vấn đề ở đây ko phải là xét xem cái địa danh ấy bây giờ có còn xài hay ko, mà là thống kê xem có bao nhiêu địa danh được nhắc đến, và chúng ở đâu bây giờ. Unknown là để nếu còn thiếu chỗ nào trên bản đồ thì... lấp đại vô.
Ái Châu là Thanh Hóa Ngoài ra còn có Trường Châu ở Hà Nam ------------------------- Tối nay rỗi, làm hộ bác yevon luôn: Việt Hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng: 1. Đan Gia; 2. Trinh Minh; 3. Kiểu Quốc; 4. Cồ Quốc; 5. Ca Ông Nam Việt Vương Đinh Liễn (con trưởng Đinh Tiên Hoàng) Hoàng thái tử Hạng Lang (sau bị Đinh Liễn giết) Định quốc công Nguyễn Bặc (sau dấy quân khởi nghĩa bị Lê Hoàn giết) Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ Thập đạo tướng quân Lê Hoàn Tăng thống Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu Tăng lục Trương Ma Ni Sùng chân uy nghi Đặng Huyền Quang Trịnh Tú (sứ giả) Trần Nguyên Thái (sứ giả) Chi hậu nội nhân Đỗ Thích (giết Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn) Ngoại giáp Đinh Điền (sau dấy quân khởi nghĩa bị Lê Hoàn giết) Vệ Vương Đinh Toàn Hoàng thái hậu Dương Thị (Dương Vân Nga) [Ngoại giáp] Phạm Hạp (sau dấy quân khởi nghĩa bị Lê Hoàn giết) lao động đường phố mã Ngô Nhật Khánh (nhờ quân Champa đánh Lê Hoàn, chưa đánh đã chìm tàu chết) Đại tướng quân Phạm Cự Lạng (em Phạm Hạp) Nha hiệu Giang Cự Vọng Nha hiệu Vương Thiệu Tộ -- Tống Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự Vương Ngạn Phù Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo Lan Lãng Đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng Bất tác sứ Hác Thủ Tuấn Yên bi khổ sứ Tràn Khâm Tộ Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng Ninh Châu thứ sử Lưu Trừng Quân khi khố phó sư Giả Thực Cung phụng quan cáp môn chi hậu Vương Soạn
tui xin lưu ý 1 điều với bác cham. Đó là hệ thống quân đội ta thời này: đây là thời khai quốc. Quân đội ta biên chế còn khá sơ sài. Đại khái cái bộ khung là dân chúng tự vũ trang bảo vệ thôn xóm ( hương dũng), lên các cấp địa phương cao hơn ( làng, châu, phủ, đạo) đều thế cả, nên gọi chung là dân binh. Đây là bộ khung chung, toàn 1 đám nghiệp dư cầm vũ khí. Nên cái chức Thập Đạo Tướng Quân nghe cho oai đấy thôi, tuy có nghĩa là " được phép chỉ huy binh sĩ toàn cõi", nhưng thực tế chúng toàn là dân binh, hương dũng cùi tập hợp lại. Bên cạnh cái bộ khung ấy, Đinh - Tiền Lê còn có 1 lực lượng chính quy hơn, đó là quân riêng của các tướng tá, thủ lĩnh trong triều ( tương tự thời 12 sứ quân ngày trước). Đám này hao hao knight của Tây ( đương nhiên bèo hơn). 1 lãnh thổ sẽ có 1 vài quan chức, tướng tá cai quản, họ ở đó sẽ nuôi 1 đám quân riêng bằng tiền túi của mình. Quân của nhà vua, thời này cũng chỉ tương tự như thế, 1 đám quân riêng được nuôi bởi 1 ông chủ đất giàu nhất nước gọi là "vua". Và theo nhà Tống chép thì cái đội quân chuyên nghiệp nhất nước ấy có 3000 người, bảo vệ Hoa Lư. tóm lại, khung quân đội thời này thế này đây: bộ khung chung: - dân binh bảo vệ làng - dân binh bảo vệ châu - dân binh bảo vệ phủ - dân binh bảo vệ châu cấp cao hơn chỉ là tập hợp của nhiều nhóm ở cấp thấp hơn. bên cạnh cái khung đó, còn tồn