Lucifer ( TV Series )

Thảo luận trong 'Phim truyền hình & Thế giới diễn viên' bắt đầu bởi Fiesta Titanium, 20/8/15.

  1. ZzRaizZ

    ZzRaizZ Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    3,817
    thì đó ko chịu tập trung vô cái lời nguyền bất tử mà theo kiểu phá án
     
  2. DarkPrince_Ryu

    DarkPrince_Ryu Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/6/11
    Bài viết:
    4,394
    Nơi ở:
    Knowhere
    Đợi lâu rồi sao ko thấy tập 3 nhỉ :-? ko phải mỗi tuần 1 tập à
     
  3. >Zapme<

    >Zapme< Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    19/6/08
    Bài viết:
    1,323
    Chỉ có bạn là thằng cuồng tín công giáo thôi, bạn nghỉ thời đó ngta đi bằng cái gì ? bây giờ hiện đại làm cả đường thông thẳng từ hà lan đến ý mà vẫn khoảng hơn 1,5tr km đấy, thời đấy đòi đi vài tháng trong khi còn bị giáo hội nó cấm xuất bản sách nữa chứ bạn nghĩ nó cũng như giờ thông phát thẳng luôn hả, à nói sing chi cho xa so việt nam với thái lan kìa kế bên có tầm 1tr km thôi mà năm 1988- 1993 vượt biên đường biển cũng phải 2 tháng hơn mới đến đấy =)) nói thêm nữa đây có vợ đạo công giáo, anh họ vợ là cha xứ đây này bạn đếch biết gì về mình thì đừng công kích cá nhân nhé đuối lí thì cứ im chả ai nói gì đâu....
     
    ConChymBay thích bài này.
  4. ZzRaizZ

    ZzRaizZ Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    3,817
    Ý là triệu km??
    Trái đất này đủ hả?
     
  5. Pkteam

    Pkteam T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    510
    Tài liệu ghi rõ ràng vậy mà cứ khoái cãi thì tui nói bạn mù quáng còn không đúng? Hay bạn nghĩ wiki tiếng Anh và tài liệu này lập ra để lừa bạn?
    Vào đề nhé , chạy đường biển từ Việt Nam sang Thái Lan cùng lắm mất vài ngày, dân vượt biên họ cũng chỉ chuẩn bị đồ ăn thức uống vài ngày chứ 2 tháng lênh đênh trên biển còn cái xác khô à ( con tàu bé xíu nít chặt người). Trước giờ chưa bao giờ nghe đi từ Việt Nam sang Thái Lan đường biển mất 2 tháng cả.
    Khoảng cách từ Hà Lan tới Italy khỏang 1500km chứ 1,5tr km là gì thế? khoảng cách tới mặt trăng à?
    Cái thời Trung Cổ nếu đi đường bộ nhanh thì 50-60km /ngày. Chậm thì 20-30km ngày. http://www.localhistories.org/transport.html (In Tudor times you would be lucky if you could travel 50 or 60 kilometers a day. It normally took a week to travel from London to Plymouth ) một tuần đi khỏang 400 cây thì 5 tuần là quá đủ để từ Ý tới Hà Lan.Đó là đường bộ chứ đường biển thì còn nhẹ nhàng hơn.

    Giáo hội cấm ở Ý chứ ở Hà Lan là vùng đất ảnh hưởng của Tin Lành(là nơi đầu tiên xảy ra cách mạng Tư Sản) nên Galileo mới gửi đến đó để xuất bản, chứ bạn tưởng người ta bị hâm hay sao mà gửi xa tới 1500km để xuất bản?
    Cái thời Trung Cổ đi du lịch giữa những nước Châu Âu là chuyện thường, nhiều nghệ sĩ tới Hà Lan và ngược lại. Ông hòang bà chúa cũng chu du khắp nơi https://en.wikipedia.org/wiki/Christina,_Queen_of_Sweden#Departure_and_exile
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/2/16
  6. >Zapme<

    >Zapme< Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    19/6/08
    Bài viết:
    1,323
    à nhầm nhọt vụ địa lí tí (thằng chó google cứ thích 2 dấu , làm toàn nhìn nhầm :"> ) mà giờ chịu thừa nhận giáo hội cấm rồi sao, có thằng hâm nào hỗ trợ nghiên cứu mà lại cấm xuất bản k :-" kết lại là giáo hội công giáo cản trở nghiên cứu khoa học , còn những người nghiên cứu khoa học thì lại sùng đạo nhớ
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/2/16
  7. Pkteam

    Pkteam T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    510
    Cấm sách ông này từ 1633 chứ cấm ông ta nghiên cứu đâu bạn. ông về biệt thự và tiếp tục nghiên cứu tổng hợp lại những gì đã làm ,không liên quan đến Nhật Tâm nữa. Khoảng gần 100 năm sau(TK18) hết tranh cãi vụ Nhật Tâm thì bãi bỏ hết lệnh cấm sách ông này. chứ bạn nói cấm các nhà khoa học nghiên cứu khoa học là không đúng sự thật.
     
