Hearts of Iron 3 - bàn luận - It's all here !

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Chamoisking, 5/8/09.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    Em chơi HOI là chỉ có Liên bang Xô viết, quyết không thò vào bất kì nước nào khác. Còn mod ICE thì cái máy cùi của em không chơi nổi.
    Em chơi là chơi màn Barbarrossa, vừa vào là Đức-Phần Lan-Hunggari-Rumani ào ạt tung quân tấn công trên toàn tuyến biên giới 1800 dặm, từ biển Baltic đến biển Đen. Xây Land Fort vào lúc ấy thì đến bao giờ mới xong?
    Em vừa mở thêm một màn chơi từ năm 36, Liên Xô lúc đó mới xây dựng quân đội, đa số chỉ là các đơn vị khung: 1 quân đoàn chỉ có 1-2 sư đoàn. IC chỉ có hơn 140. Nhưng em đang tập trung nâng cấp, xây dựng lực lượng không quân, trọng tâm là không quân ném bom để có một lực lượng cơ động nhanh, mạnh, hiệu quả giáng những đòn sấm sét vào những đoàn thiết giáp Đức sau này. Bộ Tư lệnh Hồng quân và các sở chỉ huy ra sức kêu gào xin thêm quân (VD như bộ tổng tư lệnh xin 24 sư tăng, Minsk xin 10 sư tank, 10 sư Moutain, 3 trung đoàn không quân ...), nhưng cứ kệ, lo nghiên cứu khoa học và xây nhà máy đã. Land Fort, Anti Air craft và radar cũng đang được gấp rút xây dựng ở các trọng điểm.
    Kế hoạch phòng ngự trước chiến thuật Blitzkrieg của Đức:
    - Sử dụng không quân ném bom ra sức oanh tạc các mũi tiến công chính, nếu nghiên cứu được các loại bom tạ, bom tấn là tốt nhất.
    - Hệ thống phòng ngự có chiều sâu: Tuyến 1: sát biên giới là những sư đoàn NKVD được phối thuộc thêm 1 trung đoàn quân cảnh; cùng với lực lượng Moutain tổ chức đánh chặn từng bước. Tuyến 2: Các sư đoàn cơ giới hóa mạnh, pháo binh hỗ trợ và quân dự bị. Tổ chức đội hình tiến công 3 thê đội: thê đội 1 tổ chức đánh bật địch ra khỏi chiến trường; thê đội 2 tổ chức vượt cửa mở đánh thọc sâu vào hậu phương địch; thê đội 3 vào sau cùng, hoặc làm lực lượng dự bị, hoặc tổ chức mở mũi vu hồi đánh vào bên sườn địch, phối hợp với quân ta phá vỡ trận tuyến địch. Để có được điều này cần nghiên cứu tăng cường khả năng chống tăng cho bộ binh, sức cơ động cho tăng - thiết giáp.
    -Việc phản công trên tuyến biên giới diễn ra trong thế cài răng lược rất khó khăn, lực lượng địch lại quá mạnh. Nếu cần thiết sẽ rút lui về phòng ngự phía sau các dòng sông để kẻ địch phải chịu River Cross Penalty. Tuy nhiên một số thành phố cần phải tử thủ bằng mọi giá như Minsk, Leningrad, Smolensk, thứ nhất là về giá trị công nghiệp, thứ hai ở đó có những cơ sở phòng ngự rất tốt, có thể giữ được. Chỉ cần bố trí hỏa lực chống tăng, diệt tăng thật mạnh, những nơi đó sẽ trở thành những vai cứng, những cái gai trong trận tuyến địch, buộc kẻ địch phải chuyển quân theo những con đường ta đã định sẵn, tạo cơ hội cho việc tổ chức phục kích, đánh chặn.

    Câu hỏi cuối cùng của em: Tác dụng của Land Fort, AA Gun, Radar là gì. Mong các anh giải thích kĩ giùm. Em cảm ơn.
     
  2. trinh phuc tuan

    trinh phuc tuan Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    19/6/10
    Bài viết:
    301
    Để Đại ca trả lời cho. Xưng Đại ca chắc không sao chứ?!

    Land Fort : tác dụng tăng cường phòng ngự cho bộ binh và phòng thủ. Cấp Land Fort càng cao, cộng điểm bonus cho phòng thủ càng tăng. Nếu đối phương muốn chiếm tỉnh có Land Fort, trước tiên phải đánh hủy cấp Land Fort xuống cấp 1 hay 0 gì đấy.

    AA Gun là để phòng không : cộng điểm trong chiến đấu, tránh không kích.
    Radar: để cảnh báo phi cơ đối phương và tăng tầm hoạt động không quân.

    Chơi Liên Xô thì giai đoạn đầu trước năm 1942, đừng có suy nghĩ là giữ được đất. Chú ý các điểm:

    1. Cứ cố gắng bảo vệ các tuyến đường vận tải, các trung tâm quốc phòng lớn.
    2. Xây dựng ngay các binh đoàn cơ giới và tăng. Đừng tăng số sư đoàn bộ binh lên nhiều, không có tác dụng gì nhiều vì bộ binh Đức thiện chiến hơn Nga. Mà càng đông số sư đoàn, khả năng chỉ huy lại càng kém.
    3. Điều ngay tất cả các sư đoàn ở trung tâm đất nước ra tiền tuyến, hoặc kéo lùi các đơn vị tiền tuyến về 1 dãy chiến tuyến định sẵn phía sau, kết hợp với quân từ trung tâm kéo ra. Bắt tay xây Land Fort và sân bay để điều không quân không trợ.
    4. Bắt đầu chơi, xây ngay các IC ở các vùng sâu trong đất nước, Siberia và Viễn Đông (Far East), đó là cơ sở để tăng cường năng lực sau này. Chú ý, sau khi đánh nhau, thông qua biện pháp chính trị, IC của Liên Xô tăng lên rất đáng kể.
    5. Tổ chức lại bộ máy chỉ huy, thăng tướng cấp cao cho các chỉ huy có nhiều traits, nhiều skill như Zhukov, Rokoposki, Vatutin ...vv. Tổ chức lại các PDQ, TĐQ, và kiện toàn bộ máy tướng soái lãnh đạo, điều này rất quan trọng.

    Tóm lại: trước khi chiến tranh xảy ra thì các mục 2, 3, 5 là rất quan trọng.

    Khi chiến tranh xảy ra, chú ý các điều:

    1. Mất đất là điều đương nhiên vì Liên Xô ban đầu rất yếu, không thể giữ được.
    2. Tránh bị hợp vây. Nếu bị mất đất, điều quan trọng là không để các đạo quân không có đường thoát. Quân thua sẽ lập tức triệt thoái về phía sau.
    3. Lập tức tung các sư đoàn rãnh rỗi đánh vào ngay các tỉnh mới mất. Tuy không bao giờ thắng nhưng có ưu điểm là khiến đội hình tấn công quân Đức bị tắc nghẽn, kéo dài thời gian. Cái này gọi là phản kích giành thời gian.
    4. Điều các sư tăng phản kích và các sư đoàn không quân giành giật các tỉnh quan trọng.

    Sau năm 1942, tình hình sẽ hoàn toàn khác.

    Mặt trận Siberia và Viễn Đông, chú ý rãi quân kín các biên giới.!
     
  3. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    Cảm ơn ông anh, ông anh có thể cho em biết nơi ở hiện tại được chứ? PM: Anh nào ở Thanh Hóa cho em liên hệ nhé, chuyên Lam Sơn càng tốt (em lớp 10 Lý)
    Rõ ràng quân Đức quá mạnh vào thời điểm 1941. Nhưng quả thật em thấy mình đang giống Stalin: Không thể lùi 1 bước!
    - Chống lại Blitzkrieg của người Đức là điều khó khăn, nhưng em nghĩ không có gì là không thể (em sẽ cố gắng hết sức mình để giữ đất): Khắc tinh của blitzkrieg chính là hai chiến thuật phòng ngự đa hướng và phòng ngự chiều sâu. Em đang gấp rút xây dựng Land Fort ở nhiều nơi như Minsk, Leningrad ... Ở những nơi này phải hình thành những cụm chiến đấu qui mô tập đoàn quân tạo thế chân kiềng. Binh lực bên trong những thành phố copy gần như y nguyên cơ cấu quân đoàn VN: 3 sư đoàn bộ binh NKVD phối thuộc 3 trung đoàn quân cảnh; 1 sư đoàn pháo binh gồm 1 E cơ giới, 2 E art và 1 e anti-tank; 1 sư đoàn phòng không gồm 1 e cơ giới và 2 e anti-aircraft (pháo phòng không khi cần có thể chĩa nòng bắn như pháo chống tăng mà). Bên ngoài là những đơn vị phối hợp, tạo thành những vai cứng. Xe tăng Đức sẽ húc phải một bức tường không thể công phá, ta sẽ nắn được hướng đột kích của địch để thuận lợi cho đánh chặn, bảo vệ các cơ sở công nghiệp và kéo dài thời gian.
    - Không quân sẽ được nghiên cứu hết mức: Ở một số sân bay sẽ bố trí nhiều sư đoàn không quân ném bom, tương bom tạ, bom tấn vào Đức.
    - Các sư đoàn bộ binh em chỉ xây dựng để kiện toàn lại hệ thống đơn vị khung của LX thôi, chứ 1936 mỗi quân đoàn LX chỉ có 1-2 sư.
    -Anh bảo em rải quân kín biên giới với Nhật thì em chịu luôn.
    -Để tránh bị hợp vây thì chỉ có một cách là xây dựng những đơn vị dự bị cơ đông cao, khi cần có thể đánh chặn hậu cho quân nhà rút. Bí quá thì đem máy bay tương bom vào kìm chân địch.
    -Cuối cùng, anh cho em hỏi hủy Land Fort bằng cách nào? Và những lânhj khi điều khiển không quân như Air Superious, Air Intercept, Ground Attack...
    Anh nhanh giùm em, thứ bảy này bố mẹ em về quê, em phải tranh thủ xây dựng CNXH ở LX!
    Em cảm ơn anh.
     
  4. Corleone XXIII

    Corleone XXIII Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    11/11/09
    Bài viết:
    286
    Bọn Đức nó nhiều CAS lắm nên cứ gắn AA nhiều nhiều chút ---> quân mình đỡ tiêu hao sinh lực.

    Bị đánh thua lui quân nhớ để ý mấy cái Sông ngòi. Phòng thủ sau cái đó rất hiệu quả.

    Công nhận chơi Liên Xô việc cần làm là KÉO DÀI THỜI GIAN. Vì càng về sau Đức càng yếu, bị penalty càng nhiều.
     
