Hướng dẫn Game Mô Phỏng !

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi yugi_hiro, 11/9/03.

  1. archimede

    archimede Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/07
    Bài viết:
    7,171
    Nơi ở:
    Runeterra
    [​IMG]Health - Sức khỏe - Y tế
    Trong đời sống người La Mã xưa, các công trình y tế có vị trí vô cùng quan trọng. Bệnh tật luôn luôn đe dọa, cuộc sống căng thẳng, bề bộn. Điều đó khiến cho sự thư giãn và thoải mái tận hưởng được từ...nhà tắm là rất quan trọng. Thời La Mã, nhà tắm công cộng được xây dựng rất công phu, là biểu tượng cho đời sống quý phái và thanh thản.

    Barber
    [​IMG]
    Barber hiểu đơn giản nó là...tiệm cắt tóc. Không có tiệm cắt tóc mà phải...tự cắt thì chẳng ai thích hết ! Barber cũng đc coi là công trình chăm sóc sức khỏe. Chỉ số Des tương đối.
    Giá: 25dn
    Nhân lực: 2


    Bath-house
    [​IMG]
    Nhà tắm - một trong những địa điểm ưa thích nhất của nhân dân La Mã, nơi có thể tận hưởng cảm giác thư giãn thoải mái cùng với...chục nguời khác. Nhà tắm giống như Senate hay Market có khả năng nâng cấp đẹp hơn dựa vào công trình xung quanh. Tăng Des. Cần được nối với Reservoir.
    Giá: 50dn
    Nhân lực: 10


    [​IMG]
    Nhà tắm Caracalla

    Doctor
    [​IMG]
    Công trình căn bản giúp phòng chống dịch bệnh hiệu quả - Phòng khám của bác sĩ. Công trình này xây vào giai đoạn đầu, có tầm ảnh hường ngắn, không có tác dụng Des.
    Giá: 30dn
    Nhân lực: 5


    Hospital
    [​IMG]
    Công trình y tế cấp cao, phục vụ cho toàn dân nhưng nói chung là chỉ cần cho giới quý tộc là đủ. Tăng Des chút ít. Ngoài ra có thêm chức năng là hồi phục sức khỏe, tinh thần cho binh sĩ.
    Giá: 300dn
    Nhân lực: 30
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/10
  2. archimede

    archimede Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/07
    Bài viết:
    7,171
    Nơi ở:
    Runeterra
    [​IMG] Entertainment - Giải trí
    Giải trí là một phần tất yếu trong đời sống ngừơi dân thành phố của bạn. Ai cũng thích thư giãn, giải trí sau một ngày lao động vất vả. Nguời La Mã có những công trình giải trí thật hoành tráng, như Colosseum ở Roma hay những Hippodrome còn sót lại ở Hy Lạp. Đấu sĩ là đề tài giải trí được ưa chuộng.

    Theatre
    [​IMG]
    Nhà hát là công trình giải trí cơ bản thời La Mã. Nó có khả năng tăng Desirability khá tốt, vì vậy bạn có thể bố trí công trình này gần các khu nhà dân để tận dụng ưu thế.
    Giá: 50dn
    Nhân lực: 8


    Amphitheatre
    [​IMG]
    Đấu trường là cấp giải trí cao hơn nhà hát, người dân La Mã rất thích xem các đấu sĩ. Công trình bắt buộc để nâng cấp nhà và có tầm ảnh hưởng khá rộng.
    Giá: 100dn
    Nhân lực: 12


    Colosseum
    [​IMG]
    Colosseum - Niềm tự hào của người Roman - công trình giải trí bậc cao. Colosseum có tầm ảnh hưởng rộng trong thành phố, xứng đáng là một công trình khá đắt.
    Giá: 500dn
    Nhân lực: 25


    [​IMG]
    Như các bạn thấy đây chính là Colloseum tại Roma, Italia, kỳ quan mới của thế giới.

    Actor Colony
    [​IMG]
    Actor Colony là nơi đào tạo các nghệ sĩ phục vụ cho Theatre và Amphitheater. Do các kịch sĩ phải đi từ Actor Colony đến Theatre hoặc Amphitheater nên việc bố trí công trình này hợp lý cũng là chìa khóa để tăng ảnh hưởng của các công trình giải trí khác.
    Giá: 50dn
    Nhân lực: 5


    Gladiator School
    [​IMG]
    Các đấu sĩ sẽ được đào tạo ở Gladiator School để gửi đến Amphitheatre hoặc Colosseum. Giảm Desirability.
    Giá: 75dn
    Nhân lực: 8


    Lion House
    [​IMG]
    Lion House hay cách gọi vui là "chuồng sư tử" nơi huấn luyện thú dữ, đặc biệt là sư tử để tham gia các cuộc đấu đẫm máu tại Colloseum. Điểm đặc biệt: sư tử là đơn vị mạnh chỉ thua voi Cathage, có khả năng tấn công quân địch khi đi qua, bất kể là loại địch gì đều...xơi tuốt. Vì vậy bố trí Lion House cũng là cách để...phòng thủ. Desirability không cao.
    Giá: 75dn
    Nhân lực: 8


    Hippodrome
    [​IMG]
    Hippodrome là công trình giải trí bậc cao nhất trong tất cả, chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Để xây được công trình này bạn phải có Chariot Maker. Là công trình bắt buộc để nâng cấp các cấp nhà cao nhất trong C3. Đây là nơi tổ chức các cuộc đua ngựa phục vụ giới thượng lưu. Công trình có tầm ảnh hưởng xa nhất game. Xe ngựa đi từ đây có thể đi từ đầu này đến đầu kia của thành phố.
    Giá: 2500dn
    Nhân lực: 150


    Chariot Maker
    [​IMG]
    Chariot Maker là xưởng đóng xe ngựa phục vụ cho Hippodrome. Công trình này cũng có Des không cao.
    Giá: 75dn
    Nhân lực: 8
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/10
  3. babysun

    babysun Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/02
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    :hug: Chào các bạn yêu game thân mến, hum nay rất vui được tái ngộ các bạn trong topic Caesar IV. Cũng như topic Rise of Middle Kingdom, Sun sẽ không hành hạ tra tấn mọi người bằng một bài viết lê thê theo kiểu "nội dung", "bối cảnh lịch sử" mà chỉ tập trung vào những điều đáng chú ý nhất cùng một số mẹo vặt nhỏ đáng lưu ý mà Sun thu thập được trong quá trình chơi của mình. Mong tất cả các bạn cùng chơi ủng hộ, đóng góp, chia sẻ và sửa sai cho Sun nếu Sun có viết gì bậy bạ để topic của chúng ta thật sự đặc sắc, chất lượng :D

    Ước vọng tha thiết nhất của Sun là mong các bạn mods, smods, admins của diễn đàn đừng nhập topic này vào cùng với các topic khác Caesar IV khác... (vì mấy topic kia toàn là chỉ chỗ download, hỏi thăm cấu hình tá lả). Nếu mà bị nhập vào thì thật tình... mất hứng viết lắm.

    Và nhắn với những ai muốn mang bài viết đi nơi khác: mặc dù khi mang đi, các bạn có ghi một dòng.... bé tẹo ở dưới là "Cám ơn Babysun". Nhưng tốt nhất là các bạn đừng mang bài viết đi nơi khác, dẫn link trực tiếp để mọi người vào gamevn xem luôn, chứ ghi chú thích như vậy người ta... chẳng hiểu cái Babysun này là cái gì, ở đâu, làm chi hết á. Ok?


