Luận bàn Tam Quốc truyện, Chính sử và dã sử

Thảo luận trong 'Linh Vương' bắt đầu bởi batigol2000, 25/5/09.

  1. docthusinh

    docthusinh Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    25/9/04
    Bài viết:
    59
    Dại gái thì không hẳn đâu, Bố vì thời thế mới theo họ Đổng, đek ưa gì nó chắc cũng muốn giết lâu rồi nên vin vào cái cớ giựt vợ để mà đập thôi. Đã nhận làm cha con thì 1 mụ đàn bà cũng không nhường được là sao? Không giết thằng Đổng thì kiểu gì cũng bị hắn bụp. Đổng bất nghĩa thì Bố bất hiếu trước thôi.

    Điêu Thuyền lúc đầu là làm kế, nhưng chưa chắc lúc sau không kết Bố (đẹp trai, cao to, dũng mãnh, "dẻo dai"..ai mà ko mê ;))). Lỡ 2 đứa ấy yêu nhau thật thì cũng phải tìm cách đến với nhau thôi :D

    Còn có người nói Bố sợ chết nên lúc sắp bị bắt nói câu gì đó với Tào Tháo và bị Lưu Bị thọt. Thật ra đó cũng không phải là sợ chết mà là cái gọi là "gian" thôi, có mưu đồ gì đó thì mới nói được câu ấy, nếu sợ thì hắn đã quỳ xuống xin Tào đại nhân tha mạng rồi. Còn lúc bị giải đi treo cổ, thì quá uất ức thằng Lưu bị ăn cháo đá bát thôi. Lúc khốn mò tới bàn đại sự diệt Tào trảm Thiệu, sau lại chọt cho họ Tào giết mình...

    Nói đến việc Lưu Bị chọt cho Tào Tháo giết thì thực ra Tháo chỉ hỏi cho có lệ thôi, vì bản thân Tháo biết Bố cũng là tay gian hùng như mình, ko giết cũng uổng.
     
  2. batigol2000

    batigol2000 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    242
    Tào Tháo - gian hùng đáng yêu? (Phần I)
    (11:39, 27/03/2009)


    Nói về Tam Quốc, không thể không nói đến Tào Tháo, vì Tam Quốc chính là Ngụy Thục Ngô, mà vị Hoàng đế khai quốc của nhà Ngụy trên thực tế chính là Tào Tháo. Đương nhiên trong thời gian tại vị Tào Tháo không hề xưng đế, sau khi Tào Tháo chết, con ông ta là Tào Phi mới xưng đế, truy phong Tào Tháo là Ngụy Vũ Đế, nhưng có thể khẳng định Tào Tháo chính là người khai sáng trên thực tế của nhà Ngụy.


    Danh tiếng Tào Tháo trên lịch sử không tốt đẹp lắm, người khách khí gọi ông ta là gian hùng, không khách khí thì gọi ông ta là gian tặc nhưng Lỗ Tấn tiên sinh thì nói, “Tào Tháo kỳ thực có một con người có tính cách riêng, chí ít cũng là một anh hùng. Tôi tuy không cùng một đảng với Tào Tháo nhưng rất bái phục ông ta”. Có thể nói, từ thời cận đại trở lại đây Lỗ Tấn chính là người đầu tiên lật lại bản án của Tào Tháo. Như thế luôn luôn có ba cách bình giá đối với Tào Tháo: Anh hùng, gian hùng, gian tặc. Như vậy cách bình giá nào là chính xác?

    Nhưng khi chúng tôi đi làm rõ hình tượng lịch sử của Tào Tháo, chúng tôi đã phát hiện ra một vấn đề chính là hình tượng lịch sử cũng không mấy rõ ràng. Ví dụ, dân gian đều nói Tào Tháo là gian, rất nhiều người không thích Tào Tháo. Tô Đông Pha từng nói, vào thời Bắc Tống, trong dân gian có rất nhiều người kể chuyện lịch sử, chính là những người kể lại sách, khi kể Tam Quốc, nói đến thất bại của Lưu Bị, mọi người nghe đều chảy nước mắt khóc thương, khi nói thất bại của Tào Tháo, mọi người đều vỗ tay vui mừng. Như thế chứng tỏ, chí ít, vào thời Bắc Tống Tào Tháo là một người không được yêu thích. Vì sao Tào Tháo lại không được người ta thích? Ông ta làm những việc mà người dân không thích? Điều này không nằm ngoài ba điều kiện sau:

    Một là, con người Tào Tháo vốn gian trá. Nhưng mà điều này không tính vì rằng việc dụng binh không quản gian trá, những người đánh trận nói chung đều cần gian trá, nhưng mà anh nói đối thủ của anh thì nói là gian trá xảo quyệt, nói về mình thì nói là túc trí đa mưu, thực tế chỉ có thể nói, việc dụng binh không quản gian trá.

