Góc cười - Nơi thư giãn sau những trận chiến căng thẳng!

Thảo luận trong 'World of Tanks' bắt đầu bởi ricky_martin9765, 15/10/11.

  1. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    quả đó bắn trúng gầm xe, gầm xe thì yếu rồi, cũng như trong WOT thôi, chứ bắn thử tháp pháo hay giáp thân trên coi


    ngoài ra thì đây: phần 1:

    Hồ sơ NATO vs Warsaw Pact (tiếp tục từ cuốn sách xuất bản năm 1989 của của Zaloga)


    Giáp:

    CHo đến những năm 70 thì giáp của tank vẫn là giáp thép đồng chất. Sau đó bắt đầu xuất hiện các loại giáp ko dùng thép và ERA. Cuộc cách mạng giáp diễn ra lần đầu tiên vào những năm cuối thập niên 50 khi 1 số nước bắt đầu nghiên cứu ứng dụng của gốm vào việc bảo vệ tank. Người Mỹ khai phá việc sử dụng gốm trong chương trình tank T95 của mình trong việc chống đạn HEAT. Họ kết luận rằng những loại giáp dùng gốm hiện có ko tốt hơn hẳn giáp thép truyền thống trong phần lớn các ứng dụng. Giáp gốm ko dc xem là phù hợp cho việc bảo vệ các bề mặt có nhiều góc cạnh nằm gần vuông góc với phương ngang, ví dụ như tháp pháo, xét về cả mặt SX và bảo vệ. Trong khi những thử nghiệm của Mỹ kết luận rằng giáp gốm thích hợp hơn cho các bề mặt nằm nghiêng với góc ko lớn, ví dụ như giáp thân xe, giáp thân làm bằng thép đồng chất cũng đã cực khó để xuyên thủng rồi. Người LX thì lại nhìn vấn đề theo 1 góc cạnh khác. T-64 đã dùng giáp gốm cho thân trước trong khoảng cuối thập niên 60, dù rằng tháp pháo vẫn sử dụng thép đồng chất.

    1 cột mốc quan trọng trong việc phát minh ra giáp phi kim là vào cuối thập niên 60 với sự xuất hiện của giáp Chobham của Anh. Thành phần cấu tạo nên giáp vẩn dc giữ bí mật cho đến ngày nay, nhưng có vẻ như nó là 1 tập hợp nhiều lớp thép và phi thép chồng lên nhau. Loại giáp này ko hiệu quả hơn hẳn giáp thép đồng chất trong việc bảo vệ tank khỏi đạn xuyên bằng động năng, nhưng lại có thể tăng đáng kể khả năng chống đạn HEAT từ rocket và tên lửa. Giáp Chobham dc phát triển để khắc chế lại việc sử dụng đại trà rocket và tên lửa trên chiến trường hiện đại. Nó dc tăng tốc phát triển qua kinh nghiệm của Israel trong cuộc chiến 1973 khi các loại ATGM của AI Cập như Malyutka và RPG-7 chứng tỏ điểm yếu của tank trước các vũ khí chống tank vác vai rẻ tiền. Giáp Chobham, với các phiên bản khác nhau, dc sử dụng trên các loại tank chủ lực đời mới của NATO như M1 Abrams, Challenger và Leopard 2.

    Giáp Chobham khai thác điểm yếu của đạn HEAT. Đạn HEAT xuyên 1 lớp vật chất đồng chất dễ dàng hơn là 1 lớp gồm nhiều chất khác nhau. Khi cái “lưỡi khí nóng” của đạn HEAT chạm vào giáp Chobham thì nó sẽ bị bào mòn và phân tán khi đi qua các lớp vật chất với độ đặc khác nhau. Giáp Chobham cũng làm thay đổi hình dạng của tank. Cho đến năm 1970 thì mục tiêu của các nhà thiết kế là tạo ra các hình dáng cho tháp pháo và thân trước với góc nghiêng càng lớn càng tốt để tang giáp hiệu quả cho tank và tăng khả năng ricochet của đạn. Giáp Chobham thích hợp hơn cho các bề mặt phẳng lớn, vuông vức dùng trên các tank thời cuối thập niên 30.

    Giáp Chobham ko khiến nó miễn nhiễm hoàn toàn với vũ khí chống tank của bộ binh nhưng mà khiến nó gần như thế. Trước hết là do trọng lượng cao của khối giáp Chobham đồ sộ ngăn cản việc sử dụng nó cho tất cả các bề mặt của tank. Cũng giống như giáp thép đồng chất, khả năng bảo vệ thay đổi rất lớn theo bề mặt tank. Khuôn viên mặt trước, gồm mặt trước và mặt hông trước là khu vực dc bảo vệ tốt nhất. 2 bên hông dc bảo vệ kém hơnm thường thường chỉ đủ bảo vệ đế chống đạn từ súng tự động hạng nặng. Phần hông, trần và gầm xe dc bảo vệ rất mỏng. Giáp Chobham cũng theo sơ đồ đó, tập trung vào bảo vệ khuôn viên mặt trước. Giáp Chobham với độ dày khoảng 200 mm tương đương khoảng 600-900 mm thép bảo vệ chống đạn HEAT. Điều đó có nghĩa là nó cho 3 đến 4 lần khả năng bảo vệ so với các tank đời cũ như T-64, M60, Leopard 1 hay Chieftain. Giáp Chobham ko có ý nghĩa nhiều với việc đấu tank do nó ko cho ưu thế gì khi chống đạn xuyên bằng động năng vốn sử dụng đại trà trong việc đấu tank.

    Việc phát triển giáp tương đương CHobham của LX vẫn chưa dc hiểu rõ. T-64 và các phiên bản đầu tiên của T-72 chắc chắn là vẫn theo kiểu thiết kế truyền thống. Cả 2 đều có giáp than dc bảo vệ rất tốt bằng 1 lớp gốm bổ sung, nhưng tháp pháo của chúng vẫn sử dụng thép đồng chất. Trong đầu thập niên 1980m những phiên bản T-72 mới như T-72M có giáp tháp pháo dc gia cố. Vào giữa thập niên 80 lại xuất hiện thêm 2 phiên bản T-72 với giáp tháp pháo thậm chí còn dày hơn nữa. Vẫn ko rõ loại giáp gì dc thêm vào cho các phiên bản đó, nhưng chắc chắn ko đơn giản chỉ là 1 lớp thép bổ sung. Có vẻ như đó là 1 loại giáp phức hợp kiểu như Chobham nhưng với thành phần cấu tạo khác. T-80 có thể đã them nó vào trong giáp tháp pháo của mình, và LX cũng có 1 phiên bản mới của T-72 và 1 con tank có thiết kế tháp pháo giống M1 Abrams dc thử nghiệm trong khoảng năm 1986-1988. Dù vậy, việc phát triển giáp của LX đã đi 1 bước lùi so với giáp của tank NATO. Tank XL có truyền thống là giáp bao giờ cũng trâu hơn tank NATO cùng thời với nó, nhưng mà những tank ra mắt trong những năm cuối thập niên 70, như M1 Abrams, Leopard 2 và Challenger lại chỉ đối mặt với 1 con T-80 mới với giáp phức hợp tạm bợ và kém hiệu quả hơn.

