Ru-Kà đại chiến, ba năm không còn đường về

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. Aetheriv

    Aetheriv Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    4,069
    Anh Ba Lan ơi, trừng phạt nó đi, kéo quân đục nó đi, tính làm phản kia

     
    MAGNUM44 thích bài này.
  2. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    đúng quy trình, lúc đầu rất rắn thể hiện rõ ta ko thỏa hiệp, sau đó vài công ty dưới quyền lách luật và kể khổ, ở trên thì tự nuốt lại lời mình nói coi như thông cảm cho tình thế xã hội chứ ko phải do ta mềm yếu chịu thua
     
  3. Must

    Must Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    5,603
    Hành trình Ba Lan đoạn tuyệt khí đốt Nga

    Ba Lan đã dành nhiều năm lên kế hoạch cho kịch bản đoạn tuyệt với khí đốt Nga và sẵn sàng ứng phó sau khi Moskva quyết định khóa van.

    Piotr Naimski, đặc mệnh toàn quyền chính phủ Ba Lan về cơ sở hạ tầng năng lượng chiến lược, cùng các đồng nghiệp trong Bộ Năng lượng Ba Lan đã chạy đua với thời gian để chấm dứt nhập khẩu khí đốt Nga vào cuối năm nay, sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

    Tuy nhiên, quyết định khóa van khí đốtcủa Nga hôm 26/4 đã khiến kế hoạch của ông Naimski và Ba Lan bị đẩy lên trước nhiều tháng.

    "Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi có khả năng mang đủ lượng khí đốt tới Ba Lan cho tất cả người dân. Chúng tôi có thể bình tĩnh trước tình huống này", Naimski nói sáng 27/4, vài giờ sau khi tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga thông báo ngừng giao hàng.

    [​IMG]

    Ba Lan và một số nước láng giềng, trong đó có Litva, đang đi trước châu Âu trong việc chuẩn bị cho cuộc sống không có khí đốt Nga. Tuy nhiên, đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định trong những tuần tới có thể không đơn giản. Ba Lan, quốc gia 38 triệu dân, nhập khẩu khoảng 50% khí đốt từ Nga để sưởi ấm và cung cấp điện cho vô số hộ gia đình, nhà máy.

    Nga cho biết họ khóa van khí đốt tới Ba Lan vì nước này từ chối thanh toán bằng đồng ruble như yêu cầu, dù một số chuyên gia phân tích cho rằng Moskva có thể đang trừng phạt Warsaw vì ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine.

    "Ba Lan là thị trường lớn thứ 6 của châu Âu và tôi nghĩ họ muốn cho thấy họ có thể trừng phạt một đối tác lớn", Marcin Roszkowski, chủ tịch Viện Jagiellonian ở Warsaw, nói.

    Trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng ở Warsaw cuối tuần trước, Naimski, 71 tuổi, đã phác thảo kế hoạch lớn mà họ chuẩn bị trong suốt hơn 20 năm để đoạn tuyệt với khí đốt Nga, chuyển sang nguồn cung từ Na Uy, Mỹ và nhiều nước đồng minh khác.

    Người "gác cổng" an ninh năng lượng Ba Lan giới thiệu một mạng lưới sắp hoàn thành mà nước này đã dành nhiều năm xây dựng: một kho lưu trữ trị giá hàng tỷ USD để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng tàu, một mạng lưới đường ống đi qua Ba Lan và kết nối với các nước láng giềng thân thiện, cùng một đường ống dưới biển nối với Na Uy dự kiến khai trương ngày 1/10.

    "Chúng tôi có thể làm được", ông Naimski đề cập tới Ba Lan và các nước láng giềng châu Âu đang cân nhắc cắt nguồn cung năng lượng Nga. "Mọi biện pháp trừng phạt đều tốn kém, nhưng không thể chỉ nghĩ tới tiền trong giai đoạn này".

