CoD 1 : Stalingrad, dựng cảnh hoành tráng , hình như nhiệm vị là phải đến chỗ Red Square ^^ , ko nhớ lắm CoD UO : Bắn máy bay (siêu độc ) CoD2 : D-Day , cái màn đi tàu từ biển vào , rất giống trong MoH CoD 3 : Màn cuối , chapter 14 , nhạc nền thì thôi rồi... CoD 4 : Ko có Xbox , Ps3 , máy ko đủ cấu hình
Không, du khách VẪN có thể tới Prypiat được, với giấy cho phép của chính quyền, và một hướng dẫn viên đi kèm đề phòng du khách đi ra vùng nguy hiểm hơn, hay chôm chỉa cái gì đó về. Ờ ờ ờ... Bọn Ultranationlist của Zhakhaev có hình búa liềm trên cờ đúng không? Và quân trung thành với Nga của phe mình cũng có búa liềm trên mũ Xem ra IW rất có ấn tượng với Soviet nên vẫn để biểu tượng đó trong game
xem nào COD: mấy màn cố thủ (cầu Pegasus, ngôi nhà Pavlop, ... ) COD UO: tiếp tục cố thủ :'> (trong 1 cái chateau), bắn máy bay COD2: như trên :'> chiếm và thủ tại Point du Hoc và Hill 400 COD3: không có PS2 COD4: dạo chơi cùng cap McMillan :'>
Màn bắn sướng tay với mình là mấy màn ngồi trên máy bay,đặc biệt là máy bay ném bom trong COD4 -> có cảm giác ta là vô địch
Quá chuẩn! Vòng đu quay đó:Có 1 khoảng sân rộng trước đó để mình cải mìn Claymore Bể bơi có ván nhảy cầu:Bên dưới là bầy chó đói đang xơi cái gì đó khi mình cõng McMillan đi qua đó.
Một đặc điểm mình để ý về chỗ này là mấy cái cây.Nhìn vào thấy toàn cành xơ xác,ko thấy lá làm cho vũng này mang vẻ chết chóc :'>
One shot one kill.Em ấn tượng nhất màn này vì đây là màn mà em phải set recuit mới qua nổi(các màn khác thì ko)
Chơi COD 4 thì thấy thú vị nhất vãn là 2 Map làm Spy rất thú vị , những map khác thì hay riêng , tuy độ dài của game hơi ngắn nhưng chơi rất hay .
Chơi CoD luôn khiến mình sống lại cái ước mơ hồi bé đc cầm súng chiến đấu cho quê hương.Có một cái màn trong CoD1 mình rất thích, màn mà quân Xoviet chiếm lại Stalin( xông lên từ phía sông ấy), rùi cái cảm giác gần như bất lực khi cố thủ trong ngôi nhà đổ nát( Chơi màn này chọn nhầm Hardest, khó mà phê thiệt), rùi cuộc đổ bộ xuống Noocmandy trong CoD2( lần đầu tiên biết thế nào la bò trong lửa đạn, thế nào là nhích từng Cm), nói chung là rất nhiều cảm xúc, mình cũng là một men rất thích đề tài WWII, từng chơi rất nhiều game liên quan đến đề tài này(Comandos, CoD , MoH, BiA,..).Anh em ai có cùng sở thích vô nói chuyện hen!!!!
Sử ở VN học về WWII sơ sài nên cũng còn dễ. Sử của US học kỹ đến từng trận đánh. Đang ngồi viết essays cảm nhận về trận Pearl Harbor, có 1 trận mà phải đọc sách gần 7 trang 100 % english. Hix, tuần sau còn thi về phần WWII nữa chứ . Nói về các màn trong COD series, vẫn ấn tượng nhất màn Stalin, màn đó hào hùng nhất COD1.
