Ngày 24/8/1998, một đám tang vô cùng đặc biệt được tổ chức tại huyện Gia Tường, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Người chết là một cô gái mới 16 tuổi trên là Thẩm Xuân Linh. Nhưng cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang. Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có. Tôi là con ruột của gia đình này Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu. Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện. Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ. Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh. Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình. Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi: - Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này. Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt giường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình. Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt giường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào. Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường. Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình. Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói: - Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái. Mẹ Xuân Linh bỏ đi, nguồn kinh tế của gia đình lại mất hẳn chút hỗ trợ cuối cùng. Ông bà nội đều thở dài, bố dượng gạt nước mắt, các anh trai Xuân Linh cũng lo âu, cả nhà rơi vào tình trạng thấp thỏm bất an, buồn thảm. Những người làng an ủi cô bé: - Ở đây cháu không có người thân, hay là cháu quay về nhà ông bà ở bên Phạm Trạch đi! - Không, cháu không đi được, mẹ cháu bỏ đi rồi cháu không thể cũng bỏ đi nốt! Xuân Linh nói với bố dượng: - Bố ạ, mẹ con bỏ đi rồi, là mẹ con nhẫn tâm; nhưng con hứa con không bao giờ bỏ nhà đi, con sẽ ở lại đây cùng vượt qua hoạn nạn với mọi người, từ hôm nay con xin được là con đẻ của bố! Năm đó, Xuân Linh mới 12 tuổi, đổi từ họ Thái sang họ Thẩm. Làm đồng, việc nhà, chăm sóc người lớn, tất cả mọi việc Xuân Linh đều gánh vác, cô bé làm việc như một phụ nữ thực thụ trong một gia đình nông dân, thức dậy lúc mặt trời mọc, trời tối hẳn mới nghỉ ngơi, cẩn trọng tính toán từng món một trong gia đình để lo liệu qua ngày. Xuân Linh biết, để gia cảnh đỡ khó, thì sức khỏe của bố phải tốt lên, cho nên vào những lúc nông nhàn, cô bé không quên chăm sóc chu đáo cho bố. Mùa hè năm 1996, thời tiết nóng bức, bệnh tình bố dượng cô nặng lên, Xuân Linh quyết định đưa bố lên nằm viện trên thành phố Tề Ninh. Thu xếp xong việc nhà, cô kéo bố lên thành phố chữa bệnh. Đường đất 80 km, cô kéo xe hết đúng hai ngày một đêm. Khi đến nơi, chân cô đã lở ra, vai kéo sưng u lên một cục lớn. Để tiết kiệm tiền, Xuân Linh đã ngủ trong nhà để xe đạp của bệnh viện, người trông xe tưởng cô là ăn mày, đã mấy lần xua cô ra ngoài. Xuân Linh đành kể hết sự tình, ông già trông xe cảm động quá, không chỉ cho cô mang chiếc xe kéo đặt vào tận bên trong nhà xe, còn kiếm cho cô một cái màn chống muỗi. Dưới sự chăm sóc của con gái nhỏ, bệnh của bố dượng cô dần ổn định hơn, cô lại kéo bố về quê trên chiếc xe ấy. Vừa về đến quê, là vào vụ thu hoạch lúa mạch, các anh đều đang ở trường, ông bà nội chỉ có thể giúp cô nấu cơm và bó những túm lúa, thế là hơn bảy mẫu đất lúa mạch đang chín, lại một mình Xuân Linh cắt. Để kịp thu hoạch, suốt mấy ngày liên tục cô bé ngủ lại ngoài ruộng lúa, mệt tới mức không chống đỡ nổi nữa thì nằm ngủ luôn trên lúa mạch, ngủ dậy lại cắt tiếp. Vì quá lo lắng, lại vì lao lực, miệng Xuân Linh nở những mụn nước nhỏ, tay chân xước máu. Thật sự cô bé đã kiệt sức, còn lại hai mẫu lúa mạch nữa. Đều là lương thực gia đình trông vào đó! Cô bé bất lực đứng giữa ruộng lúa mạch khóc nức nở không thành tiếng, khóc tới mức hàng xóm chung quanh thấy thương hại quá, bèn tới năm tay mười tay giúp cô gặt nốt mảnh ruộng. Đợt thu hoạch khó nhọc đó đổi lại được lương thực đủ ăn cho cả gia đình. Anh thứ hai đã đỗ kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhờ kết quả đó, anh được tuyển vào trường đại học Đồng Tề ở tận Thượng Hải. Cầm giấy báo nhập học của anh thứ hai, Xuân Linh chạy như bay về nhà quên hết mệt nhọc, nhảy lên vui sướng. Nhìn đứa em gái vừa bé vừa đen, người anh thứ ba là Thẩm Kiến Văn rớt nước mắt tủi thân vì thi trượt đại học. Thẩm Kiến Văn buồn rầu nói: - Anh xin lỗi, em đã vất vả vì cả gia đình, mà anh lại thi trượt! Vừa nói anh ba vừa khóc. Xuân Linh hốt hoảng nắm lấy tay anh: - Năm nay thi trượt thì năm sau thi tiếp, anh đừng nản chí như thế! Thẩm Kiến Văn quyết định không thi đại học nữa, ở nhà kiếm sống giúp em gái. Xuân Linh không đồng tình: - Em chịu vất vả cũng chỉ vì muốn các anh học lên đại học mà thôi! Anh thất bại là em cũng thất bại! Ba nghìn Nhân dân tệ học phí là gánh nặng quá lớn với cả gia đình. Vào lúc bất lực ấy, Thẩm Xuân Linh nghĩ đến chuyện đi bán máu. Lần thứ nhất đến nơi bán máu, vì quá nhỏ tuổi, bác sĩ không đồng ý! Lần thứ hai, cô nói dối tuổi mình, cuối cùng được bán 200 ml máu. Cầm được 400 tệ tiền bán máu, nỗi buồn bã của cô vẫn không bớt đi. Vì 400 tệ so với 3.000 tệ thì còn quá ít ỏi. Như cốc nước hắt vào đống lửa, chả thấm vào đâu. Ba ngày sau, cô quay trở lại trạm y tế. Lần này, nói kiểu gì bác sĩ cũng quyết không lấy máu của Xuân Linh. Quá lo lắng, cô đành quỳ xuống cầu xin bác sĩ, và kể cho ông biết lý do. Bác sĩ trầm ngâm rất lâu, cuối cùng ông thở dài bảo: - Thôi được, chỉ một lần này thôi nhé! Lần sau cháu đừng đến đây nữa, cháu còn quá nhỏ, cơ thể còn đang phải lớn nữa! Ông bác sĩ chỉ rút một lượng máu rất nhỏ tượng trưng, rồi móc túi ra đưa cho cô 700 tệ, làm Xuân Linh vô cùng cảm động. Về nhà, Xuân Linh đưa tiền cho bố dượng, bố vội hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế này, cô nói dối là đi vay người ta. Bố cô cầm tay con xem xét, lại móc từ túi cô ra hai tờ giấy bán máu. Cả nhà cô đều kinh hãi. Nhưng số tiền đó còn lâu mới đủ được, dù chỉ một nửa học phí cho người anh. Bố dượng cô quyết định bán đi một phần mảnh đất từ ngôi nhà cũ của họ, ông bà nội cũng bán ba cây dương vốn định dành gỗ để đóng quan tài cho ông bà sau này. Khi bố dượng không đồng ý bán ba cây dương, ông bà nói: - Máu của Xuân Linh còn không tiếc, chúng tôi còn cần quan tài để làm gì nữa! Dưới sự nỗ lực của toàn gia đình, tiền học cho anh hai, anh ba cuối cùng đã thu xếp xong. Để anh Thẩm Tiến Quân có thứ để lên trường, suốt mấy tối liền Xuân Linh thức khuya khâu vỏ chăn mới và giầy vải cho anh. Vào lúc lên đường, Xuân Linh ra bến xe tiễn anh, cô nói: - Anh ạ, nhà mình tuy nghèo, nhưng khảng khái, anh phải học cho ra học, anh đừng lo lắng chuyện ở nhà, cũng đừng tự khắc nghiệt với bản thân mình quá, anh cần tiền tiêu cứ viết thư về cho nhà nhé, em sẽ lo cho anh! Thẩm Tiến Quân không nén được, ôm lấy đứa em nhỏ vào lòng, cảm động trào nước mắt. Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em Những người anh lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông. Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay. Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc. Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi. Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt giường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản tiền như cô mong muốn. Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhàn, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hòe, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thủy ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo. Hàng ngày, sau bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn. Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩa vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em. Xuân Linh khuyên anh thế này: - Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được. Ngày anh tư lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai: - Đây là 80 tệ, tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng. Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng. Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ tư đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm. Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên giường: - Các con phải báo đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh. Tình thân vĩnh viễn Công việc nhà nông bận rộn, nhưng Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ để học tiếp Thạc sĩ. Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ cao đẳng, được Học viện Đông y Sơn Đông nhận vào học. Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, bà cụ nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: “Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!” Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: “Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!”. Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy. Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: “Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời”. Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng. Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô! Bố dượng biết con gái khó xử, khuyên cô: - Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào! Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước giường bệnh của bố: - Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi! Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ. Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn thân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu. Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh. Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đổ bệnh liệt giường, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em. Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông. Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: “Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em.” Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê. Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng. Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa. Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé: “Em, là một đóa hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi. Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như họa, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả. Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái Sơn...”. Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất. Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là “Câu chuyện của chúng tôi” để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.