    Ba Lan tiêu thụ khoảng 20 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, khoảng một nửa trong số đó được cung cấp qua các đường ống từ Nga. Ba Lan tự sản xuất khoảng 3 tỷ mét khối và nhập khẩu hơn 6 tỷ mét khối LNG mỗi năm thông qua cảng ở biển Baltic. Phần lớn lượng LNG đến từ Mỹ và Na Uy.

    Phần quan trọng nhất trong chiến lược độc lập năng lượng của Ba Lan là đường ống mới từ Na Uy mà Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu Anna Moskwa gọi là "niềm tự hào lớn của ngài Naimski". Khi đi vào hoạt động, đường ống có khả năng cung cấp 10 tỷ mét khối khí cho Ba Lan mỗi năm.

    Câu hỏi lớn đặt ra hiện tại là liệu Na Uy và Đan Mạch, hai quốc gia mà dự án đường ống chạy qua, có hợp tác để đẩy nhanh ngày khai trương đường ống hay không.

    Roszkowski nói rằng đường ống có thể được đưa vào hoạt động sớm hơn dự kiến. Nhưng ngay cả khi dự án trễ hẹn, ông và các nhà phân tích khác cho rằng Ba Lan sẽ có thể vượt qua vài tháng tới mà không cần khí đốt Nga, khi kho dự trữ của họ đã được nạp đầy hơn 75% và có thể nhập thêm khí đốt từ Đức.

    Một đường ống mới giữa Litva và Ba Lan, được xây dựng theo chỉ đạo của ông Naimski, cũng dự kiến khai trương vào ngày 5/5, cho phép hai nước chia sẻ khí đốt với nhau.

    Đối với Ba Lan, "đây không thực sự là khủng hoảng", theo Laurent Ruseckas, nhà phân tích năng lượng của S&P Global.

    Các đồng nghiệp của ông Naimski cũng tỏ ra tự tin về khả năng sống thiếu khí đốt Nga. "Ba Lan là quốc gia an toàn về năng lượng và sẽ không khuất phục trước sức ép khí đốt của Nga", Bộ trưởng Moskwa đăng Twitter hôm qua.

    [​IMG]
    Một phần hệ thống phân phối khí đốt Gaz-System tại Gustorzyn, miền trung Ba Lan. Ảnh: Reuters.

    Naimski nói ông đã bắt đầu ưu tiên cho tương lai độc lập năng lượng ngay từ khi là giám đốc an ninh và năng lượng Ba Lan vào năm 1992, ngay sau khi Liên Xô tan rã và Warsaw bị Moskva đột ngột ngắt nguồn cung khí đốt trong vài ngày.

    "Đó là vào mùa đông. Chúng tôi đã phải chuẩn bị một danh sách các cơ sở công nghiệp bị cắt nguồn cung khí đốt trong trường hợp chúng tôi không còn nó", ông nhớ lại.

    Nga sau đó nhanh chóng nối lại nguồn cung, gọi đây là sự cố trong bối cảnh hỗn loạn hậu Xô Viết. Nhưng sự việc đã khiến Naimski hoài nghi về tương lai Ba Lan phụ thuộc vào khí đốt Nga.

    Ông bắt đầu thúc đẩy dự án đường ống với Na Uy, nhưng trong những năm đầu thập niên 1990, không phải ai cũng xem năng lượng là vấn đề quan trọng với chủ quyền quốc gia. Tới năm 2001, ông Naimski và các đồng minh chính trị cánh hữu bị mất quyền lực. Chính phủ cánh tả mới đã từ bỏ dự án đường ống.

    Đảng Luật pháp và Công lý của ông Naimski trở lại nắm quyền vào năm 2005 và bắt đầu lên kế hoạch xây dựng cảng LNG trên bờ biển Baltic của nước này. Kho lưu trữ nổi được hoàn thành vào năm 2016.

    Naimski cũng nối lại các cuộc đàm phán với Na Uy và Đan Mạch về đường ống dưới biển, nhưng khi đảng ông rời chính phủ vài năm sau đó, dự án lần thứ hai bị hủy bỏ.