  8. zuzu90

    zuzu90 Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/9/07
    Bài viết:
    245
    Chẳng qua là ko cấm nổi nữa thì phải thả ra thôi bạn. Tồn tại được đến thời nay, hưởng bao nhiêu trái ngọt do khoa học đem lại rồi thì chả thằng ngu nào dám đi ngược xu thế cả. Cái ủng hộ bạn nói là do thế lực tôn giáo ngày nay đã suy yếu quá nhiều so với trước đây thôi. Thanh niên lớn lên dưới lá cờ đỏ nên phân tích tình huống theo hướng chủ nghĩa duy vật chút. Tôn giáo cũng như chính trị là 2 thành phần ko tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội qua lao động, muốn phát triển thì chỉ có đường bóc lột và bóc lột mãi thôi, đó là bản chất của chúng rồi.
     
  9. ZzRaizZ

    ZzRaizZ Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    3,817
    ờ vậy còn ko chịu giáo hội nó ngăn cản sự phát triển của khoa học đi?
    mất 100 năm để nó chịu thừa nhận và ko cấm cái sự thật hiển nhiên đó còn chày cối kêu ko ngăn cấm
    lmao
     
  10. warrior13

    warrior13 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/09
    Bài viết:
    958
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Cái forever xem rõ hay mà cancel ngay ss1, còn đống nhảm nhảm kiểu limitless hay the blacklist mình xem được vài tập drop, phá án chán phèo mà chả thấy gì nó gượng được bộ phim. Lucifer xem cũng hay, giọng main chính nghe cuốn hút quá, đợi sau xem thế nào
     
  11. Pkteam

    Pkteam T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    510
    Bạn có biết là cái thời 1633 ngành vật lý hiện đại còn chưa ra đời, kính thiên văn thì tù mù , mọi việc không phải sáng tỏ như bạn với tôi ngồi ở đây phán không? Sau gần 100 năm khoa học, vật lý phát triển,những lý thuyết của Newton mới giải thích hợp lý hoàn toàn thuyết Nhật Tâm và quĩ đạo trái đất, người ta mới chấp nhận.

    Không phải tôn Công Giáo ủng hộ khoa học mà thực sự đã tài trợ, tạo nền tảng cho khoa học phát triển , nói ủng hộ là giảm nhẹ công lao người ta quá. Còn nói ngăn cản là vu không một cách không công bằng.

    Những nhà khoa học như Galileo, Newton, Descartes, Pasteur, Pascal...không phải tự nhiên mà viết ra được những lý thuyết khoa học mà phải học những kiến thức cơ bản từ các trường đại học thành lập bởi Thiên Chúa Giáo như Paris University (c 1150); Oxford University (1167);[16] Salerno University (1173); ; Cambridge University (1209); Salamanca University (1218-1219); Padua University (1222); Naples University (1224) and Vercelli University (1228),The University of Pisa... khoảng 50 trường đại học khắp Châu Âu tới thế kỷ thứ 15.

    Nếu nói Công Giáo ngăn cản khoa học thì tại sao khoa học lại phát triển mạnh ở các nước Thiên Chúa Giáo chứ không phải là những vùng khác như Hồi Giáo, Arập, Ấn Độ , Trung Quốc hay Nhật Bản nơi mà bạn chưa nghe về việc ngăn cản khoa học? Thậm chí dưới thời La Mã hay HiLạp khá tự do nhưng bạn đã thấy khoa học phát triển rực rỡ tại Châu Âu như vậy sau 1000 năm Công Giáo ảnh hưởng mạnh nhất ở Châu Âu chưa?

    Tôn giáo là để cải tạo con người, trải qua 1000 tôn giáo ảnh hưởng Châu Âu bạn có thấy xã hội Châu Âu họ kỹ cương và nhân văn hơn các xã hội khác không? Còn chính trị gia cần thiết để điều hành xã hội , có chính trị gia học thức như Lý Quang Diệu giúp ích bao nhiêu cho đất nước mà ông ta phụng sự?

