Ru-Kà đại chiến, ba năm không còn đường về

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. kylanbac_beta

    kylanbac_beta C O N T R A

    Tham gia ngày:
    4/11/20
    Bài viết:
    1,885
    Pháo tầm bắn có 20km thì đưa được đến gần đã là kỳ tích !kojima
     
  2. silavier

    silavier Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/7/11
    Bài viết:
    3,165
    Chết như ngoé, ork nga sắp phải tổng động viên toàn quốc xâm lược rồi
    !choo!choo
     
  3. Công Chúa Gió

    Công Chúa Gió Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/1/16
    Bài viết:
    4,420
    Nơi ở:
    Tây Đô
    U cà còn dùng cái súng máy thời ww1 cơ , đúng khổ !sacsua!sacsua
     
  4. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,960
    Nơi ở:
    Hà Nội
    thời đầu thì đít đỏ với fukboob suốt ngày share mấy cái ảnh lính Nga dùng súng trường, xẻng từ thời ww2. Méo hiểu buff kiểu gì mà quân địch chết 3, quân ta chết hết, xin đồ khắp thế giới tự do, dân chủ mà vẫn cự méo lại thằng có ngân sách quốc phòng chưa tới 90 tỏi
     
    zantan, ging1212, M-M and 3 others like this.
  5. Scuderia_Ferrari

    Scuderia_Ferrari Tears of the Kingdom Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    25,468
    thủy quân lục chiến Ukraine đã sử dụng đạn nổ phân mảnh 3F2 HE-Frag với tầm bắn lên tới 20km để tấn công các mục tiêu của Nga.

    Lên tới 20km!choo
     
    zantan and Ờ mày giỏi like this.
  6. aramir

    aramir Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,671
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bắn được từ nhà đến quê ta là xa òi
     
  7. N00bforever

    N00bforever Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/5/11
    Bài viết:
    7,271
    Phe phòng thủ thì pháo bắn 20km là đụ
     
  8. mucaotoc17

    mucaotoc17 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/10/04
    Bài viết:
    1,893
    https://baoanhthai.substack.com/p/c...AMefqP6ovxm9ba-GvXOrvef4P5e2M&mibextid=Zxz2cZ
    Bài viết phần 2 của series "Con đường đến chiến tranh" của bác Bao Anh Thai.
    Phần 2 này sẽ là phân tích lý do đằng sau những phát biểu gần đây về hiệp định Minsk của Merkel/Hollande, về sự ủng hộ khác thường của Stoltenberg và bác sĩ phụ khoa Ursula von der Lair cũng như mục đích của các lãnh đạo phương Tây đối với U Cà.
    Bài viết dài nhưng rất đáng đọc !yessir
    Ở trong phần 1 “CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR)” chúng ta nhìn theo cách nhìn của người Nga về con đường dẫn tới cuộc chiến Ukraine. Trong phần đó, chúng ta thấy rằng người Nga nhìn nhận rằng cuộc chiến với NATO thông qua Ukraine là không thể tránh khỏi và họ đã chuẩn bị về nhiều mặt cho cuộc chiến này. Ở phần tiếp theo này, chúng ta sẽ bàn tới 1 trong 2 câu hỏi đã nêu ở phần trước nhưng chưa được trao đổi. Đó là:

    Tại sao Merkel và Hollande lại nói ra việc này vào tháng 12/2022. Vào thời điểm phát biểu, cả hai nguyên thủ này đều đã nghỉ hưu và vì họ không có ý định quay lại chính trường; và vì họ đã từng đứng trên đỉnh cao nhất quyền lực ở nước họ nên việc phát ngôn chỉ để lấy danh tiếng có thể loại trừ. Ở vị thế của họ, cách tốt nhất là không phát ngôn gì về những việc đang diễn ra và càng không nên nói về những sự kiện mà họ là tác giả tạo ra trước đó. Ai cũng thấy rằng, việc họ nói ra câu chuyện 2 thỏa thuận Minsk chỉ là một màn kịch kéo dài thời gian sẽ khiến cho họ, về mặt cá nhân, trở thành hai lãnh đạo công khai thừa nhận thủ đoạn lừa dối của mình.

    Bà Merkel là một chính khách chuyên nghiệp và làm thủ tướng Đức trong 16 năm liền và trong những năm làm thủ tướng đó, vốn là một người kiệm lời, bà chưa mắc phải một sai lầm nghiêm trọng nào trong phát ngôn. Cuộc phỏng vấn của bà là một cuộc phỏng vấn rất dài và được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Do đó, khả năng lỡ lời của bà là gần như không có. Tổng thống Hollande của Pháp cũng là một nhà chính khách chuyên nghiệp. Trước khi làm tổng thống, ông đã làm quan chức cao cấp của chính phủ nhiều năm nên khả năng lỡ lời rất thấp. Hơn nữa, cuộc phỏng vấn đối với ông diễn ra sau cuộc phỏng vấn của Merkel 1 tuần và những gì bà ấy nói đã trở thành một cơn shock cho dự luận quốc tế. Ông Hollande không thể không biết điều đó và càng không thể lỡ lời về việc đó. Như vậy có thể chắc chắn rằng cả 2 người đều nói ra việc này một cách có chủ đích và vào thời điểm được lựa chọn.

    Về mục đích của việc tiết lộ thì có thể có 2 khả năng và mỗi khả năng sẽ có một thời điểm thích hợp. Khả năng thứ 1 là bà Merkell và ông Hollande nói ra điều đó để mọi người biết được công lao của họ. Điều này có nghĩa là Ukraine đang chiến thắng và vì thế họ nói ra để cho mọi người thấy rằng thắng lợi của Ukraine là do họ kiến tạo (đã lừa Putin khi ký vào 2 thỏa thuận Minsk để cho Ukraine có thời gian xây dựng lại lực lượng vũ trang và chiến thắng). Tuy nhiên, nếu như vậy thì thời điểm họ cần nói ra là vào tháng 9/2022, ngay sau khi Ukraine phản công và giải phóng được 1 vùng rộng 2.000 km2 tại phía Nam Kharkov. Vào thời điểm đó, không ai hiểu việc gì đang diễn ra. Cuộc tấn công của Ukraine phát triển nhanh chóng và quân Nga liên tục rút lui, bỏ lại những vị trí đặc biệt chiến lược như Izyum.