    Điểm yếu chính của giáp Chobham là nó ko thể dễ dàng lắp lên các phiên bản tank cũ. Nó bắt buộc phải lắp lên 1 bề mặt lớn mới có hiệu quả, và nó ko dễ dàng lắp lên các tháp pháo bo tròn của tank giai đoạn thập niên 60. Trong thập niên 70, 1 Cty của Đức khai quật lại việc sử dụng giáp ERA để chống đạn HEAT. NATO ko có hứng thú lắm với kiểu giáp ERA đó, nhưng Israel lại cảm thấy hứng thú. Israel có 1 kho tank cũ đồ sộ ko thể lắp giáp Chobham dc do thiếu tiền và giới hạn kỹ thuật. Giáp ERA cho phép phát triển bảo vệ của tang chỉ với giá thấp hơn 100.000 USD, khoảng 1 phần 10 giá của 1 con tank.

    Giáp ERA gồm 1 cục chất nổ dẹp dc nhét trong 1 cái hộp nhỏ. Thứ chất nổ hoàn toàn vô hại khi va chạm với đạn dùng động năng mà chỉ phát nổ khi chạm vào lưỡi khí nóng do đạn HEAT gây ra. Khi va chạm với đạn HEAT, cái hộp sẽ nổ tung, đẩy tấm thép phía trước của cái hộp ra. Sự bật ra quá nhanh của miếng thép làm cản trở việc tạo thành cái lưỡi khí nóng hũy diệt của đạn HEAT và làm giảm hiệu quả của nó.. Người Israel đã sử dụng ERA trong cuộc chiến với Lebanon năm 1982. Người LX đã thử nghiệp ERA trước đó, cũng như Mỹ và Anh. Nhưng chính người Israel mới là người đã chứng minh khả năng của giáp ERA trong chiến đấu. LX mua lại các mảnh ERA loại “Blazer” của Israel do Syria bắt dc. Trong giữa thập niên 1980, tank LX bắt đầu lắp giáp ERA với ưu tiên là lựu lượng đóng ở Đông Đức. Đến năm 1988, chương trình này dc mở rộng đến các quân khu ở phía Tây của LX. Giáp ERA dc lắp cho các tank T-64, T-72 và T-80. Giáp ERA ít dc trang bị cho các tank đời trước như T-54/55 và T-62.

    Giáp ERA rẻ hơn giáp Chobham và có thể lắp lên tank cũ, dù vậy nó cũng ko hẳn hiệu quả. Xác suất phát nổ của giáp ERA ko hề dc bảo đảm và tính chất nổ của nó quá nguy hiểm cho bộ binh xung quanh và thậm chí cả tổ lái. Khác với giáp CHobham, nó ko hề giảm khả năng xuyên của đạn dùng động năng, mà chỉ đạn HEAT. Và nghiêm trọng hơn là nó có thể bị vô hiệu hóa bằng những biện pháp khắc chế đơn giản. Bằng cách đặt 1 quả đạn HEAT nhỏ phía trước ATGM, giáp ERA có thể bị phá hủy trước khi quả đạn chính phát nổ. Các phiên bản mới của tên lửa chống tank, VD như TOW-2A và MILAN-2J có thể phá hủy ERA dễ dàng. Có ý kiến cho rằng có thể chơi 2 lớp ERA, nhưng điều đó ko thực tế. Vì sao ? Vì Lớp thứ nhất phát nổ cũng sẽ phá hủy lớp thứ 2. Ngoài ra là giáp ERA khi nổ cũng gây ra những thiệt hại phụ. Dù rằng 1 viên ERA khi phát nổ ko ảnh hưởng đến những viên sung quanh, nhưng mà nó có thể gây thiệt hại cho lớp giáp phía sau nó nếu lớp giáp đó khả mỏng. Nó ko thể lắp trên các bề mặt giáp mỏng (10 - 20 mm) như giáp dùng trên nóc xe hay đít xe vì vụ nổ có thể làm vỡ các bề mặt giáp nằm sau viện gạch đó. Thế nên rất khó, thậm chí là ko thể lắp giáp ERA lên xe thiết giáp hạng nhẹ.

    Giáp ERA hiệu quả nhất khi chống lại các loại tên lửa vác vai hạng nhẹ như LAW, RPG-7 và tương tự. Những quả rocket đó quá bé để chứa đủ đầu đạn tandem, vì vậy chúng vẫn vô hiệu chống giáp ERA ít nhất trong 1 khoảng thời gian nữa.

    Giáp ERA dc biết đến nhiều nhất, nhưng ko phải là loại giáp phụ duy nhất dc phát triển trong thập niên 80. LX cũng bắt đầu trang bị các miếng giáp lớn hình bán nguyệt kiểu « móng ngựa » để tăng bảo vệ cho tank của họ trong chiến tranh Afganistan vào đầu những năm 80. Thành phần của loại giáp đó ko rõ, nhưng có khả năng là 1 miếng vỏ thép với 1 lớp giáp gốm bên trong. Giáp « móng ngựa » dc trang bị cho tank T-55 và T-62, nó đã bắt đầu dc trang bị cho các tank T-55 của CH Séc trong 1988 và có thể sẽ dc trang bị cho Đông Đức và Ba Lan trong tương lai.. Các miếng giáp phụ cũng dc gắn thêm lên giáp thân trước của T-64 của LX và T-72G của Đông Đức, nhưng thành phần của chúng ko rõ. Quân Anh cũng có chương trình tương tự, với giáp Stillbrew, để trang bị cho các tank Chieftain ở Tây Đức. Thành phần của giáp Stillbrew cũng tối mật nhưng có vẻ như nó là 1 lớp giáp phụ bị động gắn thêm chứ ko phải ERA.

    Giáp tiên tiến nhất hiện tại là giáp DU của Mỹ dùng uranium nghèo, xuất hiện đầu tiên vào năm 1988. Giáp DU dc phát triển từ giáp CHobham và thêm các lớp uranium nghèo vào giữa các lớp thép. Theo những thông tin dc công bố thì nó có thể chống dc tất cả các loại đạn chống tank cho tới thời điểm hiện tại và trong tương lai gần. Cũng như các loại giáp hạng nặng, nó chỉ dc dùng cho mặt trước của phiên bản M1A1 cải tiến trở đi, chứ ko phải toàn bộ bề mặt của xe. Mỹ hco rằng LX phải mất 1 thập kỷ nữa để phát triển 1 hệ thống giáp tương đương.

    Hệ thống bảo vệ tank ko chỉ giới hạn ở giáp bảo vệ ngoài mà còn cả làm giảm bớt thiệt hại gây ra khi tank bị trúng đạn. King nghiệm của Israel đã chứng tỏ tank có thể bị bắn hạ 5 đến 6 lần, nhưng vẫn sửa lại dc và chiến đấu tiếp. Chiến tranh dùng tank hiện đại mang tính hủy diệt rất cao. Trong cuộc chiến ngắn ngủi ở Lebanon, chống 1 đối thủ chỉ có lực lượng tank rất khiêm tốn, Israel đã có đến 300 tank bị bắn hạ, tức là khoảng 30% lực lượng ban đầu. Hồi phục các tank bị thương và giảm thiểu thiệt hại là điều kiện tiên quyết để tránh cạn kiệt lực lượng tank trên chiến trường hiện đại. Trong tổng số 300 tank Israel bị bắn hạ trong năm 1982, 108 chiếc bị thiệt hại nặng, trong đó 92 chiếc bị xuyên thủng. Trong tổng số 92 chiếc đó, 52 chiếc bị phá hủy do đám cháy xảy ra sau khi tank bị xuyên thủng. Nói cách khác, trong khi lực lượng tấn công mất đến 300 tank, khoảng 65% chỉ chịu thiệt hại khiêng tốn và có thể nhanh chóng dc sửa chữa, trong khi chỉ 17% là mất trắng.

