Manchester United: 10 khó và cuộc cách mạng trọc đầu(Hướng dẫn xem bóng: xem #1)

Thảo luận trong 'Thể thao' bắt đầu bởi Gin Melkior, 27/5/21.

?

Thành tích của MU với Ralf Rangnick cho tới cuối mùa? (1 vote cho thành tích EPL và 1 vote cho CL)

Poll closed 19/12/21.
  1. Vô địch EPL

    19.2%
  2. Vô địch CL

    30.8%
  3. Top 2 EPL

    3.8%
  4. Á quân CL

    0 phiếu
    0.0%
  5. Top 4 EPL

    61.5%
  6. Bán kết CL

    11.5%
  7. Top 10 EPL

    3.8%
  8. Tứ kết CL

    21.2%
  9. Bị sa thải sớm

    7.7%
Multiple votes are allowed.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. giahuypro

    giahuypro The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/6/07
    Bài viết:
    9,081
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    hài vãi huyền thoại dự bị , huyền thoại đá chính
     
  2. KuKoTaYa

    KuKoTaYa The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    11/3/09
    Bài viết:
    2,109
    Thằng gỗ nó cá nhân với sut bậy cũng dễ hiểu thôi mà. Tâm lý cầu thủ trẻ.

    Trước một loạt pha sút bậy là hai tình huống nói thật là nếu đúng chân của gỗ xanh bình thường thì ăn bàn lâu rồi. Tình huống đầu tiên là pha bị mọi người chửi là ko chuyền cho Bruno đó. Nhưng nói thật thằng tiền đạo nào đứng trước khung thành thế thì nó chả sút. Anh em xem thử lại một tình huống khác cr7 cũng đối mặt gôn, bên phải có gỗ xanh đứng trống vl nhưng chị có chuyền không?? Tất nhiên là không, chị sút vào thủ môn luông. Tiền đạo nó là vậy, quả này không thể trách quá nhiều được.

    Tuy nhiên vấn đề là, trải qua hai tình huống mười mươi mà con hàng gỗ sút bằng chân trái vẫn yếu và không đủ qua mặt thủ môn, tự dưng nó bị tâm lý tự trách bản thân và muốn thể hiện mình, chứng minh hai quả rồi chỉ là tai nạn. Thế là cậu ta chơi ích kỷ, mắm môi mắm lợi sút, dễ sút, khó cũng sút, lung tung cả lên. Chưa kể còn bị cái thành tích ảo ngớ ngẩn là nếu ghi bàn nhiều sẽ vượt qua George Best trở thành cầu thủ tuổi teen ghi bàn nhiều nhất lịch sử MU. Thế nên là tâm lý thôi.

    Cái này thì chỉ có thời gian mới sửa được, để tình huống quyét định có cái đầu lạnh biết chuyền hay biết sút, biết đặt cái tôi cá nhân lên trên hay kết quả lên trên.
    nói đi cũng phải nói lại, tiền đạo mà không máu chó thể hiện mình, thì lại được nhìn ông Martial đó càng ngày skill tàng hình càng bá đạo.
     
  3. N.Emblem

    N.Emblem The Pride of Hiigara ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/2/11
    Bài viết:
    9,499
    Nơi ở:
    Rabbit hole
    Đốt nhà này giải xui đi :1cool_byebye:
    Nhìn nhà bọn nó toàn tên debuff đá như rồng như hổ, mình như cc mà mơ vô địch chi
    Năm ngoái nhà Chè sen tên Mùa giải bản lề lề vì lề 2 lần thì phải
     
  4. Gin Melkior

    Gin Melkior Manchester is red

    Tham gia ngày:
    18/8/20
    Bài viết:
    8,511
    Nêu đốt nhà mà giải được xui thì MU năm nào cũng ăn 6 rồi :(
     
    N00bforever thích bài này.
  5. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,056
    Một cái công nhận là mặt bằng tranh luận bóng đá trên các page khá...thấp.
    Chửi nhau lấy thượng đẳng là nhiều.