    Vào thời điểm đó không ai biết quân chủ lực của Nga ở đâu và tại sao họ, dù bị thiệt hại rất ít, nhưng bỏ một vùng rộng lớn 2.000 cây số vuông một cách nhanh chóng (mặc dù trước đó họ phải chiến đấu mất 1 tháng rưỡi để chiếm được vùng này). Đó là thời điểm thuận lợi nhất cho các phát biểu “kể công”.

    Thời điểm thứ hai, không thuận lợi cho việc công bố bằng thời điểm một là lúc quân Nga rút quân khỏi Kherson vào ngày 8/11/2022. Tuy nhiên vào thời điểm này, ai cũng biết rằng Ukraine không có một thắng lợi quân sự thực sự. Quân Nga trước đó đã chặn đánh thành công mọi cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Kherson và sau đó đã có một cuộc rút lui hoàn hảo. TV Nga công bố cảnh những người lính đặc nhiệm Nga rút lui cuối cùng đi bộ một cách thản nhiên qua cầu phao về bờ Đông của sông Dniepper. Chỉ vài ngày sau khi quân Nga rút, quân đội Ukraine mới tiến vào Kherson

    Thời điểm của Merkel và Hollande công bố thông tin diễn ra là khi mọi dấu hiệu cho thấy Ukraine đã bắt đầu đuối sức, tình hình bắt đầu tuyệt vọng và người Nga chắc chắn đã quyết định một cuộc chiến tranh khốc liệt đến cùng với Ukraine. (Các phân tích về vấn đề này sẽ được trình bày trong loạt bài này).

    Khi cuộc chiến bắt đầu sắp sang một bước ngoặt có thể dẫn tới sự sụp đổ của Ukraine, các chính trị gia sẽ tìm mọi cách để bảo vệ uy tín của chính mình (nếu có thể). Trong trường hợp này, các chính trị gia đã về hưu sẽ là người có thể tiến hành các biện pháp bảo vệ mình mà không bị ngăn cản như các chính trị gia đương chức. Với các chính trị gia đương chức, nếu họ nói rằng Ukraine sẽ thua thì việc đó xảy ra, họ sẽ bị đổ lỗi là vì họ không ủng hộ Ukraine hết mức. Các chính trị gia đã về hưu thì không lo sợ điều đó (vì họ có thể đổ lỗi cho các chính trị gia đang tại vị). Hơn nữa, nếu nói ra càng sớm việc họ đã giúp Ukraine trước kia như thế nào thì trách nhiệm của họ càng nhẹ . (Đấy, cái ngày xưa ấy, tôi và anh Hollande đã lấy uy tín của chính mình ra lừa Putin cho Ukraine. Hỏi từ cổ chí kim tới giờ có ai xả thân giúp người khác như chúng tôi chưa. Thế nên nếu đợt tới có chuyện gì xảy ra thì đừng đổ lỗi là chúng tôi không cố hết sức).

    Tiếp sau Merkel và Hollande, cựu thủ tướng Israel, Nathaniel Bennett, hôm 4/2/2023 đã nói rằng ông ấy đã làm người trung gian hòa giải gần như thành công giữa Putin và Zelensky trong vấn đề Ukraine. Các nỗ lực đó bao gồm lấy được lời hứa của Putin về việc không giết Zelensky và sau đó là thuyết phục được 2 bên có rất nhiều nhượng bộ cho một thỏa thuận hòa bình – và thỏa thuận hòa bình này đã được các bên trao đổi và sửa tới 17 lần trước khi Mỹ ngăn chặn Zelensky tiến hành ký kết. Chúng ta thấy ở đây là Nathaniel Bennett cũng đã đi theo cách của Merkel và Holland trong việc “tránh bị đổ lỗi”. Nếu như Hollande và Merkel dừng ở việc nói ra chuyện họ đã lừa Putin để mua thời gian cho Ukraine ra sao thì Bennett còn đi xa hơn. Ông nói rõ rằng cả Ukraine lẫn Nga đã thực sự muốn ngừng cuộc chiến nhưng người ngăn chặn điều đó lại là Mỹ. Ở đây chúng ta thấy rõ là các cựu chính trị gia phương Tây đã bắt đầu và ngày càng đẩy nhanh tốc độ “tránh đổ lỗi” (8 năm trước chúng tôi đã phải lừa dối để Ukraine có thời gian chuẩn bị đấy nhé. Cả tôi nữa, ngay cả khi đánh nhau rồi mà tôi xém chút nữa là có thể khiến họ ký kết hòa bình. Thế nên đừng nói là tại chúng tôi không cố gắng nhé).

    Đọc đến đây, một số người có thể nói rằng “các cựu chính trị gia sẽ làm tất cả những gì có lợi cho họ, kể cả nói bóng gió rằng Ukraine sẽ thua. Thế nhưng các chính trị gia đương nhiệm đang cương quyết ủng hộ Ukraine đó thôi”. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này ngay bây giờ.

    Ta có thể chia những chính trị gia đang hùng hồn nhất trong việc chống Nga thành 3 nhóm: (i) nhóm các quan chức lãnh đạo các tổ chức quốc tế như NATO hay Ủy ban Châu Âu, (ii) nhóm các nguyên thủ quốc gia chủ chốt của châu Âu là thành viên của NATO, (iii) nhóm nguyên thủ quốc gia 3 nước vùng Baltic, Bắc Âu và Ba Lan. Khi phân tích vị trí, hoàn cảnh có được các vị trí đó của họ, chúng ta sẽ hiểu được tại sao họ nói như vậy.