  5. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    Anh trinhphuctuan chwa PM trả lời em đâu nhé!
    Năm 1936, chính phủ và nhân dân nước Cộng hòa XHCN Xô viết hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Tính đến hết năm 1936 đã có 3 nhà máy được xây dựng; Minsk được tập trung xây dựng cụm phòng ngự qui mô tập đoàn quân: Quân đoàn Minsk được xây dựng và đóng trong nội đô; hỗ trợ cho quân đoàn Minsk là một quân đoàn khác làm nhiệm vụ giữ sườn, một quân đoàn xe tăng làm nhiệm vụ chi viện cho toàn tuyến, thực hành tác chiến chiều sâu đánh mạnh vào tuyến phòng ngự địch! Nội đô Minsk có sẽ đặt mục tiêu xây dựng Land Fort cấp 10, AA gun cấp 10, cộng thêm hỏa lực của 1 sư pháo, 1 sư phòng không, đảm bảo có thể chống lại cuộc tấn công của một tập đoàn quân địch, toàn cụm phòng ngự có thể chiến đấu hiệu quả chống lại 8-9 quân đoàn Đức. Các anh thửa bình luận xem với thực lực 1 quân đoàn như em kể ở cái reply đầu trang 43 có thể giữ nổi Minsk không?
    -Công nghệ đã nghiên cứu được bom 100kg, 250kg, bình nhiên liệu lớn cho máy bay, sắp nghiên cứu được bom 1000kg. Các nâng cấp công nghiệp đã được chú trọng. Big Education Law đã được ban hành. Radio Tech và Cencus tech đã được nâng cấp. Dự báo năm 37 sẽ xây dựng hoàn chỉnh cụm phòng ngự Minsk và 1 cụm phòng ngự nữa, kiện toàn được một số đơn vị khung.
     
  6. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    Theo các anh thì em nên chơi chế độ nào? Very Hard và Very easy chỉ khác nhau ở IC hay còn ở thứ gì khác? Mà em đang mày mò sửa chữa một số cái lệnh của game. VD như điều chỉnh thời gian cho phép nâng cấp tech. Theo em cho nâng cấp thiết bị đánh đêm vào năm 1941 là quá lâu? Anh nào có thể bày cho em cách chỉnh sửa một số code để trò chơi diễn ra tự nhiên hơn không ạ?
     
  7. mimi21

    mimi21 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    13/12/06
    Bài viết:
    898
    Cấp độ khó của game chỉ là tăng bonus cho AI và penalty cho người chơi thôi, ko ảnh hưởng đến AI, bình thường chọn Hard đánh là được, còn very hard penalty ác quá, IC chẳng còn được bao nhiêu để xây dựng. Chỉnh sửa code HOI thì khá dễ, bạn nên lên HOI Wiki để tham khảo, hầu hết là chỉnh sửa trên text nên chỉ cần làm theo hướng dẫn là được. Bản thân tui thấy AI của game làm khá tốt, ko cần chỉnh sửa gì nhiều, trừ khi muốn thử thách bản thân hoặc tạo ra Việt Nam....:D
     
  8. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    Em không đồng ý lắm. Đánh đến năm 1948 là end game. thế mà năm 1944 mới phù hợp để nâng cấp Night Equipment thì nâng cấp để cúng cụ hả trời? Nhưng dù sao cũng cảm ơn. Em sẽ sửa lại kha khá thứ đấy.
    Còn bây giờ anh em ta thử làm 1 cái nhật kí đi. Tương thuật diễn biến chơi của mình ấy.
    http://nsa14.casimages.com/img/2010/06/06/100606094216796757.jpg
     
  9. mimi21

    mimi21 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    13/12/06
    Bài viết:
    898
    Theo tui nghĩ chỉ là game balance thôi, những tech tốt nếu cho nghiên cứu sớm chỉ làm lợi cho những nước mạnh và có leadership cao như Đức. Mà Tech cũng chỉ là 1 phần của game thôi, đâu nhất thiết phải nghiên cứu hết mới được, World War vốn còn rất nhiều yếu tố khác chi phối mà.

    Còn AAR thì tui tự thấy mình ko có khả năng viết lách nên không tham gia. Đọc mấy cái AAR trên paradox forum thấy chi tiết và đầu tư dữ quá, như tui thì không kham nổi....:D
     
  10. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    Nếu thế thù thả bỏ quách cái thanh nâng cấp ấy đi, để làm gì. Anh nào dạy em cách post ảnh lên với, em xung phong làm AAR trước.
     
  11. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Cái HoI 3 này nó bỏ vụ đám quân các vùng kế cận hay tại vùng xuất quân có khả năng "support attack" hay "support defense" như HoI 2 à. Làm giờ muốn đánh phụ hay phòng thủ nhưng không phải di chuyển sang vùng khác không được.
     
  12. meomeoZell

    meomeoZell The Warrior of Light GameOver

    Tham gia ngày:
    9/10/02
    Bài viết:
    2,247
    ^ Ctrl + chuột phải sẽ có bảng chọn support attack
     
  13. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Cám ơn bạn nhiều ^^.............
     
  14. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    Bây giờ muốn chơi LX tuyên chiến với Tàu Khựa có được không hả anh? Cách nào ạ. Em muốn 1945 kill xong phát xít thì gây ra xung đột biên giới trung - cộng rồi thịt nó luôn
     
  15. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    NHẬT KÍ HEART OF IRON 3
    Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết – The Road to War 1936






    Lương Lê Minh​
    1) Công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
    Là ốc đảo xã hội chủ nghĩa giữa đại dương tư bản, ngay từ khi mới ra đời, đất nước Liên Xô đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Sau giai đoạn nội chiến và công cuộc khôi phục kinh tế do Lênin đề xướng, Liên Xô vẫn là một nước lạc hậu, nông nghiệp vẫn chiếm hơn 60% GDP. Nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa phải được gấp rút thực hiện, với 3 trọng tâm là công nghiệp chế tạo máy công cụ, công nghiệp năng lượng và công nghiệp quốc phòng.
    Trải qua ba năm liên tục xây dựng nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa (1936-1939), nền kinh tế Xô viết đã đạt được những thành tựu vĩ đại : Cơ sở công nghiệp (Industrial Capacity – IC) tăng từ 178 lên 300, tức 68%. Cả nước đã được điện khí hoá, điện năng được xuất khẩu cho nhiều nước mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Ngành công nghiệp luyện kim (Metal), khai khoáng (Rare Materials), sản xuất hàng tiêu dùng (Consumer Good) cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Liên Xô đã thực sự trở thành một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới.
    Ngành khoa học Liên Xô đã góp một phần to lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Sản lượng công nghiệp (Available IC) đã tăng 15% nhờ có những nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học. Đặc biệt, ngành công nghiệp quốc phòng đã có những phát triển vượt bậc: Đã sản xuất được những loại xe tăng hạng trung (T-34) và hạng nặng (KV-1). Pháo phản lực phóng loạt M-13 (Rocket Artillery) được chế tạo thành công, đem lại một vũ khí chống bộ binh vô cùng hiệu quả, trở thành nỗi kinh hoàng của kẻ địch. Lực lượng không quân ném bom và không quân tiêm kích phát triển từ 12 trung đoàn lên 52 trung đoàn, với lực lượng máy bay hiện đại và đội ngũ phi công xuất sắc, dũng cảm, được đào tạo bài bản. Đặc biệt, những đài radar mạnh đã được xây dựng sát biên giới phía Tây, cho phép theo dõi những biến chuyển của quân địch trên chiến trường Ba Lan, Latvia, Hungari, Rumani và Cộng hoà Séc. Công tác quân y (Combat Medicine) cũng được nghiên cứu, binh sĩ được trang bị bộ sơ cứu ban đầu (First Aid) giúp giảm tổn thất trên chiến trường. Lực lượng bộ binh được huấn luyện, tổ chức tốt, trang bị mạnh với những vũ khí như súng trường SVT obr 1938, đại liên 7,62mm GS obr 1943, pháo 76,2mm Pushka obr 1936, súng chống tăng 45mm PTP obr 1938. Những chiến thuật mới được tập trung nghiên cứu và đưa vào huấn luyện trong toàn quân. Hồng quân Liên Xô đã thực sự trở thành một đội quân chính qui, tinh nhuê, hiện đại - một đội cận vệ đáng tin cậy của Đảng, của Cách mạng, của Nhà nước Xô viết.
    2) Những sóng gió đầu tiên
    Khối Anh – Pháp – Mĩ và khối phát xít Đức – Ý – Nhật tuy mâu thuẫn với nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Vì vậy, khối Anh – Pháp – Mĩ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thoả hiệp này, Đức đã chiếm Tiệp Khắc. Và ngay sau đó, với thế thắng như chẻ tre, chúng đã đánh ngay Ba Lan vào tháng 5/1939 chứ không phải 1/9/1939 như trong sự thật lịch sử.
    Mờ sáng 5/5/1939, các cánh quân thiết giáp Đức ồ ạt tấn công Ba Lan. Chỉ trong một ngày, chúng đã dọn sạch tất cả các đơn vị phòng thủ biên giới phía Tây, phía Tây Nam và phía Tây Bắc Ba Lan. Thủ đô và các thành phố lớn bị oanh tạc. Vác – sa – va hoàn toàn nằm trong vòng vây phát xít. Với hệ thống radar mạnh, vươn xa, ban lãnh đạo Xô viết đã nghe rõ những tiếng kêu gọi cứu viện trong hoảng loạn, những tiếng kêu tuyệt vọng, tiếng hấp hối cuối cùng của một đất nước.
    Vac – sa – va tuyệt vọng trong vòng vây phát xít
    Ba Lan bị thôn tính hoàn toàn
    Do sai lầm chiến lược, đưa đại bộ phận quân đội lên biên giới phía Đông chống Liên Xô, lúc này Ba Lan mới vội vàng gọi các đơn vị về giải cứu Vác – sa – va. Nhưng làm sao kịp nữa! Ba Lan hoàn toàn bị thôn tính vào ngày 21/5/1939.
    Tình hình mới đặt ra cấp bách. Ba Lan bị thôn tính sớm hơn ba tháng so với dự định, thực lực phát xít đã mạnh nay càng thêm mạnh. Chiếm được Ba Lan sớm ba tháng nghĩa là chúng sẽ ổn định lực lượng sớm ba tháng, các cơ sở công nghiệp của Ba Lan sẽ hoạt động cho Đức sớm hơn ba tháng, chúng sẽ có thêm nhiều sư đoàn hơn từ Ba Lan để ném vào cuộc chiến.
    3) Sự khốn nạn của Hiệp ước Molotov – Ribentrop
    Đầu năm 1939, Liên Xô và Đức đã kí Hiệp ước hữu nghị. Quan hệ giữa hai nước từ thù địch đã trở nên nồng ấm một cách đột ngột từ tháng 8/1939. Điều này giúp Hitler có thêm thời gian chuẩn bị đánh Liên Xô, lại tránh được việc phải chiến đấu trên cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây châu Âu. Và suýt nữa thì Liên Xô đã tham gia khối Liên minh Đức – Ý – Nhật. Theo Hiệp ước này, Đức có được nguồn dầu thô từ Liên Xô, không sợ Anh – Pháp – Mĩ cấm vận, các hạm đội tàu ngầm Đức đã được sử dụng các quân cảng Liên Xô làm điểm dừng tiếp nhiên liệu, sửa chữa… Đức chiếm Ba Lan, Pháp và Anh chỉ tuyên mà không chiến. Liên Xô kéo quân vào chiếm Tây Ba Lan, Tây Belarus, Tây Ukraina, Latvia, Estonia, Litva và vùng Bessarabia của Rumani. Điều này, trước hết làm cho Liên Xô mang tiếng đi xâm lược, thứ hai là bị phân hoá khỏi khối Anh – Pháp – Mĩ trên trận tuyến chống phát xít, thứ ba là những lãnh thổ Liên Xô chiếm được cũng chẳng có cơ sở công nghiệp gì quan trọng, chủ yếu là mang ý nghĩa tinh thần, có đi có lại là chính.