1.Vasily Grigoryevich Zaytsev Zaytsev sinh ra tại làng Yeleninskoye, tỉnh Chelyabinsk và lớn lên ở vùng núi Ural. Họ của ông, Zaytsev, trong tiếng Nga có cùng gốc với từ thỏ rừng (zayats). Trước khi tham gia trận Stalingrad, Vasily phục vụ trong Hải quân Liên Xô, nhưng sau khi biết được sự khốc liệt của cuộc chiến tại thành phố, ông đã quyết định xin tình nguyện đến Stalingrad để chiến đấu. Tại đây, Zaytsev thuộc trung đoàn tay súng bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284. Tại Trận Stalingrad, từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 17 tháng 12 năm 1942, Zaytsev đã bắn hạ 225 lính và sĩ quan quân đội Đức Quốc xã và quân đội các nước thuộc phe Trục, trong đó có 11 tay súng bắn tỉa của đối phương. Cho đến trước ngày 10 tháng 11, ông đã hạ 32 lính đối phương với một khẩu súng trường tiêu chuẩn Mosin-Nagant. Từ tháng 10 năm 1942 đến tháng 1 năm 1943, Zaytsev đã bắn hạ 242 lính và sĩ quan đối phương (đã kiểm chứng) nhưng con số thật sự có thể còn cao hơn, vài số liệu cho rằng con số này có thể lên tới 400. Tại thời điểm đó Zaytsev đang là thiếu úy Hồng quân. Phải nói thêm rằng trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại, Hồng quân còn có nhiều tay súng bắn tỉa xuất sắc khác như Anh hùng Liên Xô Fyodor Okhlopkov. Có một vài nguồn nói rằng chiến sĩ Hồng quân Ivan Mihailovich Sidorenko thuộc trung đoàn lính bắn tỉa 1122 cho đến cuối chiến tranh đã bắn hạ khoảng 500 lính và sĩ quan đối phương . Zaytsev tham gia chiến đấu cho đến tháng 1 năm 1943 khi ông bị thương ở mắt do mìn, Vasily đã được giáo sư nổi tiếng Volodymyr Filatov phục hồi lại thị lực. Sau đó Zaytsev đã quay trở lại mặt trận và kết thúc chiến tranh với quân hàm Đại úy. Sau chiến tranh, Zaytsev gặp lại đồng đội ở Berlin, họ đã giới thiệu cho Vasily khẩu súng bắn tỉa của ông với dòng chú thich "Gửi đến Anh hùng Liên bang Xô viết Vasily Zaytsev, người đã làm hơn 300 tên phát xít chôn thây tại Stalingrad". Khẩu súng này hiện được lưu giữ tại bảo tàng về Trận Stalingrad tại thành phố Volgograd. Sau khi giải ngũ, Zaytsev tham gia quản lý một nhà máy tại Kiev. 2.Yakov Fedotovich Pavlov Ngôi nhà Pavlov Đây là một căn hộ bốn tầng nằm ở ngay trung tâm thành phố Stalingrad, song song với bờ sông Volga và nhìn ra Quảng trường "Mùng 9 tháng 1". Nó bắt đầu bị các đơn vị quân Đức tấn công từ đêm ngày 23 tháng 9 năm 1942. Một trung đội Hồng quân thuộc Sư đoàn cận vệ số 13 được lệnh giữ vững ngôi nhà này. Sau khi chỉ huy trung đội bị thương trong chiến đấu, Yakov Pavlov trở thành chỉ huy việc kháng cự cho ngôi nhà. Trung đội đã hoàn thành nhiệm vụ dù rằng chỉ còn 4 người sống sót. Vài ngày sau đó, họ được tăng viện thêm người, súng máy, súng chống tăng và súng cối. Bây giờ quân số của đơn vị bảo vệ ngôi nhà đã lên 25 người, họ rào căn hộ lại bằng mìn và dây thép gai, đồng thời thiết lập các ụ súng máy và súng chống tăng tại các cửa sổ ngôi nhà. Đồ tiếp viện được thuyền của Hồng quân bất chấp máy bay và pháo binh Đức oanh tạc mang từ bờ bên kia của sông Volga sang. Tuy vậy lương thực và đặc biệt là nước uống vẫn rất khan hiếm trong khi quân Đức vẫn ngày đêm nã súng máy vào ngôi nhà. Quân đội Đức Quốc xã tấn công căn hộ đơn độc này vài lần một ngày. Cứ mỗi lần bộ binh Đức và xe tăng tìm cách vượt qua quảng trường và tiếp cận ngôi nhà, đơn vị của Pavlov lại chống cự bằng hỏa lực mạnh từ mọi tầng nhà và buộc đối phương phải rút lui. Cuối cùng Pavlov và những người đồng đội của ông đã giữ vững tới hơn 2 tháng một ngôi nhà vốn chỉ được thiết kể để ở trước sức tấn công mãnh liệt của quân đội Đức Quốc xã (từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 25 tháng 11 năm 1942), trước khi họ được giải nguy bởi cuộc phản công của Hồng quân. Từ đó trở đi, ngôi nhà nhà được gọi bằng cái