    Khi đảng Luật pháp và Công lý lần nữa trở lại nắm quyền vào năm 2015, ông Naimski đã cố gắng đàm phán với Na Uy và Đan Mạch lần thứ ba.

    "Tôi đã gặp một số đồng nghiệp mà tôi biết từ lâu ở Copenhagen và Oslo", ông nói. "Một số thậm chí hỏi chúng tôi lần này có thực sự nghiêm túc hay không. Những gì chúng tôi có ngày hôm nay chính là bằng chứng".

    Robert Tomaszewski, nhà phân tích năng lượng tại công ty nghiên cứu Polityka Insight, cho biết quyết định cắt nguồn cung của Nga xảy ra khi mùa xuân đã bắt đầu với nhu cầu sưởi ấm giảm, giúp Ba Lan dễ dàng đối phó hơn. Ông không cho rằng sẽ xảy ra nguy cơ thiếu nguồn cung, nhưng cảnh báo giá khí đốt tăng có thể thúc đẩy lạm phát cao trên toàn châu Âu, nếu một số quốc gia khác không thể tiếp cận năng lượng Nga.

    "Rủi ro lớn nhất là khí đốt vẫn có, nhưng giá sẽ cao hơn", ông nói.

    Ưu tiên tiếp theo của ông Naimski là hoàn thành xây dựng kho lưu trữ LNG thứ hai ở thành phố cảng Gdansk. Kho LNG này dự kiến được hoàn thành vào cuối năm 2027, nhưng ông Naimski muốn rút ngắn thêm 2 năm.

    Sau khi Ba Lan đảm bảo nguồn cung trong nước, ông Naimski hy vọng có thể cung cấp số khí đốt còn lại cho các thành viên trong Liên minh châu Âu (EU).

    "Nếu cần thiết hoặc được yêu cầu, chúng tôi sẽ có thể chuyển một lượng khí đốt sang các nước láng giềng. Vì vậy, đối với khu vực này, đây thực sự là thay đổi rất lớn", ông nói.

    [​IMG]
    Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu
     
    MAGNUM44 thích bài này.
  4. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,738
    Nơi ở:
    Onscreen
    Nghe giống như kế hoạch thời WW2 vậy:
    - Bước 1: Ký hiệp ước với Anh + Pháp
    - Bước 2: Chọc thằng Đức
    - Bước 3: Cướp đất thằng Liên Xô
    - Bước 4: Chờ 2 thằng "đồng minh" đến cứu

    Giờ thì:
    - Bước 1: Chuẩn bị phương án đoạn tuyệt khí đốt Nga
    - Bước 2: Chọc thằng Nga (và nó cắt khí đốt)
    - Bước 3: Lệnh cho thằng Đức chia sẻ khí đốt
    - Bước 4: Chờ =))
     
  5. DanteGVN

    DanteGVN Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    27/4/17
    Bài viết:
    5,540
    Bước 5 : nằm hưởng thụ !duoi
     
  6. living2nd

    living2nd ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/7/11
    Bài viết:
    14,317
    Nơi ở:
    Unknown
    Ba Lan tự tin quá, mà có vẻ đúng là nó tính hết từ lâu rồi.
     
  7. Everon1000

    Everon1000 Mr & Ms Pac-Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/5/12
    Bài viết:
    214
    Chưa chắc, nhưng ta cũng mong là Ba Lợn nó tính sẵn vụ này, không thôi thì có khi dân nó cũng dám nhịn đói nhịn khát nhịn đủ thứ để chống Nga vì cái thứ tư tưởng bài Nga truyền đời của bọn nó thật đấy.
     
