Thông thường những người theo đạo Công Giáo thì bị cấm làm ba cái bùa ngải hoặc mê tín đi coi bói này nọ mà nhỉ.
thì mới lý giải là vì nhà nó làm thế nên mới bị. làm vậy là tự tạo liên kết với vong hồn rồi. -một thanh niên vô đạo hay xem phim ma cho biết-
Giả sử con ma đó lúc sinh thời là đạo chúa. Vậy những cách của đạo phật chỉ cho để diệt trừ hay đẩy lùi gì đấy nó có tác dụng không? Và ngược lại ? Và trường hợp những người không theo đạo nào thì sao? Mình nghĩ đa phần là do tâm lý bản thân chứ chả liên quan quái gì tới tôn giáo cả.
Cũng đang đợi đây! Khoa học thì ai cũng biết, có điều không phải ai cũng có cơ duyện "trải nghiệm" cái gọi là tâm linh mà khoa học ko giải thích được. Hài ở chỗ những thằng từ nhỏ tới giờ chưa 01 lần trải nghiệm về ma quỷ, tâm linh...lại là những thằng to mồm phản bác nhất!
Thế chả nhẽ cả nhà bị tâm thần à. Mà mỗi lần con ma đấy lại gần là sắp có chuyện xui xảy ra vậy có phải là nó đang cố gắng giúp con đó tránh khỏi tai nạn không. Bad luck ghost
Trong lúc chờ thêm thông tin, ta kể cái này, bà bạn ta lúc trẻ có phá thai một lần, cách đây 3 năm bả làm ăn thất bại liên tục, gặp nhiều chuyện xui, thậm chí dự án ký chạy đến 99% cũng bị bể vì lý do trời ơi đất hỡi. Sau đó ta đi với bả ra Vũng Tàu, vô một cái nhà nằm ở đồi heo hút gió, không biết diễn tả con đường đó thế nào, gặp 1 bà thầy, vừa vào hỏi han vài ba câu thì bả bao có vong nhi theo phá, bả nói chính xác ngày tháng và giờ bà bạn ta phá thai luôn, kinh vãi đ . Bà bạn ta có hỏi sao lúc trước không theo phá thì bà thầy bảo vong nhi lúc đầu âm khí chưa đủ nên không đi xa được, sau một thời gian tích đủ âm khí+oán hờn không thể siêu thoát nên mới đi theo phá. Sau đó bày cho về cúng rồi cách khấn vài, bày thôi chứ bà thầy không có cúng, lý do bà thấy bảo là không thuộc quyền hạn của bả. Bà bạn ta về làm theo y chang thì việc làm ăn tốt trở lại, có nhiều cái thiệt không thể tin nổi.
dạo qua xem chơi thấy có 1 số chuyện không mở miệng ra nói thì không được cấu tạo 1 hữu tình gồm 7 thứ : đất , nước, gió, lửa, không , kiến, thức trong đó , thức được chia thành 8 thức : mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý,mạt na , a lại da a lai da này chính là cái linh thể hay linh hồn theo cách gọi của tục nhân, là cái luôn luân hồi trong vòng sanh tử, do bị vô minh nên chúng sinh không biết đến ngã này mà lại chấp vào thân tứ đại hay hiển sắc pháp mà cho đó chính là ngã nếu ông bác bỏ hết tất cả vậy tôi hỏi ông do đâu mà nói chúng sinh có luân hồi ? cái gì là luân hồi của chúng sinh? lấy gì để nhận biết chúng sinh luân hổi ? Ông đừng quên ngay cả Niết bàn cũng có Ngã.Thường, lạc, ngã ,tịnh sao ông lại phá kiến chúng sinh?????? thứ 2 ông nói Đức Phật cấm cầu an , cầu siêu ???? Nguyên nghĩa của lễ kỳ an , kỳ siêu chính là hình thức trai phạn hay trai tăng, nghĩa là cúng dường 1 bữa ăn cho 1 vị tỳ kheo, vị nhận được sự cúng dường ấy với sở học của mình sử đọc một bài kinh hay 1 thời pháp ngắn nhắm nhằm hồi hướng lại công đức mà vị tín thí đã bỏ ra. còn theo nghĩa của đại thừa, con người do đâu bất an, do tham dục, do vô mình, vậy phật tử đến chùa các thầy làm lễ kỳ an cho họ bằng cách tụng kinh, phóng sanh , làm từ thiện nhờ lời kinh mà chuyển hoá tự tâm nhờ làm việc phước thiện mà gieo trồng nhân duyên tốt đẹp, tiêm cho họ một liều thuốc an thần để can đảm đi tiếp giữa sóng gió cuộc đời , đó là cách bố thí của người con Phật tài thí , pháp thí , vô uý thí. Còn lễ kỳ siêu, " siêu " chính là vượt qua, thoát ra sự sợ hãi của giai đoan cận tử nghiệp hay là thân trung ấm , giai đoan này đức Phật mô tả ngắn nhất là trong 1 sát na dài nhất trong 49 ngày. Do nghiệp lực chi phối đây là giai đoạn đáng sợ nhất của 1 chúng sinh, lúc ấy nhờ nương vào định lực của các thầy qua câu kinh, bài kệ khai thị mà người mất có thể nương theo đó mà thức tỉnh, nhận chân sự thật, đây cũng là hình thức mà các thầy xoa dịu bớt nỗi buồn cho thân nhân của người mất, làm họ nhận rõ sự vô thường , quay về với tam bảo. \ Phật giáo nguyên thủy từ thời Đức Phật không có nghi thức tụng kinh cầu siêu cho người chết; khi có người cư sĩ qua đời, thân nhân thỉnh chư Tăng về tư gia để làm phước cúng dường thực phẩm, rồi hồi hướng phước ấy đến người quá vãng. Hoặc giả các tỳ kheo có tụng kinh thì chỉ là tụng quán tưởng sự chết hay kinh giải về tướng vô thường, khổ, vô ngã v.v... tụng như vậy là nhằm mục đích thức tỉnh mọi người tu tập thiện nghiệp vì hiểu được bản chất của cuộc sống. Việc cúng dường đến Tăng trong các dịp lễ tang, lễ giỗ ... nhằm mục đích là để tạo phước hồi hướng cho người quá cố, hy vọng nhờ đó mà người đã chết sanh ở đâu cũng được an vui hoặc vơi bớt nỗi khổ đau. Hình thức này được gọi nôm na là cầu siêu, theo dân gian thường gọi. Nghi thức cầu siêu được áp dụng trong lễ tang, lễ giỗ, và bất cứ trường hợp nào người cư sĩ muốn hồi hướng phước đến thân nhân quá cố. Nghi thức cầu siêu được thấy áp dụng thông lệ như sau: Gia đình thỉnh mời chư Tăng đến, sau khi đọc kinh lễ bái Tam bảo tóm tắt, mọi người sẽ xin thọ qui giới. Sau đó, theo sự hướng dẫn của vị cư sĩ A-cha (trường hợp người trong gia đình không rành nghi thức), mọi người đọc theo (vì nghi thức cầu siêu trong Phật giáo Nam tông chỉ là mượn phương tiện để cảnh tỉnh, nên không có Pāli truyền thống): Bạch đại đức tăng, xin thỉnh chư Tăng tụng kinh cầu siêu để trợ tiến giác linh của Ông ... (hay Bà ...) được an vui trong cảnh giới tái sanh, thoát ly khổ cảnh. Lần thứ nhì. Lần thứ ba. Sau lời thỉnh cầu của cư sĩ, chư Tăng bắt đầu tụng kinh về những đầu đề Vi Diệu Pháp, những bài kệ động tâm ... dứt thời kinh, các cư sĩ tụng sám hối Tam bảo và hồi hướng công đức như bài "Phước căn tôi đã tạo thành ..." v.v ... Mong ông suy nghĩ nhiều , Phật giáo là Bất nhị Môn, là Trung Đạo , ông cứ Không Không ngơ thế này thì lấy gì mà giải thoát ?? Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc , Thọ, Tưởng, Hành , Thức diệc phục như thị
Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy
Brace yourrself ! Wall off text coming !!! Thức là hành của Tâm, khái niệm cơ bản này không biết thì mọi thứ nói trên đều vứt. A-lại-da Thức cũng chỉ là túi chứa những nghiệp của Tâm, là thói quen của nhận thức. Chủ là Tâm, A-lại-da thức chỉ là thứ phụ thuộc, không có Tâm thì không có nó Cái đi trong Luân Hồi là TÂM ! Cái này nói mãi mòn răng mòn lưỡi mà "..." không chịu hiểu. Với chu trình tái sanh được bắt đầu từ Vô Minh --> Hành --> Thức... Tâm sau khi thân thể bị hoại diệt, vì Vô Minh chấp vào Sắc và Danh nên Tâm mong muốn có Danh Sắc mới vì cho rằng như thế mới là tồn tại, Hành xuất hiện. Thức tái sanh (có nơi gọi là Thân Trung Ấm, nhiều người lầm lẫn cho đây là vong, là linh hồn, là ma) lập tức đi tìm bào thai thoả điều kiện là cha mẹ có cộng nghiệp gần giống với mình nhất. Thức tái sanh này chỉ tồn tại trong khoảnh khắc rất nhỏ. Và tự tìm hiểu tiếp chuỗi Thập Nhị Nhân Duyên đi, bổn toạ khôgn có rảnh giảng tiép vì thấy trình độ của ngươi ... quá - Trước hết, về CẦU AN : Bản chất đạo Phật là gì ? Không biết bản chất của đạo Phật thì tất nhiên đi tìm cái AN ở bên ngoài ! Đi tìm cái AN ở bên ngoài thì chả biết gì về đạo Phật ! Vì vậy, lễ cầu an hướng về sự che chở từ bên ngoài là tào lao đối với đạo Phật ! Thủng được cái này thì đọc tiếp, không thì NEXT cho đỡ mất thời giờ Bản chất đạo Phật là thức tỉnh chúng sanh có tri thức cao (cho nên đạo Phật không dành cho động vật gia súc ) hiểu được Nhân Quả (tự làm tự hưởng tự chịu), hiểu được sự Vô Thường (vạn vật luôn biến đổi, từ vật chất đến tâm thức), hiểu được Vô Ngã (vạn vật và hiện tượng là do Duyên, có cái này thì có cái kia, cái này tạo ra tổng hợp từ nhiều điều kiện, nguyên nhân mất thì kết quả mất) Đã là tự làm tự chịu thì làm gì có sự che chở nào từ bên ngoài có tác dụng thật sự để mà cầu ? Có thể ngộ nhận rằng sự giúp đỡ từ bên ngoài giúp giải quyết được vấn đề nhưng nếu là người có trí xét rõ Nhân Quả sẽ thấy sự giúp đỡ từ bên ngoài chỉ là cái thuận duyên thôi, còn cái Nhân thì phải được giải quyết từ tâm thức của chính người đó. Ví như đổ nước vào cái thùng rỗng thì chừng nào cái thùng đó đầy ? Cho thằng Hào Anh tiền cả trăm triệu mà không giáo dục nhận thức cho nó rồi hiện tại nó ra sao rồi ? AN phải đến từ gốc, AN phải đến từ nhận thức, Như 1 dòng sông nếu chỉ xây 1 cái đập ở giữa nguồn thì nước