    Yếu tố tiên quyết để giảm thiểu thiệt hại là tránh cho xăng và đạn dược bốc cháy vốn có thể dẫn đến nổ xe. Việc thiết kế tank cho phép làm điều đó bằng việc thêm vào hệ thống chữa cháy tự động và bố trí đạn dược cẩn thận. Các tank đời mới của NATO có thiết bị chữa cháy tự độn HALON cho phép dập tắt nhanh chóng đám cháy do xăng dầu.. Tank LX thì ko dc bảo vệ tốt như vậy. Quan điểm thiết kế về việc bố trí đạn thì thay đổi theo quốc gia. Anh thì chọn kiểu dùng đạn 2 mảnh, với thuốc phóng cực kỳ nguy hiểm dc đặt dưới cổ tháp pháo. Mỹ và Đức thì cho rằng xài đạn 2 mảnh chỉ làm giảm tốc độ bắn (do phải nạp 2 lần), vì vậy họ dựa vào hệ thống quạt gió để giảm tác hại của đám cháy của đạn. Đạn trên tank M1 Abrams và leopard 2 vì thế nằm ngay sau gáy tháp pháo, đặng sau 1 cái cửa sập. Khi thuốc phóng bắt lửa, những ca1cnh cửa sập này sẽ tự động đóng lại để tránh lửa lan ra các phần khác của tank, vá vụ nổ sẽ dc thổi ra ngoài qua những tấm chắn đặc biệt trên trần xe, tránh chúng tác động lên tổ lái. Quan điềm của LX thì giữ đạn thật thấp dưới thân, nhưng mà từ khi thuốc phóng bắt đầu cháy thì ko có gì ngăn chặn nó hết. Isreal trong chiến tranh Lebanon 1982 thấy rằng tank T-72 vẫn dễ cháy như tank T-62 trước đó. Tank LX đặc biệt nhạy cảm với các đám cháy bên trong do việc đặt các thứ cháy nổ quá gần nhau trong 1 không gian chật hẹp.

    Nhìn chung tank NATO hiện tại dc thiết kế bảo vệ tốt hơn tank của Warsaw Pact. Tank tuyến đầu của NATO có giáp tốt hơn hẳn. Các công nghệ mới như giáp DU đảm bảo ưu thế của NATO trong lĩnh vực đó. Ngoài ra, thiết kế của NATO như M1 Abrams hay Leopard 2 có những đặc điểm giảm thiểu thiệt hại gây ra do xuyên thủng giáp và giữ hy vọng để 1 con tank bị bắn hạ sẽ sống sót và tiếp tục chiến đấu sau này, cũng như tổ lái của nó.

    Những lợi thế đó cũng gồm cả việc sửa chữa lại tank. Như kinh nghiệm của Israel đã chứng minh ở trên, sửa chữa lại tank là yếu tố sống còn vì những tank bị hạ có thể hồi phục để chiến đấu tiếp 1 cách nhanh chóng. Trong 1 cuộc chiến kéo dài, ko hiếm chuyện 1 tank có thể « chết » 5-6 lần trong hết chiều dài cuộc chiến, hoặc do địch quân, hoặc so hư hỏng kỹ thuật. Vì vậy điều cần làm là kéo dc chúng về và sửa chữa cho chúng tiếp tục chiến đấu. Quân đội NATO có 1 lực lượng lớn xe kéo để làm dc việc đó, nhiều hơn hẳn khối Warsaw : Các đơn vị LX có 1 xe kéo cho 14 tank trong khi tỉ lệ đó trong quân đội Tây Đức là 1 cho 7, và quân Mỹ là 1 cho 6. Ngoài ra xe kéo của NATO cũng to hơn và mạnh hơn xe của LX. VD xe M88 của Mỹ hay xe Bergepanzer của Tây Đức có cần cẩu rất mạnh và sức kéo lớn hơn xe kiểu BTS-2 của LX và cho phép làm việc thoải mái hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/4/14
    backstaber thích bài này.
  2. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    Phần 2: Hỏa lực

    Hỏa lực của tank nằm ở súng và hệ thống điều khiển hỏa lực. Cũng giống như công nghệ bảo vệ, hỏa lực cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc. Những tiến bộ chính ko nằm ở việc tăng sức mạnh của súng chính. Thay vào đó, thay đổi lớn đến từ khả năng điều khiển súng, cân bằng súng và huấn luyện tổ lái.

    Thiết kế tank của 2 bên bờ biên giới Đức đều dùng súng cỡ 120-125 mm. Những khẩu súng này có sức mạnh khủng khiếp khi bắn đạn dùng động năng. Tính về khả năng xuyên, những vũ khí này có thế cắt gọt bất kỳ loại giáp hiện có trên thực tế, có thể ngoại trừ giáp DU (uranium nghèo) thế hệ mới. 2 loại đạn dùng động năng thường thấy là DU và tungsten carbide. Quân độ Mỹ chuộng DU hơn vì nó có tính dễ bắt lửa khi va chạm với thép của xe tank đối phương: nó phun vào trong xe 1 cơn mưa kim loại nóng bỏng với tốc độ siêu âm, có thể chém lìa người và máy, cùng với khả năng làm bắt lửa xăng và thuốc phóng mà nó đi qua. Yếu điểm lớn duy nhất của nó trong việc sử dụng đại trà là sự phức tạp trong việc SX và gia công 1 kim loại cực kỳ độc hại. Quân LX thì chuộng tungsten carbide hơn trong việc SX các đầu đạn tiên tiến.

    Mặc dù súng của 2 phe khá giống nhau về khả năng xuyên giáp, chúng khác nhau về tuổi thọ của nòng súng và độ tản mát của đạn. Các nòng súng của NATO dc thiết kế để có thể đạt dc hiệu quả OK trong khoảng 400 viên. Nòng súng của LX đã dc chứng minh là ko bền bằng, chỉ hciu5 dc khoảng 120 viên là bắt đầu có tình trạng ăn mòn nặng xuất hiện. LX cảm thấy tank của mình có tuổi thọ dự tính ngắn và việc thêm những tiến bộ luyện kim vào làm tăng giá thành quá mức. Dù vậy, tính hà tiện đó đã buộc LX phải giới hạn việc tập bắn trong thời bình và có thể dẫn đến việc giảm nhanh độ chính xác trong thời chiến. Đạn của tank LX cũng dễ bị độ tản mát cao hơn ở tầm xa so với tank NATO do hạn chế trong công nghệ thuốc phóng . Khẩu 2A46 125mm Rapira 3 là 1 khẩu súng cực kỳ nguy hiểm và có tính hủy diệt cao, nhưng nó lại chỉ có danh tiếng trung bình với tầm bắn trên 1500 m, chủ yếu do vấn đề về thuốc phóng hơn là khuyết điểm thiết kế của khẩu súng.