    Thứ hai, là nói ông ta soán ngôi nhà Hán. Việc này với chúng ta không quan hệ gì, Hoàng đế của vương triều này vì sao nhất định phải mang họ Lưu, vì sao không thể mang họ Tào? Nói rằng họ Tào thay họ Lưu chính là gian thì rõ ràng là không ổn.

    Điều khiến dân gian không vừa lòng nhất đối với Tào Tháo chính là câu nói: “Thà ta phụ người thiên hạ chứ không thể để người thiên hạ phụ ta”. Vì một người khẳng định tự mình có lỗi với tất cả con người trong thiên hạ cũng không để cho người trong thiên hạ làm việc có lỗi với mình, con người này thật là quá xấu, vì thế những người dân thường rất ghét Tào Tháo.

    Chúng tôi muốn làm rõ sự việc này là thật hay là không thật. Nếu như đó không phải là sự thật thì đây há chẳng phải là một án oan hay sao? Nếu như là án oan, chúng ta há chẳng phải là nên sửa lại án cho Tào Tháo hay sao? Thế nhưng việc này những ghi chép trên sử sách lại khá mâu thuẫn.

    Trên đại thể là câu chuyện như thế này: Tào Tháo vì bị Đổng Trác hãm hại, Tào Tháo từ kinh thành thoát thân, chạy qua một người bạn cũ của gia đình, tên người bạn cũ này là Lã Bá Sa. Lúc Tào Tháo đến nhà Lã Bá Sa, Lã Bá Sa không ở nhà, vì thế mới phát sinh thảm án Tào Tháo giết toàn bộ gia đình Lã Bá Sa.

    Câu chuyện này có ba dị bản: Bản thứ nhất nói rằng Lã Bá Sa không có ở nhà, con Lã Bá Sa và những người khách trong nhà thấy Tào Tháo mang theo rất nhiều tiền nên nổi tà tâm muốn cướp đoạt của Tào Tháo vì thế dắt ngựa của Tháo đi. Lúc đó Tào Tháo tỉnh dậy rút kiếm giết những người này. Đây gọi là phòng vệ chính đáng. Câu chuyện này được ghi chép trong cuốn sử nào? Chính là “Ngụy thư”. Ngụy thư chính là cuốn sách sử của người nước Ngụy của Tào Tháo viết vì thế cũng không nhất định có thể tin tưởng được, bởi vì Tào Tháo là thái tổ của họ, vì thế rất có khả năng họ muốn dàn xếp một màn kịch cho Tào Tháo. Điều này cũng rất khó có thể nói được.

    Ghi chép thứ hai nói, Tào Tháo ở trong nhà của Lã Bá Sa nghe thấy tiếng con của Lã Bá Sa chuẩn bị nồi niêu, có tiếng động, Tào Tháo lại là tội phạm bị Đổng Trác phát lệnh truy nã, Tháo nghi hoặc, “nghi nó hại mình”, liền giết cả nhà Lã Bá Sa. Việc này gọi là ngộ sát.

    Dị bản thứ ba cũng không khác nhiều lắm, cũng nói Tào Tháo nghi ngờ những người trong nhà Lã Bá Sa muốn hại mình, sau đó đã giết toàn bộ gia đình ông ta. Giết người xong, Tào Tháo còn thê lương mà nói rằng: “Thà ta phụ người chứ đừng để người phụ ta”. Xem xét tình huống thứ ba này có thể tin rằng Tào Tháo ngộ sát gia đình Lã Bá Sa, cũng nói câu nói đó, xem xem đây là cảnh tượng ra sao. Là Tào Tháo nghi ngờ những người này muốn hại mình, đương nhiên sự nghi ngờ ở đây có phần quá đáng, sau đó đã giết cả gia đình Lã Bá Sa. Giết người xong mới biết là mình ngộ sát, rồi mới thê lương mà nói câu nói đó.

