòng thủ (chặn quân địch ở các tuyến đường quan trọng nằm ngoài lãnh thổ, không cho chúng tiến vào trong). Nếu nước đứng đầu Thánh chế La Mã (Holy Roman Emperor) tham gia cuộc chiến thì quân đội của nước đứng đầu này có thể di chuyển quân trong các nước thành viên của HRE mà không cần xin mở cửa biên giới trước (nhưng nếu không xin Military Access thì sau khi chiến tranh kết thúc sẽ gặp trở ngại).

    Tài chính (Finance)

    Game thủ nên chú ý rằng, khi chiến tranh thì cần phải tăng tiền lương cho lính, nếu không morale sẽ giảm sâu.

    Thuế chiến tranh (War taxes)
    Phải có đủ tiền mới chiến tranh được, và cách dễ nhất là thu thuế chiến tranh (War taxes) trên toàn quốc. Nhưng mặt trái của War taxes là làm tăng Sự mệt mỏi chiến tranh (War Exhaustion) và khả năng xuất hiện Phiến quân (Rebels).
    Sự lạm phát (inflation) khi tận thu War taxes và phí bảo trì quân đội (maintenance costs) khi chiến tranh nổ ra có thể phá hủy nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, bạn nên chuẩn bị thật kĩ một nền kinh tế vững vàng rồi hãy nghĩ đến chuyện gây chiến với các nước láng giềng.

    Trợ cấp (Subsidies)
    Trợ cấp chiến tranh (War subsidies) là một nguồn thu nhập không đáng tin cậy (và không thu được nhiều tiền như War taxes). Nếu bạn đánh với nước A, mà nước A là nước đối địch (rival) với nước B, thì có thể nước B sẽ cho bạn một ít War subsidies.

    Bồi thường chiến phí (Reparations)
    Kết thúc chiến tranh, nếu bạn là phe chiến thắng, thì đây là cơ hội rất tốt để buộc phe chiến bại phải bồi thường một khoảng tiền cho mình.
    Trong cuộc tranh giành các thuộc địa ở Mĩ, thay vì đòi chiếm đất, các game thủ thường muốn lấy tiền nhiều hơn. Cái này có thể giúp phe xâm lược trở nên cực kì giàu có, để rồi dồn tiền vào phát triển các công nghệ để vượt xa những nước láng giềng.

    Giao tranh (Fighting)

    Khi xảy ra chiến tranh, các nước tham chiến sẽ bị một penalty gọi là Sự kiệt sức vì chiến tranh (War Exhaustion). War Exhaustion sẽ làm giảm morale của quân đội nước đó đồng thời làm tăng khả năng xảy ra nổi loạn (Revolt risk).

    Tương tự như War Exhaustion, chỉ số Khả năng duy trì chiến tranh (War Capacity) là cũng là một thước đo quan trọng. War Capacity là một số không âm có giá trị từ 0 (thấp) đến 100 (cao), nó cho biết quốc gia đang xét có khả năng tiếp tục tham chiến hay không, nếu có thì ở mức độ nào.
    War Capacity đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đến vị thế của các nước tham chiến khi họ muốn kí hiệp ước hòa bình (để kết thúc chiến tranh). Lúc ấy, nếu một nước có War Capacity thấp, game sẽ cho rằng nước ấy ít có khả năng chiến thắng, và sẽ bị ép buộc nhiều điều kiện ngặt nghèo hơn, lợi ích đạt được sau cuộc chiến ít hơn. Chỉ số War Capacity của một nước được tính thông qua số lượng quân đội, số tỉnh chiếm được, Manpower, War Exhaustion, và nhiều yếu tố khác của nước đó. Tuy nhiên, không như War Exhaustion, War Capacity chỉ thuần túy mang tính ngoại giao, nó không ảnh hưởng đến kinh tế của quốc gia.

    Chỉ số Điểm chiến tranh (War score), là thang đo diễn tiến của cuộc chiến. Giả sử nước A và nước B đang giao tranh với nhau. A là nước tuyên chiến trước, nước A tấn công, nước B phòng thủ. Khi ấy, war score là một số có giá trị từ -100% (tức phe A bị thất bại hoàn toàn, phe B thắng), đến 0% (nghĩa là không có gì xảy ra, hoặc hai phe A và B đang cân bằng nhau), rồi đến 100% (phe B bị mất hết đất về tay phe A, phe A chiến thắng tuyệt đối). Giá trị War score tăng hay giảm phụ thuộc vào số lượng tỉnh chiếm được, số lượng hải cảng bị phong tỏa, bế quan (ports blockaded) và kết quả của các trận quyết chiến (thủy, bộ) khác.