tên Ngôi nhà của Pavlov (tiếng Nga: Дом Павлова) Ngôi nhà của Pavlov đã trở thành biểu tượng cho sự kháng cự kiên cường của Liên Xô trong Trận Stalingrad nói riêng và trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại nói chung. Chiến công của Pavlov và đồng đội càng nổi bật khi biết rằng quân đội Đức, một quân đội đã từng chinh phục rất nhiều thành phố và đất nước chỉ trong vài tuần lễ, lại không thể chiếm giữ nổi một căn nhà đã bị phá hủy một nửa và được bảo vệ phần lớn thời gian chỉ bằng một tiểu đội Hồng quân, cho dù họ đã cố gắng làm việc này trong vòng 2 tháng. Người ta đã ghi lại rằng căn hộ vốn chỉ dùng để ở trên Quảng trường "Mùng 9 tháng 1" này đã được quân Đức ký hiệu trên bản đồ tác chiến là một pháo đài. Trung tướng Vasily Ivanovich Chuikov, người chỉ huy việc bảo vệ Stalingrad, sau này đã từng nhận xét rằng đơn vị của Pavlov đã làm quân Đức thiệt hại nặng hơn cả trong Chiến dịch giải phóng Paris. 27 tháng 6 năm 1945 Yakov Pavlov đã được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Liên bang Xô Viết. Ông đã ba lần được bầu vào Xô viết Tối cao Liên Xô. Pavlov qua đời năm 1981 và được chôn tại quê nhà Novgorod. Sau chiến tranh, Ngôi nhà của Pavlov đã được xây dựng lại và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Một đài kỷ niệm cũng được xây dựng ở đây từ những viên gạch của ngôi nhà cũ. 3.Ivan Nikitovich Kozhedub Ivan Nikitovich Kozhedub (tiếng Nga: Иван Никитович Кожедуб) (sinh ngày 8 tháng 6 năm 1920, mất ngày 12 tháng 8 năm 1991) là một phi công át chủ bài nổi tiếng của Không quân Liên Xô trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Ông là một trong số 4 người duy nhất được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết ba lần vào 4 tháng 2 năm 1944, 19 tháng 8 năm 1944 và 18 tháng 8 năm 1945. Ivan Kozhedub sinh tại làng Obrazheyevka, Liên Xô nay thuộc Ukraina, ông là con út trong số 5 anh chị em. Năm 1934 sau khi tốt nghiệp cấp II, Kozhedub vào học tại một trường dạy nghề. Năm 1940, ông tốt nghiệp trường Hóa kỹ thuật Shostka và nhập ngũ. Ivan Kozhedub được huấn luyện trở thành phi công chiến đấu tại Trường Không quân Chuguyev. Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc tại đây năm 1941, ông được giữ lại trường làm huấn luyện viên cho các phi công trẻ. Năm 1943, thấy rằng cần phải dùng khả năng xuất sắc của mình để tham gia chiến đấu, ông đề nghị được ra tiền tuyến. Từ tháng 3 năm 1943, Kozhedub bắt đầu trở thành phi công chiến đấu trên một chiếc Lavochkin La-5. Trong Thế chiến thứ hai, Ivan đã phục vụ tại các Phương diện quân Voronezh, Thảo nguyên, Ukraina 2, Belorussia 1 với các vị trí từ phi công chính lên đến phó tư lệnh trung đoàn bay. Ngày 6 tháng 7 năm 1943, Kozhedub hạ chiếc máy bay đối phương đầu tiên, đó là một chiếc Junkers Ju 87 ("Stuka"), một ngày sau ông hạ tiếp chiếc thứ hai và ngày tiếp theo ông bắn rơi thêm hai chiếc Bf-109. Chỉ trong vòng 10 ngày đầu tham chiến, thành tích của Kozhedub đã lên tới 8 máy bay (tính đến ngày 16 tháng 7 năm 1943). Trong Chiến dịch vượt Sông Dnepr, chỉ trong vòng 10 ngày, Kozhedub đã hạ 11 máy bay của Không quân Đức. Tháng 4 năm 1944, trong một phi vụ chiến đấu, ông đã bắn rơi 3 máy bay đối phương. Từ tháng 7 năm 1944, Ivan Kozhedub được đề bạt làm phó chỉ huy Trung đoàn cận vệ bay số 176 thuộc Phương diện quân Belorussia số 1 và chuyển sang lái một chiếc La-7 mà với nó ông đã hạ thêm 17 máy bay đối phương Tổng cộng trong Thế chiến thứ hai, Ivan Kozhedub đã tham gia 326 phi vụ bay, tham chiến trong 126 trận không chiến, hạ tổng cộng 62 máy bay đối phương các loại (trong đó có 22 chiếc FW 190 và 18 chiếc Ju 87)[1]. Hai chiếc máy bay chiến đấu ông đã cầm lái là La-5 FN và La-7. Sau năm 1945 Năm 1949, Kozhedub tốt nghiệp Học viện Không quân Zhukovsky. Tháng 