    Trước hết, trong nhóm lãnh đạo NATO và Châu Âu, người có tiếng nói hùng hồn chống Nga nhất là Jens Stoltenberg. Cần lưu ý là Stoltenberg trở thành tổng thư ký của NATO vào tháng 10/2014, chỉ 1 tháng sau khi Thỏa thuận Minsk đầu tiên được ký kết (tháng 9/2014). Chúng ta cần lưu ý là vào thời điểm đó sau 1 tháng giao tranh trực tiếp với quân đội chính quy Nga trên đất Donbass, quân đội Ukraine đã trên bờ vực sụp đổ (một biểu hiện rõ ràng nhất là 97% lực lượng pháo binh hạng nặng của Ukraine trước năm 2014 đã bị Nga tiêu diệt trong thời gian này – phần lớn là nhờ phần mềm được quân đội Ukraine dùng để tính toán phần tử bắn cho pháo lại là do một công ty phần mềm của Nga làm ra và do đó đã tiết lộ chính xác các vị trí pháo bắn của Ukraine cho quân Nga). Sức ép trên chiến trường của Nga đối với Ukraine lên đến mức vào tháng 2/2015 Ukraine lại phải ký một thỏa thuận Minsk tiếp theo với Nga với những nhượng bộ lớn hơn nữa. Đây chính là điểm mà Merkel muốn nói tới – nếu không có 2 thỏa thuận Minsk này thì tình hình của Ukraine lúc đó có thể đã thành nguy kịch. Điều này được khẳng định bởi tổng thống Poroshenko của Ukraine. Trong bài phát biểu ngày độc lập năm 2016, ông nói rằng chỉ trong 2 năm, Ukraine đã thành công trong việc xây dựng lại quân đội của mình gần như từ con số không (“from scratch”). Trong 8 năm tiếp theo, NATO đã tái trang bị, đào tạo lại cho quân đội Ukraine. Thế nhưng khi cuộc chiến nổ ra vào tháng 2/2022, ông ta chợt phát hiện ra là mình là chính trị gia duy nhất tổ chức cuộc tái trang bị cho Ukraine hiện nay còn tại vị. Tổng thống Mỹ (Obama), tổng thống Pháp (Hollande), thủ tướng Đức (Merkell), tổng Ukraine (Poroshenko) đều đã rời khỏi vũ đài chính trị. Tất cả những người đó giờ đây đều có thể chơi bài “lúc tôi còn đương nhiệm, tôi đã làm hết tất cả những gì có thể cho Ukraine. Việc ra ngày hôm nay là lỗi của người khác”. Chính vì lý do đó, Stoltenberg không còn có bất kỳ lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuyên bố cứng rắng với Nga. Đơn giản là ông ta là người còn lại duy nhất trong số các tác giả tạo ra Ukraine ngày nay và như thế, ông ta sẽ là người có thể bị đổ lỗi nhiều nhất.

    Tuy nhiên, có một yếu tố cần lưu ý hơn là Stoltenberg có lợi thế hơn nhiều nguyên thủ quốc gia khác trong phát ngôn. Chức vị tổng thư ký NATO của ông ta được định nghĩa rất rõ là một chức danh dân sự - hành chính của tổ chức. Ông ta không có bất kỳ quyền gì trong việc điều động quân đội và ra các quyết định cho khối NATO. Điều đó dẫn tới việc ông ta có thể đưa ra bất kỳ tuyên bố hiếu chiến nào nhất có lợi cho mình mà vẫn không gây ra hậu quả thực sự về quân sự. (ví dụ: ông ta có thể nói: chúng ta sẽ tiến vào Moscow và lật đổ Putin, chấm dứt chiến tranh. Sau đó thì nói là: tôi thì cương quyết thế nhưng không thể làm gì được vì các nước thành viên không chịu bỏ phiếu cho điều đó). Chính vì hiểu rõ tình thế này của Stoltenberg nên chúng ta thấy rằng Nga gần như không cảm thấy bị đe dọa bởi các phát ngôn của ông ta (nói một cách sỗ sàng là họ không quan tâm – chó cứ sủa và đoàn người cứ đi). Chính quyền Nga chỉ vồ lấy những lời nói hiếu chiến của ông khi có lợi cho việc tuyên truyền trong nước với dân Nga để thuyết phục họ rằng NATO thực sự muốn tiêu diệt nhà nước Nga.

    Tuy nhiên, ngay cả với những phát ngôn của ông này, chúng ta cũng thấy rõ sự thay đổi theo thời gian. Vào tháng 3/2022, ông ta nói rằng NATO đã cảnh báo rằng Nga sẽ phải trả giá rất lớn cho việc gây hấn ở Ukraine và họ đang phải trả giá đó. Chúng ta nó thể thấy hơi hướng trịnh thượng tin chắc vào thất bại của Nga trong phát biểu của ông. Tuy nhiên, sang tháng 11/2022, ông phát biểu với các nước NATO rằng không được phép để cho Nga thắng. Điều này có nghĩa là ông đã hạ mục tiêu từ việc Nga thất bại xuống việc họ không thể thắng. Tháng 12/2022 (khi mà Merkell và Hollande nói về việc “mua thời gian cho Ukraine” hồi 2014) thì Stoltenberg nói rằng NATO sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine dù bất kỳ điều gì xảy ra. Chúng ta thấy rõ ràng sau 1 năm, các phát ngôn của ông ta về Nga đã đi từ “tôi đã nói các người phải trả giá và bây giờ các người đang trả giá đó” sang thành “đừng cho những kẻ đấy chiến thắng” và giờ là thành “Ukraine, chúng tôi sẽ đứng bên bạn dù chuyện gì sẽ xảy ra”. Vậy “chuyện sẽ xảy ra” mà Stoltenberg nói là chuyện gì? – quân Ukraine đánh bại hoàn toàn quân Nga và giải phóng mọi vùng đất họ có trước 2014 ư? Có lẽ sẽ ít người có thể tin vào điều này. Nhiệm kỳ của Stoltenberg sẽ chấm dứt trong năm 2023, và có vẻ như ông đang muốn chuyển giao lại trách nhiệm về thất bại của cuộc chiến sang cho người kế nhiệm.

    Một người có các phát ngôn mạnh mẽ ngang Stoltenberg khác là bà chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen. Ursula là một phụ nữ mạnh mẽ, là phó chủ tịch đảng CDU của Đức. Đây cũng là chính đảng của bà Merkell (với tư cách là chủ tịch từ 2000 tới 2018). Vào năm 2019, khi Merkell bắt đầu chuẩn bị cho việc rút lui khỏi chính trường thì trong đảng CDU của Đức có một cuộc đua ngầm giữa các ứng viên cho chức thủ tướng. Trong đó, cuộc đua chính là giữa một bên là thủ tướng Scholz hiện nay và một bên là bà Ursula. Tuy là phó chủ tịch đảng CDU và là bộ trưởng duy nhất làm việc với Merkell từ năm 2005 tới khi đó nhưng Ursula không có được sự tín nhiệm trong đảng của mình (và có lẽ là cả từ bà Merkell – tôi sẽ nói ngay sau đây). Thế nên bà đã chọn con đường ứng cử vào chức chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Việc bà trở thành chủ tịch Ủy ban Châu Âu là kết quả của nhiều vận động trái ngược nhau trong nội bộ khối này. Vào thời điểm đó nước Anh đã quyết định chọn Brexit và đang đàm phán cho các thỏa thuận hậu Brexit với Châu Âu. Trong nhiều năm trước đó, Nigel Farage, người khởi xướng phong trào Brexit đã làm mưa làm gió ở nghị viện Châu Âu. Ông không ngại ngùng mắng thẳng vào mặt chủ tịch ủy ban châu Âu:

    “Ngài có vẻ hấp dẫn của một cái giẻ rách và hình dáng của một nhân viên ngân hàng bậc thấp. Và câu hỏi mà tôi muốn hỏi, và tất cả chúng tôi sẽ hỏi “ngài là ai?”. Tôi chưa bao giờ biết gì về ngài. Không một ai ở châu Âu biết gì về ngài. Tôi muốn hỏi, thưa ngài chủ tịch, ai đã bầu ra ngài, và với cơ chế nào. Tất cả những gì mà tôi biết là dân chủ không phải là thứ từng quen thuộc đối với ngài. Và cơ chế nào để người dân châu Âu loại ngài ra khỏi vị trí này? Đây có phải là dân chủ của châu Âu không? Dù sao thì tôi cũng cảm nhận được ngài có năng lực, có khả năng và tiềm tàng nguy hiểm và tôi không có bất kể nghi ngờ gì về việc ý định của ngài là một sát thủ thầm lặng đối với nền dân chủ châu Âu và đối với các quốc gia châu Âu. Ngài có vẻ vô cùng dị ứng với khái niệm sự tồn tại của các quốc gia. Có lẽ là bởi ngài từ Bỉ, một đất nước khó mà có thể gọi là quốc gia. Nhưng kể từ khi ngài ngồi vào vị trí đó, chúng tôi thấy Hy Lạp trở thành một thực thể không hơn gì một xứ bị bảo hộ. Thưa ngài, ngài không có bất kể tính chính danh nào đối với công việc ngài đang làm, và tôi có thể nói một cách tự tin, nhân danh đại đa số người Anh rằng: “chúng tôi không biết ngài là ai. Chúng tôi không muốn có ngài ở vị trí đó. Và ngài biến khỏi vị trí đó sớm ngày nào tốt ngày đó.”

    Farage cũng đụng độ không ít lần với Ursula tại nghị viện Châu Âu – trong đó ông nói thẳng là Ursula muốn thiết lập một cơ chế chính trị châu Âu trong đó các quốc gia bị mất đi chủ quyền của mình. Ông chỉ trích tham vọng không tương xứng với năng lực yếu kém của bà

    (Bản thân bà năm 2015 đã bị chứng minh là đạo văn rất nhiều trong luận án tiến sỹ của mình).

    Thế nhưng châu Âu lúc đó, trước viễn cảnh có thể bị tan rã sau khi Anh rời khỏi khối, lại hy vọng rằng một người thường xuyên đối chọi với Farage (chủ xướng Brexit) và là đại diện của Đức, nước sẽ trở thành quốc gia đứng đầu khối sau khi Anh ra đi, sẽ có thể là cứu tinh cho khối này. Đó là lý do là mặc dù bà thất bại trong các vận động chính trị trong nước Đức nhưng họ vẫn bầu bà làm chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Và ngoạn mục hơn nữa, nước Đức của Merkell lại bỏ phiếu trắng đối với Ursula.

    Quay lại quá khứ có một điều vô cùng thú vị là, vào năm 2015, Ursula là người công khai phản đối việc tái vũ trang cho Ukraine và cho rằng có thể đàm phán và có hòa bình với Nga (ngược lại những hành động thực sự của Merkell lúc đó). Chính vì vậy, khi cuộc chiến Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, bà ta rơi vào một vị thế chính trị rất khó. Việc Nga tấn công Ukraine có thể bị sử dụng để tấn công bà dựa trên quan điểm năm 2015 của bà. Do đó, Ursula cũng chọn cách của Stoltenberg là cao giọng nhất có thể trong việc chống Nga. Vào tháng 2/2022, bà tuyên bố Ukraine có sự hỗ trợ vô điều kiện của châu Âu và hàng loạt các phát ngôn khác thậm chí là lố bịch (ví dụ như bà nói rằng Nga cạn nguồn lực tới mức phải tháo chip ở máy giặt ra để lắp lên tên lửa). Tuy nhiên, khi cuộc chiến có những dấu hiệu xấu đi trông thấy cho Ukraine, bà lại là người đầu tiên đưa ra con số binh sỹ Ukraine chết trong cuộc chiến là 100.000 người vào tháng 11/2022. Điều này dẫn tới một cú sốc cho dư luận phương Tây. Sốc vì con số này rất gần với con số mà bộ quốc phòng Nga công bố. Ngoài ra, nếu theo tỷ lệ thông thường trong chiến tranh là cứ 1 binh lính chết thì có 3 người bị thương thì từ đó suy ra lực lượng vũ trang Ukraine đã mất khoảng 400 ngàn binh lính (vừa chết vừa bị thương). Điều này có nghĩa là số thiệt hại của Ukraine trong 10 tháng chiến tranh (tính tới 11/2022) đã gần gấp đôi tổng số binh sỹ đang tại ngũ trong quân đội của Anh, Pháp và Đức cộng lại. Song song với việc khẳng định ủng hộ Ukraine thì bà cũng nói rằng Ủy ban Châu Âu không có quân đội riêng của mình (tức là bà nói rõ trách nhiệm quân sự là của khối NATO và các nước thành viên chứ không phải của cơ quan nơi bà đứng đầu). Điều đó là chính xác vì Ủy ban Châu Âu không phải là một nhà nước, không có quân đội riêng và không quyết định được các vấn đề quân sự thay cho các nước thành viên.

    Như vậy, chúng ta thấy 2 người có những phát ngôn mạnh mẽ nhất của NATO và châu Âu lại là những người không có thực quyền và có vẻ như họ phát ngôn chủ yếu vì các động cơ chính trị cá nhân của mình.