    Trận chiến thông thường và công thành chiến (Battles & sieges)

    Trận chiến thông thường (battles) sẽ xảy ra khi quân đội hai nước (đang giao chiến) gặp nhau. Kết quả của battle phụ thuộc rất nhiều yếu tố, như địa hình, kĩ năng của tướng lĩnh, số lượng quân tham chiến, giới hạn quân nhu của tỉnh diễn ra chiến sự, ... Nhiều khi một đội quân lớn cũng có thể thua một nhóm quân nhỏ, nếu bên cô thế biết tận dụng sông núi, tính toán kĩ lưỡng, có tài thao lược. Ngoài ra, số lượng quân áp đảo cũng không giúp tăng war score là bao. Chiến thắng một trận battle chỉ đóng góp một ít vào war score, có điều, nó giúp tăng morale và war capacity nhiều hơn.

    Dù battle là thứ thường xuyên diễn ra, nhưng damage gây nên cho đối phương, dĩ nhiên là giúp tăng war score, lại chủ yếu đến từ việc công thành (siege).
    Khi vây thành, bạn có thể cố giữ quân đó, không làm gì thêm, rồi đợi cho thành đó cạn kiệt lương thực, nước uống và tự thất thủ, hoặc ra lệnh đột kích vào thành - công thành (assault ). Không thể đánh giá thấp giá trị của một trận công thành khi thời cơ chín muồi. Bởi vì nếu chiếm được thủ phủ hay một tỉnh trù phù nào đó của đối phương, cục diện chiến sự sẽ nhanh chóng thay đổi. Trên thực tế, dù loại lục quân nào cũng có thể công thành, chỉ có bộ binh và pháo binh là hữu ích trong việc ấy.
    Càng nhiều pháo binh càng giúp tăng giảm thời gian phá hủy lớp bảo vệ tường thành, như vậy trận vây hãm hoặc công thành sẽ kết thúc sớm hơn. Bộ binh là lực lượng chính để triển khai assault.
    Kị binh chỉ đơn thuần vây quanh thành trì chứ không tham gia đánh nhau với đội quân bảo vệ ở trong thành trì đó.

    Thuộc địa (Colonies)

    Vào đầu game, cuộc chiến tranh giành thuộc địa thường ít xảy ra. Tuy nhiên, đến lúc các nước có được National Idea Chinh phục Tân Thế giới (Quest for the New World) thì vấn đề thuộc địa trở nên nóng bỏng - bởi nó là con đường ngắn nhất để tăng quyền lực ảnh hưởng cũng như sự giàu có của một quốc gia. Trong lịch sử, tranh giành thuộc địa đã từng là nguyên nhân dẫn đến sự bất hòa giữa một số nước. Trong game, sự tranh giành thuộc địa có thể tạo ra Casus Belli cho phép game thủ đánh chiếm thuộc địa của máy nếu thuộc địa này gần với vùng kiểm soát của người chơi.

    Quân đội có tùy chọn (option) đoạt lấy (seize) để chiếm luôn thuộc địa của máy nếu đang đóng quân ở đó. Tuy nhiên, game thủ sẽ bị dính một lượng điểm đen tối (infamy) để có được thuộc địa theo cách này. Ngoài ra, tùy chọn Seize colony chỉ xuất hiện nếu dân số (population) hiện tại của thuộc địa là dưới 1000. Một khi thuộc địa bị seize, nó sẽ không được tính vào war score cho đến khi nó được tái chiếm (reoccupied) bởi mẫu quốc thực sự của nó.

    Hiệp ước hòa bình (Peace)
    Chiến tranh sẽ kết thúc bởi một hiệp ước hòa bình. Ngoài ra, nếu sau một thời gian dài mà các bên không xảy ra xung đột (conflict) nào, cuộc chiến sẽ được chấm dứt ở trạng thái Status Quo.
    Nếu hai bên ngang tài ngang sức, bạn có thể yêu cầu Hòa bình Không điều kiện (White Peace) để lệnh ngừng bắn được thi hành.
    Sau khi hiệp ước hòa bình được kí kết, lệnh ngừng bắn (truce) sẽ có hiệu lực trong 5 năm, hoặc 10 năm nếu bạn chơi bản mở rộng Divine Wind. Bên nào vi phạm lệnh ngừng bắn trong thời gian nó vẫn còn hiệu lực sẽ bị trừ điểm stability.
    Wars will always end with at least one dissatisfied participant. They end either through a negotiated peace or from general inactivity - i.e. if a certain time elapses without conflict the war is immediately ended with a Status Quo.

