Mọi người còn nhớ hay không biết hay đã quên

Thảo luận trong 'Âm nhạc' bắt đầu bởi DarkSlayer, 21/2/11.

?

Bạn thích hay không thích nhạc xưa

  1. Thích

    166 phiếu
    90.7%
  2. Không thích

    17 phiếu
    9.3%
  1. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Sorry em ko để ý bậy quá bậy quá, trùng ngày với ngày sinh của Vũ Khanh.
    #1 em sắp xếp vậy ổn chưa anh.
    Anh rảnh thì viết giùm em bài tiểu sử Trịnh Công Sơn với làm sợ thiếu sót.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/3/11
  2. Hoang_HP_LL

    Hoang_HP_LL C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    1,627
    Nơi ở:
    Công dziên
    #1 vậy là ok rồi em, nhìn rất gọn mắt, em muốn trình bày gọn và đẹp hơn thì liên hệ cha Tên Truy Cập, kêu ổng chỉ thêm/chỉnh sửa cho ;)
    Tiểu sử của Trịnh thì anh nghĩ bài trên Wikipedia Việt Nam là đầy đủ rồi ;) em có thể lên đó quote về
     
  3. shuichjkai

    shuichjkai Persian Prince

    Tham gia ngày:
    4/4/09
    Bài viết:
    3,563
    Nơi ở:
    16,195
    Nhạc đó lúc nào nghe cũng được, còn nhạc trẻ khoảng vài tuần vài tháng là người ta chán rồi ^^
    Các bạn biết bài Lòng Mẹ của Y Vân không, 75 năm rồi! :)
     
  4. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn
    [spoil][​IMG]
    Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm,[cần dẫn nguồn] phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.
    Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế [1]. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây[1].

    Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi[1].. Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản An Phú in năm 1959[2]. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông[3]. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ[4], vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay. Như: Huyền thoại mẹ, nối vòng tay lớn.

    Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. [5]

    Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.

    Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968[6].

    Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo[7]. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo[8] hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên[6]. . Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.

    Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

    Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ [9] [10]. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” [11] [12]. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam[13]. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân[14]. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

    Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)[15]. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm

    Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.
    Sự nghiệp sáng tác
    Bài chi tiết: Nhạc Trịnh Công Sơn và Danh sách tác phẩm Trịnh Công Sơn

    Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 500 ca khúc[16], những tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."[17].

    Nhạc tình

    Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...

    Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...

    Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.

    Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".

    Nhạc phản chiến

    Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.

    Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng[18].

    Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp

    Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.

    Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)

    Nhạc khác

    Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường - em ra biên giới, Nối vòng tay lớn, Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế - Sài Gòn - Hà Nội... Trong đó nổi tiếng hơn cả là các bài "Em là hoa hồng nhỏ" và "Nối vòng tay lớn" - có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại không biết đến hai bài hát này.

    Thơ

    Có khá nhiều bài thơ (văn vần không được phổ nhạc) của ông hoặc được cho là của ông hiện đang được truyền tụng trên các diễn đàn. [cần dẫn nguồn]

    Hội họa

    Cũng giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Các tác phẩm hội họa của ông đã được triển lãm tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc - Viêt Nam, từ 14.01.1989 đến 24.01.1989 cùng với 2 họa sĩ Đinh Cường và Đỗ Quang Em, triển lãm tại nhà khách Ritz, và Trang viện Con Nai Vàng, Thủ Đức, từ 15.12.1990 đến 20.01.1991 cùng với 2 họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em.[19]

    Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.[20]
    Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ đi con"[21] (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản[22].
    Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối cùng"
    Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới"
    Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi mùa nắng lạ"
    Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con đường", "Ta đã thấy gì hôm nay"
    Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)
    Ca sĩ thể hiện

    Tên tuổi gắn nhiều nhất với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly, Khánh Ly đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc này, trước đó đã có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.

    Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn, tuy ít, cũng rất thành công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lê Uyên[cần dẫn nguồn], Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc, Quang Dũng. Tuấn Ngọc được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.

    Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh theo phong cách mới và được khá nhiều khán giả đón nhận.[23][24]

    Cũng nên kể đến những ca sĩ trẻ muốn dấn thân vào hát nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách "mới" và "lạ", để rồi hầu hết đều nhận lấy thất bại, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng sau khi trình bày các ca khúc đã gặp phải sự phản đối của dư luận.[25], [26]

    Bản thân nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng đã tự mình thể hiện một số ca khúc của mình và được đánh giá là rất thành công.
    Đời sống tình cảm

    Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn với những phụ nữ nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Mối tình đầu, thực chất chỉ là 1 tình bạn đẹp của ông là với ca sĩ Khánh Ly [27], rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn[cần dẫn nguồn], Dao Ánh ([28]), mối tình thứ tư của ông là với ca sĩ Hồng Nhung, và mối tình thứ năm của ông là với VA..., khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông [29].

    Sau 1975, đã có hai lần ông định lập gia đình. Lần đầu vào năm 1983, với một thiếu phụ tên là C.N.N., sinh năm 1944. Từ quận 18, Paris, bà C.N.N [30]

    Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, TCS gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là "Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"... Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn ban đầu.[31]

    Ca sĩ Hồng Nhung kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!"[31]

    Hoàng Anh, một người được cho là người yêu của Trịnh nói về tình yêu đối với ông: "Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi"'. [32].

    Tình yêu của Trịnh dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào [33]. Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa [34]…. Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.[35]
    Trịnh Công Sơn là người có quan hệ xã hội rất rộng, bạn bè và người quen của ông sống nhiều nơi trên thế giới, kể cả người Việt và người nước ngoài. Ông có nhiều người bạn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, dĩ nhiên những người mà ông gần gũi nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, hội họa và văn chương. Trịnh Công Sơn là thành viên trong nhóm "Những người bạn" (bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, Từ Huy, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Hiên, Nguyễn Ngọc Thiện...). Ông rất thích uống "rượu Tây", thích học ngoại ngữ, do đó ông nói tiếng Anh và tiếng Pháp khá trôi chảy. Trong môi trường thân mật, mỗi khi ngẫu hứng, Trịnh Công Sơn thường nói hai ngoại ngữ này với bạn bè, thậm chí nói với cả người sơ giao nếu cảm thấy "vui vẻ" vì đồng điệu.
    Tác phẩm

    Sau đây là một số sáng tác tiêu biểu của Trịnh Công Sơn:Bay đi thầm lặng
    Biển nhớ
    Biển nghìn thu ở lại
    Bốn mùa thay lá
    Bống không là bống
    Bống bống ơi
    Biết đâu nguồn cội
    Bên đời hiu quạnh
    Ca dao mẹ
    Cát bụi
    Chiếc lá thu phai
    Chỉ có ta trong một đời
    Chiều một mình qua phố
    Chiều trên quê hương tôi
    Có những con đường
    Còn có bao ngày
    Còn mãi tìm nhau
    Còn thấy mặt người
    Còn ai với ai
    Còn tuổi nào cho em
    Con mắt còn lại
    Cho đời chút ơn
    Chờ nhìn quê hương sáng chói
    Cỏ xót xa đưa
    Chỉ có ta trong một đời
    Có một dòng sông đã qua đời
    Có một ngày như thế
    Cúi xuống thật gần
    Cũng sẽ chìm trôi
    Cuối cùng cho một tình yêu
    Cánh chim cô đơn
    Dấu chân địa đàng
    Diễm xưa
    Du mục Đại bác ru đêm
    Để gió cuốn đi
    Đêm thấy ta là thác đổ
    Đóa hoa vô thường
    Đoản khúc thu Hà Nội
    Đời cho ta thế
    Đời gọi em biết bao lần
    Đường xa vạn dặm
    Em còn nhớ hay em đã quên
    Em đi bỏ mặc con đường
    Em hãy ngủ đi
    Em là hoa hồng nhỏ
    Em ở nông trường, em ra biên giới
    Gần như niềm tuyệt vọng
    Gia tài của mẹ
    Giọt lệ thiên thu
    Giọt nước mắt cho quê hương
    Gọi tên bốn mùa
    Góp lá mùa xuân
    Hạ trắng
    Hành hương trên đồi cao
    Hát cho một người vừa nằm xuống
    Hát trên những xác người
    Hãy cứ vui như mọi ngày
    Hãy yêu nhau đi
    Hoa vàng mấy độ
    Hoa xuân ca
    Hôm nay tôi nghe
    Huế, Sài Gòn, Hà Nội
    Huyền thoại mẹ
    Khói trời mênh mông
    Lại gần với nhau
    Lặng lẽ nơi này
    Lời buồn thánh Lời mẹ ru
    Lời thiên thu gọi
    Mẹ của anh
    Môi hồng đào
    Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
    Một cõi đi về
    Một ngày như mọi ngày
    Muôn trùng biển ơi
    Mưa hồng
    Này em có nhớ
    Nắng thủy tinh
    Ngày dài trên quê hương
    Ngụ ngôn mùa đông
    Ngủ đi con
    Người con gái Việt Nam da vàng
    Người về bỗng nhớ
    Người già em bé
    Nhớ mùa thu Hà Nội
    Như cánh vạc bay
    Như một hòn bi xanh
    Như một lời chia tay
    Như tiếng thở dài
    Nghe những tàn phai
    Níu tay nghìn trùng
    Nối vòng tay lớn
    Nỗi đau trong tình cờ
    Ngẫu nhiên
    Nguyệt ca
    Nhìn những mùa thu đi
    Ở trọ
    Phôi pha
    Phúc âm buồn
    Quỳnh hương
    Ra đồng giữa ngọ Rồi như đá ngây ngô
    Rơi lệ ru người
    Ru đời đã mất
    Ru đời đi nhé
    Ru em
    Ru em từng ngón xuân nồng
    Ru ta ngậm ngùi
    Ru tình
    Rừng xanh xanh mãi
    Rừng xưa đã khép
    Sóng về đâu
    Tạ ơn
    Ta thấy gì đêm nay
    Thành phố mùa xuân
    Thuở bống là người
    Thương một người
    Tiến thoái lưỡng nan
    Tình khúc ơ bai
    Tình nhớ
    Tình sầu
    Tình xa
    Tình xót xa vừa
    Tôi đang lắng nghe
    Tôi ơi đừng tuyệt vọng
    Tôi ru em ngủ
    Tôi sẽ đi thăm
    Tuổi đá buồn
    Tuổi đời mênh mông
    Tự tình khúc)
    Tưởng rằng đã quên
    Ướt mi
    Vẫn có em bên đời
    Vết lăn trầm
    Xa dấu mặt trời
    Về trong suối nguồn
    Xin cho tôi
    Xin mặt trời ngủ yên
    Xin trả nợ người
    Yêu dấu tan theo
    Đợi có một ngày
    Từng ngày qua
    Ngày tháng hạ
    [/spoil]​
    Phụ tui một tay nha mọi người.