    Đây là một đột phá trong dòng game mô phỏng xây dựng thành phố theo kiểu Pharaoh, Zeaus, Caesar I, II, III, và mới nhất là Rise of Middle Kingdom: thành phố 3D đàng hoàng. Nếu so với loạt game Caesar, Caesar IV thực sự có nhiều cải tiến mới mẻ. Còn nếu so với Rise of Middle Kingdom ra thì... :devil: cái này để người chơi tự nhận xét. E he he... nhưng nếu đã là fan của dòng game này, các bạn đừng nên bỏ qua Caesar IV :wink:

    Một vài lời khuyên ban đầu:
    1. Các bạn nên kiểm tra kỹ cấu hình máy trước khi mua/load game vì Caesar IV yêu cầu máy khá khủng để có thể chơi tốt nhằm tránh trường hợp mua về ... phải chạy đi trả dĩa, hoặc đau lòng hơn là không trả được =(( . Tốt nhất là máy các bạn nên mạnh hơn Minimum Requirements.

    2. Các bạn có thể tắt bớt các hiệu ứng đi để game smooth hơn nhưng chỉ nên làm vậy khi không còn cách nào khác.
    Caesar IV ăn đứt các phiên bản cũ nhờ đồ họa đẹp kinh khủng, hiệu ứng mê ly: mưa, gió, bão tuyết, bão cát, sấm sét, mặt nước lung linh, bầu trời, ngày - đêm, từng viên đá lát đường một... Chỉ khi thành phố của các bạn lên tới cả trăm ngàn dân, khủng khiếp quá rồi, thì mới tắt bớt hiệu ứng. Chứ nếu chơi ngay từ những màn đầu mà các bạn đã... tắt hết trơn hết trọi thì coi như cái game chết 2/3.

    3. Các bạn nên chơi campaign Kingdom trước, vì đây là phần Turial. Dù các bạn có rành chơi dòng game này đến thế nào đi nữa, thì mỗi game cũng có những cái đặc sắc riêng phải không nào? Hoàn thành phần turial, khi bước vào chơi chiến dịch thực sự các bạn sẽ không cần phải mò mẫm từng bước nữa mà chỉ cần tập trung vào thưởng thức game và xây dựng thành phố mà thôi. Vì game đã có phần Turial nên Sun sẽ không lải nhải "click chuột phải để...", "click chuột trái để...", "nhất nút R để xoay..." nữa :D
     
  4. babysun

    babysun Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/02
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    I. Dân cư
    Trong Caesar IV chia thành 3 tầng lớp, vì thế cũng có 3 loại nhà. [​IMG] Từ trái qua phải:
    1. Plebs: là người dân thuộc tầng lớp thấp nhất, vì thế rất dễ thỏa mãn tất cả các yêu cầu của họ. Plebs House có sức chứa ban đầu 70 người, nâng cấp lần 1 là 110, nâng cấp lần 2 là 150. Yêu cầu để nâng cấp mức cao nhất: ​
    - Cơ sở hạ tầng: Well - Fountain.
    - Đồ ăn, đồ dùng: Food - Basic Goods.​
    2. Equites: là tầng lớp cao hơn plebs nên cũng khó chiều chuộng hơn
    Equites house có sức chứa ban đầu 40 người, nâng cấp lần 1 là 60, lần 2 là 150. Yêu cầu nâng cấp lên mức cao nhất: ​
    Cơ sở hạ tầng: Well - Fountain - City walls (xây tường bao xung quanh khu dân cư hoặc toàn thành phố tùy theo bạn có tiền hay không hoặc siêng hay không siêng :devil:)
    Đồ ăn, đồ dùng: 2 loại Food - 2 loại Basic Goods - Luxury Goods.​
    3. Patrician: là tầng lớp quý tộc. Patrician house có sức chứa 30 người. Điều kiện đế phát triển y chang Elite trong ROMK, nếu muốn nó nâng cấp lên mức cao nhất (hình như tới 8 - 9 lần nâng cấp gì lận) thì bạn phải cung cấp cho nó tất cả các loại thực phẩm, tất cả các loại hàng hóa Basic - Luxury - Exotic có trong map (thông qua sản xuất và mua bán), tất cả các loại dịch vụ đô thị như trường học, bệnh viện, giải trí. Đây là loại nhà có đóng góp rất lớn đến chỉ số Prosperity và đóng rất nhiều tiền thuế.​
    Để theo dõi và quản lý dân cư hiệu quả, các bạn nên sử dụng phần Population:

    [​IMG]

    Mục Population giúp bạn biết được số dân chính xác của từng tầng lớp và 2 dòng đầu quan trọng nhất:
    - Food on hand for 8 months: Thực phẩm dự trữ đủ cho 8 tháng nữa (đây là số thực phẩm có trong Ganary)
    - Population eats 15 food per month: Mỗi tháng người dân ăn hết 15 Food (dựa vào đây để xây dựng số nhà sản xuất lương thực sao cho phù hợp, phần này Sun sẽ nói sau)​

    Lưu ý:
    1. Nếu bạn gặp thông báo: Desirability is too low khi xây nhà thì có thể hiểu nôm na rằng "khung cảnh ở đây xấu quá, dân không tới ở đâu". Vì thế để khắc phục bạn hãy xây thêm cây cối để trang trí. Hai cách Sun hay dùng nhất là:
    - Xây plaza đè lên đường đá
    - Xây small hedgerow hoặc large hedgerow sau lưng dãy nhà.​

    2. City walls là một công trình rất xấu, nó sẽ làm desirability xuống rất thấp, vì thế khi xây nhà hãy cách City walls ra một con đường hoặc một hàng rào cây nữa càng tốt.

    3. Không phải map nào cũng cho phép nâng cấp Patrician House lên mức cao nhất, nếu mục Entertainment của bạn có vài món chưa được phép xây (màu xám xịt) thì đừng thắc mắc tại sao "Tui cho nó hết mà nó vẫn đòi thêm?"

    4. Prosperity: đây là chỉ số quan trọng để giúp bạn qua dòng. Càng nhiều nhà level cao, đặc biệt là Villas thì chỉ số càng lớn. Tuy nhiên với những màn đòi Prosperity thấp, bạn hoàn toàn có thể qua màn mà không cần xây Villas

    5. Diện tích map của mỗi campaign lúc đầu thường chỉ vừa đủ để sử dụng, vì thế khi quy hoạch thành phố nên tiết kiệm trên tinh thần: gọn, đẹp. Đừng phung phí chỗ vì sau này các công trình Entertainment có một số cần diện tích rất lớn. Plebs house nên quy hoạch hình chữ nhật khoảng 2x4 hoặc 2x5 là vừa, ở giữa nên có thêm small hedgerow để đề phòng sau này nó báo Desirability is too low

    6. Trong Caesar IV không có các block, vì thế xây khu dân cư nhớ chừa chỗ sao cho các loại market có thể nằm chính giữa, nhà dân quây xung quanh (sẽ nói thêm ở phần quy hoạch đô thị)

    7. Chỉ xây villas khi kinh tế đã ổn định.​
     
  5. babysun

    babysun Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/02
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    II. Lao động - Labor