tại những đội quân riêng, mà total war hay thể hiện dưới dạng lính đánh thuê mà mỗi tướng tự chiêu mộ được: - quân riêng của tướng tá - quân riêng của vua ( Cấm vệ). ------------------ nói thế để ông Cham thấy việc thống kê danh sách tên tướng thời Đinh rất quan trọng. Dựa vào đó ta sẽ bắt đầu tìm hiểu tính chất, giai thoại về từng ông tướng thời này ) kiếm được bao nhiêu hay bấy nhiêu). Dựa vào đó, ko những bàn xem nên cho ability mỗi ông là gì, mà quan trọng hơn, còn là xét xem mỗi ông sẽ có khả năng chiêu mộ loại quân gì riêng cho mình nữa. Mà cái đám quân riêng này sẽ là 1 phần cực kỳ quan trọng trong game. ------------------ Sau khi nhận bản thống kê của ông cham, tham khảo 1 chút trên wiki, sắp xếp chia phe 1 chút, đây là danh sách các phe và tướng tá của nó trong giai đoạn 974 đến hết 981: Tống Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo Lan Lãng Đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng Bất tác sứ Hác Thủ Tuấn Yên bi khổ sứ Tràn Khâm Tộ Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng Ninh Châu thứ sử Lưu Trừng Quân khi khố phó sư Giả Thực Cung phụng quan cáp môn chi hậu Vương Soạn Tướng Quách Quân Biện Tướng Triệu Phụng Huân Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự ( sứ giả giao tiếp thời Đinh) Vương Ngạn Phù ( sứ giả giao tiếp thời Đinh) Champa: lao động đường phố mã Ngô Nhật Khánh Paramesvara Varman I (Bê Mị Thuế; 971-982) Trung thành với nhà Đinh: Ngoại giáp Đinh Điền Định quốc công Nguyễn Bặc [Ngoại giáp] Phạm Hạp Tiền Lê: Thập đạo tướng quân Lê Hoàn ( sau là vua Lê Đại Hành) Hoàng thái hậu Dương Thị (Dương Vân Nga) Sư Pháp Thuận ( quân sư, cái ông sau này giả làm chèo đò đọc thơ với sứ Lý Giác ấy) Tăng thống Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu ( quân sư, đứng đầu Phật giáo) Đại tướng quân Phạm Cự Lạng (em Phạm Hạp) sư Vạn Hạnh ( cái này là legend thôi. Thuyền Uyển tập Anh chép Lê Hoàn hỏi ông này đánh chác sao, ông đáp chỉ cần 3 - 7 ngày, giặc tất phải lui. Cái phim LCU hôm nọ cũng bốc cái legend này mà làm phim.) trong QUOTE đây là các tướng tá mà wiki nêu ra từ cuốn sách tổng hợp về vua Lê Đại Hành và chiến tranh 981. Ghi ở đây làm nguồn tên phụ trợ khi cần nhét thêm: ----------------------------- Đinh: Các nhân vật thời Đinh nào mà ko rõ số phận sau khi Lê Hoàn lên ngôn vua, sẽ nhét vô đây. Nếu phe Tiền Lê hay Đinh' loyal thiếu người quá thì chia nhau mà nhét vào : - Hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng: 1. Đan Gia; 2. Trinh Minh; 3. Kiểu Quốc; 4. Cồ Quốc; 5. Ca Ông - Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ ( coi luật pháp) - là người cai quản, tu sửa thành Đại La, được xem là 1 trong "Tứ Trụ" thời Đinh. Có thuyết bảo chống lại Lê Hoàn nên bị giết, thuyết bảo là đầu Lê nên sống đến tận thời Lý, trao Đại La lại cho Lý Thái Tổ. Tăng lục Trương Ma Ni ( chức dưới Tăng thống, trông coi Phật giáo) Sùng chân uy nghi Đặng Huyền Quang ( đứng đầu đạo giáo) - Trịnh Tú (sứ giả) - cũng là 1 trong " Tứ Trụ", 974 khởi nghĩa đánh Lê Hoàn, bị giết. Là người sứ giả đầu tiên của VN đi thăm TQ trong kỷ nguyên độc lập. Trần Nguyên Thái (sứ giả) - em của Trần Lãm, là lao động đường phố mã nhà Đinh - Vệ Vương Đinh Toàn - sau làm tướng thời Tiền Lê, năm 991 theo Lê Hoàn đánh giặc Cử Long, trúng tên chết. - Nha hiệu Giang Cự Vọng ( sứ giả) - là người thay Lê Hoàn viết thư cho nhà Tống để câu giờ, nhằm chuẩn bị lực lượng. - Nha hiệu Vương Thiệu Tộ ( sứ giả) - là người thay Lê Hoàn viết thư cho nhà Tống để câu giờ, nhằm chuẩn bị lực lượng. Ngô Xương Xí ( 1 trong 12 sứ quân)