    @Shui: cậu cứ post mấy cái liên khúc ở đây tui sẽ lên #1 anh em ta cùng làm cho giới trẻ suy nghĩ khác về nhạc xưa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/3/11
  5. Phọt Ra Quần

    Phọt Ra Quần Mười năm nay tao chưa đánh răng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/6/08
    Bài viết:
    12,983
    Nơi ở:
    Ảo Tưởng Hương
    Cho hỏi các ca sĩ như Trường Vũ, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Nguyên Khang,... cũng hát nhiều nhạc xưa, có gộp luôn vào không? Ngoài ra trong các clip hài hải ngoại thường có rất nhiều nhạc cũ được "xào" lại, điển hình là hài Vân Sơn - Bảo Liêm, không biết Trung Tâm Vân Sơn có list những bài được xào không vì tớ rất thích mấy bài đó, có điều không thể nhớ nổi tên mà tìm.
     
  6. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Tất nhiên là được rồi các ca sĩ hát nhạc xưa dù mới hay cũ đều được tính.
     
  7. kid.perfect

    kid.perfect Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    302
    hà nội mấy ngày vừa rồi, có đêm nhạc Ru Tình ở Cung và Như cánh vạc bay ở Nhà hát lớn, có ai đi k vậy? :(
     
  8. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Tuấn Ngọc
    [spoil][​IMG]
    Tuấn Ngọc (sinh năm 1948) tên thật là Lữ Anh Tuấn là một ca sĩ người Việt nổi tiếng. Anh được xem như một trong những giọng ca nam xuất sắc nhất của tân nhạc Việt Nam.
    Tuấn Ngọc sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ. Cha của Tuấn Ngọc là nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên ban nhạc hài hước ATV. Các anh chị em của Tuấn Ngọc đều là những ca sĩ tên tuổi: Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích.

    Tuấn Ngọc đi hát từ rất sớm. Từ khi lên 4 tuổi, anh đã hát trong những chương trình thiếu nhi trên đài phát thanh, cùng thời với những "thần đồng" Quốc Thắng và Kim Chi. Thời gian sau đó anh cộng tác với chương trình dành riêng cho thiếu nhi của cặp nghệ sĩ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ. Năm 13 tuổi anh đã theo chân các nghệ sĩ lớn tuổi đi hát tại những câu lạc bộ Mỹ, khi còn trong thời kì thưa thớt tại Sài Gòn.

    Những năm cuối thập niên 1960, khi phong trào nhạc trẻ phát triển cực thịnh, Tuấn Ngọc bắt đầu được biết đến nhiều với những nhạc phẩm tiếng Anh. Tới đầu thập niên 1970, anh tham gia vào hai ban nhạc lớn nhất thời bấy giờ đó là The Strawberry Four và The Top Five.

    Sau 1975, Tuấn Ngọc rời Việt Nam và định cư tại nam California. Một thời gian sau anh qua sống tại Hawaii và trình diễn cho nhiều câu lạc bộ và khách sạn tại đây. Đến giữa thập niên 1980 anh trở lại California và bắt đầu thành công.

    Tuấn Ngọc nổi tiếng qua những nhạc phẩm trữ tình. Với giọng ca và cách diễn tả đặc biệt, anh giành được sự đánh giá cao của giới chuyên môn cũng như sự hâm mộ của công chúng yêu nhạc. Những nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng... nhận xét rằng giọng ca Tuấn Ngọc rất thích hợp với những sáng tác của họ. Trịnh Công Sơn cũng xem Tuấn Ngọc là giọng ca nam hát những nhạc phẩm của ông thành công nhất.[cần dẫn nguồn]

    Tuấn Ngọc được nhiều người xem như một giọng ca nam "tượng đài" của nền tân nhạc Việt Nam. "Trường phái Tuấn Ngọc" đã ảnh hưởng tới nhiều ca sĩ thế hệ sau cả ở hải ngoại cũng như trong nước như Nguyên Khang, Trần Thái Hòa, Quang Dũng, Xuân Phú...

    Tuấn Ngọc thành hôn với ca sĩ Thái Thảo, con gái nhạc sĩ Phạm Duy.

    Gần đây anh có về Việt Nam biểu diễn nhiều lần và đã thu âm hai album tại Việt Nam: Hãy Yêu Nhau Đi 2 và Chiều nay không có em. Đêm diễn chính thức đầu tiên của Tuấn Ngọc diễn ra vào đầu tháng 4 năm 2006 với khoảng 500 khách mời, tại khách sạn Sheraton Saigon. Sau đó là hai đêm diễn khá thành công tại Nhà hát Hòa Bình, Quận 10, vào tháng 8 năm 2006.

    Hiện nay, tại Việt Nam, có vài ca sĩ được công nhận là "rất gần" với phong cách nhạc của Tuấn Ngọc, đó là Quang Dũng, Xuân Phú và Đình Nguyên
    Phát biểu
    "...Tôi như người mắc nợ khán giả quê nhà. Sau bao nhiêu năm, tôi muốn tận mắt thấy những khán giả vẫn còn dành sự ưu ái cho tôi..."
    "...Chỉ tác phẩm của ba tác giả như Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy thôi, tôi hát hoài cũng không bao giờ cạn..."
    "Hát, đối với tôi mãi mãi là niềm hạnh phúc." (Trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ đăng ngày 15 tháng 4 năm 2006)
    Các album riêng
    Chuyện tình buồn (Làng Văn CD 15), 1990
    Thương ai (Mai Productions), 1992, với Ý Lan
    Môi nào hãy còn thơm (Diễm Xưa CD 57), 1993, với Trịnh Vĩnh Trinh
    Ngày đó chúng mình / Tình ca Phạm Duy (Khánh Hà CD 21), với Khánh Hà
    Em ngủ trong một mùa đông (Diễm Xưa CD 62), tình khúc Đăng Khánh
    Rong rêu
    Mưa trên vùng tóc rối, 1999, tình khúc Lê Xuân Trường
    Lối về (Bích Thu Vân CD 1), với Cẩm Vân
    Em đi như chiều đi (Bích Thu Vân CD 2)
    Đừng bỏ em một mình (Bích Thu Vân CD 3) , với Ý Lan
    Đêm thấy ta là thác đổ (Bích Thu Vân CD 4), 15 tình khúc Trịnh Công Sơn
    Lá đổ muôn chiều
    Phôi pha
    Riêng một góc trời
    Tâm sự gởi về đâu
    Hoài cảm, với Thái Hiền
    Tình yêu, với Thanh Hà
    Đi giữa mọi người để nhớ một người, 2001
    Dù nghìn năm qua đi (tái bản CD Em ngủ trong một mùa đông), nhạc Đăng Khánh
    Bến lỡ , với Ý Lan, tình khúc phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn
    Lời yêu thương, với Ý Lan
    Sao đổi ngôi, 2002, tình khúc Bảo Trường, với Ý Lan.
    Collection Và tôi mãi yêu em / Trên bờ môi dấu yêu (Asia CD 172 : The best of Tuấn Ngọc, 4 CD), 2002
    Giọt lệ cho ngàn sau, tình khúc Từ Công Phụng
    Tình cuốn mây ngàn, 2005, với Quang Dũng
    Hãy yêu nhau đi Vol. 2, 2005
    Chiều nay không có em​
    [/spoil]​
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/3/11
  9. shuichjkai

    shuichjkai Persian Prince

    Tham gia ngày:
    4/4/09
    Bài viết:
    3,563
    Nơi ở:
    16,195
    [spoil]

    Create Clip & Upload: NgocLan18 - Đây là anh của Shui. :)

    -----------------------------------------------------------------------

    Tên: Liên Khúc Tình Yêu - Khúc 1
    Trình bày: Ngọc Lan - Trung Hành - Kiều Nga


    [spoil][video]U-MqgT02C20[/video][/spoil]

    Mã:
    Liên Khúc 1 với những ca khúc:
    - Lambada Vũ Điệu Tình Nồng (Chico de Oliveira)
    - Besame-Mucho Yêu Nhau Đi (Consuelo Velázquez, Lời Việt: Trường Kỳ)
    - Love Me With All Of Your Heart (Carlos Rigual, Mario Rigual, Carlos Martinoli, Michael Vaughn)
    - Qui Sait Nào Biết Nào Hay (Osvaldo Farrès, Jacques Larue)
    - Sealed With A Kiss Tình Yêu Trong Đời (Brian Hyland, Lời Việt: Trường Kỳ)
    - 500 Miles Người Tình Ngàn Dặm (Eric Bazilian, Rick Chertoff, Rob Hyman)
    - Docter Zhivago Người Tình Lara (Barry Mann, Cynthia Weill, James Horner, Lời Việt: Phạm Duy)
    - Oh Carol (Neil Sedeka)
    - Let's Twist Again (Kal Mann, Dave Appell)
    ------------------------------------------

    Tên: Liên Khúc Tình Yêu - Khúc 2
    Trình bày: Ngọc Lan - Trung Hành - Kiều Nga


    [spoil][video]3dHmZhZ8qx4[/video][/spoil]

    Mã:
    Liên Khúc 2 với những ca khúc:
    - Nếu Một Ngày (Khánh Băng)
    - Thôi (Y Vân)
    - Lời Buồn Thánh (Trịnh Công Sơn)
    - Bao Giờ Biết Tương Tư (Phạm Duy & Ngọc Chánh)
    - Không (Nguyễn Ánh 9)
    ------------------------------------------

    Tên: Liên Khúc Tình Yêu - Khúc 3
    Trình bày: Ngọc Lan - Trung Hành - Kiều Nga


    [spoil][video]UKASA9SRr6U[/video][/spoil]