4 năm 1951, ông được đề bạt làm Tư lệnh Sư đoàn bay số 324 của Không quân Liên Xô tham chiến tại Chiến tranh Triều Tiên, tuy nhiên Kozhedub không được phép tham gia chiến đấu trực tiếp. Năm 1956, Ivan Kozhedub tốt nghiệp Học viện Quân sự cao cấp và được thăng hàm Đại tướng. Ivan Kozhedub được coi là phi công xuất sắc nhất của Không quân Liên Xô trong Thế chiến thứ hai, ông cũng giữ kỷ lục về số máy bay bắn rơi trong số các phi công của phe Đồng minh nói chung, vì vậy Kozhedub được mệnh danh là phi công "Át chủ bài trong số các át chủ bài" ("Ace of Aces") của phe Đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Kozhedub là một trong 4 người duy nhất được ba lần phong danh hiệu cao quý Anh hùng Liên bang Xô viết vào các ngày vào 4 tháng 2 năm 1944, 19 tháng 8 năm 1944 và 18 tháng 8 năm 1945. Ngoài ra ông còn được tặng thưởng nhiều loại huân, huy chương khác. ___________________________ TRẬN NORMANDIE Cuộc đổ bộ của quân đội khối đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie ngày 6 tháng 6 1944 là một trong những mốc lịch sử quan trọng của thế chiến thứ hai. Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử[4], với hơn 150.000 quân lính của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada cùng với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam Anh Quốc kéo vào đất Pháp lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Đức Quốc Xã. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân lực Đồng Minh đẩy được quân Đức Quốc Xã ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie và từ đó khởi đầu cuộc tiến chiếm giải phóng châu Âu. Sau thành công của cuộc lấn chiếm bán đảo Ý phía Nam châu Âu, bộ chỉ huy Đồng Minh quyết định tạo thêm một mặt trận mới ở phía Tây để phân tán lực lượng của khối Trục đang phải đối phó với những khó khăn từ chiến trường Nga ở phía Đông. Địa điểm để tạo mặt trận rõ rệt nhất là Pháp. Trong nhiều tháng đầu của 1944, quân Đồng Minh tăng cường quân số về vùng phía Nam của Anh Quốc. Quân Đồng Minh thao dợt cho cuộc đổ bộ nhiều tháng trước nhưng giữ bí mật không để lộ cho Đức biết là sẽ đổ bộ lúc nào và vào khu nào. Các tình báo gián điệp hai bên ra sức đấu trí gài thông điệp láo để đánh lạc hướng đối phương. Tuy tổng thống lưu vong Pháp Charles de Gaulle có lên radio chính thức thông báo sẽ có cuộc đổ bộ tại Normandie nhưng tình báo Đức cho rằng đây là một trò bịp và cho tới ngày 6 tháng 6 vẫn đinh ninh rằng quân Đồng Minh sẽ đổ vào Pas-de-Calais. Do đó mà sức phòng thủ của quân Đức tại Normandie bị yếu đi nhiều. Mục đích chính của chiến dịch tấn công Normandie (cuộc hành quân Overlord) là tạo một bước đầu chủ chốt để quân Đồng Minh lấy lợi thế tiến sâu vào châu Âu. Mục tiêu chiến lược đầu tiên là giành lấy thành phố Caen và tiếp theo là chiếm thành phố Cherbourg. Nếu đánh đuổi được quân Đức ra khỏi hai thành phồ này, quân Đồng Minh sẽ có đủ điều kiện để lập căn cứ làm hậu thuẫn cho các chiến dịch tại châu Âu. Lực lượng gồm có: * Lục quân : Khoảng 150000 quân Đồng Minh do tướng Anh Bernard Montgomery chỉ huy * Hải quân : Khoảng 6900 chiến thuyền và 4100 ghe đổ bộ của quân Đồng Minh trong chiến dịch này, dưới quyền chỉ huy của Đề đốc Bertram Ramsay * Không quân : 12000 máy bay do tướng Trafford Leigh-Mallory chỉ huy; 10000 tấn bom; 14000 phi vụ (thả lính dù và trực tiếp không chiến) Cũng trong thời gian chuẩn bị đổ bộ này, quân dân Anh ra sức chế biến nhiều quân cụ khá khác thường như xe tăng lội nước, xe tăng có súng phun lửa, xe phá mìn, xe tăng làm cầu, làm đường và loại súng cối có khả năng phá vỡ tường xi măng, bê tông. Quân Đức Quốc Xã Bộ chỉ huy từ Berlin dư biết rằng quân Đồng Minh sớm muộn gì cũng sẽ xâm nhập vào châu Âu từ phía Tây. Hitler cử 3 tướng là Rundstedt, Rommel và Dollmann sang thống