LĐO - Cập nhật mưa lũ miền Trung: Nguy cơ đối mặt lũ lịch sử

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi firestork, 8/10/20.

  1. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    nghĩ lại qua mưa lũ cũng tự hào ông bà mình chinh phục thiên nhiên dễ sợ. như ông nguyễn hoàng đi vào cái xứ khỉ ho cò gáy, làm 6 tháng để dành ăn 6 tháng còn lại mà cuối cùng xây dựng dc cơ đồ
     
  2. firestork

    firestork Mayor of SimCity GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    4,065
    Thì liên quan gì, ko chửi cũng có làm cho mình bớt ngập đâu??
     
  3. windy1992

    windy1992 One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    7,677
    người ta gọi là khẩu nghiệp chăng :v
     
  4. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    [​IMG]
    haizzzzzzzz
    thấy mà sợ
     
    Tai_Mei_Ha thích bài này.
  5. YeuBeNhieu73

    YeuBeNhieu73 SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/2/07
    Bài viết:
    11,413
    Ko, chả liên quan gì ... Nếu chỉ vì lời nói của 1 số ng không liên quan, mà miền Trung bị vậy, thì thế giới này loạn cmnr ...
     
  6. Hero of chaos

    Hero of chaos Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/5/06
    Bài viết:
    6,166
    Nơi ở:
    Đồng Hới City
    Quảng Bình dân còn chủ quan nên nhiều nhà vẫn ở nhà không đi những nơi an toàn hơn. Giờ nước lên quá nhanh trở tay không kịp. Cả đêm nay kêu cứu khắp Facebook. Sợ đến sáng mai thì không kịp nữa. Cứu Hộ thì tối và nước xiết nên không di tản được nhiều
     
  7. ShilenKnight

    ShilenKnight One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/7/10
    Bài viết:
    7,881
    Cái này theo ý tôi thì nó thiên về lý thuyết quá. Ai cũng hiểu là phải chạy lũ, cơ mà lũ nhanh lên lắm nên bảo chạy kịp sao được. Còn bảo chạy trước thì cũng khó vì ai biết đc lũ lụt thế nào đâu. Nước chưa lên thì bà con lấy gì tin vào để mà dắt díu nhau đi? Mà đi rồi thì công việc các thứ nữa chứ có phải muốn là đi đc đâu.
    Cái này ví dụ ko biết có đúng ko nhưng mấy năm trước ở Đan Phượng-Hà Tây vỡ đê hay tràn đê gì đấy đó. Cũng có phải chạy kịp hết đâu. Mà đấy là Hà Tây ngay cạnh Hà Nội, ko thiếu nhà cao tầng nhé. Trong chống lũ lụt có 1 cách quy hoạch mà tôi quên mất tên rồi, nhưng kiểu quy hoạch 1 vùng trũng hơn các khu khác, để nếu khẩn cấp thì khu đó sẽ hi sinh cho nước tràn vào để cứu/giảm sức ép lên các khu quan trọng hơn. Đan Phượng nghe bảo là khu như vậy của HN nên dân với chính quyền chắc có phương án sẵn rồi mà lần đấy cũng có kịp chạy đâu
     
  8. firestork

    firestork Mayor of SimCity GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    4,065
    Khẩu nghiệp thì phải chết mấy thằng cào bàn phím chứ ông bà già miền trung liên quan gì?? Năm sau tàu ngập chết chục nghìn dân thì cũng chả liên quan mịa gì đến mình cả
     
  9. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    14,140
    Nơi ở:
    Unknown
    mà VN có câu nước tới chân mới nhảy đúng là k cải thiện đc :2cool_beated: Với lại tính sĩ diện, không thấy ai di tản nên mình cũng k đi, rốt cuộc k ai đi, dám lắm,
     
  10. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
  11. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    thưa bạn là chỗ nào mà cũng lũ lụt đều dc chính quyền vận động + hỗ trợ + lên các phương án chống lũ rồi
    upload_2020-10-19_0-57-14.png
    https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ro...p-gan-3m-dan-an-toan-nho-nha-phao-679763.html
    upload_2020-10-19_0-53-30.png
    đừng có nói lý thuyết với dân miền trung chuyên chơi game survive hardcore mode nữa
    thiệt hại về người như vậy là quá tốt rồi đấy
     