    Hai chữ “thê lương” ở đây là rất quan trọng. Chính là giết nhầm người, sau đó, ông ta cũng cảm thấy rất buồn, tự an ủi mình, được rồi được rồi, thà rằng ta phụ lòng người khác, chứ không thể để người khác phụ lòng ta được. Chúng ta thử quan sát và thể nghiệm hoàn cảnh này một chút, câu nói mà Tào Tháo nói chính là một cách để an ủi chính mình, tự biện giải cho chính mình, vì thế đã miễn cưỡng tự bào chữa cho hành vi sai lầm của mình. Đến “Tam Quốc diễn nghĩa” Tào Tháo biến thành một kẻ cực kỳ tàn ác, tác giả tiểu thuyết này đã thêm vào phía trước câu nói “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta” hai chữ “thiên hạ”.


    Đây là điểm bất đồng lớn nhất. Khi đó, Tào Tháo nói câu nói này chỉ là từ việc mà bàn việc, tuy ta là sai, ta giết nhầm người, ta có lỗi với người, hiện tại ta cũng không có cách nào, hiện tại ta cũng không còn đường nào khác, cũng chỉ đành để ta có lỗi người chứ không để người có lỗi với ta. Ở đây nên nói là Tào Tháo vẫn còn một phần thiện ý ở bên trong, nhưng đến Tam Quốc diễn nghĩa biến thành một câu nói rất cường bạo, nói ta có lỗi với người thiên hạ chứ không thể để người thiên hạ có lỗi với ta, như thế thì thật là một tên đại gian tặc.

    Vì thế nói Tào Tháo có chỗ gian hiểm độc địa thì thật là có điểm đáng nghi. Nhưng cho dù như thế, trong bình Tam Quốc diễn nghĩa của Mao Tôn Cương vẫn nói những câu như vậy, Mao Tôn Cương nói gì, ông ta nói: “Đó là chỗ Mạnh Đức (tức Tào Tháo) khác với người khác”. Ông ta nói, cho dù là như vậy thì cũng là chỗ Tào Tháo không giống với người bình thường, là chỗ vượt qua chúng ta! Ông ta nói vì sao? Ông nói nếu như là người khác, chắc chắn sẽ nói, thà rằng người trong thiên hạ đều có lỗi với ta chứ không để ta có lỗi với người trong thiên hạ. Ông nói nếu đổi là người khác đều sẽ nói như vậy nhưng thực tế thì sao? Trên thực tế, họ đều làm như Tào Tháo, nhưng chỉ có Tào Tháo mới thẳng thắn nói ra câu nói này. Mao Tôn Cương cũng cho rằng, Tào Tháo tuy gian trá nhưng trong gian trá vẫn có chỗ chân thành, thẳng thắn, chí ít ông ta cũng dám nói ra câu nói gian trá, ông ta là một tiểu nhân chân chính, không phải ngụy quân tử. Vì thế Mao nói rằng đây chính là chỗ Tào Tháo vượt qua những người khác, bởi vì trên thế giới này ngụy quân tử thực tế là rất nhiều.

    Trong gian trá có sự chân thành, đó chính là một đặc trưng tính cách của Tào Tháo. Tào Tháo là một người gian trá, điều này không thể phủ nhận nhưng ông ta cũng có mặt thẳng thắn và chân thành. Chúng ta hay xem điểm mẫu thuẫn này trong tính cách của Tào Tháo.

    Đầu tiên hãy nói về sự gian trá của Tào Tháo, một ví dụ thể hiện rõ nhất sự gian trá của Tào Tháo chính là sự việc phát sinh trong cuộc chiến với Viên Thiệu. Chúng ta biết rằng trong thời kỳ Tam Quốc có ba chiến dịch lớn, thứ nhất chính là cuộc chiến Quan Độ giữa Tào Tháo và Viên Thiệu (Quan Độ chi chiến), thứ hai là cuộc chiến Xích Bích giữa Tào Tôn (Xích Bích chi chiến), thứ ba là cuộc chiến Di Lăng giữa Tôn Lưu. Sau cuộc chiến Quan Độ chính thức xác lập địa vị lịch sử của mình. Trận chiến này vô cùng gian khổ, vô cùng gay go. Khi đó, hai bên đối đầu chưa ngã ngũ mà lương thực quân Tào đã không còn nhiều.

