cá chắc là mấy bố sẽ đâm đầu vào , mấy bố thì 5k$ là quái gì , tham ô hối lộ cả trăm tỉ còn chả sao , so với pMu 18 và cái 112 thà 5k$/ tháng chỉ là muỗi
Mấy bố đó lấy tiền dân đóng chứ ko phải tiền của mình thì dại gì ko đâm đầu vô , đâm vô dư ra chút đỉnh để uống cafe ấy mà
Tớ thấy là chắc mấy bố nếu khôn thì tốt nhất để cho vụ này chìm xuồng, mà tình hình này là giống thế lắm. Giờ "theo lao" tiếp thì chuyện nó cũng lằng nhằng rồi, chưa kể báo tienphong nó còn vừa đăng cái vụ Unesco nữa (cái này thì biết lâu rồi nhưng cũng không phải ai cũng rõ), giờ chơi tiếp chỉ có nhục cái mặt. Và lúc đó tớ cũng thấy bó tay luôn.
Đáng tiếc khi phải nói là đầu họ sạn hơn anh em GVN mình gấp cân lần, nếu o đã o thể chăn 80tr con người như chăn gà
Đài truyền hình và 1 số báo vì đã lỡ phóng lao dữ quá, nên ko dám đưa tin này . Ngày nào cũng thấy "Hãy bầu chọn... blah blah..." trên TV mà Cá nhân cũng có thể "biến" 1 địa danh trở thành "Kỳ quan". Hay anh em ta lập 1 trang web, kêu gọi vote cho gamevn thành "kỳ quan" của thế giới web đê
Họ bị chửi nhưng họ vẫn có được những gì họ cần. :whew: Còn ta chửi họ liệu có mấy khi ta có được thứ ta muốn o Vả lại, đối với họ, chửi sau lưng là chửi lén, o đáng wan tâm :cool:
tin mới đây: http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/04/778620/ Trích dẫn: New Open World đã đưa ra một điều kiện rằng, các trang web ngoài website của ban quản lý Vịnh Hạ Long nếu muốn link đến trang new7wonders để vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long sẽ phải trả phí 5000USD/tháng. Ông có cho rằng đó là yêu cầu quá đáng khi thực chất các website đó bằng cách link với trang new7wonders đã quảng bá không công cho New Open World ? - Xét ở một góc độ nào đó thì trong việc này hai bên đều có lợi. Nhưng phải khẳng định một điều trang web của họ đã mang tính quốc tế rồi và thuộc bản quyền của tổ chức New Open World. Nếu muốn sử dụng trang web đó thì dĩ nhiên phải mua bản quyền, còn giá bao nhiêu thì hai bên phải thỏa thuận với nhau. Nếu nói là số tiền đó đắt hay rẻ thì khó có thể khẳng định được. Nhưng phải nói là họ đang ở thế trên, vì được cộng đồng quốc tế biết đến. Chúng tôi đang đề xuất với New Open World cho một tổ chức khác tham gia vào cuộc vận động bầu chọn này ngoài ban quản lý Vịnh Hạ Long, và họ đã chấp nhận với mức giá 2500USD/tháng chứ không phải 5000USD. Cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới do New Open World phát động không được UNESCO ủng hộ vì không có bất cứ tiêu chí cụ thể nào. Thêm nữa tổ chức này lại do một nhà leo núi Thụy Sỹ đứng ra thành lập nên thiếu thuyết phục. Theo ông, cuộc chơi này có xứng với nguồn lực to lớn mà chúng ta bỏ ra lâu nay? - Tôi thấy đây là một cuộc chơi hấp dẫn và có ý nghĩa. Vì khi tham gia cuộc chơi này, ít nhất hình ảnh của Vịnh Hạ Long sẽ được thế giới biết đến nhiều hơn, hình ảnh và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng rõ nét hơn. UNESCO là tổ chức mang tính chính thống. New Open World mặc dù không phải là một tổ chức chính thống được tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận nhưng phải thừa nhận rằng họ đã đưa ra một cách làm khách quan, đề nghị mọi người bằng cảm nhận khách quan để đánh giá đâu là kỳ quan đẹp nhất, một cách công khai. Có một điều chắc chắn là nếu Vịnh Hạ Long tham gia cuộc bình chọn này thì thế giới sẽ biết nhiều đến Vịnh Hạ Long và VN hơn. Đúng là đâm lao thì phải theo lao, bao nhiêu công sức làm rùm beng lên, cuối cùng phải nôn tiền ra, ko thì có nguời mất ghế