    Ba Lan bị đè bẹp từ cả hai phía – Sĩ quan Hồng quân và Đức trò chuyện thân mật trên đất
    Ba Lan
    Chứng kiến một cách đầy đủ tình cảnh này, nhưng mình không thể làm gì. Thứ nhất là không thể phế được Stalin (càng nghĩ càng căm, vì cuộc đại thanh trừng của ông ta mà bao nhiêu tướng lĩnh tài danh của Hồng quân đi đứt cả). Thứ hai là nếu không kí Hiệp ước thì trước sau gì cả những lãnh thổ kia cũng bị Đức nuốt trọn, Hồng quân Liên Xô lại đang trong giai đoạn xây dựng và trưởng thành, không thể là địch thủ với đội quân phát xít. Thôi thì đành chấp nhận kí, kéo dài thời gian được hơn 2 năm (từ tháng 5/1939 thành tháng 6/1941) để chuẩn bị cho cuộc chiến với phát xít Đức. Lãnh thổ Liên Xô sẽ có thêm một ít đất đai làm tấm đệm mềm để bảo vệ, lại ngăn chặn được sự huỷ diệt của phát xít Đức trên một phần lãnh thổ các quốc gia Đông Âu.
    Nhưng phải quán triệt một điều ngay từ lúc rời khỏi phòng kí hiệp ước: “Phát xít Đức không bao giờ là bạn!” Chính vì mù quáng tin vào điều này mà đất nước Liên Xô đã phải trả giá đắt vì bị bất ngờ khi chiến tranh nổ ra. Và may mắn thay, vì biết trước mọi sự, mình đã tránh được điều đó.
    Lịch sử sẽ phán xét việc đưa quân vào những vùng lãnh thổ Đông Âu, nhưng Liên bang Xô viết sẽ không bao giờ đi chung đường với chủ nghĩa phát xít.
    4) Cuộc chiến tranh Xô – Phần
    Ngay sau khi chiếm được Ba Lan, thực lực đủ mạnh, Hitler đánh chiếm hàng loạt các nước châu Âu. Quân Ý bành trướng ra Bắc Phi. Thực lực khối phát xít càng lúc càng mạnh. Công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang Liên Xô được gấp rút đẩy mạnh. Mình nghĩ đến việc áp dụng kế sách “tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt năm xưa: Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân chặn mũi tiến công của giặc. Đánh Đức ngay bây giờ là không thể, nhưng mình có thể triệt hạ từng thành phần của khối phát xít. Hiểm hoạ đầu tiên phải kể đến Phần Lan. Một đất nước yếu hơn Liên Xô nhiều lần, nhưng dưới sự hậu thuẫn của phát xít đang ngóc đầu dậy, gây rối vùng biên giới phía Tây Bắc Liên Xô. Chúng tổ chức nhiều vụ đột kích các đồn biên phòng, phá hoại ở nhiều nơi. Theo sự thật lịch sử, Liên Xô đã kéo quân vào chiếm dải đất Karelia của Phần Lan, lập nên nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Karelia. Nhân cớ này, tiện thể kí xong Hiệp ước Molotov – Ribentrop, Liên Xô tập trung binh lực tổng tấn công Phần Lan, loại bỏ một đồng minh quan trọng của Đức. Cuộc chiến tranh này cũng là một cuộc tổng diễn tập của Hồng quân Liên Xô sau khi xây dựng, đặc biệt là ở đội ngũ tướng lĩnh, sĩ quan sau cuộc đại thanh trừng của Stalin.
    Theo sự thật lịch sử, cuộc chiến tranh Mùa đông (Winter War) bắt đầu ngày 30/11/1939 là một thảm hoạ của Hồng quân Liên Xô. Chỉ huy yếu kém, trang bị lạc hậu, tổ chức lộn xộn; Hồng quân Liên Xô đã gặp thất bại khủng khiếp, tổn thất vô cùng to lớn trước một đội quân Phần Lan nhỏ hơn rất nhiều. Lực lượng tiến công đông hơn cả dân số Phần Lan, nhưng vất vả lắm Liên Xô mới chiếm nổi một phần đất đai của Phần Lan. Nhưng lúc này, với một Hồng quân vững mạnh, tinh nhuệ, hiện đại, mình hoàn toàn có thể thực hiện việc diệt sạch quân đội Phần Lan, loại bỏ mọi mối nguy cơ đến từ biên giới Tây Bắc, lại có thêm được nhiều cơ sở công nghiệp (trong HOI 3, mọi cuộc chiến đều bắt nguồn và được giải quyết bằng IC). Hãy nhìn bảng thống kê năng lực chiến đấu của các đơn vị Hồng quân Liên Xô và quân đội Phần Lan dưới đây
    - Hồng quân Liên Xô:
























    - Quân đội Phần Lan :













    Thế đấy, một đội quân lạc hậu, chưa chế tạo được tăng – thiết giáp, cơ động chỉ bằng đôi chân trần bộ binh. Năng lực chiến đấu của bộ binh Phần Lan lại chưa bằng một nửa bộ binh Liên Xô. Vậy mà dám khiêu khích Liên Xô ư? Điên rồ!
    Nhưng phải cẩn thận! Chủ quan khinh địch load game lại như chơi. Mình nghiên cứu kĩ tình hình địch trong vòng … 10 phút, vạch kế hoạch tác chiến :
    Lục quân Phần Lan gồm có 12 sư đoàn bô binh, chưa kế các đơn vị vệ binh cho cơ quan chỉ huy (HQ) các cấp. Mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn với chỉ khoảng 2000 quân. Ước tính khoảng 3 vạn người, với trình độ tổ chức yếu kém, trang bị tồi tệ. Không quân chỉ có 4 trung đoàn ném bom, 1 trung đoàn tiêm kích đang trong giai đoạn xây dựng đóng ở sân bay Oulu.
    Trong khi đó, lực lượng huy động vào cuộc chiến tranh Mùa đông của Liên Xô gồm hai phương diện quân Arhangelsk và phương diện quân Leningrad. Tổng cộng gồm có 16 sư đoàn bộ binh (trang bị đầy đủ, gồm 3 trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo 152 mm Pushka, quân số lên tới 9-10.000 người) 5 sư đoàn tăng và 2 sư đoàn bộ binh cơ động (motorised), 5 sư đoàn pháo binh. Đấy là còn chưa kể đến 10 sư đoàn dân quân làm nhiệm vụ luồn sâu vào đất địch. Tổng quân số khoảng 38 vạn người. Đặc biệt, đó là lực lượng không quân của Bộ cử vào làm nhiệm vụ: 6/6 sư đoàn không quân ném bom, 5/7 sư đoàn không quân tiêm kích được huy động vào chiến dịch.
    Với ưu thế vượt trội cả về hoả lực lẫn năng lực tác chiến, ý đồ tiến công của Liên Xô là nhanh chóng dùng hoả lực pháo binh, gồm có pháo binh cấp sư đoàn (pháo 152 mm phối thuộc cùng sư đoàn bộ binh), pháo binh cấp chiến dịch (pháo phản lực của 5 sư đoàn pháo binh vốn là vũ khí chống bộ binh vô cùng hiệu quả, hãy nhìn bảng thống kê bên trên : Rocket Artillert có chỉ số Soft Atack – hình khẩu súng trường – biểu thị năng lực sát thương lên các mục tiêu không có thiết giáp là 5 thay vì 4 như Artillery thông thường), tổng cộng 32 trung đoàn và khả năng oanh tạc của không quân nhanh chóng huỷ diệt sức đề kháng của địch, khiến chúng hoảng loạn và tan rã. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại của Hồng quân, gìn giữ được lực lượng cho cuộc kháng chiến sau này.
    Hồng quân Liên Xô tổng tiến công trên toàn tuyến biên giới Phần Lan
    Mờ sáng 30/11/1939, Hồng quân Liên Xô tổng công kích. Các giàn hoả tiễn M-13 gầm lên dội lửa vào đầu thù, mở đường cho bộ binh tràn lên xung phong. Các sư đoàn không quân ném bom 361, 362, 363, 364, 365 ; dưới sự yểm hộ của các sư đoàn không quân tiêm kích 371, 372 ném bom liên tục vào các sở chỉ huy, các đơn vị quân địch đang hốt hoảng ứng cứu cho nhau. Sư đoàn không quân 373, 374 phong toả (Air superious) sân bay Oulu, khiến không quân địch không thể cất cánh. Sư đoàn Cường kích 381 ném bom thủ đô Helsinki.
    Trên hướng tiến công chính diện, phương diện quân Arhangelsk thực hành tác chiến chiều sâu (Deep Battle) 4 quân đoàn bộ binh đánh địch trên toàn tuyến, 2 quân đoàn tăng 38 và 39 tung ra hai mũi dùi xe tăng T-34 thọc vào hai bên sườn quân Phần Lan, bao vây, diệt gọn phương diện quân Karelia của Phần Lan
    Không quân Liên Xô hoạt động mạnh, khống chế toàn bộ vùng trời Phần Lan
    Một hướng tiến công khác của phương diện quân Leningrad, tuy không gặp chủ lực địch, nhưng lại có nhiệm vụ cực kì quan trọng : Chiếm Helsinki và các thành phố công nghiệp Nam Phần Lan. Vấp phải hai sư đoàn địch cố thủ trong pháo đài (Land Fort) tại Primosk, hoả lực pháo phản lực M-13 bị giảm đi ít nhiều uy lực. Nhưng cuối cùng quân Phần Lan cũng không chịu nổi áp lực tiến công, phải bỏ chạy, để lại 648 xác chết. Hai sư đoàn cơ động đánh thẳng về phía thủ đô Helsinki trống rỗng.


    Phương diện quân Leningrad đột phá phòng tuyến địch tại Primorsk, tiến thẳng về Helsinki
    Chỉ sau hai ngày đầu chiến dịch (30/11 và 1/12), Hồng quân Liên Xô đã thu được thắng lợi to lớn, diệt hàng ngàn tên địch. Tại phía Bắc chiến trường, quân đội Phần Lan sau khi rút lui và củng cố, đã thực hiện cuộc phản công cuối cùng trong vô vọng. Ngày 9/12, Hồng quân Liên Xô đánh thắng trận quyết định, diệt 1048 tên địch, quyết định số phận Phần Lan.
    Chiến dịch Phần Lan kéo dài từ ngày 30/11/1939 đến ngày 10/12/1939 đã kết thúc thắng lợi. Hồng quân Liên Xô đã thực hành tác chiến tương đối tốt, diệt 4664 tên địch, làm tan rã toàn bộ quân đội Phần Lan. 552 chiến sĩ Hồng quân cũng đã ngã xuống vì Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa. Chiến tranh kết thúc, các đơn vị quân cảnh nhanh chóng sang đất bạn làm nhiệm vụ, trấn áp phản loạn, gìn giữ trật tự trị an trên khắp Phần Lan.



















