được đó thầy. nhà tôi cũng dùng ít thôi, những lúc sáng sớm với tối khi con bé ngủ. Còn ban ngày thì ko cần dùng lắm. Để tôi tìm hiểu
Con gái ta cũng vậy nhưng khác tí, nó chơi mấy tụi kia xong đánh sml tụi nhỏ nên giờ éo đứa nào dám chơi chung 1 mình đánh 2 3 thằng con trai bự hơn giờ về nhà thì chơi với 1 thằng ngang nhà cũng lớn tuổi hơn, với thằng con bà chị vợ thứ 2 cũng lớn tuổi hơn, còn thằng nhỏ e nó 1 tuổi ở nhà nó ko thèm chơi chung
Thằng cu ở nhà đang bị mấy vấn đề, các bro có kinh nghiệm chia sẻ mẹo với: - Ăn rất nhiều, mỗi lần bú là phải tầm hơn 120 ml (mới hơn 1 tháng tuổi), mỗi lần cách nhau 2-3 tiếng. Tuy nhiên ăn xong thì trớ chắc phải 50%. Đang đoán là do ti mẹ sữa tiết nhiều/ nhanh nên nuốt không kịp. Đang cho ti bình và ngắt quãng để theo dõi. Quan sát thấy thì có trớ nhưng ít hơn hẳn. Làm sao để vẫn ti mẹ mà k trớ nhỉ. - Lúc đói hay gần no muốn ăn thêm thì độ lớn của tiếng khóc là như nhau (to và stress vkl luôn). Nên không biết là mức độ yêu cầu của nó đang ntn. Bro nào có kinh nghiệm ko? - Vì trớ nhiều nên bị hăm ở cổ, nổi nốt đỏ nhiều, vệ sinh lau các thứ với bôi kem hăm k lại các nốt nó nổi . - Tuần gần đây ngủ không yên quấy khóc liên tục, 1 ngày mà k có giấc nào ngủ nhiều hơn 2h. Hôm qua bà nội đốt vía (đốt than + bồ két + củ nén + mẩu vải cũ quần của vợ) rồi ôm nó hơ hơ mấy phát thì tối ngủ yên oan thật. Cái này có thể là do từ lúc đầy tháng rất nhiều người đến, chắc có người vía nặng. Hôm nay mua thêm mấy cái chổi xệt hay j j đó, giờ có ai lạ đến xong cũng phải đốt than + quét chổi luôn (mẹo các bà ngày xưa). - Con nó có lông tơ đầy sau lưng. Nó cũng hay cựa quậy nên đoán là ngứa lưng nên muốn loại phần lông này đi. Bà nội muốn xoa nước chanh nhưng hỏi bác sĩ thì bảo không được làm. Giờ không biết xử lý sao đây
- Vụ trớ thì ăn xong nhà bác có bế vác con trên vai rồi vỗ lưng cho nó ợ ko? Vì ăn no xong trẻ nó cũng như mình, cần phải ợ hơi. Nhưng ruột nó ngắn nên nó ợ cái là trớ luôn thành ra cần phải vỗ lưng cho nó. - Gần đói hay no thì vợ bác phải là người biết rõ chứ nhỉ? Vợ bác cho nó bú thì cần để ý 1 cữ bình thường nó bú là bao lâu. Rồi để ý các chi tiết nhỏ nhặt như lúc nào nó sắp no, bắt đầu no và no căng bụng trên mặt nó thể hiện như nào, lực bú của nó ra sao, có thói quen gì ko vv... - Hăm cổ thì bác thử mua ít lá chè xanh về nấu lên lấy nước pha loang loãng ra rồi dùng khăn xô lau xem. Lá chè nó sát khuẩn tốt. Lau xong bác bôi ít kem chống hăm vào nữa. Con bé nhà mình ngày xưa bị hăm cũng dùng cách này thấy ổn phết. - Vụ lông tơ sau lưng thì mình ko rõ. Nhưng bác sĩ bảo sao thì làm vậy đi. Đừng làm trái ngược với lời khuyên của những người có chuyên môn bác ạ
Được thoải mái nhé, nhưng nên xem kĩ cách rửa mũi, chứ xịt mạnh quá nó đẩy nước muối vào xoang mũi là ngạt + dễ viêm nặng hơn Nên có 2 người, 1 người giữ đầu 1 người rửa. Người rửa cầm bơm xịt dứt khoát, đều tay, ko mạnh quá nhưng cũng ko nhát gừng Rửa càng nhanh càng tốt. Có 2 thế rửa là ngồi thẳng và nằm ngang. Tùy trẻ ít chống cự ở thế nào thì sử dụng thế đó. Nên làm ấm nước muối trước khi rửa bằng cách ngâm chai nước muối sinh lý vào nước nóng, thử lên da mình trước, nếu thấy ấm vừa là được (vì da mình dày hơn niêm mạc mũi trẻ rất nhiều lần, nên phải điều chỉnh và cảm nhận cho đúng, chứ da thấy nóng nóng mà xịt vào mũi trẻ là bỏ mẹ luôn)
