Giới thiệu và hướng dẫn các bản Total War

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi vietanh797, 19/9/08.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Topic map

    Giới thiệu Rome 1
    Hướng dẫn Rome 1 (và 1 phần Med 2)

    Giới thiệu Med 2
    1 số chi tiết về Med 2

    Giới thiệu Empire Total war

    Giới thiệu Napoleon Total war

    Giới thiệu Rome 2 Total war

    Giới thiệu Attila Total war
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/15
  2. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Rome: Total War

    [​IMG]
    Hệ máy: PC
    Thể loại: Chiến thuật
    Phát hành:22/9/2004
    Phát triển: Creative Assembly


    Là sản phẩm thứ ba trong loạt game Total war được phát triển bởi Creative Assembly, Rome: Total war có khả năng mang lại cho người chơi những trải nghiệm vô cùng thật về đế chế La Mã hùng mạnh hơn 2000 năm trước. Nếu Shogun và Medieval là những bước khởi đầu đầy ấn tượng của dòng Total War thì Rome: Total war thực sự là bước ngoặt lớn, một cuộc cách mạng về gameplay và đồ hoạ.

    Giữ vai trò lãnh đạo một trong ba gia đình có quyền lực lớn nhất ở Roman: Julii, Bruti, hay Scipi, người chơi sẽ cố gắng mở rộng đế chế Rome đồng thời củng cố quyền lực của gia đình mình. Vì cả ba nhà đều thuộc một đế chế nên không có sự khác biệt rõ lắm về các đơn vị quân cũng như những công trình. Tuy nhiên vì có vị trí địa lý khác nhau, nên mỗi gia đình phải có các hướng đi khác nhau. Julii tốt nhất là thống nhất Gaul và Germania ở phương bắc, gần như là chiến dịch trên đất liền. Bruti phải chinh phạt tàn dư của Greek và phát triển đế chế tới đông bắc. Còn Scipii có nhiệm vụ chinh phạt Carthage, kẻ thù lớn nhất của Rome ở phía tây nam. Đó chỉ là một gợi ý, còn chuyện khuấy động Châu âu thế nào thì tuỳ vào bạn.

    Là một trong những gia đình cùng thuộc Rome, bạn phải chịu ảnh hưởng nhất định bởi Viện nguyên lão (Senate). Viện nguyên lão tác động lên bạn trong suốt giai đoạn đầu và giữa của chiến dịch (cho tới khi bị bạn lật đổ). họ sẽ ra lệnh cho bạn, cụ thể là giao nhiệm vụ từ bao bây phong toả một cảng của phe đối nghịch hoặc chiếm đóng một thành phố tới việc kết làm đồng minh hoặc đàm phán thương mại với một nước khác, dĩ nhiên nếu hoàn thành nhiệm vụ thì ngoài những chiến lợi thu được, bạn sẽ được hưởng lợi gì đó từ phía nghị viện. Phần thưởng có thể là tiền, là một đơn vị quân hoặc vị thế của bạn trong nghị viện. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ các bô lão của Senate sẽ không vui và điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến vị trí của bạn trong nghị viện. Đôi lúc viện nguyên lão có những mệnh lệnh rất bất lợi đối với bạn, có thể họ cố tình kéo dãn lực lượng bạn mỏng ra để để đề phòng bạn có thể gây hại tới họ, hoặc nếu bạn quá hùng mạnh, họ sẽ bắt lãnh đạo của gia đình bạn phải tự sát!!! Nhìn chung nhiệm vụ của thượng nghị viện giúp bạn tập trung những mục tiêu khác thay vì chỉ chăm chăm chinh phục Châu Âu, nó sẽ phần nào tăng thêm thử thách cho bạn.

    Có hai mảng riêng biệt trong gameplay: quản lý trên bản đồ và điều quân chiến đấu trong không gian 3D. Ở trên bản đồ, bạn sẽ đi theo lượt, di chuyển quân đội để bảo vệ lãnh thổ mở mang bờ cõi, quản lý thành phố để tăng thu nhập, phát triển dân số. Khi quân của bạn trạm chán với quân phe đối nghịch, cuộc chiến sẽ diễn ra trong một không gian ba chiều với địa hình được tạo dựng khá chi tiết.

    Ngoài ra bạn có thể chọn cho máy tự nghinh chiến, kết quả trận chiến ngay lập tức hiện lên, và bạn không thể chứng kiến được diễn biến trận chiến. Kết quả rất khó dự đoán, bạn chỉ có thể đảm bảo rằng sẽ thắng lợi nếu quân số của bạn hơn hẳn đối phương (gấp 2 chẳng hạn). Nếu tàu của bạn gặp tàu của địch, bạn không có lựa chọn nào khác là xem kết quả trận chiến, 1 điều hạn chế trong Rome?

    Chiến dịch đi theo lượt chỉ là một phần hấp dẫn trong Rome: Total war. Một điểm khác thực sự lôi cuốn trong game là những cuộc chiến thời gian thực trên nền 3D. Ở phần này, các đội quân trở nên sống động hơn hẳn những game trước. Trong một trận đấu, quân số tham chiến có thể lên đến vài ngàn, riêng mỗi phe có thể điều khiển một lúc tối đa khoảng hai ngàn quân. Hình ảnh trong cuộc chiến thật hơn bao giờ hết, bạn có thể thấy cảnh những tượng binh hất tung quân lính kẻ thù lên cao, cảnh những đội kỵ binh dũng mãnh thọc sâu vào hàng ngũ địch, hay những bộ binh đang qua cầu hoảng sợ nhảy xuống sông khi bị khuyển binh tấn công. Đó là chưa kể đến việc bạn có thể di chuyển camera lại gần mặt đất phóng to hình ảnh lên để tận hưởng không khí hào hùng, để lắng nghe tiếng bước chân khí thế, tiếng hò reo vang dậy, tiếng vó ngựa phi nhanh,… của các cuộc chiến như trong phim ảnh Holywood

    Một nét đặc sắc, các đặc điểm của thành viên trong gia đình của bạn được nhà thiết kế đầu tư khá chi li. Một vị tướng trong gia đình có thể là một tổng binh giỏi (chỉ số command cao), nhưng có thê sẽ là 1 thống đốc tồi (chỉ số influence và manage thấp), và ngược lại. Trong một trận chiến, nếu có sự tham dự của tổng binh tài năng, tinh thần chiến đấu sẽ cao hơn. Trong một thành phố, nếu có sự quản lý của thống đốc có chỉ số influence người dân sẽ hạnh phúc hơn hoặc nếu thống đốc có chỉ số manage cao thì kinh tế sẽ phát triển hơn đồng nghĩa với thu nhập cao hơn.

    Thêm vào nữa các chỉ số trên sẽ thay đổi theo thời gian, và ta có thể làm tăng khả năng cầm quân hay quản lý của vị tướng bằng cách điều những người phụ tá giỏi đi theo lao động đường phố trợ. Có những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới các chỉ số trên, như khi 1 thành viên trong gia đình được cất nhắc một trí trong nghị viện chỉ số “influence” và “manage sẽ tăng. Vậy bạn phải chú ý quan tâm đền sự nghiệp của các thành viên để có thể khai thác tối đa năng lực của họ.

    Các thành viên trong gia đình có khả năng tự chiêu mộ những anh hào khác nhau phục vụ cho mình như: advisor , mentor, bodyguard, lackey, sycophant, họ giúp tăng các chỉ số của vị tướng mà họ theo lao động đường phố. Ngoài ra bạn có thể trao đổi các tuỳ tùng giữa các thành viên trong gia đình. Những thành viên trong gia đình rất quan trọng. Và hãy đoán xem nếu trong dòng tộc của bạn những người con trai trưởng thành đều chết hết thì…chuyện gì sẽ sảy ra.

    Trong rome bạn có thể cho các thành phố tự quản lý mà không cần sự nhúng tay của bạn. Dù là để tự quản lý, bạn cũng có thể lựa chọn cho thành phố hướng ưu tiên phát triển, như thiên về phát triển kinh tế, thiên về quân sự, và các thành phố sẽ tự xây công trình, tạo lính cho phù hợp với phương hướng.

    Với các diplomacy trong tay, bạn có thể ra nhiều lệnh cho họ, từ việc kết đồng minh, phá liên minh, đình chiến, điều đình thương mại đến mua chuộc và tặng quà để nhờ giúp đỡ lẫn đề nghị giúp đỡ để chia lợi lộc. Với các gián điệp và sát thủ, bạn có thể gởi chúng đi thám thính nhằm biết điểm yếu trong phòng thủ của kẻ thù hoặc lấy đầu tên tổng binh trước cuộc chiến. Ngoài ra bạn có thể tự cài gián điệp ở trong thành phố mình cai quản để góp phần giữ ổn định xã hội.

    Còn rất nhiều yếu tố tuyệt vời của game mà trong một bài khó có thể kể ra hết, như việc công thành được thiết kế rất chân thực từ các chiến cụ dùng leo vào thành đến các cỗ máy bắn đá, hay như đặc điểm chỗ mạnh chỗ yếu của từng đơn vị lính, những chiến thuật thường dùng vào thời đó,…

    Tóm lại, Rome: Total war là một game chiến thuật hay có thể đáp ứng những yêu cầu khác nhau của fan thể loại chiến lược. Nếu bạn đang tìm một game đi theo lượt với kế hoạch chinh phục thế giới vĩ đại, đã có Rome. Nếu bạn muốn tìm những cuộc chiến hoành tráng như hiện thực, đã có Rome. Nếu bạn yêu cầu một game có đủ hai yếu tố trên, Rome vẫn đáp ứng được. Nhìn chung thì chuỗi game Total war đều đáng để bạn đưa vào bộ siêu tập, nhưng nếu bạn chưa từng thử một phần nào thì hãy bắt đầu với Rome: Total war một game đỉnh và có thể chơi với độ khó vừa phải.


    Bài hướng dẫn chơi do tiền bối viết
    đính link vào cho anh em ai mới chơi thì phi qua đọc
    http://forum.gamevn.com/showthread.php?t=81919&highlight=rome+total
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/15
  3. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Rome: Total War Barbarian Invasion
    [​IMG]


    Nếu bạn đã thành công trong việc kiến tạo nên một đế chế huy hoàng trong Rome: Total war và đang tìm kiếm một thử thách lớn hơn, vậy thì bản mở rộng Rome: Total War Barbarian Invasion (BI) sẽ xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra. Phần mở rộng này là một cú hích cho thể loại game chiến thuật (bùm bùm bùm, mau chuyển sang đội hình testudo kẻo dính miểng), BI nâng mức độ khó lên hơn hẳn bản gốc. Và bạn sẽ khám phá ra rằng sự suy tàn và sụp đổ của Rome khó nhai hơn sự trỗi dậy của nó nhiều.

    BI mang đến hàng đống những vấn đề mới trong game cùng với vô số kể những cải tiến cập nhật mới. Bối cảnh của bản mở rộng diễn ra vài trăm năm sau bản gốc RTW. Đế chế Lơ Mỡ trở nên vô cùng rộng lớn và khó kiểm soát (đáng, tham thì thâm), nó tách ra làm hai phần Đông và Tây Lơ Mỡ. Trong lúc đó, các bộ tộc man di và những kẻ du mục hùng mạnh bắt đầu thách thức quyền lực của Rome. Bạn có thể vào vai đế chế Rome đang bước vào thời suy tàn để vực dậy thời hoàng kim của nó, hoặc cũng có thể chơi các phe barbarian để quất cho nó sụm luôn. Tin tốt lành là bạn không bị unlock và phải hoàn thành 1 campaign đầu của Rome để mở ra như bản gốc; những faction barbarian này được mở ngay từ đầu.

    Hầu như bất kỳ fac nào bạn chọn cũng làm nổi bật được ngay sự khác biệt chính giữa BI và bản gốc. BI là một phiên bản thử thách hơn, theo một cách nào đó, vì mỗi fac đều khởi đầu với những bất lợi riêng, và AI trong phần này cũng “khôn” hơn. Ví dụ, khi bạn chọn bất kỳ bộ tộc barbarian nào, ví dụ dân Saxons hay Franks, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra rằng mình khởi đầu chỉ với một nhúm đất, và bị bao vây bởi hàng đống những kẻ hàng xóm đầy thù địch. Ngược lại, mọi việc cũng chẳng dễ dàng hơn chút nào với 2 faction La Mã. Tây La Mã có lãnh thổ quá rộng lớn, một đế chế tàn tạ bị tấn công tứ phía với số quân quá ít ỏi để chia ra bảo vệ. Về phía Đông La Mã, khởi đầu có khá hơn đôi chút, nhưng nó sẽ cần huy động mọi nguồn lực có thể để chống đỡ những cuộc tấn công từ những kẻ thù hùng mạnh, như Sassanids và lũ rợ Huns.

    Để tạo dựng một đế chế trong BI, bạn cần phải cân bằng giữa chiến tranh và đàm phán với mức độ cao hơn trong bản gốc. Đó là vì AI chiến lược đã được nâng lên thông minh hơn bản gốc. Những kẻ hàng xóm sẽ không ngần ngại đâm sau lưng bạn nếu chúng tìm ra điểm yếu, thậm chí nếu bạn được coi là “bạn”. Và khi chiến tranh đã nổ ra, máy sẽ không “nhỏ” từng nhúm quân vào lãnh thổ của bạn từng đợi như trước nữa đâu. Thay vào đó, nó sẽ tích góp một lực lượng khổng lồ và tràn vào lãnh thổ bạn như bão táp. Ngay cả với cấp độ easy đi nữa, AI của máy cũng không hề thương xót. Ví dụ, nó sẽ liên tục bao vây gây sức ép lên một thành phố, buộc bạn phải gửi một đội quân cứu viện để phá vòng vây.

    Bạn cũng có thể được và mất một thành phố vì nổi loạn. Nếu dân buồn buồn, nó sẽ quyết định đổi phe hoặc đơn giản là nổi loạn. Bạn có thể ổn định dân chúng bằng các công trình tăng PO, hay chỉnh mức thuế thấp, nhưng một trong những điểm đặc biệt của BI là đối phó với vấn đề tôn giáo, vốn là một yếu tố dường như bị bỏ quên trong bản gốc. Trong thời đại của bản BI, Thiên Chúa, đạo Zoroastrianism (một đạo thờ lửa) và ngoại đạo ganh đua nhau quyết liệt. Tôn giáo trở thành một công cụ giúp bạn có thể giữ cho dân chúng vui vẻ bằng cách xây dựng các đền thờ theo tôn giáo của họ. Nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi. Ví dụ nếu bạn chiếm được một thành phố theo một tôn giáo khác, bạn có thể bị căm ghét, đặc biệt nếu tôn giáo của viên thống đốc khác với tôn giáo của dân trong thành.

    Có rất nhiều cải tiến mới trong chiến thuật trong bản BI, đặt biệt là AI, vốn khá là đần độn trong bản gốc. Các trận thuỷ chiến trong bản mở rộng vẫn có vẻ hơi “hên xui”; bạn có thể đánh hết trận này đến trận khác mà hầu như rất ít thấy tàu chìm. Ngoài ra, một vài khuyết điểm trong game vẫn còn tồn tại: khi bạn xây nhiều công trình một lúc trong một thành phố, game vẫn trừ tiền ngay lập tức mọi công trình bạn chọn, cho dù nhiều công trình phải xếp hàng chờ đến mấy turn sau mới xây. Nói cách khác, bạn phải trả tiền trước khi ra lệnh xây chứ không phải đến lúc nó thực sự bắt đầu xây. Nó làm việc quản lý các thành phố trở nên “vụn vặt” hơn. Bạn cứ phải quay đi quay lại các thành để xây các công trình mới chứ không ra lệnh một loạt được.