    Screen Shot 2021-09-27 at 5.02.29 PM.png
    Screen Shot 2021-09-27 at 5.03.27 PM.png
    Screen Shot 2021-09-27 at 5.06.27 PM.png
     
  6. Ccheng99999

    Ccheng99999 Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    17/4/18
    Bài viết:
    7,421
    Thôi bỏ trôi quên mau đi sân nhà thua 2 trận trước đối thủ bé nhục lắm rồi
     
  7. ChuLang

    ChuLang Persian Prince

    Tham gia ngày:
    28/5/09
    Bài viết:
    3,511
    Zidane, pep thời điểm nắm real, barca có từng nắm đội nào lớn đâu.
    Dạo này tôi có def ole nữa đâu, tôi nói rõ mà, các ông chửi thì chửi ole dở, tôi chấp nhận. Còn thằng nào chửi ole ko bằng thằng hlv brighton thì tôi sản xuất vào.
     
    duongquazz thích bài này.
  8. nanka

    nanka Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    15/12/05
    Bài viết:
    1,359
    Tùy quan điểm mỗi nguoi. Tôi thấy Ole ko chung mâm đc với Roy Kean, Paul Scholes chứ đừng nói so dc vs King Eric hay huyền thoại khác như Best, Sir Bobby. Tung hô và ghi nhận cống hiến của ông với MU thôi chứ Ole bản chất vẫn là siêu dự bị, trước khi về làm hlv MU có ai bảo là huyền thoại đâu. Tự dưng mấy năm nay lòi ra cái định nghĩa này
     
  9. Shirogane

    Shirogane Dolce Far Niente Moderator ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/05
    Bài viết:
    15,136
    Nơi ở:
    Tatooine
    Ole cũng ở MU lâu, đóng góp vào cú ăn 3, trước khi nghỉ hưu còn được làm trận tri ân. Thế thì cũng coi là huyền thoại CLB rồi.
     
  10. ChuLang

    ChuLang Persian Prince

    Tham gia ngày:
    28/5/09
    Bài viết:
    3,511
    Uh đúng là ko thấy có ai đòi đưa santo về. Nhưng mà vớ dc quả này ;)). Vẫn là gương mặt thân quen man red
     

    Các file đính kèm:

  11. jiang_wei

    jiang_wei Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/5/11
    Bài viết:
    10,031
    Ole là cầu thủ mình thích nhất của Man, nhưng mà mình công nhận rằng anh chỉ là huyền thoại hạng 2 của Man. Không chung mâm với những Eric, Holy Trinity, Duncan, Keane, Scholes, Giggs, Peter, Rooney được.
     
  12. Harry Kane

    Harry Kane G.O.A.T

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    6,459
    Nơi ở:
    Munich
    Thua cả RVP = )

    Chung mâm với tầm cỡ Yorke, Cole, Nà Ní.
     
  13. Mộc Phù Dung

    Mộc Phù Dung Chrono Trigger/Cross

    Tham gia ngày:
    1/2/21
    Bài viết:
    6,839
    Uả nghe ca tụng song sát Cole York ghê gớm lắm mà chung mâm Nani là sao 8-}
     
    Harry Kane thích bài này.
  14. Xiaon00b

    Xiaon00b Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/12
    Bài viết:
    6,461
    Thày Ole dự bị chiến lược , sao đọ vs cặp Cole-York đá chính liên tọi dc .
     