- Ăn nhiều là do sữa mẹ nhiều, nhưng ăn nhiều quá ko tốt, dễ trướng bụng đầy hơi dẫn tới trớ, và các cơ quan nội tạng còn mỏng manh cũng ko nên nhồi quá nhiều - Nên tách ra cho bú ít một, cách tốt nhất là dùng máy hút sữa, chia ra theo bình để kiểm soát được lượng ml sữa cho con mỗi bữa. Mẹ nào nhiều sữa là dùng như thế hết. Ra sữa đóng chai cất tủ mát. Tới khi ăn thì dùng máy hâm sữa hâm nóng lên. Rất tiện lợi nhất là đêm hôm mẹ ngủ bố có thể cho con bú thay. - Như ở trên, khi mình căn được ăn bao nhiêu sữa con sẽ no, thì mình sẽ xác định được nó khóc là đói hay gần no. Nếu gần no thì thôi, ko cho uống nữa. Để tách ra bữa sau cách độ 1 tiếng. Và sau khi cho bú phải bế con áp vào người mình, vỗ vỗ cho nó ợ hơi ra, mình bế con xong đi quanh nhà, vừa đi vừa vỗ nhẹ vào bụng, lưng, chân đi nhún nhảy. Tầm 5-10 phút là con ợ mấy cái là xong. - Con hay trớ thì phải lót 1 lớp yếm cao su, sau đó tới 1 lớp khăn vải màn, vải xô. Trớ là thay ngay cái khăn xô khác vào, còn yếm cao su là để ngăn nước thấm vào cổ. Vệ sinh lau khô sau đó dùng máy sấy mở quạt nhẹ nóng nhẹ, hơ cho khô, đừng dùng khăn ướt lau xong bỏ đó thì hăm còn nặng hơn - Trẻ con khóc dạ đề là chuyện bình thường, nó khóc chán nó sẽ ngủ, ko liên quan đến vía lắm, nó tới giai đoạn khóc là nó khóc. Mà muốn đốt vía thì cứ đốt. Còn về tâm linh. Nếu muốn làm tôi cũng chỉ luôn cho. Thứ nhất. Dọn sạch sẽ bàn thờ thổ địa thần tài dưới nhà. Nếu bàn thờ để dưới tầng trệt mà phía trên là nhà vệ sinh thì dời ra chỗ khác, đừng để thế kị phong thủy. Thứ hai là dọn bàn thờ cứ lôi hết cả ra rửa sạch sẽ, đừng ngại động bát hương rụng tàn, cái tàn hương là cái tro cái bẩn, ko phải lộc lá gì đâu, đấy là mê tín đấy. Dọn dẹp sạch sẽ, tắm rửa ông thần tài thổ địa xong thì dùng rượu tráng qua lần cuối, bày biện vào trang thờ, sắm sửa bánh kẹo bông trái cho đầy đủ. Sau đó thắp hương khấn thổ địa cai quản cửa nẻo đất cát cẩn thận, ko để vong lạ vào nhà. (Bài khấn thì google nhiều lắm). Thêm cái nữa là mua cái lư trầm, những vị trí nào trong nhà tối tăm ẩm thấp thì đặt vào, cho viên trầm vào xông cho nó tán đi âm khí. Trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ tam bảo nếu có, cũng cần lau dọn và thờ cúng trang nghiêm. Tới ngày rằm thì nên nấu cháo trắng với muối ra vỉa hè cúng vong và đốt vàng mã, rải muối gạo ra đường để vong lạ đi ra. Làm như thế thì ko sợ trong nhà có vong vía nữa. - Lông tơ trẻ con nào cũng có, có đứa dày đứa ngắn, tùy cơ địa, là chuyện bình thường, như người lớn có ông râu quai nón có ông nhẵn thín, chả làm sao cả, đừng cho người già áp dụng bài thuốc dân gian các thứ rồi hỏng hết con trẻ
Con bé nhà mình ngón tay cái bị tật nòng súng kiểu như này Giờ mình đang tìm các thứ để nẹp cho con, mà tay nó nhỏ, ko có chỗ nào bán Tìm trên mạng được cái như này thấy vừa và hợp lý mà hỏi mãi ko ai biết. Các thầy có ai biết hay có cách nào ko chỉ dùm tôi
Bệnh này cần sự can thiệp của chuyên khoa, nên đi chụp khám và theo chỉ dẫn bác sĩ chứ đừng tự chữa nhé, vì nó là viêm xơ bao gân chứ ko phải tật hay thói quen thông thường
Mấy cái kinh nghiệm này đến ta có 2 con còn ko để ý hết vì qua giai đoạn cũ tới giai đoạn mới là dễ quên mà mi kể vanh vách