    Mã:
    Liên Khúc 3 với những ca khúc:
    - The End Of The World Thương Nhớ Trong Mưa (Arthur Kent, Sylvia Dee, Lời Việt: Trường Kỳ)
    - Thu Tương Tư
    - Tell Laura, I Love Her Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu (Jeff Barry, Ben Raleigh, Lời Việt: Nam Lộc)
    - Yesterday (John Lennon, Paul McCartney)
    - Hãy Sống Cho Tuổi Trẻ (Chyi Chin, Lời Việt: Anh Bằng)
    - Scarborough Fair Ôi Giàn Thiên Ly Đã Xa, (Martin Carthy, Lời Việt: Phạm Duy)
    - Tout L'Amour (Murtagh, Salvet, Bertret, Botkin, Garfield)
    ------------------------------------------

    Tên: Liên Khúc Tình Yêu - Khúc 4
    Trình bày: Ngọc Lan - Trung Hành - Kiều Nga


    [spoil][video]cpIo-yqptTU[/video][/spoil]

    Mã:
    Liên Khúc 4 gồm những ca khúc:
    - Guantanamera (Jose Fernandez Diaz, Lời Pháp: Jean-Michel Rivat)
    - Tous Les Garçons Et Les Filles Những Nụ Tình Xanh (Françoise Hardy, Roger Samyn, Lời Việt: Phạm Duy)
    - Io Che Non Vivo Senza Te Không Cần Nói Yêu Em (Pino Donaggio, Vito Pallavicini, Lời Anh: Simon Napier-Bell, Lời Việt: Phạm Duy)
    - Sad Movies Chuyện Phim Buồn (John Loudermilk, Lời Pháp: Lucien Morisse, Lời Việt: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên)
    - Les Feuilles Mortes Lá Thu (Joseph Kosma, Jacques Prévert)
    ----------------------------------------------------------------------
    [/spoil]
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/3/11
  10. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    ^
    Tui đã cho lên #1 rồi cậu ơi .
    Tên: Liên Khúc Thành Phố Buồn
    Trình bày: Chế Linh & Trường Vũ


    [spoil][video]rnTA9Vove2Q[/video][/spoil]​
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/3/11
  11. shuichjkai

    shuichjkai Persian Prince

    Tham gia ngày:
    4/4/09
    Bài viết:
    3,563
    Nơi ở:
    16,195
    Tên: Liên Khúc Y Vân: Tình Lính & 60 Năm Cuộc Đời
    Trình bày: Mỹ Lan


    [spoil][video]F7hNLBlLZIg[/video][/spoil]​


    P/s: Sửa chữ bất hủ lại đi DS, Những liên khúc nhạc hay là được rồi ^^
     
  12. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Liên khúc hay thì kì lắm bất hủ đi cho oách cậu ráng kiếm mấy cái bất hủ thì đúng với tên rồi.
     
  13. shuichjkai

    shuichjkai Persian Prince

    Tham gia ngày:
    4/4/09
    Bài viết:
    3,563
    Nơi ở:
    16,195
    Thật ra là nhiều liên khúc nhưng ít bất hủ lắm :-?
    Thôi kệ cứ để vậy cho sang, sợ gặp dân hiểu biết họ chê nói mình nổ thì khổ, mà thôi không sao, trong forum gvn chắc ít người nghe nhạc vàng như tụi mình! :D
     
  14. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Ca sĩ Chế Linh
    [spoil][​IMG]
    Chế Linh là người Việt gốc Chăm, tên thật Chà Len, sinh năm 1942 tại paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước - Ninh Thuận). Chế Linh vừa là một ca sĩ (Chế Linh) và vừa là một nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi, có một giọng hát đặc biệt và có rất nhiều bài hát nổi tiếng. Chế Linh có thiên hướng hát về nhạc chiến tranh của những người lính trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mặc dù ông không phải nhập ngũ vì là người dân tộc thiểu số). Những bài hát nổi tiếng nhất: Đêm nguyện cầu, Thành phố buồn, Thói đời, Thương hận, Trong tầm mắt đời, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa mặc một lần...

    Năm 16 tuổi, ông vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động âm nhạc từ năm 1960. Trong khoảng thời gian 1964-1965 thâu rất nhiều dĩa hát. Năm 1976-1978, ông bị bắt vì vượt biên và ghép tội "phản động", biệt giam 18 tháng [1]. Năm 1980, ông vượt biên sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada.

    Ngoài việc là một trong những giọng ca nam hát nhạc vàng được yêu thích nhất, Chế Linh còn nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến tháng 1 năm 2007, anh đã có 4 vợ và 14 đứa con [2] (sau khi ly dị ông mới lấy vợ khác).

    Năm 2007, ông có theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam.
    Tác phẩm sáng tác
    Đêm buồn tỉnh lẻ (1962 - đồng sáng tác với Bằng Giang)
    Bài ca kỷ niệm (1962 - đồng sáng tác với Bằng Giang)
    Đếm bước cô đơn (1963 - đồng sáng tác với Bằng Giang)
    Thương hận (1966 - đồng sáng tác với Hồ Đình Phương)
    Lời thương chưa ngỏ (1966)
    Ngày đó xa rồi (1967)
    Xin làm người xa lạ (1967)
    Nỗi buồn sa mạc (1968 - đồng sáng tác với Tuấn Lê)
    Lời kẻ đăng trình (1968)
    Trong tầm mắt đời (1968)
    Đoạn cuối tình yêu (1968)
    Đoạn khúc đoạn trường (1969)
    Mai lỡ mình xa nhau (1969)
    Khu phố ngày xưa (1969)
    Nụ cười chua cay (1970 - đồng sáng tác với Song An)
    Mưa bên song cửa (1972)
    Mưa buồn tỉnh lẻ (1972 - đồng sáng tác với Bằng Giang)
    Người về trong chiêm bao (1973)
    Xin yêu tôi bằng tình người (1974)
    Tâm sự người thương binh
    Nếu chúng mình cách trở
    Mùa xuân trông thư em
    Khung trời kỷ niệm (lời: Hoàng Thanh Việt)
    Tình khúc đoạn trường 2 (1976)
    Tâm tư kẻ tù (1976)
    Lời lữ khách (1980)
    Sao đổi ngôi (1976)
    Xuân quê hương xuân lạc xứ (1980)
    Như giọt sương mai (1980)
    Ngày đó quê hương tôi (1980)
    Tôi đã hát, sẽ hát, ta phải hát (1980)
    Vùng trời đó tôi thương (1980)
    Đêm trên đường phố lạ (1984)
    Em trên đời ngẩn ngơ (1995)
    Hết rồi (1996 - đồng sáng tác với Anh Hoàng)
    Mù (1997 Tú Nhi)
    Cứ tưởng còn trong tay (1998)
    Một trời thương nhớ (2000)
    Một góc phố buuồn (2002)
    Thành phố buồn 2 (2002)
    Nỗi buồn của tôi (2002)
    Bài ca không tựa (2002)
    [sửa]
    Giải thưởng

    1972: Đoạt giải Kim Khánh - Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca, do nhật báo Trắng Đen tổ chức [3]
    [sửa]
    Album nổi tiếng

    -Chế Linh 1 (Chế Linh cười), trước 1975

    -Chế Linh 2 (Tình bơ vơ), trước 1975

    -Hát cho người tình phụ, 4 CD

    -Người nhập cuộc

    -Chế Linh đặc biệt

    -Con đường xưa em đi (Chế Linh- Thanh Tuyền)

    -Áo người trinh nữ (Chế Linh- Hương Lan)

    -Vùng trước mặt (Chế Linh- Tuấn Vũ)

    -Biệt kinh kỳ (Duy Khánh- Chế Linh- Tuấn Vũ)

    -Thành phố buồn (Chế Linh- Tuấn Vũ)​
    [/spoil]​
     
  15. Hoang_HP_LL

    Hoang_HP_LL C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    1,627
    Nơi ở:
    Công dziên
    DS ráng down đám album Vũ Khanh rồi re-up lên MF đi em, link bên amnhacviet là link MU, không biết khi nào nó die nữa, hay die bất tử lắm
    Tốt nhất là em re-up xong contact bên đó để họ update thêm link của em vô :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/3/11
  16. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Trời ơi anh ơi 3gb mấy lận mà mạng em cùi lắm chắc up ko nổi đâu anh ơi link đó chắc cũng tốt mà em kiểm tra rồi ko có cái nào die đâu.
     
  17. shuichjkai

    shuichjkai Persian Prince

    Tham gia ngày:
    4/4/09
    Bài viết:
    3,563
    Nơi ở:
    16,195
    Ca sĩ Ái Vân

    [spoil]
    [​IMG]

    Khi nghĩ tới nhạc dân tộc mang đầy tình tự quê hương, không ai không nghĩ ngay tới nữ ca sĩ Ái Vân, là một trong những ngôi sao sáng chói nhất của giới nghệ sĩ hải ngoai. Ngoài ra, Ái Vân còn là một diễn viên sân khấu và có biệt tài xây dựng những nhạc cảnh, nhờ có nhiều tiếp xúc với sân khấu khi còn nhỏ.
    Ái Vân sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Việt Nam. Tài nghệ của cô phần lớn đến từ ảnh hưởng của gia đình, trong đó thân phụ của cô là một ông bầu của gánh hát lấy tên thân mẫu cô là Ái Liên, một diễn viên nổi tiếng trong những năm đầu thập niên 50 ở Hà Nội và là người đã có công chỉ bảo cho cô rất nhiều ngay từ tuổi ấu thơ. Một năm sau khi Ái Vân sang Đức, thân mẫu cô qua đời, còn thân phụ cô năm nay đã 88 tuổi, đang ở trong tình trạng rất yếu kém về sức khoẻ. Ái Vân là người con thứ 12 trên tổng số 14 người con. Ngoài 5 người đã mất, hơn một nửa còn lại đều đi theo con đường nghệ thuật. Ngoài Ái Vân, 2 em cô là Ái Thanh và Ái Xuân cũng hoạt động trong lãnh vực sân khấu. Còn 2 người anh, một người theo ngành cải lương và đạo diễn nghệ thuật sân khấu và một người là họa sĩ trang trí sân khấu...
    Ái Vân công nhận cô có bản tính khá lãng mạn, có lẽ đến từ cuộc sống khi còn trẻ thường ít nói và chỉ biết làm bạn với sách vở.
    Ái Vân sang Mỹ vào tháng 5 năm 1994 và đã nhanh chóng hội nhập vào thế giới của nghệ thuật tại đây. Cô rất bận rộn với những chuyến lưu diễn và dĩa nhạc của mình. Thời gian còn lại, cô luôn chăm sóc cho gia đình và hai con. Tác phẩm mới nhất của cô là dĩa nhạc "Tóc Em Đuôi Gà" gồm nhiều bài hát do chính cô chọn lọc để cống hiến đến những người ái mộ cô.
    [/spoil]​
     
  18. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Ca sĩ Ý Lan
    [spoil][​IMG]
    Ý Lan là nữ ca sĩ người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại. Bà tên thật là Lê Thị Ý Lan, sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Ca sĩ Ý Lan hiện sống tại California (Mỹ)
    Ý Lan là con gái của ca sĩ kỳ cựu nhất Việt nam, Thái Thanh. Cha cô là ngôi sao điện ảnh Việt nam, Lê Quỳnh. Mặc dù sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ và yêu thích ca hát từ nhỏ, cha mẹ Ý Lan không khuyến khích cô đi theo con đường của họ. Vì vậy Ý Lan chỉ đi hát chuyên nghiệp được khoảng một vài năm.