    Con mắt thiển cận của Marx lúc nào cũng nhìn sự việc dưới giá trị thặng dư quá sai lầm. Xin thưa, giá trị thực sự của lao động không phải là anh làm việc bao nhiêu giờ mà là anh đóng góp được bao nhiêu cho xã hội. Bill Gates có thể làm việc ít hơn 10 công nhân ở khu công nghiệp Bình Dương nhưng giá trị ông ta đóng góp cho nhân loại gấp 1 triệu lần họ thì ông ta đáng hưởng số giai tài tương ứng. Lí thuyết đỏ loại bỏ những người như Bill Gates nên xã hội đỏ không bao giờ phát triển và sụp đổ như Liên Xô dù nằm trên 1 đống tài nguyên khổng lồ. Thứ lý thuyết đỏ dựa trên sự thiển cận và ganh tị đánh vào lòng tham con người nghèo và nông cạn thôi lôi ra đây làm gì.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/2/16
  12. Đừng Ban Em

    Đừng Ban Em Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    23/7/08
    Bài viết:
    1,023
    Nơi ở:
    nhà mẹ bạn
    cãi nhau cái éo gì chả biết, xem qua 3 tập thấy phim xem giải trí tốt - khoái nhất thằng main, mắt nhìn có hồn thiệt, cách nói chuyện cũng mất dạy nữa :)), lảm nhảm mới đầu thôi, hình như phim sắp vào mạch chính rồi
     
  13. ZzRaizZ

    ZzRaizZ Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/11/09
    Bài viết:
    3,817
    ahihi muted
     
  14. Pkteam

    Pkteam T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Bài viết:
    510
    Tranh cãi về thuyết Nhật Tâm thời tế kỷ 16-17 :


    Nicolaus Copernicus đã xuất bản cuốn De Revolutionibus mang ý nghĩa quyết định về hệ thống của ông năm 1543. Copernicus đã bắt đầu viết nó năm 1506 và hoàn thành năm 1530, nhưng không cho xuất bản tới tận khi ông sắp qua đời. Dù ông có danh tiếng tốt với nhà thờ và đã đề tặng một cuốn sách cho Giáo hoàng Paul III, cuốn sách được in ra vẫn có phần lời nói đầu không có chữ ký của Osiander cho rằng hệ thống này chỉ đơn giản là một cách thức toán học và không có ý định phủ định cho thực tế. Có lẽ vì phần lời nói đầu này, tác phẩm của Copernicus gây ra ít cuộc tranh luận về việc nó có phải là một cuốn sách dị giáo hay không trong 60 năm sau đó.

    Thuật ngữ thời ấy cho một cách thức tính toán hoàn toàn hư cấu như vậy là giả thuyết. Để hiểu được các cuộc tranh cãi trong vòng 100 năm sau, cần nhớ rằng ý nghĩa hiện đại, một ý tưởng cần được xác nhận hay phủ nhận bởi thực nghiệm, đã chưa xuất hiện cho tới mãi về sau này.

    Từ sớm trong những tín đồ Dòng tu Dominic đã có đề xuất cần cấm giảng dạy cuốn sách đó, nhưng dù sao việc này vẫn không xảy ra. Tuy nhiên trong thế kỷ 16, một số người Tin lành đã kịch liệt phản đối nó. Martin Luther từng nói:

    "Đã có những lời nói về một nhà chiêm tinh mới, người muốn chứng minh rằng Trái Đất chuyển động và tự xoay quanh trục chứ không phải bầu trời, Mặt Trời, Mặt Trăng, cũng như nếu có một người đang ngồi trong một toa xe hay trên một chiếc tàu chuyển động sẽ thấy rằng anh ta đang đứng yên trong khi Trái Đất và cây cối chuyển động quanh mình. Nhưng đó là cách mọi thứ đang diễn ra ngày nay: khi một người muốn trở nên thông minh, anh ta sẽ cần phải phát minh ra một thứ gì đó đặc biệt, và cách thức thực hiện điều đó cũng phải là tốt nhất! Kẻ ngu muốn đảo lộn toàn bộ trật tự thiên văn học. Tuy nhiên, như Kinh Thánh linh thiêng đã dạy chúng ta, cũng như Joshua đã ra lệnh cho Mặt Trời đứng yên chứ không phải Trái Đất."

    Những câu này được nói ra trong bối cảnh một cuộc tranh luận ở bữa ăn tối và không phải là một tuyên bố chính thức về đức tin. Tuy nhiên, Melanchthon đã phản đối học thuyết ấy trong nhiều năm.