lãnh các đội quân Đức phòng thủ các cứ điểm tại Pháp. Rommel và tuyến phòng thủ bờ biển Đại Tây Dương Ngày 22 tháng 4 1944, Rommel viết báo cáo tham quan tuyến phòng thủ bờ biển Đại Tây Dương: “ Địch quân rất có thể sẽ cố gắng đổ bộ vào ban đêm, trong sương mù, sau một loạt pháo kích hải quân và oanh tạc không quân. Chúng sẽ dùng hàng trăm chiến thuyền, chiến hạm, đổ vào những xe kín nước, và xe tăng lội từ biển lên đánh bộ. Ta phải ngăn cản chúng ngay tại mặt biển, không chỉ làm chậm bước tiến mà phải đập tan mọi quân cụ của chúng trong khi còn đang trôi trên nước. Ta phải thành công ngay trong giây phút đầu, trước khi quân xâm lăng bắt đầu lập dựng căn cứ chống đỡ đủ để cầm cự các cuộc tấn công mãnh liệt sau đó. Trong lịch sử, chưa bao giờ có tuyến phòng thủ nào to rộng như vầy, dùng biển làm chướng ngại vật. Địch quân phải bị đập tan trước khi chúng kéo vào trận địa. Từng ngày, từng tuần, tuyến phòng thủ bờ biển Đại Tây Dương ngày càng vững chắc hơn, và quân cụ của quân ta phát triển tốt hơn. Dựa trên sức mạnh của tuyến phòng thủ, cộng thêm tính can đảm, khả năng và quyết tâm sẵn sàng chiến đấu của quân lính, chúng ta có đầy tự tin chờ đợi ngày địch quân tấn công bờ biển Đại Tây Dương. Chúng ta sẽ và phải tiêu diệt quân địch, góp phần phục thù quân Anh và Mỹ đã tạo cuộc chiến vô nhân đạo trên quê cha đất tổ của chúng ta. ” Diễn tiến cuộc tấn công Bình minh ngày 6 tháng 6 năm 1944, binh sĩ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Scotland và Ba Lan đồng loạt đổ bộ lên bãi biển ở Normandie, bắt đầu chiến dịch giải phóng Châu Âu khỏi Đức Quốc xã. Quân Đồng minh chọn Normandie nhằm tránh hệ thống phòng thủ quá kiên cố của Đức ở các cảng Havre và Cherbourg . Cuộc đổ bộ lên Normandie tương đối thuận lợi vì trước đó quân Đồng minh đã dùng kế lừa quân Đức tập trung quân lực ở Pas-de-Calais. Erwin Rommel đã nhận ra điều đó nhưng Hitler vẫn không tin Normandie sẽ là nơi quân Đồng Minh đổ bộ nên quân lực của Đức ở đây tương đối mỏng. Việc đổ bộ vào lúc bình minh cho phép quân Đồng Minh có thể nhận biết những vật cản mà quân Đức giăng sẵn: chỉa ba bằng gỗ cứng có chứa chất nổ, chỉa ba bằng bê-tông có khả năng chọc thủng thân các xà lan đổ bộ. Để vượt qua các chướng ngại vật ấy, quân Anh và Mỹ đã sử dụng những chiến xa A2VE và DD có tác dụng rà mìn, phá nổ các vật cản bằng betong, lấp các hào sâu chuẩn bị đường đổ quân cho các xà lan đang lao đến từ biển Manche. Theo kế hoạch Overlord thì trong ngày đầu tiên quân đồng minh phải chuyển được đến Normandie 50.000 quân với 15.000 chiến xa, 2500 xe quân sự dùng trong mọi địa hình, tiếp theo sẽ là 3000 khẩu pháo và 10.000 xe các loại. Đồng thời sau 2 ngày đổ bộ sẽ có 5 sư đoàn tác chiến và sau 10 ngày sẽ có 18 sư đoàn. Những đơn vị khác, tổng cộng là 39 sư đoàn với 2 triệu quân sẽ tiếp tục đổ bộ trong 2 tháng đầu của chiến dịch Overlord. Nhiệm vụ của hải quân Đồng Minh Để vận chuyển quân và hỏa lực lên các bãi biển Normandie đòi hỏi sự đóng góp cực kì quan trọng của hải quân Đồng minh. 8 nhóm chiến đấu đầu tiên có trang bị chiến xa và đại bác được chở trên 4000 con tàu và xà lan đổ bộ và ra đi từ các cảng Plymouth và Newhaven của Anh. 1 nủa số tàu này có khả năng tự động, số còn lại phải có trục kéo. Chiến dịch này có tên gọi là Neptune và có vai trò cực kì quan trọng trong chiến dịch Overlord. Điểm tập trung ngoài khơi được đặt tên là Picadilly Circus giống như tên 1 ngã tư lớn ở London và các tàu từ mọi cảng đều hội tụ về đây. Và từ 4 tuyến chính ấy, các xà lan sẽ tỏa ra 10 kênh và nhắm thẳng vào bờ. Một phần của hạm đội sẽ có nhiệm vụ cảnh giác sự tấn công của tàu chiến Đức. Bộ phận hỗ trộ trực tiếp được được chia thành 2 nhóm: Lực lượng đặc nhiệm ( Task Force ) của đô đốc Kirk, hải quân Mỹ với 3 thiết giáp hạm, 10 