nó vẫn chảy lan qua 2 bên đập để xuôi xuống, còn nếu triệt cái nguồn của nó thì dòng sông đó có còn tồn tại ? Nói ít hiểu nhiều chút hén Cầu an phải là cầu PHÁP ! Pháp ở đây được hiểu là chân lý của bậc Thánh Nhân toàn giác dạy. Có được sự hiểu biết này rồi thì tự tạo cái AN bằng cách sống đúng Nhân Quả, xa lánh bất thiện, sống có trí huệ và phước báo, cần quái gì đi cầu ở đâu ??? Cái mà Đức Phật cấm chính là cầu an theo kiểu cầu bao che, thiếu hiểu biết Nhân Quả. Đức Phật đã từng tuyên bố là Ngài không thể ban phước hay giáng hoạ cho bất kỳ ai, vì tự người đó làm công việc đó - Kế tiếp : về CẦU SIÊU Vì bạn ngộ nhận rất lớn về văn hoá Ấn Độ và văn hoá Trung Quốc nên bổn toạ sẽ giải thích 1 chút. Văn hoá TQ (mà VN bị ảnh hưởng rất nhiều) mới có cái vụ tang lễ để trong mấy ngày để người ta làm lễ này nọ; còn bên Ấn Độ thì sáng chết chiều thiêu, chiều chết tối thiêu, tối chết sáng thiêu, tức là không bao giờ để quá 24h vì họ quan niệm theo Ba-La-Môn giáo chết là trở về với Phạm Thiên, nếu cứ để lâu thì người chết sinh nấn ná với người thân mà không quay về với Phạm Thiên. Ngoại trừ những nhân vật quá VIP như vua chúa, hoàng tộc, bậc Thánh mới có lễ viếng này nọ thì để lâu hơn, nhưng đó là cá biệt. Và theo Bà-La-Môn giáo thì khi hoả thiêu, Thần Lửa sẽ đưa linh hồn người chết về với Phạm Thiên sau khi thanh tẩy bằng lửa, cho nên họ chả có làm lễ cầu siêu cái quái gì cả, chỉ là lễ cúng tế thần lửa thôi Còn bên đạo Phật Nguyên Thuỷ lại càng chẳng có cái lễ nào gọi là lễ cầu siêu Sau khi chết, Tâm lập tức tái sanh, học thuyết 49 ngày của Phật giáo Đại Thừa đang được chứng minh là do tín ngưỡng khác lồng ghép vào (đạo giáo của Trung Quốc), Phật giáo Đại Thùa gốc của Ấn Độ cũng không có học thuyết này. Đã lập tức tái sanh thì cầu cho cái gì siêu ??? Còn cái lễ cầu siêu hiện nay biến tướng từ 2 sự việc : pháp hội Tăng đoàn giúp bà Thanh Đề mẹ của Bồ Tát Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh giới Ngạ Quỷ, và lễ cầu siêu rặt đạo giáo của Trung Quốc. Nguyên uỷ pháp hội trên dựa trên lễ Kathina (lễ dâng y), trùng vào lễ Tự Tứ của chư Tăng Ni sau 3 tháng an cư kiết hạ. Vào lễ Tự Tứ, trước khi chư Tăng Ni tản ra 4 phương trời hành đạo thì Tăng Đoàn tập hợp gần như đầy đủ nhất, như thế rất tiện cho cư sĩ tại gia có tín tâm cúng dường y áo. Đức Phật nhân lúc Tăng Đoàn tập hợp đầy đủ như thế, pháp lực rất mạnh mới khuyên Bồ Tát Mục Kiền Liên bày trai soạn cúng dường, lấy cái phước cúng dường đó hồi hướng cho mẹ ông đang bị đoạ Ngạ Quỷ để trợ duyên cho việc thoát khỏi, còn Chánh Nhân để thoát khỏi là Tăng Đoàn sau bữa trai soạn tụng 1 thời Kinh khiến bà nghe được sanh tâm sám hối, chính nhờ cái này mới là cái để bà vượt thoát. Và cái lễ đó không hề được gọi là lễ CẦU SIÊU ! Tất nhiên, hiện