còn đây, danh sách các địa danh được nhắc đến: Hà Nội: Cổ Loa ( Đông Anh) Đại La Từ Liêm Nguyễn Siêu tự xưng Nguyễn Hữu Công ở Tây Phù Liệt ( Thanh Trì – Hà Nội) Hà Tây: Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm/ thôn Đường( nay thuộc Ba Vì) Chương Dương ( Thường Tín) – thực ấp của Dương Tam Kha sau khi bị truất. Đỗ Cảnh Thạc tự xưng Đỗ Cảnh Công ở sông Đỗ Động ( nay thuộc huyện Thanh Oai, sông Đỗ Động chảy qua các xã Đào Viên, Sinh Quả, ÚC Lý đến xã Thượng Cung Huyện Thượng Phúc) Phú Thọ: Kiều Thuận tự xưng Kiều Lệnh Công ở Hồi Hồ ( Yên Lập, Sông Thao – Phú Thọ) Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế ( là anh em với Kiều Thuận) ở Phong Châu ( Việt Trì, Lâm Thao – Phú Thọ) Vĩnh Phúc: Nguyễn Khoan ở thôn Nguyễn Gia Loan ( Vĩnh Lạc: Vĩnh Tường, Yên Lạc) Nguyễn Khoan ở Tam Đái ( Vĩnh Lạc: Vĩnh Tường, Yên Lạc) Hải Phòng: Sông Bạch Đằng Bắc Ninh: Lý Khuê tự xưng Lý Lãng Công ở Siêu Thoại ( Thuận Thành – Bắc Ninh) Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng Nguyễn Lệnh Công ở Tiên Du ( Tiên Du – Bắc Ninh) Bắc Giang: hương Cát Lợi Quảng Ninh: Lãng Sơn (nay là đảo Hai Núi hoặc cù lao Hai Núi ở toạ độ trung bình 21041' vĩ bắc, 107036’ kinh đông, ngoài khơi Quảng Ninh) Hải Dương: sông Nam Sách (nay thuộc Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà; quê Phạm Cự Lượng.) Trà Hương ( Kim Thành) Hưng Yên: Lữ Đường tự xưng Lữ Tá Công ở Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn: Văn Lâm, Yên Mỹ) Phạm Bạch Hổ tự xưng Phạm Phòng Át ở Đằng Châu (nay thuộc huyện Kim Thi: Kim Động, Ân Thi) Tây Kết Hà Nam: Giao Thủy ( nay thuộc huyện Xuân Thủy), Bảo Thái(nay thuộc huyện Thanh Liêm) Trường châu Thái Bình: Trần Lãm tự xưng Trần Minh Công ở cửa Bố Hải ( Thái Bình) Ninh Bình: Hoa Lư( nay thuộc phủ Trường Yên) châu Đại Hoàng (nay thuộc huyện Hoa Lư) cầu Đàm Gia Loan( nay thuộc huyện Gia Viễn) Trường Yên( nay thuộc xã Trường Yên) Sách Đào Áo ( quê Đinh Bộ Lĩnh) Sách Bông ( chú Đinh bộ Lĩnh) Thanh Hóa: Châu Ái Ngô Xương Xí ( con Ngô Xương Ngập) ở Bình Kiều ( Triệu Sơn – Thanh Hóa) Nghệ An: Châu Hoan Hà Tĩnh: cửa Nam Giới ( còn có tên là cửa Sót, cửa biển, nay thuộc huyện Thạch Hà) tổng cộng là 35 địa danh ( chưa tính các địa danh trong chiến tranh T-V và các địa danh unknown). bằng số địa danh trên, tôi gom lại, và đây là cái map các vùng lãnh thổ được nhắc đến tên từ thời giành độc lập đến 981 ( nếu tính gộp cả Quảng Ninh và Lạng Sơn thành châu Lạng).
Cửa Đại Ác với Tiểu Khang ở Thanh Hóa hết bác ợ Cái vụ Ô Man thì em chịu Em thấy bảo Lê Hoàn lên làm luôn 1 đống mũ đầu mâu, bình đính rồi quân trang quân phục gì gì đấy nữa. Chắc từ Lê Hoàn bắt đầu xây dựng quân chính quy.