    Tuy nhiên, cùng với thời gian, Nhà thờ Công giáo bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn hơn trong việc bảo vệ quan điểm địa tâm. Giáo hoàng Urban VIII, người từng đồng ý cho Galileo xuất bản một cuốn sách về hai lý thuyết thế giới, đã trở thành thù địch với Galileo; có ý kiến cho rằng Giáo hoàng nghĩ Galileo đã nhạo báng ông trong cuốn Đối thoại về hai hệ thống chính của thế giới, dù không có nhiều bằng chứng về điều đó. (Nhân vật đại diện cho các quan điểm truyền thống trong cuộc đối thoại được đặt tên là "Simplicio", theo tên nhà triết học cổ điển Simplicius, người thời ấy được những tín đồ chủ nghĩa Plato mới kính trọng.) Cuối cùng, Nhà thờ Cơ đốc trở thành phái đối chọi chủ chốt của quan điểm nhật tâm.

    Hệ thống được ưa chuộng là hệ Ptolemy, trong đó Trái Đất nằm ở trung tâm vũ trụ và mọi thiên thể đều quay quanh nó. (Không nên lẫn lộn việc Cơ đốc giáo ủng hộ thuyết địa tâm với ý tưởng về một Trái Đất phẳng, là cái chưa từng được nhà thờ ủng hộ.) Hệ Tycho đã sắp đặt ổn thỏa các vị trí của mô hình địa tâm, trong đó Mặt Trời quay quanh Trái Đất, trong khi các hành tinh quay quanh Mặt Trời giống như mô hình của Copernicus. Những nhà thiên văn học dòng Tên tại Roma ba đầu không đồng ý với hệ thống của Tycho; người nổi bật nhất là Clavius, ông đã bình luận rằng Tycho đã "lẫn lộn mọi thứ trong thiên văn học, bởi vì ông muốn đặt Sao Hỏa thấp hơn Mặt Trời." (Fantoli, 2003, p. 109) Nhưng khi cuộc tranh cãi ngày càng phát triển và Nhà thờ có quan điểm cứng rắn hơn về các ý tưởng của Copernicus sau năm 1616, phái dòng Tên quay sang ủng hộ việc giảng dạy ý tưởng của Tycho; sau năm 1633, việc sử dụng hệ thống này hầu như đã trở thành bắt buộc. Vì tội đã đề xuất thuyết nhật tâm, Galileo đã bị quản thúc tại gia trong nhiều năm.

    Tuy nhiên, nhà thần học đồng thời cũng là một mục sư Thomas Schirrmacher, đã biện hộ:

    "Trái với truyền thuyết, hệ thống của Galileo và Copernican đã được các quan chức nhà thờ rất quan tâm. Galileo là nạn nhân của chính tính kiêu ngạo của mình, sự đố kị của các bạn đồng nghiệp và quan điểm chính trị của Giáo hoàng Urban VIII. Ông bị buộc tội không phải vì đã chỉ trích Kinh thánh, mà vì đã bất tuân lệnh của giáo hoàng."[2]
    Các nhà khoa học Cơ đốc cũng nói:

    "Rõ ràng rằng việc đánh giá Galileo hay Copernicus là dị giáo không hề có ý nghĩa gì về mặt thần học hay tổng quát", (Heilbron 1999).
    [​IMG]

    Những cách giải thích về thần học này dù thực sự có xuất hiện hay không bên trong Nhà thờ ở thời Galileo có thể sẽ được xác định từ đoạn văn về Cuộc điều tra khi Nhà thờ tìm cách buộc tội Galileo năm 1633. Trong những lời buộc tội chính thức từ Cuộc điều tra ông không bị kết tội vi phạm mệnh lệnh của Giáo hoàng; thay vào đó, họ buộc tội ông đã tin vào "một học thuyết sai trái do nhiều người giảng dạy, nói rõ ra là Mặt Trời bất động ở trung tâm thế giới và Trái Đất chuyển động". Trong khi thẩm vấn, Galileo đã bị đặt câu hỏi (ngày đầu tiên) ông đã nhận được những mệnh lệnh gì trong năm 1616 (rõ ràng ám chỉ tới cái mệnh lệnh được kể tới ở trên); nhưng ông cũng phải trả lời (ngày thứ tư) về những niềm tin vào hệ thống Copernicus của mình. Lời tuyên án cuối cùng hoàn toàn trùng hợp với bản cáo trạng: ông phải tự "hoài nghi mãnh liệt về sự dị giáo", nhưng không hề có lời đề cập tới sự bất tuân với một mệnh lệnh đặc biệt nào đó.