    Nhóm phát ngôn thứ hai là nhóm các nguyên thủ chủ chốt của NATO tại châu Âu: Pháp, Đức, Anh, Ý. Ở đây có một điều lý thú là nguyên thủ 2 quốc gia lớn nhất châu Âu là Pháp và Đức lại là những người bị chỉ trích nhiều nhất vì các phát ngôn dè dặt đối với Nga. Tổng thống Pháp, vào tháng 12/2022 còn nói thẳng ra là bất kỳ cơ chế an ninh nào của châu Âu cũng cần phải tính tới nhu cầu an ninh của Nga. Nói một cách khác, vì Ukraine được coi là một vấn đề an ninh của mình, nên châu Âu cần phải tính tới việc chấp nhận một phần nào đó các lo lắng của Nga đối với sự trung lập của Ukraine. Thủ tướng Đức thì thậm chí bị các nhà ngoại giao Ukraine gọi là hèn nhát trước Nga. Cựu thủ tướng Israel, Nathaniel Bennett trong lần phỏng vấn gần đây cũng nói rằng Pháp và Đức dưới thời của Macron và Scholz luôn hướng tới duy trì kênh đối thoại với Nga và có cách nhìn thực tiễn trong việc giải quyết cuộc chiến. Đến nay, cả hai vị này vẫn đang tại vị. Các nguyên thủ Ý và Anh thì có các phát biểu chống Nga mạnh hơn rất nhiều ngay từ đầu cuộc chiến. Thế nhưng, sau 1 năm chiến tranh, cả thủ tướng Ý lẫn Anh đều đã buộc phải rời khỏi nhiệm sở (trong trường hợp Anh thì là cả 2 đời thủ tướng: Boris Johnson và Lizz Truss). Cùng với các nguyên thủ này là sự ra đi của thủ tướng Bulgaria và Thụy Điển, những người cũng chống Nga mãnh liệt ngay từ đầu.

    Nhóm phát ngôn thứ ba đáng lưu ý là Ba Lan, ba nước vùng Baltic và Phần Lan. Ba Lan là quốc gia chống Nga nhất trong cuộc chiến Ukraine. Họ ủng hộ mạnh mẽ cả về tinh thần, vật chất, kinh tế lẫn quân sự cho Ukraine. Hiện nay, Ba Lan là quốc gia châu Âu cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine nhất, nhận nhiều người Ukraine tị nạn chiến tranh nhất và là quốc gia duy nhất trong khối NATO tăng quân số lên thêm 200 ngàn người để đề phòng các rắc rối an ninh với Nga.

    Nếu nhìn vào lịch sử quan hệ Nga – Ba Lan thì có thể hiểu được tâm trạng của họ với nước Nga. Sau khi cộng đồng thịnh vượng Ba Lan – Lithunia (Poland Lithunia Commenwealth) cáo chung vào thế kỷ 18, hơn một lần, Nga, Đông Phổ và Áo đã cùng nhau tiêu diệt nhà nước Ba Lan và phân chia lãnh thổ nước ngày cho nhau. Lịch sử Ba Lan từ thế kỷ 18 tới 20 là một lịch sử của một quốc gia bị đồng minh bỏ rơi và ngoại bang đô hộ. Sự thù hận và nghi kỵ giữa người Ba Lan và Nga có nguồn gốc từ các cuộc chiến tranh giữa hai nước ngày. Người Ba Lan đã gia nhập quân đội Napoleon Bonapart với số lượng rất lớn vào năm 1812 với hy vọng là Napoleon cho tái lập lại nước Ba Lan sau khi đánh bại Nga. Thế nhưng, trong trận Leipzig 1814, quân Pháp đã bỏ mặc quân Ba Lan ở lại bờ Đông khi rút quân qua sông. Nguyên soái Poniatowsky, một công tước Ba Lan và được phong nguyên soái Pháp, đã bỏ mạng trên sông cùng với đoàn kỵ binh Ba Lan của mình khi cố bơi qua sông chạy theo quân Pháp. Năm 1918, Ba Lan giành độc lập sau khi nước Đức đầu hàng Đồng Minh và nhà nước Nga Xô Viết đang trong nội chiến. Năm 1920, họ đánh bại Hồng quân trong chiến dịch Warsaw và số phận của 100 ngàn Hồng quân bị bắt đã trở thành một trong những nguyên nhân chính mà Stalin đã ra lệnh hạ sát gần 30 ngàn sỹ quan và viên chức cao cấp Ba Lan bị Liên Xô bắt được năm 1939 (khi cùng Đức một lần nữa chia đôi lãnh thổ Ba Lan) tại rừng Katyn (vào năm 1941). Năm 1980, quân đội Liên Xô đã tiến vào Ba Lan để dập tắt các cuộc cải tổ của chính quyền Ba Lan và lập ra một chính quyền đi theo chỉ đạo của Liên Xô.

    Hy vọng hòa giải giữa hai quốc gia đến khi Nga thừa nhận việc Liên Xô đã gây ra thảm sát Katyn và cùng Ba Lan tổ chức các buổi tưởng niệm hàng năm. Tuy nhiên việc này chấm dứt khi tổng thống Ba Lan cùng em trai của mình và các yếu nhân hàng đầu của Ba Lan chết trong một vụ tai nạn máy bay tại Smolensk khi họ tới để dự lễ kỷ niệm cuộc thảm sát hàng năm với tổng thống Nga năm 2010. Mặc dù cuộc điều tra chung giữa Ba Lan và Nga cho thấy máy bay rơi là do lỗi của tổ lái đã không nghe lời hướng dẫn của điều độ dưới đất. Tuy nhiên, gần đây, phía Ba Lan đã lại bắt đầu đặt lại nghi vấn về việc có khả năng phá hoại trong vụ rơi máy bay.