3h 15 a.m. Tôi quyết định tắt máy, nhổm dậy vươn vai ngang ngửa vài cái cho đỡ mệt mỏi. Đằng sau gáy tôi mỏi nhừ và nóng. Tôi lại ước vơ vẩn giá giờ này có một bàn tay êm mượt đặt vào chỗ thịt ấy của tôi, kể cũng khoái trá lắm... Tôi mở cửa phòng, trước mắt là một khoảng sân trần, trống trơn và cô lập. Gió dêm nhè nhẹ tràn vào mơn man cái bì da trên mặt tôi, những chiếc lông mi chạm vào nhau cho một chút cảm nhận thanh tịnh của màn đêm... Bầu trời lúc này có màu xanh lam lục, chút sáng và chút sao, tôi ngửa cổ nhìn ngắm nó, bị cắt ngang chéo bởi những sợi dây phơi đã lớn lên với đời tôi, mỉm cười! Tôi thở, hít căng lồng ngực một chút gió và đi xuống dưới nhà. Căn nhà thanh tịnh trống trải này lắm khi với tôi như một cái chuồng không cửa , làm tôi chỉ muốn đạp tung mọi thứ hoặc chí ít trổ thêm dăm ba cửa sổ để cảm thấy rằng tôi đang sống giữa đời ... của những đời. Tôi liếc mắt ra chỗ tivi, tặc lưỡi, rồi quay tròn chiếc khóa xe trong tay... Con đường vắng thanh tịnh, thi thoảng có vài chiếc xe máy phành phạch chở hàng chạy qua. Chẳng thấy người, chỉ toàn hàng, những chồng rau cao ngất ngưởng. Có đôi khi trên xe là đôi vợ chồng, chen chúc với hành và bắp cải? Người vợ cười... Giữa lúc miên man ấy, tôi thấy 1 bóng dáng nhỏ ngồi ven hồ... Đi tập thể dục giờ này có sớm quá chăng, rồi chợt "à" lên một tiếng, tôi cười khẩy. Nhưng trên quãng đường vắng vẻ này cũng chẳng có nhiều thứ để ngắm nhìn, việc tôi bị thu hút vào cái vật hiếm hoi chuyển động ấy cũng là lẽ thường và tôi phát hoảng khi thấy cái thân hình ấy lao xuống nước. Chẳng kịp nghĩ gì tôi chỉ biết phanh đánh két, rồi nhảy tòm xuống nước theo cô ta. Khi hoàn hồn thì tôi cảm thấy mùi tanh của nước hồ từ người mình tỏa ra, và giận điên lên khi nghe con nhóc đôi mươi này chế giễu tôi là kẻ lắm chuyện dở người. -Sao anh lại nghĩ là tôi muốn tự tử nhỉ? -Ai nhìn như tôi cũng nghĩ thế cả! -Thế à? Chứng tỏ ở đời cũng lắm kẻ rỗi hơi và nông nổi. Sao một thằng con trai nhảy xuống hồ thì người ta cho là đi bơi, còn với người con gái thì là tự tử nhỉ? -Hết chỗ để bơi rồi à? Rồi cảm thấy mình cũng chẳng là mình nữa, tôi đứng dậy. Cô ta nhìn theo, định nói gì đấy. -Nếu cô không sao thì đừng bơi ở đây. Tôi cũng chẳng rỗi hơi, chỉ có điều thấy việc thì làm theo quán tính của con người thôi! Và tôi phi xe về nhà đi tắm. Trong làn nước lạnh đổ xuống đầu, tôi chợt nhận ra nạn nhân không thừa nhận mình vừa cứu có vẻ không giống một đứa con gái làm tiền chán đời. Chẳng lẽ mốt của bọn nó bây giờ là áo sơ mi trắng. Ôi trời ơi, Thạc ơi, mày cũng sắp ngu đến nơi rồi đấy, gái nó thiếu gì con cáo khoác bộ lông trắng của cừu. Tôi quên chưa giới thiệu là tuần trước tôi chính thức trở thành giảng viên đại học. Tôi chọn cái công việc này chỉ bởi đơn giản là nó sẽ cho tôi thời gian để chuẩn bị cho việc nộp hồ sơ đi nước ngoài của mình. Chẳng yêu thích cũng chẳng mong chờ gì ở nó. Thế nhưng cái gì mình chả mong thì nó lại đến với mình nhiều hơn nhu cầu. Cái tréo ngoe của cuộc sống đôi khi cứ thò chân ra là thế. Nói cụ thể thì cái chân đấy là con nhóc mà tôi cứu sống cách đây mấy hôm đang ngồi trước mặt tôi nghe giảng. Ngạc nhiên và chút phì cười, tôi làm cái việc lạ lùng nhất trong công việc từ đầu tới giờ: gọi sinh viên trả bài. Nó trả lời rành rọt rồi nháy mắt ngồi xuống! Sau mấy lần điểm danh, tôi cũng biết" nó" tên là Dung và kém tôi 7 tuổi. Có vẻ Dung muốn bình thường hóa mọi thứ, tức là không muốn tôi nhớ đến cái duyên kì ngộ giữa chúng tôi. Cũng tốt thôi, tôi cũng không phải là kẻ rỗi hơi. Chỉ có điều, đôi khi nhìn con bé cười khúc khích với lũ bạn trong lớp, hay đôi ba lần bắt gặp cô ta tập thể dục dưới sân trường, gò má ửng hồng, thì thấy là cũng khá ưa nhìn và yêu đời. Tuổi trẻ bây h thật bốc đồng, có đôi khi chúng nó coi rẻ mạng sống chỉ vì một chút bốc đồng, chán nản trong cuộc sống. Cái lớp tôi dạy có sĩ số rất đẹp, 40 gái và 39 trai. Tôi cho thế là hoàn hảo hơn ngày tôi còn ngồi trên ghế giảng đường, nhìn xung quanh khi hết tiết để kiếm một thằng bạn rủ xuống quán nước cũng khó khăn. Nhưng bọn con gái, nhất là gái cái tuổi nhí nhảnh thì thật lắm trò và phức tạp, chúng nó không chịu thiếu một bông hồng vào cái ngày mà tôi còn phải làm tròn nghĩa vụ với mẹ, bà chị gái với đứa cháu đã lên 6_mà nó cho rằng đã đủ tuổi để nhận hoa của cậu nó, và cả mấy đồng nghiệp nữ trong khoa. Chúng nó mời tôi tham gia buổi liên hoan nhân ngày phụ nữ Việt Nam, và" Sự hiện diện của thầy sẽ là niềm vui sướng và long trọng cho K48 với nhữn bông hồng đỏ thắm điểm tô". Tôi phì cười và nghĩ đấy dù sao cũng là một sự ưu ái cho một giáo viên trẻ, và trên giấy mời thấy có ghi tiết mục văn nghệ do Khánh Dung trình bày.. Quả là tuổi trẻ nhiều sáng tạo, và tôi cũng thú thật là mình bị cuốn vào những tràng cười nghiêng ngả đấy. Dung hát cũng rất hay. Tiết mục cuối cùng là bên nam giới sẽ bốc một mẩu giấy bên trong có ghi những lời ước của những cô gái một cách diễm cảm nhất. Rất là phong phú đa dạng! Những lời ước từ tình thương cha mẹ :" Ước gì mẹ cho mình tiền tiêu vặt nhiều như tình yêu mình dành cho mẹ vậy!", " Ước gì mình đủ tiền mua cái váy hôm qua thấy trên Vincom, nhưng mà khéo có tiền mình lại đi ăn quà cho nó sướng hehe.." blah blah. và cho đến lượt tôi. Quả thật là đến khi cả lớp nhao nhao lên tôi vẫn hít lấy một hơi thật sâu: - Ước gì có ai đó làm cho mình trở thành đàn bà! Một chút im lặng rồi có tiếng vỗ tay, sau đấy là huýt sáo và đập bàn đập ghế.. 6h30 Tôi quay lại đáp lời chào mấy sinh viên ra về sau, chợt nhớ quên quyến sách trên mặt bàn. Tôi thở dài , mệt quá mà cái lớp học tận trên tấng 4. Tôi sải những bước dài lên lớp. Chưa kịp ngó nghiêng đã thấy từ đằng sau Dung đang ngồi quay lại. Tôi tiến lên, thì hỡi ôi ở tay cô học trò là một lưỡi dao lam. Và lại một lần nữa , tôi hành động theo quán tính con người của mình. Nhưng lần này là một cái tát! Cô ta ngước lên rồi nhìn tôi sững sờ, rồi khóc, nước mắt lăn từng hạt to tròn xuống đôi gò má bầu bĩnh. Tôi thì tôi nghĩ đến lần đầu gặp cô ta, và tôi quát: - Đồ ngu! Tôi tưởng đấy sẽ là liều thuốc mạnh cho sự giáo huấn. Vậy mà cô ta tự nhiên quay phắt lên cười, rồi gằn giọng chỉ vào tôi: -Anh thì biết cái gì! Đồ giảng viên dở người! Bị choáng váng, tôi hăng mũi đáp lại: -Ít ra thì tôi cũng không động tý là tìm đến cái chết như một vài con điên nào đấy.Loại coi rẻ mạng sống như cô.. - Đằng nào thì tôi có sống cũng bằng thừa. Thầy cứ coi như không nhìn thấy đi. Rồi rất nhanh cô ta lao ra ngoài cửa. Tầng 4!! Tôi chạy theo giữ cô ta lại, cô ta càng giãy giụa kinh hơn, dùng cả tay thúc vào bụng tôi đau điếng. Tai sao tôi lại giữ con điên này, tôi cũng không biết nữa. Có lẽ vì nó không phải là 1 con điếm như tôi lầm tưởng lúc đầu, có lẽ vì tôi đã thấy nó cừơi và hát và.. Chợt tôi nhận ra cô ta không còn giãy giụa nữa. Lúc này đây , người tôi mồ hôi nhễ nhại và càng nóng tợn khi thân hình của cô áp vào người tôi nức nở hổn hển. - Thầy ơi! Em sắp chết rồi! - Vớ vẩn!- Bất giác tôi đưa tay lên xoa đầu cô ta như tôi vẫn làm với đứa cháu gái ở nhà vậy. Mùi hương từ mái tóc màu hạt dẻ tỏa ra .. - Thầy ơi, em bị HIV! Bàn tay tôi chợt lạnh toát và sống lưng thì đông cứng lại. Tôi ước gì mình để quên phắt quyển sách cho xong! Mấy ngày sau Dung không đi học, tôi thở dài và cho lớp nghỉ sớm. Về nhà lướt web mà đầu óc tôi cứ lởn vởn hình ảnh người con gái đấy.. 2am Tôi lai dắt xe ra khỏi nhà, nhưng tôi tránh cái hồ đấy ra và phi xe lên cầu Long Biên. Ôi chúa oi, bây h thì tôi tin vào hai chữ duyên số rồi. Dung đang ngồi trên thành cầu và .. hát. Khi thấy tôi, cô toan phóng xe đi. Nhưng tôi đã giữ kịp! - Em không hư hỏng gì thầy ạ! Em còn chưa ôm lấy một người đàn ông! Chỉ vì một lần đi tình nguyện tháng trước trong bệnh viện! - Em đã đi xét nghiệm chưa? - Thầy lại vui tính rồi. Tất nhiên là rồi! - Mấy lần? - Còn mấy lần, một lần là quá đủ! - 3 lần mới đủ! - Thôi, em xin thầy, để ê chề hơn ạ? Thầy làm sao hiểu được? Chẳng sớm thì muộn em sẽ chết, nhưng em không muốn nhìn thấy cái hình ảnh người mình lở loét, người ta xa lánh. Em không muốn thầy có hiểu không? Liệu có ai tin là em chưa một lần quan hệ mà dính vào cái bệnh này không hả trời? Em là một con HIV còn trinh! Trong đời mình tôi chưa bao h nghe ai và cái gì chăm chú đến như thế. Dung khóc , và nhìn tôi. -Em chỉ ước được một lần trong đời làm đàn bà trước khi đi khỏi cái chốn này thôi! Em nhìn tôi và tôi hiểu. Chúng tôi cứ ngồi với nhau như thế đến tận 5h sáng! Sáng hôm sau tôi dẫn Dung đi xét nghiệm. 