    Tai_Mei_Ha thích bài này.
  12. Snacky

    Snacky Tâm Hồn Trên Mây Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/6/10
    Bài viết:
    2,458
    Nơi ở:
    Tủ lạnh
    Cái này là bên Tàu bác ạ ! :2cool_sad:
     
  13. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    19,739
    Nơi ở:
    Venice
    Thằng 3 sọc lại mượn cớ chửi chính quyền
    20201019_011622.jpg
     
  14. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    tưởng tượng bên mình cũng vậy thôi bác ạ
     
  15. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    Những căn nhà phao phát huy tác dụng tại rốn lũ Quảng Bình

    Từ đêm 17/10 đến sáng 18/10, mưa lũ dâng cao đã khiến 34.000 nhà dân tại tỉnh Quảng Bình bị ngập nặng. Gần 200 thôn, bản bị cô lập, chia cắt và hàng ngàn người dân phải di dời khẩn cấp trong đêm.

    Tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình trong sáng 18/10 dù nước ngập sâu nhưng những ngôi nhà phao - một trong 9 mô hình nhà an toàn của dự án Nhà Chống Lũ một lần nữa phát huy tác dụng, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho bà con. Dự báo, mưa đặc biệt lớn đang tiếp tục đổ xuống phía Tây Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, đến hết ngày mai 19/10 và có thể kéo dài đến ngày 20/10.

    [​IMG]

    Hình ảnh chụp lại lúc 10h sáng 18/10, lũ đỉnh điểm ở Quảng Bình, những căn nhà phao phát huy tác dụng. (Ảnh: Nhà Chống Lũ)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Những căn nhà chống lũ giúp người dân an toàn tính mạng và bảo vệ tài sản. (Ảnh: Nhà Chống Lũ)

    Hầu hết các hộ dân được dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ trong vòng 7 năm qua đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình. Khi nghe tin bão, người dân thường sẽ mua lương thực dự trữ và chuyển đồ đạc quan trọng và gia súc gia cầm đến gác tránh lũ (nếu là nhà kê nền, nhà gác); sửa chữa gia cố nhà phao. Vì vậy, thiệt hại về người và của được hạn chế tối đa.

    Ông Sinh, một hộ dân có nhà an toàn, ngồi tựa lưng vào cột bê tông của chiếc cầu thang đi lên gác chống lũ, mỉm cười vung tay nói: "Giờ có nhà mới rồi, lũ đến thì ông đứng trên gác vẫy tay chào lũ ra thôi".

    Câu nói của ông Sinh truyền cảm hứng và động lực đối với rất nhiều người dân sinh sống trong khu vực thường xuyên đối mặt với thiên tai. Họ cũng khát khao có một căn nhà an toàn, để mỗi mùa bão lũ, đều có thể "vẫy tay chào lũ". Lũ lụt từ năm này qua năm khác, giải pháp mang tính lâu dài và bền vững được nhiều người đánh giá cao, chính là những căn nhà chống lũ.

    Độc giả Đức Anh chia sẻ quan điểm riêng, "Với bối cảnh hiện nay, sẽ không tránh khỏi nhiều năm 2020 tai ương khác nữa trong tương lai, một chỗ ở thiết thực sống chung được với lũ sẽ có giá trị cao và hiệu quả lâu dài".

    Bạn Minh Thùy nói, "Thêm một lựa chọn cho giải pháp cứu trợ bền vững, đừng quên Nhà Chống Lũ. Hãy tưởng tượng mùa lũ về cả thôn có vài chục cái nhà thế này cùng vào trú ngụ, thương vong sẽ giảm đi biết mấy, việc cứu hộ cũng sẽ đỡ khó khăn hơn rất nhiều".

    Bắt đầu từ năm 2013, Nhà Chống Lũ là dự án phát triển cộng đồng với mục đích xây nhà an toàn và phát triển sinh kế bền vững cho người dân nghèo ở các vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Phương châm của họ là "triệu thùng mì gói không bằng nhà ngói trên cao".