    Các trận đánh thời gian thực trong BI được làm tốt hơn trong bản gốc, và, một lần nữa, bạn có thể điều khiển một binh đoàn khổng lồ trong một trận chiến 3D hoành tráng. Có một số đội hình và kỹ năng mới mà bạn có thể tuỳ ý sử dụng, như kỹ năng bơi qua sông của bộ binh nhẹ. Điểm mới độc đáo nhất của các trận đánh là có thể đánh vào ban đêm, và nó rất thú vị, cả về mặt đồ hoạ lẫn chiến thuật. Các trận đánh đêm trông rất đẹp mắt, và bạn có thể thấy những ánh đuốc bập bùng soi sáng những đội hình của mình trong bóng tối. Bạn cũng có thể dùng một trận tập kích ban đêm để đối phó với những tướng mạnh, ví dụ một tướng địch không có kỹ năng đánh đêm sẽ không thể lãnh đạo tốt binh lính khi bị tập kích vào ban đêm như ban ngày.

    BI chỉ có 2 trận chiến lịch sử, nhưng giá trị của bản mở rộng là ở sự cải tiến toàn diện của nó trong phần chính của game, như sự thử thách khó khăn trong phần chơi chiến dịch. Theo nhiều cách, BI giống như một cuộc “thi tốt nghiệp” cho gamer Rome Total war (vậy chắc Alex là “thi đại học” =)) ), và nó sẽ thực sự hấp dẫn các fans của Rome đang tìm kiếm một thử thách hoàn toàn mới. Trong khi đó, những người mới làm quen với Rome nên thử với bản gốc trước khi muốn đối phó với bọn barbarian hung bạo.

    Nguồn: http://www.gamespot.com/pc/strategy...vert&om_clk=gssummary&tag=summary;read-review


    Rome: Total War Alexander
    [​IMG]


    Alexander the Great supposedly once said, "There is nothing impossible to him who would try." Well, he never played his namesake expansion pack for Rome: Total War. This latest, download-only addition to The Creative Assembly's long-running series of historic epics is so spectacularly difficult that even the legendary Macedonian conqueror would have a rough go of subduing those pesky Persians. The game provides an illuminating lesson on just how tough of a task the monarch set for himself when he journeyed out to conquer the known world in 335 BC, and it's a splash of cold Grecian wine in the face of Total War-series veterans who think they've done it all.

    The add-on's scope is a bit more limited than the previous Rome: Total War expansion pack, Barbarian Invasion, as befitting its download-only distribution at a cut-rate price of $14.95. For that fee, you get one campaign encompassing Alexander's blitz of the Near East, six historical battles from Alexander's early career, and new multiplayer options, where you can set up two-on-one and three-on-one matches and tournaments online.

    This content is more than enough, though, largely because the campaign is so challenging that most players will spend many, many hours experimenting with different ways to beat it. It changes the focus of the original Rome: Total War by dropping any pretense of building and diplomacy in favor of a 100-turn slugfest that favors battles over Rome's turn-based deliberation, so if you're expecting lots of political intrigue and empire-building, you might not find what you're looking for. This is a Macedonian rush to get Big Al roughly to the border of India while holding 30 provinces before the clock runs out and the gods spirit him away to Olympus (or he gets drunk and dies, depending on which version you want to believe). While you still can play around with fortifying conquered towns and setting up garrisons (there is no diplomacy available at all here), to do so means that you'll never occupy enough areas before the sands run through the hourglass and Alexander's life comes to a youthful end.

    Needless to say, getting to the promised land is not easy. The odds are stacked against you from the very start of the game. Play opens with the Macedonian treasury deep in the red and the capital, Pella, sandwiched between Persian armies on the eastern side of the Bosphorus and a pesky Illyrian barbarian force to the northwest. Go gung ho into Asia to take on the Persians right away (which you feel pressed to do, given you're on a clock and supposed to be heading east, not west) and the Illyrians can cruise in and take Pella. Devote too much strength to the Illyrians, and the Persian army and fleet to the east go on the offensive.

    It's tough getting established in Asia with a reasonably strong army, let alone blitzing all the way into India. Armies get whittled down constantly. Even though you start with a massive force, it gets hacked apart in short order since you're forced to fight one big battle after another. You have no way to properly rest and rebuild, either, as a scorched-earth policy is necessary to raise cash for troops and to ensure that you don't wind up with revolts in your rear that you have no time to go back and deal with. This is more than a bit ahistorical. History buffs might find it strange and off-putting to lead Alexander's armies to crush his neighbors, since this doesn't mesh with the mercy that the real Alexander showed to conquered cities or the conqueror's cultural-fusion policy (it's hard to merge Greece with Persia when you're slaughtering every Persian you lay your eyes upon). But there is no other way to wage war here. Play the benevolent conqueror, and you inevitably wind up fighting a war on two fronts later in the game.

    For reinforcements in Alexander, you're stuck with either building and bringing up troops from core Greek cities such as Pella and Sparta or hiring mercenaries (after you sack enough cities to rebuild your treasury, of course). Neither option is entirely effective, though. By the time you get past turn 50 or so, your main army is so far to the east (or at least it should be) that it takes forever for troops from home to reach the front lines. And, as in all Total War games, mercenaries are often unreliable, especially in vast numbers. You can easily get to a position where you're fighting battles with just a few hundred Macedonians backed by four or five times that many mercenaries.

    Still, it isn't all bad. When you have them to deploy, Macedonian troops are the best in the game--their morale is superb, and they are universally good all-around units that can attack and defend extremely well. Two really stand out. The Companion heavy cavalry are absolute killers from the flanks and have solid armor that makes them better than average defenders against spearmen. And the phalangist spearmen are flat-out devastating against, well, almost everything. They never seem to break, and their long spears can chew up enemy infantry, cavalry, archers, and spearmen alike. Deploy enough of them, and they can make short work of even Persia's new Immortal heavy-infantry units and the Indian elephants.

    That said, the campaign remains tough. It's well worth playing, though. The focus on the battlefield arguably makes play a bit less engaging than the typical campaign in the original Rome: Total War, but the turn limit adds an incredible sense of tension to every single battle, right from the opening skirmishes. Games can be run through pretty quickly, too. So even though there is a lot of luck and experimentation required to get to India in one piece, you can zip through a full campaign in a couple of evenings of play. This really cranks up the replay value.

    New multiplayer and skirmish rules enhance the replay factor, too. Being able to set up lopsided battles and wage war in multibattle (best of three or best of five) tournaments adds new wrinkles to online play and solo skirmishes against the computer. Unfortunately, these rules can only be used with the expansion and its Macedonian, Persian, Indian, and Barbarian factions, not Rome: Total War or the Barbarian Invasion add-on.

    Of even more interest is the minicampaign depicting six of Alexander's earliest battles. You start by subduing the Greeks and then ravage the Anatolian coast to kick out the Persians. Like the primary campaign, the minicampaign offers battles that are incredibly tough, particularly the last two against the Persian king Darius III and his elephants. An added plus is that these battles are hosted by acclaimed British actor Brian Blessed (best known for his fantastic portrayal of Augustus in the BBC adaptation of I, Claudius). His lines lend a lot of drama to the overall presentation, even though he chews the scenery so much that battles veer toward the campy at certain moments, such as when units are routed.

    Alexander brings a lot to the table for its $14.95 price tag. Although the battlefield focus makes it a little too fast and furious for methodical conquerors who want their virtual empires to stand the test of time, this isn't what Alexander the Great was all about. So the expansion based on his exploits isn't about building something that lasts, either. Still, this is a must-play addition to the Rome: Total War family, especially if you're looking for a challenge.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/15
  4. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Hướng dẫn đầy đủ và chi tiết RTW

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ KỸ THUẬT

    Cấu hình?

    - Hệ điều hành: Win 98SE/ Me/ 2000/ XP
    - DirectX: 9.0b
    - Ổ đĩa trống 3.4GB

    Cấu hình min max của game này có nhiều ý kiến khác nhau, sau khi "hội đồng nguyên lão" họp bàn đã ra quyết định các tân binh có máy từ P IV, Ram 512, màn hình 64 MB hãy rinh game này về.

    Theo kinh nghiệm riêng thì máy P IV, Ram 512, màn hình 64MB, là có thể chạy được với số quân normal hoặc large khá tốt nếu giảm các hiệu ứng xuống còn thấp và trung bình (trong phần main menu -> options -> video -> show advanced.) Nếu vào chơi bị giật quá thì nên xem lại windows có bị lỗi không, dọn dẹp bớt các file, chương trình không cần thiết làm nặng máy, defragmenter lại ổ đĩa (start-> programs-> accessories-> system tool-> disk defragment). Còn máy P III thì… tốt nhất là nên mua máy mới.

    + Ngoài ra vì đây là game chiến thuật – chiến lược nên tối thiểu bạn cũng phải biết sử dụng cái thứ mềm mềm, trắng trắng, nổi lềnh bềnh trong hộp sọ của mình, một ít vốn tiếng Anh, cuốn từ điển lận lưng và tốt hơn nữa là một bậc tiền bối đã từng “Nam chinh Bắc phạt” thành thạo ngồi kế bên hướng dẫn những “binh pháp” cơ bản ban đầu.



    Lỗi cài đặt? Cài đặt xong không chơi được?

    Bị lỗi cài đặt (đối với cả RTW gốc và các bản mod) có thể vì các lý do sau:
    - Đĩa hoặc bản download trên mạng về bị lỗi -> đổi đĩa khác hoặc down lại.
    - Không thực hiện đúng hướng dẫn cài đặt. Thường thì hướng dẫn có trong đĩa (trong my computer, chuột phải vào đĩa -> explore để tìm), hoặc các bản down trên mạng cũng thường có hướng dẫn (kèm trong file down về hoặc trên 4rum nơi bạn lấy link down. Hãy phát huy tác dụng của từ điển.).
    - Cấu hình máy không chịu nổi.
    - Chưa cài crack -> tìm trong đĩa hoặc trên mạng.
    - Crack không đúng phiên bản. Mỗi lần update patch mới (1.0 -> 1.3 -> 1.5) hoặc cài bản mở rộng (Barbarian = 1.3, Alexander = 1.5) phải cài lại crack mới của phiên bản đó, không dùng lại crack cũ được.
    - Crack bị hư -> lên mạng tìm crack khác, hoặc mua đĩa khác.
    - Windows bị lỗi -> cài lại win
    - …… có thể còn một số lỗi khác

    Up patch và cài mod:
    Do có quá nhiều người hỏi về vấn đề này nên tui bổ sung:
    - Thứ nhất, muốn up patch đầu tiên phải gỡ crack ra, copy lại cái file .exe gốc của game vào. Tui khuyên khi setup xong, trước khi paste crack sang, hãy lưu file .exe gốc ở một nơi nào đó, sau này up patch copy vào lại cho tiện. Nếu ko bạn phải xóa hết game cài lại. Lưu ý đặt biệt cho một số người down bản rip trên mạng. Bản rip thường đã được crack sẵn nên ko thể up patch (trừ khi copy được ở đâu đó cái file gốc). Tiếc gì mười mấy ngàn mua đĩa cho 1 game đỉnh thế này.
    - Một số patch yêu cầu phải có patch trước nó. Ví dụ Rome total war 1.5 yêu cầu phải up lên 1.3 trước. Ngoài ra trước khi up cũng phải xóa file crack và copy file gốc của patch đó lại (mỗi patch đều có crack riêng). Sau khi up xong hãy tìm crack của đúng patch đó thì mới chơi được.
    - Về cách cài mod: Hãy xem kỹ mod đó dành cho game nào, bản nào, patch nào. Thứ 2 sau khi cài mod xong phải tìm đúng crack của phiên bản, patch mà mod yêu cầu. (Đây chỉ là hướng dẫn chung một số lỗi khi đã cài mod mà ko chơi được. Chi tiết hãy xem kỹ hướng dẫn ở forum của mod đó, hoặc một số mod đã được hướng dẫn trong box này. Nếu còn vấn đề gì khác đề nghị vào đúng topic "các vấn đề kỹ thuật", ko lập topic mới.)



    RTW có bao nhiêu bản mod, mod nào hay? Down ở đâu?

    4rum riêng về mod của RTW: www.twcenter.net/forums/forumdisplay.php?f=214
    Ai kém tiếng Anh nên chịu khó dò từ điển. Nếu những link trong 4rum khó down, down chậm hay bị lỗi thì tự thân vận động lên google tìm link khác. Khuyến cáo nên tìm link torrent, tốc độ có thể chậm hơn nhưng ít bị rớt giữa chừng.

    Các mod đã được giới thiệu trên 4rum:
    Fourth Age: Total war
    Extended Greek mod
    Blue Lotus


    Làm sao chỉnh số quân? Ít quân quá chơi không đã.

    Trước khi bắt đầu một campaign, vào main menu -> options -> video -> show advanced-> unit scale.
    Small: 40 lính/ unit; Normal: 80; Large: 120; Huge: 240.

    Unit scale không chỉ để nhìn cho ấn tượng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chiến thuật và chiến lược khi chơi game. Với những faction dân ít và “hiếm muộn” (Gaul, Spain, Briton…), việc đợi đủ dân để xây 1 unit lính huge là vô cùng mòn mỏi. Do dân đẻ ra thằng nào là xách đầu đi làm lính thằng ấy nên không thể đủ dân để nâng cấp thành -> quân cùi bắp -> đánh không lại -> game over. Ngược lại những faction “mắn đẻ” như Ai Cập thì việc kiềm chế dân số là cả một vấn đề. Trong battle map, nếu như ở small hay normal unit, kỵ binh chỉ cần 1 đợt húc vào hông hay sườn của địch là đủ làm chúng cờ trắng thì trong large hay huge đám kỵ ấy có thể bị lôi cổ xuống đất nếu không nhanh chân chạy ra sau cú húc. Một trận đánh với huge unit cũng lâu hơn small unit rất nhiều lần.



    Tui không thích xếp quân hình chữ nhật, có thể xếp hình khác không?

    Trước khi start battle, chọn unit cần xếp, nhấn giữ và rê chuột phải cho tới khi có đội hình mong muốn.



    RTW chỉ chơi được 3 nhà của Rome thôi sao? Làm sao để chơi được tất cả các faction trong RTW?

    Sau khi chơi thắng 1 campaign đầu tiên của 1 trong 3 gia tộc Rome, game sẽ tự động mở ra một số faction khác. Nếu muốn chơi tất cả các faction thì vào thư mục cài đặt Rome -> data\world\campaign\imperial_campaign\Descr_strat copy những fac ở phần non-playable vào phần unlock.

    BỔ SUNG (theo hướng dẫn của Vietanh): cũng có thể paste vào phần Playable để chơi ngay mà ko cần chơi cam đầu của Rome. Nhưng sẽ có một số fac ở cuối ko chơi được do lỗi. Muốn chơi fac nào chỉ cần vào lại file này copy nó lên trên những fac khác trong phần playable là được.