    Trong 3 tầng lớp dân cư, chỉ có Plebs và Equites tham gia lao động.
    - Plebs tham gia ở rất nhiều các mục và là thành phần lao động cơ bản nhất:
    + Tất cả các cơ sở trồng trọt và chăn nuôi
    + Tất cả các cơ sở sản xuất
    + Tất cả các chợ, ganary, warehouse và trade port.
    + Tất cả các công trình quân đội kể cả City Gates và Towers (trừ Drill Yard)
    + Perfect và Engineer Offices.​
    Vì thế đừng để Plebs rời bỏ thành phố của bạn, nếu không nền kinh tế sẽ suy sụp và việc khắc phục sẽ vô cùng gian khổ.
    - Equites có thể hiểu nôm na là tầng lớp trí thức, vì vậy họ tham gia vào các mục:
    + Tất cả các công trình Healthcare
    + Tất cả các công trình Religion
    + Tất cả các công trình Education
    + Tất cả các công trình Entertainment
    + Justice và Tax
    + Drill Yard
    + Các công trình cung cấp nước (trừ well)​

    Quản lý lao động bằng mục Labor:

    [​IMG]

    - Have: số lao động bạn đang có
    - Need: số lao động mà thành phố cần.
    Khi nó đỏ lét lên như vậy tức là bạn đang thiếu lao động. Theo bảng này thì thành phố đang thiếu 155 Plebs, dư 13 Equite.​
    - Priority: là sự ưu tiên, khi xảy ra tình trạng thiếu lao động, nếu bạn muốn dồn nhân lực cho một ngành nào đó thì hãy để Priority của ngành đó ở mức high (như vậy đồng nghĩa với những ngành khác sẽ thiếu trầm trọng hơn)

    - Tiền lương (wage và salary): bạn nên để ở mức bằng với standard.

    Lưu ý:
    1. Ở các campaign sau, Standard wage và salary sẽ thay đổi vào tháng 2 hằng năm, máy tính sẽ thông báo cho bạn, việc của bạn là vào mục này và chỉnh lương cho phù hợp (nếu để thấp hơn Standard, dân chúng sẽ nổi khùng và bỏ đi, mệt lắm :whew:)

    2. Khi thành phố đã ở mức khá. Tuyệt đối không để các công trình cung cấp nước bị thiếu lao động. Vì nếu thiếu lao động, nước sẽ không có, các nhà ở sẽ bị xuống cấp và dân cư bỏ đi lập tức (đồ ăn và đồ dùng còn có dự trữ trong Ganary và Warehouse chứ nước thì không dự trữ được)

    3. Khi thiếu lao động, hãy đóng cửa bớt các City Gates và Towers​
     
  6. babysun

    babysun Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/02
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    III. Sản xuất

    Tất cả các hoạt động sản xuất đều sử dụng plebs làm lao động.

    1. Trồng trọt và chăn nuôi:

    Trồng trọt và chăn nuôi cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Vấn đề đặt ra khi mới bắt đầu chơi là: phải xây bao nhiêu Grain Field, Vegatable Field và Cattle Pasture cho vừa đủ ? Rất đơn giản :D

    Đầu tiên, hãy kiểm tra xem dân của bạn ăn hết bao nhiêu lương thực trong 1 tháng (mục I.Dân số - population).

    Sau đó dựa vào bảng này để xây dựng:

    [​IMG]

    Ở bảng trên là Grain Field chứ không phải Grain Farm, đừng nhầm lẫn nhé. Nói chung nếu bắt đầu với 6 - 8 Plebs house thì các bạn xây mỗi thứ 2 ruộng là Ok cho những năm đầu, rồi từ từ có gì mình xây thêm sau.

    Để lưu trữ thực phẩm các bạn nhớ xây Ganary, càng nhiều ruộng thì cần càng nhiều Ganary, chứ không thực phẩm sẽ bị ứ đọng lại và sản xuất bị trì trệ.

    Lưu ý:
    1. Khi xây dựng các Farm và Pasture cần hết sức tiết kiệm và quy hoạch hiệu quả, không xây nhà đè lên đất trồng - đất trồng không có dư đâu mà phung phí :D.

    2. 3 loại lương thực có vai trò như nhau, Cattle Pasture có năng suất cao hơn nhưng lại chiếm nhiều diện tích hơn. Nên phát triển cả 3 loại đồng đều vì dân Patricians cần cả 3 loại để nâng cấp và Rome thỉnh thoảng cũng hay yêu cầu cống nạp thực phẩm, mình có cái này cái kia bù qua sớt lại được cho nhau.​


    2. Sản xuất

    Sản xuất trong Caesar IV không khó. Chỉ có vài điều các bạn nên lưu ý:

    - Tất cả các cơ sở nguyên liệu như: Marble, Wood, Clay, Sand, Iron, Gold. Có năng suất 36 units/năm (với điều kiện là đừng để nơi khai thác xa nguồn nguyên liệu quá, nó đi về mất cả mấy tháng trời thì.. bó tay).

    - Tất cả các cơ sở sản xuất Basic Good có năng suất 22 units/năm (với điều kiện nguồn nguyên liệu được cung cấp đủ, không bị gián đoạn).

    - Tất cả các cơ sở sản xuất Luxury Good có năng suất 18 units/năm (điều kiện như trên).​

    Công thức khá chuẩn là: 2 nhà máy cho một cơ sở khai thác nguyên liệu

    Ví dụ: 2 Wine Factories - 1 Grape Farm (2 Grape Vinayard)

    Năng suất của các nhà máy rất quan trọng. Ví dụ: Thành phố A cần mua 75 Furniture. Furniture là hàng Luxury. Nếu bạn muốn bán cho hết mức 75 units, bạn phải cần ít nhất 5 nhà máy Furniture, suy ra tiếp cần ít nhất 3 wood camps.

    Lưu ý:

    1. Hãy bắt đầu sản xuất Basic Goods trước càng sớm càng tốt. Thậm chí là ngay sau khi xây xong Farm. Vì bạn cần 2 loại Basic Good để dân chúng nâng cấp nhà, và nếu Equites thiếu Basic Good quá lâu chúng sẽ nổi giận.

    2. Nên ưu tiên sản xuất các loại Basic Goods có thể... bán được. Một công đôi chuyện: vừa bán cho người khác kiếm tiền, vừa sản xuất cho dân mình xài. Tuy nhiên nếu bán được Luxury Goods thì hãy ưu tiên cho Luxury Goods, vì hàng loại này có giá hơn ^^

    3. Sản xuất 1 loại Luxury Goods để Equites có thể nâng cấp nhà lên cấp 2. Ngay sau khi bạn xây dựng villas đầu tiên cho Patricians thì Luxury Goods sẽ thiếu hụt ngay, cẩn thận.

    4. Exotic Good chỉ có thể mua từ nước khác, không sản xuất được, nên đừng mắc công tìm hiểu làm gì.

    5. Khi muốn tạm đóng cửa bất cứ cơ sở nào, chỉ cần nhấn vào nút Mothball​

    [​IMG]
     
  7. babysun

    babysun Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/02
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    IV. Mua bán - trao đổi

    Sản xuất xong tất nhiên phải bán. Muốn bán, tất nhiên phải xây chợ :D. Hàng nào có chợ đó:

    1. Food Market: bán.. đồ ăn (tất nhiên), và người dân của tất cả các tầng lớp đều cần Market này. Nhưng nhớ nha, mỗi market chỉ trữ tối đa được 12 units mỗi loại thực phẩm. Vì thế khi dân số lên khoảng 1000, hãy xây market thứ hai. Dân số lên khoảng 3000, bạn phải có 4 cái Food Market. Vì sao hả? Vì nếu chỉ có 1 market thì nó sẽ lấy hàng về không kịp để bán (dù hàng đầy ứ hự trong Ganary nhưng người đẩy xe thì chỉ có 1 thôi) và dân sẽ đói meo đói mốc rồi bỏ đi ~> tiêu!