    Harry Kane thích bài này.
  15. Harry Kane

    Harry Kane G.O.A.T

    Tham gia ngày:
    22/11/18
    Bài viết:
    6,459
    Nơi ở:
    Munich
    Ừ ha, chắc đâu đó ở giữa 2 hạng cân đó hehe!! (Nani thì cùi quá)
     
  16. giahuypro

    giahuypro The Pride of Hiigara Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/6/07
    Bài viết:
    9,081
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    dự chung mâm với Louis Saha =))
     
  17. El Villano

    El Villano Ngàn Năm Đói Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    3,450
    Ole cũng hơn 300 trận khoảng 130 bàn mà, còn ghi bàn quyết định C1 phải trên Saha chứ =))
     
  18. dung_1804

    dung_1804 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/8/06
    Bài viết:
    4,660
    Nhìn a e đồng lòng tôi vui quá.
     
  19. stolen3979

    stolen3979 Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/11/05
    Bài viết:
    5,159
    Nơi ở:
    Thiếu Lâm Bạch Hạc
    TRIẾT LÝ BÓNG ĐÁ CỦA OLE LÀ GÌ (trích)?

    Tác giả: Abdel Rahman El Beheri | Medium
    Trans: Louis Ng | QRVN
    Link: https://abdelbeheri.medium.com/what-is-manchester-united...
    ____________________

    Đến giờ, chúng ta đã đề cập đến 2 trong số những triết lý bóng đá, đó là Bóng đá tổng lực (hoặc Bóng đá dựa trên sự kiếm soát bóng) và Gegenpressing. Có hai triết lý nổi bật khác; Bóng đá Trực diện và Bóng đá Phản công. Cả hai đều đã và đang liên quan mật thiết với những đội bóng màu đỏ thành Manchester.

    Trong khi nhiều đội bóng được thảo luận trong bài viết này có phong cách bóng đá mà họ theo đuổi, thì Manchester United thì không. Họ đã thích nghi với thời đại và với đối thủ. Quỷ Đỏ đã có những thời điểm họ chơi thứ bóng đá dựa trên sự kiểm soát bóng và những lần khác là thứ bóng đá trực diện, và những lần khác, nơi họ hoàn toàn là một đội bóng phản công dựa vào việc ngăn chặn đối thủ rồi tấn công. Nhiều cổ động viên cho rằng MU năm 07/08 là đội bóng vĩ đại nhất dưới triều đại SAF mặc dù không đạt được cùng thành tích với cú ăn ba năm 99. Tuy nhiên, đặc điểm nổi trội nhất của đội bóng năm đó lại là khả năng phản công.

    Tuy nhiên, tựu chung lại, nếu có một thuật ngữ để mô tả cách United tiếp cận với những trận đấu, nó sẽ là "trực diện". Nó không trực diện như những pha phất bóng dài của những đội bóng thuần Anh - như những người Anh hay thường nói là "phất thẳng quả bóng lên cho những số 9 to khỏe". Trực diện, ở đây, nói đến thái độ trong cách tấn công và kiểm soát thế trận. Những đội bóng theo đuổi lối chơi kiếm soát bóng thường sẽ cầm bóng một cách bình tĩnh. MU lại muốn tấn công theo chiều dọc sân một cách nhanh gọn nhất có thể. MU luôn tấn công dựa vào những cầu thủ tốc độ (thường là các cầu thủ bám biên) và những tiền đạo đa năng để kết liễu đối phương ngay khi họ vừa mất bóng.

    Vào những năm đầu thập niên 90, Catona (số 10), Kanchelskis (số 9 không truyền thống), Giggs và Sharp (tiền vệ cánh), là bộ tứ tấn công tốc độ trong sơ đồ 442/4231. SAF dựa vào tốc độ và phẩm chất cá nhân của họ để tiêu diệt hoàn toàn đối thủ của mình. Dù họ giành được bóng ở vị trí nào, mục tiêu luôn là tấn công nhanh bằng cách đưa bóng cho Cantona hoặc một trong các tiền vệ cánh (Giggs hoặc Sharp).