    Cuộc chiến tranh mùa đông kết thúc
    Thắng lợi lớn, nhưng đừng tự hào. Vì Phần Lan chưa phải đối thủ mạnh. Hơn nữa, sau trận này, phát xít Đức cũng đã cảnh giác hơn. Na Uy, Thuỵ Điển vội vã gia nhập phe Đồng minh để tự bảo vệ. Khoảng cách giữa Liên Xô với Anh – Pháp – Mĩ trên trận tuyến chống phát xít vì thế ngày càng lớn. Các đơn vị tăng, pháo chủ lực của phương diện quân Arhgelsk và Leningrad lập tức được điều về vùng Baltic để chuẩn bị chống phát xít.
    Vào ngày 9/6/1940, các phần tử phản cách mạng Phần Lan đã nổi dậy, lôi kéo một lực lượng gần 3000 người lập chiến khu chống lại quân đội Liên Xô. Đương nhiên đây là vùng rừng núi heo hút, chứ chẳng phải thành phố hay trung tâm công nghiệp gì lớn, nhưng nếu không dẹp nhanh sẽ gây ra hiểm hoạ lớn vì chúng sẽ lôi kéo các vùng khác cùng nổi dậy. Lực lượng nổi loạn chủ yếu là thành phần các đối tượng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Phần Lan. Chúng được trang bị những vũ khí của quân đội Phần Lan còn sót lại sau chiến tranh, có quân số đông nên quả thật chỉ có thể dùng từ phỉ cho đám nổi loạn này. Một sư đoàn tăng được cử đến, nhanh chóng đè bẹp lực lượng phản loạn, diệt 137 tên, kêu gọi nhân dân trở về quê cũ làm ăn. Do tốc độ tiến công của Hồng quân Liên Xô quá nhanh, các đơn vị quân Phần Lan chỉ bị tan rã chứ không bị tiêu diệt hẳn. Chúng đã phân thành những nhóm nhỏ, đánh du kích Hồng quân. Mình đã phải tung thêm hàng chục sư đoàn quân cảnh và một lực lượng cơ giới hoá mạnh, tốc độ cao để tiến hành tiễu phỉ. Tính đến ngày 30/11/1940, một năm sau ngày cuộc chiến tranh Mùa Đông bùng nổ, đã có 6 vụ nổi loạn trên khắp Phần Lan. Rất nhiều đơn vị được tung vào tiễu phỉ: 1139 tên phiến loạn đã bị tiêu diệt, 37 chiến sĩ Hồng quân đã ngã xuống để bảo vệ hoà bình cho đất nước Phần Lan.







    Sư đoàn tăng nhanh chóng tấn công tiễu phỉ Phần Lan tháng 6/1940








































    6) Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
    Ngay sau khi kí Hiệp ước Molotov – Ribentrop và tiến hành Cuộc chiến tranh Mùa Đông với Phần Lan, mình và Ban lãnh đạo Liên Xô đã nhanh chóng ra sức chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức. Việc đánh chiếm Phần Lan đã mang lại nhiều IC, đồng thời làm giảm áp lực lên phía Tây Bắc biên giới. Leningrad lẫn Sevastopol giờ đây đã quá xa so với đường biên giới Liên Xô, nên mình gần như chắc chắn những trận đánh tử thủ nổi tiếng diễn ra tại đây sẽ không xảy ra. Thay vì cơ động những đơn vị nội địa ra đóng giữ đường biên giới mới với Đức, mình thành lập hẳn Bộ Tư lệnh Biên phòng làm nhiệm vụ phòng giữ biên giới và vùng đất vốn là lãnh thổ Ba Lan, Estonia, Latvia … trước đây. Điều này mang lại cho mình một hệ thống phòng ngự có chiều sâu, tuyến sau phối hợp với tuyến trước, tránh việc bị đột kích, hợp vây tiêu diệt. Những đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng đều được đào tạo kĩ lưỡng, trang bị tốt, đặc biệt là hàm lượng pháo binh và tăng – thiết giáp cao, luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
    Trong cuộc chiến vệ quốc, đối thủ chính của Hồng quân Liên Xô là phát xít Đức. Phải nói thẳng là quân Hunggari, Rumani bây giờ không đủ khả năng đối chọi lại Hồng quân (nếu không phải sau vụ đánh Phần Lan Hitler chột dạ, lên tiếng thì chắc giờ mình cũng đã ngốn xong Rumani rồi). Chúng ta hãy thử so sánh các mặt:
    Bộ binh Liên Xô sau khi được tập trung nghiên cứu hiện đại hoá đã được trang bị súng trường SVT obr 1940, súng cối 82mm obr 1941, pháo 76mm GS obr 1938, súng chống tăng 57mm PTP obr 1941. Có thể thấy ngay hoả lực của Hồng quân đã tiến bộ hơn nhiều so với khi tiến hành cuộc chiến Phần Lan và còn là một giấc mơ đối với bộ binh Xô viết trong đời thực (nhất là giai đoạn đầu Thế chiến II, họ chỉ được trang bị những khẩu súng trường Mosin – Nagant 1891 thời Nga hoàng bắn phát một, chỉ có những đơn vị lính tinh nhuệ đặc biệt của NKVD mới được trang bị tiểu liên). Hoả lực chống tăng đặc biệt được chú trọng để đối phó với xe tăng Đức. Mạng liên lạc thông tin bằng vô tuyến và hữu tuyến phát triển mạnh, giúp chỉ huy thông suốt trong chiến đấu. So với bộ binh Đức được trang bị tiểu liên MP40, súng cối 120mm GrW 42, pháo 100 mm NBW 35, súng chống tăng 75mm Pak40 thì đã nhỉnh hơn chút ít. Tuy nhiên, do huấn luyện kĩ càng nên trình độ tổ chức của Hồng quân cao hơn quân Đức gần 2 lần.
    Đối với lực lượng tăng – thiết giáp và pháo binh, những quả đấm thép quyết định chiến trường, Hồng quân Liên Xô vẫn chiếm ưu thế. Các loại xe tăng T-34 (được nâng cấp, thay pháo 76mm bằng pháo 85mm), IS-2, pháo tự hành SU-100, SU-152 của Liên Xô ít nhiều mạnh hơn xe tăng PzKpfw IV, Jagpanther của Đức. Tuy nhiên về số lượng đơn vị tăng trên chiến trường, Hồng quân Liên Xô vẫn chưa thể bằng Đức. Hơn nữa, các sư đoàn thiết giáp Đức đã trải qua nhiều cuộc chiến trong suốt hai năm qua, nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.








    - Hồng quân Liên Xô :


























    - Phát xít Đức :

    Lực lượng Không quân Hồng quân, sau 5 năm liên tục xây dựng và trưởng thành, đến nay đã có 5 sư đoàn Không quân ném bom chiến thuật (Tactical Bomber) là 361, 362, 363, 364, 365; 7 sư đoàn không quân tiêm kích là 371, 372, 373, 374, 375, 376, 377 ; 1 sư đoàn cường kích diệt tăng 381 ; 2 sư đoàn ném bom chiến lược (Strategic Bomber) là 391, 392 ; 3 sư đoàn vận tải là 400, 401, 402 với tổng cộng 72 trung đoàn máy bay. Hơn nữa, trên khắp những điểm trọng yếu của biên giới phía Tây được đặt 10 đài radar mạnh, giúp theo dõi tốt hoạt động của quân địch.Đặc biệt, Liên Xô là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới chế tạo được bom bay V1. Hiện đang có sư đoàn Tên lửa chiến lược 501 đóng tại Leningrad với 5 quả bom bay. Tuy nhiên tầm bắn của V1 chỉ có 300 km nên chủ yếu để hù doạ là chính. Liên Xô có đội ngũ phi công dũng cảm, trình độ cao, được trang bị các loại máy bay như tiêm kích Polikarpov I-16, ném bom chiến lược Tupolev TB-3, ném bom chiến thuật Petjakov Pe-2, máy bay đa dụng Sukhoi Su-2 Ivanop và máy bay vận tải Lisunov Li-2. Trong khi đó, phía Đức chỉ có 35 trung đoàn không quân, gồm 6 trung đoàn ném bom chiến thuật Junker Ju-88, 15 trung đoàn ném bom hải quân Junker Ju-290, 8 trung đoàn máy bay đa dụng Foke – WulfFw-190D và 6 trung đoàn tiêm kích Messerschmitt Pf-109E Emil. Liên Xô tuy chiếm ưu thế về số lượng nhưng về chất lượng thì không thể bằng được các phi công Đức. Qua tình báo cho thấy, phía Đức có những sư đoàn tiêm kích « 5 sao » - có kinh nghiệm dạn dày đến mức thành « át chủ bài » thật sự rất khó đối phó. Buồn thay, rất nhiều những đơn vị không quân « át chủ bài » Đức đã được đào tạo tại Liên Xô. Thêm một sự khốn nạn của Hiệp ước Molotov – Ribentrop!

    Những sư đoàn tiêm kích « 5 sao » dạn dày kinh nghiệm của phát xít Đức. Không hiểu những tên đồ tể ấy đã hạ bao nhiêu chiếc máy bay để đạt đến « đẳng cấp » này!












