LĐO - Cập nhật mưa lũ miền Trung: Nguy cơ đối mặt lũ lịch sử

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi firestork, 8/10/20.

  1. wolverrin2010

    wolverrin2010 bữa giờ còn ko được mắc ị

    Tham gia ngày:
    10/3/10
    Bài viết:
    3,885
    Nơi ở:
    the force is shemale
    Ý của ông là nâng nền lên với sàn nhưng lũ nó toàn 2.5m thì xây đú tnao đc, ông bảo k tốn bao tiền thế ông cho vay nhé :)) dân nghèo làm gì có tiền mà xây trời nhiều khi nhà nó xây từ lâu lắm r chứ mới quái đâu
     
  2. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    30,384
    Nơi ở:
    đà nẵng
    nâng lên vậy thì có ích chi đâu :v lụt miền trung nó lên tới nóc nhà :v nhà ở đây toàn cấp 4 mà xây nhà nâng cho cao vả lại nói rồi cũng lợi kinh tế cả thôi vì vậy nên thường dân ở các điểm rốn lũ đều có 1 nhà cao chứa đồ khi lũ tới còn sau đó sống tạm ở đó đến khi lũ rút thì về nhà chính
     
  3. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    2,768
    Thì nâng cao lên. Mà cái sàn kia nâng so với nền xung quanh ít nhất 17-2m đấy, k ít đâu. Nhìn dưới gầm sàn người ta để xe máy kìa. Thích chống lũ tới nóc nhà thì nâng trụ lên thêm 1.5-2m nữa thì làm sao !?
    Ông này chắc chưa lên vùng núi bao h nên k thấy người ta xây nhà sàn bê tông. Dân tộc thiểu số vùng núi phía bắc thì giàu lắm hả. So dân miền trung với dân thiểu số Tây Bắc thì thằng nào nghèo hơn. K lẽ cả đời k làm nổi vài chục triệu để xây cái nhà. Nói thật, tiền cả nước hỗ trợ cho vùng này trong 5-7 năm đã quá cha cái tiền thêm trụ cho cái nhà r.
    Ông xem cái nhà ntn thì phải giàu cỡ nào để xây được thế !?
    Cai-tien-hoa-be-tong-hoa--de-doa-nha-san-Thai-co-dv--3--5--1509614597-width500height359.jpg
    Xem dữ liệu GDP ở đây, xem đám vùng núi phía Bắc hay bọn miền Trung thằng nào nghèo hơn:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_đơn_vị_hành_chính_Việt_Nam_theo_GRDP_bình_quân_đầu_người
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/10/20
    giangnam thích bài này.
  4. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    30,384
    Nơi ở:
    đà nẵng
    thì kì chứ sao , tôi không biết xây dựng thế nào nhưng để làm nhà kiên cố mà cao tới 3,4 m thì không rẻ chút nào ,tiền sửa nhà nó còn không có thì lấy đâu ra mà nâng cấp full option . mà dân nghèo thì trong nhà làm đéo gì có đồ nhiều mà giữ , đợi lũ qua rồi dọn nhà ở tiếp thôi
     
  5. Hero of chaos

    Hero of chaos Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/5/06
    Bài viết:
    6,041
    Nơi ở:
    Đồng Hới City
    Tiền thì vừa đủ ăn, căn nhà lụt xong nước rút thì vẫn xài được, sao phải đập nhà đi xây lại. Kinh tế nhất là làm 1 căn nhà phao nhỏ ở góc vườn, nước lên là chuyển đồ và người vào đó. Rút thì về nhà. Năm nào cũng lụt cả, quen rồi chả thấy sao
     
    jumper thích bài này.
  6. Thợ Hồ

    Thợ Hồ C O N T R A

    Tham gia ngày:
    21/5/20
    Bài viết:
    1,852
    Mấy kiểu nhà đó gió nó quật là bay sạch nóc với tường :))
     
  7. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    2,768
    T đang lấy ví dụ cho việc đôn nền lên thì tốn thêm mấy xu mà kêu nghèo. Mà nói chung đã không muốn làm thì kiểu gì chẳng lấy được lý do.
     