    Tính đến tháng 9 năm 2020, Nhà Chống Lũ đã hỗ trợ thành công 795 hộ gia đình tại các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hoà, Bến Tre, Sóc Trăng và Hậu Giang trong việc xây dựng và cải tạo nhà. Bên cạnh đó, dự án đã phát triển 9 mô hình nhà an toàn thích ứng với các kiểu hình thiên tai, đặc biệt là các kiểu lũ như: lũ bùn, lũ ống, lũ quét, lũ ngâm, lũ sông, và một số loại lũ đặc biệt.

    [​IMG]
    9 mô hình nhà chống lũ an toàn
    Nhà Chống Lũ hiện nay có 3 loại chính, nhà kê nền, nhà phao và nhà có gác, tổng cộng 9 mô hình.

    Nhà kê nền gồm nhà kê nền thấp, mô hình sàn nhà được kê lên hệ cột cách mặt đất với khoảng tối thiểu là 500mm. Độ cao này được tính toán dựa theo thực tế để đảm bảo bùn hoặc nước lũ và các vật cuốn theo có thể chảy qua khoảng trống dưới sàn nhà dễ dàng mà không gây tác hại đáng kể đến hệ kết cấu khung nhà.

    Nhà kê nền cao với nền nhà được nâng lên trên mặt đất khoảng 3m. Khi không có lũ, người dân có thể dựng vách, liếp che tầng 1 để sinh hoạt hoặc sử dụng cho gia súc. Khi có lũ, tầng 2 được sử dụng là nơi sinh hoạt và tránh lũ của người dân.

    Nhà kê nền linh hoạt là mô hình có thể tách rời liên kết giữa khối nhà và móng để nâng nhà khi cần mà không phải phá huỷ kết cấu. Mô hình nhà linh hoạt là một lõi an toàn, giảm nhẹ tổn thất do thiên tai (bão, lụt).

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lần lượt mô hình nhà kê nền thấp, cao và linh hoạt. (Ảnh: Nhà Chống Lũ)

    Nhà phao gồm nhà phao biệt lập được hình thành với mẫu thiết kế là khung nhà bằng thép để giảm trọng lượng khung nhà, có mặt bằng hình vuông, sàn lát ván gỗ, vách thưng ván gỗ hoặc tôn kẽm, mái 4 dốc lợp tôn kẽm, có hành lang ngoài để nâng cao tính cân bằng chống dao động và sử dùng cửa ray trượt để dễ sử dụng khi gió lùa mạnh. Dưới gầm sàn nhà được bố trí các thùng phuy sắt làm hệ phao nổi giúp nâng toàn bộ nhà, người và tài sản bên trong nổi lên, hạ xuống theo mức nước lũ và được neo giữ bằng hệ cọc trượt hoặc dây neo.

    Mô hình nhà phao gắn liền nhà xây là một gian nhà phao trên gác ngôi nhà xây. Gian nhà này có cơ cấu nổi vượt trên mức nước ngập với mức nổi tối đa trên 10m so với sàn tầng trệt. Mô hình có khung nhà phao trượt đều trên 4 cọc thép ở 4 góc, đồng thời còn là điểm neo chân cho khung nhà.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mô hình nhà phao biệt lập và nhà phao gắn liền với nhà xây. (Ảnh: Nhà Chống Lũ)

    Nhà có gác gồm mô hình nhà hai gác chỉ người ở được xây dựng trên cơ sở thiết kế với cấu trúc móng, trụ, khung dầm, sàn bê tông và tường xây gạch nung hoặc gạch không nung. Độ cao của gác hoặc sàn tầng một thường được thiết kế cao hơn mức ngập tối thiểu cao 2,85m, có cầu thang trong nhà đề người dân lưu trú trong thời gian có lũ, bão.

    Mô hình Nhà hai gác có chỗ cho gia súc có cầu thang phía ngoài cho người và gia súc di chuyển lên tầng trên khi có lũ. Độ cao tầng hai được tính toán vượt trên mức đỉnh lũ lịch sử của khu vực để đảm bảo cho người dân và gia súc có thể lưu trú trong thời gian ngâm lũ.

    Sử dụng phần chiếu nghỉ trước khi lên sàn làm nơi cho gia súc, gia cầm tránh lũ. Thiết kế bản thang rộng 1,2m -1,5m, bậc cầu thang có độ cao 10cm- 12cm đảm bảo cho trâu, bò, dê dễ dàng di chuyển lên trên. Phần chiếu nghỉ này có thể căng bạt hoặc lợp mái che mưa và đảm bảo diện tích đủ cho trâu, bò, dê trú ngụ.