Nôn trớ đâu liên quan gì tới việc tiết nhiều hay ít, sữa nhiều thì nó sặc chứ không trớ. Cho bé uống xong phải vỗ ợ hơi, bé ợ xong đừng ngưng vỗ ngay mà vỗ thêm 1 thời gian nữa mới bỏ bé xuống. Tư thế vỗ tốt nhất là để bé lên hõm xương vai để vỗ. Nếu bé trớ nặng thì có thể xem mua gối chống trào ngược, loại gối nghiêng 15* ấy, hoặc cho bé nằm nghiêng, nghiêng bên trái cho sữa xuống hết, xong nghiêng bên phải để chống trào ngược. Và có những đứa cơ địa thì nó trớ không cản nổi, có đứa thì 1 thời gian sẽ bớt. Nói chung tùy bé. Nếu tập ti bình thì nhớ để bé thế cao khi bú, đừng để nằm, luôn để sữa ngập đầu ty, không cho lọt không khí vào. Có thể giãn cách cử ra, 120ml 1 cử 2-3h thì tách ra thành 2 cử nhỏ. Cứ thử từng phương pháp 1, không có công thức chung đâu. Em bé no thì nó sẽ tự đẩy ra mà, hoặc dừng lại không bú thêm nữa. Nói chung tìm biểu hiện chung thôi chứ mỗi bé mỗi kiểu. - Hăm thì lại càng phải giữ bé khô, thoáng mát chứ quấn đầy thứ lên thì lại càng hăm nặng. Bé trớ thì lau ướt, xong lau khô, bé khô thì bôi kem chống hăm thôi. Tốt nhất là mua loại khăn vải khô, lau ướt cho sạch rồi lau khăn lại cho khô. Đừng xài các loại khăn ướt, đặc biệt là loại có mùi, có chăng là sử dụng loại dùng nước cất. Không có thêm gì khác. - Để ý tuần wonder week, em bé có khái niệm tuần sunny và tuần wonder. Tuần sunny là tuần bé vui vẻ, ăn ngon ngủ ngon, tuần wonder thì khóc bất kể lí do, đòi ẵm liên tục, ăn kém, ngủ kém, dễ giật mình. Tuần này thì cứ ngồi nhìn rồi ẵm con cho qua thôi, chả làm gì được, cứ bình tĩnh là được. - Mình nuôi con kiểu hiện đại, chả bôi cái gì hết. Lá liếc mình không xài. Khi nào có chỉ định của bác sĩ sẽ xài. Lông tơ 1 thời gian sẽ rụng, đừng làm gì thêm cho rách việc, cho bé mặc đồ mềm, đừng để bé nóng ra mồ hôi lưng thì khi đó bé mới khó chịu.
Vkl bác Lax là bác sĩ Nhi ah. Thank you bro nhiều, nhất là vụ hăm cổ. Trước h đúng là cứ nghĩ dùng khăn vắt sạch nước lau thôi, h chắc phải hong cho khô nữa. ^ vụ kem hăm có bôi đầy đủ nhưng mà nó trớ nhiều quá khô k kịp, chưa kể cổ ngắn nhiều ngọn có khi lau + bôi k kĩ. Mà làm nó khó chịu nó hét khản cả cổ xót hết cả rột. Nên k dám làm lâu
Khóc thì nghe cho quen thôi bác, trớ thì cứ để bé nằm nghiêng trớ cho hết đi đã. Trớ xong mới làm gì thì làm chớ, trớ nhiều hay ít đâu ảnh hưởng gì nhỉ. Lau thì lấy nước ấm ấy, bác nhà rảnh thì pha ít trà xanh thêm + nước ấm + khăn vải khô là được, đừng lấy khăn khô lau nó hăm thêm, lại đau bé. Lau sạch thì lau khô nữa mới bôi kem, mà theo mình thì đừng lau, chỉ chấm chấm cho khô thôi. Giữ vùng da đó khô ráo, cổ thì có thể vệ sinh nhiều hơn chút để giữ chỗ đó sạch sẽ, khô ráo. Mồ hôi mới là tác nhân chính gây hăm. Cái vụ tự dựng khóc nhiều là wonder week đấy, vừa đầy tháng là vô. Đừng cúng kiếng gì nghe mệt vãi. Qua tuần thứ 8 là gặp lại à. Làm quen dần thôi.
cái này tôi đi khám ở Nhi TW rồi, họ bảo là bé bị tật nòng súng, về tự nẹp để nắn chỉnh. Trên 1 tuổi mà ko hết thì phải đi phẫu thuật cho bé. Nên mới ở nhà tự nẹp nắn đo chứ. Con bé nhà tôi mà bị sao tôi cho đi khám hết.
xin mấy kênh ytb hay cho bé từ 2-3 tuổi các bác ơi. Chủ yếu về các con vật và hoạt động vui chơi ấy. Bọn ytb nó toàn đề xuất cái gì không