1 tuần sau mới có kết quả. Tôi bảo đến lúc ấy nếu vẫn là dương tính tôi sẽ làm cho em cái ước muốn ấy. Và cười bảo rằng:" Dù sao thì anh cũng đọc nó lên mà" Một tuần này tôi chỉ sợ Dung làm liều. Tôi đã hỏi em kĩ và em bảo ngay khi bị kim đâm vào tay em đã đi rửa và uống thuốc điều trị. Nhưng Dung cảm thấy người có vẻ khác??? Chúng tôi đi chơi với nhau suốt tuần ấy, và tôi phát hiện là cô nhóc HIV ấy rất xinh khi mặc váy. Cô ấy thích ăn kem, và có thể dỗ mọi thứ bằng kem. Cô nấu ăn ngon và ghét nấu ăn. Cô bảo sẽ chỉ nấu ăn cho thằng chồng nếu nó đứng đằng sau ôm cô. Tôi bảo thế thi hôi chết. Tự nhiên cô lại thần người vì cái từ cuối cùng ấy. Tôi trách mình dại miệng ! Tối ngày thứ 6.. - Thầy ơi, nếu ngày mai có kết quả rồi thầy còn giữ lời hứa với em không? - Còn chứ- Nói đến đây tôi thấy miệng mình đắng ngắt. Tôi đúng là điên rồi, một thằng điên rỗi việc. Tôi đâu thiếu người để làm cái việc đấy chứ? Nhưng lương tâm mách bảo cái lưỡi của tôi, cái đầu của tôi gật và gật. - Thế thì ngay tối nay đi! - Không.. - Tại sao, đằng nào thầy cũng làm mà. Và nếu là âm tính thì thấy cũng có mất gì đâu? Hay thầy sợ? - Dung, em chẳng hiểu gì cả.. - Em quá hiểu là khác.. Em cứ nhìn đăm đắm vào tôi. Và tôi thấy em đẹp. Chúng tôi dừng ở một hàng thuốc tôi vào mua bao cao su. Sáng hôm sau, tôi để Dung đi bộ vào một mình trên con đường nắng chói chang ấy. Em bảo :" Anh đứng ngoài này, tiết kiệm 2 nghìn gửi xe, tý khao em đi ăn chè chúc mừng em và anh đã được bên đấy nhận học luôn!". Tôi chỉ cười như sắp mếu, có cảm giác như mình là thằng hèn. Sau đêm qua, tôi đã giúp em thực hiện cái ước muốn " lớn nhất của đời người con gái", nhưng cũng từ đấy cảm giác nhục bám theo tôi đằng đẵng suốt mười mấy tiếng đồng hồ qua. Nếu kết quả đúng như tôi linh cảm thì tôi nợ em. Nếu không đúng, tôi lại càng không đang tâm dứt lòng ra đi, để cho em ở nhà với bệnh tật. Tôi chỉ lờ mờ cảm nhận, nếu tôi dời chân khỏi mảnh đất này thì em, với cái mầm bệnh ấy cũng chẳng còn nuối tiếc gì để sống. Đêm qua, ôm em trong lòng, tôi bảo em hãy ráng sống cho dù kết quả ra sao. Em rúc mặt vào người tôi, tự nhiên bật cười rúc rích :" Nếu em không mang cái bệnh này thì em sẽ cắn cho anh một cái!" làm tôi hơi chột dạ, rồi lại buồn cười. Em khe khẽ thì thầm:" Em chẳng muốn trời sáng anh ạ!". Tôi yêu em ngay từ câu nói ấy! 10 phút sau.. Rồi em cũng đi ra. Tôi gần như đoán được kết quả của mẩu giấy nhỏ em cầm nơi tay qua dáng đi chầm chậm ấy. Bây giờ đây, tôi vừa muốn lao đến ôm em, vừa ước mình chưa bao h đặt chân vào đời người con gái này. Có lẽ tôi là một thằng hèn chẳng? Nhưng cả đời tôi, tôi sợ nhất là nước mắt đàn bà. Họ khóc vì sung sướng cũng làm ta bối rối, khóc vì đau khổ trước mắt ta thì còn tệ hơn. Nước mắt của họ làm ta có cảm giác bất lực, đần độn và khó xử nhất là khi ta chẳng thể tỏ chút cái khí phách sức mạnh của thằng đàn ông ra giải quyết.Và bây h tôi đang ở trong cảnh đấy. Em đến bên cạnh, không nói gì cả, chợt vòng tay ôm lấy eo tôi, dựa đầu vào lưng tôi rồi khẽ khẽ nói:" Mình vẫn đi ăn chè nhé anh!". Hình như áo tôi ướt! Chắc là mồ hôi .. Ringg..g..g Em ra mở cửa trong bộ váy hồng. Đã hai tuần chúng tôi chưa gặp nhau, không phải vì em nghỉ học mà vì tôi đã nghỉ dạy ở trường. Em nhìn tôi cười: - Em chào anh thầy! - Mai anh đi phỏng vấn visa. Nếu em nói.. anh sẽ ở lại .. Em nhìn tôi trân trối, như thể tôi vừa phun ra một thứ gì bẩn thỉu đáng khinh vậy. - Anh muốn nhìn em lở loét, ốm đau rồi anh mới hài lòng à? Hay anh muốn làm một vị thánh sống của đời của một kẻ HIV. Xin lỗi anh, nhưng nếu anh nghĩ anh cần có trách nhiệm với em sau chuyện ấy thì có lẽ anh đã nhầm! Em tự nguyện và nó sẽ là một kỉ niệm đẹp theo em dưới ba tấc đất. Nếu anh nhìn thấy em trong giai đoạn cuối, liệu anh có không khỏi rùng mình khi nghĩ mình khi nghĩ đến đêm hôm đấy không? - Dừng lại một chút, em thở hắt ra rồi nhìn tôi cười- Đừng vì em mà hủy hoại tiền đồ của mình anh nhé. Thật ra em chọn anh một phần là vì anh sắp đi khỏi đây, anh có hiểu em không? Nói rồi em chào tôi và đóng cửa lại.. 3 tuần sau.. Tôi đã nhận lớp và đang bỡ ngỡ với cuộc sống mới của mình. Việc đầu tiên sau khi hoàn thành thủ tục nhập học là tôi đặt mua một cái lap qua mạng để chấm dứt sớm việc phải lên thư viện quá nhiều lần trong một ngày và quá nhiều tiếng trong một lần. Hôm nay tôi mới có thời gian vào check mail, rất nhiều thư mới. Tôi để ý có một email: dungkh. Là em!! Tôi click đên 3 lần chuột và rủa thầm cái mạng sao mà chậm như rùa. Bức thư mở ra. Chẳng có gì cả. Tôi thoáng thất vọng và lo lắng nhưng rồi chợt nhận ra có 1 file đính kẻm. Một file ảnh thì phải! Tôi mở ra. Bức ảnh chụp tờ giấy xét nghiệm của em: Âm tính. Bên dưới có dòng chữ: "Em yêu anh!" Sưu tầm.
Xem phim Cô ấy ngồi tua lại cuốn băng, ngay đoạn anh chàng diễn viên chính cởi đồ. Cô xuýt xoa trầm trồ với cơ bụng sáu múi của thần tượng. Đoạn ấy vừa hết, cô tua lại lần nữa và trầm trồ lần nữa. Cứ thế suốt cả đêm, cô không làm gì khác. Anh tua lại đoạn cô ngồi trầm trồ. Cái miệng xinh ấy, cái dáng vẻ thích thú của cô làm anh thấy mắc cười. Anh tua đi tua lại, và hình ảnh cô xem ti vi cứ thế ghi khắc vào tâm trí của anh. Cô đứng trước mặt anh, tua lại cô đã cách anh ba mươi ngàn cây số. Nếu tua tới, cô sẽ trượt qua anh, đi lẫn vào dòng người hối hả đi vào xe điện. Nếu tua chậm lại, cô sẽ nhìn thấy anh. Anh đứng im lặng mỉm cười. Họ chào nhau bằng một cái gật đầu khẽ. Nếu tua lại cuộc đời của họ sẽ đến cái ngày anh ngồi quay phim cô đang xem phim truyền hình, tiếp tục là ngày họ đính hôn, tiếp tục là lần đầu tiên hôn nhau, lần đầu tiên gặp nhau. Còn nếu tua về trước, anh đang bỏ đi, họ chia tay thật sự. Chuyến tàu của cô sẽ gặp tai nạn. Anh sẽ đến đám tang của cô với một người phụ nữ khác. Họ nhấn nút stop. Không gian của nhà ga tĩnh lặng. Mọi người đông cứng trong thời gian dường chuyển động. anh và cô đứng trước mặt nhau. “Ước gì chuyện tình của mình cũng có thể làm như vậy” Cô nhấn nút play, diễn biến của bộ phim lại tiếp tục. Anh ngồi bên cạnh cô, va li để dưới chân. Một giờ nữa thôi anh sẽ ra ga. Chuyện tình của họ sẽ chấm dứt. “Nếu mình tua lại từ ngày bắt đầu thì sao?” “Thì mình vẫn sẽ như trong bộ phim ấy, đi đến thời điểm này. Chỉ có khác chúng ta không biết được kết cục sẽ ra sao mà thôi.” “Vậy cứ để thời gian trả lời”
Chợt có người cầm tay.... Nói sao tay lạnh thế Cười...tay lạnh vì không ấm...thế mà cũng hỏi à... Ngốc ! Hôm nay nhớ.... Nhớ để ngày mai quên Buồn lắm Nhưng không hề khóc vì đã hứa rồi mà Có lẽ... điều duy nhất có thể làm Là chờ đợi Dù biết sẽ không đi đến đâu Nhưng...sẽ không bỏ cuộc đâu _______________________________ Yêu xa... Xa nhau thế này có nhiều thứ không được như gần nhau Yêu nhau thế này Gọi là yêu xa Xa mà gần Gần mà xa Quan trọng là trong lòng có nhau thôi Khi xa nhau rồi Có người buồn Có người vui Có người cười Có người khóc Có người muốn đi Có đứng chờ Nhưng không có ai muốn giữ cả ....! ~ _____________________ Và rồi... Tạm xa nhau Để biết cần có nhau như thế nào Tạm xa nhau để ngày mưa nhớ ngày nắng Tạm xạ nhau để mỗi ngày lang thang trên phố không còn thấy nhớ Tạm xa nhau để mỗi đêm gặp nước mắt lăn dài trên má Tạm xa nhau để có cảm giác thời gian không còn trôi nữa Tạm xa nhau để nụ cười giả tao lại xuất hiện Tạm xa nhau để quá khứ mãi là quá khứ Tạm xa nhau... để biết hạnh phúc là thế nào Tạm xa nhau... để niềm vui lắng xuống Tạm xa nhau... để nỗi buồn dâng lên... Tạm xa nhau để mùa đông lạnh hơn Tạm xa nhau để trái tim lạnh hơn Tạm xa nhau để biết yêu nhau nhiều thế nào.... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Julia 9:12 AM (GMT+7) (08-12-2009)
Một vị vua treo giải thưởng nghệ thuật cho nghệ sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có 2 bức và ông phải chọn lấy 1. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh thật hoàn hảo. Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim đang an nhiên đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự. "Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên." Phải chăng đó chỉ đơn giản là cảm giác an toàn. Cảm giác dù trong bão giông ta vẫn luôn được che chở, ta vẫn luôn có một bờ vai tin cậy. Và ta vẫn mơ...