    Mô hình nhà có cầu thang ngoài còn có tác dụng khi nhà bị lũ ngập, việc di chuyển, sinh hoạt, cứu trợ của người dân và lực lượng cứu hộ bằng thuyền sẽ cập mạn cầu thang ngoài để vào nhà thuận lợi. Toàn bộ gian phía sau để chứa cỏ, rơm, và nông sản; gian trước dành cho người.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mô hình nhà hai gác chỉ người ở và nhà hai gác có chỗ trú cho gia súc. (Ảnh: Nhà Chống Lũ)

    Nhà 3 gian có gác xép, trong đó 1 gian lồi bằng với phần hiên nhà, ba gian được bố trí công năng sử dụng như ba gian truyền thống, bếp và công trình phụ xây dựng thêm tùy nhu cầu và điều kiện của chủ nhà. Gian dưới sàn gác bê tông cốt thép là nơi tránh bão an toàn cho người và tài sản. Gác là nơi người dân trú và bão quản tài sản khi có bão, lũ dâng cao.

    Nhà ống có gác xép, người dân lưu trú ở gác xếp trong thời gian có bão hoặc lũ ngâm, độ cao gác xếp được tính toán phù hợp luôn cao hơn đỉnh lũ lịch sử của khu vực. Khi thiết kế nhà ống có gác xép có thể đổ sàn bê tông truyền thống hoặc các vật liệu xây dựng mới có tính kháng nước. Độ cao của gác xép tối thiểu 2.1m. Tùy theo địa bàn để chú trọng các yếu tố kĩ thuật ưu tiên cho vùng bão, lũ thấp hoặc vùng lũ chịu tác động bởi bão suy yếu. Cửa thoát hiểm của gác xép tránh lũ vô cùng quan trọng, trong trường hợp lũ vượt mức lịch sử, vượt qua cả sàn gác thì của thoát hiểm là nơi tiếp cận của các phương tiện cứu trợ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mô hình nhà ba gian có gác xép và nhà ống có gác xép. (Ảnh: Nhà Chống Lũ)

    1+1=n
    Trong buổi livestream chia sẻ giữa các chuyên gia, cố vấn của Nhà Chống Lũ và bạn đọc, Chuyên gia về Biến đổi Khí hậu Huy Nguyễn nhận định, trong năm 2020, có 2 tháng cực đoan về thời tiết mà La Nina - hiện tượng lớp nước biển bề mặt lạnh đi dị thường - có thể tác động tới Việt Nam, đó là tháng 10 và 11.

    Hiện, miền Trung đang phải đối diện với lũ chồng lũ và áp thấp nhiệt đới liên tục xuất hiện, nối tiếp nhau đi vào bờ. Tuy nhiên, kịch bản chưa dừng lại, với nhận định của anh, tháng 11 sẽ tiếp tục "cực đoan" nữa, có mưa và bão, thậm chí là siêu bão đi vào khu vực Biển Đông.

    Chủ tịch Quỹ Sống, người sáng lập dự án Nhà Chống Lũ - Jang Kều chia sẻ, trong vòng 7 năm qua, dự án đã xây dựng 795 căn nhà an toàn cho bà con, ngoài ra còn 2 ngôi làng hạnh phúc với 120 ngôi nhà. Như vậy, con số Nhà Chống Lũ xây dựng đã lên tới hơn 900. Đây là những thành công về mặt con số, nhưng đối với cá nhân chị, nó không nói lên bất cứ điều gì.

    "Thực ra, con số này nghe vẻ to tát, nhưng sẽ chìm nghỉm so với 150.000 căn nhà bị lũ cuốn trôi và đổ sập; so với số hộ nghèo mong muốn có nhà an toàn. Tuy nhiên, hình thức chung tay của dự án, với ý tưởng cộng đồng hỗ trợ để người thụ hưởng tự xây ngôi nhà của mình, tôi tin tưởng là một trong những thành công", chị nói.