    Chúng ta đều biết đánh trận dựa vào cái gì? Trừ dũng khí, vũ khí và thực lực, trọng yếu nhất vẫn là lương thực, vì thế mới nói, “binh mã chưa động, lương thảo đã phải đi trước”, không có lương thực một trận cũng không thể đánh nổi. Thực tế Tào Tháo lúc này đã sắp hết lương thực, ngay một lúc không thể có thêm ngay được. Lức này trong doanh trại của quân Viên Thiệu có một mưu sĩ gọi là Hứa Du đột nhiên đến đầu quân cho Tào Tháo, Tào Tháo nghe tin này rất vui mừng, “Tiển túc nhi xuất”. Thế nào gọi là “tiển túc”? Chính là chân trần mà chạy ra. Khi đó Tào Tháo để chân trần mà chạy ra đón Hứa Du là vì nguyên nhân gì, ý nghĩa gì. Ở đây có hai loại khả năng:

    Một khả năng là không kịp mang giày, có thể là đang rửa chân hay làm gì đó vừa nghe thấy Hứa Du tới là để chân đất chạy ra ngoài, rất vui mừng. Khả năng thứ hai là biểu thị sự tôn trọng vì lễ nghĩa thời cổ chân trần chính là bày tỏ sự tôn kính. Chung ta đều biết Tào Tháo sau khi có địa vị cao, Hán Hiến đế ban cho Tào Tháo một đãi ngộ đặc biệt gọi là được đeo kiếm và đi giày vào điện chầu gọi là “kiếm lữ thượng điện”. Kiếm ở đấy là đeo kiếm, anh có thể đeo kiếm đi gặp Hoàng Đế, lữ chính là mang giày, điều chứng tỏ rằng người bình thường không thể mang giày khi đi gặp Hoàng đế. Vậy có thể đeo tất không? Còn phải xem địa vị của anh ra sao. Địa vị cao có thể “Vát nhi đăng tịch”, đeo tất mà lên chỗ ngồi, nếu địa vị thấp một chút chắc chắn là phải đi chân trần. Vì thế đi chân đất có thể là thể hiện sự kính trọng.

    Sau khi Tào Tháo chân đất mà chạy ra ngoài rồi thế nào? Vỗ tay mà cười, xoa tay mà cười, nói rằng ai ya ya ya, Tử Viễn ông đã đến rồi, “ngô sự tề hỹ”, việc của ta thế là sẽ thuận lợi rồi. Sau đó mời Hứa Du vào trong doanh trại ngồi. Hứa Du hỏi, nói, Tào công, tình hình của ông thế nào, “quân lương còn được bao nhiêu”? Tào Tháo nói khà khà khà, quân lương của tôi vẫn còn đủ, đủ dùng cho một năm. Hứa Du nói, cho ông thêm một cơ hội. Tào Tháo nói, ai ya, thật ngại quá, vừa rồi là nói đùa thôi, nói thật với ông, chỉ còn đủ một tháng thôi. Sau đó Tào Tháo nói một câu mà Lưu Bang rất thích nói, “vi chi nại hà?”, làm thế nào đây? Hứa Du nói: “Công cô quân độc thủ, ngoại vô cứu viện, nhi lương cốc dĩ tận, thử nguy cơ chi nhật tử dã”, nói rằng, ông mang một đám quân, đơn độc tấn công, lương thảo đã hết rồi, điều này là rất nguy hiểm, làm thế nào ư? Tôi nói cho ông biết, tại tất cả các nơi Viên Thiệu tàng trữ lương thực, có chỗ nào ông có thể qua được thì nhanh chóng phái khinh binh đến nơi đó đốt hết lương thảo, không quá ba ngày, quân của Viên Thiệu tất sẽ loạn.

    Tào Tháo nói rất hay, sau đó tự mình dẫn năm ngàn kỵ binh, ngay trong đêm đó đi tắt qua đường nhỏ, mặc trang phục của quân Viên Thiệu, gặp phải quân canh trên đường thì nói rằng Viên Thiệu sai chúng tôi đi làm việc này việc này, cứ thế đi vào quân doanh của quân Viên Thiệu. Doanh trại quân Viên Thiệu vừa nhìn thấy quân Tào đốt lương thực, đương nhiên cũng liều chết chiến đấu, khi đó tình hình rất căng thẳng. Quân tả hữu của Tào Tháo chạy lại nói, Tào công, địch quân đến rồi. Tào Tháo nói, sợ cái gì? Quân địch đến ngay sau lưng ta hãy nói câu này, tấn công. Sau đó đã đốt toàn bộ lương thảo của quân Viên Thiệu, từ đó mà thay đổi hoàn toàn thế cục hai bên.