    Chính Hồng y Robert Bellarmine đã coi mô hình của Galileo có "ý nghĩa tuyệt vời" trong việc làm đơn giản hoá toán học; có nghĩa là, như một "giả thuyết" (xem bên trên). Và ông nói:

    "Nếu có một bằng chứng thực sự cho thấy Mặt Trời nằm ở trung tâm vũ trụ, rằng Trái Đất nằm trên mặt cầu [tầng trời] thứ ba, thì chúng ta cần rất thận trọng khi giải thích các trích đoạn trong Kinh thánh, với lời dạy trái ngược, và vì thế chúng ta nên nói rằng ta không hiểu được chúng chứ không nên tuyên bố đó là ý kiến sai lầm khi nó đã được chứng minh là đúng. Nhưng tôi không nghĩ có bất kỳ một bằng chứng nào như vậy bởi vì chưa có ai cho tôi thấy được nó." (Koestler 1959, pp. 447–448)
    Vì thế ông ủng hộ lệnh cấm giảng dạy ý tưởng đó dưới bất cứ tên gọi nào mà chỉ được coi là giả thuyết. Năm 1616 ông chuyển cho Galileo một mệnh lệnh của Giáo hoàng không được "ủng hộ hay bảo vệ" ý tưởng nhật tâm. Trong những cuộc tranh luận trước khi có lệnh cấm, ông giữ lập trường ôn hoà, bởi vì nhóm Dominic muốn cấm iệc giảng dạy thuyết nhật tâm ở mọi hình thức. Phiên toà xử tội dị giáo của Galileo diễn ra năm 1633, đưa ra những sự phân biệt rõ ràng giữa "giảng dạy" và "ủng hộ và bảo vệ coi đó là đúng".

    Sự phản đối chính thức thuyết nhật tâm của nhà thờ không phải là sự phản đối với toàn bộ ngành thiên văn học; quả vậy, họ cần các dữ liệu quan sát thiên văn để điều chỉnh bộ lịch của mình. Để ủng hộ các nỗ lực quan sát đó, họ cho phép sử dụng chính các giáo đường làm đài quan sát thiên văn.

    Năm 1664, Giáo hoàng Alexander VII đã xuất bản cuốn Index Librorum Prohibitorum Alexandri VII Pontificis Maximi jussu editus gồm toàn bộ những lời chỉ trích từ trước với các cuốn sách về hệ địa tâm. Một bản copy có chú giải cuốn Principia của Isaac Newton đã được hai linh mục le Seur và Jacquier của dòng Franciscan Minims, hai nhà toán học Cơ đốc giáo với lời nói đầu cho rằng công trình của tác giả có vẻ ủng hộ thuyết nhật tâm và không thể được giải thích nếu không có giả thuyết. Giáo hoàng Benedict XIV ngừng lệnh cấm các tác phẩm viết về hệ nhật tâm ngày 16 tháng 4 năm 1757 dựa trên công trình của Issac Newton. Giáo hoàng Pius VII đã đồng ý với nghị định năm 1822 của Giáo đoàn điều tra linh thiêng cho phép in các cuốn sách về lý thuyết nhật tâm tại Roma.
     
  15. gin-1994

    gin-1994 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/7/09
    Bài viết:
    41,982
  16. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    1 thanh niên cố gắng chứng minh rằng khoa học dc đạo thiên chúa ủng hộ chứ ko trù dập
     
  17. Katori Itto

    Katori Itto Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/8/10
    Bài viết:
    6,017
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tôi vào nhầm topic à :5cool_ops: :5cool_ops: :5cool_ops: :8cool_amazed: :8cool_amazed: :8cool_amazed:
     
  18. jiang_wei

    jiang_wei シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/5/11
    Bài viết:
    9,830
    Cái Blacklist đâu phải phim chuyên suy luận phá án đâu. Phim đấy tầm 8 tập đầu rất chán sau đấy thì bắt đầu hay, sau đó thì đều đều nhưng vẫn có vài tập rất chán.
    Xem được nửa mùa 2 đã bắt đấu thấy đuối. Vẫn chưa thấy nữ chính làm được gì nên hồn ngoài việc làm bận và thỉnh thoảng hại ông già.
     
  19. diephvvnd

    diephvvnd Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/5/09
    Bài viết:
    2,637
    Nơi ở:
    Sakura No Ayakashi
    Nhiều chữ auto win.
     
  20. warrior13

    warrior13 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/4/09
    Bài viết:
    958
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Mình bỏ phim đấy sau ss1, motif cũ quá mà được ông già thánh vc, cái gì cũng hay cái gì cũng biết. SS1 được mỗi tập tấn công vào trụ sở xem còn hay, còn đâu vứt
     

Chia sẻ trang này