    Khi còn ở Việt nam, Ý Lan làm chủ một quán cà phê và làm chỗ tụ tập của một số nghệ sĩ trong nước sau 1975. Cô di cư đến Hoa kỳ khoảng cuối thập niên 80. Ý Lan tiếp tục hỗ trợ gia đình, đóng vai trò một phụ nữ kinh doanh. Cô chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đi hát. Ý Lan đã rất ngại khi tiếp xúc với giám đốc Diễm Xưa production khi quyết định đeo đuổi nghề ca hát.

    Ý Lan cuối cùng đã phối hợp với Mr. Ngọc Chánh và trở thành ca sĩ thường xuyên ở Ritz, hộp đêm của ông ở Orange County. Được ảnh hưởng của mẹ từ nhỏ, bây giờ, cô càng được mẹ chỉ dẫn và giúp đỡ. Ý Lan trở thành một hiện tượng thành công trong một thời gian tương đối ngắn so với những ngôi sao khác.

    Ý Lan đã thâu nhiều CD và video nhạc. Cô hợp đồng với Thúy Nga Productions trong nhiều chương trình Paris By Night. Cô cũng trình diễn trên nhiều sân khấu khắp nước Mỹ và vòng quanh thế giới. Ý Lan tiết lộ: Thái Thanh đang viết tiểu sử của bà và trong đó đương nhiên là đọc giả sẽ đọc được nhiều thông tin chi tiết về Ý Lan và anh chị em cô.​
    [/spoil]

    Nhạc Sĩ Phạm Duy
    [spoil][​IMG]
    Phạm Duy (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921) tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.

    Khởi sự đời nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc lẫn chính trị, cho đến sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Thời kỳ ở miền Nam và một thời gian dài sau 1975, ông có quan điểm chống Cộng mạnh mẽ thể hiện qua nhiều sáng tác và bình luận [cần dẫn nguồn], điều đó khiến ông bị phe Cộng Sản phê phán gắt gao. Trong suốt 30 năm từ 1975 đến 2005, Phạm Duy bị nhà nước Việt Nam cấm đoán về nhân thân [cần dẫn nguồn], những ca khúc của ông bị liệt vào loại nhạc quốc cấm. Tuy nhiên tại cộng đồng người Việt hải ngoại, nhạc của ông vẫn được phổ biến rộng rãi.

    Năm 2005, ông về Việt Nam định cư và một số ca khúc của ông mới bắt đầu được cho phép phổ biến. Tính cho đến nay, có hơn 50 ca khúc trong số hàng nghìn sáng tác của Phạm Duy được cấp phép.
    Tiểu sử

    Nhạc sĩ, tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới hồi đầu thế kỷ 20. Anh là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...

    Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Phạm Duy học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học tiểu học tại trường Hàng Vôi, học không được giỏi và thường bị phạt. Đến khi 13 tuổi (1934) vào được lớp nhất, ông học giỏi lên dần, thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.

    Năm 1936, vào học ở trường Thăng Long, một trọng điểm trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có Võ Nguyên Giáp, còn trong đám bạn cùng lớp có nhà thơ Quang Dũng.
    Tập tin:Pham Duy tre.jpg
    Nhạc sĩ Phạm Duy thời còn theo gánh hát Đức Huy

    Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, học thầy Tô Ngọc Vân, chung lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng... nhưng ông không có năng khiếu nhiều và không ham vẽ cho lắm. Thời kỳ này ông ca hát nhiều hơn là vẽ tranh.

    Năm 1942 ông có sáng tác đầu tay "Cô hái mơ".

    Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.

    Sau đó ông khởi sự con đường âm nhạc của mình với việc trở thành ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần.

    Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến. Trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Duy trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó. Thời kỳ này, bên cạnh tài năng được khen ngợi, thì xu hướng lãng mạn của Phạm Duy bị cho là tiêu cực, nhiều bài hát của ông bắt đầu bị xét duyệt, cấm đoán. Sau do không chịu sự quản thúc ngặt nghèo, ông đã rời bỏ Việt Minh về thành. Từ đó tác phẩm của ông bị cấm phổ biến trong vùng kiểm soát của Việt Minh, cũng như ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng.

    Năm 1951, ông đem gia đình về Sài Gòn.

    Năm 1953, ông qua Pháp học về âm nhạc, tại đây quen với giáo sư Trần Văn Khê. Về lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam (mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi là "bàng bạc khắp mọi nơi"[1] thời bấy giờ). Thời gian này ông có những hoạt động trong ngành điện ảnh, và đã gây nên một vụ tai tiếng lớn khắp từ Nam chí Bắc khi ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương - người gọi ông bằng anh rể.[2].

    Sau sự kiện này, ông lại dính vào một vụ tình cảm nữa với Alice, con gái của một người tình cũ hồi năm 1944 tên Hélène. Tuy nhiên, ông khẳng định cả hai chuyện này đều là những tình cảm trong sáng: "Vì vấn đề chênh lệch tuổi tác cũng như vì tôi không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ lúc đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để bước chân lên xe hoa về nhà chồng. Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Tôi không cần phải chiếm đoạt ai cả, nhất là chiếm đoạt một người con gái còn ít tuổi. Giữa chúng tôi, không có ràng buộc, trói chặt nhau"[cần dẫn nguồn]. Ông đã viết nhạc và lời cho khá nhiều bài nhân chuyện này: "Nụ Tầm Xuân", "Thương Tình Ca", "Chỉ Chừng Đó Thôi", "Tìm Nhau", "Cho Nhau".

    Từ sau 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California.

    Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.

    Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, lần đầu về thăm quê hương sau 25 năm lưu lạc, ông gặp gỡ nhiều bạn cũ ở Việt Nam.

    Tháng 5 năm 2005, ông trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang (ca sĩ), Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, có 9 nhạc phẩm của ông được phép lưu hành ở Việt Nam; tháng 11, được phép lưu hành thêm 10 tác phẩm nữa. Tính đến nay (tháng 8 năm 2007) đã có hơn 40 tác phẩm của Phạm Duy được phổ biến tại Việt Nam, tính cả các đoản ca trong "Trường ca con đường cái quan".
    [sửa]
    Phạm Duy và Văn Cao

    Phạm Duy là người đầu tiên đem ca khúc Buồn tàn thu của Văn Cao đi khắp mọi miền đất nước. Ông từng có đóng góp vào những tác phẩm của Văn Cao, như cùng đặt lời, viết nhạc cho Bến xuân, Suối mơ. Hai người thường được biết đến như là một đôi bạn thân thiết, có một tình bạn kéo dài nửa thế kỷ, dù đi theo hai con đường đối lập nhau. Họ quen nhau tại Hải Phòng năm 1944. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy tả về Văn Cao:
    "Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà xổ chữ nho. Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngă vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng."[3].

    Hai người trở thành đôi bạn thân, thường giúp nhau sáng tác nhạc và ra vào những chốn ăn chơi, sau đó còn rủ nhau theo kháng chiến.

    Đến năm 1949, Phạm Duy dinh tê về Nam còn Văn Cao ở lại với cách mạng. Bị cấm liên lạc từ đó đến 1987, khi Phạm Duy ở Hoa Kỳ, Văn Cao ở Việt Nam, họ mới liên lạc với nhau được bằng thư tay, qua một số người Việt kiều. Hai người vẫn xưng hô mày, tao như hồi xưa. Sau này vợ chồng Phạm Duy và vợ chồng Văn Cao còn được nghe giọng nói, xem cử chỉ của nhau bằng tin nhắn qua băng video do cô Nam Trân, một phóng viên truyền hình ở hải ngoại giúp đỡ [4].

    Ngoài ra, ban điện ảnh của đài BBC ở Luân Đôn còn định thực hiện một phim về Văn Cao - Phạm Duy, mà họ gọi là hai chàng Lưu - Nguyễn thời nay, lấy cảm hứng từ bài hát "Thiên Thai". Nhưng lúc này Phạm Duy đang bị cấm rất gắt tại Việt Nam, rồi Trịnh Công Sơn đă được mời thay Phạm Duy đóng phim này.