    Cuộc cách mạng chính về hỏa lực đến từ việc kiểm soát hỏa lực. Từ hệ thống cân bằng súng thô sơ đầu tiên lắp trên con M4 Sherman trong WW2, các nhà thiết kế tank đã tìm ra những cách để tăng khả năng bắn chính xác khi di chuyển. Những thế hệ tank từ năm 1945 đã từng bước tiến lên mục tiêu đó với cân bằng 1 trục, 2 trục và cuối cùng là cân bằng 3 trục. Tank như Leopard 2, M1 Abrams và Challenger có thể bắn chính xác vào mục tiêu ở tầm 2000 m khi đang chạy với tốc độ tối đa và vẫn có xác suất bắn trúng cao với phát đầu tiên. Bắn trong khi di chuyển là 1 đặc điểm quan trọng đối với tank, vì nó khiến cho vũ khí địch khó chống lại. 1 con tank chạy đảo qua đảo lại rất khó bị bắn trúng so với 1 con tank đứng yên. Đối với 1 hệ thống điều khiển hoa3l ực hiện đại, xạ thủ chỉ cần đặt hồng tâm lên tank địch và khóa mục tiêu, máy tính trong tank và cảm ứng quán tính sẽ tự điều chỉnh nòng súng theo phương dọc và phương ngang để bù đắp cho sự di chuyển của xe.

    LX ko muốn đầu tư vào hệ thống cân bằng 3 trục mà vẫn giữ hệ thống cân bằng 2 trục đơn giản hơn. Nó cho phép bắn từ 1 con tank di chuyển chậm (12 km/h) chống mục tiêu tĩnh hoặc mục tiêu cũng di chuyển chậm., nhưng với xác suất bắn trúng thấp hơn so với hệ thống cân bằng 3 trục.

    Độ chính xác của súng cũng ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như gió, nhiệt độ, tình trạng của súng, độ co giãn của nòng súng và nhiệt độ của thuốc phóng. Cộng nghệ chip vi mô hiện đại đã cho phép hệ thống điều khiển súng kiểm soát dc những điều đó. Tank NATO hiện tại sử dụng máy tính quỹ đạo nhỏ cho phép tiếp nhận dữ liệu từ các loại cảm ứng cho phép xác định các yếu tố đó. Tank hiện đại dc gắp cảm ứng gió trên tháp pháo, hệ thống quy chiếu mũi súng (muzzle reference systems) cho phép xác định độ co dãn của nòng súng và vỏ cách nhiệt để giảm sự co giãn của nòng súng. 1 trong những dữ kiện đặc biệt trong giao chiến là khoảng cách đến mục tiêu, để bù lại độ rơi của phát bắn do trọng trường. Thế hệ tank hiện tại dung hệ thống xác định tầm bắn bằng laser, cho phép gia tăng đáng kể độ chính xác của súng.

    Nhìn chung, công nghệ điều khiển hỏa lực của tank LX ko đủ chuẩn của NATO. LX đã theo kịp trong lĩnh vực xác định tầm bắn, trang bị laser cho các tank hiện tại của họ. và lắp cả lên các tank đời cũ như T-55 và T-62. Nhưng công nghệ chip vi mô của LX ko theo kịp với NATO và máy tính đạn đạo của LX thua đến 1 thế hệ. Vì vậy LX chưa trang bị dc hệ thống kiểm tra độ co giãn của nòng súng, cảm ứng gió, hệ thống nhập tự động nhiệt độ và thông số đạn dược. Dù vậy vẫn khó xác định dc liệu chúng ảnh hưởng lên chiến đấu bao nhiêu vì những cải tiến đó cũng chỉ thêm vài % vào xác suất hạ mục tiêu.

    1 phát kiến quan trọng khác trong hệ thống điều khiển hỏa lực là khả năng nhìn đêm. Hệ thống điều khiến hỏa lực ban đêm đã qua 3 thế hệ. Thế hệ đầu tiên, phát sáng hồng ngoại chủ động dc quân Đức tiên phong trong WW2. Nó trở thành nền tảng cho các hệ thống đánh đêm của NATO và LX ngay sau WW2. Vấn đề với thiết bị này là đèn soi hồng ngoại quá dễ bị lộ với nhưng tank dùng thiết bị tương tự. Đầu thập niên 70,. Mỹ đi tiên phong trong việc phát triển thiết bị nhìn đêm bị động thế hệ đầu tiên, sử dụng công nghệ làm nổi ảnh. Những hệ thống đó hấp thụ 1 lượng nhỏ ánh sáng từ trăng sao rồi phóng đại nó lên để tạo ảnh. Điểm yếu chính của công nghệ này là nó vô hiệu trong những đêm đầy mây hoặc có quá ít ánh sáng. Dù vậy đó là 1 bước tiến lớn trong khả năng đánh đêm và hiện tại vẫn là công nghệ chính dc sử dụng để đánh đêm cho cả 2 khối NATO và Warsaw.

    Thế hệ 3 của công nghệ đánh đêm lại dc Mỹ đi tiên phong vào cuối những năm 70, và dc gọi là thu ảnh nhiệt thay FLIR (forward looking infrared). Công nghệ FLIR là công nghệ hiệu quả nhất trong các dạng dùng để đánh đêm. Khác với công ngệ làm nổi ảnh., nó phụ thuộc vào phát xạ hồng ngoại của mục tiêu hơn là ánh sang tự nhiên. 1 hệ thống tạo ảnh nhiệt có thể phá hiện dc sự khác biệt nhỏ giữa nhiệt độ của tank và môi trường xung quanh nó.. Tank trở nên rất dễ bị phát hiện. Nếu động cơ dc khỏi động, nó sản sinh ra rất nhiều năng lượng hồng ngoại. Cả nếu động cơ ko khởi động, tank vẫn hấp thụ đáng kể nhiệt lượng vào ban ngày từ mặt trời, và lượng năng lượng đó chỉ dc giải tỏa ra vào ban đêm khi nhiệt độ hạ thấp. Điểm yếu lớn nhất của thiết bị này là giá thành cao. Nó giá khoảng 100.000 USD hoặc hơn, thường là 1/10 giá trị của 1 con tank.

    Trong nhiều tình huống, giá trị của công nghệ dò nhiệt cho tank cũng quan trọng như công nghệ radar của máy bay chiến đấu. Hệ thống dò nhiệt cho phép tank chiến đấu cả ngày lẫn đêm. Không chỉ chúng có lợi cho đánh đêm, mà còn giúp phát hiện mục tiêu dễ hơn trong ban ngày. Chiến trường hiện đại bao giờ cũng ngập tràn trong khói và bụi bặm và hệ thống quang học bình thường trong điều kiện đó gần như mù, Hệ thống dò nhiệt cho phép nhìn xuyên qua khói và bụi bặm.. Thậm chí cả khi ko có khói, nó cũng vô giá trong việc phát hiện mục tiêu.

    Lấy VD như 1 đơn vị tank NATO chạy thẳng vào ổ phục kích của tank khối Warsaw. Các tank T-72 của khối Warsaw nằm ẩn mình và dc ngụy trang kỹ lưỡng. VỚi 1 tank chỉ dung hệ thống bình thường, các tank T-72 cực kỳ khó, thậm chí ko thể bị phát hiện. Đối với 1 tank có thiết bị dò nhiệt, địa hình tự nhiên là 1 khối đơn điệu với những điểm sáng lộ lên của những con tank phục kích. Tank NATO có thể chuyển bại thành thắng. Vì chỉ có vài tank Warsaw Pact có trang bị thiết bị hồng ngoại, tank NATO chỉ cần quăng lựu đạn khói che mắt chúng. Họ tiến tới trong khi vừa đảo qua đảo lại để tank khối Warsaw mất dấu. Tank NATO vẫn giữ tank khối Warsaw trong tầm ngắm sử dụng công nghệ dò nhiệt và xử lý chúng lần lượt trong khi vừa chạy vừa bắn. Kẻ đi săn trở thành kẻ bị săn.