    - Không quân Hồng quân Liên Xô :
    - Không quân phát xít Đức :
    Thiên hướng chính của phát xít Đức là phát triển không quân đánh biển, vì vậy không ngạc nhiên gì khi chúng sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh với nhiều chiến hạm lớn. Lực lượng này đóng rải rác ở hàng loạt căn cứ hải quân ở Bắc Ba Lan, đặc biệt là tại Danzig – hòn ngọc biển Baltic. Hạm đội Baltic của mình thật sự chẳng là gì so với hải quân Đức. Phải nghĩ ngay ra cách để xử lí chúng!
    Liên Xô là một đất nước rộng lớn, đông dân. Vì vậy, mình dễ dàng động viên được 1281 trung-lữ đoàn. Trong khi đó, với 381 lữ đoàn là phát xít Đức đã hầu như kiệt lực. IC của Liên Xô là 334 so với 261 của Đức, nên năng lực xây dựng các sư đoàn mới cũng cao hơn.Tuy nhiên, đội ngũ sĩ quan chỉ huy của mình đang thiếu trầm trọng, chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu (hậu quả của việc tập trung nghiên cứu khoa học công nghệ, không lo gì đến đào tạo sĩ quan) Tóm lại, mình có ưu thế về số lượng, chúng có ưu thế về chất lượng.
    - Kế hoạch tác chiến:
    Bản đồ chiến trường phía Tây Liên Xô
    Theo sự thật lịch sử, trong đêm 22/6/1941, không quân phát xít đã oanh tạc hàng loạt các thành phố, doanh trại trong tầm từ biên giới Liên Xô đến sâu 300km trong nội địa. Ngay trong giờ đầu tiên hơn 1200 máy bay Xô viết bị phá huỷ ngay trên sân bay. Không quân Hồng quân hoàn toàn tê liệt, phát xít Đức hoàn toàn làm chủ bầu trời. Khi chúng chiếm được ưu thế trên không cũng là lúc chiến thuật Blitzkrieg phát huy. Đội hình tấn công phát xít tung ra các mũi thiết giáp tiến công, bỏ qua các ổ đề kháng sát biên giới, đánh thẳng vào tuyến pháo binh hỗ trợ, chia cắt lực lượng dự bị ở tuyến sau của Hồng quân. Sau đó là hợp vây, tàn sát hết sạch tất cả những gì cản trở, đè bẹp chúng dưới xích xe tăng. Thất bại của Hồng quân là ở điều chết người đó. Hồng quân Liên Xô hốt hoảng rút lui, nhưng tốc độ rút chạy còn chậm hơn cả tốc độ tiến công của phát xít. Ở Belarus, chiến trường chính của cuộc chiến, nơi Hitler tung ra lực lượng mạnh nhất để nhanh chóng mở toang cánh cửa tiến vào Leningrad và Moscow, chỉ trong tuần đầu tiên 42 trên tổng số 62,5 vạn binh sĩ Hồng quân đã bị giết và bắt sống. Nếu như không có những sai lầm có hệ thống của Stalin qua cuộc đại thanh trừng, Hiệp ước Molotov – Ribentrop, trong việc xây dựng Hồng quân theo « lý luận quân sự vô sản » chết tiệt ; chắc chắn sẽ không bao giờ có trận Leningrad, Stalingrad, Moscow nữa, và như thế nhân dân Liên Xô sẽ không phải chịu thêm những hi sinh vô lí nữa.
    Biết trước được điều này, mình đã xây dựng một hệ thống phòng ngự vững chắc, và chuẩn bị sẵn chiến thuật và chiến lược đối phó. Sau khi dẹp xong Phần Lan, mình đã rút nhiều sư đoàn pháo binh và thiết giáp của phương diện quân Arhangelsk và Leningrad về phòng thủ biên giới phía Tây. Thế nhưng điều đó sẽ làm cánh Bắc của mặt trận bị lệch. Với lực lượng mạnh như của hải quân địch, việc loại bỏ Hạm đội Baltic để tiến hành đổ bộ lên đất Phần Lan và Leningrad là quá dễ dàng. Mình sẽ mất một trung tâm công nghiệp lớn, cánh cửa tiến vào Moscow sẽ bị mở toang. Lúc đó thì vỡ trận là chắc chắn.
    Những căn cứ hải quân hùng mạnh của phát xít Đức trên vùng biển Baltic, sẵn sàng thực hiện một cuộc đổ bộ lên đất Liên Xô
    Căn cứ hải – lục – không quân hùng mạnh Konigsberg của Đức bên bờ Baltic
    Nhận những tin tình báo về lực lượng hải quân phát xít, mình lạnh cả người. Không trách được chúng phải xây dựng lực lượng không quân hải quân mạnh đến thế. Hải quân phát xít có đến hơn 100 trung đoàn tàu vận tải, vô số chiến hạm, tàu ngầm, tàu khu trục… Riêng tại căn cứ liên hợp Konigsberg đã có 63 trung đoàn tàu vận tải và hàng trăm tàu chiến. Với lực lượng đó, chúng có thể đổ bộ cả trăm sư đoàn lên đất Phần Lan và Leningrad. Những sư đoàn của Bộ Tư lệnh Phần Lan đa số chỉ là quân cảnh và thiết giáp nhẹ để chống nổi loạn, không thể nào chống nổi chúng. Phải nghĩ ngay ra cách triệt hạ chúng. Mình nghĩ đến giải pháp dùng lực lượng tên lửa chiến lược, bắn bom bay V1 phá nát căn cứ hải quân này. Bom bay V1 chỉ có tác dụng phá hoại cơ sở hạ tầng mạnh, khả năng sát thương không có bao nhiêu nên chắc chắn sau đòn tấn công này hải quân Đức sẽ … còn nguyên. Chỉ có điều, chúng sẽ bị đánh bật ra, không thể tập trung binh lực tiến hành đổ bộ được nữa. Khi đó, máy bay ném bom sẽ giải quyết nốt phần còn lại. Thế nhưng tầm bắn của V1 chỉ có 300 km, bắt buộc mình phải tìm ra một vị trí trong bán kính 300 km xung quanh căn cứ Konigberg để đặt bom bay. Chỉ cần bắn được bom bay trúng vào Konigberg, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống phòng không của phát xít sẽ bị phá huỷ. Máy bay ném bom sẽ lập tức xuất kích đánh vào lực lượng phát xít.
    Trên chiến trường trên bộ, dọc tuyến biên giới 1800 dặm từ biển Baltic đến biển Đen, Bộ Tư lệnh Biên phòng đã bố trí hàng chục sư đoàn bộ binh mạnh dọc biên giới. Sâu trong nội địa là những sư đoàn pháo binh, xe tăng mạnh; sẵn sàng bịt lỗ hổng phòng ngự nếu bị chúng xuyên thủng. Mình xây dựng ba cụm Tập đoàn quân mạnh ở Memel, Bialystok – Grodno – Kamyayets và Veliky Lyubin – Drohobych. Đây là những nơi được bố trí lực lượng bộ binh hùng hậu, lực lượng pháo binh mạnh, đủ các loại hoả lực pháo binh, pháo phản lực, pháo chống tăng… có sức chiến đấu cao, chốt giữ những nơi tập trung các mũi thiết giáp mạnh của Đức. Xe tăng Đức sẽ húc phải một bức tường lửa không thể công phá. Đây sẽ là nơi chôn vùi chiến tranh blitzkrieg của Đức.
    Lực lượng phòng ngự Veliky Lyubin – Drohobych





    Lực lượng hùng hậu của các quân đoàn tại Grodno – Bialystok - Kamyayets
    - Diễn biến chiến dịch :
    Trên hướng Memel, nơi đóng một căn cứ hải quân của Đức sát biên giới Liên Xô, mình tung vào 4 sư đoàn tăng, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến địch, ngăn chặn việc chúng mở rộng chiều dài tuyến tấn công. Sau đó quân đoàn 142 tung các mũi xe tăng tiến công dọc theo bờ biển phía Bắc Ba Lan. Căn cứ Konigsberg đã bị lực lượng tên lửa chiến lược dọn sạch sẽ nhanh chóng bị đánh chiếm, tạo một đầu cầu đổ bộ cho phương diện quân Leningrad tiến hành đổ quân đánh vào hậu phương Đức.
    Căn cứ Konigsberg bị bom bay V1 đánh phá
    Đúng lúc đang chuẩn bị vào trận thì … 30 Tết ! Mình phải làm nghĩa vụ của thằng con cả.
    Muốn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít thì cũng phải để sau Tết đã.

    ---------- Post added at 11:00 ---------- Previous post was at 10:58 ----------

    ôi, em xin lỗi, em không biết post ảnh. Anh nào dạy em với. Em sẽ post ảnh lên minh hoạ cho bài viết.

    ---------- Post added at 11:06 ---------- Previous post was at 11:00 ----------

    Còn nữa, anh cho em hỏi support attack là gì ạ? Có phải là dùng các đơn vị pháo binh bắn hỗ trợ hoả lực không ạ? Em muốn lập thêm một theatre mới, nhưng không lập được, có cách nào không ạ? Thứ nữa là chơi Very Hard, em đã có supplies max 99999 mà vẫn không đủ là sao ạ, các đơn vị tăng vẫn phải nằm ụ, chán quá.
    Cảm ơn các anh và chúc mừng năm mới.
     
  16. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,473
    Bác chụp hình = phím print Screen sau đó lưu vào ACDSee. Lên phôtbucket hay image shack tạo 1 cái tài khoản rồi upload hình lên. Cuối cùng lấy link dùng code [​IMG]
     
  17. jasminefls

    jasminefls Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    26/12/11
    Bài viết:
    29
    NHẬT KÍ HEART OF IRON 3
    Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết – The Road to War 1936
    [​IMG]