    Sự chuyển đổi này là thương hiệu của United và với những cá nhân có được, họ là một tập thể đáng sợ. Điều tương tự cũng đúng với đội hình năm 98/99. Họ có những phẩm chất kỹ thuật tốt hơn, thực hiện nhiều đường chuyền, nhiều quả tạt trong những trận đấu hơn, với Andy Cole và Dwight Yorke là hai poacher (T/N: Poacher là mẫu tiền đạo cắm cổ điển, chỉ có nhiệm vụ tìm khoảng trống và sút bóng). Tuy nhiên, sự trực diện trong lối chơi và những pha phản công là thứ họ chưa từng mất đi. Thử nghĩ về những quả tạt của Beckham và những pha đi bóng của Giggs ngay khi họ vừa nhận bóng đi.

    5 năm sau, SAF chiêu mộ Carlos Queiroz để giúp ông thống trị đấu trường châu Âu. Một cuộc tái thiết đội hình và chiến thuật đã diễn ra. United đổi mới hệ thống của họ, từ 442→4231 khi cầm bóng, sang 442→433 khi cầm bóng. Hệ thống 433 đã được Jose Mourinho mang đến những trận đấu ở Anh, qua đó ông đã thống trị PL từ năm 2004 đến năm 2006. Tuy nhiên, lối chơi và những nguyên tắc cơ bản, hay bạn có thể gọi là "Máu Quỷ" vẫn không thay đổi.

    Trên thực tế, những đặc điểm đó đã được nâng cấp với bộ ba ch ết người Ronaldo, Rooney, Tevez và một hàng thủ vững chắc phía sau họ. Manchester United năm 07/08 là đội bóng phản công tuyệt vời - điều này dường như lại là một điều tiêu cực dưới thời Solskjær, thật kỳ lạ.

    “Chúng tôi luôn thiết lập hàng phòng ngự để đánh chặn bóng và sau đó tiến thẳng về phía trước. Bẻ gãy các tuyến của đối thủ. Chúng tôi có Rooney ở trên, cùng với Ronaldo, Park, và Nani. Mục đích là để phá vỡ các tuyến của đối thủ càng nhanh càng tốt. Luôn luôn có khoảng trống để có thể tấn công." Rene Meulensteen cho biết

    “Nghe đây Rene, khi tôi nhắm mắt lại và tôi muốn hình dung Manchester United ở thời kỳ đỉnh cao nhất, tôi muốn thấy những nguyên tắc chơi sau đây từ khía cạnh tấn công: Tốc độ, sức mạnh, sự trực diện và khó đoán.” SAF đã nói với Rene Meulensteen sau khi ông được tuyển làm HLV ở đội một.

    4 nguyên tắc mà SAF đã mô tả cho Rene, đó là những điểm nổi bật trong triết lý chơi bóng của Manchester United. Chúng cũng là những yêu cầu chính trong định nghĩa về bóng đá phản công và bóng đá trực diện.

    “Tôi đã luôn theo dõi những trận đấu. Tôi đã có một ý tưởng rõ ràng về việc United sẽ trông như thế nào. Tôi đã từng là một phần của MU và tôi muốn quay trở lại truyền thống tấn công của đội bóng. Thứ bóng đá tấn công nhanh, giàu tốc độ, sức mạnh và cá tính. Và đó là những gì chúng tôi đang làm. Tôi có thể thấy được thành quả của chúng. Những hạt giống chúng tôi gieo đang bắt đầu nảy nở." Solskjær nói

    “Đối với tôi, đó là thứ bóng đá tấn công tốc độ, trôi chảy với mục đích rõ ràng. Và khi chúng tôi giành được nó [quả bóng], sẽ không cần phải giữ nó hay đưa nó lùi về phía thủ môn, nếu có cơ hội để xuyên nó qua các lớp của đối thủ." Solskjær sau chiến thắng 2-1 tại Etihad vào tháng 12 năm 2019.

    Từ những phát ngôn của Solskjær, bạn có thể thấy triết lý chơi bóng của ông là gì và nó đến từ đâu. Ngoài ra, đến giờ bạn cũng có thể biết ông đang theo đuổi trường phái bóng đá nào (trong cuộc tranh luận ở trên). Ông thích chủ nghĩa cá nhân, sự bùng nổ và khó đoán, giống như SAF và Manchester United.