    Tiến bộ trong công nghệ điều khiển hỏa lực tạo nên bước tiến quan trọng trong giao chiến bằng tank của thập niên qua. Tiến bộ đó cho phép tank có thể chiến đấu cả ngày và đêm và tăng tầm bắn từ 1000 m lên hơn 2000 m. 1 con M1 Abrams có thể bắn trúng 1 tank di chuyển trong đêm với 2 lần khoảng cách 1 con M60A1 có thể bắn 1 mục tiêu đứng yên với cùng xác suất tiêu diệt.

    Đây là thời kỳ mà công nghệ của tank khối Warsaw bị bỏ xa. Công nghệ điện tử của LX ko tốt bằng công ngệ điện tử phát triển bởi phương Tây trên phương diện độ bền hiệu suất. LX chịu thua 1 thế hệ trong việc SX hang loạt các thiết bị điện tử tiên tiến và những thiết bị họ tạo ra lại tập trung vào các lãnh vực dc ưu tiên là máy bay và trực thăng. LX vẫn chưa trang bị hệ thống dò nhiệt tên tank và vẫn dựa trên công nghệ làm nổi ảnh để đánh đêm (lưu ý là cái bài này dc phát hành năm 89 nhá, giờ thì có rồi). LX vẫn thiên về việc giảm thiểu những khiếm khuyết đó bằng số lượng tank. Để khởi đầu, tiến bộ trong hệ thống điều khiển hoả lực chỉ ảnh hưởng đến tầm bắn xa (trên 1000 m). Ở tầm gần (khoảng 500-750 m), 1 thiết bị cơ bản như trên T-55 có đủ khả năng bắn trúng mục tiêu ngang với hệ thống tiên tiến của tank Leopard 2. 1 nghiên cứu của Đức cho thấy hơn 1 nửa biên giới Tây Đức-Đông Đức là có tầm nhìn xa nhỏ hơn 500 m và chỉ có 10% là có tầm nhìn xa trên 2000 m. LX cho rằng những tiến bộ trong lĩnh vực kiểm soát hỏa lực ko tương xứng với việc tăng giá thành và và độ phức tạp. Dù vậy khá nhiều cố gắng của LX trong việc phát triển tank của họ theo hướng đó đã cho thấy những lập luận đó chỉ là bình phong để che giấu sự thua thiệt về công nghệ hơn là 1 sự thích thú với hệ thống điều khiển hỏa lực đơn giản.

    Thật vậy, 1 trong những thay đổi quan trọng trong việc tăng cường hỏa lực của tank LX là sự thích thú bất ngờ của họ với các loại tên lửa bắn qua nòng xe tank. Hỏa tiễn 9K112 Kobra dc khiển bằng radio và giống với tên lửa Shillelagh lắp trên tank Mỹ như M60A2 Starship và M551 Sheridan trong những năm 70. Loại vũ khí đó đã bị dẹp bỏ trong NATO vì hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép bắn chính xác hơn hẳn. Tank LX có vẻ như buộc phải chấp nhận sử dụng loại tên lửa đó để bù đắp cho khả năng bắn xa hạn chế do khiếm khuyết trong hệ thống điều khiển hỏa lực. Vấn đề là các loại tên lửa bắn qua nòng đều dùng đầu đạn HEAT vào cái thời điểm mà đạn HEAT gần như vô hiệu với giáp trước của các tank NATO hiện đại (lưu ý lại đây là thời điểm năm 89). Tank M1 Abrams đã dc thử nghiệm chống đạn HEAT cỡ trên 135 mm và tránh dc xuyên thủng vào mặt trước tháp pháo và thân trước. Tên lửa kiểu 9K112 Kobra lại có cỡ nhỏ hơn và khả năng pen, với những tank đời mới như M1A1 với giáp DU thì nó còn là mục tiêu khó chịu hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/4/14
    lovesun thích bài này.
  3. lovesun

    lovesun Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    21/8/08
    Bài viết:
    976
    Đọc hay kinh, save gấp tối về nghiền ngẫm
     
  4. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    Phần 3: Huấn luyện

    1 lãnh vực ảnh hưởng nhất trong việc huấn luyện lính là khả năng sử dụng súng, huấn luyện ko có nhiều tác động lên độ cơ động hay khả năng bảo vệ của xe, nhưng việc huấn luyện có có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại. Đây cũng là 1 lĩnh vực khác mà tank NATO có lợi thế đáng kể. Việc huấn luyện tổ lái của NATO căng thẳng và đòi hỏi yêu cầu cao hơn so với việc huấn luyện thông thường của khối Warsaw. Tổ lái của tank NATO dc trông đợi là phải có khả năng xử lý nhanh hơn và với độ chính xác cao so với tổ lái khối Warsaw.

    Vậy thì khả năng sử dụng súng nó quan trọng như thế nào? Đã có vài nghiên cứu tác chiến đã thử cân đo đong đếm vấn đề này. Nghiên cứu tác chiến của Israel và Mỹ sau chiến tranh Trung Đông 1973 đã coi việc nắm bắt mục tiêu và xử lý nhanh là thiết yếu khi đấu tank, nhưng chi tiết của nghiên cứu đó vẫn thiếu do chưa dc giải mật hoàn toàn. 1 trong số ít những nghiên cứu tác chiến đã dc công bố là tài liệu sau chiến tranh Triều Tiên và báo cáo đánh giá hiệu suất giao chiến của tank Mỹ và tank Bắc Triều Tiên trong những năm 50. Theo báo cáo đó thì những tank M4 Sherman và M26 Pershing mà bắn dc trước thì có tỉ lệ trao đổi là 16 đến 33, tức là 16 đến 33 tank địch bị hạ cho mỗi tank Mỹ bị mất. Ngược lại, nếu chúng bắn trả khi bị bắn trước bởi tank địch thì tỉ lệ đó tụt còn 0,5 đến 1,3. Nghiên cứu đó kết luận là khả năng bắn địch trước khi nó bắn mình là yếu tố chiến lược quan trọng nhất trong đấu tank và đó là yếu tố quan trọng nhất trong việc gia tăng hiệu quả chiến đấu. Khả năng phát hiện và bắn trúng tank địch trước phụ thuộc vào cả trang bị, như hệ thống ngắm bắn chính xác, dễ xài, và huấn luyện tốt.

    Việc huấn luyện tổ lái của LX cũng bị cản trở do sự thiếu bền bỉ của tank LX. Tank LX có tuổi thọ súng và động cơ thấp hơn tank NATO. Điều đó dẫn đến các đơn vị tank LX bị giới hạn về mặt thời gian huấn luyện hơn các đơn vị tank NATO. Ví dụ là các tổ lái tank Mỹ sẽ bắn khoảng 100-200 viên đạn thật trong huấn luyện thường niên. Mặc dù 1 số sư đoàn chính của LX có thể bắn trên 50 viên cho mỗi tổ lái, 20 viên cho mỗi tổ lái có vẻ như đại trà hơn. Phần lớn việc huấn luyện sử dụng súng của LX dc thực hiện với thiết bị cỡ 23 mm. Trong khi nó hiệu quả trong việc dạy tổ lái cánh ngắm bắn, nhưng nó lại ko hữu dụng trong việc bồi dưỡng tương tác giữa các thành viên tổ lái và huấn luyện sử dụng súng. Nó tránh chu kỳ nạp đạn, tiếng ồn khi bắn và những vấn đề trong việc dọn dẹp vỏ đạn và nạp đạn. Cả chu kỳ bắn súng dc giản lược thành 1 cuộc huấn luyện đơn giản phi thực tế. Tuổi thọ kém của động cơ trên tank LX cũng giới hạn số lần cả đơn vị dc huấn luyện. Việc huấn luyện tank LX thường dc giới hạn ở cấp đại đội.Nó hiếm khi cho phép huấn luyện cấp tiểu đoàn trên diện rộng ngoài việc hành quân đơn giản trên đường, từ khi mỗi lần chỉ khoảng 1 đại đội dc huy động để huấn luyện trong khi các đại đội khác vẫn dc giữ trong doanh trại.