    Trong quá trình đàm phán hòa bình, một quốc gia có thể yêu cầu cống nạp để đổi lấy hòa bình (Demand Tribute), Đề nghị cống nạp để cầu hòa (Offer Tribute), Yêu cầu sát nhập (Demand Annexation) hoặc Hòa bình Không điều kiện (White Peace).
    Tùy thuộc vào số war score, số war exhaustion, ... mà các nước tham gia đàm phán hòa bình sẽ chấp nhận hoặc không.

    Yêu cầu cống nạp để đổi lấy hòa bình (Demand Tribute)
    Thường là nước nào chiến thắng mới có thể yêu cầu nước chiến bại phải cống nạp để đổi lấy hòa bình (Demand Tribute). Một số đòi hỏi mà nước chiến thắng có thể yêu cầu phe thua cuộc là
    Bồi thường chiến phí (Pay a tribute of ducats)
    Chiếm đất của nước thua cuộc (Cede provinces)
    Bắt nước thua cuộc phải bỏ core của họ ở một tỉnh nào đó (Surrender cores on other nations' territories)
    Biến nước thua cuộc thành chư hầu (Submit to vassalisation)
    Buộc nước thua cuộc phải hủy hiệp ước (hiệp ước kinh tế, mở cửa biên giới, liên minh, ...) mà họ đã kí với một nước khác (Annul treaties)

    Trong một số trường hợp đặc biệt, phe chiến thắng còn có thể đưa ra một số yêu cầu cũng đặc biệt như:

    Chuyển tôn giáo của nước thua cuộc thành tôn giáo của nước chiến thắng, nếu nước thua cuộc khác tôn giáo với nước chiến thắng (Convert to the victor's religion - if they are of different faiths)
    Bắt nước thua cuộc phải thực hiện Hợp nhất vương giả (Personal Union), tùy chọn này sẽ xuất hiện nếu cuộc chiến tranh vừa kết thúc là một vương vị chiến (Enter a personal union - available in succession wars)

    Dựa trên warscore, trong phần lớn các trường hợp, nếu yêu cầu của phe chiến thắng tốt hơn mong đợi của phe thất thủ thì phe thất thủ sẽ giảm stability nếu từ chối. Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, phe thất thủ vẫn không chịu chấp nhận yêu cầu của phe chiến thắng, mặc dù nó không quá đáng, không vượt quá warscore.

    Đề nghị cống nạp để cầu hòa (Offer Tribute)
    Tùy chọn này rất quan trọng, không chỉ cho nước chiến bại. Khi phải đánh nhau với quá nhiều đối thủ, bạn nên nhanh chóng cầu hòa với một vài nước để giảm bớt phiền toái có thể gặp. Có nhiều tùy chọn cống nạp khác nhau để đổi lấy hòa bình, như là

    Bồi thường chiến phí (Paying tribute in ducats)
    Cắt đất dâng cho nước chiến thắng (Surrendering provinces)
    Bỏ core của nước mình ở một tỉnh nào đó (Ceding cores on others' territories)
    Hủy hiệp ước (hiệp ước kinh tế, mở cửa biên giới, liên minh, ...) đã kí với một nước khác (Annul treaties)
     
  20. hask

    hask Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/3/08
    Bài viết:
    23
    EU3 Wiki

    Nhuệ khí (Morale)

    Nguồn: http://www.eu3wiki.com/Morale
    Người dịch: Mai Hoàn Hảo

    Nhuệ khí (Morale) của các đơn vị quân là một khía cạnh cực kì quan trọng trong hệ thống quân sự trong game. Nó có ảnh hưởng lớn đến việc thành bại của các trận chiến. Chỉ số morale được thể hiện trong thẻ quản lí quân sự - Hiện trạng khái quát của quân sự trong nước Domestic Military Interface.

    Đưa chuột vào các ngôi sao (star) của lục quân như hình dưới đây, bạn sẽ thấy một cửa sổ nhỏ thể hiện điểm số Morale của lục quân. Cửa sổ này thể hiện giá trị lớn nhất của morale cũng như các yếu tố giúp làm tăng morale.
    http://www.eu3wiki.com/File:Morale.PNG

    Một số yếu tố có ảnh hưởng đến nhuệ khí (Morale modifiers)


    Các yếu tố làm tăng morale nhiều nhất là tiền lương cho lục quân (land maintenance), cấp độ của công nghệ lục quân (land technology), chọn national idea Rèn luyện Quân sự thường xuyên (Military Drill). Tổng của ba yếu tố này có thể tăng đến 7 điểm morale.