    Chơi trò này đến khi nào thì mới thắng?

    Trước khi bắt đầu campaign, trong phần chọn faction, bên tay trái có nhiều ô để đánh dấu chọn. Nếu không đánh dấu vào ô short campaign nghĩa là chơi long campaign. Short cam chỉ cần chiếm được 15 thành và thành Rome, cộng với phải tiêu diệt hoàn toàn một faction nào đó là thắng, Long cam phải chiếm 50 thành và Rome. Ngoài ra trong một số mod còn có yêu cầu riêng đối với từng faction, ví dụ phải tiêu diệt hoàn toàn một faction hoặc chiếm được một số vùng nào đó thì mới có thể end game (khi chọn faction sẽ có phần giải thích thêm phía dưới. Tốt nhất bạn nên đọc kỹ trước khi bắt đầu campaign.). Nếu bạn có thời gian và thích “tô màu” bản đồ thì có thể đánh tất cả các thành, trừ thành Rome ra, khi nào đã thỏa chí chinh phạt rồi thì đánh Rome nữa là thắng.
    Còn những ô còn lại nghĩa là gì? – Tự dò từ điển.



    Cheat code của RTW?

    RTW có độ khó vừa phải, nếu xài cheat nữa thì chẳng còn gì hay, nhưng vì có nhiều người hỏi nên đưa lên luôn:
    http://forum.gamevn.com/showthread.php?t=62039



    Có thể chơi RTW ở chế độ cửa sổ không?

    Theo tui biết hiện tại thì không chơi RTW ở chế độ cửa sổ được.



    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC TRÊN CAMPAIGN MAP

    Kinh tế - Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều:devil:

    Một đế chế muốn phát triển bền vững không chỉ cần có quân đội hùng mạnh mà còn cần một nguồn ngân khố dồi dào. Khi click vào biểu tượng faction dưới góc phải màn hình, chọn thẻ financial bạn sẽ thấy bản liệt kê thu chi của ngân sách.
    - Nông nghiệp - farm: trong “buổi đầu dựng nước”, thường nông nghiệp là nguồn thu chính của quốc gia, nhưng khi đế chế đã rộng lớn thì nông nghiệp chỉ còn xếp hàng thứ 3. Muốn tăng tiền thu được từ nông nghiệp thì đơn giản là xây và nâng cấp nông trại - farm. Nhưng hãy cẩn thận, farm còn tăng tỉ lệ tăng dân số và xây rồi thì không bỏ được, do vậy, nếu nâng cấp farm lên quá cao thì sau này bạn sẽ khốn đốn vì không thể kiểm soát được dân số (đặt biệt là những faction tăng dân số nhanh như Ai Cập, La Mã, Hy Lạp…). Tùy vào số tiền ban đầu bạn có, có thể chỉ cần farm cấp 1 là đủ. Sau này khi đất nước đã phát triển thì farm không còn quan trọng nữa. Vườn treo Babilon ở Seleucid cũng tăng rất đáng kể nguồn thu từ nông nghiệp cho bất kỳ faction nào chiếm được nó (hình như là 40%).
    - Thuế - tax : một nguồn thu khá ổn định. Thuế dựa trên số dân của đế chế, vì thế, khi đã chiếm được nhiều thành, đặc biệt là các thành đông dân thì thuế sẽ là nguồn thu lớn thứ 2. Có thể chỉnh nhiều mức thuế từ thấp -> cao cho từng thành, tỉ lệ nghịch với mức độ yêu quý mà dân trong thành dành cho bạn (public order). Hãy cẩn thận, nếu PO xuống quá thấp (<70), dân sẽ nổi lọan.
    - Giao thương – trade: phi thương bất phú. Có thể ban đầu trade là dòng “hẻo” nhất trong bảng thu chi của bạn, nhưng đừng xem thường, càng về sau, trade càng là nguồn thu chủ yếu của quốc gia. Giao thương trên biển là quan trọng nhất, vì thế hãy ưu tiên chiếm những thành ven biển trước. Xây và nâng cấp cảng ngay khi có thể (ban đầu 1 cảng có thể mở 2 đường giao thương, mỗi lần nâng cấp sẽ tăng thêm 1 đường), tiếp theo là đường sá (chỉ cần lên cấp 2 là đủ), chợ búa (có thể lên cấp 3). Đưa diploma đi trade right với càng nhiều nước càng tốt. Một kỳ quan quan trọng tăng đến 60% tiền giao thương trên biển là tượng thần Mặt Trời trên đảo Rhodes của Hy Lạp. Hãy cố gắng đá đít thằng Greek ra khỏi đảo và ngồi vào đó.
    - Khai mỏ: Một số vùng có thể xây mỏ, nhưng thu nhập không nhiều lắm.
    - Tiền cống nạp hoặc được cống nạp (nếu bạn có hiệp ước cống nạp hoặc được cống nạp mỗi turn với một nước nào đó).
    - Tiền lương cho lính – unkeep: Trong RTW không phải chỉ tốn tiền mua lính một lần là xong. Cứ mỗi turn bạn lại phải trả lương cho lính (thế cho nên đừng có hỏi vì sao không dùng tiền mà nó cứ giảm). Lính càng nhiều, càng tốn tiền nuôi. Vì thế hãy biên chế lính cho hợp lý, nếu không cần thiết nữa thì giải tán đi.
    - Tiền thất thoát – corruption and other: số tiền thất thoát này là do quan lại tham nhũng. Thành càng xa thủ đô thì thất thoát càng lớn. Vì thế hãy chuyển thủ đô ra giữa đế chế (chọn thành muốn chuyển đến, bấm R, click vào hình cuộn giấy bên trái, chọn hình cây đàn hạc bên góc trái), xây một số công trình tăng tính tuân thủ luật pháp (một số loại đền thờ, quảng trường hành hình… Tìm công trình nào có dính tới chữ law)
    - Tiền chi cho các hoạt động giải trí của dân (giác đấu, đua ngựa,…). Những hoạt động này có thể làm tăng PO nhưng nếu lịch đấu quá thường xuyên sẽ ngốn một lượng tiền không nhỏ.
    - Còn một số khoảng khác không nhớ rõ.

    Một vài mẹo nhỏ để kiếm tiền nhờ diploma (nhớ phát huy tối đa từ điển): Những mẹo này tuy lượng tiền kiếm được không cao, nhưng vào lúc ban đầu, khi 1 xu đối với bạn cũng là quý giá thì có khi nó sẽ cứu cả một đế chế.
    + Đánh thuê: Gửi diploma đi thương lượng với một faction: “cho tao vài k đi tao đánh thằng xyz cho mày.”
    + Bán bản đồ: bạn cũng có thể tìm gặp diploma một nước nào đó và đổi Map information lấy vài k. (Hai cách này không phải lúc nào đối phương cũng đồng ý.)
    + “Dậu đổ bìm leo”: có khi một faction nào đó bị quá nhiều kẻ thù “hội đồng”, nó sẽ đến xin bạn đình chiến. Hãy vênh mặt lên bắt nó ói ra vài k thì mới cho đình chiến và tiện thể trade right luôn. Ngay sau khi cầm được tiền rồi, bạn có thể mua thêm lính để… đi đánh nó ^,..,^
    … Túm lại, khi bạn cảm thấy mình đang ở “kèo trên”, hoặc ra một đề nghị có lợi cho đối phương, hãy vòi tiền càng nhiều càng tốt (nhớ “trả giá” nha).


    Bổ sung: Trong TW, một vài thành income bị âm đôi khi không ảnh hường mấy (con số dưới tên mỗi thành), nhưng nếu hầu hết các thành đều bị âm tiền thì ngân khố của bạn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Hãy chọn thành, bấm R, vào "cuộn giấy vệ sinh" dưới góc trái và xem nguyên do vì đâu chi vượt thu quá nhiều. Ta cũng có thể xem vì sao dân chúng yêu/ghét bạn ở đây (ko biết xem thì giỡ từ điển ra).


    Tướng quân – trụ cột của đế chế.

    Vương quốc của bạn là một đế chế theo thể chế “gia đình trị”. Toàn bộ các chức vụ quan trọng đều do anh em họ hàng, ông bà chú bác, thằng con nuôi của ông của chú bà thím của con em họ thằng anh rể trong nhà nắm giữ. Trong đó, con trai lên 16 tuổi sẽ bắt đầu con đường binh nghiệp với vai trò một vị tướng. Vai trò của con gái cũng không kém quan trọng khi nó có thể “bắt” cho bạn một chàng rể trung thành. Đế chế của bạn càng giàu mạnh, đánh thắng nhiều trận, danh tiếng càng vang dội thì càng có nhiều anh hùng đến xếp hàng trước cửa xin cưới con gái bạn. Một đội quân không có tướng đánh thắng nhiều trận cũng sẽ tự đề cử một chỉ huy ưu tú nhất lên bạn. Nếu đồng ý, anh ta sẽ trở thành con nuôi và cũng được xem như một phần trong gia đình.
    Vậy vì sao tướng quân lại quan trọng như vậy? Đầu tiên hãy xét “tư chất” của từng vị tướng. Bao gồm các chỉ số: command, influence và management. Command càng cao thì càng có sức ảnh hưởng trên chiến trường. Quân có tướng command cao dẫn dắt sẽ chiến đấu dũng cảm, mạnh mẽ hơn. Nếu tướng chết trên chiến trường, hoặc không có tướng cầm quân, quân sĩ sẽ hoang mang và dễ bỏ chạy. Đánh thắng nhiều trận thì chỉ số command sẽ tăng. Tướng influence cao khi giữ thành dân sẽ ít nổi lọan hơn. Tướng giỏi về Management sẽ làm kinh tế trong thành phát triển mạnh mẽ. 2 chỉ số này sẽ tăng khi tướng ở trong thành lâu. Ngoài ra trong một số mod và bản mở rộng còn có chỉ số trung thành, tướng chỉ số trung thành cao ít bị mua chuộc hơn Vì vậy, tùy vào thế mạnh của từng vị tướng mà sử dụng thích hợp.
    Khi click phải vào unit tướng sẽ hiện ra bảng chi tiết về tướng. Cột bên phải là tính cách, cột bên trái là các “quân sư” đang theo hầu tướng. Các quân sư này sẽ tự đến với tướng và có thể chuyển từ tướng này sang tướng khác. Ví dụ một tướng đã gần đất xa trời có nhiều quân sư hữu ích thì nên nhanh chóng chuyển sang cho tướng trẻ hơn, kẻo lão đi bán muối thì số quân sư đó cũng đâm đầu chết theo rất uổng phí. (chuyển quân sư bằng cách cho 2 tướng vào chung 1 thành, bóc quân sư từ thằng này sang thằng kia.)
    RTW cũng như trong thực tế, tướng cho dù xuất sắc đến mấy cũng chỉ là những kẻ phàm phu, không thể tránh khỏi việc sinh lão bệnh tử. Các lão tướng của bạn nếu không chết trên chiến trường, chết vì ám sát, chìm tàu, chết dịch chết toi gì đấy… thì cuối cùng cũng phải chết già. Nhưng nếu tre già mà măng chưa kịp mọc, hay vì bạn quá đau buồn khi phải xa một vị khai quốc công thần thì có thể load lại game (vì tỉ lệ chết là random, bắt đầu từ 60 tuổi tướng đã có thể chết già và tỉ lệ tăng lên theo tuổi. Chưa có thằng tướng nào của tui sống quá 100.). Hãy save game trước mỗi lần end turn, nếu sang turn sau thằng tướng chết thì load lại và click end turn lại, có thể Hades sẽ tha cho cụ ấy lần này.



    Sao tự nhiên tui bị mất thành?

    Tự nhiên mất thành có thể do dân đã nổi lọan, tống cổ lính ra khỏi thành. Khi đó thành sẽ biến thành thành Rebel. Thứ hai là thành đó đã bị faction khác mua chuộc và biến thành thành của faction đó. Thậm chí nếu trong thành có quân, tướng, thì quân tướng đó cũng sẽ ăn tiền phản quốc, biến thành tướng của faction kia.



    Bọn dân đen này khó trị quá! Cứ nổi lọan hoài!

    Public Order là độ tin yêu của dân trong thành dành cho bạn, biểu tượng là mặt người dưới mỗi thành. Mặt xanh lá: dân trong thành rất tin yêu bạn; Mặt vàng: bạn cũng như những kẻ thống trị khác mà thôi; Mặt xanh dương: bạn là một kẻ thống trị đáng ghét; Mặt đỏ: cút đi, đồ độc tài, bọn ta muốn tự do.
    Khi dân nổi lọan (mặt đỏ) nếu lính trong thành đông, họ sẽ phá hoại các công trình, giết lính, không đóng thuế. Tệ hơn, nếu lính trong thành quá ít, quân nổi lọan sẽ tống cổ lính ra khỏi thành và bạn mất thành đó.
    Vậy làm sao tăng PO? Bạn không thể yên tâm lo chinh chiến ở biên cương trong khi dân trong nước cứ chực nổi lọan. Để chiều chuộng dân có những cách sau:
    - Chỉnh mức thuế phù hợp. Thuế càng cao thì PO càng thấp. Đừng có tham tiền quá mà mất thành.
    - Nâng cấp thành ngay khi đủ dân số: Không ai thích ở trong một thành phố chật hẹp, vì thế, khi dân đã tăng đủ để nâng cấp thành phố, hãy làm ngay lập tức.
    - Xây và nâng cấp đền thờ. Khi vừa chiếm được một thành của địch, bạn hãy chọn “điều ước” thứ 3 để tàn sát hết dân trong thành (1 – tha dân, 2 – bắt dân làm nô lệ, dân sẽ được chuyển đều qua các thành khác, nếu chơi La Mã thì 50% phải chuyển về cho Rome, 3 – tàn sát). Đừng tưởng tha cho nó rồi nó sẽ yêu bạn. Đây là chiến tranh, chiến tranh không có chỗ cho sự mềm yếu. Sau đó, nếu đền thờ trong thành không phải ở mức cao nhất nhì, hãy phá sạch và xây lại đền thờ mới của bạn.
    - Xây và nâng cấp các công trình phúc lợi công cộng: hồ nước, nông trại, đường sá, chợ búa.
    - Xây và nâng cấp các công trình giải trí: đấu trường, nhà hát, trường đua ngựa. (chi tiết về các công trình: chọn 1 thành bất kỳ, nhấn B, click và biểu tượng compa bên trái)
    - Cho tướng có influence cao giữ thành. Tướng giữ thành ảnh hưởng rất lớn tới PO. Hãy để ý những đức tính của tướng, nếu có hard ruler, cruel ruler, heartless ruler… hay tương tự (dò từ điển) thì dân dễ nổi lọan hơn.
    - Cho vài unit quân giữ thành.
    - Một số kỳ quan tăng PO: tượng thần Zues trên bán đảo Hy Lạp, Kim tự tháp ở Ai Cập (chỉ tăng PO cho dân AC, nhưng cái đám này vừa đông vừa hay nổi loạn nên khi tiến công vào khu vực này thì nên chiếm Kim tự tháp càng sớm càng tốt).
    - Còn một lý do "ẩn" khiến dân không vui lòng với bạn là do văn hoá khác biệt. Trong các bản mở rộng và Medieval II vấn đề này sẽ càng được làm rõ thông qua tôn giáo. Ví dụ các faction La Mã khi sang đến Ai Cập sẽ rất vất vả để giữ cho dân khỏi nổi loạn, hay Seleucid cũng vô cùng khốn khổ khi qua đến bán đảo Ý.
    - Nếu làm hết cách mà dân vẫn “quậy”, hãy cho chúng nếm mùi. Hãy rút hết quân trong thành ra, cho diploma đem cái thành ấy làm quà cho faction đang đối địch với bạn (chọn hình bàn tay chìa ra bên dưới để “cho không”). Ngay sau đó đem quân vào chiếm lại và tàn sát hết dân. Cách này vừa được tiền, vừa “dằn mặt” dân chúng, nhưng cái hại là mất rất nhiều dân, nếu làm nhiều quá thì không đủ dân nâng cấp thành -> không có lính xịn, vì vậy nên cẩn thận khi ra quyết định.




    Vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình

    Muốn có lính xịn thì bạn phải nâng cấp thành để xây nhà lính cấp cao hơn. Muốn nâng cấp thành thì phải có đủ dân. Các mức dân để nâng cấp thành: 400 – 1000 – 2000 – 6000 – 12.000 – 24.000. Mỗi khi đủ dân, khi end turn xong sẽ có một thông báo nhắc nhở bạn nâng cấp. Hãy để ý đọc kỹ tất cả các thông báo xuất hiện sau khi end turn.

    Một vài yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng dân số:
    - Thuế: thuế càng cao, % tăng dân càng thấp (lo cày đóng thuế không có thời gian “ứa ừa”)
    - Farm: càng nâng cấp % tăng dân càng cao (ăn no rửng mỡ).
    - Đền thờ: một số đền thờ có + % tăng dân.
    - Chợ: chợ cũng + % tăng dân (là nơi nam nữ gặp nhau mà). Bởi vậy nên lưu ý, đối với những faction đông dân, không cần nâng cấp chợ lên quá cao, cấp 3 là đủ.
    - Dịch bệnh: khi có dịch số dân sẽ giảm nhanh.
    - Số dân bị bắt lính: nếu bạn train quá nhiều lính tại một thành, dân sẽ không tăng nổi.
    - Di dân: nếu bạn muốn cân đối giữa 2 thành quá ít và quá nhiều dân, có thể train vài unit cùi bắp ở thành đông dân, chuyển nó sang thành ít dân và giải tán unit (click chuột phải vào unit, chọn hình cây kiếm cắm xuống đất bên góc trái.)
    - Một số faction có tốc độ tăng dân rất nhanh (Ai Cập), một số lại ít dân và tăng chậm (Gaul).

    Dân càng đông thì càng khó tính và dễ nổi loạn. Vì vậy làm sao để dân tăng nhanh lúc đầu để train lính và nâng cấp thành nhưng sau này không bùng nổ dân số là một bài toán cần cân đối. Bắt đầu từ 12.000 trở đi, tốc độ tăng dân nên giữ ở mức 0.5 -> 1%.


    Ặc ặc! Cứu với… dịch… dịch hạch…

    Vừa end turn xong, bạn nhận được một tin đen tối: “thành abc đã bị bệnh dịch!” Bạn đau khổ khi thấy dân số trong thành chết dần chết mòn. Đau khổ hơn nữa, trong thành là đội quân chủ lực mà bạn đang định cho đi đánh một nước lân ban nào đó. Cuối cùng bạn sụp đổ khi biết tin thằng con trai tài giỏi mà bạn định truyền ngôi đã trọng bệnh qua đời. Vậy phải làm sao?
    Thành phố càng đông dân, nhất là những thành gần đến ngưỡng nâng cấp, càng có nguy cơ xảy ra bệnh dịch (mở bảng thông tin thành, bấm hình cuộn giấy bên trái rồi đếm xem có bao nhiêu con chuột squalor). Cũng có thể một tên spy hay assasin nào đấy mang mầm bệnh truyền nhiễm đột nhập vào trong thành của bạn, thằng tướng bạn vừa mua chuộc mắc bệnh mãn tính hoặc spy hay ass của bạn vừa vào một thành có dịch, đã lây bệnh mà bạn không để ý, lại cho nó vào thành. Cá biệt, thủ đô của Macedonia chắc chắn sẽ bị dịch bệnh vào khoảng turn 20, đây là điều chắc chắn không thể tránh khỏi, vì thế hãy cẩn trọng nếu bạn ở gần thành này. Cách duy nhất để hạn chế bớt bệnh dịch là xây và nâng cấp hồ nước. Một số faction còn có đền thờ + public health. Nhưng cũng chỉ hạn chế chứ không thể hết hoàn toàn. Khi đã bị dịch, hãy ngay lập tức cách ly thành đó. Không cho bất kỳ đội quân, hay agent nào ra vào cho tới khi hoàn toàn hết dịch (chỉ có thể xây hồ nước và cầu trời cho nó hết nhanh thôi). Hãy lưu ý thật kỹ, tướng và agent bệnh lâu hơn dân trong thành rất nhiều. Vì vậy, cho dù thành đã hết bệnh, phải click chuột vào tướng và các agent (spy, assasin, diploma) xem trên góc phải còn hình đầu lâu không. Khi đã hoàn toàn khỏe mạnh mới cho ra khỏi thành. Khi vừa mua chuộc được tướng mới cũng phải xem kỹ nó có bệnh hoạn gì không.


    Đối ngoại:

    Hãy cho diploma đi trade right với càng nhiều nước càng tốt.
    Thực hiện câu thành ngữ: “Bán láng giềng gần mua anh em xa”. Những faction ở sát bên bạn là những đứa đáng ngờ nhất, có thể phản bội bạn bất kỳ lúc nào. Hãy chịu khó trèo đèo vượt biển kết thân với những faction ở xa. Một số những faction “máu mặt”: La Mã (gồm cả 3 nhà và Rome), Ai Cập, Seleucid, Greek, Macedonia… Tuy vậy, một số faction rất “chảnh” và ít khi chịu liên minh với ai, đặt biệt là những faction ở gần bên (nó cũng khôn lắm chứ). Lưu ý là nếu 2 faction đồng minh với bạn quay sang đánh nhau thì bạn sẽ phải chọn có tham gia cuộc chiến hay không. Cho dù có hay không gì thì bạn vẫn sẽ bị 1 bên tẩy chay.
    Một phương châm mà một đại đế luôn phải nhớ: “éo tin thằng nào”. Những kẻ liên minh sẵn sàng phản lại bạn bất kỳ lúc nào, vì thế, phải luôn đề phòng, kẻo lúc quân chủ lực đang viễn chinh ở xa thì thằng bên cạnh nó quay sang cướp mình. “Thà phụ người chứ đừng để người phụ mình”, bạn đã nhận tiền để đình chiến ư? bạn đã ký hiệp ước liên mình ư? Thế thì đã sao? Ngay khi cảm thấy mình đủ sức để thôn tính kẻ khác, hãy mạnh dạn xé bỏ mớ giấy lộn ấy và vác kiếm lên đường. Nhưng cũng phải cẩn thận dòm ngó những faction đang liên minh với kẻ thù của bạn, đặt biệt là khi đụng tới 4 faction của Rome, kẻo nó hội đồng cho bạn ra cám.
    Đừng tự biến mình thành “mãnh hổ địch quần hồ”. Hãy gây chiến với từng faction một và cố gắng giữ mối giao hảo thông thương với những kẻ thù tiềm ẩn còn lại cho tới khi thế lực của bạn đủ để gây chiến với chúng.
    Nếu bạn chọn 1 trong những faction La Mã thì ban đầu những gia tộc khác sẽ vô cùng thân thiết với bạn. Khi bạn đi xa, thậm chí họ sẽ bảo vệ quê nhà cho bạn. Khi bạn túng thiếu, họ sẽ cho bạn mượn tiền. Hầu như không bao giờ phản bội. Ôi tình huynh đệ thắm thiết làm sao! Rồi đột nhiên một hôm, bạn nhận tin sét đánh: “hội đồng nguyên lão xét thấy thế lực của bạn có thể là mối đe dọa đối với nền cộng hòa và ra lệnh bạn phải tự sát để chứng tỏ lòng trung thành.” Đến lúc này, khi thời điểm đã chín mùi, hãy gác lại tất cả những thù hằn nhỏ nhặt với các bộ tộc mọi rợ ngoài biên giới và tập trung toàn lực chống lại liên minh của Viện Nguyên Lão. Ngay khi bạn xé bỏ tờ sắc lệnh và tống cổ tên sứ giả của Rome về nước, cả hai vị đồng minh quý hóa kia sẽ hùa theo Viện nguyên lão “hội đồng” bạn.(cũng chẳng trung thành hay tốt đẹp gì đâu. Chẳng qua thấy bạn mạnh quá chúng nó hùa nhau diệt trước để sau này quay sang đấu đá nhau cho nhẹ thôi). Nếu cảm thấy sức mình đã đủ để đá đít những lão già cổ hủ ở Rome, tiêu diệt thế chân vạc của 3 gia tộc, lật đổ nền cộng hòa và lên ngôi đại đế, bạn thậm chí có thể ra tay trước mà chẳng cần chờ đến khi được lệnh tự sát.
    Tuy các mối quan hệ liên minh là phù du, nhưng cá biệt có một mối quan hệ ta có thể tin tưởng, đó là Bảo Hộ (Protector). Khi ta xin được bảo hộ, hay làm bảo hộ cho nước khác (mặc dù một faction ít khi đồng ý đánh đổi tự do của mình). Khi ta làm bảo hộ cho một faction thì nó sẽ không phản lại ta, thậm chí không train thêm lính, do vậy, khi đang phải đối đầu với qua nhiều kẻ thù thì nên tìm cách khuyên bảo những thằng đang yếu thế chịu cúi đầu làm thuộc địa để rảnh tay lo các mặt khác. Làm thuộc địa là xem như đã ở trong tay ta, sau này ổn định muốn đánh nó lúc nào mà chả được. Để ép một faction phải chịu sự bảo hộ của ta, đầu tiên ta phải đập cho nó xấc bấc xang bang, làm cho nó khánh kiệt, thoi thóp chỉ còn 2 3 thành cùi bắp đang bị vây hãm. Khi đó ta mới cử diploma đến ra yêu sách. Có thể cho nó ít tiền, hoặc trả lại cho nó vài cái thành cùi bắp để nó chịu yên. Nếu nó cứng đầu không chịu thì tìm cách ám sát thằng faction leader của nó. Nếu thằng leader mới lên vẫn cứng đầu thì lại giết tiếp đến khi nào nó chịu cúi đầu thì thôi. Ngược lại, khi bạn đang trong lúc bần cùng, bị kẻ thù bao vây tứ phía mà có một thằng đến bảo bạn làm thuộc địa của nó thì cứ bán tự do của mình với giá cao nhất có thể (món "hàng" này có giá lắm). Khi bạn đã cầm tiền, xoay sở thoát khỏi cảnh bần cùng, lo yên ổn các mặt khác, thế lực đã vững mạnh thì không ai cấm bạn trở mặt với "chánh quốc" cả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/15
  5. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Agents:

    Một trong những yếu tố thu hút gamer và góp phần quan trọng vào tính chiến lượt của series total war là các agent, trong RTW gồm: spy (gián điệp), assasin (sát thủ) và diploma (sứ giả). Nhiều người chơi RTW một thời gian rồi mà vẫn không biết khai thác hết công dụng của các agent này. Các agent cũng có các trợ thủ (thường được cho khi thành công nhiều nhiệm vụ, đặt biệt là nhiệm vụ khó), và có thể chết bệnh, chết già, bị ám sát… như tướng. Càng làm nhiều nhiệm vụ, trình độ của agent sẽ càng tăng cao.
    - Spy: chuyên dùng để do thám lực lượng địch và mở cổng thành từ bên trong hỗ trợ quân công thành (nếu mở cổng thành công, ta sẽ không phải mất thời gian vây thành và làm dụng cụ công thành mà đánh luôn. Khi vào battle map cổng thành sẽ được mở sẵn). Khi chọn spy rồi di chuột đến một mục tiêu (một đạo quân địch, một thành phố, trại lính… sẽ hiện ra % tỉ lệ thành công khi đột nhập. Nếu đột nhập thành công, spy sẽ báo về cho bạn số quân, binh chủng, các chỉ số của tướng, các công trình, tình hình trị an (Public order), dịch bệnh, dân số, % tỉ lệ mở cổng thành thành công… của đối tượng (cũng có khi đối tượng được canh gác quá kỹ nên spy không thể dò ra một số thứ, thể hiện bằng dấu ?). Nếu đột nhập không thành công và bị phát hiện, nếu may mắn spy của bạn sẽ trốn thoát, còn xui xẻo thì sẽ bị giết chết. Trình độ spy thể hiện qua hình con mắt khi chuột phải vào hình spy.
    - Assasin: dĩ nhiên là dùng để cắt cổ đối phương, assasin còn dùng để phá hoại các công trình của địch (cho nó vào thành địch đốt nhà). Assasin có thể giết bất kỳ ai: diploma, spy, tướng. Cách dùng như spy.
    Ass và spy càng làm nhiều nhiệm vụ thành công, đặt biệt là nhiệm vụ khó thì trình độ sẽ càng nâng cao. Nếu làm 1 lần không thành công, bạn có thể load lại game và cho nó làm lại vài lần. Nên save game trước khi cho spy và ass làm nhiệm vụ. Spy và ass không thể bị đối phương nhìn thấy trên bản đồ, ngoại trừ trong tầm nhìn của spy địch và trường hợp bạn vừa chiếm một thành trong đó có spy, ass địch và đuổi nó chạy ra, nhưng ngay sau đó nó cũng sẽ lại biến mất. Trong bản RTW, máy ít khi dùng spy và ass, nhưng trong Medieval TW 2, đừng ngạc nhiên khi thấy tướng của bạn vô cớ chết thảm.
    - Diploma: mọi hiệp ước, thương lượng đều phải qua diploma. Bạn không cần phải tim đúng diploma của đối phương để thương lượng, diploma của bạn có thể nói chuyện với bất kỳ đối tượng nào (tướng, đội trưởng – của những stack không có tướng cầm quân, diploma khác…). Hãy dùng từ điển để tránh ký kết những hiệp ước bất lợi.
    Một điều lưu ý nhỏ khi mua chuộc: mua chuộc một stack có tướng sẽ khó hơn nhiều một stack “mồ côi”, mua chuộc thành lại càng tốn kém hơn nữa. Và đặc biệt khi mua chuộc tướng một lần mà không được, lần sau sẽ không thể mua được nữa. Vì vậy hãy để dành thật nhiều tiền và save game lại trước khi mua chuộc tướng của đối phương. Faction leader và faction heir không bao giờ tham tiền bàn nước, vì thế nên chuyển sang dùng ass cho gọn.