Vứt bỏ sự nghi hoặc, hãy tin tưởng mọi người Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát. Nhưng viên cảnh sát lại nói với anh bằng một giọng mỉa mai : "Anh đừng có tới đây để lôi kéo chúng tôi, anh tưởng rằng có thể dùng tiền để lừa bịp, hối lộ chúng tôi được sao, anh tưởng rằng có thể dùng tiền để mua được sự ân xá sao, các anh cũng thuộc loại người không chân thực rồi". Người phạm nhân này nghe xong cảm thấy vô cùng thất vọng và nghĩ rằng trên thế gian này ko còn ai tin tưởng anh ta nữa. Buổi tối, anh ta quyết định vượt ngục. Anh ta đã lấy trộm tiền của mọi người để chuẩn bị cho cuộc trốn chạy. Khi anh ta lấy đủ số tiền rồi, liền lấm lét lên tàu hoả, trên tàu khách rất đông, đã chật cứng không còn chỗ ngồi, anh ta phải đứng ngay bên cạnh chiếc toilet trên tàu. Lúc đó bỗng nhiên xuất hiện một cố gái xinh đẹp đi vào toilet, nhưng cô chợt phát hiện ra cái khuy cửa đã bị hỏng, cô gái liền nhẹ nhàng bước ra nói với anh ta: "Thưa anh, anh có thể giữ cửa giúp tôi được ko ?" Anh ta sững người một lúc, nhìn cô gái với ánh mắt dịu dàng và thuần khiết, anh ta khẽ gật đầu. Cô gái đỏ mặt bước vào bên trong toilet còn anh ta lúc này trông giống như một người vệ sĩ trung thành, nghiêm nghị giữ cái cánh cửa phòng toilet. Và trong cái thời khắc ngắn ngủi ấy, anh ta đột nhiên thay đổi ý định, khi tàu dừng lại anh ta rời khỏi đó và đến đồn cảnh sát tự thú... Lòng tin cũng chính là bàn đạp thực tế, có người nói rằng : "Tin tưởng người khác thật là nguy hiểm, bạn có thể phải chịu sự lừa gạt của họ" chúng ta giả sử là thiên hạ luôn luôn tồn tại sự lừa dối, như vậy thì câu nói đó đúng là có lý, lòng tin không nên xuất phát từ trong ảo giác. Bạn biết rõ với người thích nói nhiều thì không nên đem bí mật của mình mà kể cho họ nghe. Thế giới không hẳn là một chiếc sân vận động an toàn mà người ở trên đó không phải ai ai cũng có thiện ý, chúng ta buộc phải đối mặt với sự thật này. Lòng tin chân chính, không phải là sự cả tin. Không tin tưởng người khác, thì không thể thành nghiệp lớn, cũng không thể trở thành vĩ nhân. Xin hãy ghi nhớ câu nói này : "Bạn tin tưởng người khác, thì họ mới tin tưởng bạn, trung thực với bạn. hãy lấy phong độ của một vĩ nhân đối với người khác, họ mới có thể biểu hiện ra cái phong độ vĩ nhân mà họ có với bạn". Chúc các bạn luôn được sống trong niềm tin !
đây là một câu chuyện về lòng từ bi. Hôm qua lúc đang đi trên đường mình lỡ chân đạp phải con kiến,thế là một con khác leo lên chân mình cắn,mình nhìn qua thấy một đàn kiến như đang buồn rầu về con kiến bị đạp,mình định giết con kiến đang bò trên chân thì thấy tội,thế là bỏ nó xuống đàn kiến và théo dép dập chết cả đàn cho nó chết chung mới vui,chứ một con chết buồn lắm. Minh thật từ bi.
Trong xã hội nhiều người từ bi giống cậu ấy lắm Vào nhà người ta ăn cắp,bị ông chồng phát hiện nên đâm ông chồng,bà vợ bay vào cản thì đâm luôn bà vợ với mấy đứa con cho chết chung luôn
Một phụ nữ bị đau đẻ và được đưa tới bệnh viện. Bệnh viện rất lớn, có nhiều tầng và nhiều thang máy. Trong khi bà mẹ cùng với nữ hộ sinh đứng đợi thang máy thì "tình hình" đã rất khẩn cấp rồi. Mà chẳng hiểu sao hôm đó tất cả thang máy của bệnh viện đều bận lâu đến như vậy. Cuối cùng thì họ cũng vào được thang máy để lên khu vô trùng, chuẩn bị cho em bé ra đời. Nhưng em bé không đợi lâu đến vậy. Em đã chào đời ngay trong thang máy. Sau khi đã mẹ tròn con vuông, người phụ nữ có than phiền rằng địa điểm sinh con thật chẳng "đẹp" chút nào. Cô hộ sinh đáp: "Thế vẫn chưa phải là gì ghê gớm đâu chị. Tôi nghe mấy y tá lớn tuổi hơn kể rằng vài năm trước có người còn sinh con ngay trên bãi cỏ trong khuôn viên bệnh viện đấy!". "Tôi biết" - Người phụ nữ thở dài - "Vì đó cũng chính là tôi mà!". Và thực tế, có rất nhiều người thấy rằng tất cả những chữ "may mắn" mà họ mình nhận được trong cuộc sống bao giờ cũng nằm trong cụm từ... "kém may mắn". Nhưng cũng lại có rất nhiều người coi rằng không phải mọi sự "kém may mắn" đều nên coi là “điều tệ hại”. Nhiều năm về trước, nhà văn nổi tiếng Ernest Hemingway đã biết được thế nào là "kém may mắn" và "bị cuộc sống cho một cú đá" - theo như lời ông kể lại. Hồi đó, ông đang cố gắng hết sức để tạo dấu ấn của mình trong sự nghiệp văn chương. Và tai hoạ ập tới. Ông bị mất chiếc vali chứa toàn bộ bản thảo với rất nhiều những câu chuyện mà ông đã mất thời gian và công sức chỉnh sửa kỹ càng, trau chuốt cầu kỳ không kém gì những viên đá quý. Tập bản thảo đó ông đã có kế hoạch xuất bản thành một cuốn sách. Hemingway suy sụp. Ông không dám tưởng tượng đến việc làm lại mọi việc từ đầu. Thế là hàng bao nhiêu tháng trời miệt mài viết lách, bây giờ đơn giản là hoài công. Ông than thở về chuyện này với người bạn là nhà thơ Ezra Pound. Trái với suy nghĩ của ông, Pound lại gọi đây là "một tia chớp may mắn"! Pound khẳng định với Hemingway rằng khi viết lại những câu chuyện, ông sẽ quên hết những phần còn yếu, chỉ những phần hay nhất mới được tái hiện trong đầu ông. Pound khuyến khích Hemingway viết lại từ đầu, viết với sự lạc quan và tự tin. Và Hemingway đã viết lại những câu chuyện đó, và trở thành ngôi sao sáng của văn học Mỹ. Bạn đừng ước mình có ít vấn đề hơn; hãy ước mình có nhiều kỹ năng hơn. Đừng đòi hỏi những thử thấch nhỏ hơn; mà hãy mong sự thông minh và tự tin lớn hơn. Đừng tìm cách dễ dàng; hãy tìm kết quả tốt nhất có thể. Giống như một câu danh ngôn: "Nếu cuộc sống đá cho bạn một cú, hãy để nó đá bạn về phía trước".