  8. firestork

    firestork Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    3,994
    Yếu thế fence, mùa này HN đi chơi sờ đùi gái mới thích này. Lên PDP, rẽ vào Trúc Bạch làm cốc bia hay cafe là số dzách:2onion18:
     
  9. giangnam

    giangnam cái biệt hiệu Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/02
    Bài viết:
    5,363
    Cái này thì sao không cả 2 phương án hợp lại.

    nhà ở chính thì cứ thấp không sao.

    xây thêm cái kho 10m2 cao hẳn lên để trú lúc bão với có chỗ để những đồ thật cần.

    đất vườn thì trong đấy chắc không thiếu 10m2 đâu nhỉ.

    Xây nhỏ vừa tích kiệm vừa đỡ chi phí. Vừa có thêm kho trên cao để dùng.
     
  10. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    30,384
    Nơi ở:
    đà nẵng
  11. antonionguyen85

    antonionguyen85 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/5/07
    Bài viết:
    3,987
    Có chương trình nhà chống lũ của tư nhân tài trợ á, nhưng cũng k xi nhê.
     
  12. ChuLang

    ChuLang Persian Prince

    Tham gia ngày:
    28/5/09
    Bài viết:
    3,511
    nhà xấu vl, cho cũng dí nam dương thần kiếm thèm ở
     
  13. firestork

    firestork Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    3,994
    Đầu năm mưa đá miền bắc, cuối năm mưa lũ miền trung. Thương bà con trong đó quá :9cool_too_sad:


    Mưa lũ miền Trung: Nước ngập đường tàu, nhiều quốc lộ bị sạt lở chia cắt
    Sáng 9/10, mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp ở miền Trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến giao thông.
    Tin tức trong ngày hôm nay
    [​IMG]
    Các đơn vị chức năng đang phối hợp khắc phục đoạn nền đá đường sắt Bắc - Nam bị trôi đến tà vẹt trong đêm
    Thừa Thiên - Huế: Nước ngập đến thân ray, nền đá bị trôi

    Ghi nhận của PV Báo Giao thông sáng 9/10, tại Thừa Thiên - Huế mưa to, hàng chục cán bộ, công nhân đường sắt vẫn đang tiếp tục khắc phục vị trí nền đá đường tàu bị trôi tại đoạn Km 656 tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, đoạn qua xã Phong Thu (huyện Phong Điền).

    Trước đó, vào tối 8/10, do mưa lớn và nước lũ đã làm đoạn đường sắt Bắc Nam tại Km 656 (phía Bắc ga lao động đường phố Trạch), nước ngập đến thân ray, nền đá bị trôi đến tà vẹt với độ sâu khoảng 3,5m, rộng gần 4m làm ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu, lập tức đã được các lực lượng chức năng phong tỏa để phối hợp khắc phục.

    Clip: Các lực lượng chức năng đang xếp đá gia cố vị trí đường sắt Bắc Nam bị nước ngập đến thân ray, nền đá bị trôi đến tà vẹt

    Đồng thời, tàu SE2 trên hành trình từ Nam ra Bắc phải dừng tại ga lao động đường phố Trạch (thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), chuyển tải 270 hành khách bằng ô tô ra ga Mỹ Chánh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) và đón khoảng 300 hành khách từ ga Mỹ Chánh vào ga Huế tiếp tục hành trình ngay trong đêm.

    Hàng chục cán bộ, công nhân cùng thiết bị máy móc được huy động vận chuyển đá đến khẩn trương gia cố. Máy phát điện cũng được huy động đến hiện trường để đội sửa chữa xếp rọ đá tiếp gia cố đoạn đường sắt bị hư hỏng do mưa lũ.

    CLIP: Các đơn vị khẩn trương xếp rọ đá gia cố vị trí đường sắt bị hư hỏng do mưa lũ

    Đến 3h45 sáng 9/10, đường sắt đoạn qua Km 656 tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản được sửa chữa khắc phục xong, thông tàu 5km/h.