    Năm 1995 Văn Cao mất, nhưng phải đến 2001 Phạm Duy mới viếng mộ được. Trong lần đầu trở lại quê hương, ông đă cầm một chai rượu rưới lên khắp mộ người bạn chí cốt

    Gia đình​

    Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực nghệ thuật:
    Cha của Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn
    Anh cả của Phạm Duy là Phạm Duy Khiêm, một học giả và là một nhà văn viết tiếng Pháp
    Người anh thứ hai của Phạm Duy là Phạm Duy Nhượng, một nhà giáo, cũng là một nghệ sĩ tài tử, tác giả bài Tà áo Văn Quân
    Vợ của Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng
    Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc
    Sau này ông có cha nuôi là học giả Trần Trọng Kim

    Các con của Phạm Duy cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ:
    Ca sĩ Thái Hiền
    Ca sĩ Duy Quang
    Ca sĩ Thái Thảo
    Nhạc sĩ hòa âm Duy Cường

    Ngoài ra có thể kể đến:
    Ca sĩ Thái Thanh, em gái của bà Thái Hằng
    Ca sĩ Ý Lan, con gái của Thái Thanh, tức cháu gái của Thái Hằng
    Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, em trai của Thái Hằng, là ca sĩ Hoài Bắc của ban hợp ca Thăng Long.
    Nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ, anh trai của Thái Hằng
    Phạm Đình Viêm, anh trai của Thái Hằng, là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.
    Ca sĩ Tuấn Ngọc, chồng của Thái Thảo
    Ca sĩ Mai Hương, con gái của Phạm Đình Sỹ, tức cháu gái của Thái Hằng

    Sự nghiệp

    Thời kỳ tiền chiến​

    Năm 1942, khi còn đang hát cho gánh hát Đức Huy, Phạm Duy cho ra đời tác phẩm đầu tay Cô hái mơ, phổ nhạc cho bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính. Năm 1944 đến bài hùng ca Gươm tráng sĩ, là bài hát đầu tiên ông viết cả lời lẫn nhạc.

    Thời kháng chiến Nam bộ (1945–1946) ông chơi thân với Văn Cao, ngoài việc cùng ra vào chốn ăn chơi, ông và Văn Cao còn giúp nhau trong phương diện sáng tác (chẳng hạn một số ca khúc của văn cao do ông đặt lời, như bài Bến Xuân). Những nhạc phẩm đầu tay của ông có nhiều hùng ca: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu... Bên cạnh đó còn có nhạc tình lãng mạn, trong đó có nhiều bài giúp ông trở nên nổi tiếng: Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...

    Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc âm hưởng dân ca với mong muốn xâm nhập sâu vào chốn thôn quê hơn, từ đó cho ra đời nhiều bài mà ông gọi là "Dân ca mới", rất được đông đảo quần chúng yêu thích: Nhớ người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều... Những bài này được ông sáng tác dựa trên 2 tiêu chí:
    Nét nhạc vẫn dùng âm giai ngũ cung cố hữu nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ làm cho giai điệu không nằm chết trong một ngũ cung nào đó như trong dân ca cổ mà chạy dài trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau;
    Lời ca tuy nằm trong thể thơ lục bát, nhưng có nhiều khi được biến thể, do đó tiết điệu cũng theo âm tiết của lời ca mà trở nên phong phú hơn

    Từ năm 1948, bên cạnh những bài có sắc thái tươi vui như: Gánh lúa, Đường ra biên ải... Ông có sáng tác thêm một thể loại mới: nói về sự đau khổ của những người sống trong chiến tranh. Những bài như: Bao giờ anh lấy được đồn tây (sau đổi thành Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru... đều có hình ảnh làng quê và người dân quê nghèo khổ.

    Những bài hát này tuy được quần chúng yêu thích và phổ biến rất rộng rãi, nhưng do nói về sự bi, sự khổ mà Phạm Duy bắt đầu bị sự chỉ trích của cấp trên thời kháng chiến, ông bèn về miền Nam để tự do sáng tác. Năm 1952, bài Tình hoài hương ra đời, khởi xướng cho xu hướng sáng tác "Tình ca quê hương", sau đó là Tình ca; hai bài này được yêu thích từ Nam ra Bắc và nằm trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về quê hương, với những câu như: "Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn, lửa bếp nồng, vòm tre non làn khói ấm hương thôn" (trong Tình hoài hương), "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi! tiếng ru muôn đời" (trong Tình ca).

    Tiếp đó ông trở về thể loại dân ca mới với những bài Đố ai, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình nghèo... Bên cạnh đó là Thuyền viễn xứ, Viễn du nói về sự chia lìa quê hương. Bài Hẹn hò nói về sự ngăn chia đôi lứa, ông dùng nhạc ngũ cung giọng Huế. Ngoài ra còn có: Xuân ca, Dạ lai hương, Xuân thì... Năm 1954, ông chuyển từ nhạc tình ca quê hương sang tự tình dân tộc, soạn ra Bà mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê, trong đó có Em bé quê với những câu đầu lấy trong sách giáo khoa Quốc Văn, được trẻ con thuộc như bài đồng dao.

    Thời chia cắt đất nước​

    Sau khi sang Pháp du học âm nhạc, ông sáng tác thêm được nhiều bài giá trị, ban đầu vẫn là "Dân ca mới", lại có thêm nhiều tác phẩm ca ngợi tình yêu đôi lứa mà phổ biến nhất phải kể đến "Đừng xa nhau", "Ngày đó chúng mình", "Tìm nhau"...

    Lúc này ông sáng tác tự do theo nhiều chủ đề, những bài hát như nói về tâm tưởng '"Chiều về trên sông", "Một bàn tay", "Tạ ơn đời", "Đường chiều lá rụng", "Nước mắt rơi"... được Thái Thanh, Kim Tước, Quỳnh Giao thể hiện thành công; nhất là ca sĩ Thái Thanh, em của Thái Hằng, tên tuổi của bà đã gắn liền với những tác phẩm "Dân ca mới" và nhạc tình của Phạm Duy.

    Thời kỳ ở hải ngoại​

    Tại Hoa kỳ, thời gian đầu ông sáng tác một số ca khúc nói lên nỗi buồn tha hương. Nhưng sau này ông sáng tác những bài tình ca trở lại. Đáng kể nhất trong thời gian ở hải ngoại là bộ Minh họa Kiều (phổ nhạc truyện Kiều), Trường ca Hàn Mặc Tử, Hương Ca (lúc đầu chỉ có 7 bài), ...

    Trở về Việt Nam​

    Sau nhiều lần về thăm quê hương, Phạm Duy chính thức trở về định cư tại Việt Nam ngày 17 tháng 5 năm 2005, với sự cho phép của chính phủ Việt Nam[5]. Sự kiện này được truyền thông trong nước lẫn hải ngoại quan tâm đặc biệt[6][5][7]. Báo chí Việt Nam nhận xét đó là "nhịp cầu nối quê hương với người Việt xa xứ"[5], "niềm vui thống nhất lòng người"[6], còn Phạm Duy nói cuộc trở về này là "lá rụng về cội"[8][9]. Bên cạnh đó, sự kiện này còn gặp phải sự phản đối của người Việt hải ngoại, vì họ cho rằng ông đã về phe cộng sản.

    Công ty Phương Nam cũng nhân dịp này, đã đứng ra mua bản quyền toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trong vòng 10 năm với giá hơn 400 nghìn đôla [10].

    Năm 2006, Phạm Duy tổ chức đêm nhạc mang tên "Ngày trở về" tại nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, đêm nhạc tổ chức quy mô hoành tráng, được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Một thiểu số nhân vật đã phản đối sự đón nhận này, trong đó có nhà báo Nguyễn Lưu với bài "Không thể tung hô" đăng trên báo Đầu tư[11]. Tuy nhiên bài viết của Nguyễn Lưu vấp phải sự phản đối của nhiều độc giả[12], bị cho là mắc nhiều "sai lầm ngây ngô", [13] và những "lỗ hổng kiến thức chết người"[14]. Công ty Phương Nam cũng phản hồi bài viết này bằng một bài báo, trong đó nội dung phần lớn để cải chính những kiến thức sai lầm trong bài của Nguyễn Lưu.[15]. Sau đó báo Đầu tư đã thông báo chấm dứt tranh luận về vấn đề này.

    Nhiều đêm nhạc Phạm Duy khác với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: Con đường tình ta đi, Ngày trở về tại nhiều tỉnh miền Trung, những đêm giới thiệu Minh họa Kiều tại miền Bắc.. Tháng 3 năm 2009, đêm "Ngày trở về" đã tổ chức thành công ở nhà hát lớn, Hà Nội, nơi ông sinh ra, "Xong buổi diễn, tôi mới thực sự là người về hưu" - ông phát biểu [16].
    Phạm Duy tại những vùng cấm​

    Nhạc Phạm Duy từng rất phổ biến khắp cả miền Nam, miền Bắc nước Việt Nam trong những năm 1945-1954 và được nhiều người hát. Nhưng từ khi ông tỏ ra bất phục với chính quyền cách mạng, đã có nhiều nhìn nhận khắt khe về ông dẫn đến việc cấm hát, cấm nói về Phạm Duy - nhạc Phạm Duy từ sau năm 1954 tại miền Bắc, và việc ông vượt biên sang Mỹ đã khiến nhà nước Việt Nam đưa ông vào danh sách 2 người bị cấm toàn bộ về nhân thân trên toàn nước Việt Nam từ sau 1975.
    [sửa]
    Tại Bắc Việt Nam trước 1975

    Theo hồi ký của Phạm Duy thì lệnh cấm nhạc của ông bắt đầu từ bài Bên cầu biên giới, ra đời năm 1952; bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm bỉ mị buồn bã, làm nản lòng người ta. Sau khi được Nguyễn Xuân Khoát thông báo lệnh cấm, Phạm Duy rời bỏ cách mạng về miền Nam.

    Ban đầu tại các diễn đàn văn nghệ còn có những cuộc bàn cãi về việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy, nhưng về sau thì cấm tiệt. Từ đó, nhạc Phạm Duy bị liệt vào hạng phản động, tên tuổi của ông được đem ra phê phán. Ông cũng bị nghi ngờ có liên hệ với CIA.

    Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là người hưởng ứng nhiệt tình việc này, ông đặc biệt tỏ ra coi thường âm nhạc của Phạm Duy. Trong các bài viết năm 1958 và 1969, Đỗ Nhuận gọi việc sinh viên miền Bắc phổ biến bài Tìm nhau của Phạm Duy là "rải tuyên truyền", Đỗ Nhuận gọi bài đó là "dâm ô"[17].
    Tại Việt Nam từ 1975 đến 2005

    Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: "Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi"[18], nghĩa là vẫn nên phổ biến sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời nội chiến. Nhưng rồi nhạc Phạm Duy vẫn bị cấm trên cả nước, ngoài ra bàn luận về Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm về nhân thân.[19]

    Tuy vậy, khoảng 30 năm, vẫn thấy vài người viết về Phạm Duy. Trong cuốn Những bài viết tiến bộ công khai trên báo chí Sài Gòn từ 1954 – 1975 có cho đăng lại một phần trích đoạn của cuốn Phạm Duy đă chết như thế nào. Hay như thi sĩ Chế Lan Viên cũng nhắc tới Phạm Duy trong một bài báo tên "Hồi Ký" đăng tại tạp chí Sông Hương ngày 22 tháng 6 năm 1986:
    "Tất cả về cội, không mất mát gì ư? Có chứ, Mất Phạm Duy! Chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta, chứ chúng ta đâu có bỏ anh."