Bài trên FB của một người bạn... Tôi mơ thấy rằng mình có một cuộc phỏng vấn với R - Mời vào. - R nói - Anh muốn phỏng vấn ta? - Nếu anh có thời giờ - Tôi đáp. R mỉm cười nói : - Thời giờ của ta là vô tận. Anh có điều gì thắc mắc muốn hỏi ta đây? - Điều gì về nhân loại làm anh kinh ngạc nhất? R đáp : - Đó là họ chán trẻ thơ, vội vã trưởng thành, và rồi lại khát khao được trở về thời thơ ấu.... - Họ đánh mất sức khỏe của họ cho việc kiếm tiền rồi họ tiêu tiền bạc để phục hồi sức khỏe.... - Họ lo nghĩ đến tương lai mà quên mất hiện tại ! - Họ sống như là họ sẽ không bao giờ chết, và họ chết như là họ chưa từng sống ! Tôi lại hỏi : - Khi làm cha mẹ, anh có những lời khuyên gì muốn con cái của mình học hỏi? Với nụ cười nở trên môi, R trả lời : - Học để biết chúng ta không thể làm cho bất cứ ai yêu mến chúng ta, những gì mà chúng ta có thể làm là hãy để bản thân mình được yêu thương - Học để biết rằng những gì giá trị nhất trên cõi đời này không phải là giá trị vật chất chúng ta sở hữu mà là trong cuộc sống của chúng ta có những ai - Học để biết rằng đừng nên so sánh bản thân chúng ta với những người khác, vì tất cả mọi người sẽ được phán đoán riêng rẽ dựa trên nhân cách của chính họ - Học để biết rằng một người giàu có không phải là người có tất cả, mà chỉ là người cần tối thiểu mà thôi - Học để biết rằng chúng ta chỉ mất vài giây để khơi dậy vết đau trong lòng những người khác, nhưng sẽ mất rất nhiều năm để hàn gắn ! - Học để biết tha thứ bằng cách thực hành hạnh khoan dung - Học để biết rằng có những người thương yêu chúng ta tha thiết, nhưng lại không biết làm cách nào để biểu lộ hay bày tỏ những tình cảm của họ... - Học để biết rằng tiền bạc có thể mua đươc mọi thứ nhưng không thể mua được hạnh phúc ! - Học để biết rằng hai người có thể cùng nhìn vào một vật nhưng lại thấy hai thứ hoàn toàn khác nhau - Học để biết rằng không phải lúc nào người khác tha thứ cho chúng ta là đủ mà chúng ta phải biết tự thứ tha cho bản thân chúng ta nữa ! Tôi ngồi đó trong một phút giây để hưởng thụ giờ khắc quí báu, rồi tiếp : - Cám ơn thời giờ và mọi việc mà anh đã dành cho tôi R cười đáp : - Bất cứ giờ phút nào ta cũng ở đây, các anh chỉ cần gọi thì ta lập tức trả lời...!
Một câu chuyện về hoa phù dung ............................................ Khi mới vào tu học, tôi được giao chăm sóc vườn hoa trước chùa. Tên vườn là Vô Ưu, nghĩa là không phiền não. Vậy mà tôi đã bắt đầu ưu phiền từ đó. Tiết mạnh xuân, thầy tôi cho dựng thêm mấy nếp nhà cỏ men hồ. Đệ tử dạo này đã hơn mười người, phải có chỗ để tĩnh tâm, tụng niệm. Mỗi nếp nhà được đặt một cái tên. Nhà tôi ở ngay bên khóm hoa súng tím, gọi là Lăng Hoa Cốc. Giữa những sơn cốc nho nhỏ hiền lành là khoảng đất vừa khai hoang. Chúng tôi trồng những thứ cỏ cây mà khách hành hương đem tới. Một hôm tôi hỏi: “Bạch Thầy, người ta nói Phù dung sớm nở tối tàn, nó vô phước vô phần, không phải là hoa dâng Phật. Mình có trồng không?”. Thầy bảo: “Thế nào là hữu thế nào là vô, thế nào là sớm thế nào là tối, người đời có lý giải được chưa, sao lại đem gán cho hoa?” Tôi vào chùa sau chót, ai cũng là sư huynh, ai cũng được hầu thầy còn tôi chỉ có việc loanh quanh trong vườn, không mấy khi lên chính điện. Hóa ra nhờ vậy tôi được gần thầy hơn ai hết. Sớm, chiều, thầy xuống thềm, thăm cây, có lúc cùng tôi tưới hoa. Rủi cho tôi, tươi tốt chưa bao lâu thì có lũ bọ vàng từ đâu bay về. Giống này đặc biệt thích những cánh hoa mỏng và có vị ngọt. Hoa Phù dung hồng, hoa Nương tiêu tím bị chúng ăn như ăn rau. Một góc vườn đang rợp hoa, chúng bu lại nửa giờ sau chỉ còn một đám lá xơ rơ tơi tả. Tôi điên lên, cầm cái chổi tre, thấy con nào sán đến là vung lên đập. Những con bọ nát bét trên mặt đất, máu của chúng tím như nước mồng tơi bắn ra, dính cả vào áo tôi. Sư huynh Đăng Minh nhìn thấy, bảo: “Vì cái đẹp mắt trong một buổi, mà giết mỗi ngày mấy chục mạng, có đáng không?” Tôi đang tức, dang tay vun vút đập thêm cả chục con. “Thứ đồ phá hoại này, để làm chi hại đời”. Đập mãi không tiệt nọc, tôi hùng hổ vào gặp thầy, xin tiền mua thuốc trừ sâu. Các sư huynh ngồi đấy đều cười. Tôi càng tức. “Con bọ có mạng sống vậy bông hoa không có mạng sống ư? Bạch thầy, xin thầy giảng cho con nghe phải làm sao? Giết bọ cứu hoa hay bỏ hoa để nuôi bọ?”. Thầy mỉm cười bảo tôi: “Việc có chừng đó con không tự ngộ được sao?”. Tôi thở hắt ra: “Con xin chịu!”. Thấy tôi bực bõ như vậy, thầy bảo thôi, ngày mai giao vườn cho người khác, tôi vào làm thư ký giúp thầy. Thầy viết sách, soạn kinh, lúc nào cũng viết trên giấy trắng. Chùa xa không có điện, không có máy vi tính. Bản thảo của thầy, tôi đem xuống phố đánh máy cho người ta đem in. Nhiều khi thầy làm tôi buồn lòng. Tiền đánh máy đem đi bao nhiêu, đánh xong hết bao nhiêu, mỗi ngày thầy đều đếm trang, bảo tôi kê khai rõ. Thấy tôi buồn lộ rõ trên nét mặt, thầy hỏi. Tôi thưa: “Thầy giao cho Đăng Minh cầm tiền triệu đi mua sắm, không bao giờ hỏi. Chúng con đều là đệ tử của thầy, sao phân biệt như vậy?” Thầy đặt bút xuống, nhìn tôi. Trong chùa, chỉ có tôi là dám hỏi vặn thầy như thế. Thấy thầy không trả lời, tôi lại cố hỏi. Thầy bảo: “Con không tự biết mình, dù thầy có nói tại sao, chưa chắc con đã cam lòng”. Ngày mai, thầy để tôi tự ý, không xem xét gì nữa. Có lần thầy hỏi: “Con ở chỗ sơn lâm, bây giờ ngày nào cũng vào phố, lên mạng, có bỡ ngỡ không?”. Thầy e bước vào một thứ phương tiện hiện đại mới mẻ như computer, tôi không bắt kịp. Đó là vì thầy không biết đó thôi. Trong cái máy tính kia còn có những thế giới huyền ảo xa xưa hơn cả mái chùa trong sơn ao này... Thầy không biết, những ngày này, qua phép màu của game online, tôi đang ẩn náu ngay trong Tàng kinh các của Thiếu Lâm tự. Tên ác ma đã chạy rồi, nhưng Lăng Hoa Tử, tức là tôi, vẫn mải miết đuổi theo. Tiếng chân, tiếng hú của địch nhân vang dội trong núi rừng. Mặc. Tôi ráo riết. Không thể tha cho hắn. Mới vừa rồi hắn đã khống chế cô gái tội nghiệp, bắt quắp vào nách mang đi. Tôi vung kiếm. Hắn mặc giáp sắt. Nhưng kiếm của tôi là thanh kiếm bén, đoạt được sau nhiều lần trừ gian diệt bạo lắm rồi. Máu tóe ra từ bụng hắn, đỏ bầm, tung tóe từng chấm lai láng trên màn hình tinh thể lỏng... Cô gái tạ ơn tôi. Cô ta xưng tên là Dung muội, cũng là một nữ kiếm thủ. Nhìn khăn áo và khí giới của nàng thì cũng biết là vào làng game thủ từ lâu rồi, dù bản lĩnh không bằng tôi. Nguy rồi, tình huống mới đã xảy ra, từ bốn nẻo rừng, bọn ác nhân bịt mặt đang túa ra. Dung muội bảo tôi: “Muội phải cắm vào sọ chúng nó mấy chiêu Cửu âm bạch cốt trảo. Huynh giúp muội một tay nhé”. Lúc đó đã đến giờ về chùa. Dung muội rỉa tôi là đồ nhát như thỏ đế, thấy lũ bịt mặt thì hoảng nên chạy làng. Tôi phân trần một lúc mới out được... Về đến chùa, trời đã tối. Tôi ngồi ăn một mình trong Lăng Hoa cốc. Những chiêu kiếm loang loáng trong tâm trí. Thầy bước vào cốc mà tôi không hay. Thầy gọi: “Phước Tuệ!” Tôi giật mình, buột miệng: “Có tại hạ”. Thầy đến sát một bên rồi mà tôi vẫn còn thấy Dung muội cầm kiếm chạy băng băng trước tên ác ma. Mãi khi thầy vỗ lên vai, tôi mới sực tỉnh: “Dạ, thầy gọi con?” Thầy ngồi xuống chiếc chiếu trải giữa nền ván, gọi tôi đến ngồi trước mặt, niệm chú lâm râm rồi nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi. Thầy bảo: “Ngày mai là bắt đầu mùa an cư. Thời thầy mới xuất gia, ba tháng an cư không ai được ra khỏi chùa, ai cũng phải an tĩnh để trì tụng. Nay khác rồi, có công việc thì đi, nhưng phải về chùa trước sáu giờ chiều”. Tôi nghe, nhướng mắt kinh hoàng, vẻ mặt tôi khi đó chắc nhuốm sắc khí mơ màng của người say thuốc. Tuy vậy, tôi cũng giữ ba tháng an cư không sai phạm điều gì. Dễ lắm, những bài giảng Phật pháp của thầy, tôi thuê người ta đánh máy hết. Thời gian của tôi dành để lang thang hành hiệp, cùng Dung muội lên núi cao, xuống vực thẳm, có khi rơi vào hầm