    Trong khi các đội bóng hàng đầu châu Âu sử dụng lối chơi định hướng vị trí và duy trì quyền kiểm soát bóng để tạo ra khoảng trống và khai thác nó, MU và Solsa sẽ khiến cho đối thủ phải làm việc vất vả bằng cách "dụ" họ lại gần rồi sau đó tận dụng những khoảng trống họ đã để lộ ra. Đây là lý do tại sao United lại chơi tốt khi bị ép sân. Đây là những gì Solskjær nói khi được hỏi về cách đội bóng của ông tạo ra khoảng trống:

    "Có rất nhiều cách tạo ra nó (khoảng trống). Đôi lúc tôi sẽ có những cuộc nói chuyện - đặc biệt là với bố tôi, ông ấy nói rằng: 'Well, sao con không để họ lại gần đi? Cứ để họ dồn tới rồi ép sân đi?'

    Vì vậy, trong một số trận đấu mà bạn chịu áp lực lớn và phải nhường quyền kiểm soát bóng cho đội bạn - khoảng trống sẽ được tạo ra. Nhưng đối với chúng tôi, các cầu thủ luôn muốn có được bóng. Vì vậy, trái bóng cần phải được di chuyển liên tục: bạn phải kéo trái bóng đi thật nhanh, phải luân chuyển trái bóng thật tốt, phải biết đưa ra quyết định khi nào thì nên giữ bóng, khi nào nên mạo hiểm với nó." Ole nói với Carl Anka từ The Athletic.

    Như đã đề cập trước đó, các đội bóng như Barcelona và Ajax dưới thời Guardiola và Cruyff đã sử dụng không gian một cách có hệ thống để tận dụng tốt nhất khả năng của các cầu thủ. Trong khi đó, đối với Manchester United và Solskjær, họ sử dụng các cầu thủ để tạo ra khoảng trống hoặc thao túng đối thủ bằng cách lôi kéo/dụ dỗ họ để tạo ra chúng. Dù khá khác biệt trong cách tiếp cận trận đấu, nhưng tựu chung lại họ đều hướng tới một mục đích - k h o ả n g t r ố n g. Guardiola tập trung vào hệ thống trong khi cách tiếp cận của Solskjær tập trung vào các cầu thủ và bản năng cũng như khả năng ứng biến của họ.

    Giờ hãy nghĩ về một vài bàn thắng MU đã ghi được trong hai mùa giải 19/20 và 20/21 dưới thời Ole. Bàn thằng thứ 3 trong chuyến hành quân đến sân của Sheffield United mùa vừa rồi là một ví dụ điển hình của lối đá trực diện. Bàn thứ 2 trên sân khách của Leicester vào tháng 12/2020 hay bàn thứ 3 vào lưới Watford năm 2020 của Mason (Greenwood) nữa. Đây đều là những bàn thắng mang đủ những phẩm chất: Tốc độ, sức mạnh, sự trực diện và khó đoán. Hay có thể kể đến bàn thằng từ tình huống phản công trong trận đấu trên sân khách của City năm 2019, 2 bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng trước Liverpool trong khuôn khổ FA Cup năm 2021...

    Một số bạn có thể đang nghĩ, có phải Solskjær chỉ biết dựa vào sự xuất sắc của cá nhân, thì câu trả lời của tôi cho bạn sẽ là - Không. Cả hai cách tiếp cận theo hệ thống hoặc cá nhân đều dựa trên khả năng cá nhân của các cầu thủ ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, bằng cách nghĩ đó, bạn đang đánh giá thấp thời gian và nỗ lực để huấn luyện các cầu thủ làm việc với tốc độ cao - đây là điều mà bóng đá phản công và trực diện đòi hỏi. Đó là một thứ tư duy bóng đá thứ hai tràn đầy sức sống.