    Trên thực tế, mức giá thành hoàn thiện từng căn nhà chống lũ an toàn nằm trong khoảng từ 80 - 180 triệu đồng. Trong đó, Nhà Chống Lũ hỗ trợ trung bình 45 triệu đồng/hộ. Phần kinh phí còn lại các hộ dân sẽ huy động nguồn lực của riêng mình, người thân, các nguồn tài chính khác, hoặc đối ứng phần nhân công và tận dụng các nguồn vật liệu của nhà cũ còn sử dụng được.

    Những người nghèo hưởng lợi không chỉ có ngôi nhà an toàn của chính mình, mà họ sẽ còn tự tin hơn, thậm chí sẵn sàng cho những sự thay đổi trong tương lai. "Sau khi cùng chúng tôi đóng góp tài chính, thiết kế ngôi nhà nói lên mong muốn của bản thân, cùng xây dựng và giám sát, người dân sẽ trở nên tự tin hơn trong lập kế hoạch thực hiện ước mơ của mình. Từ đó, họ nỗ lực hơn cho tương lai tốt đẹp".

    Với Nhà Chống Lũ, không chỉ có người giàu mới hỗ trợ cho người nghèo, không chỉ là "cho và xin", mà là sự cộng hưởng. 1+1 không còn bằng 2 nữa, mà có thể là "n", cùng cộng hưởng tạo nên kết quả lớn. Đó là khi, dự án Nhà Chống Lũ xây dựng cẩm nang nhà an toàn, ghi lại tất cả mô hình, cũng như tài liệu, kinh nghiệm để lan tỏa nhiều hơn tới cộng đồng. Khi có trong tay kiến thức và cuốn cẩm nang này, cộng đồng sẽ có thể làm được 10.000, 20.000, thậm chí hàng trăm nghìn ngôi nhà như vậy. Khi đó, 1+1 thực sự đã bằng "n".

    "Chúng tôi không bằng lòng với những gì mình đã làm, từ nền tảng Nhà Chống Lũ chúng tôi đã bắt tay thí điểm dự án mới có tên Làng Hạnh Phúc. Nếu chỉ có 1 căn nhà an toàn không thôi là chưa đủ, cần phát triển gia đình, cộng đồng an toàn", chị Jang Kều chia sẻ.

    Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ miền Trung ruột thịt, hiện đang phải hứng chịu hậu quả khủng khiếp của thiên tai. Hãy chung tay cùng Nhà Chống Lũ trong chiến dịch "Hướng về miền Trung" nhằm gây quỹ xây dựng những ngôi nhà an toàn hơn cho người dân vùng lũ. Toàn bộ khoản tiền gây quỹ được sẽ giúp xây dựng những căn nhà mới, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống, vượt qua thiên tai.

    Hiện, Nhà Chống Lũ đang bám sát tình hình và sẽ khảo sát để lên kế hoạch hỗ trợ, bổ sung và tiếp tục triển khai xây nhà an toàn ở Huế, Quảng Trị và Quảng Nam - 3 địa bàn chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất trong cơn bão số 5 và đợt mưa lũ vừa rồi.
     
  16. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    10 ngày ngâm nước của người dân rốn lũ
    THỪA THIÊN - HUẾBốn giờ chiều, vợ chồng ông Lương tranh thủ ít ánh sáng cuối ngày mưa, nuốt bát cơm nguội cá khô, bó gối trong tấm màn tránh muỗi nhìn nước lũ ngấp nghé thành giường.

    Mười ngày nay, 3 người nhà ông chưa ai bước chân qua ngưỡng cửa nhà. Và cũng là từng đó ngày, hơn 2.000 mái nhà của xã Hương Toàn, và gần như cả thị xã Hương Trà quê ông co ro trong biển nước lũ. Những âm thanh duy nhất họ nghe thấy, lặp đi lặp lại: mưa đổ, gió rít, và động cơ xuồng cứu hộ.

    Lão nông 60 tuổi Huỳnh Kim Lương đứng trong vuông nhà le lói ánh nến, ngổn ngang tủ, chạn, áo quần, xoong chảo, bối rối không có chỗ mời khách ngồi. "21 năm nay, mới gặp lại một trận đại hồng thuỷ", ông than.