    Các công trình ngoài thành:

    Các công trình ngoài thành chỉ có thể do tướng xây, gồm tháp canh và doanh trại. Tháp canh dùng để quan sát vùng đất xung quanh (nếu không có tháp vùng đó sẽ bị mờ). Khá hữu dụng khi bạn muốn xem xét động tĩnh các cuộc hành quân của địch từ xa để kịp thời đoán định và đối phó. Doanh trại cũng có thể quan sát khu vực xung quanh, ngoài ra dĩ nhiên nó còn để đóng quân. Tháp canh và doanh trại còn có tác dụng tăng lượng hàng hoá giao thương qua đường đó (dĩ nhiên buôn bán gần "chốt dân phòng" thì an tâm hơn;;) ). Lưu ý khi có quân rebel hay quân địch lảng vảng trong vùng đất của bạn thì giao thương vùng đó sẽ giảm, vì vậy nếu rãnh rỗi thì nên dọn dẹp đám sơn tặc này sớm.




    Lính đánh thuê hay lính tự huấn luyện?

    Khi tướng ở ngoài thành, click phải chuột vào hình tướng sẽ hiện ra bảng thông tin, nếu bên dưới có hình một vài unit quân thì đó là lính đánh thuê ở khu vực đó mà bạn có thể mua. Lính đánh thuê đắt hơn lính tự huấn luyện nhiều, lại chưa chắc xịn bằng lính của bạn và một điều quan trọng là không thể retrain khi hao hụt quân số, vì thế, nếu bạn có đủ quân rồi thì không cần thuê mướn thêm làm gì. Nhưng đặc biệt một số quân đánh thuê khá hữu dụng mà bạn nên chộp ngay khi có thể như certan archer, voi hay lạc đà…


    Thủy quân

    Tuy bản RTW chưa có thủy chiến, nhưng thủy quân cũng nên coi trọng, đặc biệt nếu bạn là những faction như Carthage, Brutii, Scipii, Mac, Greek... vì những faction này chuyển quân qua đường biển để đánh những faction xung quanh nhanh hơn nhiều so với đường bộ, và những faction xung quanh, kẻ thù của những faction này, lại thường có những đội thuyền rất khủng. Nếu đội tàu quá "hẻo" bạn có thể chết tức tưởi cả một full stack khủng khi tàu chở stack này bị đánh chìm. Ngược lại với một đội tàu mạnh, bạn có thể nhận chìm cả một binh đoàn địch ngoài khơi trước khi chúng kịp đặt chân lên bờ gây khó dễ cho bạn. Tàu chiến còn có thể dùng để khóa cảng kẻ thù, khiến chúng không thể giao thương trên biển được.
    Kỳ quan làm tăng sức mạnh của hải quân là ngọn hải đăng Alexander ở Ai Cập, tăng tầm nhìn và phạm vi di chuyển trong 1 turn cho tất cả các tàu.


    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHIẾN THUẬT TRONG BATTLE MAP

    Trên chiến trường có rất nhiều chiến thuật, nhưng tựu chung lại vẫn là làm thế nào thọc được vào bên sườn và sau lưng địch. Bất kỳ unit nào cũng yếu bên sườn và rất yếu sau lưng.
    Điều thứ 2 là làm sao giết được tướng địch. Một đội quân mất tướng sẽ rất dễ rơi vào hoảng loạn và giương cờ trắng bỏ chạy. Vì vậy hãy bảo vệ tướng của bạn thật kỹ càng. Càng xa tướng, binh sĩ càng giảm tinh thần, vì vậy nên hạn chế cho một đội quân đơn độc đi quá xa trung quân. Bị mưa tên trút xuống đầu, đá rơi ầm ầm xung quanh, voi giày ngựa xéo… cũng làm quân lính sợ hãi. Cấp bậc quân sĩ cũng ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu. Những unit đã chinh chiến nhiều trận sẽ chiến đấu ngoan cường và mạnh mẽ hơn những tân binh (cấp bậc của unit là hình chữ V trên hình của unit). Một unit đã bỏ chạy nhưng còn khá đông, gặp thêm viện binh hay tướng khích lệ tinh thần có thể quay lại tiếp tục chiến đấu. Khi một unit bỏ chạy sẽ làm những đồng đội bên cạnh nao núng và xuống tinh thần. Nếu muốn làm quân địch rout đồng loạt, hãy cố làm 3 unit rout cùng một lúc, khi ấy sẽ kích họat một đợt tháo chạy dây chuyền. Lưu ý, để chiến thắng một trận đánh không cần phải giết hết kẻ địch mà chỉ cần khiến tất cả chúng đầu hàng. Còn khi công thành, ngoài giết chết hoặc khiến tất cả quân địch đầu hàng ra, mục tiêu còn là chiếm giữ quảng trường trong 3’. Nếu chọn giới hạn giờ khi bắt đầu campaign thì khi hết thời gian (hình đồng hồ cát dưới góc trái), phe công sẽ thua.
    Địa hình cũng ảnh hưởng đến sức chiến đấu. Quân đứng trên đồi sẽ có lợi thế hơn, vì vậy hãy cố chiếm điểm cao. Đa số quân có thể ẩn mình trong rừng, một số có thể trốn trên đồng cỏ, cá biệt có 1 loại quân của Brutii có thể trốn ở bất cứ đâu. Kỵ binh trong rừng sẽ khó phát huy tác dụng hơn, cung thủ bắn dễ miss hơn, ngược lại một số loại bộ binh lại được tăng sức chiến đấu khi ở trong rừng. Phalanx vô cùng lợi hại khi trấn giữ những đường hẹp… Một điều thú vị trong RTW là bất cứ thứ gì có trên bản đồ lớn cũng sẽ có trong battle map. Vì thế, đừng đòi phục kích trong rừng cây trong khi bạn đang đứng giữa sa mạc, hay muốn đánh trên núi trong khi bạn đang công thành. Hãy tận dụng mọi địa thế cho những binh chủng thích hợp.
    Một yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ là sức lực của quân sĩ. Khi chạy hoặc chiến đấu quá nhiều quân sẽ kiệt sức và chiến đấu kém hơn hẳn.



    Sau đây là một vài binh chủng “khó chịu” của RTW


    Tượng binh – cỗ thiết xa đáng sợ.

    Voi chỉ có thể train được tại những vùng có tài nguyên voi rừng (hình con voi nhỏ ở khu vực xung quanh thành). Nhà ngựa cấp 2 đã bắt đầu có voi đời đầu.
    Voi có tác dụng làm giảm morale quân địch, vì thế chỉ cần thấy voi đến gần là tinh thần quân sĩ đã nao núng rồi. Cần phải tiêu diệt voi từ xa trước khi chúng kịp áp sát và hù cho quân bạn xách dép chạy. Cách đối phó với voi hiệu quả nhất là dùng lửa (tên lửa, đá lửa, heo lửa – chỉ có quân La Mã mới có). Ngoài ra, một bức tường phalanx dày đặt gồm 3 4 unit lồng vào nhau cũng có thể phần nào ngăn chặn bước tiến của những chú voi con (nhưng khó mà áp dụng được với voi bọc giáp).
    Khi voi bị lửa làm lọan, hoặc bị giết gần hết sẽ chuyển sang trạng thái “điên”, khi đó cờ của unit voi sẽ biến thành màu đỏ. Tốt nhất là bây giờ nên “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Và bạn yên tâm, khi đã điên rồi thì đối phương không còn điều khiển được chúng nữa, do đó, nếu bạn không đụng tới nó thì nó sẽ chỉ loanh quanh một chỗ, không phạm đến quân của bạn đâu.

    Khi bạn là người điều khiển voi. Hãy luôn cẩn thận, vì khi voi bạn bị “điên” nó sẽ bất chấp tất cả, không còn điều khiển được nữa và sẵn sàng chà đạp bất kỳ thứ gì xung quanh, thậm chí là quân của bạn. Vì thế đừng có dại cho voi đi trước, chủ lực lúp xúp theo sau nhé.
    Một điều nữa là voi có thể phá tường thành gỗ. Nếu biết tận dụng đặc điểm này bạn có thể “đánh nhanh thắng nhanh”, không cần tốn thời gian vây thành khiến viện binh địch không kịp trở tay.


    Chariot – nỗi kinh hoàng của kỵ binh!

    Bạn đã bao giờ tiến quân xa về phía Đông đến dưới chân những Kim Tự Tháp của Ai Cập, hay vườn treo Babylon của đế chế Seleucid chưa? Nếu chưa thì thật là thiếu sót cho cuộc đời đại đế của bạn khi chưa từng một lần xem “đua xe”. Những cỗ “xe lăn” thiện chiến của các faction phía Đông này là nỗi kinh hoàng cho bất kỳ đội kỵ binh nào. Hãy tưởng tượng đàn ngựa của bạn hùng hổ lao vào và tự nhiên… lộn cổ chết ráo. Đơn giản vì dưới hai bánh xe chariot có gắn hai lưỡi kiếm có thể chặt chân bất kỳ thứ gì có chân nằm trong phạm vi của nó. Chariot còn có tác dụng làm giảm morale do vậy quân bạn rất dễ rout.
    Chỉ có faction Ai Cập và Seleucid là có chariot. Unit tướng của 2 faction này thay vì có một đội cận vệ kỵ binh thì thích cỡi xe hơn. Chariot của Ai Cập “xịn” hơn chariot Seleucid ở chỗ có cung thủ trên xe.
    Không có cách trị hoàn hảo cho đám xe lăn này. Do là xe ngựa kéo nên bạn cũng có thể dùng phalanx để đâm chết ngựa. Nhưng cách này lại ít hữu dụng với chariot tướng hoặc chariot của Ai Cập vì chúng có cung thủ trên xe, có thể đứng từ xa thoải mái tỉa phalanx của bạn. Cũng có thể dùng lạc đà để dọa ngựa kéo, làm chúng không dám áp sát. Cách thứ 3 là xua chó vào cắn. Cách thứ tư là dùng bộ binh nặng xông thẳng vào lôi cổ lính xuống xe chém, vì chariot rất khó xoay chuyển ở nơi chật chội. Cách này có thể tổn thất khá lớn, cũng có khi bể mánh do chariot không chịu để bộ binh áp sát.
    Thường thì khi quân địch công thành, chariot sẽ tự lao vào mà không dùng cung, vì thế dùng phalanx trong trường hợp này là tốt nhất. Còn khi quân ta công thành địch, dùng chó là tốt nhất, nhưng lưu ý thả chó vào trước, không đổ quân vào thành vội. Vì khi không thấy quân địch thì chariot sẽ chỉ đứng yên (đỡ được tổn thất do 2 lưỡi kiếm), mặc cho chó lôi từng thằng xuống cắn cổ. Khi đánh nhau ngoài đồng trống, hãy dùng spy đi do thám trước xem địch có chariot không và cố kiếm một unit lạc đà để dọa đám chariot này. (Nhưng nhớ coi chừng kẻo cứ ngồi trên lạc đà nhắm mắt cười thì lọt vào đám bộ binh của địch lúc nào không hay.)

    Còn nếu bạn là người điều khiển chariot thì có vài điều nên lưu ý: Chariot chạy chậm hơn kỵ binh và rất khó xoay chuyển nơi chật chội, vì vậy cố gắng đừng đâm đầu vào bộ binh của địch vì có thể xe của bạn sẽ kẹt luôn trong đó. Hãy dùng chariot để chặt chân kỵ binh. Nếu là chariot cung cũng có thể dùng như cung thủ. Lưu ý thứ 2: Chariot cũng có thể “điên” như voi. Đó là khi người điều khiển xe bị tên bắn chết hết, nhưng ngựa vẫn còn sống. Khi đó nó cũng sẽ chạy loanh quanh một chỗ không điều khiển được và sát thương bất kỳ ai lại gần, ngay cả quân mình. Tốt nhất là bạn nên tránh xa ra. Thứ 3: nếu bạn ko muốn dùng cung mà muốn càng thẳng vào quân địch thì phải tắt skirmish đi, nếu ko nó sẽ ko chịu áp sát đâu.

    Tóm lại chariot là một loại quân khó chịu và khó điều khiển, vì thế tùy từng faction, từng map, từng trường hợp mà ứng phó dựa trên điểm mạnh yếu của nó đã nói ở trên.


    Phalanx có phải là bức tường giáo bất khả xâm phạm?

    Khi lần đầu nhìn thấy loại quân này, chắc hẳn ai cũng “ngán”, nhưng thật ra, bức tường giáo này không thật sự lợi hại như bạn nghĩ. (Ở đây chỉ đề cập đến phalanx khi giữ đội hình phalanx. Còn khi đã dựng giáo lên rồi thì phalanx cũng như bất kỳ đội bộ binh nào khác, có khi còn yếu hơn.)
    Để khắc chế phalanx có 2 cách:
    - Đối với nhiều loại phalanx có giáp yếu, cách tốt nhất là dùng cung, kỵ cung. Phalanx có tốc độ di chuyển rất chậm. Đôi khi chưa kịp tiếp cận được cung thủ thì đã chết hết 2/3 quân số rồi.
    - Cho một unit, tốt nhất là bộ binh nặng thu hút ở mặt trước, kỵ vòng ra húc vào sau lưng. Bức tường giáo này cực mạnh ở phía trước nhưng lại rất yếu phía sau. Nhưng hãy cẩn thận, với một số phalanx cấp cao, giáp dày như Armour Hoplite, Spartan Hoplite (AH, SH), sau khi charge xong nên rút ra ngay, đề phòng nó quay giáo lại.
    - Cách thứ 3 kết hợp giữa hai cách trên là dùng 1 unit nhử phía trước, cung bắn thằng vào sau lưng. Cách này là tốt nhất, đến SH cũng phải chào thua, nhưng lại khó áp dụng khi vào trận. Lý do: ít khi nào cung thủ vòng được ra sau lưng đội hình địch. Cách này chỉ có thể áp dụng tốt nhất khi công thành, lúc đã xử xong hết bọn râu ria, chỉ còn vài unit phalanx cố thủ trong quảng trường. Hoặc đánh ngoài thành mà quân địch chỉ còn vài unit phalanx.
    - Tuyệt đối không bao giờ cho kỵ binh xông thẳng vào rừng giáo của phalanx. Ai đã từng xem nhiều phim ảnh, hay ít ra có một chút chất xám đều hiểu tại sao.

    Để phát huy lợi thế của phalanx cần hiểu rõ những đặc điểm của binh chủng này: di chuyển rất chậm; rất yếu phía sau; chỉ mạnh khi còn giữ được đúng đội hình, mà đội hình lại rất dễ mất khi tấn công và di chuyển (đặt biệt là đi qua cầu, qua cổng thành); thủ mạnh hơn công; là đối thủ đáng gờm của kỵ binh và miếng mồi ngon cho missile.
    - Thủ đường hẹp: thủ đường hẹp, tiêu biểu là thủ đường vào quảng trường trong các trận thủ thành, hoặc chặn cầu, chặn cửa… là chiến thuật quen thuộc nhất của phalanx. Một bức tường giáo dày đặt gồm 3 4 unit xếp lồng vào nhau, đặt biệt là những unit “very long spear” chắn ngang đường là một rào cản gần đầy thách thức với bất kỳ quân chủng nào trừ cung thủ. Đặt biệt khi chiến thuật chặn đường này được kết hợp với cung thủ phía sau. Khi đó quân địch không thể vượt qua bức tường giáo để áp sát cung thủ, trên đầu lại bị mưa tên xả xuống. Hoặc cũng có thể cho vài unit, tốt nhất là kỵ vòng ra phía sau húc vào sau lưng địch.