tuần dương hạm, 35 khu trục hạm và nhiều tàu chiến cỡ nhỏ khác có trang bị đại bác và hỏa tiễn. Lực lượng hỗ trợ tác chiến thứ 2 thuộc quyền chỉ huy của đô đốc hoàng gia Anh Sir Phillip Vian với 3 thiết giáp hạm, 13 tuần dương hạm và 44 khu trục hạm. Hải quân Đồng Minh còn có 1 nhiệm vụ quan trọng nữa là tiếp tế quân lực lẫn lương thực, xăng dầu, quân trang, quân dụng, vũ khí cho tất cả các đơn vị chiến đấu đặt chân lên đất Pháp. Nhiên liệu thì được chuyển riêng trong những ống dẫn khổng lồ dưới biển ngoài khơi đảo Wight và rẽ ra 2 nhánh hướng về Querqueville và Port-en-Bessin ( Pháp ). Ống dẫn được đặt tên là Pluto, huyết mạch quan trọng nhất cho sự thành công của chiến dịch Overlord. Không quân, lính dù tham gia trận chiến Để đảm bảo làm chủ được bầu trời khu vực đổ bộ, 7500 phi cơ của tướng chỉ huy không quân Hoàng gia Anh Leigh Mallory đã được phái đến. Các sư đoàn 3 Anh, sư đoàn 3 Canada và sư đoàn 50 Anh trong bình binh ngày 6/6 phải đổ bộ lên 3 bãi Sword, Juno và Gold dưới quyền chỉ huy của tướng Dempsey, tổng chỉ huy Đại quân II Anh trong khi các sư đoàn 1 và sư đoàn 4 của Mỹ thì đổ bộ lên các bãi Omaha, Utah thuộc quyền chỉ huy của tướng Bradley, tổng chỉ huy đại quân I Mỹ. 4000 tấn bom đã được trút xuống các tuyến phòng thủ của quân Đức. Đại đơn vị phòng pháo cơ ( Bomber Command ) của không quân Mỹ, tạm ngưng đánh bom các thành phố lớn của Đức và chuyển sang chiến dịch Overlord. 3500 pháo đài bay của Bomber Command sẽ rải thảm bom ngăn cản đường tiến lui và đường tiếp viện của quân Đức. Cùng ngày hôm đó, các sư đoàn nhảy dù của quân Đồng minh cũng đổ bộ lên Normandie. Nếu như lính nhảy dù Anh thành công trong việc chiếm các cây cầu trên sông Orne và vùng Troarn thì sư đoàn 101 của Mỹ phải chịu tổn thất nặng nề khi đổ bộ lên đầm lầy bãi Utah. Sư đoàn không kị 802 của Mỹ cũng nguy khốn không kém. 822 vận tải cơ quân sự ( 18 lính dù/1 chiếc ) để đưa được các su đoàn không kị Mỹ Anh đến trận địa. Những phi cơ này bay ở vận tốc 200 km/giờ và độ cao 320 mét. Mỗi lính dù phải mang 1 trọng lượng gấp đôi cơ thể. Mỗi máy bay chất đầy đạn pháo 75 li, đạn cối 60 li, đạn bazooka. 500 vận tải cơ này cất cánh từ nhiều sân bay khác nhau của miền nam nước Anh vào đêm 5 tháng 6 và bay ở đội hình tam giác 9 chiếc một, số phi cơ này dự định tiến hành thả dù từ 1 đến 2 giờ sáng ngày 6 tháng 6. Nhưng do mây mù ập đến bất chợt nên đội hình bay bị xáo trộn, nhiều phi cơ bay chệch hường và thả dù rất thấp gây tử vong cho lính dù rất nhiều ở Cotentin và các vùng thung lũng ngập nước Douve và Merderet. Chỉ có 2 trong số 6 trung đoàn nhảy dù xuống vùng tương đối thuận lợi nên kế hoạch nhảy dù của tấn công bất ngờ quân Đức đã không được kết quả như mong muốn. Các tướng Mỹ chỉ huy việc đổ bộ lên bãi Omaha, tướng Omar Bradley là người thứ hai từ trái sang. Các tướng Mỹ chỉ huy việc đổ bộ lên bãi Omaha, tướng Omar Bradley là người thứ hai từ trái sang. Nếu như việc nhảy dù không mấy thành công thì việc đổ bộ tại 4 trong 5 bãi tiến hành tương đối khá tốt. Quân Đức hoàn toàn bất ngờ về việc quân Đồng minh đổ bộ lúc nửa triều nên không thực hiện được chiến thuật tác xạ đã bàn giao trước đó. Quân Đức phải mất 1 thời gian để chỉnh lại góc tác xạ của đại liên, cối, pháo tạo điều kiện cho quân Đồng minh tìm được chỗ ẩn náu để mở cuộc tiến công. Việc đánh bom chuẩn bị dọn đường cho quân đổ bộ với việc thả hơn 5000 tấn bom từ 1036 phóng pháo cơ Mỹ tuy có hiệu quả nhưng lại không dứt điểm được các công sự bằng bêtong của quân Đức. Ngược lại ca nông bắn đi từ các tàu chiến phe Đồng minh lại đạt hiệu quả rất cao. Các thiết giáp hạm Nelson, Ramillies, Roberts, Erebus liên tục nã đại pháo 406 mm và 380 mm chính xác vào phòng tuyến đối phương chẳng hạn nhu các khẩu pháo của Đức đặt tại Houlgate có khả