    Trong cả hai lần nước lên, thứ duy nhất trong nhà không bị chìm là cái bàn thờ. Trận lũ năm nay, họ có cái bàn học của cô con gái lớp 12, được tận dụng thành chỗ nấu nướng.

    Như nhiều cư dân miền Trung khác, vợ chồng ông tự hào mình đẻ ra với tâm thế sống chung với lũ. Đầu tháng 10, nhận tin sắp mưa bão, bà Hoa đi xay thêm 2 yến gạo đổ đầy thùng nhựa, trữ 2 kg cá khô, đậu phộng. Kinh nghiệm dạy họ không tích thịt tươi, vì bão lớn, nhất định cắt điện. Và họ đúng.

    6h sáng ngày 9/10, ông Lương mở cửa nhà sau một đêm mưa, nước đã ngấp nghé nấc cao nhất của bậc tam cấp. Nửa ngày tiếp theo, nước mưa dâng lên mỗi giờ, tràn vào nhà. Tiếng mưa rơi át tiếng người hò nhau chạy lũ quanh làng.

    Cô con gái hối hả tìm túi nilon bọc hết đống sách vở mới mua cho năm học cuối cấp. Vợ chồng già bì bõm sơ tán những thứ đáng giá nhất trong nhà như tủ lạnh, TV, bếp ga, chất lên chiếc bàn được đôn cao 4 chân bằng những khối cây.

    Xã Hương Toàn ban sáng vẫn xanh đồng đỏ ngói, đến chiều đã thành biển nước đục ngầu. Điện bị cắt, cả một vùng nước mênh mông hàng chục km dọc QL 1 chìm trong bóng tối.

    [​IMG]

    Vợ chồng ông Luơng đã 10 ngày nay chưa ra khỏi nhà vì nhiều điểm ngập sâu và nước lũ chảy xiết. Ảnh: Hoàng Táo.

    Sáng hôm sau, cách đó 6 km, tại xã Hương Văn, gia đình bà Lê Thị Thục vừa tỉnh dậy sau một đêm gần như thức trắng "canh nước". "Gọi là canh thôi, chứ mình thức hay ngủ, nước vẫn lên, nhưng thức nhìn nước lên thì yên tâm một tý", người phụ nữ 54 tuổi kể lại, sau nhiều ngày bị lũ cô lập trong 4 bức tường nhà.

    Tối đó, căn buồng cao ráo nhất nhà, nơi kê giường ngủ cho người mẹ 85 tuổi, trở thành nơi trú ẩn cho cả gia đình. Bà Thục giục ba đứa con ngủ sớm, tắt điện thoại để dành pin cho những ngày cắt điện sắp tới. Ông Dũng tay cầm đèn pin ngồi cuối giường, thi thoảng rọi xuống đất, thấy nước ngấp nghé, lại thở dài. Ba người lớn suốt đêm không ai chợp mắt.

    Cửa hàng xay sát đóng ngay từ ngày chớm mưa, bà Thục không kịp trở tay khi lũ tới. Cuộc điện thoại đầu tiên bà nhận được hôm sau là từ bà thông gia ở thôn trên: "Ông bà ở đó, lát tui sai vợ chồng nó chèo ghe ra biếu gạo". Gia đình bên đó ở sâu trong làng, hoá ra còn ngập nặng hơn, đồ đạc không còn chỗ nào cao để cất.

    Những bữa cơm đầu tiên trong chuỗi 10 ngày bị cô lập đến từ người em gái, may mắn sống trên vùng cồn cao. Mở làn nhựa được gửi vào theo ghe, có đủ cơm nóng, canh măng nấu ớt và một con vịt luộc, sáu người ngồi trên giường ăn giữa bốn bề ngập nước. Bà Thục vừa vui, vừa tủi thân, và vội miếng cơm, quay đi lau nước mắt.

    Chiều hôm đó, món đồ "cứu trợ" tiếp theo của cô em gái được gửi tới, 2 bó củi tràm lớn bọc ba lần áo mưa, dành cho việc đun nấu cho những ngày tiếp theo. Vợ chồng chật vật bới được từ trong đống nước ra cái thùng sắt, kê làm nơi đặt bếp củi, nấu bữa cơm đầu tiên bằng gạo được cho, củi được tặng.