    Cách dùng phalanx hiệu quả là cố gắng giữ đội hình, càng ít di chuyển càng tốt. Phalanx chỉ lợi thế khi thủ, khi công thì yếu hơn hẳn những bộ binh cơ động như của Rome. Ngay cả khi công thành bạn cũng sẽ thấy rằng khi phalanx leo lên tường thành dễ dàng bị tụi bộ binh Rome đạp xuống.

    Vậy cách dùng phalanx hiệu quả không chỉ thể hiện về mặt chiến thuật trên chiến trường mà còn phải biết dựa vào óc chiến lược trên bản đồ lớn để đưa thế thủ về phía mình. Khi chơi những fac có phalanx mà đi công thành, tui thường cho spy tìm xem gần thành đó có stack nào lảng vảng không. Nếu có thì cứ bao vây thành mà không đánh, đợi tới khi stack bên ngoài đến giải cứu hoặc trong thành tự phá vây ra. Khi đó thì vào battle map mình sẽ trở thành phe thủ, còn đối phương sẽ tấn công -> chỉ cần lựa chỗ dàn trận phalanx đứng chờ, ko cần phải chủ động di chuyển đến chỗ bọn nó.

    Một lợi thế nữa khi chơi với máy là ta có thể đoán biết trước một vài động thái của nó và load lại. Ví dụ như có lần tui cầm Seleucid, đang định đánh một thành của Ai Cập nhưng đi chưa đến nơi thì bị một stack khủng của nó đập tan nát. Thua là do phe nó nhiều hơn, lại đánh trên đồng cỏ, rất bất lợi cho đám phalanx chậm chạp, vốn là chủ lực trong stack đó của tui. Thế là tui load lại game, không tiến thẳng đến thành của AC nữa mà lùi lại, đến một cây cầu trấn giữ. Đúng như dự đoán, end turn xong stack khủng kia lập tức đuổi theo tới cây cầu tấn công (vì cây cầu đó vẫn còn nằm trong phạm vi AC nên dĩ nhiên nó phải đuổi đến khi tui ra khỏi nước nó mới thôi). Thế là một trận thủ cầu "truyền thống" diễn ra: phalanx bịt cầu, cung phía sau bắn, kỵ dí theo dọn dẹp. Cuối cùng tui đã đập tan stack khủng đó mà không hao tổn bao nhiêu.

    Chiến lược trên bản đồ lớn đòi hỏi ta phải có kinh nghiệm "đoán" khá nhiều, cùng sự trợ giúp đắc lực của spy và... load game . Theo kinh nghiệm của tui thì chúng nó thường chủ động tấn công mình khi mình đang trong phạm vi lãnh thổ của nó, trong phạm vi di chuyển của stack nó và quân nó đông hơn mình, hoặc thành nó đang bị bao vây cần cứu viện mà tổng quân trong thành + cứu viện = hoặc hơn quân mình đang vây (bấm chuột vào quân nó để xem phạm vi di chuyển - màu vàng).


    Wardog – binh chủng không bao giờ biết sợ.

    Wardog chỉ có một số faction mới có thể huấn luyện (4 faction La Mã, Gaul, Britannia, Spain, German). Đây là binh chủng tui thích nhất trong game. Một số điểm đặt biệt của Wardog:
    - Chỉ cần lính giữ chó còn sống thì cho dù chó có chết hết trong trận đánh, sau khi trở lại bản đồ lớn vẫn được phục hồi nguyên quân số.
    - Khi chó đã được thả ra rồi thì không bao giờ biết sợ. Nó sẽ đánh đến con cuối cùng chứ không bao giờ bỏ chạy.
    - Cực kỳ hữu dụng trong các trận công thành.
    - Dễ huấn luyện, dễ retrain (vì chỉ cần nhà ngựa cấp 1 là đã có thể train chó)
    Trong bản RTW 1.0, chó rất mạnh, nhưng up lên 1.3, 1.5 thì sức mạnh của chó đã được chỉnh lại cho cân bằng hơn, nhưng vẫn là một binh chủng lợi hại nếu biết sử dụng.
    Một số lưu ý để dùng chó hiệu quả khi công thành:
    - Nếu là thành gỗ: quá đã, bạn chỉ cần đục một lỗ trên tường thành, hoặc tốt hơn nữa là cho 1 2 tên spy vào thành trước để mở cổng (khỏi tốn thời gian vây thành và xây dụng cụ luôn). Rồi thả chó vào (chỉ đứng ngoài thả chó vào thôi, không cho lính vào trong thành). Thường thì nó sẽ cho một unit đứng chặn cổng, hoặc chỗ ta đục tường, nên lính dắt chó chỉ cần đứng ngoài. Bạn thắc mắc vì sao ư? À đó là một lỗi AI của game, khi không thấy lính ở gần thì đối phương chỉ đứng chờ chứ không tấn công. Chó cắn thằng nào thì thằng ấy tự quay sang đánh, vì thế ít ta ít hao tổn hơn.
    - Nếu là thành đá: xây hầm rồi cho 1 unit “can sap” (click phải vào unit bộ binh để xem) đào sập tường, rồi cứ thế thả chó vào trước. Sau khi lũ chó làm sạch đám quân bên dưới, chỉ còn quân trên tường thành thôi thì hãy cho quân tràn vào. Nếu trên tường thành có nhiều cung thủ quá thì cho một unit bộ binh xếp đội hình con rùa (testudo, chỉ những unit bộ binh cấp cao của La Mã mới có) bò lên hút hết tên. Nếu spy mở cổng luôn thì thả chó vào cổng cũng được, nhưng vẫn phải đào một cái hầm, vì làm cách này không chiếm cổng được, khi quân ta đi vào qua cổng sẽ bị dầu sôi đổ vào.
    Spy kết hợp với 1 stack cỡ 8 – 10 đàn chó, 3 4 kỵ, 3 4 bộ, nếu đánh với faction nào có phalanx thì thêm khoảng 3 unit cung nữa là có thể công thành nhanh gọn, lãnh thổ mở rộng như vũ bão. Nhưng lưu ý, stack kiểu này rất yếu khi đánh ngoài thành, nên cho một stack bảo vệ gồm nhiều bộ, kỵ, cung đi theo bảo vệ.

    Còn khi đối phó với chó thì hơi mệt hơn. Nếu có phalanx thì nên xếp đội hình chữ u, hướng giáo ra phía trước và 2 bên, khi chó lao vào giáo sẽ tự xiên mình. Nếu không thì có thể dùng cung thủ từ xa bắn rát để giết bớt chó, rồi cho bộ binh, tốt nhất là bộ binh nặng đứng dàn hàng ngênh tiếp khi đám còn lại nhào vào. Không nên dùng kỵ đánh chó, chỉ nên dùng để truy sát lính dắt chó khi chúng đã thả hết chó đi.


    Kỵ cung – Một bầy “ruồi” khó chịu.

    Kỵ cung có lẽ là binh chủng khó chịu và phiền nhiễu nhất trong game. Chúng không bao giờ để bị áp sát. Ta đuổi thì chúng chạy, ta cưỡi ngựa chúng cũng cưỡi ngựa nên việc đuổi kịp chúng khi sức lực 2 bên bằng nhau là rất khó, ta dừng lại thì chúng cũng dừng lại bắn. Tên của một số loại kỵ cung Parthia hay Scythia có sức công phá cực mạnh, thậm chí có thể bắn xuyên giáp, ngay cả đội hình chống tên testudo của bộ binh La Mã cũng không chống đỡ nổi. Có lẽ cách khá nhất có thể dùng để đối phó với chúng là xua chó vào cắn trong khi một unit bộ nặng tìm cách hút tên. Nhưng không phải faction nào cũng có chó. Hoặc có thể cố gài bẫy chúng bằng cách dùng 2 cánh quân: 1 đuổi, 1 đón lõng chặn đầu. Hay hi sinh 1 unit kỵ đuổi theo chúng chạy khắp bản đồ, đợi khi chúng sức tàn lực kiệt, lết không nổi nữa thì cho một đội kỵ sung sức đuổi theo kiết liễu. Hoặc dùng vài unit cung xối mưa tên lên chúng (chỉ áp dụng được khi kỵ cung ít hơn cung, vì cách này tốn tên khá nhiều do nó đứng thưa, nếu 2 bên so cung với nhau thì ta cũng tổn thất không ít).

    Khi dùng kỵ cung, cố gắng điều khiển thật linh hoạt, tránh để bị áp sát. Chỉ cần 1 2 con ngựa của bạn bị “vướng” vào đối phương thôi thì cả unit sẽ dừng lại, bỏ cung đánh xáp lá cà, mà kỵ cung cận chiến rất yếu. Nếu cần cứ pause liên tục để điều khiển cho dễ.



    Cataphract - những kỵ sĩ huyền thoại

    Cataphract là những kỵ binh nổi tiếng đương thời, với đặc trưng là bộ giáp bạc sáng lóa. Tuy charge bonus hơi thua kém Companion - một loại kỵ binh nổi tiếng khác của Macedonia - nhưng nhờ bộ giáp ấy cataphract sở hữu phòng thủ cực khủng. Các faction có cataphract: Parthia, Pontus, Armenia.


    Máy bắn đá - cái chết từ trên trời rơi xuống

    Do có lời khuyên của Vietanh bên dưới, tui cũng nói thêm về vấn đề này một chút. Máy bắn đá có sức công phá rất lớn, tầm bắn xa, là binh chủng không thể thiếu trong các trận công thành lớn. Nhưng yếu điểm của nó là di chuyển chậm, một số nơi có rừng rậm dày đặc thậm chí có thể ko di chuyển được, khi bị áp sát thì cực kỳ yếu, có thể nói còn yếu hơn cả pleasant. Phạm vi di chuyển trong 1 turn của nó trên campaign map cũng rất nhỏ. Vì lý do đó, nếu stack nào cũng kéo theo 1 cái máy bắn đá thì tốc độ hành quân sẽ rất chậm, đôi khi làm lỡ kế hoạch. Thường khi hành quân có máy bắn đá nên đưa stack đó lên thuyền. Khi đi thuyền thì phạm vi di chuyển quyết định bởi thuyền, ko tính đến phạm vi di chuyển của lính nên ko sợ máy bắn đá làm trễ nải. Bởi vậy máy bắn đá thường dùng trong nhưng đợt đột kích bất ngờ vào các thành ven biển (vừa xuống thuyền là đánh ngay), hoặc để thủ một đường huyết mạch nào đó (một cây cầu, 1 hẻm núi...).
    Khi đánh ngoài đồng, nếu ta là phe tấn công và đông hơn địch thì máy sẽ chỉ đứng yên đợi ta đến gần. Có thể lợi dụng lỗi AI này của máy để dùng máy bắn đá từ xa giã nát quân địch mà ko tốn 1 binh 1 tốt.
    Công dụng của máy bắn đá đặc biệt phát huy trong các trận phá thành đá, dùng để phá ụ cổng, phá cổng, đánh sập tường thành. Trong các trận công thành cấp cuối (Epic wall) không dùng hầm (Sap) được (vì thành loại này có xây móng bên dưới, đào hầm ko xuyên được) thì máy bắn đá là cách duy nhất để phá tường.


    Tất cả những gợi ý trên chỉ là nhằm nêu ra điểm mạnh và yếu của một số loại quân, còn việc sử dụng và khắc chế nó trong từng trường hợp dựa trên điểm mạnh yếu đó như thế nào là chuyện của bạn. Hãy khơi dậy "vị tướng" trong bản thân mình.


    Một số binh chủng tiêu biểu của một vài faction.

    - Đầu tiên là các faction La Mã: các faction này sở hữu quân chủng bộ binh khá mạnh và rất cơ động, đặc biệt là những loại bộ binh nặng cấp cao. Nhưng binh chủng đặc sắc nhất của các faction này lại là chó. Heo lửa chuyên dùng để trị voi cũng là một binh chủng đặc biệt chỉ La Mã mới có.
    - Carthage: sở hữu quân chủng tượng binh thiện chiến nhất trong game.
    - Macedonia: Có thế mạnh về kỵ binh với sức húc ghê gớm có thể làm bay nửa unit địch chỉ trong 1 lần charge. Các đội phalanx very long spear cũng khiến các thành trì của faction này là miếng mồi khó nhai đối với kẻ thù.
    - Greek: Armour Hoplite và Spartan Hoplite của faction này đã thành huyền thoại. Nhưng ngoài 2 binh chủng này ra thì không còn gì đặc sắc. Khi đế chế Rome nổi dậy thì Hy Lạp đã đến thời kỳ suy tàn. Trong custom battle thì còn có certan archer, loại cung thủ đứng nhì trong game (trong campaign thì chỉ có thể may mắn vớ được chúng ở dạng lính đánh thuê quanh khu vực bán đảo Hy Lạp, Thổ).
    - Gaul: với những cung thủ đáng gờm và những đội bộ binh hung hãn, thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng rậm tuyết trắng, là mối lo sợ cho những đội bộ binh La Mã chính quy chỉ quen đánh nhau trên đồng trống và thành phố. Forester warband: những cung thủ vô địch. Faction này cũng là những tay huấn luyện chó cừ khôi với đàn warhound ko thua gì wardog của La Mã. Nhưng với dân số quá ít, tăng quá chậm, nhiều thành ở sâu trong đất liền khó phát triển kinh tế, xung quanh gặp toàn kẻ thù khiến Gaul trở thành một trong những faction khó chơi trong RTW.
    - Ai Cập: Đáng nói nhất là chariot, nhưng ngoài ra Ai Cập cũng sở hữu một lực lượng quân chủng khá đồng đều. Có cả phalanx, cung thủ cũng khá.
    - Seleucid: Cũng như Ai Cập Seleucid có lực lượng khá đồng đều. Tuy chariot hơi yếu thế hơn Ai Cập nhưng bù lại phalanx lại vượt trội hơn hẳn. Thậm chí faction này còn có cả voi và kỵ bọc giáp. Đây là faction có lực lượng mạnh và đồng đều nhất game.
    - Scythian, Parthia: bầy kỵ cung vo ve khó chịu là điểm nổi bật của các faction này. Những kỵ binh cataphract bọc giáp cũng là một binh chủng vô cùng đáng sợ.
    - Britannia: Warhound giống La Mã, Chariot như Ai Cập, bộ binh như Gaul. Một faction khá thú vị.
    - German: Berserker là binh chủng nổi tiếng nhất của faction này. Tuy quân số ít nhưng đúng với cái tên của nó, những unit này có thể "nổi điên" lên khi say máu chém giết, khi đó thì khó mà cản được chúng. Gothic calvary cũng là 1 chủng kỵ binh mạnh.
    .......


    CÁC VẤN ĐỀ NHỎ KHÁC (nâng cao cho người đã chơi rành)

    Cách tính số bodyguard của tướng.
    Cách tính điểm để lập Guild (cái này dành cho medieval 2, nhưng post luôn vào đây để nhỡ quên mất link.
    Credit to Ulf
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/15
  6. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Medieval II: Total War

    [​IMG]

    Cài đặt
    Med 2 - RLD 2DVD
    Med 2 Kingdoms -FLT 2DVD
    patch 1.5 Kingdoms http://www.gamespot.com/pc/strategy/medievaliitotalwarkingdoms/download_6189571.html?sid=6189571&om_act=convert&om_clk=files&tag=files;title;1

    Medieval 2 là game gần đây nhất và là trò chơi mới nhất trong loạt Totalwar nổi tiếng. Game lấy bối cảnh vào những năm 1080-1530 thời kỳ hỗn loạn nhất trong lịch sử Châu Âu, trò chơi kết hợp lối chơi chiến lược rộng lớn, suy nghĩ có chiều sâu với những trận đánh thời gian thực đầy chất phim ảnh, tính anh hùng ca và máu lửa nhất từng thấy trong thể loại.