    Bài viết của Chế Lan Viên kết thúc bằng đoạn:
    "Vâng chỉ có trường hợp anh Phạm Duy là…là không cần cội vậy thôi. Chứ hình như hầu hết, lá rụng đều về cội cả và mọc lên thành cội nữa."

    Nhà báo Nguyễn Phúc Long trong bài "Công và tội" đăng trên báo Đoàn kết, số 393 ra tháng 7 năm 1987, có nhắc đến Phạm Duy, sau một loạt tên tuổi mà ông cho là "phản bội", nhưng vẫn có công cho văn hoá nước nhà như Trần Ích Tắc, Lê Trắc, Phạm Thái, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Khiêm, Võ Phiến và nhóm Tự Lực Văn Đoàn:
    "Trong lĩnh vực ca nhạc, Phạm Duy, “con người của phản bội”, bị nhân dân ta khinh bỉ cũng đă có cái may mắn là để lại cho chúng ta một số bài hát giàu tính dân ca và trữ tình nhất là những bài được ông ta sáng tác trong thời kỳ đi theo kháng chiến – 1946 - 1949."

    Đến năm 1994, báo chí Việt Nam mới có một bài thiện ý với Phạm Duy. Đó là bài thơ "Về thôi" mà nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ Tuổi trẻ chủ nhật, có đề chữ "Tặng P.D." bên cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc với tên "Trăm năm bến cũ". Theo Phạm Duy, đây là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm Việt Nam, mà năm 2001 ông đă thực hiện.

    Phân loại tác phẩm

    Các sáng tác của Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại:
    Nhạc cách mạng: Sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nói lên sự căm giận của người dân quê đối với giặc cướp nước, phá làng. Tiêu biểu có thể kể: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh.
    Nhạc quê hương: Một phần quan trọng trong sự nghiệp của ông, gồm những bài ca ngợi quê hương đất nước, hình ảnh con trâu, đồng lúa, cái cày... Nhiều bài rất quen thuộc với người Việt: Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em bé quê...
    Nhạc tình đôi lứa: Tình yêu là một đề tài lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy. Nhạc tình có khối lượng nhiều nhất trong kho nhạc đồ sộ của ông, có thể kể những bài được giới trẻ trong nam ngoài bắc hát như Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng...
    Nhạc tâm tư: Ngoài viết về tình yêu trai gái, tình yêu quê hương, thì những sự suy tưởng cao siêu hay nhớ nhung buồn nản vẩn vơ cũng được Phạm Duy ghi lại thành nhạc, có thể kể đến Đường chiều lá rụng, Bên cầu biên giới, Chiều về trên sông, Dạ lai hương, Viễn du... Hay những bài nói lên tâm trạng phẫn uất trước nội chiến, cảm khái trước thế thời như: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.
    Trường ca: Những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị chắc chắn trong nền tân nhạc Việt Nam: Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử, sau này là Minh họa Kiều, bản trường ca dài nhất và hoàn thành lâu nhất của ông.
    Rong ca: Gồm 10 bài sáng tác năm 1988: Người tình già trên đầu non, Hẹn em năm 2000, Mẹ năm 2000, Mộ phần thế kỷ, Ngụ ngôn mùa Xuân, Nắng chiều rực rỡ, Bài hát nghìn thu, Trăng già, Ngựa hồng, Rong khúc.
    Đạo ca: Gồm 10 bài, phổ thơ của Phạm Thiên Thư vào thập niên 1970: Pháp thân, Đại nguyện, Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng, Quán thế âm, Một cành mai, Lời ru bú mớm nâng niu, Qua suối mây hồng, Giọt chuông cam lộ, Chắp tay hoa, Tâm xuân.
    Thiền ca: Gồm 10 bài, sáng tác vào thập niên 1980: Thinh không, Võng, Thế thôi, Không tên, Xuân, Chiều, Người tình, Răn, Thiên đàng địa ngục, Nhân quả.
    Tâm ca: Gồm 10 bài, thở than về những xáo trộn trong cuộc sống người dân miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ: Tôi ước mơ (thơ Thích Nhất Hạnh), Để lại cho em (thơ Nguyễn Đắc Xuân), Tiếng hát to, Ngồi gần nhau, Giọt mưa trên lá, Một cành củi khô, Kẻ thù ta (ý thơ Nhất Hạnh), Ru người hấp hối, Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe, Hát với tôi. Ngoài ra còn nhiều bài khác cũng theo hướng Tâm ca như Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Tôi còn yêu tôi cứ yêu.
    Tâm phẫn ca: Sáng tác sau Tết Mậu Thân: Tôi không phải gỗ đá, Nhân danh (thơ Tâm Hằng), Bi hài kịch (thơ Thái Luân), Đi vào quê hương (thơ Hoa Đất Nắng), Người lính trẻ, Bà mẹ phù sa... Ngoài ra còn một số bài sáng tác cho phong trào du ca.
    Tục ca, vỉa hè ca: Gồm những bài ca lời dung tục, chỉ có tác giả hát, không ca sĩ nào hát, đến nay đã thất truyền.
    Bên cạnh những thể loại kể trên, còn có Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ, Tị nạn ca nói về tâm trạng và sự khó nhọc của người ly hương; Hoàng Cầm ca phổ những bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm; Hương ca sáng tác khi ông về ở Việt Nam...

    Trường ca​
    Con đường cái quan"


    Những dòng nhạc đầu tiên của trường ca này được ông sáng tác năm 1954 tại Paris, ngay khi Hiệp định Genève vừa ký kết để phản đối sự chia cắt đất nước. Phần còn lại được soạn sau đó 6 năm, hoàn tất năm 1960. Cho đến nay đây vẫn là trường ca thành công nhất của Phạm Duy.

    Nội dung trường ca nói về một sự du hành từ miền Bắc Việt Nam, qua miền Trung Việt Nam, đến miền Nam Việt Nam của một người du khách, với chí hướng nối ba miền làm một. Chuyến đi ấy bắt đầu từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau, từ ngày lập quốc cho đến ngày hoàn thành, đi trong lịch sử nhưng cũng là trong lòng người dân để nối liền đất nước, nối liền lòng dân, mà đi tới đâu người lữ khách cũng được dân chúng miền đó đón chào.

    Trường ca này gồm có ba phần: từ miền Bắc, qua miền Trung, vào miền Nam. Mỗi phần được sáng tác theo phong cách dân ca nơi đó và mỗi phần mang một ý nghĩa riêng. Phần từ miền Bắc bắt đầu bằng âm điệu hào hùng, như tâm trạng người vừa lên đường vì chí lớn, và trở nên dịu êm dần. Nhạc chuyển thành đau xót ở phần qua miền Trung, do chứng kiến cảnh lầm than của dân. Nhạc tươi sáng dần lên khi sang đoạn vào miền Nam vì lòng sung sướng của người lữ khách đã làm được một việc lớn.

    Theo nhiều người (Trần Văn Khê, Georges Étienne Gauthier...), trường ca "Con đường cái quan" đã chứng tỏ có thể đem yếu tố nhạc Việt Nam truyền thống kết hợp với nhạc giao hưởng phong cách Tây phương mà vẫn không làm mất tính chất Việt. Trường ca được phát sóng rất nhiều lần trên Đài Phát thanh Sài Gòn với giọng Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và ban nhạc Hoa Xuân để trở những giai điệu quen thuộc nhất của Việt Nam. Nhiều sinh viên ở nhiều nơi đã dựng tác phẩm này thành một hoạt cảnh. Sau này, khi nhạc Phạm Duy đã bị cấm tại Việt Nam, đài truyền hình Bình Dương vẫn thường mở một vài đoạn hoà tấu ngắn trong trường ca lúc chuyển tiếp chương trình.

    "Mẹ Việt Nam"


    Tác phẩm này rực rỡ không kém trường ca Con đường cái quan. Mẹ Việt Nam soạn năm 1964 và hoàn thành trong năm đó, ca tụng hình ảnh người mẹ tổ quốc hay những bà mẹ điển hình trong lịch sử.

    Trường ca gồm 4 phần: Đất mẹ, Núi mẹ, Sông mẹ và Biển mẹ, tượng trưng cho các giai đoạn của bà mẹ: từ tươi trẻ mầu mỡ đến kiên cường sắt đá rồi thì rộng lượng bao dung. Khi sáng tạo hình ảnh người mẹ trong trường ca này, tác giả có ý đi tìm "mẫu số chung" của dân tộc. Tác phẩm này có phong cách dân ca với giọng khoan hò và điệu ru con mà giai điệu và lời, theo Georges Étienne Gauthier trong cuốn Một người Gia Nã Đại với nhạc Phạm Duy, đã đạt tới trình độ "toàn thiện".

    Về sự phổ biến, trường ca "Mẹ Việt Nam" có lẽ không được rộng rãi như "Con đường cái quan", nhưng vẫn rất được nhiều người yêu thích qua những giọng của Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và ban nhạc Hoa Xuân.

    "Hàn Mạc Tử"


    Trường ca này được sáng tác bên Mỹ vào năm 1994, dựa vào 9 bài thơ của Hàn Mạc Tử. Trường ca gồm ba phần: Tình quê, Trăng sao và Ave Maria, mà tác giả đã cố ý diễn tả tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua giai điệu của mình. Do sáng tác bên Mỹ và chỉ hát bên Mỹ, cộng với giai điệu mang nhiều phong cách Tây phương nên trường ca này không phổ biến tại Việt Nam bằng hai trường ca trên, tuy vậy vẫn được xem là thành công với giọng hát Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo.



    Theo Phạm Duy, "Con đường cái quan" mang tính chất tả thực, "Mẹ Việt Nam" mang tính chất tượng trưng, "Hàn Mạc Tử" mang tính chất siêu hình, thì "Bầy chim bỏ xứ" mang tính chất ẩn dụ.