bẫy của bọn hắc đạo. Dung muội bản lĩnh còn non, bởi thế rơi vào cạm bẫy bọn ác tăng không biết bao nhiêu lần. Tôi thì cao tay hơn. Bây giờ, trong võ lâm giang hồ, nhiều thằng ác ma thấy Lăng Hoa Tử xuất hiện liền phải năn nỉ: “Lạy anh xin tha cho em”. Tha sao được, thằng này chính là thằng dâm tặc luôn đón đường bắt cóc Dung muội. Tôi mắng nó: “Tao chờ mày để giết lâu rồi”. Kiếm tôi vung lên, xọc ngay vào bụng thằng ác. Máu nó túa ra, bắn những giọt đỏ tươi trên màng hình tinh thể lỏng. Sao nó giống những tia máu màu tím mồng tơi của lũ bọ vàng tôi đã đập chết vô cùng. Một cảm giác cuồng hăng ào lên, tôi vung kiếm bốn phương tám hướng, xọc vào bụng tên này, chém rụng đầu tên kia, tôi dũng mãnh vô song, tôi là vô địch... Giữa mùa an cư, thầy cho đệ tử họp lại trước chính điện. Chúng tôi được nghe tam quy và ngũ giới. Sát giới, sắc giới, tửu giới... Ha ha, có bao giờ thầy tưởng tượng được Phước Tuệ này đi dung dăng dung dẻ với cô bé Dung muội nẩy lửa từ núi cao đến vực sâu, chém rụng không biết bao nhiêu là cái đầu và nốc bao nhiêu bình mỹ tửu để luyện “túy quyền”... Nhưng đâu có can gì, đó là trò chơi mà, đâu phải thực. Sự thực tôi vẫn mỗi ngày trì giới ở đây, mỗi ngày từ chùa vào phố đến ngồi trước cái máy tính hiền lành, chiều lại về đúng giờ. Sư huynh Đăng Minh bạch thầy: Phước Tuệ siêng năng việc Phật sự, giữ đúng thanh quy, công việc đánh máy thầy giao chưa bao giờ trễ nải. Thầy nghe, lặng im không nói gì. Sau này tôi tự hỏi: Lúc ấy sao thầy im lặng? Nếu lúc ấy thầy nói thì có thể chuyện sẽ khác đi? Nhưng thầy tôi vẫn bảo: Ngăn dòng nước chảy có ích gì? Lúc ấy, trong tôi không phải dòng nước, mà một dòng thác đang cuồn cuộn ập xuống. Tôi dần dần nổi tiếng trên chốn giang hồ. Điểm chơi của tôi đã ngoài bảy trăm. Uy tín một cao thủ võ lâm đâu cho phép dừng tay gác kiếm mỗi lần đến giờ về Lăng Hoa Cốc. Mùa an cư chưa dứt mà giờ tụng kinh ở chùa dần dần vắng bóng tôi... Một chiều, mải chạy tìm tung tích Dung muội trong trại giặc, đến khi giải cứu được nàng, tôi thở phào một hơi dài, liếc ra ngoài trời, ngạc nhiên thấy trời hôm nay sao sáng lâu đến thế. “Bác ơi, cho cháu tính tiền giờ”. Liếc nhìn phiếu thanh toán, tôi ngạc nhiên, lúc này là 9 giờ sáng, té ra tôi đã chơi thâu đêm mà không hay! Tôi xô ghế đứng dậy, bỗng trước mắt đầy đom đóm, trong tai ù ù những tiếng thét khủng khiếp thất đảm của lũ môn đệ phái Độc Vật. Tôi ngã người ra sau, cảm thấy mình đang rơi xuống vực, mê man. Người ta chở tôi về chùa. Bây giờ thì cả chùa ai cũng biết tôi đi chơi games. Thầy thở dài: “Đời đã ảo, lại chơi trò ảo. Vậy là ảo đến hai lần”. Nghỉ ngơi mấy hôm, tôi dần hồi sức. Ngồi nhìn ra từ Lăng Hoa cốc, thấy những cây phù dung trong vườn Vô Ưu đã cao quá đầu, mỗi sáng nở đầy hoa. Đến trưa, hoa chuyển sang hồng thắm, xế chiều thì cuộn tròn đỏ thẫm màu sen. Trong đêm, hoa rụng âm thầm, sáng dậy thấy những cuộn tròn đỏ lác đác trên mặt đất. Trên cành lại hiện ra thật nhiều hoa mới, cánh trắng phớt hồng. Tôi thầm nghĩ: Không biết vì sao chẳng thấy lũ bọ vàng quay lại? Vừa khỏe lên một chút, tôi liền quay lại với giang hồ. Vía tôi đã nằm trong thế giới đó, những gì ngoài đời này chỉ là cái bóng của sự sống. Những đêm dưỡng bệnh trong Lăng Hoa Cốc, tôi nghe tiếng ai kêu thảm thiết trong những hẻm núi hư vô: “Lăng Hoa Tử!” Mồ hôi tháo ra đẫm áo, tôi vùng dậy, thấy cái vía mình chạy hoảng hốt lang thang dưới ánh trăng, trên những con đường mòn quanh co trong Thung Lũng Đoạn Hồn. Tiếng ai gọi tôi, thê thiết quá... Đúng rồi, tiếng của Dung muội, tôi đã bỏ nàng một mình, tả xung hữu đột với bầy ác tặc. Tôi vùng dậy, điên cuồng đi quanh bốn góc chòi tranh. Đăng Minh đang ngồi bên chiếu. Sư huynh đã thức suốt đêm canh chừng tôi, nhưng lúc ấy tôi không nhìn thấy gì cả... Mở cửa liếp, tôi bước ra ngoài trời sương, lao mình theo tiếng kêu cứu của Dung muội. Sư huynh ôm ghì lấy tôi. “Em đang sốt, nằm xuống, đừng đi”. Trong đôi tay của sư huynh tôi vùng vẫy kịch liệt, rồi gục xuống, mắt dại đi... Hôm sau, tôi trốn ra khỏi chùa. Đúng như linh cảm của tôi, Dung muội đã chết. Nàng bị Đông Hải Ma Đầu phóng kiếm trúng, ngã lộn nhào từ núi xuống đáy vực. Một mình nàng làm sao đương cự. Một mình nàng. Không có tôi... Vậy nhưng trên Yahoo messenger, cái con người đã chết ấy cứ gọi tôi, tiếng gọi tha thiết và đầy âm vọng làm tôi điêu đứng. Tôi rã rời, không còn thiết quay lại chốn võ lâm nữa. Không có nàng, tôi cũng dừng bước giang hồ. Lăng HoaTử gác kiếm khi điểm chơi đã quá chín trăm, không có tay chơi nào trong võ lâm không nể mặt... Bây giờ, tôi mới biết Dung muội quan trọng đến mức nào, trong cuộc sống của tôi. Cuối cùng, chúng tôi nhất định phải gặp nhau. Trong góc quán ven sông, tôi gọi một ly rum , chờ nàng tới. Cả hai chúng tôi đều chọn cùng một dấu hiệu: chiếc khăn mua soa buộc quanh cổ tay. Thiếu gì cách làm dấu, nhưng tôi và Dung muội đều cho rằng cái khăn quấn quanh cổ tay trông có vẻ phiêu du lãng tử... Nàng đến. Tôi thấy nàng dễ dàng từ chỗ ngồi hướng ra cổng. Bước xuống taxi, vừa đi nàng vừa nhớn nhác nhìn lui như sợ có ai nhìn thấy. Bây giờ thì nàng đang sải bước qua những khóm Bonsai trước quán. Tim tôi đập như vũ bão. Nàng không giống hình ảnh của Dung muội trên màn hình, không có bộ ngực cương nở, không có kiếm đeo vai, không có đôi mắt to choán gần hết gương mặt. Nàng gầy mảnh, ẻo lả như hoa phù dung, da trắng xanh như chưa hề gặp nắng trời. Trong bộ quần áo rất mốt nhưng nhàu nát, nàng bước đi ngập ngừng như đang lạc vào một thế giới xa lạ, mắt ngơ ngác nhìn quanh với vẻ ngu ngơ xao xuyến đến não lòng. Không giống trên màn hình, nhưng cốt cách ấy chính là Dung muội của tôi: người nữ kiếm khách tuổi teen luôn níu lấy tôi nhờ chở che, vì có nàng mà tôi thành anh hùng, vì có nàng mà tôi thành vô địch. Tôi run run bước lại bên nàng. Nàng nhìn tôi, lặng phắt. “Anh không phải là Lăng Hoa Tử!”. Thật bất ngờ, nàng kêu lên, cái miệng xinh xinh méo đi, đau đớn. Rồi nàng bật khóc, khóc tức tưởi. Đôi mắt thỏ trong veo cứ nhìn, đầy vẻ trách oán. Ức quá, nào tôi có lỗi gì đâu? Sau này tôi mới hiểu vì sao nàng thất vọng. Còn lúc ấy, chỉ thấy tức giận và hụt hẫng. Lúc đó tôi không thấy mặt mũi mình. Đôi mắt trõm lơ, gò má hốc hác, chiếc áo nâu cũ xốc xếch. Nàng khóc ròng như cha chết, làm nhiều người trong quán bắt đầu quay lại nhìn. Vụt cái, nàng quay lưng, như muốn bỏ trốn. Trong lòng tôi cuồng nộ bỗng nổi lên như lửa. Cơn cuồng nộ này đã thường xuyên đến với tôi lâu rồi, nó đã giục tôi xọc kiếm vào bụng, bủa gươm vào đầu những con người ảo. Nó cho tôi niềm sướng khoái của chiến thắng khi những giọt máu ảo văng tung tóe, chẳng khác chi thứ máu màu tím mồng tơi của lũ bọ vàng... Dung muội cũng là ảo. Cô gái đang chối bỏ tôi đây cũng là ảo. Cơn cuồng nộ cháy bùng, tôi chộp lấy vai nàng, kéo lại. Tôi thà bóp chết nàng, chứ không để nàng bỏ tôi đi... Nàng hét lên, dãy dụa vuột ra. Cuống cuồng, nàng lao vào những đám người trên phố. Trông giống hệt con mèo chạy trên đường lộ, chẳng biết chi đến những quy tắc của loài người. Cứ thoăn thoắt như đang chạy thoát thân giữa những vách đá, trong Thung Lũng Đoạn Hồn... Nhưng đây không phải là dãy Nga Mi với những cánh đồng hoa xuyên tuyết giá băng dưới chân núi. Tôi hoa mắt. Một tiếng thét kinh người. Nàng ngã xuống giữa đèn xe nhấp nhóa. Tôi thấy máu. Máu nàng không tím, máu nàng đỏ. Không phải là máu ảo. Một lần nữa, Lăng Hoa Cốc lại ấp ủ tấm thân rạc rài của tôi. Tôi thấy như mình chết rồi, như đang đứng trên cầu Nại Hà nhìn xác thân mình trôi bập bềnh dưới kia, trên sóng nước. Đăng Minh đút cháo cho tôi. Tôi không muốn mở miệng. Thầy cúi xuống, cầm tay tôi, lắng nghe mạch đập. “Gắng đi con. Không ăn làm sao sống?” “Con không muốn sống nữa. Trên đời chẳng có gì lôi kéo nổi con nữa rồi”. Thầy bảo: “Không còn gì lôi kéo được nữa, chính là giải thoát. Chết có khó gì, sao không can đảm sống để đi cho hết nghiệp chướng của mình?”