  8. Must

    Must Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    5,603
    Ba Lan mua khí đốt từ Na uy với Đan MẠch mà
     
  9. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Leon S. Kennedy ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    13,992
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Chém gió thế thôi chứ giờ vẫn đang hít khí Đức san qua đỡ mà =))
     
    MAGNUM44 thích bài này.
  10. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,884
    đức mở van ngược lại cho Balan

    Nauy max công suất rồi
    đâu ra thêm cho Balan
     
  11. Người tình hư vô

    Người tình hư vô C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/11/17
    Bài viết:
    1,769
    Nơi ở:
    Hư vô
    Nó đang tính mua Hy lạp nữa
     
  12. Người tình hư vô

    Người tình hư vô C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/11/17
    Bài viết:
    1,769
    Nơi ở:
    Hư vô
    Chiến thuật tiêu thổ giúp Ukraine cản đà tiến lực lượng Nga
    Làng Demydiv hứng trận lụt nghiêm trọng khi con đập gần đó bị phá, nhưng người dân đều cho rằng nó đã góp phần ngăn xe tăng Nga áp sát Kiev.

    Người dân làng Demydiv, phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine, những ngày qua bắt đầu mang phơi những tấm thảm sũng nước trên sàn nhà, thu dọn đồ đạc dưới các căn hầm ngập nước.

    Họ đang cố gắng khắc phục hậu quả của một trận lũ lụt nghiêm trọng mà trong hoàn cảnh bình thường có thể là nỗi bất hạnh lớn. Nhưng lần này, chính trận lụt đó đã mang lại cho họ thành quả mang tính chiến thuật, khi ngăn đà tiến công của lực lượng Nga gần thủ đô.

    [​IMG]
    Một góc làng Demydiv vẫn bị ngập sau khi con đập gần đó bị phá. Ảnh: NYTimes.

    Ngày 25/2, một ngày sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, quân đội Ukraine đã quyết định phá con đập gần làng Demydiv. Nước sông Dnepr gần đó lập tức tràn vào, nhấn chìm làng Demydiv cùng những cánh đồng và bãi bồi xung quanh.

    Động thái này của quân đội Ukraine đã biến làng Demydiv, nằm án ngữ tuyến đường P02 hướng thẳng đến thủ đô Kiev, thành một vùng đầm lầy khổng lồ. Cư dân Demydiv đã phải chứng kiến cảnh nước lũ nhấn chìm nhiều ngôi nhà, nhưng họ vui vì điều đó.

    Vùng đất ngập nước lầy lội này đã cản trở đà tiến công của đoàn xe tăng Nga hướng về Kiev, giúp quân đội Ukraine có thêm thời gian quý giá để bố trí phòng thủ.

    "Tất cả mọi người đều hiểu và không ai cảm thấy hối tiếc cả", Antonina Kostuchenko, một người dân làng Demydiv, cho biết. Phòng khách nhà bà giờ đây bốc mùi ẩm mốc, ngấn nước vẫn cao đến chân tường.

    "Chúng tôi đã cứu Kiev", bà nói với giọng tự hào.

    Làng Demydiv không phải là trường hợp duy nhất ở Ukraine. Kể từ những ngày đầu xung đột, Ukraine đã nhanh chóng tự phá hủy nhiều phần lãnh thổ của chính mình, thường nhắm vào các cơ sở hạ tầng ở vị trí chiến lược, nhằm tạo ra trở ngại ngáng đường lực lượng Nga, vốn có quân số và vũ khí vượt trội.

    Binh sĩ Ukraine không do dự khi cho nổ tung những cây cầu lớn, gài mìn các con đường huyết mạch hay vô hiệu hóa nhiều tuyến đường sắt, sân bay. Mục tiêu cao nhất của họ là làm chậm bước tiến của Nga, ngăn cản đối phương chiếm các vị trí chiến lược và đẩy đoàn xe tăng Nga vào những địa hình kém thuận lợi hơn.

    Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết đến nay, hơn 300 cây cầu đã bị phá hủy trên khắp đất nước. Khi lực lượng Nga cố chiếm một sân bay quan trọng ở ngoại ô Kiev vào ngày đầu tiên của chiến dịch, quân đội Ukraine đã nã pháo vào đường băng, tạo ra nhiều hố sâu, khiến máy bay chở đặc nhiệm Nga không thể hạ cánh.

