Chút cảm nhận sau khi coi Spoiler Nhìn chung thì đây là 1 bộ phim đầy phức tạp, và tôi cho rằng không phải vì đạo diễn Christopher Nolan mà là chỉ vì J Robert oppenheimer là 1 con người có cuộc đời phức tạp mà thôi, không những trong sự nghiệp khoa học mà còn là đời sống riêng tư của ông. Cho nên mặc dù có thời lượng tới 3 tiếng mà vẫn cảm giác rằng phim đi khá là nhanh. Tôi cũng có hơi ngán mấy chi tiết khi họ điều tra về nhân vật chính, chính trị, lời thoại hơi dài dòng lặp đi lặp lại. Nhưng mà toàn bộ mấy chi tiết còn lại về việc thể hiện cảm xúc nhân vật và đời sống riêng tư của ông thì đều là những chi tiết rất tốt, hoàn toàn gây được hứng thú cho tôi. Đến đây thì phải đề cập đến câu nói nổi tiếng của Oppenheimer: "Now I am become death, the destroyer of worlds". Câu nói này không những chỉ thể hiện sự nuối tiếc, tội lỗi của ông trước người dân Nhật. Mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn thế. Đầu tiên thì câu này được trích ra từ lời của thần Krishna trong Bhagavad Gita, một vị thần vừa được xem là thần sáng tạo, vừa là thần hủy diệt. Cho nên Oppenheimer đã so sánh sức mạnh của khoa học giống như thần Krishna có tính 2 mặt vừa giúp tạo nên nền văn minh nhân loại vừa có khả năng hủy diệt nó. Thứ 2 lúc ông nói ra câu này là năm 1965, vào thời chiến tranh lạnh chạy đua vũ khí giữa Mỹ và Liên xô cho nên câu nói trên của ông là theo nghĩa đen hoàn toàn - có 1 khả năng thực tế rằng cuộc chạy đua hạt nhân trên sẽ hủy diệt thế giới. Bộ phim làm tôi nhớ đến giả thuyết "Great Filter", khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, liệu rằng con người có đủ sự thông minh tỉnh táo để có thể điều khiển, sử dụng thứ sức mạnh to lớn đó vào đúng mục đích hay chúng chỉ dẫn con người đến con đường của sự tự hủy hoại không thể tránh khỏi? Không những chỉ có công nghệ hạt nhân mà còn là công nghệ lập trình gen, trí tuệ nhân tạo,...của ngày nay. Tôi nghĩ điều làm Oppenheimer hối tiếc không phải là quyết định chế tạo ra thứ kinh khủng trên bởi vì đó là một nghĩa vụ mà ông phải làm, nếu không thì cũng có người khác làm mà thôi. Cái mà làm ông hối tiếc đó là không thể lường trước được sức mạnh ghê gớm của thứ mà mình đã tạo ra. Có 1 sự thật cũng đề cập ở trong phim rằng Oppenheimer đã tính toán sức công phá của vụ thử nghiệm Trinity chỉ là 3000 tấn TNT nhưng thực sự đã lên đến 25k cũng thể hiện rằng những người thông minh nhất cũng chưa chắc gì đã có thể đủ thông minh để đánh giá đúng đắn sức mạnh và hậu quả của những thứ công nghệ sẽ thay đổi thế giới có thể mang lại, và 1 khi mà ta nhận ra thì có lẽ cũng đã là quá muộn.
Phim implied bồ của Oppenheimer bị thủ tiêu, dàn dựng thành tự sát, xong phải gửi đc một cái statetement đến Oppa, kiểu "No more fucking around with people you shouldn't " - Tự sát, xong khi khám nghiệm tử thi, ngoài thuốc ngủ còn có thuốc khác. - Một cảnh (rất ngắn) bàn tay đeo găng nhấn đầu Pugh xuống bồn tắm. - Tự sát bằng cách uống thuốc ngủ rồi ngụp đầu vào bồn tắm, cách này xem chừng rất ko hiệu quả.