    Trường ca này có thể cho là một thành công của Phạm Duy, dù chỉ ở hải ngoại. Khởi soạn năm 1975, hoàn tất năm 1985, thu thanh năm 1990, với các giọng ca Kim Tước, Vũ Anh, tác phẩm này gồm 16 đoản khúc (có thể là 16 bài hát riêng) nói về một bầy chim, mà mỗi con chim ẩn dụ cho một hạng người, một số phận khác nhau... mà chính nhất là chim quyên, lấy cảm hứng từ tích Thục Đế. Chim quyên rời bỏ thôn Đoài, trải qua bao nhiêu việc, bao nhiêu lần hoá thân, rồi chết nơi xứ người, nhưng từ đống tro tàn ấy, chim quyên lại tái sinh để về lại thôn Đoài.


    Như tên của nó, tác phẩm này có ý minh họa lại truyện Kiều của Nguyễn Du, để thể hiện lòng kính trọng của tác giả với nhà đại thi hào. Đây là tác phẩm rất dài vì gom gần hết những lời thơ trong Truyện Kiều, âm điệu cũng phức tạp nhưng không đậm màu dân ca. "Minh họa Kiều" chia ra làm bốn phần, bốn giai đoạn của Thuý Kiều: phần một Kiều gặp Đạm Tiên, biết được số phận long đong của mình; phần hai Kiều gặp Kim Trọng, tình yêu nảy nở nhưng biết là không trọn vẹn; phần ba là giai đoạn khổ nhục của Thuý Kiều; phần bốn Kiều gặp Từ Hải, phần này tác giả chưa soạn xong.

    Theo Phạm Duy, đây là tác phẩm ông bỏ công nhiều nhất (sáng tác những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21). Tác phẩm được thể hiện đầu tiên với giọng Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Ái Vân, Thanh Ngoan, Thái Thảo, Anh Dũng,...

    Tháng 3 năm 2009, ông cho biết đã hoàn thành Minh họa Kiều, ông có nhiều buổi diễn thuyết tại Hà Nội về đề tài này.

    Phạm Duy được xem là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi về nghệ thuật phổ nhạc vào thơ và đặt lời cho nhạc nước ngoài, nhạc bán cổ điển.

    Những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến "Ngậm ngùi" (thơ Huy Cận - nhà thơ Huy Cận từng gửi lời cám ơn ông về việc giúp bài thơ này nổi tiếng); "Ngày xưa Hoàng Thị" (thơ Phạm Thiên Thư); "Áo anh sứt chỉ đường tà" (thơ Hữu Loan); "Tiễn em" (thơ Cung Trầm Tưởng); "Tỳ bà" (thơ Bích Khê); "Vần thơ sầu rụng", "Tiếng thu" (thơ Lưu Trọng Lư); "Tình cầm" (thơ Hoàng Cầm); "Em hiền như Masoeur", "Thà như giọt mưa", "Hai năm tình lận đận" (thơ Nguyễn Tất Nhiên)...

    Nhiều ca khúc nước ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến ở Việt Nam, như "Em đẹp nhất đêm nay" (La plus belle pour aller danser), "Khi xưa ta bé" (Bang bang), "Tình cho không biếu không" (L'amour c'est pour rien), "Tuyết Rơi" (Tombe la neige), "Tiếng Cười Trong Đêm" (La nuit), "Những Mùa Nắng Đẹp" (Seasons in The Sun), "Chuyện tình" (Love Story của Francis Lai),... Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca của nhiều nước trên thế giới.

    Tiếp đến là những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hoà nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: "Dạ khúc" (Nächtliches Ständchen của Franz Schubert), "Dòng sông xanh" (An der schönen blauen Donau op. 314 của Johann Strauss), "Mối tình xa xưa" (Célèbre Valse, hay bài số 15 trong "16 bài valse cho piano", của Johannes Brahms)...

    Ca sĩ thể hiện​

    Thành công nhất với nhạc Phạm Duy cho đến nay là Thái Thanh. Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy từ những ngày đầu ông sáng tác, bà đã biểu diễn và ghi âm hàng trăm bài. Từ những bài "Dân ca mới" như Tình ca, Người về, Về miền Trung, Quê nghèo, Tình hoài hương,..., những bài có âm điệu phức tạp như Đường chiều lá rụng, Chiều về trên sông... đến tình ca đôi lứa dễ hát dễ thuộc như Ngày xưa Hoàng Thị, Nghìn thu, Dạ lai hương... bà đều thể hiện tốt với sự đồng cảm. Nhạc Phạm Duy - giọng Thái Thanh đã là sự kết hợp hoàn hảo suốt nhiều thập kỷ qua.

    Về mảng nhạc mang âm hưởng dân ca, ngoài Thái Thanh còn có một giọng nam thể hiện thành công là Duy Khánh. Những bản Ngày trở về, Chiến sĩ vô danh, Một bàn tay, Những bàn chân, Quê nghèo, Về miền Trung, Dân ca thương binh, Dặn dò,.. từng nổi tiếng cùng với tên tuổi Duy Khánh. Duy Khánh cùng với Thái Thanh là hai ca sĩ đầu tiên thể hiện hai trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam, và được xem là thành công nhất. Cho đến nay chỉ có vài ca sĩ hay nhóm nhạc hát lại hai trường ca này.

    Ngoài hai danh ca trên, có thể kể đến Khánh Ly với rất nhiều ca khúc thành công như Xuân Thì, Khối tình Trương Chi, Còn gì nữa đâu, 54-75, Bên Ni Bên Nớ; Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương, Hà Thanh hát ít nhưng cũng được yêu thích với những phong cách riêng. Một số ca sĩ thành công với những bài riêng như Julie với Mùa thu chết, Yêu Tinh Tình Nữ, Huyền thoại trên một vùng biển; Lệ Thu với Ngậm ngùi, Thuyền viễn xứ, Nước Mắt Mùa Thu, Người Về; Duy Quang với Chỉ chừng đó thôi, Em hiền như Masoeur, Cô bắc kỳ nho nhỏ; Tuấn Ngọc với Tiễn em, Hẹn hò, Trăng sao rớt rụng; Thái Hiền thì nổi danh khoảng thập niên 1970 với những bài nhạc Phạm Duy sáng tác cho "tuổi ô mai". Gần đây có các ca sĩ Bích Liên, Mộng Thủy,... tại Mỹ cũng hát thành công nhạc Phạm Duy.

    Gần đây có nhóm ca sĩ trẻ ở Việt Nam gồm Mỹ Linh, Đức Tuấn, Quang Linh... cũng hay hát nhạc Phạm Duy, riêng nam ca sĩ Đức Tuấn đã cho là mình thành công với nhạc Phạm Duy trong một bài phỏng vấn[20].


    "Trong "gia tài" của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như "Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười"… Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ." - Trong bài viết Phạm Duy, người bạn, người anh, người thầy của tôi
    Nhạc sĩ Lê Uyên Phương:
    "Như tiếng chuông vọng đến từ hư vô. Như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong mùa Đông giá lạnh. Như những tia nắng chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam. Trong đáy lòng của mỗi người Việt Nam, từ đã từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến hay đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế kỷ 20, đều mang một dấu vết nào đó còn sót lại của bầu dưỡng khí đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa thế kỷ nàỵ" - Trong bài viết Phạm Duy, nắng chiều rực rỡ
    Giáo sư Trần Văn Khê:
    "Từ trước đến giờ, tôi chỉ thấy Mai Văn Bộ, Lê Thương và Phạm Duy là đặt lời đẹp nhất - từ năm 1950 đến giờ tôi không theo sát phong trào nhạc mới nên có thể có nhiều người khác đặt lời đẹp mà tôi chưa biết - Có điều tôi chắc là trong hầu hết những bài hát của Phạm Duy, lời và nhạc chẳng những hay, mà lại có tánh cách giản dị, mộc mạc và nên thơ của những bài ca daọ Những câu lục bát biến thể, hay những câu lục bát có thêm tiếng đệm được phổ nhạc một cách tài tình." - Trong bài viết Nhân xem trường ca "Con đường cái quan" của Phạm Duy
    Thi sĩ Nguyên Sa:
    "Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có những người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy của Tình ca, Phạm Duy của dân ca, Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy Kháng Chiến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc. Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm Duỵ... Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi Viên kim cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa, phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh viễn một đại dương." - Trong bài viết Phạm Duy, đại lực sĩ
    Nhà nghiên cứu nhạc Georges-Étienne Gauthier:
    "Sở dĩ cái tiếng Việt Nam có thể gợi nơi tôi một chút ý tưởng hoà bình và đẹp đẽ, nhân ái và từ thiện, sở dĩ trải qua nhiều tháng nhiều năm, tôi đã có thể yêu mến nước Việt Nam ít ra cũng như yêu mến chính nước tôi, sở dĩ như thế trước hết và trên hết là chính nhờ Phạm Duy và một số nghệ sĩ Việt Nam khác." - Trong cuốn Một người Gia Nã Đại và nhạc Phạm Duy


    Viết về Phạm Duy​
    Nhạc
    Trong bài hát "Sài Gòn niềm nhớ không tên" của nhà thơ Nguyễn Đình Toàn có đoạn:
    Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau
    Nhớ Phạm Duy với tình ca sầu
    Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
    Còn gì đâu...
    Sách
    Một người Gia Nã Đại và nhạc Phạm Duy - Georges-Étienne Gauthier
    Phạm Duy - còn đó nỗi buồn - Tạ Tỵ
    Nửa thế kỷ Phạm Duy - Xuân Vũ
    Hồi ký Phạm Duy - Phạm Duy
    Hành trình Phạm Duy qua dòng lịch sử - Jason Gibbs
    Tiểu luận, báo chí
    Phạm Duy, đại lực sĩ; Phạm Duy với ngàn lời ca - Nguyên Sa
    Văn Cao - Phạm Duy : Trần Gian Và Tiên Cảnh - Thụy Khuê
    His Music Links The Generations - Los Angeles Times
    Phạm Duy Thể Nghiệm Việt Nhạc - Latina Musica Contemporanea Del Mundo
    Nghệ thuật phổ thơ vào nhạc - Phạm Quang Tuấn
    Viết về Phạm Duy - Nguyễn Đình Toàn
    Con đường cái quan - Georges-Étienne Gauthier
    Phạm Duy, Vietnam's Music Man - Ngọc Bích
    Văn Cao - Phạm Duy : Hai con người, một mối tình - Phạm Thế Định
    Phạm Duy và tiếng hát quê hương - Giao Chỉ
    Phạm Duy và tôi - Ngô Đồng
    Phạm Duy, Con én đưa thoi - Cổ Ngư
    Phạm Duy - Nhạc sỹ vượt thời gian - Nguyễn Ngọc Sơn
    Tính hiện thực trong ca từ của Phạm Duy - Trần Hữu Thục
    Phạm Duy người nghệ sĩ tự do - Đỗ Xuân Kiên