nay các chùa vẫn duy trì Cầu an và Cầu siêu như phương tiện dắt người sơ cơ vào đạo. Phương tiện là phương tiện, cũng như ngón tay chỉ trăng thì ngón tay chỉ là ngón tay, mặc dù công năng chỉ dường của ngón tay phải kể đến. Sau khi dìu người ta vào đạo phải nâng cao nhận thức của người ta lên, không phải bỏ mặc ở đấy. Hiểu chưa ??? Gọi Bất Nhị Môn vì Phật giáo là Tỷ Tỷ Môn Cứ không phải Bất Nhị nghĩa là 1 Đầu óc hạn hẹp như thế sao bước vào Phật giáo được ? CÒn mấy cái Không mà bổn tạo đề cập là Giới Cấm Thủ, ai mà còn chấp Giới Cấm Thủ là chẳng chứng được quả Thánh thư 1 là Dự Lưu, nói chi các Thánh Quả khác như Nhất-Lai, Bất-Lai, A-La-Hán, nói gì đến thành Phật Thế thì đi qua tôn giáo khác mà theo, đừng mất công theo đạo Phật làm gì cho tốn thời gian
Bài rất hay nhưng cậu giải thích cho mình câu này, đạo Phật không dành cho động vật có tri thức thấp nhưng chúng sinh thì bình đảng, lý gì con chó nghe kinh phật hàng ngày mà muốn hướng thiện thì nó lại không được tu hành. Giải thích dễ hiểu cho mình nhé.
Cái câu "chúng sanh bình đẳng" bị lược bớt nên gây hiểu nhầm rất tai hại Ý của câu này là "sinh mạng chúng sanh bình đẳng vì ai cũng sợ chết" Động vật sống rất bản năng, vì đó là cái Quả của đời sống hướng về bản năng của các kiếp sống trước như hưởng thụ tính dục thái quá, hưởng thụ ăn uống thái quá, hưởng thụ nghủ nghỉ thái quá... Ở 3 đường tái sanh thấp (mà thường được gọi là Tam Ác Đạo) gồm Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục, cho dù chúng sanh vẫn có tri thức để nhận biết cuộc sống xung quanh, nhưng hoàn cảnh và môi trường quá tệ khiến chúng không thể hướng về nhận thức cao, chứng chỉ có thể lo ăn uống và giữ mạng sống cũng đã là 1 sự cực khổ suốt kiếp. Và vì Quả báo sống đời bản năng nên tạm thời nhận thức của Súc Sanh chỉ lẩn quẩn ở ăn uống ngủ nghỉ như là 1 thói quen nhận thức nổi trội, nó lấn át mọi nhận thức khác. Thi thoảng ta có thể thấy có nhiều con vật nó thông minh vượt trội đồng loại (tính trong cùng 1 loài nghen) thì thói quen nhận thức của chúng nó cao hơn chút xíu, nhưng vẫn chưa đạt tới nhận thức như con người. Vì nếu thói quen nhận thức của nó như con người thì nó đã tái sanh thành con người Con chó thích nghe Kinh vì trong A-lại-da thức của nó vẫn tiềm tàng hạt giống Phật Pháp. Tiền thân Đức Phật Thích Ca đã từng làm nai, chim, dã can (chó ăn xác chết ngoài nghĩa địa), thỏ... Nhưng hạt giống Phật Pháp trong Ngài qua bao nhiêu kiếp đó vẫn chứa trong A-lại-da thức, đó chính là tánh Giác. Tánh Giác hiển lộ rất mạnh ở con người, hơi yếu ở chư Thiên và A-Tu-la (do điều kiện cuộc sống quá thuận lợi), ẩn đi ở 3 cõi còn lại. Con chó nghe Kinh nhưng nó không hiểu, đó chỉ là phản ứng có điều kiện từ A-lại-da thức của nó khiến nó cảm thấy quen thuộc thôi