năng bắn trả vào cuộc đổ bộ của quân Anh. Nhưng tại mũi Hoc, với những đại pháo với tầm bắn bao trùm cả cửa ngõ sông Douve, trong khu vực đổ bộ của quân Mỹ thì hoàn toàn không hề hấn gì sau những trận mưa bom và hải pháo. Tiểu đoàn 2 biệt động quân Mỹ được lệnh phải hạ các lô cốt và thiệt mất 1135 binh sĩ. Hoạt động của ba sư đoàn dù, sư đoàn 6 không kị Anh, sư đoàn 82 và sư đoàn 101 không kị Mỹ- cũng đã phần nào tạo thuận lợi tạo thuận lợi cho 4 sư đoàn bộ binh Mỹ tại các đụn cát giữa Vareville và Madeleine, phía nam Cotentin. Các đơn vị đã có thể tiến dọc theo những lộ trình đã được vạch sẵn và giải toả mọi mìn bẫy. Các đoàn quân này ngay trong chiều ngày 6 tháng 6 1944 đã đến được khu vực làng Sainte-Mere-Eglise mà mới sáng hôm đó là điểm nhảy dù của sư đoàn không kị 82 của Mỹ.Trong lúc đó, quân Đức chuẩn bị cho 1 cuộc phản công do đó quân Mỹ đổ bộ lên bãi Omaha đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Đức. Những tràng đại liên và pháo của sư đoàn bộ binh 352 của Đức khiến quân Mỹ gặp rất nhiều tổn thất trước khi đến được Isigny ở phía Tây và liên lạc với quân Anh ở hướng Đông. Cơn tắm máu ở bãi Omaha không chỉ do sức kháng cự của quân Đức mà còn do sai lầm của quân Đồng Minh khi không sử dụng các chiến xa vô hiệu hóa các công sự phòng thủ trên bãi. Ngược lại, quân Anh và Canada lại sử dụng truệt để các chiến xa phá mìn trong khu vực bãi Gold và bãi Juno. Quân Canada nhanh chóng giải phóng Bayeux và mãi đến chiều tối Đức mới phản công lần nữa bằng việc đưa sư đoàn thiết xa Panzer 21 ra trận. Đến chiều ngày 8 tháng 6 thì đầu cầu đổ bộ đã hình thành rõ ràng và vững chắc, quân Đồng minh đã bắt liên lạc được với nhau giữa năm bãi đổ bộ, chiếm đóng 56 km bờ biển với chiều sâu từ 8 đến 16 km. Chiến dịch Overlord xem như thành công và quân Đức quá bất ngờ nên trở tay không kịp. Gần 1 ngày sau, quân Đức mới tổ chức phòng ngự và chuyển quân tiếp viện đến gần bờ biển với hi vọng đánh bật quân Đồng Minh ra khỏi bờ biển. Nhưng quân Đức phải xung trận trong điều kiện hoàn toàn bất lợi: không quân Đồng minh đã kiểm soát toàn bộ bầu trời, quân Đức phải sử dụng địa hình Normandie để tổ chức phòng ngự. Trận chiến Normandie phải tiếp tục kéo dài vì trong suốt tháng 6 quân Đồng minh chỉ lo củng cố đầu cầu đổ bộ hơn là tiếp tục tấn công. Giai đoạn 2 của cuộc chiến Ngày 27 tháng 6 1944 mở đầu giai đoạn 2 của trận chiến Normandie, sau khi quân Đồng minh chiếm được cảng Cherbourg dù quân Đức đã gài mìn rất kĩ khu vực này. Cho đến ngày 25 tháng 7 1944 lực lượng Đồng minh ngày càng đông và mạnh nhưng đều bị cầm chân trong vùng đầm lầy tại Normandie. Tuy nhiên không quân Đồng minh đã hoàn toàn làm chủ bầu trời với 12000 phi vụ so với 319 phi vụ của quân Đức. Quân Đức cũng đã chỉnh đốn lại hàng ngũ và tinh thần chiến đấu: trong đêm 6 và 7 tháng 6, 12 sư đoàn Panzer SS đã lên vị trí chiến đấu cạnh sư đoàn 21 bộ binh. Pháo binh Đồng minh tiến hành mưa đại pháo và tiêu diệt được 31 xe tăng, chặn đứng cuộc tiếp quân của quân Đức. Nhưng quân tiếp viện của Đức tiếp tục được tung ra do tướng Bayerlein chỉ huy sư đoàn Panzer Lehr tại khu vực quân Anh-Canada ở Caen. Sư đoàn 2 bọc thép SS Das Reich rời Toulouse đến Normandie tham chiến cùng với sư đoàn 17 Panzer ở phía nam sông Loire, sư đoàn 77 bộ binh ở Saint Malo và sư đoàn 3 dù tại Brest. Về phía tướng Erwin Rommel thì quyết định hành quân chiếm lại Caen khi tung ra các sư đoàn 21, sư đoàn 112 và sư đoàn Panzer Lehr và ngày 8/6. Nhưng nhờ máy giải mã Ultra, quân Đồng minh biết được ý đồ của quân Đức và đưa máy bay đến oanh tạc chặn đường hành quân của chúng. 