    Việc thiếu thời gian và đạn dược để huấn luyện dẫn đến giảm tiêu chuẩn yêu cầu cho việc huấn luyện sử dụng súng tank. Việc huấn luyện còn bị thui chột dữ dội hơn bởi ảnh hưởng của nó lên con đường thăng tiến của các sĩ quan trong thời bình. Việc huấn luyện đơn vị nằm trong trách nhiệm của chính trị viên của đơn vị đó. Chính trị viên sẽ ko thể thăng tiến cấp bậc nếu mà đơn vị của anh ta ko đạt điểm cao trong các kỳ thi về sử dụng súng tank và ngay cả bản thân tổ lái cũng ko dc nghỉ phép hay có những lợi ích khác nếu số điểm của họ thấp. Vì vậy việc cho điểm rất là hào phóng và yêu cầu đối với tổ lái ko khắc khe như NATO.

    Trong 1 cuộc tập luyện tiêu biểu, tổ lái tank LX dc trông đợi là phát hiện và tiêu diệt 1 tank địch ở tầm bắn hiệu quả cao nhất trong vòng 60 s. Điều đó xét đến những tiêu chuẩn như sau. Chỉ huy tank dc trông đợi là phát hiện và chọn lực mục tiêu trong vòng 10 s. Sau đó anh ta sẽ ra lệnh cho tổ lái lấy đạn loại gì., và pháo thủ sẽ thực hiện những điều chỉnh cuối cùng của súng lên mục tiêu theo những dữ liệu cho bởi, ví dụ, hệ thống đo tầm bắn bằng laser. Tổ lái dc cho phép thêm 20 s để bắn xong viên đầu tiên. Từ khi tầm bắn hiệu quả dc tính bằng khoảng cách mà tank đó có khả năng bắn hạ mục tiêu là 50% , 2 viên đạn khác là cần thiết để nâng khả năng bắn hạ đó lên hơn 80%. Tầm bắn hiệu quả của súng 100mm của T-55 là 1500 m, vì vậy mục tiêu sẽ dc chăm sóc ở khoảng cách đó. Tổ lái dc cho phép 15 s cho mỗi viên đạn thứ 2 và thứ 3, dẫn đến thời gian cho phép để xử lý mục tiêu lên đến 60 s. Tổ lái sẽ dc chấm điểm từ 1 đến 5, 5 là “xuất sắc”, 4 là “tốt”, 3 là ”trung bình”. Điểm từ 3 đến 5 dc xem là chấp nhận dc. Nhưng vấn đề ở đây là cách cho điểm quá hào phóng so với dự kiến dẫn đến 6/7 tức là 86% số tổ lái sẽ vượt qua kỳ thi với điểm từ 4 đến 5.

    Ngoài ra, việc huấn luyện sử dụng súng thường dc thực hiện ở những trường bắn đặc biệt, không phải địa hình hiểm trở. Tank dc cho phép tiền gần mục tiêu trên đường phẳng, không phải chạy trên đất lồi lõm. Viếc tập bắn thường dc thực hiện khi đứng yên hoặc chạy chậm trên đường. Báo chí quân đội của LX cũng chỉ trích mạnh mẽ cách thức tập luyện, cho rằng 1 số đơn vị chơi ăn gian bằng việc dc thong báo trước về địa điểm của các mục tiêu. Những pha tập luyện khác cũng ko kém phần phi thực tế. Việc tập bắn hạ mục tiêu bằng súng máy đồng trục dc thiết kế để giả lập việc xử lý 1 con xe jeep mang tên lửa chống tank TOW. Tiêu chuẩn của cuộc huấn luyện đó là mục tiêu sẽ bị tiêu diệt chỉ với 3 loạt đạn ngắn từ 5 đến 7 viên đại lien cho mỗi loạt, điều đó ko thể tin dc.

    Bởi vì NATO trông đợi là sẽ phải chiến đấu trong tình thế bị áp đạo về số lượng, rất nhiều xì trét dc dồn vào việc xử lý mục tiêu ở tầm bắn xa nhất và bắn hạ chúng càng lẹ càng tốt. Việc huấn luyện của NATO cũng dc giúp đỡ bởi các cuộc thi 2 năm 1 lần là giải đấu Canadian Army Trophy (CAT) bắt đầu từ năm 1963. Giải đấu này giống như 1 kiểu kỳ thi Olympic về khả năng sử dụng súng, nó đã bồi dưỡng 1 cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ lái NATO với những chiến thắng mang về từ giải đó là niềm tự hào của đơn vị và dân tộc. Trong khi kết quả của kỳ thi CAT ko cần thiết phải chỉ ra khả năng trung bình dc trông đợi của các tổ lái NATO, nó cho ta tah61y mục tiêu mà các tổ lái NATO theo đuổi.

    Giải CAT 85 diễn ra ở trường bắn Bergen-Hohne vào tháng 6 năm 1985 cho ta 1 ví dụ rõ nét, từ khi nó trộn lẫn các tank đời cũ như Chieftain và M60A3 và các tank đời mới như M1 và Leopard 2. Các mục tiêu dc sử dụng dài 1,9 m và cao 1,6 m, dc thiết kế để giả lập 1 con tank chỉ lộ ra 1 phần giáp trước tháp pháo,. Mục tiêu phải dc xử lý từ 1 vị trí đứng yên và di chuyển trong tầm bắn khoảng từ 800 đến 2000 m. Trung đội bắn hạ các mục tiêu nhanh nhất là 1 đơn vị cầm M1 Abrams với 1 điểm trung bình là 6,2 s từ khi mục tiêu xuất hiện cho đến khi mục tiêu bị hạ. Trung bình về thời gian xử lý mục tiêu nhanh nhất thuộc về các tank M1 Abrams với thời gian 10,2 s, trong khi các tank Leopard 1 đời cũ có trung bình thấp nhất là 16,2 s. Về độ chính xác. Leopard 2 do kíp lái Hà Lan lái bắn trúng 46 trên 48 mục tiêu trong khi điểm thấp nhất thuộc về các tank Leopard C1 của Canada với 34 trên 48. Bảng sau cho phép thống kê nhanh kết quả cuộc thi
    Đội / Thời gian xử lý (s) / Số lần bắn trúng / Tỉ lệ bắn trúng
    M1 Abrams của Mỹ / 10,2 / 44-45 / 93%
    Leopard 2 của Hà Lan / 11,9 / 46 / 96%
    Leopard 2 của Đức / 11,9 / 42-45 / 91%
    Leopard 1 của Đức / 16,2 / 45 / 93%
    Leopard 1 của Bỉ / 16,2 / 41 / 85%
    Chieftain của Anh / 13 / 38 / 79%
    M60A3 của Mỹ / 14,1 / 37 / 77%
    Leopard C1 của Canada / 16,2 / 34 / 71%

    Kết quả của giải CAT tiến tục tiến bộ theo năm tháng khi các hệ thống điều khiển hỏa lực mới dc thêm vào. Giải gần đây nhất, năm 1987 ở Grafenwohr (lưu ý là bài này xuất bản năm 1989) cho số điểm cao nhất từng đạt là 22600 trên 28000 điểm do 1 tổi lái IPM1 Abrams (IP là viết tắt của Improved Product) của Đại Đội D, trung đoàn 8 sư đoàn Kỵ binh số 4. Đáng ấn tượng nữa là sự thành công của 1 số đơn vị trogn việc xử lý mục tiêu dù thời tiết lúc đó là mưa và sương mù.