Thêm 1 tình tiết nữa mình thấy được là câu “ Amateurs seek the sun and get eaten. Power stays in the shadows.“ do Strauss nói ra , ai cũng nghĩ ám chỉ Strauss nhưng thực tế ám chỉ Oppenheimer đúng hơn . Đoạn nói bước lên xe nói câu đó thì ánh sáng chiếu thẳng vào mặt Strauss trong khi cùng đoạn đó bóng tối che khuất ko thấy rõ mặt của Oppenheimer , cuối phim thái độ của Oppenheimer như ngầm xác nhận những câu nói tức giận của Strauss về Oppenheimer là đúng
Không quan tâm tới Oppie nhưng ra rạp vì hiệu ứng Nolan và dàn sao "có vai là được". Vì vậy có thể coi đây là lần đầu tiếp xúc với nhân vật lịch sử này thông qua câu chuyện điện ảnh. Cơ bản là không có gì thực sự đặc sắc với cốt truyện dễ đoán, nội tâm nhân vật dễ hiểu, plot twist duy nhất chắc là câu chuyện kết phim giữa chưa/đã hủy diệt và sự ám ảnh tự ti của nam phụ. Cách kể chuyện được coi là điểm nhấn so với các phim tiểu sử, nhưng nếu đã quen với phong cách của Nolan, đặc biệt với những ấn tượng của Memento, Dunkirk, Tenet thì cũng chỉ là gia vị thêm cho món ăn, không làm nó thực sự xuất sắc. Diễn xuất của dàn sao có thể gọi là tròn vai. Oppie có lẽ là tốt nhất nhưng thời gian 3 tiếng có lẽ không đủ để dành đất diễn nhiều hơn cho sự biến đổi vì còn tập trung... kể chuyện. Nên đọng lại phần lớn là thủ pháp điện ảnh, ẩn dụ, gài cắm tình tiết. RDJ vẫn phong cách Tony Stark, cao ngạo và tự tin chứ ít thấy được cái giằng xé nham hiểm lọc lõi của người bán giày. Chi tiết ngồi bàn tròn ủy ban gần như tái hiện Tony ngồi ở phiên điều trần Ironman, còn lúc Strauss điều trần thì đã trầm ổn, khó đoán, khó chơi hơn nhiều. Cặp vú và 3 cảnh nude đều hợp lý, trừ cái cuối cùng có vẻ chưa hợp lý vì câu chuyện của Oppie và Kitty được khai thác khá tốt, khiến hình ảnh nude và cái nhìn giữa hai người đàn bà trở nên hơi... vô nghĩa. Là một bữa ăn ngon cuối tuần, nhưng xuất sắc đáng nhớ thì chưa tới.
Đâu có, ngay từ đầu đã nói ra 1 câu vô cùng xúc phạm là thằng bán giày hạ đẳng - lowly shoesale. Ngay cả khi ổng đã chỉnh lại là just shoe saleman Sau này bao nhiêu lần coi thường và công khai làm mất mặt, vd đoạn hôm sinh nhật dẫn con ra mắt thì Oppei ko thèm nhìn luôn. Cái này có thể xem là mất dạy nhất vì đang sinh nhật người ta, dẫn con ra chào hỏi thôi mà còn bị ngó lơ, phép lịch sử tối thiểu còn ko có, khác gì nói anh là hạng cùi bắp ko đáng chú ý? 5 lần 7 lượt chống đối, bác bỏ ý kiến, như vụ có điệp viên cộng ẩn cài vào Oppei quá cứng đầu nhất quyết ko có phản bác ý kiến công khai, nhất nhất rằng quyêy định của mình là tuyệt đối chính xác, trong khi chưa điều tra con mẹ gì --> rổ cuộc là có spy thật. Film nó thể hiện thẳng là Oppei là 1 kẻ ngạo mạn và tự cao thái quá, điều cũng dễ hiểu với 1 thiên tài hiếm có, nhưng xui cho ổng là chọc giận nhầm người thôi. Film này nói tẩy trắng thì ko đúng, vì có vẻ ngụ ý thật sự của Nolan cũng thể hiện sự đen tối của con người Oppei, ngay cả film cũng nói thẳng tuột ra từ thoại Kitty là anh cho rằng tự hành hạ mình thì người đời sẽ tha thứ cho? Tóm lại phải thừa nhận Nolan làm film rất đỉnh, câu chuyện tiểu sử tưởng chừng đơn giản nhưng cũng cài cắm ko ít.
Oppe là thiên tài nhưng sống như dương cụ. Từ trẻ đã âm mưu giết người, già thì ngoại tình lén lút với nyc, chịch vợ bạn, ô dù cho người nhà vào cơ quan mật, khinh thường người khác - ngoài các chi tiếc bác trên kể thì Oppe còn bảo Anhxtanh là hết thời nữa, về sau anhxtanh là một biểu tượng của trí thông minh còn oppe chỉ được nhớ đến như cha đẻ của bomb hạt nhân. Đến tận 2022 mới được tẩy trắng. Nolan không ra phim chắc cũng chả ai biết. Tuy là sự nghiệp chính trị về sau phản đối mẽo chế tạo vũ khí hủy diệt sức công phá mạnh hơn nhưng cũng không thể nào rửa được việc chế tạo ra 2 quả bom hột nhân, gián tiếp sát hại trăm ngàn người vô tội và được tuyên dương vì điều đó. Nên việc ông bị nhiều người cộng sự, dân ghét là dễ hiểu, không thể đi xa hơn trong chính trị được. Ironman trigger việc kết thúc sự nghiệp của oppen sớm bằng cách tuồn tài liệu mật, cho người gửi thư đâm chọt - một dạng phanh phui bê bối, đời tư nhưng không public. Còn việc cài người ở hội đồng thẩm vấn là overkill, nếu ironman không cài người ở phiên điều trần thì mời ông tướng Matt Damon lên ổng cũng bảo sẽ không xét duyệt quyền miễn trừ an ninh cho Opp. Phim có giá trị xem lại do cách kể chuyện phi tuyến tính, sắp xếp đầu cuối nối liền nhau của Nolan hay quá