    Khi nhìn lên cái hình phía trên (bài III. Sản xuất), các bạn sẽ thấy cái hình thông tin về Food Market. Trong đó có cái hàng "Close to plebs?". Nếu check vào ô vuông đó thì Plebs sẽ không lấy được hàng từ cái chợ đó.

    2. Basic Goods Market: bán basic goods. Vì tất cả tầng lớp nhân dân đều cần Basic Goods nên đây là market quan trọng thứ hai, bạn nên xây liền ngay sau khi xây xong cơ sở sản xuất Basic Goods. Với Basic Goods thì khi có khoảng 4000 dân bạn mới cần xây đến cái thứ 2.

    3. Luxury Goods Market: Chỉ có Equites và Paricians sử dụng market này nên từ từ, thong thả xây sau đã.

    4. Exotic Market: chỉ có Patrician cần nên chỉ khi nào bạn bắt đầu phát triển Patrician House lên mức kha khá thì mới cần đền loại Market này. Kích thước của Exotic Market hơi lớn hơn 3 loại kia, nên có thể xây riêng ra cũng được (vì dù sao cũng chỉ có Patricians cần thôi, xây gần khu Plebs và Equites cũng chẳng để làm gì)​

    5. Trade port: Trade port là nơi trao đổi hàng hóa với các nước khác. Sau khi xây Trade port, bạn phải vào mục Oder để chỉnh hàng nào bán, hàng nào không và chỉnh mức chứa tối đa mỗi loại hàng để tránh việc Trade port hút hết hàng của Market.​

    [​IMG]

    Theo hình ví dụ trên Sun đang bán Glass. Mỗi năm tụi nó chỉ mua 50 units và Sun đã bán hết 50 units. Trade port chỉ được chứa tối đa 12 units glass.

    Sun đang mua vào Cosmetic. Mỗi năm tụi nó bán cho Sun 15 units nhưng Sun chưa mua được gì cả. Trade port chỉ chứa được tối đa 6 units Cosmetic.


    6. Warehouse: Ngoài Market, chúng ta cần warehouse để trữ các loại hàng hóa phi-thực phẩm. Ở phần thông tin về warehouse có mục Oder để điều chỉnh số lượng hàng hóa có thể chứa tối đa, cái này dễ :hug: Trình tự hoạt động của Warehouse như sau:​

    Hãy nghiên cứu kĩ quy trình này để sử dụng warehouse một cách thông minh. Tốt nhất là xây nhà máy gần nơi khai thác. Warehouse chỉ chứa thành phẩm để plebs từ chợ không mất nhiều thời gian đi lại.​


    --------------------------------------------------------​

    Một cách quản lý hàng hóa hiệu quả là sử dụng mục Resource (cái này phải post ở trên nhưng... quên, nên post xuống đây :devil:)

    [​IMG]

    - Stored: số lượng hàng hóa đang có (kể cả số ở trong market, trade port, factories, camps, farm, warehouse).

    - Buildings: số cơ sở sản xuất

    - Stockpile: khi check vào ô này, hàng hóa sẽ được trữ lại (không bán ở chợ, không bán cho nước ngoài). Đây là công cụ rất hiệu quả nếu bạn muốn để dành hàng cống nộp cho Rome hay tổ chức Festival.

    - Mothball: đóng cửa tất cả các cơ sở sản xuất.​

    Trong mục Resource còn có một chức năng hỗ trợ khác rất lợi hại là Stroge/Trade:

    [​IMG]

    Ngoài trừ cho chúng ta biết giá cả hàng hóa ra, mục này lợi hại chỗ nào? Nếu ai đã từng chơi dòng game này ắt hẳn đều biết trong thời gian đầu khi kinh tế chưa ổn định, việc nhập khẩu hàng hóa dễ làm chúng ta thủng túi nếu như mình không để ý để nó nhập vào quá nhiều.

    Ở Caesar IV các bạn có thể tránh được điều đó bằng cách sử dụng chức năng Import Limit. Nếu bạn chỉ có 1 nhà máy sản xuất Factories, hãy giảm mức Import Limit của Woods xuống còn 18 units/năm :wink: Vừa đủ xài, phải không?

    Export Limit là mức set giới hạn xuất khẩu. Tham khảo mục Sản xuất ở trên các bạn sẽ tính toán được một năm mình sản xuất được bao nhiêu đơn vị, nếu không đủ để vừa cho dân xài vừa xuất khẩu tối đa thì bạn sử dụng Export Limit này để hạn chế số lượng hàng hóa bán ra. Cái này cũng ít xài.


    Lưu ý:

    1. Hãy chỉnh mỗi cái warehouse chỉ chứa một vài loại hàng nhất định. Ít warehouse nhưng chứa hàng có chọn lọc tốt hơn 100 cái warehouse chứa tất cả các loại hàng rất nhiều.

    2.Đừng dùng warehouse chứa exotic goods hoặc hàng phải nhập khẩu (trừ khi bạn đang mua để dành nộp cho Rome). Tại Trade Ports, chỉnh số lượng hàng tối đa có thể chứa là 6 units. Như vậy, tránh được việc hụt tiền do mua một lúc quá nhiều. ​
     
  8. babysun

    babysun Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/02
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    V. Tiền - Denarii

    :D Tiền là thứ quan trọng trong game, không có tiền thì không thể làm được gì cả. Ở những màn đầu tiền bạc nói chung dư dả, không phải lo nghĩ nhiều. Nhưng khi bắt đầu chơi Republic thì vấn đề tiền bạc nhiều khi sẽ làm các bạn hộc máu mũi. Vì sao vậy?

    - Tiền dùng để xây dựng (đương nhiên)

    - Tiền dùng để trả lương cho Plebs và Equites. Nếu tiền của bạn bị âm trong vài tháng thì không đáng lo ngại, nhưng nếu kéo dài, dân chúng sẽ bỏ đi. Và lưu ý rằng một thành phố 10.000 dân không bao giờ chấp nhận chuyện bạn chỉ có 1000 denarii trong ngân sách, dân chúng sẽ nổi giận vì điều đó. Như vậy có nghĩa là sao? Tiền âm hoặc tiền quá ít so với số dân đều không ổn.

    - Tiền dùng để mua hàng.

    - Tiền dùng để buy off kẻ thù: rất ít màn đòi hỏi bạn phải có quân đội mạnh thực sự, vì thế dùng tiền để buy off kẻ thù đổi lấy hòa bình là phương pháp đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị tấn công khi số tiền đang âm?​

    Do tầm quan trọng của tiền, hãy lưu ý những điều sau đây:

    1. Buôn bán: hãy buôn bán càng sớm càng tốt. Đây là lý do vì sao ở phần trên Sun khuyên các bạn nên sản xuất thứ gì mà dân vừa xài được mình vừa bán được. Hãy open trade ngay sau khi bạn sản xuất được lô hàng đầu tiên và bắt đầu buôn bán.
    - Khi Open Trade sẽ mất một số tiền, hãy chọn thành phố nào có giá hợp lý, mua nhiều hàng. Ưu tiên bán hàng theo thứ tự:
    1. Basic goods: Pottery, Olive Oil, Glass, Clothing.
    2. Raw material for basic goods: clays, olives, sands, lông cừu :D
    3. Luxury goods: Funitures, Jeweries, Utensis.
    4. Raw material for luxury goods: woods, golds, irons.
    5. Weapon + armor
    (Thứ tự này được tham khảo từ ý kiến của rất nhiều người chơi Caesar IV trên forum của hãng Serrial. Sun thấy thứ tự này hợp lý và áp dụng rất hiệu quả ở những campaign về sau)

    - Giá cả các loại hàng khác nhau: nguyên liệu rẻ nhất, mắc nhất là vũ khí. Các bạn có thể tham khảo thêm giá nơi phần Stoge/Trade trong mục Resource.