    Nhạc phẩm
    Để xem đầy đủ danh sách các sáng tác của Phạm Duy, xem Nhạc Phạm Duy.Áo anh sứt chỉ đường tà
    Bà mẹ Gio Linh
    Bà mẹ phù sa
    Bên cầu biên giới
    Bên ni bên nớ
    Bao giờ biết tương tư
    Cây đàn bỏ quên
    Chiều về trên sông
    Con đường cái quan
    Chỉ chừng đó thôi (ĐVH vol 4)
    Dạ lai hương
    Đạo ca
    Đường chiều lá rụng
    Đưa em tìm động hoa vàng
    Giọt mưa trên lá
    Giải thoát cho em
    Giết người trong mộng
    Giờ thì em yêu
    Giọt chuông cam lộ
    Gọi em là đóa hoa sầu
    Hạ hồng
    Hẹn hò
    Kỷ vật cho em
    Kỷ niệm
    Minh Họa Kiều
    Mộ khúc
    Mẹ Việt Nam
    Ngày trở về
    Nha Trang ngày về
    Ngày xưa Hoàng Thị
    Ngày đó chúng mình
    Ngày em hai mươi tuổi
    Ngày sẽ tới
    Ngày tháng hạ
    Ngày trở về
    Ngày xưa
    Nghìn năm vẫn chưa quên
    Nghìn thu
    Ngồi gần nhau
    Ngọn trào quay súng
    Ngụ ngôn mùa đông
    Ngựa hồng
    Người lính bên tê
    Người lính trẻ
    Người tình
    Người tình già trên đầu non
    Người về
    Người việt cao quý
    Ngậm ngùi
    Nha Trang ngày về
    Phố buồn
    Quê nghèo
    Rong ca
    Tâm ca
    Thiền ca
    Thông điệp mùa xuân
    Thương ca chiến trường
    Tình ca
    Tình hoài hương
    Tiếng thu
    Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ
    Trường ca Con đường cái quan
    Trường ca Hàn Mặc Tử
    Trường ca Mẹ Việt Nam
    Tục ca
    Về miền Trung
    Vần thơ sầu rụng
    Quán bên đường
    Quán Thế Âm
    Răn
    Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà
    Rong khúc
    Ru con Thu ca điệu ru đơn
    Thu chiến trường
    Thương ai nhớ ai
    Thương tình ca
    Thuyền viễn xứ
    Tiễn em
    Tiếng bước trên đường khuya
    Tiếng hát to
    Tiếng hát trên sông
    Tiếng hát trên sông Lô
    Tiếng hò miền Nam
    Tiếng sáo Thiên Thai
    Tiếng thời xưa
    Viễn du
    Xin em giữ dùm anh
    Xin tình yêu Giáng sinh
    Xuân
    Xuân ca
    Xuân hành
    Xuân hiền
    Xuân thì
    Xuất quân
    Yêu em vào cõi chết
    Yêu là chết trong lòng

    [sửa]
    Tập nhạc đã in
    Những điệu hát bình dân Nhà xuất bản Đất Mới -Thanh Hoá, 1950.
    Tình ca, Tự xuất bản - Saigon, 1969.
    Một mẹ trăm con, Bộ Thông Tin - Saigon, 1962.
    Trường Ca Con đường cái quan, Tập san Sáng dội miền Nam - Saigon,1960 và Quảng hoá - Saigon, 1970.
    Mười Bài Tâm Ca, Lá Bối - Saigon, 1965.
    Ngày đó chúng mình yêu nhau - An Tiêm - Saigon, 1968.
    Gìn vàng Giữ ngọc, Saigon, 1971
    Nghìn trùng xa cách, An Tiêm - Saigon, 1968.
    Hát vào đời, An Tiêm - Saigon, 1969.
    Vòng tay thế giới, Quảng Hóa - Saigon, 1969.
    Giết người trong mộng, Trí Dũng - Saigon, 1970.
    Ca khúc cho ngày mai, Quảng Hóa - Saigon, 1970.
    Cho nhau riêng nhau một đời, Khai Phóng - Saigon, 1970.
    Giọt lệ cho tình ta, Chân Mây - Saigon, 1970.
    Mười bảy tình ca bất tử Thương Yêu - Saigon, 1971.
    Đạo ca, Văn học sử - Saigon, 1971.
    Nhi đồng ca, Cục Tâm lý chiến - Saigon,1971.
    Kỷ vật chúng ta, Gìn vàng Giữ ngọc - Saigon, 1971.
    Thương ca chiến trường, Gìn vàng Giữ ngọc - Saigon, 1971.
    Chiến ca mùa hè, Tiên Rồng- Saigon, 1972.
    Con đường tình ta đi, Gìn vàng Giữ ngọc- Saigon, 1973.
    Tuyển tập nhạc tiền chiến (trong đó có nhạc Phạm Duy) Kẻ sĩ - Saigon, 1968.
    Tuyển tập 20 năm nhạc tình(trong đó có nhạc Phạm Duy) Khai Phóng - Saigon,1970.
    Hoàng cầm ca, Hội văn hoá VN tại Bắc Mỹ - Hoa Kỳ, 1984.
    Thấm thoát mười năm, Hội văn hoá VN tại Bắc Mỹ - Hoa kỳ, 1984
    TỦ SÁCH CÀNH NAM và TẠP CHÍ XÁC ĐỊNH - Hoa kỳ, 1985.
    MƯờI BÀI RONG CA PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1988
    MƯờI BÀI TÂM CA PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1990
    BẦY CHIM BỎ XỨ CÀNH VÀNG - Westminster, CA USA 1990
    MộT ĐờI ĐỂ YÊU (30 tình khúc) NAM Á - Paris FRANCE 1989
    VƯờN THƠ CÁNH NHẠC (30 bài thơ phổ nhạc) NAM Á - Paris FRANCE 1989
    TÌNH SI (30 tình khúc) NAM Á - Paris FRANCE 1992
    TÌNH CA QUÊ HƯƠNG(30 bài ca quê hương) NAM Á - Paris FRANCE 1992
    LỊCH SỬ TRONG TIM (30 bài ca kháng chiến) NAM Á - Paris FRANCE 1992
    HÁT TRÊN ĐƯờNG VỀ (Đạo Ca, Rong Ca, Thiền Ca) NAM Á - Paris, FRANCE 1992
    NIỀM VUI CÒN ĐÓ (Bé Ca, Nữ Ca,Bình Ca) HỒNG LĨNH - Westninster, CA USA 1994
    TẠ ƠN ĐờI HỒNG LĨNH - Westninster, CA, USA 1994 Có Thêm Ngoại Ngữ
    Trường Ca Mẹ Việt Nam (Việt-Anh-Pháp) Phủ Đặc Ủy Chiêu Hồi - Saigon,1960 LÁ BỐI, 1967
    Trường Ca Mẹ Việt Nam (Việt-Pháp) NAM Á, Paris, FRANCE 1985
    DÂN CA - FOLK SONGS (Việt -Anh) USIS - Saigon, 1968.
    HOAN CA (Việt - Anh) DU CA - Saigon, 1973.
    HÁT TRÊN ĐƯờNG TỊ NẠN (Việt-Anh) ĐÔNG PHƯƠNG - Santa Ana, CA USA1979.
    MƯờI BÀI NGỤC CA (Việt-Anh) NGUYỄN HỮU Hiệu - Arlington, VA USA1980.
    HAI MƯƠI BÀI NGỤC CA (Việt-Anh) Hội VĂN HOÁ Bắc Mỹ - Arlington, VA USA 1980.
    NGỤC CA (Việt-Anh-Pháp) QUÊ ME - Paris, 1982. PDC Productions - MIdway City CA USA 1989
    DÂN CA FOLK SONG-CHANT POPULAIRE (Việt, Anh, Pháp) PDC Musical Productions - Midway City, 1980.
    Trường Ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN (Anh-Việt) PDC Musical Productions, Midway City, 1980
    [sửa]
    Sách giáo khoa, sử liệu
    Lược khảo về dân nhạc Việt Nam, Hiện Đại - Saigon, 1970. Xuân Thu tái bản, USA 1991
    Music of Viet Nam S.I.U - Carbondale, ILL USA 1975.
    Tự học Guitare (3 Tập) Phạm Duy Enterprises Midway City, CA USA 1976.
    Hồi ký (3 tập) PDC Productions -Midway City, CA USA 89, 90, 91
    Ngàn lời ca, PDC Productions -Midway City, CA USA 1987, 88
    Đường về dân ca, Xuân Thu - Los Alamitos, CA, USA 1990
    Nửa thế kỷ tân nhạc (bài báo) Nguyệt san Văn Học, Mỹ
    Những năm đầu của tân nhạc (bài báo) Tập San HợP LƯU - CA 1994
    Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu - PNC, Việt Nam, 2005​
    [/spoil]​
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/3/11
  19. cuonglongzero

    cuonglongzero Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/8/04
    Bài viết:
    3,341
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    tớ góp ý là 2 cậu đừng có post cái "tiểu sử" của các ca sĩ/nhạc sĩ lên theo từng bài như thế nữa :| bên trang amnhacviet.net nó có đủ cả, nếu các cậu muốn đem sang bền này thì cứ gom lại 1 đống rồi cho hết vào post 1 là được gì, chứ đừng để loãng 1 topic như thế này :|
     
  20. DarkSlayer

    DarkSlayer Yojimbo GVN LEGENDARY ⚔️ Dragon Knight ⚔️ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/11
    Bài viết:
    13,461
    Nơi ở:
    Hidden Fortress
    Ừm vậy đi để qua đó gom 1 lượt qua luôn .
     

Chia sẻ trang này