    Với những yếu tố lịch sử trên, có thể thấy rõ là về mặt tình cảm, người Ba Lan có rất nhiều yếu tố để ủng hộ Ukraine chống Nga. Tuy nhiên, cũng có một thực tế rất khác khiến cho người Ba Lan sẽ tự mâu thuẫn nếu như họ ủng hộ chính quyền Ukraine. Chính quyền Ukraine sau năm 2014 cho tới nay đưa Stepan Bandera và phong trào do ông ta sáng lập ra vào sách giáo khoa với tư cách là một anh hùng dân tộc và là lực lượng dân tộc yêu nước. Chính Bandera và những người theo ông đã hợp tác với các lực lượng Đức Quốc xã trong thời gian Đức xâm chiếm Liên Xô 1941-1945 với hy vọng là Đức sẽ lập ra một nước Ukraine độc lập. Khi phát hiện ra người Đức không có ý định đó, ông ta cùng các đồng đội của mình tổ chức một cuộc chiến tranh du kích chống người Đức, chống Liên Xô, chống người Do Thái, người Nga và cả người Ba Lan. Các hoạt động khủng bố của tổ chức này mang tính diệt chủng khi họ tàn sát dân thường theo cách giết toàn bộ người trong một khu làng, khu định cư. Con số người Ba Lan bị giết lên tới hơn 100 ngàn người. Đó là điều khiến nước Ba Lan, cả dưới thời chính quyền cộng sản lẫn hiện nay đều coi các hoạt động của họ là thảm sát, tội ác chiến tranh. Do đó, việc Ukraine công khai ca ngợi Bandera là đi ngược lại với lịch sử chính thức của Ba Lan. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, chính quyền Ba Lan hiện nay vẫn là quốc gia châu Âu ủng hộ Ukraine nhất. Người Nga đã không ngần ngại khi nói thẳng ra rằng mục đích của Ba Lan cho sự giúp đỡ đó là nhằm lấy lại vùng Tây Ukraine. Vùng đất này bị Sa Hoàng cắt ra khỏi Ba Lan và nhập về Nga trong các lần phân chia Ba Lan hồi thế kỷ 18-19. Vào tháng 5/2022, tổng thống Zelensky đã đề nghị quốc hội Ukraine xem xét và phê duyệt một đạo luật mở rộng quyền của công dân Ba Lan trên đất Ukraine và cho phép họ có một “vị thế đặc biệt”. Người Nga, tất nhiên, đã coi việc này là một bằng chứng cho việc Zelensky có những thỏa thuận ngầm để với Ba Lan về chủ quyền quốc gia.

    Nói một cách ngắn gọn là người Ba Lan có một lịch sử đầy mâu thuẫn với Nga. Thế nhưng trong cuộc chiến Nga – Ukraine, họ lại có chung một lợi ích với Nga là nếu Ukraine thua thì đó sẽ là một cơ hội cho Ba Lan để lấy lại đất cũ của mình. (Ví dụ, họ có thể đợi khi quân Nga đánh bại quân đội Ukraine ở miền Đông rồi gợi ý cho chính phủ Ukraine mời quân Ba Lan vào quản lý hộ miền Tây để ngăn bước quân Nga).

    Đối với 3 nước vùng Baltic, việc chống Nga là dễ hiểu. Cả ba nước ngày có lịch sử bị Nga xâm chiếm, chia cắt giống hệt như Ba Lan. Họ cũng là các quốc gia đầu tiên cương quyết nhất đòi tách khỏi Liên Xô ngay khi quốc gia này còn chưa sụp đổ hẳn. Tương tự như Ukraine, họ có một số lượng lớn dân số là người Nga và họ lo rằng Nga có thể sử dụng đúng chiêu bài bảo vệ Nga kiều như đang làm ở Ukraine với họ. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của các quốc gia này với Ukraine là không đáng kể vì quy mô kinh tế, dân số và quân sự của họ quá nhỏ.

    Nói tóm gọn lại vấn đề là về mặt ngoại giao, tuy bề ngoài phương Tây có vẻ như có chung một tiếng nói trong việc chống Nga. Tuy nhiên chúng ta thấy động cơ mỗi người, mỗi quốc gia, mỗi khác.

    Đức và Pháp là hai quốc gia có lợi nhất trong làm ăn kinh tế với Nga thì giữ thái độ dè dặt, cố gắng duy trì đối thoại và không muốn leo thang tình hình. Các yếu nhân hàng đầu của NATO và EU thì phát biểu chống Nga vì một người là người còn tại vị duy nhất trong các tác giả phương Tây đẻ ra quân đội Ukraine ngày nay (Stoltenberg) nên phải bảo vệ đứa con tinh thần của mình; một người vì EU là sự cứu rỗi cho sự thất bại của sự nghiệp chính trị trong nước của bản thân và cần phải chống Nga để xóa mờ cái quan điểm ngược lại của mình hồi 2015 (Ursula). Các quốc gia EU không không có quyền lợi trong làm ăn với Nga nhiều như Đức và Pháp thì đã lâm vào khó khăn sau khi cuộc chiến nổ ra và các nguyên thủ đã phải rời khỏi nhiệm sở. Các quốc gia nhỏ như 3 nước vùng Baltic thì có cố gắng hết sức cũng không đủ cho Ukraine vì quá nhỏ. Còn Ba Lan, họ có lợi ích riêng của mình trong cuộc chiến và sự thất bại của Ukraine thực ra lại là cơ hội lớn cho họ.

    Đến đây, các bạn có thể hỏi tại sao tôi không bàn về Mỹ. Lý do rất đơn giản là Mỹ đang đánh Nga bằng máu của người Ukraine, với thiệt hại kinh tế là do EU chịu, với nền công nghiệp quốc phòng và dầu khí của Mỹ kiếm lợi lớn từ việc bán vũ khí cho Ukraine và dầu khí cho EU, với việc cuộc chiến Ukraine sẽ xóa nhòa hình ảnh họ rút chạy khỏi Apghanistan 1 năm trước đó và giảm áp lực của các vấn đề kinh tế, chính trị nội tại của nước Mỹ. Trong cuộc chiến này, bất kể Nga thắng hay bại, Mỹ đều có lợi.

    Tuy nhiên, dù với các động cơ khác nhau, chúng ta thấy rằng từ cá nhân tới các tổ chức, quốc gia phương Tây, ngôn ngữ về cuộc chiến của họ đã thay đổi rất nhiều. Họ đã đi từ việc Nga sẽ phải trả giá đắt và chính quyền của Putin sẽ sụp đổ tới không thể để cho Nga thắng và hiện tại là chúng ta sẽ bên Ukraine cho dù điều gì sẽ xảy ra.

    Thực tế chiến trường quyết định ngôn ngữ trên bàn đàm phán nói riêng và ngôn ngữ ngoại giao nói chung. Và căn cứ trên những điều họ đang nói (và buộc phải nói), chúng ta thấy cuộc chiến đang đi theo hướng bất lợi cho Ukraine.