    Tám ngày tiếp theo, nước cứ rút vài giờ, lại lên ngay sau đó. Những đứa trẻ sốt ruột hỏi bố mẹ "sắp hết mưa chưa?". Song những thông tin tranh thủ đọc vội trên điện thoại không hề tươi sáng.

    Nước lũ mang theo bùn tươi tràn vào căn nhà khiến bước chân giẫm xuống "như bước trong đầm lầy". Vợ chồng con cái, người cầm xẻng, nguời cầm chổi, gậy, cố đẩy lớp bùn đặc quánh ra khỏi nhà.

    Ngày thứ 7, nước dần rút, người hàng xóm đầu tiên thử lội bộ từ nhà ra đầu ngõ. Nước chỉ còn ngập đến bẹn. Bà Thục cũng xách giỏ, đội mưa ra đầu đường lớn mua rau, mua cá. Lần đầu ra khỏi nhà sau một tuần, trưa 16, bà Thục nhìn bốn bề quanh những xóm làng dọc trục QL1, không nhận ra nơi mình đang sống.

    [​IMG]
    Người dân xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà) chèo thuyền giữa nước lũ nhận mì tôm, nhu yếu phẩm cứu trợ. Ảnh: Hoàng Táo.

    Trong khi đó tại Hương Toàn, nước vẫn không có xu hướng rút. Chủ tịch xã Hoàng Trọng Hiệu cùng cán bộ thôn, xã, công an địa phương 10 ngày nay không về nhà. Nhóm hơn 20 người túc trực 24h ở trụ sở xã để nhận, phát đồ cứu trợ và ứng phó tình huống khẩn cấp, như di chuyển người bệnh, sơ tán người già, trẻ nhỏ và những hộ ngập nặng.

    Hơn 2.000 hộ trong xã bị cô lập, mực nước trong nhà 0,2-1 m, toàn bộ việc đi lại đều bằng ghe. "Lâu lắm anh em tôi không nhìn thấy bàn chân mình", một nam dân quân cười nói, bao gạo vác trên vai và nước ngập tới ngực.

    Ông Lương biết chính xác mực nước trước sân nhà mình 3 ngày trước đến đâu. Trưa đó, chính anh dân quân này đã đội 2 thùng mì tôm lên đầu, mang vào nhà đưa tận tay ông.

    Ngày cuối cùng trước khi cắt điện, ông còn nhớ, tủ lạnh nhà mình còn 1 quả bí, 1 mớ rau cải, 4 quả trứng vịt và 2 khúc cá, đủ cho 3 người nhà ông ăn trong 2 ngày. Tám ngày tiếp theo, những bữa cơm quanh quẩn cơm trắng với cá khô, "được phát mì mà không dám ăn, vì sợ đi tiểu nhiều", ông ngại ngùng.

    Vợ ông trải qua cuộc đại phẫu hơn tháng trước, trong một đêm nước ngập, mò mẫm đi vệ sinh một mình rồi ngã. Ông Lương từ đấy để sẵn cái bô cuối giường cho vợ, đêm 2 lần dậy thay nến, ăn cơm tối xong là buông màn cho bà nằm, "vì nước lên, chỗ nào cũng muỗi".

    Những ngày mưa lũ, ông Nguyễn Văn Liễu, 63 tuổi ở xã Hương Văn, cũng tình nguyện thay vợ làm việc nặng nhọc, nguy hiểm nhất: nấu cơm. Nguời đàn ông cao 1m70 nhiều ngày qua đội nón, mặc áo mưa một mình nhóm củi, nấu nướng khi nước lũ dập dềnh ngang ngực.

    Ông nấu cơm dưới bếp, bà đứng trên thềm nhà sốt ruột ngó xuống, sợ ông loạng choạng, sảy chân ngã. "Bà ấy mà lội chắc là đến cổ", ông Liễu vỗ vai vợ, cười nói.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Liễu lội nước , thay vợ nấu ăn ngày lũ. Ảnh: Hoàng Táo

    Căn nhà ống một tầng chưa lợp mái, hoàn thành đầu năm nay, sau nhiều chần chừ của vợ chồng già, vì ngại cuối đời còn vay mượn. Nhưng trong những ngày lũ qua, họ mới thấy may mắn vì là một trong những căn nhà cao ráo nhất xóm, nước vào nhà chỉ ngập ngang bụng chân ngày mưa lớn nhất.