    "Có những HLV thật đáng kinh ngạc, dù họ không có những cầu thủ, không có những CLB lớn thế này. Tôi là một HLV giỏi, nhưng không phải giỏi nhất. Cho tôi một đội bóng không giống Manchester City và không có những cầu thủ này, tôi sẽ không thể giành chiến thắng.” Guardiola nói.

    Kết luận rằng, chẳng có ích gì khi chọn bên này hơn bên kia (của cuộc tranh luận nói trên) hay nói rằng triết lý của Manchester United và Solskjær không có giá trị. Cả hai bên của cuộc tranh luận đều có những ưu và khuyết điểm riêng và đều đã có những thành công trong lịch sử. Sẽ rất thuận lợi nếu sở hữu một chiến lược được hoạch định trước có thể giúp các đội bóng đánh bại đối thủ một cách "theo bài". Hay việc cho phép các cá nhân tự do lựa chọn, đổi mới và để bản năng kiểm soát cũng là một điều thuận lợi không kém. Cả hai quan điểm này cùng hướng tới một mục đích, đó là giúp HLV có sẵn trong tay những quân bài chất lượng nhất. Một vài người cho rằng, sự tự do của các cầu thủ sẽ tạo ra nhiều sự sáng tạo, khó đoán hơn, từ đó khiến trận đấu trở nên kịch tích hơn. Tuy nhiên, có những cầu thủ sẽ thích thú hơn với việc biết được mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào và cảm nhận được sự đảm bảo của hệ thống.

    Như tôi đã nói trước đó, không nên bôi bác quan điểm rằng các cầu thủ đủ thông minh để có thể giải quyết các vấn đề của chính họ trên sân cỏ. Không có người chiến thắng ở đây. Đó là ưu tiên của những ý tưởng đã được thử nghiệm và chứng minh.

    Cuối cùng, Manchester United đã có một triết lý và lối suy nghĩ được xây dựng từ những năm 1950 và họ đã thành công với nó dưới thời Sir Alex và Sir Matt. Solskjær chỉ đơn thuần áp dụng triết lý của CLB và những con người đã nuôi dưỡng ông mà thôi. Ông đã thành công với lối suy nghĩ đó tại CLB Molde, Na Uy. Đương nhiên chúng tôi không nói rằng Ole hoàn toàn chỉ là một bản copy. Ông cũng có những chi tiết, những chiến thuật của riêng mình. Chỉ đơn thuần là triết lý, nguyên tắc của ông và CLB giống nhau.

    Có một điều chắc chắn là MU đang ngày càng giống với MU trong tâm trí của nhiều người. Triết lý của cả huấn luyện viên và đội bóng đều phù hợp với nhau, và CLB đang có một quỹ đạo đi lên. Liệu điều này có đảm bảo mang lại thành công cho United và Ole? Chả ai biết cả. Những gì chúng ta biết chắc là CLB đang tiến lên phía trước. Và hướng đi này của CLB đã từng giúp họ mang về sân Old Trafford biết bao thành công vang dội trong lịch sử. Ai dám nói rằng điều này sẽ không tái hiện nữa?

    #JHG
    #Medium
     
  20. kevinzheng

    kevinzheng Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/3/09
    Bài viết:
    7,313
    ừ nhưng 2 ng ta ng ta vô địch, cup này cup nọ. Còn đây cầm 1 đội bóng 3 năm mua toàn sao đến cái cup ghẻ còn đéo có, có cái tuổi lìn` so với hlv Brighton chứ còn clj nữa =)) Ng ta cầm đội ghẻ lối đá rõ ràng, tiến bộ sau từng trận, chứ đéo ai như hlv nhà này cầm 3 năm vẫn thế ;)) Từ thành tích đến lối đá đều kém cỏi thì lấy clj ra so với ng ta?
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này