. Tôi nghe lời thầy. Mấy tháng trời, các sư huynh theo giữ, không cho tôi đi đâu. Tôi cũng không thiết đi đâu, ngày ngày cầm bình tưới theo Đăng Minh ra vườn Vô Ưu tưới hoa. Trong vườn, sắc màu dịu dàng chen nhau như những nụ cười hiền hòa dịu ngọt. Tôi cố tìm lũ bọ vàng, nhưng chẳng thấy chúng đâu. Nếu thấy, chắc tôi chẳng biết xoay xở làm sao. Bây giờ tôi sợ máu, sợ vô cùng. Đăng Minh và các sư huynh khác loay hoay gỡ những vành rơm nhỏ xuống từ thân cây. Tất cả được gom vào trong bao, buộc lại. “Làm gì vậy?” Tôi hỏi. Đăng Minh bảo: “Trong mùa đông, côn trùng vào trốn rét trong những vành rơm này, chúng sống trong đó, đẻ trứng trong đó. Mình gom lại, mỗi lần lên núi đem theo, cho vào chỗ hoang dại. Khỏi phải dùng đến thuốc trừ sâu”. Tôi ngước nhìn phù dung nay đã thành cây lớn, sắc hồng rợp trời. Sắc hồng làm tôi bỗng đau lòng... Thầy ơi, con phải đi. Phải đi cho trọn nghiệp của mình... Thầy cho tôi làm lễ cởi áo. Lòng nao nao, tôi quỳ trước mặt thầy. Thầy bảo: “Ta vốn biết con không có căn duyên ở chùa. Nhưng ở đời mà sống lành, cũng là tu Phật”. Tôi đi tìm Dung, khi ấy đã được gia đình đưa về Bắc. Hơn hai tháng điều trị trong bệnh viện mà đôi chân bị cưa vẫn chưa lành hẳn. Những ngày tĩnh tâm đã khiến khuôn mặt tôi dần lấy lại được dáng vẻ nhân hậu của mặt người... Vậy mà Dung vẫn lấy gối che mặt để khỏi nhìn thấy tôi. Mãi sau, nàng bỏ gối xuống, nước mắt chảy tràn trên mặt. Không phải trong thế giới ảo, đây là cuộc đời thực cay đắng. Dung cứ sụt sịt khóc, còn tôi lặng đi không còn lời để nói. “Không có ai chăm sóc em sao?” Tôi hỏi. “Hôm nay thì không. Ba và dì ghẻ em thay phiên nhau, mỗi tuần mới vào một lần. Có thuê một người nuôi bệnh. Vài ngày nữa bà ấy nghỉ, mấy hôm nay dì đang cáu vì lo không tìm được người khác”. Tôi thầm cảm ơn Trời Phật đã thôi thúc tôi đến đây đúng lúc. Một tháng trời tôi cần mẫn chuộc tội bên giường bệnh. Mẹ kế Dung cứ ngỡ tôi là người làm thuê lấy tiền, nên thường xuyên bắt tôi nghe những lời than vãn. Con bé èo uột, con bé được ba nó cưng chiều quá sinh hư. Suốt ngày đóng cửa ngồi trong phòng với cái máy, lớn tướng rồi mà ngây ngô như ngỗng đực. Ai rủ rê mà nó đem chiếc xe đạp Nhật mới kít bán có hơn trăm bạc, mua vé xe tốc hành đi vào . Đi rồi vác cái thân què về, sau này phải nuôi nó cả đời. Dung nghe mẹ kế một cách lơ đãng, miệng lẩm nhẩm hát, hình như cô bé đã nghe nhiều lần lắm rồi, cái tâm hồn non nớt và dại ngộ đã sớm gan lì với nỗi đau. Về sau, gặp lúc vui vẻ, cô bé kể cho tôi nghe: lần đó vì chỉ đủ tiền mua vé xe nên dọc đường phải nhịn suốt, trời lại mưa, vừa đói vừa lạnh, ngồi co ro như con mèo ốm. Vậy mà chẳng biết khổ cực gì cả, chỉ mong mau đến để gặp Lăng Hoa Tử. Nghe nhắc đến cái tên ấy, tôi bật cười. Hai bàn tay Dung nhỏ bé , mềm và lạnh, đầy mồ hôi, ấm dần lên trong tay tôi. Giờ phút ấy tôi biết định mệnh của mình. Cả hai chúng tôi đều rất đau, nên sẽ phải dựa vào nhau mãi mãi. Mùa thu năm sau, chúng tôi dọn về gian nhà nhỏ trong thung lũng dưới chân đồi. Tôi trồng cây, khai hoang, lúc rảnh thì đi nhận hàng thêu cho Dung. Thầy mỗi lần xong bản thảo vẫn sai đệ tử đưa xuống cho tôi. Bây giờ không như trước, tôi vừa đánh máy vừa suy ngẫm những điều thầy viết. Đến rằm, mồng một, Dung cũng theo tôi lên chùa lễ Phật. Thấy tôi đẩy xe lăn cho Dung qua đường dốc gập ghềnh, các sư huynh cho đắp đá con đường lên núi. Qua ba con dốc dài, vườn Vô Ưu hiện ra... Dung ngước nhìn tôi, hỏi: - Người ta nói phù dung sớm nở tối tàn, sao chùa lại trồng trong vườn hở anh? Tôi cười, nhớ lại có lần mình đã hỏi thế. Tôi giảng giải cho nàng hay: So với những sinh linh chỉ hiện hữu trong một sát na, thì hoa phù dung là quá thọ. Và sự sống dù là mong manh thoáng chốc, cũng đáng cho ta nâng niu yêu quý vô cùng. Trong sân chùa, tôi gặp lại các sư huynh. Ai cũng trêu đùa vợ chồng tôi. Tôi cũng tự trêu: “Ì ạch theo xe vợ thế này, càng lúc càng xa Niết bàn”. Thầy nghe, lại cười. Mùa xuân qua, thầy có hành hương sang đất Phật. Thầy bảo tôi: “Niết Bàn không phải là một địa danh. Ở xứ Phật, người ta bảo, để cho lò than niết bàn đi, để cho ly nước niết bàn đi. Không vọng động, không sôi sục, ấy là Niết Bàn ngay trong lòng. Nào ai biết giữa chúng ta, ai xa, ai gần nơi ấy?”.
Hãy để em yên Em đã quên... Đã quên anh thật rồi đấy ạ. Khoảng thời gian chưa thể gọi là dài lâu nhưng khi con tim đã chai lỳ trước những vết đau, máu đã quánh lại không thể rỉ ra một giọt nào nữa, khi mà mỗi lần hình ảnh anh xuất hiện trong đầu em đều được bao bọc bởi lớp dày sự thất vọng, chán chường, khi em đã biết yêu quý bản thân mình hơn và bản lĩnh hơn thì... thật lòng em không còn nhớ về anh nữa. Những yêu thương vụng dại ấy đã xa lắm rồi, em ngỡ nó đã chẳng còn là vụng dại nữa, em ngỡ rằng nó đã trở thành thứ tình cảm đích thực qua thời gian và qua những vun vén tin yêu chân thành. Em ngỡ đã giữ nó được trong tay mình, em đã từng tự hào và đặt trọn niềm tin. Hì, cũng chỉ là... ngỡ như là... thế thôi. Em đã từng trách anh - chính anh là người dội nước vào cái lâu đài bằng cát ấy. Em đã từng giữ trong mình mối hận thù về anh - người em đã từng yêu. Nhưng chỉ là đã từng thôi anh ạh. Khi đã đứng trên đỉnh con dốc... em nghĩ chính con sóng lớn của biển khơi đã cuốn trôi lâu đài xây bằng cát ấy. Cái duyên đưa đẩy mình đến với nhau nhưng ông trời thì vô tình quên hai đứa mình trong công cuộc se duyên ấy. Mình xa nhau cũng là không có phận, đến với nhau như thế có lẽ vì kiếp trước em nợ anh, em trả xong kiếp này rồi em đi. Không phải vì anh mà em suy nghĩ như thế đâu nhé, vì em - vì chính em thôi. Tim em không đủ chỗ cho lòng thù hận, sự tiếc nuối, khắc khoải về những điều đã qua và không có ích cho hiện tại. Em phải sàng lọc nên giữ điều gì, bỏ đi điều gì và giành chỗ cho nhiều thứ khác. Nhưng chắc chắn một điều là không có những thứ về anh. Đừng buồn nhé! Em nghĩ rằng anh cần phải cám ơn em mới phải, bởi khi em suy nghĩ và làm được những điều đó thì anh sẽ không còn phải áy náy vì những tổn thương anh để lại. Anh sẽ phải cảm ơn em vì khi nhìn lại anh không còn phải nhìn thấy những kỷ niệm buồn, em đã quét dọn hết rồi còn gì. Anh ạh, em đã tốn rất nhiều công sức và thời gian, tốn rất nhiều nước mắt và những lần hít hơi thật sâu để lấy thêm can đảm. Đã phải vùi đầu vào công việc và tạo cho mình thói quen bận rộn... nhiều và nhiều thứ nữa... để trái tim em không còn khắc khoải về anh. Em không bao giờ quên được cảm giác ấy và sẽ không bao giờ để cho công sức mình bỏ ra trôi xuống sông, xuống bể... hì... tôm cá cũng sẽ cảm thấy khó chịu vì phải sống chung với những thứ không có ích với chúng. Em đã và đang sống tốt, ít nhất thì cũng tốt hơn gấp vạn lần cái ngày anh bỏ rơi em. Em muốn được như thế này mặc dù cuộc sống hiện tại chưa thể gọi là ổn nhưng để chọn giữa việc sống MỘT MÌNH và yêu anh thì em vẫn muốn chọn vế đầu tiên. Anh đừng buồn nhé! Đã không còn là của nhau xin anh để em yên, xin anh đừng khuấy mặt hồ em đã cố công giữ bình lặng. Sóng vỗ chỉ làm bờ thêm sụn đất cát mà thôi. Đừng cho mình cái quyền làm tất cả những điều mình muốn. Em thật không hiểu điều gì đang xảy ra trong đầu anh (em cũng không muốn hiểu) nhưng em nói thật! "Với điều kiện hiện nay và với khả năng vốn có của mình, anh có thể nắm giữ nhiều thứ, đạt được nhiều thứ, sở hữu nhiều thứ mà anh muốn nhưng... có một thứ mà từ bây giờ và mãi mãi về sau anh không bao giờ với tới được... đó là EM''. Có lẽ bây giờ em phải chúc anh bình yên, chúc anh có được những lựa chọn sáng suốt, thêm một chút may mắn nữa để anh tìm được hạnh phúc cho riêng mình. Nếu nắm được rồi thì giữ lấy, đừng hờ hững để rồi rơi một lần nữa. Nhiều người đánh rơi hạnh phúc mà có mấy ai nhặt được điều đó đâu anh. Lần cuối... xin anh... hãy để em yên.