    Trên đây là phân tích về tình hình cuộc chiến thông qua ngôn ngữ ngoại giao của phương Tây. Các phân tích liên quan tới quân sự sẽ được trình bày trong phần 3 của loạt bài này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/2/23
  9. FFVIIIFan11

    FFVIIIFan11 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/09
    Bài viết:
    4,911
    Nơi ở:
    Hàng Châu- Cửu Long Tranh Bá.
  10. Yukianesa

    Yukianesa ξ (⩌‸⩌ )ξ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/10
    Bài viết:
    24,948
    Nơi ở:
    Edith City 8th Borough 5-21-3-201
  11. Scuderia_Ferrari

    Scuderia_Ferrari Tears of the Kingdom Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    25,468
    Coi chừng bị chó cắn chết
     
  12. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Chosen Undead ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,207
    Sủng phi mau giá đáo biện hộ cho Mẽo nào!cheer
     
  13. glouds

    glouds Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    4,423
    [​IMG]

    Sắp có kèo solo thỏ trắng?
     
  14. LAX Lợn

    LAX Lợn Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/2/10
    Bài viết:
    3,635
    Mõm thôi chứ tuổi loz dog fight đc với chủ tịch Wagner !suong
     
  15. z3r0-hien-lanh

    z3r0-hien-lanh The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    12/10/17
    Bài viết:
    2,177
    Nào giống thằng thủ Anh lợn vậy .
     
  16. glouds

    glouds Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    4,423
    Uh bữa nay ze qua anh lợn chơi
     
  17. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Chosen Undead ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,207
    !like!like

    Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ giành chiến thắng trước Nga, đồng thời kêu gọi phương Tây tiếp tục viện trợ quân sự.
    [​IMG]
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại London ngày 8/2 (Ảnh: Reuters).

    "Chúng tôi biết Nga sẽ thua. Chúng tôi biết chiến thắng của chúng tôi sẽ thay đổi thế giới, và đây sẽ là sự thay đổi mà thế giới cần. Anh đang cùng chúng tôi tiến tới chiến thắng quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng tôi. Chiến thắng trước chính ý tưởng chiến tranh", Tổng thống Zelensky phát biểu trước quốc hội Anh hôm 8/2.

    "Sau khi chúng tôi giành chiến thắng, bất kỳ bên xâm chiếm nào, dù lớn hay nhỏ, sẽ biết điều gì đang chờ đợi họ nếu tấn công trật tự quốc tế", ông Zelensky nhấn mạnh.

    Ông Zelensky bày tỏ sự biết ơn đối với các nghị sĩ Anh vì đã ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. "London đã đứng về phía Kiev kể từ ngày đầu tiên. Kể từ những giây phút đầu tiên của cuộc tổng tiến công, Anh đã mở rộng cánh tay giúp đỡ chúng tôi khi thế giới vẫn chưa biết phản ứng như thế nào", nhà lãnh đạo Ukraine nói.

    Tổng thống Zelensky đã đến Anh vào sáng 8/2, trong bối cảnh Kiev đang hối thúc phương Tây gửi thêm vũ khí và viện trợ quân sự để chống lại những bước tiến của Nga trên chiến trường. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Zelensky kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra cách đây gần một năm.

    Ông Zelensky dự kiến sẽ tới Paris vào tối 8/2, nơi ông sẽ được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đón cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz, theo Điện Elysee.

    Phát biểu trước quốc hội Anh, ông Zelensky tiếp tục kêu gọi phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.

    "Tôi kêu gọi các bạn (Anh) và thế giới dành các máy bay chiến đấu, đôi cánh của tự do, cho Ukraine. Chúng tôi có tự do, hãy cho chúng tôi đôi cánh để bảo vệ nó", ông Zelensky nói.

    Giữa tháng 1, Anh là nước đầu tiên thông báo sẽ gửi 14 xe tăng Challenger 2 tới Ukraine. Chính phủ Anh hôm 7/2 cũng tuyên bố sẽ bắt đầu đào tạo phi công Ukraine trên các máy bay chiến đấu tiêu chuẩn của NATO.

    Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết nước này đang "tích cực" xem xét liệu có gửi máy bay chiến đấu của Anh tới Ukraine hay không. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đang cân nhắc loại máy bay nào có thể cấp cho Ukraine, nhưng chính phủ Anh vẫn chưa đưa ra quyết định về việc có cung cấp khí tài này hay không.

    Cho đến nay, chính phủ Anh vẫn từ chối gửi máy bay chiến đấu Typhoon hoặc F-35 tới Ukraine, cho rằng đó không phải là "cách tiếp cận đúng đắn". Tuy nhiên, những diễn biến sau chuyến thăm của Tổng thống Ukraine tới Anh đã làm dấy lên dự đoán rằng, Anh có thể thay đổi lập trường trong tương lai.

    Anh hôm 7/2 tuyên bố sẽ gửi thêm thiết bị quân sự tới Kiev để giúp Ukraine chống lại cuộc tấn công dự kiến diễn ra vào mùa xuân của Nga. Thủ tướng Anh cho biết Anh sẽ mở rộng đào tạo phi công chiến đấu và lính thủy đánh bộ Ukraine, đồng thời hứa hẹn đầu tư dài hạn vào quân đội Ukraine.

    Ngoài Anh, Mỹ và các đồng minh phương Tây đồng loạt cam kết cấp vũ khí hạng nặng, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine. Đức, Đan Mạch và Hà Lan ra tuyên bố chung cho biết, họ sẽ tân trang ít nhất 100 xe tăng Leopard 1 trong kho để cung cấp cho Ukraine trong những tháng tới.

    Mũ phi công được coi là món quà đặc biệt, một lựa chọn tinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tặng Chủ tịch Hạ viện Anh trong bối cảnh Kiev kêu gọi phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu.
    [​IMG]
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tặng mũ phi công cho Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle hôm 8/2 (Ảnh: Reuters).

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/2 bất ngờ đến Anh, thực hiện chuyến công du nước ngoài thứ hai kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra cách đây gần một năm. Trong chuyến thăm này, ông đã có cuộc gặp gỡ, phát biểu trước các nghị sĩ quốc hội Anh tại Westminster Hall, thủ đô London.

    Ông tặng cho Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle chiếc mũ bảo hiểm của một trong những phi công Ukraine thành công nhất. Trên mũ có viết dòng chữ: "Chúng tôi có tự do, hãy cho chúng tôi thêm đôi cánh để bảo vệ nó".

    Cây bút Peter Beaumont của báo Guardian nhận định, món quà là một lựa chọn khá tinh tế của ông Zelensky để đưa ra một thông điệp chính trị mạnh mẽ trong bối cảnh Ukraine đang hối thúc đồng minh, đối tác phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu.