đâu mâu tới 1002 mới làm, giờ chỉ mới có mũ tứ phương thôi. vậy coi như cơ bản là xong. Tui sẽ đối chiếu với list địa danh thời Lê Long Đĩnh, xem có thể bổ sung địa danh nào nữa hay ko ( chủ là mấy khu miền núi phía Bắc và phía Đông). mấy bác ngồi tính ability các tướng phe ta đi là vừa.
vậy cái vấn dề kinh tế quân tống thì sao?ít thành mà quân đông vậy có được ko,và nếu đánh ở đất việt mà retain dc hơi vô lý,các bác có cách nào cho thành ko retarin dc ko. P/S:các bác làm mod cho việt nam em tán thành hai tay,hehe
nói chung, lo học cách làm map, add music gì gì cái đã. Chuyện đó tính sau. địa danh và tên tướng coi như xong. Background và ảnh event thì tui sẽ lấy trong mọi nguồn VN có được, đương nhiên chú ý bỏ những hình ảnh được vẽ theo lối quá fantasy rập khuôn Đường Tống Minh thường thấy. Có lẽ sẽ tận dụng kha khá từ Thuận Thiên Kiếm, Khát Vọng Thăng Long, Trailer Long Thành Cầm Giả Ca ( mk, bọn báo chết dẫm chửi phim làm nó bị cất kho, ko tôi có 1 nguồn hình ảnh lớn rồi),... Ai kiếm phụ tui nhạc dân tộc đi. Nhã nhạc Huế á, kế đó tới mấy bài đàn bầu hay theme của mấy bài tân cổ. up thành 1 bài danh sách list nhạc. Nhớ chia ra nhạc battle và nhạc bản đồ chiến lược.:P mà Rome Total war có bao nhiêu loại event nhỉ?
Vậy có nên add vài phần của TQ (như mấy tỉnh miền nam và đảo Hải Nam) vào cho camp thêm đa dạng không Do bản đồ hình chữ nhật, nên khó có thể như của bác yevon, nên em nghĩ cần thêm mấy vùng đất phụ của Rebels nữa.
tui nghĩ lại rồi, chắc bắt buộc phải có vài phần thuộc Ung châu thôi. Nhưng tui trăn trở mấy vùng đất phía Tây, vốn ko thuộc ai cả, nhét vô làm gì, còn Tây Bắc đang thuộc Đại Lý, mà mình mù tịt xứ đó. Nên tìm cách làm sao loại mấy vùng đó khỏi bản đồ.
heheh, hay quá, trông khá ngon đấy , bác nghiên cứu thêm nhiều nữa về lịch sử VN rồi thiết kế chi tiết nữa cho máu Rất muốn sau này hợp tác với bác làm mod Shogun 2 TW hoặc xa hơn nữa là tự làm game của mình
Không tạo faction mới được đâu bác ạ. Tối đa là 20 cái mà có đủ cả rồi. Muốn thì chỉ có thể đổi tên thôi (file text\share.txt), sau đó đổi symbol (hình như là ở loading_screen\symbols) rồi add lính cho nó (http://forums.totalwar.org/vb/showthread.php?51750-Tutorial-Adding-new-units-for-beginners). Model thì bác vứt vào file models_unit.
Quái, sao tôi ko tìm đc file export_descr_unit trong phần data nhỉ, cả mấy file liên quan đến unit cũng ko thấy???
ủa, tui tưởng mod thì mình có thể làm bản đồ lớn nhỏ, hình dạng sao cũng được chứ? Nếu ko thì cái camp VN của cái mod Đông Nam Á đang làm phải làm thế nào ( nguyên chữ S dựng đứng, ko lẽ làm nó nằm ngang?)? Cái bản đồ AUH cũng là hình chữ nhật to mập gần như hình vuông. Hoặc bác cũng có thể chơi mẹo, mấy vùng đất phía Tây ko thuộc ta cứ nhét hết vào 1 lãnh thổ, khi làm bản đồ địa hình thì làm nơi đó núi cao vời vợi, ko có đường đi đến, thế là chẳng ai chiếm được, khỏi bận tâm. Địa danh Ung Châu thì tới giờ chỉ biết Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu, nếu cần thì thêm đảo Hải Nam. Mấy khu trung du phía Bắc lúc đó ko thuộc VN lẫn Tàu thì cho làm rebel, ai chiếm mau thì của người ấy. Champa thì có Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý, Kandapurpura ( Phật Thệ - Huế giờ), Indrapura ( Quảng Nam giờ).