    Đến hơn 8h sáng cùng ngày (9/10), mực nước tại đoạn đường sắt Bắc - Nam trên đã rút xuống, nhưng vẫn còn khá cao và trời tiếp tục mưa to. Các đoàn tàu lưu thông qua đoạn này với vận tốc 5km/h.

    Hàng chục cán bộ, công nhân Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên vẫn đang tiếp tục khẩn trương khắc phục vị trí đường sắt này để đảm bảo tốc độ lưu thông trên tuyến.

    [​IMG]
    Đến hơn 8h sáng 9/10, nước đã rút xuống nhưng vẫn còn khá cao, trời tiếp tục mưa to
    Cũng tại Thừa Thiên - Huế, một số đoạn QL1 qua huyện Phong Điền… bị ngập khá sâu do nước không thoát kịp. Hàng loạt xe ô tô chạy qua với tốc độ cao tạt nước vào người đi đường tiềm ẩn nguy cơ TNGT.

    [​IMG]
    Hàng loạt nhà dân gần QL1 phía thượng lưu cầu lao động đường phố Trạch (huyện Phong Điền) đang bị ngập sâu trưa 9/10
    Trong khi đó, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế biết, căn cứ tình hình diễn biến lũ, sáng 9/10, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu Công ty CP thủy điện Hương Điền tiếp tục vận hành điều tiết hồ Hương Điền.

    Clip: Mưa xối xả trưa 9/10, đoạn QL1 qua thị trấn Phong Điền bị ngập do nước không thoát kịp

    Do tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 9/10.

    [​IMG]
    Người đi xe máy bị ngã trên QL1 đoạn qua thị trấn Phong Điền trưa 9/10
    Trước đó, chủ động ứng phó với mưa lũ, huyện Phong Điền đã tổ chức di dời 296 hộ, 857 khẩu tại các xã Phong Mỹ, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Thu và một số hộ dân tại thị trấn Phong Điền đến nơi an toàn. Huyện A Lưới đã di dời 26 hộ dân tại các xã Hồng Thượng, Đông Sơn, A Ngo và Phú Vinh; thị xã Hương Trà di dời 11 hộ/ 44 khẩu đến nơi an toàn.

    Mưa lũ khiến 1 nhà dân tại thôn Hiền Lương (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền) bị sập, 1.100 nhà dân thuộc các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Thu (huyện Phong Điền) và phường An Tây (TP Huế) bị ngập từ 0,3- 0,8m; 1 người mất tích và 4 người bị thương...

    Quảng Nam: Nhiều tuyến đường trọng yếu bị sạt lở

    [​IMG]
    Những núi đất đá vùi lấp mặt đường được hót dọn, chất thành đống cao quá đầu người trên tuyến QL14B
    Sáng 9/10, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam cho hay, nhiều tuyến đường trọng yếu trên địa bàn đang bị sạt lở, đất đá, bùn đất vùi lấp nghiêm trọng, nhiều vị trí còn ngập sâu trong nước. Các đơn vị, lực lượng quản lý các tuyến đường đang nỗ lực khắc phục, xử lý nhằm đảm bảo ATGT.

    Ông Văn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Nam, cho biết: Đến thời điểm này, mưa lũ gây sạt lở, đất đá vùi lấp mặt đường, cống thoát nước, rãnh dọc các tuyến QL khoảng 7.350m3. Tuyến ĐT 606 bị hư hỏng do đất đát sạt lở, rãnh dọc bị bồi lấp, cây cối ngã đổ ngang đường nghiêm trọng. Hiện đơn vị quản lý đang tập trung lực lượng đảm bảo giao thông bước 1. Tuyến ĐH11ĐG bị sạt mái taluy âm ước tính khoảng 17.000m3; tuyến ĐH15ĐG sạt lở mái taluy âm ước khoảng 540m3.

    "Nhằm đảm bảo giao thông, các đơn vị, lực lượng quản lý đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện không quản ngày đêm di chuyển đất đá, khơi thông mặt đường, nối lại các huyết mặc giao thông trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều vị trí tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, ngập sâu trong nước lũ, khiến giao thông vẫn còn chia cắt", ông Văn Anh Tuấn thông tin.