    Những gì Ukraine làm được giới chuyên gia quân sự đặt tên là chiến thuật "tiêu thổ", thường được áp dụng khi đối phương có sức tấn công áp đảo. Họ tự phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình kiên cố, kho tàng, cơ sở vật chất... nhằm ngăn chặn bước tiến và không cho đối phương sử dụng làm căn cứ.

    Chiến thuật tiêu thổ được đánh giá đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Ukraine nhằm kìm chân các lực lượng Nga ở phía bắc và ngăn họ kiểm soát thủ đô Kiev.

    "Người Ukraine rõ ràng rất sáng tạo khi gây thêm khó khăn cho các lực lượng Nga", Rob Lee, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, Mỹ, nhận định. "Những nỗ lực làm chậm đà tiến công chớp nhoáng của đối phương đều rất hiệu quả".

    [​IMG]
    Người dân làng Demydiv vận hành máy bơm hút nước lũ. Ảnh: NY Times.

    Một biện pháp được lính Ukraine sử dụng thường xuyên ở Kiev tháng trước là đánh sập các cây cầu huyết mạch, buộc lực lượng Nga phải dựng cầu phao để vượt sông. Những địa điểm có thể bắc cầu phao đều đã bị pháo binh Ukraine căn tọa độ từ trước, nhằm gây tổn thất lớn cho bất cứ nỗ lực vượt sông nào.

    Theo Bộ trưởng Kubrakov, chiến thuật này đang tiếp tục được sử dụng ở Donbass, miền đông Ukraine.

    Dù vậy, chiến thuật tiêu thổ cũng khiến Ukraine phải trả cái giá rất lớn về cơ sở hạ tầng dân sự. Chính phủ Ukraine cho biết tổng thiệt hại với cơ sở hạ tầng giao thông sau hai tháng giao tranh là khoảng 85 tỷ USD.

    Nhưng các quan chức và binh sĩ Ukraine đều cho rằng cách làm này đặc biệt hiệu quả. Tại làng Demydiv, họ đã tạo ra một hồ nước lớn chặn đà tiến của những đoàn xe bọc thép Nga. Các cuộc pháo kích của Nga sau đó còn khiến con đập vỡ thêm, khiến nỗ lực thoát nước trở nên phức tạp hơn.

    Hai tháng sau, dân làng Demydiv vẫn phải chèo xuồng cao su để di chuyển. Những thân ngô trơ trụi trồi lên khỏi các khu vườn ngập nước. Trước cửa các ngôi nhà, những đống bùn đen vẫn nhớp nháp do đất bị ngâm nước lâu ngày.

    Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn, nhiều dân làng vẫn quả quyết rằng khó khăn họ gặp phải không thể so với lợi ích chiến lược mà Ukraine đạt được.

    "50 ngôi nhà bị ngập không phải một tổn thất lớn", Volodymyr Artemchuk, tình nguyện viên đang hỗ trợ cung cấp nhiên liệu cho các máy bơm thoát nước trong làng, nói.

    Khu vực bị nước nhấn chìm quanh làng Demydiv đã tạo ra một rào chắn tự nhiên trên bờ tây sông Dnipro ở phía bắc Kiev, khiến xe tăng Nga không thể vượt qua và phải di chuyển vào những địa điểm đã bị Ukraine phục kích từ trước, giới chuyên gia nhận định.

    Chúng cũng hạn chế khả năng Nga vượt qua một số vị trí chiến lược, như sông Irpin, nhánh nhỏ của sông Dnipro. Lực lượng Nga nhiều lần tìm cách vượt qua con sông này nhưng đều không thành công. Họ phải xây cầu phao và lái xe băng qua khu vực nhiều đầm lầy, tất cả đều ở những vị trí không thuận lợi, chưa kể phải chịu hỏa lực từ pháo binh Ukraine.

    Khu vực ngập nước cũng đã góp phần bảo vệ làng Demydiv. Dù ngôi làng nằm trên đường tiến công của Nga và binh sĩ Nga cũng đã tuần tra xung quanh, Demydiv chưa bao giờ trở thành địa điểm giao tranh.