một số bình phẩm: Có thể đây là 1 vụ lừa đảo lớn chưa từng có ? Hạ Long là địa danh cuối cùng của Việt Nam bị xóa khỏi danh sách bầu chọn 7 kỳ quan !!! Hôm này vừa vào http://www.new7wonders.com/nature/en/liveranking/ xem thì chẳng thấy cái Nào của Việt Nam nữa ngoài cái Mekong của 6 nước châu á. Có thể những lời nói về new7wonders là đúng ? Có thể Việt Nam đã vi phạm quy định của new7wonders ? dùng tool spam hoặc hô hào dân chúng bầu nên ko công bằng ? Có thể đây là 1 vụ lừa đảo qua mạng lớn chưa từng có trong lịch sử internet ? Chờ câu trả lời của new7wonders , của nhà nước, của Đảng , chính phủ , Tổng cục du lịch, báo chí ... Và đây là lời thông báo của Unesco về new7wonders .com và chủ website Bernard Weber http://portal.unesco.org/en/ev.php-U...CTION=201.html Sau đây là một số nhận định, phân tích mà tôi đã sưu tầm được : 1. Khi tôi vào trang web của tổ chức bình chọn (new7wonders.com) điều đầu tiên tôi thắc mắc là tại sao tên miền của website này không phải là .org hay .net mà lại là .com. Điều này làm tôi nghi ngờ về tính phi vụ lợi của tổ chức này (bạn có bao giờ tin các website unesco.com, worldbank.com, hay greenpeace.com không?) . 2. Ngay tại trang chủ của new7wonders.com có một cái banner quảng cáo động của Google. Thông thường những hoạt động văn hoá lớn đều cần tài trợ, nhưng thường là một vài nhà tài trợ chính là các công ty có tên tuổi và thông tin về các nhà tài trợ sẽ được thông báo rõ ràng trên trang chủ. Còn hình thức quảng cáo qua Google (chỉ phụ thuộc vào page views) chỉ thích hợp cho các trang web nhỏ không có khả năng thu hút các nhà tài trợ vì không có uy tín và không chứng minh được tính phổ cập của mình. Nhìn vào danh sách các nhà tài trợ của một hoạt động (văn hóa/thể thao) cũng có thể đánh giá được tầm vóc và mức độ quan trọng của hoạt động đó. Trên tiêu chí này rõ ràng new7wonders không thể bằng các kỳ Olympics, các hoạt động của Greenpeace, các buổi hòa nhạc quyên tiền từ thiện cho châu Phi, thậm chí cả giải vô địch bóng đá quốc gia của một nước cỡ nhỏ như Việt nam. 3. Lần đầu tiên tôi vào trang web này, các địa danh của VN còn chưa chiếm vị trí đầu mà còn đứng sau ba địa danh của Bangladesh. Quả thật tôi không phải là người biết nhiều về địa danh thế giới, nhưng cái tên Cox’s Bazar Beach thì tôi tin phần lớn người Việt nam đều không biết chứ đừng nói gì đã từng đến đó và biết nó đẹp xấu thế nào mà so sánh với Vinh Hạ long hay các thắng cảnh khác. Khi tôi tò mò vào phần thông tin của Cox’s Bazar Beach thì hầu như chẳng có gì ngoài một tấm ảnh và vài dòng giới thiệu ngắn ngủi. Chắc chắn những người chưa biết gì về địa danh này không thể dựa vào đó mà bầu chọn cho nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Việc Cox’s Bazar Beach đã từng đứng đầu có lẽ hoàn toàn do người dân Bangladesh đổ dồn phiếu cho nó khi báo chí và giới bloggers Bangladesh kêu gọi (search “vote for Cox’s Bazar Beach” thấy phong trào này bắt đầu từ giữa tháng 11/2007, sớm hơn ở Việt nam). 