    - Khi dân đông hơn -> hàng hóa dân xài nhiều hơn -> hàng bán bị thiếu hụt: vì thế hãy xây thêm các nhà máy khi thành phố đã phát triển để đảm bảo đủ nguồn hàng bán + tiêu xài nơi dân chúng.

    - Khi Rome yêu cầu cống nộp hàng hoá, các bạn có thể tạm dừng buôn bán mặt hàng đó trong một thời gian, hoặc dùng chế độ stockpile.

    - Nhắc lại một lần nữa: kiểm soát số hàng mua vào cho hợp lý để tránh thâm hụt ngân quỹ (xem phần IV)​

    2. Thu thuế: có hai loại thuế là Property tax và Sales tax
    - Property Tax: thu trực tiếp từ Villas (nghĩa là chỉ có Patrician mới phải đóng loại thuế này). Nếu đầu tư phát triển Villas thì Property Tax sẽ là nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên loại tax này chỉ hiệu quả vào giai đoạn phát triển sau của thành phố.

    - Sale Tax: tất cả mọi người dân thuộc mọi tầng lớp, khi mua hàng ở market sẽ phải đóng Sale Tax. Vì thế, ngay sau khi Food Market có đợt hàng đầu tiên, hãy xây ngay Equites House để Equites tới ở, rồi xây Tax Office. Đây là loại thuế có thể thu được từ rất sớm, rất hiệu quả (đừng coi thường nó). Sau khi xây Tax Office xong, Equites thất nghiệp còn nhiều, hãy đầu tư tiếp hệ thống nước để Equites không nổi giận bỏ đi và Plebs có Fountain để lên max level.​

    3. Donation:

    Bản thân bạn cũng có một số lương hằng tháng và được cất giữ trong mục Imperital. Đây có thể xem như số tiền backup, lúc kẹt quá bạn hãy rút ra cho thành phố xài.
    [​IMG]

    Salary là mức lương, càng về sau mức lương của bạn càng cao
    Savings là số tiền bạn đang có
    Donation to City: vào đây để cho thành phố số tiền của bạn.​

    Cũng như những vấn đề khác, hãy thường xuyên theo dõi mục Finance để quản lý vấn đề tiền bạc cho hiệu quả:

    [​IMG]

    Bạn có thể thay đổi mức thuế bằng hai nút mũi tên. Thu thuế cao quá thì dân nổi khùng thôi :devil: Và hãy chắc rằng 100% số market và villas được thu thuế để đừng bỏ sót :wink:

    Lưu ý:
    1. Đừng xài cạn kiệt tiền, khi thấy ngân quỹ còn ít quá bạn cứ tạm dừng xây dựng một thời gian để thu tiền thuế, tiền bán hàng rồi mới tiếp tục xây tiếp.

    2. Nếu kẻ thù tấn công mà bạn không có đủ tiền buy off, hãy bỏ cái thông báo đó qua một bên. Vài tháng sau khi có đủ tiền, vào mục Legion rồi chọn Buy Off. Khi kẻ thù đang ở trong thành phố bạn vẫn có thể buy off chúng.​
     
  9. babysun

    babysun Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/02
    Bài viết:
    395
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    Sau hai ngày nghiên cứu chơi tiếp 2 vòng đầu của Campaign Empire + tham khảo bạn bè nước ngoài thì Sun vừa sửa vài điểm trong mục I, IV và V :D

    VI. Quy hoạch thành phố

    Quy hoạch thành phố trong Caesar IV có nhiều khác biệt so với các phiên bản cũ cũng như các game tương tự. Linh động, sáng tạo hơn rất nhiều. Vì thế có thể chơi cùng 1 map, nhưng thành phố của người này xây dựng có thể khác hẳn với thành phố của người kia.

    Trong các phiên bản cũ, người chơi thường xây dựng các khu nhà gần nhau, càng gần càng tốt để tận dụng đất đai, tận dụng lao động, "xài chung" các công trình entertainment. Ở Caesar IV, ngoài trừ các map đầu khá chật, những map sau đất đai thoải mái để người chơi mặc sức bay bổng để xây dựng những thành phố trong mơ của mình.

    Tuy muốn xây sao cũng được, nhưng ở mỗi map luôn có một cách chuẩn tốt nhất (best way to build :hug:) nếu được thì Sun sẽ share từ từ lên từng map (mà chắc không siêng đến vậy đâu) :D

    Sau đây là những điều các bạn nên lưu ý khi quy hoạc thành phố:

    1. Các vùng đất trồng luôn luôn ưu tiên để phát triển nông nghiệp. Trừ một vài map cho rất nhiều đất trồng (chiếm hơn 2/3 diện tích đất), đa phần các map đất trồng chỉ cho hơi dư một chút nên đừng xây nhà ở hay nhà máy lên phần đất đó kẻo sau này hối hận cũng không kịp đâu.

    2. Citywalls
    là điều kiện cần thiết để phát triển Equites House và Villas lên mức cao nhất. Có 2 kiểu xây City walls: xây bao toàn bộ thành phố hoặc chỉ bao khu nhà dân.

    Nếu chọn cách 2 (Sun toàn chơi cách 2), hãy chừa chỗ để sau này xây Citywalls, đừng xây nhà máy, nông trại sát khu dân cư quá (chừa khoảng 3 con đường là tốt nhất)

    3. Các khu dân cư không nhất thiết phải gần kề nhau. Sau này các bạn sẽ gặp những map mà bản đồ bị chia nát bét bởi sông ngòi, nhưng đừng lo lắng. Gặp trường hợp đó cứ để Plebs ở một khu, Equites một khu, thập chí Villas một khu khác cũng được. Xây tường thành cho Equites và Villas.

    4. Các khu khai thác nên để gần mỏ, và nhà máy thì gần khu khai thác.

    5. Để đảm bảo dân cư được nhận đủ dịch vụ, kiểm tra bằng chức năng Overlays của bản đồ.​

    [​IMG]

    6. Nếu thành phố nghèo, không dư Equites thì chỉ cần cung cấp cho Plebs một công trình Health để ngừa bệnh dịch và chữa bệnh là đủ. Những thứ giải trí khác Plebs có thì tốt, không có cũng không chết ai.

    7. Các công trình thờ cúng nên xây ở khu đông dân, như vậy hiệu quả sẽ cao hơn.

    8. Đường ống nước có thể đi bên trong Citywalls, ở vài map bạn sẽ thấy chức năng này vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên nó không đi bên dưới cổng thành được đâu á. Hình minh hoạ

    9. Đường ống nước có thể trở thành lớp bảo vệ thứ 2 cho tường thành của bạn (dùng cho những campaign lớn sau này) Hình minh hoạ

    * Desirability: có thể hiểu đây là "điểm vẻ đẹp" của thành phố bạn. Desirability cần để house phát triển, nếu xây khu dân cư quá gần khu sản xuất, nó sẽ chê Desirability is too low và không thèm tới ở.