300 xe tăng của sư đàn 7 thiết kị Anh, từng tham chiến tại Bắc Phi, được điều về cho tướng Anh Montgomery. Cùng với số tăng của sư đoàn 51 Anh, sư đoàn 7 thiết kị Anh có trách nhiệm đập tan kế hoạch phản công của quân Đức. Nhiều trận đánh tăng đã diễn ra vô cùng ác liệt giữa xe tăng Tigre, Panther của Đức và Sherman của Anh. Quân Mỹ tổng tấn công Dù số quân được đưa vào tác chiến tại khu vực Caen khá đông và đều có kinh nghiệm chiến trường như sư đoàn 11, sư đoàn 43 và sư đoàn 15 Scotland, cộng chung là 60.000 người và 600 chiến xa nhưng kế hoạch Epsom của tướng Montgomery tung ra ngày 22 tháng 6 đã thất bại vì quân Đức núp trong các giao thông hào đào liên tục sử dụng đại liên và bazooka và những thứ vũ khí này thể hiện tính hiệu quả rất cao. Quân Scotland thiệt hại 2500 người chỉ trong 4 ngày chiến đấu nên tướng Montgomery hủy bỏ kế hoạch Epsom và thay vào đó là cuộc tấn công của quân Mỹ. Đại quân I của Mỹ có nhiệm vụ thọc sâu xuống hướng Nam: 4 quân đoàn của đại quân 1 sẽ trải rộng từ La Haye-du-Puits ( quân đoàn 8 ) và Carentan ( quân đoàn 7 ) đến Caumont-L'Evente ( quân đoàn 19 và quân đoàn 5 ). Quân Đức tại khu vực rộng lớn này gồm quân đoàn 34 của tướng Von Choltitz vừa được bổ sung thêm sư đoàn Das Reich và quân đoàn 2 dù của tướng Meindl. Cả 1 triệu quân Mỹ chỉ có thể tiến từng bước một trước sự kháng cự mãnh liệt của quân Đức. Tướng Mỹ Bradley rất bực tức đã dành 10 ngày để chuẩn bị cho chiến dịch Cobra, chiến dịch mang đến chiến thắng cho quân Mỹ tại khu vực này. Một lần nữa để kìm chân quân Đức tại Caen, tướng Montgomery quyết định tiến hành chiến dịch Goodwood trước chiến dịch Cobra. Trong khi đó tướng Đức Von Kluge, người nắm quyền thay thế tướng Rundstedt đã đưa tướng Eberbach lên làm chỉ huy tập đoàn quân thiết giáp phía tây. Từ Caumont-L'Evente đến cửa ngõ sông Orne, tướng Eberbach nắm trong tay 3 quân đoàn bọc thép thiện chiến và các sư đoàn xuất sắc như 47, 1 và 2 SS. Quân đoàn 86 ở lại trấn giữ mạn đông sông Orne. Ngày 15 tháng 7 1944 chiến dịch Goodwood mở màn với cuộc tấn công của 3 quân đoàn tập trung vào dòng Odon và dựa vào hỏa lực xung kích của 3 sư đoàn thuộc quân đoàn 8. Các sư đoàn Đồng minh thực hiện cuộc tấn công gồm những đơn vị thiện chiến nhất của khinh kị Anh. Thế nhưng nhóm tác chiến của tướng Von Luck, sư đoàn 21 Panzer cũng gây thiệt hại lớn cho quân Anh khi dùng đại bác 88 ly cao xạ bắn trực tiếp. Những chiếc xe tăng Tigre của tiểu đoàn 505 Đức sau khi thoát khỏi trận oanh kích của máy bay Đồng minh đã gây nhiều tổn thất cho sư đoàn tăng Sherman của Anh. Sư đoàn 1 Panzer SS Adolf Hitler cho xung trận thêm 45 chiến xa và đại bác xung kích và tiêu diệt các chiến xa của trung đoàn 3 Anh vào ngày 18 tháng 7. Quân Anh mất 500 chiến xa trên tổng số 1000 chiếc tham chiến vào chiến dịch. Tuy nhiên kế hoạch này đã phần nào cầm chân và giảm sức kháng cự của quân Đức để cho quân Mỹ có thời gian chuẩn bị và tiến hành chiến dịch quan trọng nhất, chiến dịch Cobra. Chiến dịch Cobra kết thúc trận Normandie Chiến dịch Cobra là chiến dịch quyết định. Ngày 28 tháng 7, tướng Patton xua quân chiếm được Coutances rồi lần lượt giải phóng Granville, Avranches. Từ Pontaubault, tường Patton kiểm soát được Mont-saint-Michel, cửa ngõ của Bretagne. Sau khi chọc thủng thành công phòng tuyến quân Đức, Patton xua quân đánh sâu xuống miền Nam về hướng thành phố Mans và sông Loire. Gần 1 tháng sau, ngày 21 tháng 8, quân Đồng minh chiếm Falaise, trận chiến Normandie kết thúc. Hitler xem như mất quyền kiểm soát lãnh thổ Pháp vì không lâu sau đó quân Đồng minh tiếp tục thành công trong 1 cuộc đổ bộ khác tại Provence.
Phần WWII sách sử VN học bèo bọt lắm,có 1 bài ngắn ngủn,đọc sách thì kể dài và rất chi tiết nhưng ko hiểu sao COD ko làm về Thái Bình Dương,bắn nhau trong rừng rậm nhiệt đới cũng thú vị đó chứ :'>
COD1: phòng thủ. COD OU: bắn xe tăng. COD4: đi cùng với MacMillan. Ý kiến hay đấy! Bắn nhau trong rừng rậm sẽ rất thú vị đấy.