Cuộc Sống Thật Tuyệt VờiTrước một tòa nhà nọ,có một cậu bé mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: "Tôi bị mù,xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi" Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu.Bỗng một người đàn ông ngang qua,ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé.Sau đó,ông cầm tấm bang lên,chùi hết dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác.Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chổ cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dang nhìn thấy dòng chứ mới này. Chẳng mấy chốc,chiếc mũ của cậu bé đầy tiền.Người nào đi ngang qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng.Buổi chiều hôm đó,người đàn ông đó đến để xem lại mọi viếc như thế nào.Cậu bé nhận ra nhưngc bước chân của ông nên liền hỏi: "Chú là người đã viết lại tấm bảng của cháu phải không?chú đã viết gì thế?" Người đàn ông nói: "Chú chỉ viết sự thật.Chú chỉ viết lại những gì cháu viết nhưng theo 1 cách khác" Người đàn ông đó đã viết :"Hôm nay là một ngày thật đẹp,nhưng tôi không thể thấy điều đó được"
Anh muốn được gần em ♥ Em à, có phải em đang cô đơn, buồn và khóc một mình không em. Và có phải em là người anh đang tìm bấy lâu nay không. Đừng cúi mặt và khóc như thế, hãy nhìn ra xung quanh, nhìn bằng con tim ý, em sẽ thấy anh đang bước thật chậm, đến gần với em đấ Và rồi em sẽ thấy 1 bàn tay chìa ra, nhẹ nhàng, ấm áp, muốn bàn tay em đặt vào lòng bàn tay đó..... Anh sẽ dùng hơi ấm của anh sưởi ấm trái tim em, anh sẽ dùng sự cuồng nhiệt của anh hong khô nước mắt em, anh sẽ dùng sự yêu đời của anh để em cảm thấy được vui khi bên anh Anh muốn lắm, muốn chạy ngay đến chỗ em Anh muốn lắm, muốn ở ngay bên cạnh em, làm bờ vai cho em Anh muốn lắm muốn chọc cho em vui Nhưng anh phải bước thật chậm em à..... Vì Khi anh yêu 1 người con gái anh sẽ hỏi anh sẽ làm gì được cho người con gái đó.... - Anh đang cố tiến thật chắc về tương lai của em, anh muốn đảm bảo em có 1 cuộc sống no đủ cho em, không thiếu thốn về vật chất - Anh muốn bước thật chậm để đề phòng những nguy hiểm, cạm bẫy đang rỉnh rập - Anh sẽ từ từ, vì anh muốn khi ở bên em anh sẽ hoàn thiện mình hơn nữa - Anh sẽ không nôn nóng vì anh biết cái gì đến nhanh sẽ đi rất nhanh - Anh sẽ không vội vàng, vì anh muốn biết em có dành cho anh không hay 1 ai khác nữa - Anh sẽ suy nghĩ thật kỹ, vì khi đến bên em, anh kể cho em thấy những điều vui vẻ từ cuộc sống này - Anh sẽ ko vội vàng đâu em, anh càng bước chậm anh càng thấy yêu em nhiều hơn, gần bên em nhiều hơn Và đến khi đó, việc em chỉ cần làm là dựa vào anh đặt tay em lên tay anh, chúng ta sẽ tiếp tục từ từ, để tận hưởng quãng thời gian bên nhau, cùng nhau đi đến cuối con đường chúng ta đã chọn
Ngày nảy ngày nay tại một thành phố xinh đẹp, có một con rối tóc dài mượt như nhung, đôi mắt to tròn, cái miệng dễ thương luôn cười rất xinh xắn. Con rối xinh xắn đó tên là ... À, mà không biết cũng được, đâu có gì quan trọng đâu. Con rối đi theo đoàn rối biểu diễn ở khắp nơi. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt. Một hôm, con rối nằm mơ thấy một vị thần nói với nó rằng: "Này con rối, con đã sống rất tốt trên đời, con có thể trở thành ngừơi đấy, con có muốn làm người không?" Con rối trả lời: - Con muốn làm người. "Vậy thì con hãy để ngừơi ta gọi tên thật của con, tên con là ... Đó là một cái tên mà rất nhiều người cho là xấu xí, nhưng chỉ cần người khác gọi tên con và yêu thương cái tên đó thì con sẽ trở thành người" Con rối trả lời : - Nhưng cái tên đó làm sao người ta chịu gọi tên con ? Sao ngài không cho con một cái tên khác ? Vị thần trả lời "Tên con do số phận đặt, không phải ta". Nói rồi, Ngài biến mất. Năm này qua năm khác, con rối cười, con rối khóc, con rối cử động dưới những sợi dây. Con rối kết bạn với những con rối khác và những con người, thân có, sơ giao có, nhưng cũng không ai biết đến tên thật của nó. Nhưng con rối luôn muốn làm người. Đến một ngày, con rối quyết định nói cho người ta nghe tên của mình. Con rối đến bên cô bé bán kem - bạn thân của con rối hơn một năm qua và nói rằng: - Cô bé bán kem ơi, tôi đã chơi với cô hơn một năm rồi, nhưng cô chưa bao giờ biết đến tên thật của tôi. Bây giờ tôi muốn cô biết. Cô bé bán kem dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời: - Bạn rối hãy nói cho tôi nghe tên của bạn đi. Tôi là bạn thân của bạn, tôi muốn biết tên của bạn. - Nhưng tên của tôi có thể cô bé sẽ thấy xấu lắm... - Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao? Bạn cứ nói đi, đừng ngại... Con rối chăm chú nhìn cô bé, rồi khẽ ghé miệng sát vào: - Tên tôi là... - Aaaaaaaaaaaaaaaa... - Cô bé bán kem hoảng hốt, khuôn mặt xanh xao và bất thần. Rồi cô bé bán kem xa dần, xa dần, không còn nói chuyện với con rối nữa. Cô bé bán kem xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm. Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có ngừơi yêu thương nó và cái tên ấy. Nó muốn được làm người. Một ngày kia, con rối đến bên người chăn bò - bạn thân của con rối đã năm năm và nói rằng: - Anh chăn bò ơi, tôi và anh đã làm bạn năm năm rồi nhưng chưa bao giờ anh biết đến tên thật của tôi. Tôi muốn nói cho anh nghe vì tôi muốn có người gọi tên tôi. Người chăn bỏ dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời: - Bạn hãy nói đi. Tôi là bạn của bạn, tôi muốn biết tên thật của bạn lắm. - Nhưng tên của tôi có thể anh sẽ thấy xấu lắm... - Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao ? Bạn cứ nói đi, đừng ngại... Con rối chăm chú nhìn người chăn bò, rồi khẽ ghé miệng sát vào: - Tên tôi là... Ngừơi chăn bò cũng ít nói chuyện dần, rồi xa dần, xa dần con rối. Người chăn bò xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm. Bạn bè của con rối bảo "Mày đừng nói cho người ta biết tên thật nữa, người ta rồi sẽ bỏ rơi mày, khinh miệt mày như chúng tao mà thôi". Một con rối khác nói "Mày không thể làm người được đâu". Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có người yêu thương nó ngay cả khi biết đựơc cái tên. Nó muốn được làm người. Con rối đến bên người cha đã tạo ra nó và nói rằng: - Cha ơi, cha đã tạo ra tôi, cha đã cho tôi hình hài này, vóc dáng này, từ con mắt đến bàn tay. Cha đã nuôi tôi, đã cho tôi những vai diễn. Tôi cám ơn cha nhiều lắm. Tôi yêu cha nhiều lắm. Tôi muốn nói cho cha nghe tên thật của mình. Người tạo ra con rối ngạc nhiên và bảo: - Tên thật? Không phải ta đã đặt cho con một cái tên sao? Tên của con là ... Con rối lắc đầu: - Không phải đâu cha ơi! Đó là tên cha đặt, còn tên mà số phận đặt cho tôi không phải như thế. Người tạo ra con rối nheo mắt suy nghĩ rồi ôm lấy con rối vào lòng: - Thế tên thật mà số phận đã đặt cho con là gì, con của ta? - Nhưng tên của tôi có thể cha sẽ thấy xấu lắm... - Dù xấu như thế nào đi nữa thì con vẫn là con của ta, ta là người đã sinh ra con, cho dù tất cả mọi người có bỏ rơi con thì ta vẫn còn đó. Con rối chăm chú nhìn người đã tạo ra nó, rồi khẽ ghé miệng sát vào: - Tên của tôi là ... Người tạo ra con rối lên tim và ngất xỉu ngay tại chỗ. Sau khi được người ta cấp cứu và dưỡng bệnh một thời gian, ông dù rất yêu thương và rất nhớ con rối nhưng cũng không bao giờ muốn gặp nó, không bao giờ muốn nó bước chân vào nhà ông nữa. Ông không thể chấp nhận mình đã tạo ra một con rối như thế này. Ông xem con rối như một quái vật. Con rối buồn lắm... ... và nó ra đi. Con rối vẫn đi, nó cùng với những con rối khác diễn những vở diễn vĩ đại của cuộc đời. Nó đi rất nhiều nơi. Nó có rất nhiều tiền. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt nhưng mà có ai biết đến tên của nó đâu. Và nó cũng không muốn người ta biết đến cái tên của nó nữa... một cái tên ai cũng cho là xấu xí. Con rối vẫn cười bằng gương mặt người ta đã vẽ cho mình, vẫn diễn bằng những kịch bản mà người ta giao cho nó, nói những câu người ta thích nghe, làm những thứ người ta thích nhìn. Đôi khi nó cũng tự viết kịch bản cho mình nhưng đó là những kịch bản trong im lặng. Ngày nảy ngày nay có một con rối, con rối có tên là ..... và mấy chục năm sống trên đời vẫn không ai gọi tên nó. Sưu tầm .
đọc mà không nghiệm ra được à , nó có nhiều nghĩa lắm : Con rối là tượng trưng cho bản thân mỗi người , cái tên của nó là sự mặc cảm về bản thân , dù xấu nhưng nó đã góp phần tạo nên mỗi con người