    Trong khi giải CAT ko đại diện cho toàn thể khả năng sử dụng súng của các tổ lái NATO, nó cho thấy yều cầu cao trong việc phát hiện và xử lý nhanh mục tiêu của NATO. Nó cũng cho thấy khả năng của trang bị. Tank T-72 của LX chỉ có thể bắn 6 viên/ph bằng hệ thống nạp đạn tự động. Tiêu chuẩn của Mỹ là 1 viên mỗi 5 s hay 12 viên/ph, gấp đôi khả năng tối đa của T-72. Huấn luyện tổ lái tank M1 của Mỹ nhắm đến chu kỳ bắn là 12 s, có ngĩa là người ta trông đợi trong vòng 12 s, tổ lái có thể định vị mục tiêu và bắn vào đối phương ở khoảng cách 2000 m và có đến 90% khả năng diệt mục tiêu. Tiêu chuẩn đó cao hơn đáng kể tiêu chuẩn huấn luyện của tank LX.

    Việc huấn luyên cũng dc lợi từ thiết bị huấn luyện. Tank quá đắt để hoạt động nên 1 lượng lớn thời gian huấn luyện dc thực hiện trên các hệ thống giả lập hơn là ngay trên tank. Cả 2 khối quân sự đều sử dụng hệ thống giả lập, mặc dù thiết kế và hiệu quả của chúng ko giống nhau. Máy tính và công ngệ đồ họa kỹ thuật số đã cho phép phát triển các hệ thống giả lập cực kỳ tinh xảo gần như giống với huấn luyện thật. 1 trong những ví dụ đó là hệ thống giả lập loại U-COFT dc dung bởi quân đội Mỹ để huấn luyện khả năng sử dụng súng. Điều đó cũng thực tế hơn là các thiết bị huấn luyện bằng cơ khí vào những năm 50. Các sĩ quan của quân đội Mỹ hco rằng việc phát triển điểm số qua các kỳ thi CAT cho thấy việc gia tăng tính thực tế của mổi trường huấn luyện tạo bởi các hệ thống huấn luyện giả lập. Đã có những tiến bộ vượt bậc gần đây trong các lĩnh vực công nghệ giả lập huấn luyện dân sự và giả lập máy bay ở Tây Âu và Mỹ. Người LX, mặc dù cũng bị lôi cuốn bởi các thiết bị giả lập, vẫn chưa bắt đầu trang bị các hệ thống giả lập tương ứng với các hệ thống của phương Tây do khiếm khuyết về công nghệ máy tính.

    Khả năng sử dụng súng và việc huấn luyện lái xe là những mục chính trong việc huấn luyện tank. Kỹ năng cá nhân của tổ lái là vô dụng nếu ko có 1 sự lãnh đạo tốt ở cấp trung đội và kinh nghiệm trong việc điều khiển các hoạt động của đại đơn vị. Việc huấn luyện tank của LX tường diễn ra theo nhiều chu kỳ trong năm. Từ khi kỹ năng cơ bản đã dc nhuần nhuyễn trong nửa đầu năm huấn luyện, việc huấn luyện chuyển sang cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn và trung đoàn. Cuối năm thường là huấn luyện cấp sư đoàn. Việc huấn luyện của LX ko chú trọng đến huấn luyện giữa các đơn vị với nhau, có nghĩa là 1 đơn vị đóng vai là đơn vị đối địch.. Kiểu thực tập này dc xuất hiện nhiều hơn trong khối NATO, đặc biệt là quân đội Mỹ. Công nghệ mới cũng giúp đỡ kiểu thực tập đó. Hệ thống giả lập laser, như MILES của Mỹ, Simfire của Anh và Talissi của Đức, đã tăng thêm tính chân thực trong giả lập giao chiến. Tank dc trang bị laser loại yếu vô hại với mắt để giả định viên đạn bắn ra và hệ thống phát hiện laser. Khi 1 tank bị bắn trúng bởi tia laser của tank phe đối địch, hệ thống phát hiện laser phát ra 1 tiếng hú báo tank đó đã bị diệt và tự động tắt hệ thống phóng laser của tank phe đối địch đó.

    Sự đòi hỏi cao của quân đội NATO so với LX cũng dc thể hiện qua việc tuyển dụng binh sĩ và cơ chế duy trì huấn luyện tổ lái. Quân đội LX phụ thuộc vào người đến tuổi đi lính và ít duy trì các sĩ quan ko dc ủy quyền (non commissioned-officer hay NCO). Không những là việc huấn luyện của XL đã khá sơ đẳng so với tiêu chuẩn NATO, những gì đã huấn luyện dc sẽ bị mai một khi người lính trở về với cuộc sống dân sự khi họ hết 2 năm nghĩa vụ quân sự. Việc huấn luyện tổ lái cũng phụ thuộc vào vị trí của thánh viên tổ lái đó. 1 vài thành viên tổ lái, thường là lái xe/thợ máy và lính nạp đạn, nhận những kiến thức huấn luyện tối thiểu rồi dc chuyển về sư đoàn của họ hoặc những trung đoàn huấn luyện tank để học các kỹ năng cơ bản. Pháo thủ và chỉ huy tank thường thường dc cho huấn luyện căng thẳng hơn, thường là 1 khóa học chuyên môn 6 tháng. 1 trung đội tank của LX có 3 chiếc. Trong số tổ lái chỉ có đại đội trưởng là sĩ quan (cấp bậc trung úy) và có khả năng cao là anh ta là 1 sĩ quan ngắn hạn kiểu như 1 sinh viên Đại học đang hoàn tất nghĩa vụ. Vì vậy, ko phải là ko bình thường mà kiếm dc các trung đội tank với ¼ số thành viên chỉ có gần 2 năm huấn luyện, và còn ít hơn nêu tính các thành viên có hơn 2 năm kinh nghiệm. Ngược lại, các đơn vị tank NATO có 1 lượng lớn tỉ lệ NCO chuyên nghiệp phục vụ làm chỉ huy tank.

    LX có vẻ đã cảm nhận dc thiếu sót đó và những cái cách có lẽ sẽ xuất hiện trong vài năm tới. Trong chuyến thăm của nguyên soái Sergey Akhromeyev đến căn cứ quân sự Mỹ ỡ FT.Hood vào năm 1988, quân đội Mỹ đã kinh ngạc ko phải vì Akhromeyev tỏ ra lạnh nhạt với trang bị của họ mà vì sự tò mò của ông ta trong các vấn đề huấn luyện và bố trí nhân sự. Akhromeyev tỏ ra bất ngờ khi biết có những thượng sĩ lái tank có đến 17 năm quân nghiệp và ngạc nhiên khi biết họ dc trả lương rất hậu hĩnh để nuôi gia đình. Akhromeyev và nhóm của ông ta cũng sửng sốt trước chất lượng của trại lính và nhà ở của lính nhập ngũ trong căn cứ. Trong quân đội LX,lương cho NCO quá thấp để đủ nuôi gia đìnhvà ko có đủ trợ cấp cho gia đình dưới dạng hỗ trợ nhà ở.