    Các công trình có desirability âm:
    - Tất cả các loại công trình trong: [​IMG]
    - Tất cả các công trình quân đội
    - Well, Perfect Office, Engeenering Office
    - Các nhà guild cho Entertaiment​

    Các công trình có desirability 0:
    - Plebs house, Equites house, Villas
    - Bridge, Ship bridge
    - Market các loại.
    - Đường phố.​

    Các công trình còn lại có desirability dương.
     
  10. archimede

    archimede Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/07
    Bài viết:
    7,171
    Nơi ở:
    Runeterra
    Chào bà con ! Lâu lắm rồi không quay lại viết tiếp guide, xin bà con lượng thứ ^:)^. Trong bài viết có một vài phần không có hình minh họa, do archi chưa kịp sản xuất hết số image còn thiếu.

    [​IMG]Industry - Công thương nghiệp
    Phần quan trọng nhất trong game. Bạn buộc phải phát triển công thương nghiệp để tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu và cung cấp cho Caesar. Bố trí công thương nghiệp là một thử thách lớn trong quy hoạch thành phố. Tất cả các công trình thuộc nhóm này đều giảm Desirability.

    Farms
    Nông nghiệp cung cấp cho thành phố của bạn nguồn lương thực không thể thiếu, thành phố nào cũng phải có vùng nông thôn ngoại ô.

    Wheat Farm
    Ruộng lúa - cơ bản nhất trong Caesar III. Lúa mạch là loại lương thực sản xuất nhanh, sản lượng cao và rẻ tiền, nên là thành phần chính trong nông nghiệp. Nếu thành phố của bạn sản xuất thừa lúa, bạn có thể xuất khẩu. Nói chung đây là loại thực phẩm nòng cốt.
    Giá:40
    Nhân lực:10


    Fruit Farm
    Vườn cây ăn trái - sản xuất với tốc độ trung bình và sản lượng chỉ = 1/3 lúa mạch nhưng có giá bán cao nên rất thuận lợi cho xuất khẩu. Mặt khác đây là cũng là sản phẩm bổ túc cho lúa, bạn có thể bổ sung vài fruit farm bên cạnh Wheat Farm.
    Giá:40
    Nhân lực:10


    Vegetable Farm
    Ruộng rau - xếp thứ hai sau lúa mạch nhưng nói chung tốc độ và sản lượng cũng thấp hơn. Giá bán trung bình và không đạt hiệu quả cao, tốt nhất bạn chỉ nên dùng khi không còn sự lựa chọn nào khác đi kèm với Wheat Farm, hoặc khi phải cúng cho Caesar :'>
    Giá:40
    Nhân lực: 10


    Olive Farm
    Vườn ô liu - sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng, có giá trị buôn bán rất cao (dầu đã tinh chế có giá 180 denarii bán ra), được sử dụng để lên cấp cho nhà dân. Tương tự hai loại vườn trên, Olive Farm cũng có tốc độ và sản lượng trung bình nhưng hiệu quả thì tuyệt vời.
    Giá: 40
    Nhân lực: 10

    Pig Farm
    Trại nuôi lợn - cung cấp thịt là mặt hàng thực phẩm có giá trị xuất khẩu, nói chung giá trị cũng tương đương Fruit Farm.
    Giá: 40
    Nhân lực: 10


    Vine Farm
    Vườn nho - tất nhiên để chế biến rượu. Rượu dùng cho các cấp nhà quý tộc và có giá trị xuất khẩu.
    Giá: 40
    Nhân lực: 10



    Raw Materials
    Nguyên liệu thô dùng cho sản xuất hàng hóa như gỗ để đóng đồ gỗ, sắt để rèn vũ khí, đá cẩm thạch để lát sàn...Bạn không thể sản xuất bất cứ mặt hàng nào nếu thiếu nguyên liệu. Nguyên liệu từ nơi khai thác sẽ được đưa đến các xưởng chế tạo: lò rèn, xưởng mộc, xưởng gốm,...Nguyên liệu thô cũng có thể xuất khẩu.

    Clay Pit
    [​IMG]
    Mỏ khai thác đất sét để làm gốm. Clay Pit chỉ có thể được xây ở gần nơi có nước (làm đất sét).
    Giá: 40
    Nhân lực: 10


    Iron mine
    Mỏ sắt, nguyên liệu để sản xuất vũ khí. Iron Mine chỉ được xây ở chân núi, hoặc gần các tảng đá.
    Giá: 50
    Nhân lực: 10


    Timber Yard
    Trại khai thác gỗ, dùng để sản xuất đồ gỗ. Tất nhiên chỉ xây được ở ven rừng, hoặc gần cây cối (chỉ một cây cũng xây được Timber Yard :)))
    Giá: 40
    Nhân lực: 10

    Marble Querry
    Mỏ khai thác đá, dùng để chế ra gạch lát sàn cẩm thạch dùng cho các đền thờ. Chỉ xây được ở chân núi hoặc gần các tảng đá (như Iron Mine).
    Giá: 50
    Nhân lực: 10



    Workshop
    Là các xưởng sản xuất dùng nguyên liệu được tạo ra từ các công trình trên để chế tạo sản phẩm sinh hoạt và thương mại. Các mặt hàng tiêu dùng này rất cần thiết cho thành phố của bạn, bạn cần chúng để nâng cấp và buôn bán.

    Pottery Workshop
    [​IMG]
    Xưởng gốm - lấy nguyên liệu từ Clay Pit. Gốm cần thiết cho medium casa và là một trong những loại hàng hóa buôn bán đầu tiên trong game.
    Giá: 40
    Nhân lực: 10


    Weapons Workshop
    [​IMG]
    Chế tạo vũ khí, nguyên liệu là sắt làm từ Iron Mine. Vũ khí là loại mặt hàng có giá trị buôn bán cao nhất trong Caesar III, đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ và cung cấp khả năng tự vệ cho quân đội - bạn không có vũ khí thì làm sao có quân đội được.
    Giá: 50
    Nhân lực: 10


    Furniture Workshop
    [​IMG]
    Chế tạo đồ gỗ, nguyên liệu là gỗ từ Timber Yard. Đồ gỗ để nâng cấp lên small insulae và có giá bán cao thứ hai sau vũ khí.
    Giá: 40
    Nhân lực: 10


    Oil Workshop:
    [​IMG]
    Sản xuất dầu tinh chế, nguyên liệu là dầu ô liu từ Olive Farm. Cái này thì đã nói ở trên rồi.
    Giá: 50
    Nhân lực: 10


    Wine Workshop
    [​IMG]
    Sản xuất rượu, nguyên liệu là nho từ Vine Farm. Có giá trị xuất khẩu cao, cần thiết cho các cấp nhà quý tộc.
    Giá: 45
    Nhân lực: 10


    (Marble - đá cẩm thạch lấy thẳng từ mỏ, bạn không phải xây xưởng sản xuất)


    Các loại khác

    Market
    [​IMG]
    Chợ - nơi tiếp nhận tất cả các loại hàng hóa (trừ nguyên liệu thô và vũ khí) và phân phối tới nhà dân. Công trình bắt buộc có trong thành phố.
    Giá: 40
    Nhân lực: 5


    Granary
    [​IMG]
    Kho chứa lương thực - thóc lúa làm ra sẽ được đưa đến đây và Market sẽ lấy lương thực để phân phối. Ngoài lúa mạch, Granary cũng tiếp nhận tất cả các loại nông sản khác.
    Giá: 100
    Nhân lực: 6


    Warehouse
    [​IMG]
    Nhà kho nơi chứa tất cả mọi loại hàng hóa bao gồm nguyên liệu thô, hàng công nghiệp và nông sản.
    Giá: 70
    Nhân lực: 6
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/10
  11. archimede

    archimede Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/07
    Bài viết:
    7,171
    Nơi ở:
    Runeterra
    [​IMG]Religion - Tôn giáo
    Tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người dân La Mã. Các điện đài thờ những vị thần Olympus luôn được xây dựng rất công phu. Các công trình thuộc nhóm này đều tăng Desirability.