    Ông Zelensky cho biết, ông tin biểu tượng này "sẽ giúp Ukraine với liên minh tiếp theo, liên minh máy bay chiến đấu, những đôi cánh của tự do". Ông cũng tuyên bố sẽ làm mọi việc có thể để thuyết phục thế giới viện trợ cho Ukraine máy bay chiến đấu hiện đại nhằm đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.

    "Chúng tôi làm mọi việc có thể và không thể để thế giới cung cấp cho chúng tôi những chiến đấu cơ hiện đại tiếp sức và bảo vệ cho các phi công sẽ bảo vệ chúng tôi", Tổng thống Zelensky nói.

    Chuyến thăm tới Anh là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Zelensky kể từ khi xung đột Ukraine - Nga nổ ra hồi tháng 2/2022. Cuối năm ngoái, ông cũng bất ngờ đến Mỹ theo lời mời của giới chức nước này. Đây là một phần trong nỗ lực của ông nhằm kêu gọi sự ủng hộ hơn nữa của Mỹ và đồng minh.

    Mỹ và Anh được đánh giá là hai thành viên NATO viện trợ lớn nhất cho Ukraine trong vòng một năm qua. Văn phòng Thủ tướng Anh Rishi Sunak hôm qua thông báo sẽ mở rộng chương trình huấn luyện cho cả phi công và lính thủy đánh bộ của Ukraine. Chương trình này sẽ giúp phi công Ukraine có thể lái máy bay chiến đấu theo tiêu chuẩn NATO. Ngoài ra, London cũng cung cấp thêm cho Kiev vũ khí tầm xa hơn.

    Đến nay, các nước phương Tây vẫn từ chối chuyển máy bay chiến đấu hiện đại cho Ukraine do lo ngại xung đột leo thang và các nước này sẽ bị cuốn vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga. Mặc dù vậy, Kiev tin rằng cuối cùng họ có thể thuyết phục các đồng minh, đối tác viện trợ khí tài ngày.

    Kết thúc chuyến thăm Anh, ông Zelensky tiếp tục đến Paris, Pháp, gặp gỡ và họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Tại cuộc họp báo, Tổng thống Zelensky nói: "Pháp và Đức có khả năng thay đổi cuộc chơi. Ukraine nhận được vũ khí tầm xa và máy bay chiến đấu sớm bao nhiêu thì liên minh của chúng ta càng mạnh bấy nhiêu".

    Thủ tướng Scholz cam kết, Đức sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine "đến khi cần". Tổng thống Macron cũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine, quyết tâm giúp Ukraine đi đến chiến thắng. Ukraine có thể trông cậy và Pháp và các đồng minh để giành chiến thắng trong cuộc xung đột này".
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  18. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,025
    cần thêm nguồn tin QH để ngày mới thêm tràn năng lượng !lovesend
     
  19. Mèo Bếu

    Mèo Bếu The Chosen Undead ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    19,207
    Nhà báo Mỹ nói Washington đứng sau vụ nổ đường ống Nord Stream
    Seymour Hersh, nhà báo điều tra kỳ cựu của Mỹ, đăng bài viết cho rằng Washington đã phá hoại đường ống Nord Stream để đối phó Moskva.

    "Hồi tháng 6/2022, thợ lặn hải quân Mỹ đã lợi dụng diễn tập BALTOPS 22 của NATO để cài thuốc nổ điều khiển từ xa dưới đường ống Nord Stream. Các vụ nổ xảy ra sau đó ba tháng đã phá hủy ba ống dẫn. Điều này được tiết lộ bởi nguồn tin am hiểu trực tiếp về kế hoạch tác chiến", Seymour Hersh, nhà báo điều tra kỳ cựu của Mỹ, cho biết trong bài viết đăng trên trang blog Substack hôm 8/2.

    Nhà báo Hersh nói rằng chiến dịch được Tổng thống Joe Biden phê chuẩn, có sự tham gia của hải quân Mỹ, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và nhóm chuyên trách của Hội đồng An ninh Quốc gia, được sự hỗ trợ của tình báo và hải quân Na Uy.

    [​IMG]
    Bọt khí nổi lên từ điểm rò rỉ trên Nord Stream 2 gần đảo Bornholm của Đan Mạch ngày 27/9/2022. Ảnh: AFP.

    Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson cho rằng bài viết của Hersh là "tác phẩm viễn tưởng", trong khi người phát ngôn CIA nhấn mạnh thông tin trong đó là "hoàn toàn sai lầm".

    Bộ Ngoại giao Na Uy cũng bác bỏ nội dung bài viết.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Mỹ có nhiều câu hỏi cần trả lời liên quan đến vụ nổ đường ống Nord Stream.

    4 vị trí rò rỉ trên hai đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 được phát hiện cuối tháng 9/2022, sau những vụ nổ lớn. Hai vị trí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và hai nằm trong EEZ của Đan Mạch.

    [​IMG]
    Các vị trí rò rỉ trên đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2. Đồ họa: Guardian.

    Cơ quan An ninh Thụy Điển (SAPO) phát hiện dấu vết thuốc nổ còn sót lại ở khu vực đường ống Nord Stream bị rò rỉ. Cuộc điều tra chung Thụy Điển - Đan Mạch kết luận sơ bộ rằng các vụ nổ liên quan hành vi "phá hoại có chủ đích", nhưng chưa công bố bên chịu trách nhiệm trong vụ nổ.

    Seymour Hersh, 85 tuổi, là nhà báo từng đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng cho các phóng sự điều tra. Ông là người phanh phui vụ thảm sát Mỹ Lai và bê bối lính Mỹ tra tấn tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq năm 2004. Hersh cũng từng đăng các bài viết với nội dung trái ngược tuyên bố của Nhà Trắng về chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011.
     
    BimBimTom, living2nd and Pairo like this.
  20. Yukianesa

    Yukianesa ξ (⩌‸⩌ )ξ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/10
    Bài viết:
    24,948
    Nơi ở:
    Edith City 8th Borough 5-21-3-201
    Lão nhà báo này khó động vào hay sao mà từ hôm qua là thấy bên nato đang mạnh tay công kích thiên triều với g7 đòi áp trừng phạt nốt !ha
     
    Frederica_Bernkastel and jumper like this.

Chia sẻ trang này