    Song căn bếp cũ, thấp hơn nhà khoảng 40 cm, không thoát khỏi dòng lũ. Hơn 20 bao thóc mới gặt đầu tháng 8, tổng cộng hơn 1 tấn, bị ướt sạch sau đêm mưa, giờ đành để cho hàng xóm nuôi gà, nuôi ngan. Bà Vy tiếc đứt từng khúc ruột, nhưng không dám kể với 2 đứa con đang làm công nhân tận miền nam, sợ chúng lo nghĩ, chỉ lẳng lặng đi vay gạo ăn rồi sau đó tính.

    Căn nhà ông bà cách mặt quốc lộ chưa đầy 100 mét, nhưng cũng trải qua 8 ngày "nội bất xuất" vì lũ lụt. Bà Vy ngày nào cũng ra hiên ngóng sang những cánh ruộng nằm bên kia quốc lộ, dù biết lúc này, chúng cũng đang chìm trong biển nước.

    Vợ chồng già thuê thêm ba sào đất, mưu sinh quanh năm bằng lúa, màu. Trước đợt mưa 3 ngày, bà Vy được trảy những quả bí đao đầu tiên đem bán. "Bí đao năm nay được giá, những 10.000 đồng/kg", bà Vy nhẩm tính thu hoạch 2 tháng mới hết ruộng, lãi gần 10 triệu đồng. Nhưng bão đến, bà ngồi chợ bán được 2 buổi, cầm được đúng 240.000 đồng thì đành phải ở nhà.

    Ông Liễu quay sang vợ, ôn lại tháng 11 của 21 năm trước, vợ chồng khiêng hai chiếc giường xếp chồng lên nhau, ngồi trên đó cùng 2 con đợi lũ rút, nghe bao tiếng khóc tang thương vọng đến tai mình. Con trai nhìn cảnh bố mẹ đi qua những mùa lũ miền Trung, muốn họ tìm nơi ở an toàn, nhưng quê hương ở đây, ông bà chưa bao giờ có ý định chuyển đi nơi khác.

    Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiên lượng, mưa to sẽ tiếp tục gia tăng tại miền Trung đến hết 20/10, lũ các sông sẽ lên báo động 2-3, nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất. Dọc quốc lộ 1 qua Thừa Thiên Huế và những con đường địa hình cao trong thành phố, hàng dài những chiếc xe máy, ôtô được người quanh vùng mang ra gửi "chạy lũ".

    Chỉ có những người dân như vợ chồng ông Lương, bà Thục, hay ông Liễu bao năm nay, chẳng chạy được đi đâu được khỏi mảnh đất của mình. Điều duy nhất họ có thể làm lúc này, là ngồi im trong nhà, và cầu mong nước rút.

    Chính quyền chưa thống kê được cụ thể thiệt hại do mưa lũ nửa tháng qua, bởi công tác cứu hộ cứu nạn vẫn chưa kết thúc. Tính đến 18h ngày 18/10, mưa lũ ở Thừa Thiên Huế khiến 27 người chết (gồm 13 nạn nhân sạt đất Trạm kiểm lâm 67), 15 người mất tích (công nhân của thuỷ điện Rào Trăng 3) và khoảng 82.000 nhà dân bị ngập.
     
    tieulyquang and Tai_Mei_Ha like this.
  17. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    14,140
    Nơi ở:
    Unknown
    mức ngập y chang nhà tui
     
    Tai_Mei_Ha thích bài này.
  18. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    nhiều nhà mọi năm ngập như thế nên chủ quan, năm nay ngập đến mái nên trở tay ko kịp là vậy đó
     
  19. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,280
    Các bạn SG nên học theo mô hình nhà này để chống ngập cũng tốt nè
     
  20. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,853
    Ko liên quan gì cả, thiên tai thì dân ở đâu cũng khổ như nhau, cho nên sau này đừng nên chửi rủa người khác ( chính quyền nó sai chứ dân nó có tội gì mà mong đập vỡ, lũ quét). Như lão Sis comment post trên ấy.

    Mình thờ Diệp Lão :2cool_sad:
     

Chia sẻ trang này