    Theo ghi nhận của PV, vào lúc 15h15 chiều 8/9, tại km 68+500, km68+700 (đoạn qua thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) tuyến QL14B đã thông xe bước 1 sau khi lực lượng chức năng triển khai khắc phục hót dọn khối lượng đất đá tràn lấp mặt đường, khơi thông cống rãnh.

    Trên tuyến QL14D, tại km13+27 đã thông xe trở lại sau khi bị đất đá vùi lấp; tại km23+900 vẫn còn tắc đường do đất đá sạt lở, tràn lấp mặt đường. Hiện các lực lượng quản lý đang nỗ lực khắc phục, thông tuyến.

    Trên QL14E, nước lũ đã bắt đầu rút, vị trí ngập sâu tại km25+130, km65+400 điểm cầu Khe Rinh nước đã rút và đã thông xe trở lại. Giao thông trên các tuyến QL40B, QL24C… đã thông xe bình thường.

    Đến sáng nay (9/10), các tuyến đường tỉnh lộ: ĐT615, ĐT609, ĐT609B, ĐT606 nhiều vị trí còn ngập sâu, gây chia cắt giao thông. Cụ thể, tại km7+700, km8+100 trên tuyến ĐT615 nước lụt còn gây ngập sâu hơn 0,5m. Trên tuyến ĐT609, các điểm km 20+500, km25+400, km31+400 nước lũ đã rút, cơ bản thông xe; tuy nhiên tại km33+100 nước lũ còn ngập sâu hơn 0,5m, giao thông còn ách tắc.

    Nghiêm trọng hơn, tại ngầm tràn xã Lăng lý trình km17+650 tuyến đường ĐT606 nước còn ngập sâu hơn 1m, gây tắc đường; từ km12-km64 trên tuyến ĐT 606 đi xã Axan, Ch’ơm (huyện biên giới Tây Giang) nhiều vị trí bị sạt lở nghiêm trọng, gây tắc đường, chia cắt các vùng dân cư.

    Hiện nay, hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn Quảng Nam bị hạn chế. Mực nước các sông Thu Bồn tại trạm Thu Bồn ở mức cao 5,3m (ở mức báo động I), sông Vu Gia tại trạm Vu Gia là 6,35m (trên mức báo động I), sông Thu Bồn tại trạm Ngọc thành là 1,4m (dưới mức báo động II).

    [​IMG]
    Một điểm sạt lở hoàn toàn mặt, nền đường khiến tuyến ĐH11ĐG (địa bàn xã Ka Dăng-Axờ, xã Ma Cooih, huyện Đông Giang) bị đứt gãy, giao thông chia cắt.
    Theo ông Văn Anh Tuấn, đáng lo nhất, giao thông trên nhiều tuyến đường huyện, giao thông nông thôn bị thiệt hại nặng nề.

    Cụ thể, trên tuyến ĐH11ĐG (địa bàn xã Ka Dăng-Axờ, xã Ma Cooih, huyện Đông Giang) bị sạt lở hoàn toàn nền đường gây đứt đường. Tuyến ĐH15ĐG (địa bàn A Dinh, thị trấn Prao, huyện Đông Giang) vào thôn A Duông 2 bị sạt lở nghiêm trọng gây chia cắt giao thông.