    Có thể nói trong tính cách của con người Tào Tháo có một mặt gian trá, nhưng tôi cảm thấy loại gian trá này trên một ý nghĩa nào đó cũng là do bị ép buộc mà ra. Trong một hoàn cảnh hiểm ác như thế, nếu như mọi việc đều nói thực thì còn có thể đủ để thắng quân địch hay không? Ông ta không thể không nói dối rồi sau đó biến thành một thói quen nói dối.

    (Còn nữa)
     
  3. GVRDee8Tee

    GVRDee8Tee Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    30/3/09
    Bài viết:
    2,937
    Nơi ở:
    125 phùng hưng
    fải nói là tào tháo kute chứ ko được nói là đáng yêu =))
    nếu nói là gian hùng thì fải nhận xét là tào tháo rất có style =))
     
  4. NhatXip

    NhatXip Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    5/6/09
    Bài viết:
    18
    Bác này sai lầm quá.
    1. La Quán Trung không viết Tam Quốc Chí mà viết Tam Quốc diễn nghĩa.
    2. GCL thông tường thiên văn, dự báo được thời tiết nhưng không thể biết hết được diễn biến của thời tiết ra sao. cho đến tân ngày nay chung ta vẫn còn phải xem DỰ BÁO thời tiết cơ mà. Có ai dám nói thời tiết ngày mai như thế nào đâu? Vẫn chỉ là dự báo mà thôi.Hôm rồi Hà Nội mưa dầm dề máy ngày trời,cả HN đi thuyền mà đài khí tượng thủy văn VN còn không dự đoán được nữa là GCL.
    3.Từ trước đến nay thời nào đời nào mà không có tham nhũng,xiêm nịnh.Vấn đề này bất cứ quốc gia nào,thời đại nào cũng có.Tướng chỉ có thể chém được người thuộc biên chế của mình chứ sao vượt quyền chém quan được. Tể tướng Lưu gù VS Hòa Thân bao nhiêu năm trời có bao giờ được phép chém HT ko? Chỉ có thể hạn chế được thôi. Khi GCL còn sống Hoàng Hạo tuyệt đối không dám qua mặt. Sau khi GCL mất mới dám chuyên quyền. Quan trọng là phải có vua tốt bác ah.
    Các bác muốn hiểu rõ hơn về GCL xin mời đọc " Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện" cua Trần Văn Đức NXB Văn Học. Em thấy quyển này có cái nhìn khá khách quan về GCL và đặc biệt là Ngụy Diên. Có thể nói là rửa oan cho Ngụy Diên. Rất hay đấy các bác.
     
  5. EarthMoving

    EarthMoving Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    10/3/09
    Bài viết:
    1,183
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Thế ai là HotGirl và HotBoy ở trong tam quốc vậy các pác :-"
     
  6. zZNewAssassinZz

    zZNewAssassinZz The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    20/1/06
    Bài viết:
    2,438
    Điêu Thuyền xì-tai và Tào Tháo cute ;;);;);;);;);;)
     
  7. magic_gladiator

    magic_gladiator T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/5/04
    Bài viết:
    592
    Nơi ở:
    formed Clicker
    Điêu Thuyền style , ok ;))
    Tào Tháo cute , clgt :-w
     
  8. NhatXip

    NhatXip Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    5/6/09
    Bài viết:
    18
    Rất khâm phục bài luận của bác batigol2000. Rất sắc xảo và uyên bác.Nhưng em nghĩ thế này bác ạ. Danh tiếng của Tào Tháo trong lịch sử chưa bao giờ không đẹp. Lịch sử cũng như TQDN có cái nhìn rất khách quan về Tào Tháo.Cả 2 chưa bao giờ phủ nhận Tào Tháo là một nhà quân sự vĩ đại nhất thời TQ,đều khẳng định Tào Tháo dùng binh như thần và được người người ngưỡng mộ.kể cả Gia Cát Lượng cua LQT cũng chưa bao giờ dám 1 lần coi thường Tào Tháo.
    Duy có điều là xưa nay chúng ta vẫn thích 1 cái j` đó gọi là nhân hòa của Lưu Bị nên có ác cảm với Tào Tháo.Hai con người này có 2 cá tính trái ngược,2 triết lý trái ngược và 2 đường lối chính trị trái ngược nhau nên không thể tránh khỏi có 1 số người ủng Lưu phản Tào và ngược lại.
    Em thấy nói Tào Tháo là gian hùng là hợp lý nhất.Mưu mô của Tào Tháo có thể thâm độc,có thể nhẫn tâm nhưng đều quang minh lỗi lạc,không có một chút j` ty tiện nhỏ nhen.
    em hiểu Gian hùng có nghĩa là trong cái hùng tâm tráng trí có 1 chút xảo quyệt.
     