    Các yếu tố làm tăng morale ít nhất là 3 thanh trượt (slider) Free Subjects, Land-Naval, và Offensive. Ở mức tối đa, ba thanh trượt này chỉ có thể tăng 0,4 điểm morale.

    Một số yếu tố có ảnh hưởng đến nhuệ khí được đề cập cụ thể như sau:
    Yếu tố công nghệ quốc phòng (From Technology): dựa trên điểm thưởng morale của cấp độ phát triển lục quân (land technology level) hay thủy quân (naval technology level), giúp tăng morale từ 0 đến 4.
    Năng lực của người đứng đầu quốc gia (Current Ruler): dựa trên điểm Kĩ năng Quân sự (Military Rating) của người đứng đầu quốc gia, điểm morale sẽ tăng theo phần trăm, từ 0,9 đến 0,3 (? không biết wiki có ghi nhầm số hay không nữa)
    Thể chế quốc gia (Government): kiểu nhà nước Đế chế (Empire) được +0,25 morale.
    Thanh trượt Serfdom vs. Free Subjects: mỗi nấc thanh trượt hướng về phía Free subjects giúp +0,2 điểm morale.
    Thanh trượt Land vs. Naval: nhấn mạnh vào lục quân (Land) hay thủy quân (naval) có thể giúp +0,1 morale.
    Thanh trượt Offensive vs. Defensive: mỗi nấc thanh trượt hướng về phía Offensive giúp +0,1 morale.
    Chiến lược quốc gia (National Idea): national idea Rèn luyện Quân sự thường xuyên (Military Drill) giúp +1,0 vào điểm morale.
    Người bảo vệ tôn giáo (Defender of the Faith): nếu bạn là nước đứng ra bảo vệ cho tất cả các quốc gia có cùng tôn giáo thì bạn được +0,5 morale.
    Cố vấn (Advisors): thuê cố vấn Đại úy/Đại đô đốc (Grand Captain/Grand Admiral) giúp +0,3 vào nhuệ khí của lục quân/thủy quân (land/naval morale). Cụ thể là tăng 0,05 trên mỗi level của advisor.
    Tiền lương cho lục quân (Land Maintenance): nếu thanh trượt maintenance được kéo lên tối đa (về bên phải), thì sẽ được +2,0 điểm morale. Nếu nó bị kéo xuống mức tối thiểu, thì không được thêm morale nào.
    Tiền lương cho thủy quân cũng tương tự.
    Thanh thế (Prestige): chia số điểm prestige cho 2 sẽ ra điểm cộng morale. Giá trị cộng thêm này thường nằm trong khoảng từ 0 đến +0,5)
    Sự kiện đặc biệt (Triggered Modifier): Khi thánh chiến sĩ của Thập tự chiến binh (Crusader) bắt đầu thánh chiến với một nước thì được +0,1 land morale.
    Độ khó của màn chơi (Difficulty Level): nếu chơi ở chế độ khó (hard) thì người chơi bị -0,25 morale, còn máy thì được thưởng +0,5 morale.

    Phục hồi nhuệ khí (Morale Recovery)

    Morale sẽ tăng (hồi phục) vào ngày đầu tiên của mỗi tháng - đây cũng là thời điểm nhận thêm tiếp viện quân (reinforcements).
    Hơn nữa, ngoại trừ khi đang giao chiến, sự hồi phục morale sẽ vẫn diễn ra ngay cả khi đội quân có đang rút lui hay không.
    Khi phục hồi, morale của mỗi quân đoàn được tăng 30% giá trị lớn nhất của morale.

    Nhuệ khí trong bản mở rộng In Nomine (Morale In Nomine)

    Trong bản mở rộng In Nomine, nhuệ khí đóng vai trò cực kì quan trọng vì có 2 luật mới (new rules) được bổ sung vào bản mở rộng này.
    Morale becomes even more important in the In Nomine expansion, due to two new rules:

    Một là, trong 5 ngày đầu tiên của pha shock, quân đoàn tham chiến không được rút lui (retreat).

    Hai là nếu quân của bạn đông hơn quân địch theo tỉ lệ 2:1 (quân ta đông gấp đôi quân địch hoặc hơn thế nữa), và bị hết morale trong 5 ngày đầu tiên của pha shock, thì quân của bạn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Điều này khiến cho việc đột kích (assault) vào thành trì trở nên nguy hiểm, nếu tính toán không kĩ, ỷ lại vào lấy thịt đè người, lỡ mà thất bại thì quân của bạn sẽ...
     

Chia sẻ trang này