    Temples (Đền thờ)
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Từ trái qua phải:
    Ceres: vị thần nông nghiệp, phù hộ cho mùa màng bội thu. Nếu thần vui thì ban phước cho lúa mọc đầy đồng, nổi giận thì mất trắng đồng ruộng.
    Mars: vị thần chiến tranh, phù hộ cho hòa bình. Vui thì ban phước tiêu diệt hết quân địch giùm bạn, nổi giận thì đem quân đánh bạn (quân yếu nhưng nếu không có quân đội kịp thì cũng game over).
    Mercury: vị thần thương nghiệp, phù hộ cho kinh tế. Vui thì tặng đầy hàng hóa cho bạn, giận thì lấy hàng hóa của bạn.
    Neptune: vị thần biển, phù hộ cho đường thủy. Vui thì sẽ làm thuyền buôn kéo đến ầm ầm, giận thì làm bão tố đánh chìm tàu bè.
    Venus: vị thần tình yêu, phù hộ cho tinh thần của nhân dân. Vui thì người dân kéo đến tấp nập, giận thì khiến quần chúng buồn chán và chả có ma nào thèm đến.



    [​IMG]Water - Nước
    Nước là nguồn tài nguyên cơ bản nhất, cấp thiết nhất. Hệ thống nước phải được xây dựng đầu tiên tại mỗi điểm dân cư.

    Reservoir
    [​IMG]
    Bể nước - nơi cấp nước cho toàn thành phố. Khi bể có nước, các đường ống sẽ được nối đi khắp nơi và bạn chỉ có thể xây nhà tắm hay đài phun nước ở những nơi có đường ống dẫn nước. Reservoir chỉ xây được ở gần nước.
    Giá: 80
    Nhân lực: 0

    Aqueduct
    [​IMG]
    Aqueduct có thể kết nối các reservoir lại với nhau, phòng trường hợp nguồn nước ở quá xa thì bạn có thể dẫn nước từ bể này đến bể khác. Aqueduct chỉ có thể xây ở các điểm nối trên 4 mặt của Reservoir (trụ lồi lên). Lưu ý là hệ thống aqueduct có thể chặn đường ra/vào map (được gọi là "Road to Rome"), nên bạn chỉ cần xây đường xuyên qua aqueduct là được.
    Giá: 8
    Nhân lực: 0


    Well
    [​IMG]
    Well là giếng, công trình cung cấp nước cơ bản cho người dân, lấy nước ngầm nên không cần đường ống dẫn nước từ Reservoir. Mỗi Well cung cấp được cho diện tích 4 ô nhà dân ở xung quanh.
    Giá: 5
    Nhân lực: 0


    Fountain
    Fountain là đài phun nước, chức năng tương tự như giếng nhưng ưu điểm là giúp tăng Desirability, có diện tích cung cấp lớn hơn. Là công trình duy nhất thuộc nhóm này cần nhân công.
    Giá: 15
    Nhân lực: 4



    [​IMG]Security - An ninh quốc phòng
    Bảo vệ cho thành phố của bạn chống lại quân xâm lược và phản loạn trong thành phố là việc rất quan trọng, nhất là ở những thành phố đang có chiến tranh. Đừng quên phát triển quân sự bên cạnh kinh tế đấy !

    Prefecture
    Cái này ai cũng biết rồi, prefecture có chức năng tương tự đồn cảnh sát nhưng ngoài nhiệm vụ dẹp bạo loạn còn một nhiệm vụ quan trọng hơn đó là chữa cháy. Khi có đám cháy, prefect (cảnh sát) sẽ xách xô nước đến chữa cháy.
    Giá: 30
    Nhân lực: 6


    Wall
    Tường - cái này bảo vệ cho thành phố của bạn chống lại quân địch. Tường càng dày càng tốt những cũng rất tốn kém. Tường dày 2 - 3 lớp là tốt nhất.
    Giá: 12/1 đơn vị tường
    Nhân lực: 0


    Tower
    Tháp canh sẽ bảo vệ cho thành phố của bạn chống quân xâm lược bằng cách bắn tên, rất hữu hiệu khi bạn chưa xây được quân đội. Tháp canh cần được xây trên tường dày 2 lớp trở lên. Ngoài ra, bạn cũng cần có weapon để vận hành tháp canh :-?
    Giá: 150
    Nhân lực: 6

    Barracks
    Doanh trại sẽ huấn luyện ra binh sĩ để tạo nên quân đội của bạn. Bạn chỉ có thể xây 1 barracks trong thành phố.
    Giá: 150
    Nhân lực: 10 (cần weapons)


    Fort
    Nơi tập trung quân đội. Binh sĩ đi từ barracks sẽ đến tập trung tại Fort. Tùy loại quân mà bạn sẽ xây loại Fort nhất định.
    Giá: 1000
    Nhân lực: 0


    Military Academy
    Học viện quân sự nâng cao sức mạnh của quân đội. Bạn nên xây cái này, tất nhiên khi và chỉ khi tài chính dư dả :D
    Giá: 1000
    Nhân lực: 20


    Vậy là toàn bộ phần buildings đã hoàn thành ! (Quá dài nhưng theo mình là cần thiết) Chúng ta sẽ chuyển sang phần hấp dẫn nhất là quản lý thành phố !
     
  12. archimede

    archimede Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/07
    Bài viết:
    7,171
    Nơi ở:
    Runeterra
    Quy hoạch thành phố

    Cách bạn xây dựng thành phố rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới mọi yếu tố khác trong thành phố của bạn. Nếu bạn không có đồ án xây dựng hợp lý sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, hoặc rất tốn kém tiền của khi cứ phải phá đi xây lại.

    Housing Blocks - Quy hoạch khu dân cư

    Quy hoạch khu dân cư tức là cách bạn xây nhà dân sao cho cung cấp đủ nước, đù diện tích cho các công trình xung quanh, đảm bảo desirability và thuận tiện cho tương lai sau này.
    Một số kiểu xây nhà dân căn bản như sau:

    Hình vuông 8x8 ô:

    [​IMG]

    Kiểu xây nhà này có một điểm thuận lợi là dễ dàng bố trí garden, statue và fountain vào giữa nên không cần tốn nhiều tiền mà vẫn đảm bảo Desirability. Kiểu xây này cũng tiết kiệm được diện tích so với kiểu hình chữ nhật, thích hợp cho những bàn chỉ có ít diện tích đất.
    + Kiểu 7x7: với kiểu nhà này bạn có thể xây chỉ duy nhất 1 fountain ở giữa, garden xung quanh. Tuy nhiên bất lợi hơn 8x8 ở chỗ có thể không đảm bảo đủ desirability.
    + Kiểu 9x9: kiểu có diện tích lớn hơn, có thể bố trí 1 fountain vào giữa như 7x7 và có nhiều garden hơn 8x8, nhưng tất nhiên cần nhiều diện tích hơn. Hai kiểu 7x7 và 9x9 đc coi là chuẩn quốc tế của game này, tuy nhiên mình vẫn thích kiểu số chẵn :'>
    +Kiểu 5x5: kiểu có diện tích bé nhất đủ cho 1 cái fountain chính giữa ngoài ra không thể có thêm garden bên trong. Tuy nhiên bố trí plaza thì vẫn đủ desirability cần thiết cho lớp nhà thường dân. Rất thích hợp cho những bàn thiếu đất, những vị trí nhỏ trên bản đồ hay cần bổ sung nhân công lúc cấp bách.