    Lương Lê Minh​
    1) Công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
    Là ốc đảo xã hội chủ nghĩa giữa đại dương tư bản, ngay từ khi mới ra đời, đất nước Liên Xô đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Sau giai đoạn nội chiến và công cuộc khôi phục kinh tế do Lênin đề xướng, Liên Xô vẫn là một nước lạc hậu, nông nghiệp vẫn chiếm hơn 60% GDP. Nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa phải được gấp rút thực hiện, với 3 trọng tâm là công nghiệp chế tạo máy công cụ, công nghiệp năng lượng và công nghiệp quốc phòng.
    Trải qua ba năm liên tục xây dựng nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa (1936-1939), nền kinh tế Xô viết đã đạt được những thành tựu vĩ đại : Cơ sở công nghiệp (Industrial Capacity – IC) tăng từ 178 lên 300, tức 68%. Cả nước đã được điện khí hoá, điện năng được xuất khẩu cho nhiều nước mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Ngành công nghiệp luyện kim (Metal), khai khoáng (Rare Materials), sản xuất hàng tiêu dùng (Consumer Good) cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Liên Xô đã thực sự trở thành một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới.
    [​IMG]
    Ngành khoa học Liên Xô đã góp một phần to lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng. Sản lượng công nghiệp (Available IC) đã tăng 15% nhờ có những nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học. Đặc biệt, ngành công nghiệp quốc phòng đã có những phát triển vượt bậc: Đã sản xuất được những loại xe tăng hạng trung (T-34) và hạng nặng (KV-1). Pháo phản lực phóng loạt M-13 (Rocket Artillery) được chế tạo thành công, đem lại một vũ khí chống bộ binh vô cùng hiệu quả, trở thành nỗi kinh hoàng của kẻ địch. Lực lượng không quân ném bom và không quân tiêm kích phát triển từ 12 trung đoàn lên 52 trung đoàn, với lực lượng máy bay hiện đại và đội ngũ phi công xuất sắc, dũng cảm, được đào tạo bài bản. Đặc biệt, những đài radar mạnh đã được xây dựng sát biên giới phía Tây, cho phép theo dõi những biến chuyển của quân địch trên chiến trường Ba Lan, Latvia, Hungari, Rumani và Cộng hoà Séc. Công tác quân y (Combat Medicine) cũng được nghiên cứu, binh sĩ được trang bị bộ sơ cứu ban đầu (First Aid) giúp giảm tổn thất trên chiến trường. Lực lượng bộ binh được huấn luyện, tổ chức tốt, trang bị mạnh với những vũ khí như súng trường SVT obr 1938, đại liên 7,62mm GS obr 1943, pháo 76,2mm Pushka obr 1936, súng chống tăng 45mm PTP obr 1938. Những chiến thuật mới được tập trung nghiên cứu và đưa vào huấn luyện trong toàn quân. Hồng quân Liên Xô đã thực sự trở thành một đội quân chính qui, tinh nhuê, hiện đại - một đội cận vệ đáng tin cậy của Đảng, của Cách mạng, của Nhà nước Xô viết.
    2) Những sóng gió đầu tiên
    Khối Anh – Pháp – Mĩ và khối phát xít Đức – Ý – Nhật tuy mâu thuẫn với nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Vì vậy, khối Anh – Pháp – Mĩ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thoả hiệp này, Đức đã chiếm Tiệp Khắc. Và ngay sau đó, với thế thắng như chẻ tre, chúng đã đánh ngay Ba Lan vào tháng 5/1939 chứ không phải 1/9/1939 như trong sự thật lịch sử.
    Mờ sáng 5/5/1939, các cánh quân thiết giáp Đức ồ ạt tấn công Ba Lan. Chỉ trong một ngày, chúng đã dọn sạch tất cả các đơn vị phòng thủ biên giới phía Tây, phía Tây Nam và phía Tây Bắc Ba Lan. Thủ đô và các thành phố lớn bị oanh tạc. Vác – sa – va hoàn toàn nằm trong vòng vây phát xít. Với hệ thống radar mạnh, vươn xa, ban lãnh đạo Xô viết đã nghe rõ những tiếng kêu gọi cứu viện trong hoảng loạn, những tiếng kêu tuyệt vọng, tiếng hấp hối cuối cùng của một đất nước.
    [​IMG]
    Vac – sa – va tuyệt vọng trong vòng vây phát xít
    http://www.facebook.com/photo.php?f...53344934.22523.100002778601767&type=3&theater
    Ba Lan bị thôn tính hoàn toàn
    Do sai lầm chiến lược, đưa đại bộ phận quân đội lên biên giới phía Đông chống Liên Xô, lúc này Ba Lan mới vội vàng gọi các đơn vị về giải cứu Vác – sa – va. Nhưng làm sao kịp nữa! Ba Lan hoàn toàn bị thôn tính vào ngày 21/5/1939.
    Tình hình mới đặt ra cấp bách. Ba Lan bị thôn tính sớm hơn ba tháng so với dự định, thực lực phát xít đã mạnh nay càng thêm mạnh. Chiếm được Ba Lan sớm ba tháng nghĩa là chúng sẽ ổn định lực lượng sớm ba tháng, các cơ sở công nghiệp của Ba Lan sẽ hoạt động cho Đức sớm hơn ba tháng, chúng sẽ có thêm nhiều sư đoàn hơn từ Ba Lan để ném vào cuộc chiến.
    3) Sự khốn nạn của Hiệp ước Molotov – Ribentrop
    Đầu năm 1939, Liên Xô và Đức đã kí Hiệp ước hữu nghị. Quan hệ giữa hai nước từ thù địch đã trở nên nồng ấm một cách đột ngột từ tháng 8/1939. Điều này giúp Hitler có thêm thời gian chuẩn bị đánh Liên Xô, lại tránh được việc phải chiến đấu trên cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây châu Âu. Và suýt nữa thì Liên Xô đã tham gia khối Liên minh Đức – Ý – Nhật. Theo Hiệp ước này, Đức có được nguồn dầu thô từ Liên Xô, không sợ Anh – Pháp – Mĩ cấm vận, các hạm đội tàu ngầm Đức đã được sử dụng các quân cảng Liên Xô làm điểm dừng tiếp nhiên liệu, sửa chữa… Đức chiếm Ba Lan, Pháp và Anh chỉ tuyên mà không chiến. Liên Xô kéo quân vào chiếm Tây Ba Lan, Tây Belarus, Tây Ukraina, Latvia, Estonia, Litva và vùng Bessarabia của Rumani. Điều này, trước hết làm cho Liên Xô mang tiếng đi xâm lược, thứ hai là bị phân hoá khỏi khối Anh – Pháp – Mĩ trên trận tuyến chống phát xít, thứ ba là những lãnh thổ Liên Xô chiếm được cũng chẳng có cơ sở công nghiệp gì quan trọng, chủ yếu là mang ý nghĩa tinh thần, có đi có lại là chính.
    http://www.facebook.com/photo.php?f...53344934.22523.100002778601767&type=3&theater













    Ba Lan bị đè bẹp từ cả hai phía – Sĩ quan Hồng quân và Đức trò chuyện thân mật trên đất
    Ba Lan

    Chứng kiến một cách đầy đủ tình cảnh này, nhưng mình không thể làm gì. Thứ nhất là không thể phế được Stalin (càng nghĩ càng căm, vì cuộc đại thanh trừng của ông ta mà bao nhiêu tướng lĩnh tài danh của Hồng quân đi đứt cả). Thứ hai là nếu không kí Hiệp ước thì trước sau gì cả những lãnh thổ kia cũng bị Đức nuốt trọn, Hồng quân Liên Xô lại đang trong giai đoạn xây dựng và trưởng thành, không thể là địch thủ với đội quân phát xít. Thôi thì đành chấp nhận kí, kéo dài thời gian được hơn 2 năm (từ tháng 5/1939 thành tháng 6/1941) để chuẩn bị cho cuộc chiến với phát xít Đức. Lãnh thổ Liên Xô sẽ có thêm một ít đất đai làm tấm đệm mềm để bảo vệ, lại ngăn chặn được sự huỷ diệt của phát xít Đức trên một phần lãnh thổ các quốc gia Đông Âu.
    Nhưng phải quán triệt một điều ngay từ lúc rời khỏi phòng kí hiệp ước: “Phát xít Đức không bao giờ là bạn!” Chính vì mù quáng tin vào điều này mà đất nước Liên Xô đã phải trả giá đắt vì bị bất ngờ khi chiến tranh nổ ra. Và may mắn thay, vì biết trước mọi sự, mình đã tránh được điều đó.
    Lịch sử sẽ phán xét việc đưa quân vào những vùng lãnh thổ Đông Âu, nhưng Liên bang Xô viết sẽ không bao giờ đi chung đường với chủ nghĩa phát xít.
    4) Cuộc chiến tranh Xô – Phần
    Ngay sau khi chiếm được Ba Lan, thực lực đủ mạnh, Hitler đánh chiếm hàng loạt các nước châu Âu. Quân Ý bành trướng ra Bắc Phi. Thực lực khối phát xít càng lúc càng mạnh. Công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang Liên Xô được gấp rút đẩy mạnh. Mình nghĩ đến việc áp dụng kế sách “tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt năm xưa: Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân chặn mũi tiến công của giặc. Đánh Đức ngay bây giờ là không thể, nhưng mình có thể triệt hạ từng thành phần của khối phát xít. Hiểm hoạ đầu tiên phải kể đến Phần Lan. Một đất nước yếu hơn Liên Xô nhiều lần, nhưng dưới sự hậu thuẫn của phát xít đang ngóc đầu dậy, gây rối vùng biên giới phía Tây Bắc Liên Xô. Chúng tổ chức nhiều vụ đột kích các đồn biên phòng, phá hoại ở nhiều nơi. Theo sự thật lịch sử, Liên Xô đã kéo quân vào chiếm dải đất Karelia của Phần Lan, lập nên nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Karelia. Nhân cớ này, tiện thể kí xong Hiệp ước Molotov – Ribentrop, Liên Xô tập trung binh lực tổng tấn công Phần Lan, loại bỏ một đồng minh quan trọng của Đức. Cuộc chiến tranh này cũng là một cuộc tổng diễn tập của Hồng quân Liên Xô sau khi xây dựng, đặc biệt là ở đội ngũ tướng lĩnh, sĩ quan sau cuộc đại thanh trừng của Stalin.
    Theo sự thật lịch sử, cuộc chiến tranh Mùa đông (Winter War) bắt đầu ngày 30/11/1939 là một thảm hoạ của Hồng quân Liên Xô. Chỉ huy yếu kém, trang bị lạc hậu, tổ chức lộn xộn; Hồng quân Liên Xô đã gặp thất bại khủng khiếp, tổn thất vô cùng to lớn trước một đội quân Phần Lan nhỏ hơn rất nhiều. Lực lượng tiến công đông hơn cả dân số Phần Lan, nhưng vất vả lắm Liên Xô mới chiếm nổi một phần đất đai của Phần Lan. Nhưng lúc này, với một Hồng quân vững mạnh, tinh nhuệ, hiện đại, mình hoàn toàn có thể thực hiện việc diệt sạch quân đội Phần Lan, loại bỏ mọi mối nguy cơ đến từ biên giới Tây Bắc, lại có thêm được nhiều cơ sở công nghiệp (trong HOI 3, mọi cuộc chiến đều bắt nguồn và được giải quyết bằng IC). Hãy nhìn bảng thống kê năng lực chiến đấu của các đơn vị Hồng quân Liên Xô và quân đội Phần Lan dưới đây
    - Hồng quân Liên Xô:
    [​IMG]
























    - Quân đội Phần Lan :
    [​IMG]













    Thế đấy, một đội quân lạc hậu, chưa chế tạo được tăng – thiết giáp, cơ động chỉ bằng đôi chân trần bộ binh. Năng lực chiến đấu của bộ binh Phần Lan lại chưa bằng một nửa bộ binh Liên Xô. Vậy mà dám khiêu khích Liên Xô ư? Điên rồ!
    Nhưng phải cẩn thận! Chủ quan khinh địch load game lại như chơi. Mình nghiên cứu kĩ tình hình địch trong vòng … 10 phút, vạch kế hoạch tác chiến :
    Lục quân Phần Lan gồm có 12 sư đoàn bô binh, chưa kế các đơn vị vệ binh cho cơ quan chỉ huy (HQ) các cấp. Mỗi sư đoàn gồm 3 trung đoàn với chỉ khoảng 2000 quân. Ước tính khoảng 3 vạn người, với trình độ tổ chức yếu kém, trang bị tồi tệ. Không quân chỉ có 4 trung đoàn ném bom, 1 trung đoàn tiêm kích đang trong giai đoạn xây dựng đóng ở sân bay Oulu.
    Trong khi đó, lực lượng huy động vào cuộc chiến tranh Mùa đông của Liên Xô gồm hai phương diện quân Arhangelsk và phương diện quân Leningrad. Tổng cộng gồm có 16 sư đoàn bộ binh (trang bị đầy đủ, gồm 3 trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo 152 mm Pushka, quân số lên tới 9-10.000 người) 5 sư đoàn tăng và 2 sư đoàn bộ binh cơ động (motorised), 5 sư đoàn pháo binh. Đấy là còn chưa kể đến 10 sư đoàn dân quân làm nhiệm vụ luồn sâu vào đất địch. Tổng quân số khoảng 38 vạn người. Đặc biệt, đó là lực lượng không quân của Bộ cử vào làm nhiệm vụ: 6/6 sư đoàn không quân ném bom, 5/7 sư đoàn không quân tiêm kích được huy động vào chiến dịch.
    Với ưu thế vượt trội cả về hoả lực lẫn năng lực tác chiến, ý đồ tiến công của Liên Xô là nhanh chóng dùng hoả lực pháo binh, gồm có pháo binh cấp sư đoàn (pháo 152 mm phối thuộc cùng sư đoàn bộ binh), pháo binh cấp chiến dịch (pháo phản lực của 5 sư đoàn pháo binh vốn là vũ khí chống bộ binh vô cùng hiệu quả, hãy nhìn bảng thống kê bên trên : Rocket Artillert có chỉ số Soft Atack – hình khẩu súng trường – biểu thị năng lực sát thương lên các mục tiêu không có thiết giáp là 5 thay vì 4 như Artillery thông thường), tổng cộng 32 trung đoàn và khả năng oanh tạc của không quân nhanh chóng huỷ diệt sức đề kháng của địch, khiến chúng hoảng loạn và tan rã. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại của Hồng quân, gìn giữ được lực lượng cho cuộc kháng chiến sau này.
    [​IMG]
    Hồng quân Liên Xô tổng tiến công trên toàn tuyến biên giới Phần Lan
    Mờ sáng 30/11/1939, Hồng quân Liên Xô tổng công kích. Các giàn hoả tiễn M-13 gầm lên dội lửa vào đầu thù, mở đường cho bộ binh tràn lên xung phong. Các sư đoàn không quân ném bom 361, 362, 363, 364, 365 ; dưới sự yểm hộ của các sư đoàn không quân tiêm kích 371, 372 ném bom liên tục vào các sở chỉ huy, các đơn vị quân địch đang hốt hoảng ứng cứu cho nhau. Sư đoàn không quân 373, 374 phong toả (Air superious) sân bay Oulu, khiến không quân địch không thể cất cánh. Sư đoàn Cường kích 381 ném bom thủ đô Helsinki.
    Trên hướng tiến công chính diện, phương diện quân Arhangelsk thực hành tác chiến chiều sâu (Deep Battle) 4 quân đoàn bộ binh đánh địch trên toàn tuyến, 2 quân đoàn tăng 38 và 39 tung ra hai mũi dùi xe tăng T-34 thọc vào hai bên sườn quân Phần Lan, bao vây, diệt gọn phương diện quân Karelia của Phần Lan
    http://www.facebook.com/media/set/?set=a.167576853344934.22523.100002778601767&type=3
    Không quân Liên Xô hoạt động mạnh, khống chế toàn bộ vùng trời Phần Lan
    Một hướng tiến công khác của phương diện quân Leningrad, tuy không gặp chủ lực địch, nhưng lại có nhiệm vụ cực kì quan trọng : Chiếm Helsinki và các thành phố công nghiệp Nam Phần Lan. Vấp phải hai sư đoàn địch cố thủ trong pháo đài (Land Fort) tại Primosk, hoả lực pháo phản lực M-13 bị giảm đi ít nhiều uy lực. Nhưng cuối cùng quân Phần Lan cũng không chịu nổi áp lực tiến công, phải bỏ chạy, để lại 648 xác chết. Hai sư đoàn cơ động đánh thẳng về phía thủ đô Helsinki trống rỗng.
    [​IMG]