    Chiến tranh dùng tank ở cấp độ cơ bản là 1 cuộc chiến huy động các trung sĩ và lính tuyển: tổ lái, khác với phi đội máy bay gồm NCO và lính tuyển. CHính sách dành cho các tổ lái NATO thay đổi theo tùy nước thành viên, nhưng nhìn chung đều hướng đến việc xây dựng 1 đội ngũ NCO chuyên nghiệp làm nòng cốt cho lựu lượng tank của mình. Sự phức tạp trong thiết kế của tank hiện đại, cũng như sự phức tạp trong hợp đồng tác chiến đa quân chủng đặt ra những yêu cầu cao hơn lên các chỉ huy tank so với quá khứ. Những kỹ năng ấy cần nhiều năm để học và hoàn thiện. Và sự tồn tại của 1 đội ngũ NCO chuyên nghiệp cho phép cung cấp sự liền mạch cho đơn vị. Điểm cao về sử dụng súng, khả năng huy động tank cao và huấn luyện gian khổ rất là khó, thậm chí ko thể nếu ko có đội ngũ NCO chuyên nghiệp. Và đội ngũ NCO chuyên nghiệp đó ko thể trong 1 đội quân kiểu LX, khi mà các NCO ít dc trọng dụng và có lương thấp.
     
  5. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    lol
    [video=youtube;4MGAWx1nm48]https://www.youtube.com/watch?v=4MGAWx1nm48[/video]
     
  6. vanlacondo

    vanlacondo C O N T R A

    Tham gia ngày:
    27/3/09
    Bài viết:
    1,693
    t][ngr chỉ có t-72 bản thử nghiệm dùng giáp đồng nhất thơi chứ.Đến khi sản xuất chính thức thì tháp pháo đúc đều bổ sung các viên hợp kim hình cầu siêu cứng trong khi giáp thân trước dùng loại giáp K nhôm/thép, sau đó bổ sung các vật liệu phi kim khác
     
  7. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    từ T-72A trở đi tháp pháo mới có thêm composite dưới dạng appliqué armour
     
  8. Duong Adolf

    Duong Adolf Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/9/10
    Bài viết:
    455
    Hôm qua mình vừa làm môt việc tốt , việc đó đã cứu một mạng ngừoi

    Chuyện là thế này:

    Trong một buổi chiều gió đẹp, đang vi vu trên chiếc xe thân yêu ngắm cảnh và dạo mát> Bỗng đâu thấy 2 bé trẻ trâu đang có những hành vi vô cùng lạ lùng và khó hiểu. Nhơi trực giác nhạy bén mình có linh cảm thấy có điều gì đó bất thường ở đây. Phải chăng 2 bạn ý định nhảy cầu , 2 bé còn quá trẻ , quá nông nổi, không thể để chúng nó làm những điều ngu ngốc nông cạn như thế đươc.
    Nhanh như cắt mình lao nhanh tới để ngăn cản không cho chúng nó thực hiện hành vi ngu ngốc đó. Tiếc thay mình tới nơi 1 bé đã kịp thoát qua lan can và rơi xuống. Bé còn lại được mình cứu thoát, .Mình và mấy ngươi quanh đó kéo nó lại mắng và tát cho nó vài phát vì cái tội suy nghị dại dột. Bố mẹ cho tiền ăn học đàng hoàng sao lại làm thế, cuộc sống có thế nào cũng phải cố mà tồn tại chứ ? Sao lại suy nghĩ nông cạn như vậy được.

    Lan man hơi dài, sự thật là dư lày: hôm qua mình cầm T57 đến cuối trận thấy 2 bé 1 T54E1 và Kv4 đang tính đường nhảy cầu ở thảo nguyên West Field , thấy chúng nó dại dột quá mình thì đang reload gần xong. Mình cố gắng phi lại thật gần và nhanh đúng lúc load đạn xong ngắm vào xích bé T54E1 bắn nhưng tiếc thay cháu nó đã kịp tận hưởng cảm giác g=9.8m/s mất rồi. Cháu Kv4 chậm chạp hơn nên cẩn thận bắn phát thứ 2 đứt xích . Quân ta chỉ chờ có thế anh em lao vào tặng cho cháu nó 1 vốc đạn cảnh cáo cho hành động bồng bột, nông nổi và thiếu hiểu biết của em nó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/4/14
  9. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    bắn nó chết luôn rồi còn cứu gì nữa =)))))
     
  10. Duong Adolf

    Duong Adolf Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/9/10
    Bài viết:
    455
    cứu không cho nó chết quá sớm vì nông nổi chứ sao:) còn sống là còn hy vọng mà,
     
  11. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    cứu người giống kiểu nàY à?
    [video=youtube;71EnoSMpFQw]https://www.youtube.com/watch?v=71EnoSMpFQw[/video]
     
  12. Ivan_

    Ivan_ Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    31/10/12
    Bài viết:
    2,642
    ah cái đoạn này thằng bệnh nhân nó ảo tưởng sức mạnh nên nuốt viên khoáng thạch nào bụng ý mà (đúng ra có năng lực mới hấp thu đc năng lượng từ viên đá).lão bác sĩ này chữa bệnh máu me từ phần 1 rồi bác ah.:6cool_smile:
     
  13. Ivan_

    Ivan_ Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    31/10/12
    Bài viết:
    2,642
    ăn uống kiểu pháp :2cool_burn_joss_sti
    [video=youtube;bQNCga9SIvc]http://www.youtube.com/watch?v=bQNCga9SIvc[/video]
     
  14. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    Chỉnh sửa cuối: 17/4/14
  15. Ivan_

    Ivan_ Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    31/10/12
    Bài viết:
    2,642
    lượn lờ 9gag kiếm được clip này:
    [video=youtube;aznFLJ5qjl8]https://www.youtube.com/watch?v=aznFLJ5qjl8[/video]

    ếu nhịn được cười :4cool_beauty:
     
  16. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
  17. CAAV

    CAAV T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    27/3/11
    Bài viết:
    659
    Xử xong em acc thân iu roài hay sao mà ko biết ký thế nào vậy giai?
     
  18. snicoo

    snicoo The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    24/4/03
    Bài viết:
    2,108
    làm vài con chắc giảm hẳn .... :1cool_byebye:
    [video=youtube;aaEqZQXmx5M]https://www.youtube.com/watch?v=aaEqZQXmx5M[/video]
     
  19. classicboyX

    classicboyX T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    3/12/13
    Bài viết:
    578
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Dạo này 1 tối xanh nick 2 lần =)) Đẩy cổ thằng cùng team xuống biển, mà cuối cùng nó chết vì bị mình đè lên chứ ko phải chết đuổi; sau vẫn cố gắng đẩy tiếp để mình chết đuối coi như chuộc lỗi =))

    [​IMG]
     
  20. mon_ga

    mon_ga T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    6/4/10
    Bài viết:
    598
    [​IMG]

    [​IMG]

    [video=youtube;oT9TddplZVc]http://www.youtube.com/watch?v=oT9TddplZVc[/video]
     

Chia sẻ trang này