    Ngôi làng ngập nước lũ này được cho là đã góp phần xoay chuyển cục diện trong các cuộc giao tranh hồi tháng ba, giúp quân đội Ukraine kháng cự thành công trước các lực lượng Nga áp sát thủ đô Kiev. Đến cuối tháng 3, lực lượng Nga rút lui khỏi khu vực này.

    Mặc dù một số người phàn nàn về tiến độ dọn dẹp chậm chạp, dự kiến mất vài tuần hoặc vài tháng, phần lớn dân làng vẫn tỏ ra phấn khởi.

    Roman Bykhovchenko, 60 tuổi, đang phơi những đôi giày sũng nước trên chiếc bàn trong sân nhà. Khi ông bước vào bếp, nước sủi lên qua các khe nhỏ trên sàn nhà lát ván. Tuy nhiên, "nó đáng giá", ông nói.
     
    MAGNUM44 and viendu like this.
  13. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    còn chiến thuật núp sau nhà dân bắn ra, đặt mìn cạnh khu dân cư đang có người ở nữa
     
    Vouu3, otaku_gangsta, aramir and 4 others like this.
  14. xRyu

    xRyu Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/07
    Bài viết:
    5,492
    Gấu cảnh báo mở cho thằng bị khóa. Coi chừng nó giảm mẹ lượng khí đốt hoặc khóa van luôn thì vui.
     
  15. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,738
    Nơi ở:
    Onscreen
    "Xung quanh nhà chúng tôi đều đầy rẫy bom mìn, thỉnh thoảng có tí tai nạn nhưng chúng tôi không hối tiếc vì nó góp phần làm chậm bước tiến công của quân Nga !cheer"
     
    BimBimTom and viendu like this.
  16. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,738
    Nơi ở:
    Onscreen
    Chưa cần giảm, chỉ cần tình trạng đòi thằng Đức chia sẻ mà kéo dài đã có nguy cơ gây lục đục rồi, khác gì chọc thằng Đức hồi WW2 đâu, khác cái là giờ thằng Đức cùi bắp rồi, không được như hồi đó.
     
    xRyu thích bài này.
  17. FiretrUCK

    FiretrUCK Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    6/2/10
    Bài viết:
    4,775
    Nơi ở:
    Làng ven đô
    Quân Nga treo cờ chiến thắng trên ISS , hiện các nhà du hành vũ trụ Nga vẫn đang vận hành module điều khiển của ISS , khi nào người Nga còn trên trạm thì trạm còn hoạt động , họ bỏ dự án là trạm sẽ rơi,
    Tương lai người Nga sẽ hợp tác với Trung Quốc trên trạm Thiên cung, có thể sẽ là đóng góp một module điều khiển khác (1), nhưng không ngoại trừ khả năng là họ sẽ xây Mir3 dựa theo các cấu hình cũ của ISS (2)
    Người Mỹ sẽ không muốn viễn cảnh đầu tiên xảy ra vì ISS là lý do duy nhất để các tầu vũ trụ Mỹ còn được tiếp tục phát triển , người Mỹ muốn hợp tác với Trung Quốc cũng không được vì họ đã có bộ luật cấm Trung Quốc hợp tác du hành vũ trụ
     
  18. Zeitgeist 1.0

    Zeitgeist 1.0 You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/09
    Bài viết:
    8,738
    Nơi ở:
    Onscreen
    [​IMG]
     
  19. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,357
    Ủa na uy tuyên bố từ tháng 3 là đã max hết công suất rồi , làm sao bán cho ba lan dc nữa, nếu bán dc thêm thì bán cho đức trước chứ ?. Bọn ba lan muốn ăn đấm từ đức và nga như ww2 hay sao mà tính làm liều vậy ??
     
  20. FiretrUCK

    FiretrUCK Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    6/2/10
    Bài viết:
    4,775
    Nơi ở:
    Làng ven đô
    Balan mua khí đốt từ Đức , giá sẽ cao hơn , nhưng mà được tiếng không hít khí Nga
     

Chia sẻ trang này