    Hình chữ nhật 12x6 ô:

    [​IMG]

    Kiểu xây nhà thích hợp khi bạn muốn nâng cấp lên các cấp nhà Insulae hay cấp quý tộc, vì nó thuận tiện cho bố trí nhiều garden hay statue ở bên trong, rất cần để tăng desirabilty. Hơn nữa kiểu xây này giúp bạn có nhiều diện tích xây các loại nhà xung quanh hơn kiểu hình vuông. Điểm yếu là nó tương đối tốn kém về tiền bạc và diện tích.
    + Bạn có thể tăng số ô tùy bạn, đây là kiểu kô bắt buộc. Tuy nhiên đừng cho khu nhà quá lớn, sẽ rất khó bố trí các công trình khác và gây ra nhiều hậu quả tai hại. 12x6 hay 14x6 đều là những kiểu chuẩn nhất.

    Kiểu "một đường thẳng"

    [​IMG]

    Như các bạn thấy, nó không có chỗ nối hai đầu đường, chỉ có một tuyến duy nhất. Một đầu bố trí prefecture và engineering, đầu kia bố trí Market. Còn lại các công trình khác xung quanh (tất nhiên bạn có thể thay đổi tùy ý). Điểm hay nhất của kiểu nhà này là hạn chế tối đa lối rẽ, nên các loại nhà quan trọng như Market hay Prefect, Engineer có thể tạo ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên kiểu nhà này kô phải lúc nào cũng phát huy hết tác dụng, bạn phải cần thận.

    Ngoài các kiểu trên, bạn còn rất nhiều cách để sáng tạo một kiểu xây nhà của riêng mình, chẳng hạn loại so le, loại complex (phức tạp), loại mix (phối hợp), nói chung có rất nhiều cách. Tuy vậy những kiểu đặc biệt này phải mất một thời gian tìm hiểu và tương đối khó nên tốt nhất vẫn nên dùng các loại trên.


    Xây dựng các công trình khác

    Để có thể cung cấp mọi dịch vụ cho người dân, bạn phải bố trí sao cho nhân công của dịch vụ đi qua nhà dân. Ví dụ thế này: bạn xây một market, để cung cấp lương thực sẽ có một market trader [​IMG] đi từ market ra và đi đến các nhà để phân phối. Nhà nào được Market trader đi qua sẽ được cung cấp lương thực. Có 2 điểm cần phải chú ý:
    • Mỗi nhân công đi từ một loại nhà nào đó đều chỉ có một tầm đi nhất định, sau đó quay lại. Ngắn hay dài tùy thuộc vào từng loại nhà. Ví dụ School có tầm ảnh hưởng khá ngắn, còn Hippodrome có tầm ảnh hưởng rất dài.
    • Nếu trên đường đi mà có chỗ rẽ thì nhân công đó sẽ phải chọn đường đi tiếp. Vì vậy nếu chẳng may mà nó đi không đúng vào cái đường có nhà dân thì coi như bạn phải bố trí lại. Càng nhiều chỗ rẽ, càng gia tăng khả năng đi sai, vì vậy bạn nên hạn chế tối đa số chỗ rẽ (như kiểu nhà thứ ba ở trên chẳng hạn).
    Bạn cũng có thể ngăn chặn nhân công đi sai đường bằng cách xây Gatehouse. Không chỉ có tác dụng như một cổng thành, nó còn giúp cho nhân dân không đi qua đó (nô lệ,dân nhập cư, di cư, market trader và quân đội có thể đi qua gatehouse).

    Các công trình dịch vụ
    Bao gồm các công trình thuộc nhóm Giải trí, Y tế, Giáo dục, Quản lý, Tôn giáo, các nhà Prefecture, Engineering Post và Market xây xung quanh khu dân cư.

    Các công trình Công thương nghiệp
    Xây xa khu dân cư để tránh giảm Desirability. Bạn không nên xây nhà dân ở gần mỏ hay đất trồng trọt.
    Workshop như Weapons workshop, Funiture workshop, v.v...Nên quy hoạch vào một khu riêng và cách xa khu dân cư. Warehouse nên xây gần các workshop. Granary xây gần khu đất trồng trọt và tốt nhất cũng tránh xa khu dân cư.

    Các công trình quân sự
    Xây tường thành, tháp canh và cổng thành ở xung quanh thành phố, doanh trại trại nên xây xa khu dân cư và Fort thì xây luôn ở ngoại thành vì nó kô cần nhân công.

    Hệ thống nước
    Bao gồm Reservoir, Aqueduct thì nên xây xa khu dân cư (tất nhiên trừ fountain hay well).
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/10
  13. Boy_9x_qt

    Boy_9x_qt Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    163
    Nơi ở:
    456 Lê Lợi TP Vũng T
    anh ơi co thể bõ một bài hưởng dẩn toàn diện về Rooler coater tycoon3 ko
     
  14. Boy_9x_qt

    Boy_9x_qt Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    163
    Nơi ở:
    456 Lê Lợi TP Vũng T
    anh ơi có thể box 1 bài hướng dẩn toàn diện về game rooler coater tycoon 3 và những phiên bản đi kèm ko (lâu quá ko ai trả lời rồi):)
     
  15. Kenta

    Kenta C O N T R A

    Tham gia ngày:
    9/8/04
    Bài viết:
    1,794
    Nơi ở:
    Fukuoka
    Cái này thì Ken không viết được rồi. Hi vọng là có ai đó có thể viết hướng dẫn về game này.
     
  16. kid2309

    kid2309 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    51
    có bản hướng dẫn hoàn chỉnh game zoo tycoon 2 kô ạ :D
     
  17. Boy_9x_qt

    Boy_9x_qt Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    21/5/08
    Bài viết:
    163
    Nơi ở:
    456 Lê Lợi TP Vũng T
    trời dậy chừng nào mới có một bản hướng dẩn hoàng chỉng đây ko ai chịu nhận trách nhiệm hết:(
     
  18. bliss_muse

    bliss_muse Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    23/6/09
    Bài viết:
    1
    Nơi ở:
    việt nam - trái đất
    mọi người có ai chơi flight gear không (game mô phỏng lái máy bay ấy) chỉ giùm em với chẳng biết làm thế nào để nó bay được cả???
     
  19. archimede

    archimede Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/07
    Bài viết:
    7,171
    Nơi ở:
    Runeterra
    Cái bài Caesar III của mình cũng vẫn còn lận đận...Không bằng bài của ông Babysun kia :((
    Lạy chúa tôi...thằng Heaven games khốn nạn cắt hết img của ta rồi X(
     
  20. I_AM_GHOST

    I_AM_GHOST Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    4/2/09
    Bài viết:
    229
    ai giúp dc hok, mình cũng chẳng biết
    ................
     

Chia sẻ trang này