    Một phiên bản tăng cường lớn của Total War engine chói lọi đã vẽ lên chân dung thuần khiết của cuộc chiến thời Trung cổ với những trận đánh của hơn 10,000 binh sĩ xuất hiện trên hệ thống đồ họa nhiều môi trường mới. Đây là lần đầu trong loạt Total War mỗi toán quân là một cá nhân, được mặc quần áo với quốc huy sạc sỡ và lóe sáng vũ khí và áo giáp của thời kỳ.

    Trên chiến trường binh sĩ sẽ khảo sát tình hình chung xung quanh của họ như những lời đe dọa và những đối thủ và phản ứng mới vào tương ứng. Khi binh lính lao vào nhau sẽ kéo 1 lọat các hành động cùng nhau tấn công như thể Medieval 2 đã mang tới hoạt cảnh trận đánh tương tự cuộc sống mà chưa bao giờ có trước đây. Total War chưa bao giờ hiện thực đến thế.

    The Medieval 2 grand campaign sẽ trao bạn những cương vị lãnh đạo của một trong nhưng quốc gia cho phép bạn phát triển khắp nơi tòan Châu Âu, chinh phục tất cả mọi thứ. Mở rộng những biên giới bạn và phát triển những đất đai bạn mang lại sự giàu và sự thịnh vượng nhờ việc xây dựng những thành phố hay làm tăng cường quân đội bạn bằng việc xây dựng những lâu đài rộng lớn để bảo vệ đất đai và giữ những địch thủ của bạn trong run sợ.

    Sử dụng những công chúa nhằm kiếm lợi ích ngoại giao, những thầy tu để phổ biến tôn giáo bạn và những nhà buôn để lấp đầy túi tiền của bạn cho nỗ lực chiến tranh. Mọi lúc mọi nơi Giáo hoàng và Papal state quan sát qua các nước Tín đồ Cơ đốc, đánh giá sức mạnh của lòng tin và đặt ra những yêu cầu để bạn chứng tỏ lòng trung thành. Bạn sẽ tuân theo những ý thích bất thường Giáo hoàng và tránh sự khai trừ khỏi tòa thánh hay vạch kế họach hạ bệ và lũng đoạn những cuộc bầu cử giáo hoàng để đặt Giáo hoàng của riêng mình lên vị trí đầy sức mạnh?

    The MINIMUM SYSTEM REQUIREMENTS are as follows:

    - English version of Microsoft Windows 2000/XP

    - Celeron 1.5GHz Pentium 4 (1500MHz) or equivalent
    AMD Athlon 64

    - 512MB RAM

    - DVD-ROM Drive

    - 9GB of uncompressed free hard disk space

    - 100% DirectX 9.0c compatible 16-bit sound card and latest
    drivers

    - 100% Windows 2000/XP compatible mouse, keyboard and latest
    drivers

    - DirectX 9.0c

    - 128MB Hardware Accelerated video card with Shader 1 support
    and the latest drivers. Must be 100% DirectX 9.0c
    compatible*. The Nvidia GeForce 4 Ti 4400 or the
    ATI Radeon 9600 SE is the recommended minimum video card.

    - Monitor must be able to display 1024x768 resolution or
    above
    .
    Launcher game khá ấn tượng nếu bạn crack đúng
    [​IMG]
    [​IMG]
    Screen loading của game khá đẹp
    [​IMG]
    [​IMG]
    Screen đầu game với hình ảnh đòan quân ra trận thánh chiến(đóan mò thế:p)
    [​IMG]
    [​IMG]

    Và như thường lệ khi vào game chúng ta phải vào option để chỉnh vài thông số cho phù hợp với máy:D
    Trước tiên là game option mục unit scale chỉnh số lính trong 1 đội việc chỉnh này có ảnh hưởng rất nhiều tới chiến thuật game cũng như độ nặng của game(>"<) do đó các bạn phải cân nhắc kĩ khi chọn lựa unit scale phù hợp
    [​IMG]
    Và bây giờ là video option mục không thể thiếu do ảnh hưởng nhiều tới khả năng con PC quèn của bạn
    cấu hình game trong ss là dành cho các máy cùi cùi dùng card tầm 6200LE TC hoặc các card onboard tương đương
    [​IMG]
    Hẳn có nhiều bạn từng chơi các game có số lượng quốc gia khá lớn và khi vào Med II các bạn cảm thấy thất vọng khi chỉ có 5 quốc gia phải không
    Đừng vội chỉ cần bạn chơi complete được 1 campaign của 1 trong 5 quốc gia(short hay long đều được) là sẽ có ngay rất nhiều nước đang đợi bạn làm vị minh chủ của họ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn nếu bạn ngại khám phá game do không có thời gian(hay do lười:p)hãy làm theo các bước sau
    B1: vào nơi bạn cài game tìm tới file descr_strat trong ...\Medieval II Total War\data\world\maps\campaign\imperial_campaign
    B2: tạo 1 back up cho file trên rồi nháy đúp vào file bạn sẽ thấy
    [​IMG]
    [​IMG]
    B3: xóa dòng "end unlockable" đi sao cho giống thế này
    [​IMG]
    [​IMG]
    B4: đóng file này lại save nó vào và vào game bình thường bây giờ bạn đã có đầy đủ các quốc gia mà có thể điều khiển
    updating...
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/15
  7. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Medieval II: Total War Kingdoms


    Chiếm đc cả Châu Âu chưa bao giờ là 1 việc dễ dàng, cho dù ở cuộc sống thực sự hay trong Medieval 2 : Total War. Với một thế giới rộng lớn, kẻ thù đầy rẫy khắp nơi nơi, đó chính là trò chơi chiến thuật theo lượt nổi tiếng của Sega và Creative Assembly : Medieval II: Total War Kingdoms. Là phiên bản mở rộng, trò chơi cung cấp thêm nhiều vùng đất thời kì Trung Cổ mới cho các vị tướng lãnh tha hồ chinh phục! Dĩ nhiên, có thêm rất nhiều nội dung mới cho các game thủ kì cựu của dòng Total war khám phá, tuy nhiên người mới chơi phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với bản mở rộng này.

    Có tất cả 4 chiến dịch mới, là Britannia, the Crusades, the Teutonic Knights, và cuối cùng là vùng đất mới - America. Mỗi phiên bản đc làm như 1 bản mod, và có từng đơn vị lính, phim, ảnh, luật lệ riêng,...
    Mặc dù bản đồ các chiến dịch ko "vĩ đại" bằng phiên bản cũ, nhưng vẫn còn rất lớn. Sẽ mất rất, rất nhiều giờ để hoàn thành 1 chiến dịch, nếu bạn tự tay điều khiển mỗi trận đánh thay vì để máy tự tính toán kết wả. Đặc biệt chú trọng vào các thời điểm có thật trong lịch sử, Creative Assembly đã làm rất tốt khi tái hiện lại các chiến dịch một cách vĩ đại theo cách của riêng mình.

    Chiến dịch trên đất Anh, trông như 1 bản làm lại của bản Viking Invasion của Medieval ? Không, rất khác! Cuộc xâm lăng của các Viking là vào thời điểm Dark Age, khi mà có hàng tá bộ lạc tìm cách xây dựng 1 lực lượng cho riêng mình. Chiến dịch Anh mới này xảy ra vào thời điểm xa hơn, khi người Anh tìm cách chiếm toàn bộ đảo , và các Faction nhỏ khác ( Scotland, Ireland, Wales, Norway ) lao vào cuộc giao tranh dữ dội. Phe Anh có lẽ là phe khó chơi nhất, vì bạn bắt đầu với lãnh thổ bị chia cắt, kinh tế kém phát triển và bị tấn công từ mọi hướng. Bạn sẽ dễ dàng hết sạch tài nguyên ( tiền ), thứ rất cần thiết để nâng cấp các thành phố và để nuôi 1 đạo quân khổng lồ. Những pháo đài đóng 1 vai trò rất, rất quan trọng là giúp bạn phòng thủ lãnh thổ hoặc làm bàn đạp xâm chiếm các nơi khác.

    Chiến dịch Thập tự chinh ở phương Đông xa xôi là 1 thời kì gây nhiều bàn cãi trong lịch sử, bạn có thể chơi các bang của cuộc Thập tự chinh ( Antioch, Kingdom of Jerusalem ) hay đối thủ của họ, người Ai Cập và người Thổ. Chiến dịch này trong có vẻ dễ thở hơn, vì quy mô nhỏ nên dễ quản lí hơn.
    Có 1 số hình ảnh khá lạ lẫm là các hiệp sĩ phi nước đại xuyên qua sa mạc, và những pháo đài được bao bọc bằng sa mạc thay thế những pháo đài của các gia đình quý tộc Châu Âu. Các sự kiện có thật trong lịch sử thường xuyên đc xảy ra trong suốt chiến dịch, như sự xuất hiện của các cuộc Thập tự chinh mới từ Châu Âu, hay quân Mông Cổ đáng sợ từ phương Đông. Mỗi faction đều có những đơn vị riêng ( dĩ nhiên ), và cũng có những Hero từ lịch sử nữa! Những hero này có những kĩ năng đặc biệt riêng, khác với các tướng lãnh bình thường. Ví dụ, Richard the Lionhearted có skill "gọi lính bỏ chạy quay lại ngay lập tức"

    Chiến dịch của các hiệp sĩ Teutonic có mục đích là bắt người Lithuania, là tộc theo "tà giáo" cuối cùng của Châu Âu cải đạo. Những mô hình khác nhau đã được làm để diễn tả lại 1 hội hiệp sĩ nổi tiếng này. Ví dụ, hội hiệp sĩ này có 1 lâu đài theo hướng "làm kinh tế", hơn hẳn 1 thành phố bình thường và 1 lâu đài bình thường. Tôn giáo đóng 1 vai trò rất quan trọng trong chiến dịch, như người Lithuania có thể mua những đơn vị lính tà giáo đặc biệt trong thời gian đầu của chiến dịch, và rồi sau đó bạn có thể chọn cải đạo sang Thiên chúa giáo , hoặc sang Cơ đốc giáo để sử dụng nhiều công nghệ mới .

    Cuối cùng, chiến dịch trên Thế giới mới - America, bạn có thể chơi nhiều faction khác nhau như người Tây Ban Nha, người Maya, Aztec, và thậm chí là bộ lạc da đỏ Apache ở Bắc Mĩ nữa! Đây là 1 chiến dịch chú trọng vào các cuộc chiến giữa số lượng và chất lượng, cho ta thấy đội quân bị áp đảo về mặt số lượng - Tây Ban Nha chỉ còn biết tin vào vũ khí tối tân của mình, những đơn vị sống sót khi chống lại quân địch có vũ khí thô sơ. Khi bạn chơi phe Tây Ban Nha, bạn phải hiếu chiến để có được sự uy tín, thứ rất cần để nâng cấp thành trì. Những bộ lạc bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu, Bắc Phi và vùng Trung Đông. Ví dụ, họ không có đơn vị cưỡi ngựa nào ( ngựa được đem tới Châu Mĩ bởi người Tây Ban Nha ), thay thế họ có những đơn vị lính bộ binh dũng cảm đầy màu sắc! Sự hiến tế để người Mĩ bản địa "hăng máu" nhằm tống cổ mấy tên mắt xanh mũi lõ đi.

    Mỗi chiến dịch thổi 1 luồng gió mới vào thế giới Medieval, và cùng nhau là trung tâm trong bản mở rộng. Phần còn lại là các nhiệm vụ đánh trận, và chế độ chơi mạng hỗ trợ đến 8 người. Do vậy, bản mở rộng này có thể ngốn đến 12GB dung lượng ổ cứng, tuy nhiên điều này chẳng nghĩa lí gì trong thời đại 500GB ổ cứng. Bạn có thể cài từng chiến dịch , như chỉ cài Crusade. Bản mở rộng này tốn thời gian gấp 4 lần bản đầu Tất cả các chiến dịch đều rất thú vị và được làm rất tốt, nếu đã chinh phục Châu Âu chán chê, bạn đã có thứ khác để chơi rồi đó!


    Kingdoms - Americas



    Thank to hugoking1 for translate review
    updating...

    updating.................................
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/15
    lop pho 2 thích bài này.
  8. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Dự trữ
     
    Last edited by a moderator: 5/2/15
    lop pho 2 thích bài này.
  9. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    update translate(complete) picture(30%)
    anh em vào coi rùi bổ sung
     
  10. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    địa điểm để edit thêm nếu ULF muốn dùng

    Cập nhật 3/12/08:
    Đã edit một số điểm:
    - Bổ sung phần kỳ quan ở "Thủy quân".
    - Chỉnh sửa và bổ sung phần chariot.

    Cập nhật 7/12/08:
    Chỉnh sửa bổ sung một số điểm ở một số binh chủng.

    Cập nhật 15/12/08:
    - Đưa link các mod.
    - Thêm phần các "các vấn đề nhỏ".
    - Bổ sung "máy bắn đá".

    Cập nhật 2/1/09
    - Cập nhật cách cài patch và mod.

    Cập nhật 30/4/09
    - Cập nhật.... toàn bộ.
     
  11. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Guide RTW và Med2 dùng chung 90% được
    điểm khác biệt là khá ít
    vấn đề lỉnh kỉnh mình sẽ bổ sung sau
     
  12. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Em cũng định trả lời là: "Ra hàng đĩa "mắng vốn". " Nhưng lại sợ bác quy cho tội spam thì khổ. Bác vietanh mới lên mod siết chặt quá, bây giờ post một bài chỉ 1 2 câu tuy ko có ý spam nhưng cũng sợ :nailbit:.
     