    Phương diện quân Leningrad đột phá phòng tuyến địch tại Primorsk, tiến thẳng về Helsinki
    Chỉ sau hai ngày đầu chiến dịch (30/11 và 1/12), Hồng quân Liên Xô đã thu được thắng lợi to lớn, diệt hàng ngàn tên địch. Tại phía Bắc chiến trường, quân đội Phần Lan sau khi rút lui và củng cố, đã thực hiện cuộc phản công cuối cùng trong vô vọng. Ngày 9/12, Hồng quân Liên Xô đánh thắng trận quyết định, diệt 1048 tên địch, quyết định số phận Phần Lan.
    Chiến dịch Phần Lan kéo dài từ ngày 30/11/1939 đến ngày 10/12/1939 đã kết thúc thắng lợi. Hồng quân Liên Xô đã thực hành tác chiến tương đối tốt, diệt 4664 tên địch, làm tan rã toàn bộ quân đội Phần Lan. 552 chiến sĩ Hồng quân cũng đã ngã xuống vì Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa. Chiến tranh kết thúc, các đơn vị quân cảnh nhanh chóng sang đất bạn làm nhiệm vụ, trấn áp phản loạn, gìn giữ trật tự trị an trên khắp Phần Lan.
    [​IMG]


















    Cuộc chiến tranh mùa đông kết thúc

    Thắng lợi lớn, nhưng đừng tự hào. Vì Phần Lan chưa phải đối thủ mạnh. Hơn nữa, sau trận này, phát xít Đức cũng đã cảnh giác hơn. Na Uy, Thuỵ Điển vội vã gia nhập phe Đồng minh để tự bảo vệ. Khoảng cách giữa Liên Xô với Anh – Pháp – Mĩ trên trận tuyến chống phát xít vì thế ngày càng lớn. Các đơn vị tăng, pháo chủ lực của phương diện quân Arhgelsk và Leningrad lập tức được điều về vùng Baltic để chuẩn bị chống phát xít.
    Vào ngày 9/6/1940, các phần tử phản cách mạng Phần Lan đã nổi dậy, lôi kéo một lực lượng gần 3000 người lập chiến khu chống lại quân đội Liên Xô. Đương nhiên đây là vùng rừng núi heo hút, chứ chẳng phải thành phố hay trung tâm công nghiệp gì lớn, nhưng nếu không dẹp nhanh sẽ gây ra hiểm hoạ lớn vì chúng sẽ lôi kéo các vùng khác cùng nổi dậy. Lực lượng nổi loạn chủ yếu là thành phần các đối tượng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Phần Lan. Chúng được trang bị những vũ khí của quân đội Phần Lan còn sót lại sau chiến tranh, có quân số đông nên quả thật chỉ có thể dùng từ phỉ cho đám nổi loạn này. Một sư đoàn tăng được cử đến, nhanh chóng đè bẹp lực lượng phản loạn, diệt 137 tên, kêu gọi nhân dân trở về quê cũ làm ăn. Do tốc độ tiến công của Hồng quân Liên Xô quá nhanh, các đơn vị quân Phần Lan chỉ bị tan rã chứ không bị tiêu diệt hẳn. Chúng đã phân thành những nhóm nhỏ, đánh du kích Hồng quân. Mình đã phải tung thêm hàng chục sư đoàn quân cảnh và một lực lượng cơ giới hoá mạnh, tốc độ cao để tiến hành tiễu phỉ. Tính đến ngày 30/11/1940, một năm sau ngày cuộc chiến tranh Mùa Đông bùng nổ, đã có 6 vụ nổi loạn trên khắp Phần Lan. Rất nhiều đơn vị được tung vào tiễu phỉ: 1139 tên phiến loạn đã bị tiêu diệt, 37 chiến sĩ Hồng quân đã ngã xuống để bảo vệ hoà bình cho đất nước Phần Lan.
    http://www.facebook.com/photo.php?f...53344934.22523.100002778601767&type=3&theater






    Sư đoàn tăng nhanh chóng tấn công tiễu phỉ Phần Lan tháng 6/1940

    http://www.facebook.com/photo.php?f...53344934.22523.100002778601767&type=3&theater

    [​IMG]






































    6) Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

    Ngay sau khi kí Hiệp ước Molotov – Ribentrop và tiến hành Cuộc chiến tranh Mùa Đông với Phần Lan, mình và Ban lãnh đạo Liên Xô đã nhanh chóng ra sức chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức. Việc đánh chiếm Phần Lan đã mang lại nhiều IC, đồng thời làm giảm áp lực lên phía Tây Bắc biên giới. Leningrad lẫn Sevastopol giờ đây đã quá xa so với đường biên giới Liên Xô, nên mình gần như chắc chắn những trận đánh tử thủ nổi tiếng diễn ra tại đây sẽ không xảy ra. Thay vì cơ động những đơn vị nội địa ra đóng giữ đường biên giới mới với Đức, mình thành lập hẳn Bộ Tư lệnh Biên phòng làm nhiệm vụ phòng giữ biên giới và vùng đất vốn là lãnh thổ Ba Lan, Estonia, Latvia … trước đây. Điều này mang lại cho mình một hệ thống phòng ngự có chiều sâu, tuyến sau phối hợp với tuyến trước, tránh việc bị đột kích, hợp vây tiêu diệt. Những đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng đều được đào tạo kĩ lưỡng, trang bị tốt, đặc biệt là hàm lượng pháo binh và tăng – thiết giáp cao, luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
    Trong cuộc chiến vệ quốc, đối thủ chính của Hồng quân Liên Xô là phát xít Đức. Phải nói thẳng là quân Hunggari, Rumani bây giờ không đủ khả năng đối chọi lại Hồng quân (nếu không phải sau vụ đánh Phần Lan Hitler chột dạ, lên tiếng thì chắc giờ mình cũng đã ngốn xong Rumani rồi). Chúng ta hãy thử so sánh các mặt:
    Bộ binh Liên Xô sau khi được tập trung nghiên cứu hiện đại hoá đã được trang bị súng trường SVT obr 1940, súng cối 82mm obr 1941, pháo 76mm GS obr 1938, súng chống tăng 57mm PTP obr 1941. Có thể thấy ngay hoả lực của Hồng quân đã tiến bộ hơn nhiều so với khi tiến hành cuộc chiến Phần Lan và còn là một giấc mơ đối với bộ binh Xô viết trong đời thực (nhất là giai đoạn đầu Thế chiến II, họ chỉ được trang bị những khẩu súng trường Mosin – Nagant 1891 thời Nga hoàng bắn phát một, chỉ có những đơn vị lính tinh nhuệ đặc biệt của NKVD mới được trang bị tiểu liên). Hoả lực chống tăng đặc biệt được chú trọng để đối phó với xe tăng Đức. Mạng liên lạc thông tin bằng vô tuyến và hữu tuyến phát triển mạnh, giúp chỉ huy thông suốt trong chiến đấu. So với bộ binh Đức được trang bị tiểu liên MP40, súng cối 120mm GrW 42, pháo 100 mm NBW 35, súng chống tăng 75mm Pak40 thì đã nhỉnh hơn chút ít. Tuy nhiên, do huấn luyện kĩ càng nên trình độ tổ chức của Hồng quân cao hơn quân Đức gần 2 lần.
    Đối với lực lượng tăng – thiết giáp và pháo binh, những quả đấm thép quyết định chiến trường, Hồng quân Liên Xô vẫn chiếm ưu thế. Các loại xe tăng T-34 (được nâng cấp, thay pháo 76mm bằng pháo 85mm), IS-2, pháo tự hành SU-100, SU-152 của Liên Xô ít nhiều mạnh hơn xe tăng PzKpfw IV, Jagpanther của Đức. Tuy nhiên về số lượng đơn vị tăng trên chiến trường, Hồng quân Liên Xô vẫn chưa thể bằng Đức. Hơn nữa, các sư đoàn thiết giáp Đức đã trải qua nhiều cuộc chiến trong suốt hai năm qua, nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.