4. Để tìm hiểu thêm về page view của new7wonders tôi vào Alexa kiểm tra traffic history thì thấy đồ thị này: Click this bar to view the full image. Tôi đoán vào nửa cuối tháng 12/2007 khi người Bangladesh dồn phiếu cho Cox’s Bazar Beach và các địa danh khác của họ thì traffic của trang này tăng gấp 3 lần (0.5% lên hơn 1.5%). Đến đầu tháng 01/2008 khi báo Tuổi trẻ bắt đầu kêu gọi bỏ phiếu cho Hạ long thì traffic tăng lên gần gấp đôi, và đến đầu tháng 02/2008 khi thông tin Hạ long đứng đầu bảng xếp hạng tràn ngập trên mặt báo Việt nam thì traffic vào new7wonders.com tăng lên gấp bốn lần. Alexa còn cho biết thông tin về số truy cập từ các nước và không có gì ngạc nhiên khi ở thời điểm hiện tại 33% lượng truy cập đến từ Việt nam, có nghĩa là các địa danh của Việt nam đứng đầu chẳng qua do “con hát khen hay”. Nếu hai năm nữa Hạ long và các thắng cảnh khác của Việt nam chiến thắng thì cũng chủ yếu do người Việt nam bầu chọn để thể hiện “lòng yêu nước” của mình chứ tôi không hi vọng sẽ có hơn 100 triệu người khắp nơi trên thế giới biết đến các địa danh của Việt nam và sẽ có ý định đi du lịch thăm quan các địa danh này. Một thông tin nhỏ nữa mà Alexa cung cấp là số trang trung bình một người vào new7wonders.com mở xem. Hiện tại là 4,1 đúng bằng số page view tối thiểu cho một lần bầu chọn như hướng dẫn trên báo Tuổi trẻ (bấm vào link, chọn đăng ký member, bấm vào submit, rồi confirm trong email). Điều này cho thấy rất ít người tìm hiểu các thông tin khác trên website này (thậm chí là xem trang chủ và bảng xếp hạng hiện thời). Vậy nên tôi không hi vọng gì người dân nước khác sẽ nhớ đến cái tên Phong nha hay Fansipan của Việt nam cũng như tôi sẽ nhanh chóng quên đi Cox’s Bazar hay Sundarbans của Bangladesh. 5. Thôi thì không hi vọng gì những người vào bầu chọn sẽ nhớ đến các địa danh của mình, vậy có chăng khi được bầu thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới sau hai năm nữa thì báo chí các nước chú ý hơn, qua đó quảng bá cho du lịch của nước mình? Có thể kiểm chứng mục Press Coverage trên website này vào tháng 7/2007 khi kết quả cuộc bầu chọn lần trước (Bảy kỳ quan thế giới mới) được công bố. Vẻn vẹn có khoảng 20 bản tin về sự kiện này và đều chỉ là những bản tin rất ngắn và hầu hết của các báo hay websites không mấy tên tuổi. Tôi nhớ thời điểm đó báo chí Việt nam cũng không có tin tức gì nổi bật về cuộc bầu chọn này và kết quả của nó. Tôi dám chắc là ngoại trừ những người có liên quan đến new7wonders, đa số mọi người đến giờ này sẽ chẳng ai nhớ được hết bảy kỳ quan thế giới mới đó là gì, ngoại trừ những cái tên đã quá nổi tiếng chẳng cần phải quảng cáo thêm như Vạn lý trường thành hay Taj Mahal. Việc UNESCO thẳng thừng tuyên bố không liên quan gì đến cuộc bầu chọn của new7wonders (http://whc.unesco.org/en/news/352) cho thấy kết quả bầu chọn sẽ không được một tổ chức quốc tế uy tín nào công nhận và chúng ta có thể dựa vào đó để quảng bá du lịch hay lấy đó làm niềm tự hào dân tộc. Liệu khi đi quảng bá du lịch chúng ta sẽ “khoe” Vịnh Hạ long là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận hay là một trong Bảy kỳ quan thiên nhiên do new7wonders tổ chức bầu chọn? Liệu chúng ta có nên tự hào nếu một hay cả ba địa danh của Việt nam chiến thắng trong một cuộc bầu chọn mà ta biết chắc chắn rằng ta bỏ phiếu cho ta? 6. Và cuối cùng, liệu chúng ta có nên tin tưởng vào một cuộc bầu chọn mà những nguyên tắc cơ bản của một cuộc bỏ phiếu khách quan, công bằng và trung thực chưa chắc đã được đảm bảo. Một chuyên gia lập trình cho biết có thể dễ dàng viết một đoạn mã nhỏ (bot) tự động bỏ phiếu cho một địa danh nào đó vì những cách thức cơ bản chống bot trang web new7wonders.com cũng không có hay cố tình không có. Bởi vậy mới có chuyện đất nước Jordan có 7 triệu dân mà số phiếu bầu từ nước này lên đến 14 triệu . (http://en.wikipedia.org/wiki/New_Sev...s_of_the_World). Nguồn : ( VIETCOM.VN http://www.mottramdo.com/blog/viewblog/24601