  13. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    Empire: Totalwar

    [​IMG]

    Phát triển: Creative Assembly
    Phát hành: SEGA
    Thể loại: Chiến thuật
    Ngày phát hành: 3/3/2009
    Cấu hình tối thiểu
    Hệ điều hành: Window XP hoặc Vista 32bit
    CPU 2,4GHz hoặc cao hơn
    RAM 1GB RAM
    Card đồ họa 256MB hoặc cao hơn
    Ổ cứng trống 15GB
    Chưa có cấu hình đề nghị :vanxin:
    Chúng ta ...những con người đã từng say mê lịch sử ,hâm mộ những cuộc chiến đấu vì lý tưởng ,vì công lý ..vì hòa bình xyzt ...và đã nếm qua hương vị của các bản trong series Total war lừng danh ..hẳn đã nhận ra sự tuyệt vời trong lối chơi sáng tạo mà không một dòng game chiến thuật nào có thể với tới được .Sự sáng tạo đó không ngừng được phát huy qua nhiều phiên bản ,và có cải tiến để phù hợp hơn với bối cảnh trong game.Và chưa một lần nào .Creative Assembly làm cho game thủ con cưng của mình phải thất vọng.
    Ngày 3/3 vừa qua ,Total war lại chào đời 1 phiên bản mới ...và theo nhiều nguồn tin đánh giá ....đây là bản hay nhất trong series ,hứa hẹn qua mặt cả cái bóng to lớn của rome:total war
    [​IMG]
    Cốt truyện
    Vượt qua thời đại Trung đại với những trận chiến bằng gươm giáo kinh hoàng và khốc liệt .Trong lần trở về này Empire: Total War sẽ buộc người chơi phải ngồi lì trước màn hình cỗ máy tính của mình vì sức hấp dẫn đáng kinh ngạc của game để khám phá thế giới trong 1 thời đại khác ...thời kì cận đại
    Lấy bối cảnh từ cuối thế kỉ 17 cho tới đầu thế kỉ 19 ,ETW đã khắc họa thành công 1 thế giới hỗn loạn với những trận chiến tranh giành thuộc địa khốc liệt .Bạn người đứng đầu 1 nước ,và bạn phải tính toán từng lượt đi của mình lao vào những trận chiến cả bằng xương máu binh sĩ lẫn miệng lưỡi của những nhà ngoại giao, sử dụng những đạo quân đông đảo cùng những suy tính chi li nhằm giữ vững quyền lực của bản thân. và mở rộng thế lực của mình ra thế giới .
    Mỗi quốc gia đều có thế mạnh riêng ,và cũng có điểm yếu riêng.Phát huy sở trường ,che giấu sở đoản là nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra cho bạn trên con đường thống trị thế giới...
    cách chơi
    Phiên bản lần này đã có nhiều biến đổi hơn trong lối chơi.
    World map đã không còn bị bó hẹp trong châu âu tù túng nữa ..mà đã vươn xa hơn rất nhiều ,sang cả bên châu lục mới ,châu mỹ ,và các nội dung trong cách chơi cũng rất đáng giá .
    Mỗi vùng đât trong game giờ không chỉ còn 1 tòa thành như các bản cũ ...mà còn chia ra nhiều phần nhỏ hầm mỏ, bến cảng, nông trại, …và người chơi phải để ý nâng cấp các phần này để có được 1 thành phố giàu mạnh.Bản đồ thế giới trong game hoàn toàn mở, cho phép các đoàn quân di chuyển tự do nên mang lại tính chiến thuật rất cao,bạn không thể đưa quân sang lãnh thổ nước khác ...trái điều này sẽ dẫn đến chiến tranh ... bạn có thể ra lệnh cho các đạo quân tấn công những công trình phụ và tránh né tòa thành chính.Những điều này làm cho những trạnh chiến xảy ra trong game thương xuyên hơn.
    Vốn là một game có cách chơi phức tạp, Creative Assembly đã cố gắng tinh chỉnh game nhằm giúp người chơi không bị “lạc” giữa rừng những nút, menu và cửa sổ rối rắm như một số game khác. Người chơi có thể quản lý việc thu thuế của cả quốc gia chỉ với một thanh trượt dành cho tầng lớp bình dân, và một thanh khác cho giới quý tộc. Các công trình được xây hết sức đơn giản ,bạn chỉ cần cộn công trình cần xây ,ấn nút ,và máy sẽ thực hiện những gì còn lại.

    Các trận đấu trên cạn vẫn gay go quyết liện như xưa ...cái đáng nói trong phiên bản này là các trận thủy chiến được thực hiện rất công phu ..Các con tàu trong game được tái hiện như thật với 2 hỏa lực 2 bên ,trong trận chiến bạn có thể lấy thịt đè người hay đánh chiếm luôn tàu của đối thủ làm của mình.Điều này khá gần với thực tế ...>>> rất có tính sáng tạo...tuy nhiên 1 điểm không đáng có là cách điều khiển tàu khá khó đủ để bạn mất 1 thời gian dài để điều khiển ...
    Ngoài một số lỗi nhỏ về tìm đường của các đơn vị quân mà hầu như game dàn trận nào cũng mắc phải, game không có lỗi gì đáng nói. All của máy trong bản này phải nói là thông minh hết sức ...đến mức người viết khi chơi game luôn phải đi quân số đông và tập trung nếu không muốn bị dập hội đồng ...kẻ địch dường như không phải là một cỗ máy vô tri ...mà như một nhà cầm quân lỗi lạc tính toán cực kì khôn khéo ..sẵn sàng biến quân đội của bạn thành mồi ngon trên chiến trường .
    Đồ họa
    một nền đồ họa tuyệt vời
    trong tất cả các game Strategy từ trước tới giờ ...totalwar empire là game có đồ họa đẹp nhất ,chi tiết nhất ...trong game bạn có thể thấy những nếp nhăn trên người đoàn voi binh ..những vế máu trên bộ quân phục người chiến sĩ,cánh đồng trải ngát ...hay mặt biển gợn sóng đầy bí ẩn .Từ những hiệu ứng khói lửa như thật...tớ những mảnh tàu vỡ ra khi bị công phá ...chỉ có thể nói 2 chữ để nhận xét ...tinh xảoĐồ họa game rất được chú trọng, nếu nhìn gần vào một con tàu bạn sẽ thấy được các thủy thủ hoạt động y như thật, các mô hình binh lính chi tiết cùng môi trường đẹp mắt. Các hiệu ứng trong game sử dụng công nghệ mới nên vô cùng chân thực ...hơn hẳn các bản trước ..cho dù các bản trước đã được đánh giá là khá đẹp .Có thể nói rằng TWE đã tạo nên một chuẩn mực mới mà khó có game chiến thuật nào có thể theo kịp ...
    Nền đồ họa của game sẽ là hoàn hảo nếu cấu hình đề ra của game không quá khủng bố và một số bug vẫn tồn tại trong cái đồ họa ấy ...làm giảm đi phần nào sự hứng thú nơi người chơi ..
    [​IMG]
    Sẽ là thiếu khi không nói về mặt âm thanh của trò chơi
    có khoảng trên dưới 20 bài nhạc tùy theo hoàn cảnh ...lúc du dương lúc dồn dập sẽ cuốn bạn vào trận chiến hàng giờ liền mà không làm ta cảm thấy mệt mỏi...một điểm thành công nữa của game mà chúng ta không thể không đề cập đến ...
    [​IMG]
    Tóm lại
    Totalwar ....mà đỉnh cao là bản empire là một trong những tựa game chiến thuật đỉnh cao mà bạn không thể bỏ qua trong bộ sưu tập của mình .
    Ưu : bản đồ rộng lớn ,nhiều loại quân ,bổ sung những cách đánh mới ...
    Khuyết : đồ họa nặng khá nhiều bug
    Updating
     
  14. cathero

    cathero Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/9/06
    Bài viết:
    101
    SEGA vừa công bố Napoleon: Total War sẽ chính thức có mặt trên các kệ đĩa vào tháng 2 năm 2010. Đây là sản phẩm mới nhất của Creative Assembly, con át chủ bài của SEGA trong dòng game chiến thuật. Tựa game này sẽ tiếp nối truyền thống của series Total War, luôn được coi là một trong những đại diện ưu tú nhất trong lịch sử dòng game này.

    Lấy tên Napoleon, vị Hoàng đế thiên tài của nước Pháp vinh quang, vị tướng chỉ huy từng làm khiếp sợ biết bao đế chế, một con người với sức cuốn hút không tưởng, một kẻ giết chết nền cách mạng Pháp, vị vua của châu Âu, Napoleon: Total War diễn tả lại giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Từ trận Austerlitz huy hoàng, cuộc viễn chinh Ai Cập đầy vinh quang cho đến thất bại tại trận huyết chiến Waterloo, Napoleon: Total War giống như một cuốn phim tài liệu về “người Pháp vĩ đại” này.

    [​IMG]
    Vẫn tiếp tục những trận đánh long trời lở đất.

    Game có tổng cộng 322 đơn vị quân khác biệt với nhau – một con số xứng đáng với cái tên Chiến tranh tổng lực Total War! Đáng khâm phục hơn, mỗi đơn vị quân lại sở hữu tới 64 diện mạo khác nhau, bao gồm cả hình dáng, chiều cao và quần áo. Creative Assembly cho biết sẽ có 3 phần chơi chiến dịch (diễn ra trên Italy, Trung Đông và rất nhiều vùng đất khác). Xây dựng đế chế của riêng bạn và thực hiện những cuộc viễn chinh lịch sử vẫn là nhiệm vụ quen thuộc với các game thủ.

    Sử dụng engine của Empire: Total War, tất nhiên đã qua cải tiến mạnh mẽ, Napoleon: Total War mang đến cho các game thủ nền tảng hình ảnh đẹp hơn nhiều. Hiệu ứng khói lửa mới khiến cho những cuộc chiến bằng súng ống và đại bác trở nên thật hơn. Những pha xung phong của kỵ binh sẽ làm tung cát bụi, che phủ tầm nhìn của các đơn vị quân đối đầu với họ.

    Những khu đô thị công nghiệp tập trung chủ yếu vào hỏa lực và súng ống, cung cấp thêm nhiều đơn vị lính, trong khi các thành thị thương nghiệp lại cung cấp tiền bạc, những vị học giả thông thái để phục vụ cho sự nghiệp chính trị. Tài nguyên trên mỗi vùng đất lại có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trước. Sở hữu một vùng nuôi ngựa hiệu quả, bạn sẽ có được những đơn vị kỵ binh hùng hậu và đầy sức mạnh, chiếm ưu thế trước kẻ thù.

    [​IMG]
    Mỗi đơn vị quân mang một vẻ khác nhau.

    Yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh đến sự mệt mỏi của binh lính. Ví dụ như bạn dành thời gian đóng quân ở những vùng đất khô cằn hoặc vùng nguy hiểm sẽ khiến quân đội của bạn xuống sức và số lượng giảm dần. Hậu phương thực sự trở thành vấn đề đáng bàn. Chiếm được một vùng đất đồng nghĩa với việc bạn sẽ được hưởng tài nguyên từ vùng đất ấy một cách từ từ thế nhưng nếu cướp bóc bằng bạo lực bạn sẽ gặp khó khăn về sau.

    Đáng chú ý là mỗi đơn vị trong số 322 đơn vị quân nói trên đều mang những đặc tính mới mẻ, bao gồm cả những chuyên gia giống như đời thực hay những đơn vị quân huyền thoại, ví dụ như Blackwatch. Quân đội các phe không còn giống nhau nữa. Bộ binh Phổ sẽ có kỹ năng khác biệt với bộ binh Anh, đồng nghĩa với việc vị tướng chỉ huy phải hiểu rõ từng loại quân để có chiến thuật phù hợp.

    Lấy ví dụ hàng ngũ của người Nga không thể kỷ luật như người Phổ được, điều này khiến cho thời gian lên đạn lâu hơn nhưng tinh thần chiến đấu và khả năng cận chiến lại tốt hơn, điều đó khiến họ có khả năng chịu đựng tốt hơn trước các đợt xung phong của kỵ binh đối phương.

    [​IMG]
    Như một cuốn phim tài liệu về Napoleon Bonaparte

    Sự khác biệt không quá rõ ràng nhưng đủ để gây nên một chấn động thực sự trong lòng các fan Total War. Đặc tính của các vị tướng cũng sẽ có ảnh hưởng đến chiến trường lớn hơn, tăng tinh thần chiến đấu và tính hiệu quả cho các đơn vị quân xung quanh họ.

    Những trận thủy chiến sẽ trở lại và có đôi chút thay đổi. Những chiếc tàu to lớn giờ đây có thể bỏ chạy khỏi chiến tuyến để rút về sửa chữa. Thủy thủ đoàn có thể bỏ một vài chỗ chứa súng để lưu giữ gỗ xẻ, đảm bảo rằng tàu chiến sẽ được sửa chữa nhanh chóng và đội chiến hạm đủ quân số.

    Trí thông minh nhân tạo trong việc tìm đường và cơ chế cử động theo nhóm cũng đã được cập nhật (một trong những yếu tố mà các fan Total War vẫn còn đang kêu ca rất nhiều).

    Lịch sử sẽ tiếp bước theo chân bạn, và bạn chính là Napoleon đại đế: “Tôi có thể thất bại một trận đánh nhưng tôi sẽ thắng cả một cuộc chiến tranh”.

    [​IMG]
    "Tôi có thể thất bại một trận đánh nhưng sẽ thắng cả một cuộc chiến tranh".
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    nguồn nè nha mấy bạn : http://gamek.channelvn.net/20090820...-tiep-noi-tuong-dai-dong-game-chien-thuat.chn

    Bổ sung vài tấm hình nhìn cho hoành tráng chúc :D :

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  15. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Guild có lợi gì?

    Các agent và lính đào tạo ra từ thành có guild sẽ có chỉ số ban đầu cao hơn và trait tốt hơn các agent đào tạo từ các thành khác. Guild cũng làm tăng chỉ số law trong thành (quan ít tham nhũng hơn), merchant guild tăng income.

    Làm sao để có guild?

    Bằng cách tích luỹ “điểm”. Cách tính điểm này sẽ đề cập sau. Ví dụ khi bạn xây chợ, hoặc đào tạo 1 merchant trong 1 thành, điểm merchant guild sẽ tăng lên. Sau khi đặt được một “mốc” điểm nào đó đủ để thành lập guild, sẽ có 1 thông báo hỏi bạn có muốn thành lập guild đó tại thành đó không? Nếu đồng ý sẽ tự động có guild ngay, không cần xây. Tiếp tục tích luỹ điểm, khi đặt tới mốc tiếp theo, sẽ có thông báo hỏi bạn có muốn nâng cấp guild hay không.

    Các loại guild:

    • Alchemists Guild
    • Assassins Guild
    • Explorers Guild
    • Hashshashins Guild
    • Horse Breeders Guild
    • Masons Guild
    • Merchants Guild
    • Swordsmiths Guild
    • Theologians Guild
    • Thiefs Guild
    • Woodsmens Guild
    • Knights of Santiago Chapter House
    • St. Johns Chapter House
    • Templars Chapter House
    • Teutonic Knights Chapter House

    Các mốc điểm để có và nâng cấp guild:

    [​IMG]

    Cách tính điểm:

    Cách tính chung cho tất cả các guild:

    [​IMG]

    Tính riêng từng guild:

    ALCHEMISTS GUILD:

    [​IMG]

    ASSASIN GUILD:

    [​IMG]

    EXPLORERS GUILD
    [​IMG]

    HASHSHASHINS GUILD

    [​IMG]

    Horsebreeders Guild
    [​IMG]

    Masons Guild
    [​IMG]

    Merchant Guild:
    [​IMG]

    Swordsmiths Guild
    [​IMG]


    Theologians Guild

    [​IMG]


    Thiefs Guild

    [​IMG]

    Woodsmens Guild
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

  16. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Knights of Santiago Chapter House

    [​IMG]


    St. Johns Chapter House


    [​IMG]


    Templars Chapter House


    [​IMG]

    Teutonic Knights Chapter House

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

  17. hugoking1

    hugoking1 Commander-in-Chief

    Tham gia ngày:
    7/5/07
    Bài viết:
    6,811
    Nơi ở:
    HCMC
    Bổ sung tí : các bạn muốn chơi Rome : TW ở winmode thì thêm dòng này ở phía sau mục Target : -ne
    Ví dụ : Ở bản Rome gốc :
    ở bản mod ( mod này là mod Roma Surrectum )
    Và đây là các tác dụng của title của General ( lưu ý ko có cái nào trùng )
    [spoil]
    [/spoil]
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này