    Ông Tuấn cho hay: Đối với các vị trí ngập lụt gây ách tắt giao thông, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các lực lượng quản lý đặt biển cảnh báo trước vị trí ngập lụt, đồng thời tổ chức chốt chặn không cho lưu thông. Đối với các vị trí bị sụt trượt, sạt lở, tràn lấp mương dọc, mặt đường, các lực lượng thực hiện cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông; Hót đất sạt lở, sụt trượt, khơi thông rảnh thoát nước dọc, đảm bảo nước thoát không chảy tràn ra mặt đường nhằm kịp thời bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    "Để đảm bảo ATGT trên các tuyến đường bị ảnh hưởng, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Thanh tra Sở GTVT phối hợp với lực lượng CSGT và các địa phương phân luồng giao thông từ xa và lưu thông đảm bảo an toàn; các đơn vị bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa tiếp tục theo dõi tình hình mưa lũ, dọn dẹp đảm bảo giao thông bước 1. Đồng thời, chuẩn bị nhân lực, máy móc để sẵn sàng xử lý, khắc phục khi có sự cố sạt lở xảy ra; các biện pháp khắc phục để đảm bảo giao thông đi lại được an toàn, thông suốt sau khi kết thúc đợt mưa lũ", ông Tuấn cho biết.

    >>> Những hình ảnh về công tác khắc phục sạt lở, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường ở Quảng Nam:

    [​IMG]
    Nhân lực, phương tiện máy móc làm việc hết công suất nhằm đảm bảo giao thông thông suất
    [​IMG]
    Khắc phục các điểm xung yếu trên tuyến QL
    [​IMG]
    Phương tiện khơi thông cầu cống đảm bảo thoát nước lũ, bảo vệ công trình cầu
    [​IMG]
    Nhiều vị trí tại các tuyến giao thông trọng yếu ở Quảng Nam còn bị ngập sâu, đất đá vùi lấp, khiến giao thông bị chia cắt
    [​IMG]
    Công tác khắc phục được thực hiện gấp rút, chạy đua với thời tiết khắc nghiệt



    [​IMG]
    Lũ miền Trung: Hàng nghìn nhà dân ngập nước, nhiều nơi bị cô lập

    [​IMG]
    Duy Lợi - Đại Thắng
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  14. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    13,428
    Nơi ở:
    Unknown
    moá mưa từ sáng sớm tới h chưa có dấu hiệu ngưng, kéo dài cả tuần rồi.
     
  15. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,462
    Miền Trung, Tây Nguyên mưa to thì ĐBSCL có nước về rồi
     
  16. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,729
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    1 mình thanh niên này ngáo đá đánh đồng cả bà con miền trung à?
     
    Thợ Hồ thích bài này.
  17. Kin_Dra

    Kin_Dra T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    17/11/09
    Bài viết:
    544
    Nơi ở:
    Chuồng gà
    Dân tộc thì đến cơm còn ko có mà ăn còn đòi xây nhà sàn kiên cố =))
     
  18. dp_onl

    dp_onl Baldur's Gate GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    8/7/10
    Bài viết:
    45,999
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit
    Tùy dân tộc thôi. Chổ khâm đức quảng nam thì dân thành thị ko có cửa so luôn nhé :))
     
  19. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,514
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
  20. Dragon of South

    Dragon of South Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    2/9/04
    Bài viết:
    7,105
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào

    Kiểu xây dựng miền Trung ngày xưa ở quên mình (Đà Nẵng) là xây nhà trên một mô đất cao tự nhiên hay là do đắp lấy. Nói chung là 1 phương án khác so với việc làm nhà sàn. Lũ cao quá thì trèo lên nóc nhà hoặc di chuyển đến khu vực khác có nền cao hơn. Nhưng gần đây đất bị thu hồi và phân cho đất lô khác rồi nên cách đó làm ko đc nữa. Tuy nhiên vẫn có 1 số khu vực ở miền Trung là nhà sàn (ko tính vùng núi, Tây Nguyên) nhưng 100% mình thấy là nhà gỗ chứ ko phải nhà xây hay bê tông.

    Bác đang nói về chuyện xây cái trụ để nâng nhà. Okie, chuyện khá đơn giản. Nhưng chi phí và kỹ thuật để nâng nền lên thì như thế nào? Bảo dưỡng so với nhà bình thường thì ra sao?! Khả năng chịu lũ cuốn và gió giật khi bão có đảm bảo như nhà xây trệt ko?! Đừng lôi tiền cả nước hỗ trợ vì chia ra cũng đủ cho người ta ăn qua mùa lũ thôi.
     
    psbt64 and jumper like this.

Chia sẻ trang này