  9. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,150
    mọi người hơi ghét Tào cũng phải thôi ăn lộc vua mà xem vua kô ra gì xem TQDN để biết ít ra Đại Viêt mình "ăn cháo đá bát" ít hơn nhiều so với mấy thằng tàu;)) đơn cử thái sư Trần Thủ Độ có người mách với vua lạm dụng quyền hành " uy lớn hơn cả vua " , vua triệu vào hỏi thì thái sư nhận lỗi và còn ban thuởng cho người kia :> còn như bên tàu thì mách lẻo 1 cái là vạ ngay vào thân
     
  10. vercerti

    vercerti T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    28/5/05
    Bài viết:
    585
    nói đi cũng phải nói lại. Trần Thủ Độ sao chỉ coi là 1 thái sư bình thường được. Không có ông há có nhà Trần ;)) Cách ứng xử hơn người cũng là điều tất nhiên.
     
  11. batigol2000

    batigol2000 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    242
    sorry đây ko phải là bài luận của mình. Mình chỉ thấy nó khá hay nên sưu tầm lại thôi :|
     
  12. batigol2000

    batigol2000 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    242
    Triệu vân là tam quốc đệ nhất tướng còn Ý là tam quốc đệ nhất mưu sĩ.:|
     
  13. atkd1890

    atkd1890 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    19/1/09
    Bài viết:
    692
    Nơi ở:
    Japan
    Tớ vẫn trung thành với câu : 'Các cụ chết cả rồi, để các cụ yên nghỉ.' :-w

    ~2k năm rồi còn bị hậu bối chửi, thật là ...

    Với lại cứ gọi thẳng tên các cụ ra thế e rằng mất d... quá! (tất nhiên mấy thằng giặc cướp nước ta thì k nói làm gì!).
     
  14. _HT

    _HT Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    26/5/09
    Bài viết:
    266
    đúng rồi đó, đến em Vàng Anh còn được tha thứ thì mấy cái tội của các ông từ đời nảo đời nào còn bới móc làm gì = ))
     
  15. batigol2000

    batigol2000 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    242
    bàn luận khác với bới móc mà cậu... Thực ra thì bàn luận tam quốc có cái hay của nó mà... Có ai chửi bới gì đâu :> chỉ là nêu lên ý kiến cá nhân. Bàn luận cũng vỡ ra nhiều điều hay...
     
  16. _HT

    _HT Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    26/5/09
    Bài viết:
    266
    câu đấy em nói vui thôi mà :-*
     
  17. PhucLongYth

    PhucLongYth Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    23/11/04
    Bài viết:
    801
    Theo Tớ Triệu Vân là Bảo Mẫu Đệ Nhất, còn Tư Mã Ý thì người kiên nhẫn đệ Nhất ^^
     
  18. batigol2000

    batigol2000 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    20/4/08
    Bài viết:
    242
    Chịu nhục được như Ý trước những đòn khiêu khích của Lượng có được mấy người? Câu tiễn, Hàn Tín... Vân là nam nhi đại trường phu... Ko đọc mấy bài linh tinh mà cho rằng Vân là nữ nhi nha...:-w
     
  19. ChuLang

    ChuLang Persian Prince

    Tham gia ngày:
    28/5/09
    Bài viết:
    3,511
    ơ thế ko chịu nhục thì đâm đầu vào đá à:-o
     
  20. chimsuntit

    chimsuntit The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    14/4/07
    Bài viết:
    2,498
    Nơi ở:
    Long Hổ Môn
    Bạn tưởng đơn giản sao, chả nói đâu xa, trong TQ thôi cũng rất nhiều trường hợp ko chịu đc nhục xông ra rồi die lãng xẹt đó thôi.

    Vũ là ví dụ điển hình nhất, khi đó Vũ chịu nhục thua trận cắp đít té thẳng vào Xuyên thì đâu chết đc.
    Uyên cứ tuân lệnh, ngồi án binh ở đó ko bị khích tướng thò ra ngoài thì đâu đến nỗi đầu một nơi chân 1 nẻo.

    Riêng về Vân thì phải nói là đệ nhất vệ sĩ thôi :( , chứ ko phải đệ nhất mãnh tướng.
     

Chia sẻ trang này