    - Hồng quân Liên Xô :
    [​IMG]

























    - Phát xít Đức :
    [​IMG]
    Lực lượng Không quân Hồng quân, sau 5 năm liên tục xây dựng và trưởng thành, đến nay đã có 5 sư đoàn Không quân ném bom chiến thuật (Tactical Bomber) là 361, 362, 363, 364, 365; 7 sư đoàn không quân tiêm kích là 371, 372, 373, 374, 375, 376, 377 ; 1 sư đoàn cường kích diệt tăng 381 ; 2 sư đoàn ném bom chiến lược (Strategic Bomber) là 391, 392 ; 3 sư đoàn vận tải là 400, 401, 402 với tổng cộng 72 trung đoàn máy bay. Hơn nữa, trên khắp những điểm trọng yếu của biên giới phía Tây được đặt 10 đài radar mạnh, giúp theo dõi tốt hoạt động của quân địch.Đặc biệt, Liên Xô là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới chế tạo được bom bay V1. Hiện đang có sư đoàn Tên lửa chiến lược 501 đóng tại Leningrad với 5 quả bom bay. Tuy nhiên tầm bắn của V1 chỉ có 300 km nên chủ yếu để hù doạ là chính. Liên Xô có đội ngũ phi công dũng cảm, trình độ cao, được trang bị các loại máy bay như tiêm kích Polikarpov I-16, ném bom chiến lược Tupolev TB-3, ném bom chiến thuật Petjakov Pe-2, máy bay đa dụng Sukhoi Su-2 Ivanop và máy bay vận tải Lisunov Li-2. Trong khi đó, phía Đức chỉ có 35 trung đoàn không quân, gồm 6 trung đoàn ném bom chiến thuật Junker Ju-88, 15 trung đoàn ném bom hải quân Junker Ju-290, 8 trung đoàn máy bay đa dụng Foke – WulfFw-190D và 6 trung đoàn tiêm kích Messerschmitt Pf-109E Emil. Liên Xô tuy chiếm ưu thế về số lượng nhưng về chất lượng thì không thể bằng được các phi công Đức. Qua tình báo cho thấy, phía Đức có những sư đoàn tiêm kích « 5 sao » - có kinh nghiệm dạn dày đến mức thành « át chủ bài » thật sự rất khó đối phó. Buồn thay, rất nhiều những đơn vị không quân « át chủ bài » Đức đã được đào tạo tại Liên Xô. Thêm một sự khốn nạn của Hiệp ước Molotov – Ribentrop!
    [​IMG]
    Những sư đoàn tiêm kích « 5 sao » dạn dày kinh nghiệm của phát xít Đức. Không hiểu những tên đồ tể ấy đã hạ bao nhiêu chiếc máy bay để đạt đến « đẳng cấp » này!












    - Không quân Hồng quân Liên Xô :
    [​IMG]
    - Không quân phát xít Đức :

    [​IMG]
    Thiên hướng chính của phát xít Đức là phát triển không quân đánh biển, vì vậy không ngạc nhiên gì khi chúng sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh với nhiều chiến hạm lớn. Lực lượng này đóng rải rác ở hàng loạt căn cứ hải quân ở Bắc Ba Lan, đặc biệt là tại Danzig – hòn ngọc biển Baltic. Hạm đội Baltic của mình thật sự chẳng là gì so với hải quân Đức. Phải nghĩ ngay ra cách để xử lí chúng!
    Liên Xô là một đất nước rộng lớn, đông dân. Vì vậy, mình dễ dàng động viên được 1281 trung-lữ đoàn. Trong khi đó, với 381 lữ đoàn là phát xít Đức đã hầu như kiệt lực. IC của Liên Xô là 334 so với 261 của Đức, nên năng lực xây dựng các sư đoàn mới cũng cao hơn.Tuy nhiên, đội ngũ sĩ quan chỉ huy của mình đang thiếu trầm trọng, chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu (hậu quả của việc tập trung nghiên cứu khoa học công nghệ, không lo gì đến đào tạo sĩ quan) Tóm lại, mình có ưu thế về số lượng, chúng có ưu thế về chất lượng.
    - Kế hoạch tác chiến:
    [​IMG]
    Bản đồ chiến trường phía Tây Liên Xô
    Theo sự thật lịch sử, trong đêm 22/6/1941, không quân phát xít đã oanh tạc hàng loạt các thành phố, doanh trại trong tầm từ biên giới Liên Xô đến sâu 300km trong nội địa. Ngay trong giờ đầu tiên hơn 1200 máy bay Xô viết bị phá huỷ ngay trên sân bay. Không quân Hồng quân hoàn toàn tê liệt, phát xít Đức hoàn toàn làm chủ bầu trời. Khi chúng chiếm được ưu thế trên không cũng là lúc chiến thuật Blitzkrieg phát huy. Đội hình tấn công phát xít tung ra các mũi thiết giáp tiến công, bỏ qua các ổ đề kháng sát biên giới, đánh thẳng vào tuyến pháo binh hỗ trợ, chia cắt lực lượng dự bị ở tuyến sau của Hồng quân. Sau đó là hợp vây, tàn sát hết sạch tất cả những gì cản trở, đè bẹp chúng dưới xích xe tăng. Thất bại của Hồng quân là ở điều chết người đó. Hồng quân Liên Xô hốt hoảng rút lui, nhưng tốc độ rút chạy còn chậm hơn cả tốc độ tiến công của phát xít. Ở Belarus, chiến trường chính của cuộc chiến, nơi Hitler tung ra lực lượng mạnh nhất để nhanh chóng mở toang cánh cửa tiến vào Leningrad và Moscow, chỉ trong tuần đầu tiên 42 trên tổng số 62,5 vạn binh sĩ Hồng quân đã bị giết và bắt sống. Nếu như không có những sai lầm có hệ thống của Stalin qua cuộc đại thanh trừng, Hiệp ước Molotov – Ribentrop, trong việc xây dựng Hồng quân theo « lý luận quân sự vô sản » chết tiệt ; chắc chắn sẽ không bao giờ có trận Leningrad, Stalingrad, Moscow nữa, và như thế nhân dân Liên Xô sẽ không phải chịu thêm những hi sinh vô lí nữa.
    Biết trước được điều này, mình đã xây dựng một hệ thống phòng ngự vững chắc, và chuẩn bị sẵn chiến thuật và chiến lược đối phó. Sau khi dẹp xong Phần Lan, mình đã rút nhiều sư đoàn pháo binh và thiết giáp của phương diện quân Arhangelsk và Leningrad về phòng thủ biên giới phía Tây. Thế nhưng điều đó sẽ làm cánh Bắc của mặt trận bị lệch. Với lực lượng mạnh như của hải quân địch, việc loại bỏ Hạm đội Baltic để tiến hành đổ bộ lên đất Phần Lan và Leningrad là quá dễ dàng. Mình sẽ mất một trung tâm công nghiệp lớn, cánh cửa tiến vào Moscow sẽ bị mở toang. Lúc đó thì vỡ trận là chắc chắn.
    [​IMG]
    Những căn cứ hải quân hùng mạnh của phát xít Đức trên vùng biển Baltic, sẵn sàng thực hiện một cuộc đổ bộ lên đất Liên Xô
    [​IMG]
    Căn cứ hải – lục – không quân hùng mạnh Konigsberg của Đức bên bờ Baltic

    Nhận những tin tình báo về lực lượng hải quân phát xít, mình lạnh cả người. Không trách được chúng phải xây dựng lực lượng không quân hải quân mạnh đến thế. Hải quân phát xít có đến hơn 100 trung đoàn tàu vận tải, vô số chiến hạm, tàu ngầm, tàu khu trục… Riêng tại căn cứ liên hợp Konigsberg đã có 63 trung đoàn tàu vận tải và hàng trăm tàu chiến. Với lực lượng đó, chúng có thể đổ bộ cả trăm sư đoàn lên đất Phần Lan và Leningrad. Những sư đoàn của Bộ Tư lệnh Phần Lan đa số chỉ là quân cảnh và thiết giáp nhẹ để chống nổi loạn, không thể nào chống nổi chúng. Phải nghĩ ngay ra cách triệt hạ chúng. Mình nghĩ đến giải pháp dùng lực lượng tên lửa chiến lược, bắn bom bay V1 phá nát căn cứ hải quân này. Bom bay V1 chỉ có tác dụng phá hoại cơ sở hạ tầng mạnh, khả năng sát thương không có bao nhiêu nên chắc chắn sau đòn tấn công này hải quân Đức sẽ … còn nguyên. Chỉ có điều, chúng sẽ bị đánh bật ra, không thể tập trung binh lực tiến hành đổ bộ được nữa. Khi đó, máy bay ném bom sẽ giải quyết nốt phần còn lại. Thế nhưng tầm bắn của V1 chỉ có 300 km, bắt buộc mình phải tìm ra một vị trí trong bán kính 300 km xung quanh căn cứ Konigberg để đặt bom bay. Chỉ cần bắn được bom bay trúng vào Konigberg, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống phòng không của phát xít sẽ bị phá huỷ. Máy bay ném bom sẽ lập tức xuất kích đánh vào lực lượng phát xít.
    Trên chiến trường trên bộ, dọc tuyến biên giới 1800 dặm từ biển Baltic đến biển Đen, Bộ Tư lệnh Biên phòng đã bố trí hàng chục sư đoàn bộ binh mạnh dọc biên giới. Sâu trong nội địa là những sư đoàn pháo binh, xe tăng mạnh; sẵn sàng bịt lỗ hổng phòng ngự nếu bị chúng xuyên thủng. Mình xây dựng ba cụm Tập đoàn quân mạnh ở Memel, Bialystok – Grodno – Kamyayets và Veliky Lyubin – Drohobych. Đây là những nơi được bố trí lực lượng bộ binh hùng hậu, lực lượng pháo binh mạnh, đủ các loại hoả lực pháo binh, pháo phản lực, pháo chống tăng… có sức chiến đấu cao, chốt giữ những nơi tập trung các mũi thiết giáp mạnh của Đức. Xe tăng Đức sẽ húc phải một bức tường lửa không thể công phá. Đây sẽ là nơi chôn vùi chiến tranh blitzkrieg của Đức.
    Lực lượng phòng ngự Veliky Lyubin – Drohobych





    Lực lượng hùng hậu của các quân đoàn tại Grodno – Bialystok - Kamyayets
    - Diễn biến chiến dịch :
    Trên hướng Memel, nơi đóng một căn cứ hải quân của Đức sát biên giới Liên Xô, mình tung vào 4 sư đoàn tăng, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến địch, ngăn chặn việc chúng mở rộng chiều dài tuyến tấn công. Sau đó quân đoàn 142 tung các mũi xe tăng tiến công dọc theo bờ biển phía Bắc Ba Lan. Căn cứ Konigsberg đã bị lực lượng tên lửa chiến lược dọn sạch sẽ nhanh chóng bị đánh chiếm, tạo một đầu cầu đổ bộ cho phương diện quân Leningrad tiến hành đổ quân đánh vào hậu phương Đức.
    Căn cứ Konigsberg bị bom bay V1 đánh phá
    Đúng lúc đang chuẩn bị vào trận thì … 30 Tết ! Mình phải làm nghĩa vụ của thằng con cả.
    Muốn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít thì cũng phải để sau Tết đã.

    ---------- Post added at 12:13 ---------- Previous post was at 12:08 ----------

    Buồn quá, reply số 437 là thay cho 435 nhé. Mod xoá giùm em cái 435
     
  18. mylifeisskidrow

    mylifeisskidrow Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/2/05
    Bài viết:
    236
    Nơi ở:
    hanoi
    Cho mình hỏi máy mình card onboard có chơi được HoI III không ???
     
  19. Kaleidoscope182

    Kaleidoscope182 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    30/10/09
    Bài viết:
    184
    [​IMG]
    Bị lỗi cờ, có ai biết cách sửa không ? 1.3
     
  20. hugoking1

    hugoking1 Commander-in-Chief

    Tham gia ngày:
    7/5/07
    Bài viết:
    6,811
    Nơi ở:
    HCMC
    bạn cài bản Semper Fi rồi up lên 2.03b thử xem, giờ này ko còn ai chơi HoI 3 đâu
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này