Ru-Kà đại chiến, ba năm không còn đường về

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. duongquazz

    duongquazz Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/10/07
    Bài viết:
    741
    Nơi ở:
    Land of Hopes and Dreams
    Vừa thấy có tin chiến thắng của ukà là trồi lên ngay, phong cách giống sủng phi lắm
     
  2. ThunderChief

    ThunderChief Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/1/09
    Bài viết:
    16,509
    Nơi ở:
    Nhà lá
    sủng phi cũng quỳ lạy bái hạ phong thôi, thanh niên kia reply 10 năm chưa muộn, lặn tầm 1-2 tháng rồi vào quote combat từng đứa 1, tụi bây coi chừng đó pepe-30
     
  3. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,387
    đại chiến 300 hiệp tiếp à pepe-1
     
  4. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,958
    Nơi ở:
    Xì Gờn
  5. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436
    Dào này mọi người thích dài à, dài tới nái luôn nha worry-105


    Có phải Nga tấn công Ukraine là sập bẫy phương Tây hay không?

    Đây là một luận điểm “đột nhiên trở nên phổ biến” từ sau khi cuộc chiến tranh của Nga – Putin ở Ukraine bùng nổ khoảng vài tuần đến vài tháng trở ra. Có một bài báo của “China Daily” rất nhanh chóng ôm lấy luận điểm này, với cái gốc từ ý kiến của Robert H. Wade, giáo sư Kinh tế Chính trị Toàn cầu tại Trường Kinh tế London và sau đó ý kiến này được lặp lại bởi Joe Lauria, tổng biên tập của Consortium News, người nói rằng nếu không có cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Hoa Kỳ không thể cố gắng phá hủy nền kinh tế của Nga, dàn dựng sự lên án trên toàn thế giới và lãnh đạo một cuộc nổi dậy làm chảy máu nước Nga, tất cả như một phần trong nỗ lực hạ bệ chính phủ của nó.

    Mấu chốt trong luận điểm của Robert H. Wade là ông này dựa trên một ý kiến (rất cũ nhưng vẫn còn giá trị) của Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Trong cuốn sách “Bàn cờ lớn: Tính ưu việt của Mỹ và các mệnh lệnh địa chính trị của nó” xuất bản năm 1997, Brzezinski viết: “Ukraine, một không gian mới và quan trọng trên bàn cờ Á – Âu, là một trục địa chính trị vì chính sự tồn tại của nước này với tư cách là một quốc gia độc lập đã giúp biến đổi nước Nga.”

    Brzezinski giải thích rằng nếu Ukraine không hòa nhập hoặc liên minh chặt chẽ với Nga thì Nga vẫn là một “quốc gia chủ yếu là châu Á.” Trong khi đó, việc Ukraine sáp nhập vào Nga mang lại cho Nga cơ hội trở thành (hoặc tiếp tục tồn tại) “một đế chế Á – Âu.” Vì vậy, mục tiêu lâu dài của Mỹ là đẩy Ukraine ra khỏi Nga, như một bước quan trọng nhằm hạn chế chiến lược của Nga, từ đó duy trì vị thế bá chủ của Mỹ… – dựa trên những điều trên, Wade cho rằng Brzezinski đã tiết lộ một kế hoạch lớn hơn của Hoa Kỳ, cho rằng “việc kiểm soát Á – Âu có ý nghĩa sống còn đối với “vị thế bá quyền” hay “bá quyền” của Mỹ trong hệ thống thế giới.”

    Và từ đó, Wade khẳng định, Ukraine là một quân cờ của Hoa Kỳ trong ván cờ Á – Âu, và rõ ràng Hoa Kỳ đã giương lên một cái bẫy để cho nước Nga của Putin lao vào và… bẫy sập.

    Cách phản biện của tôi đối với những ý kiến như vậy thường là, đầu tiên tôi hoàn toàn đồng ý với những luận điểm được đưa ra, rồi sau đó đặt những câu hỏi cho một số yếu tố lớn cấu thành nên luận điểm, khi không tìm được câu trả lời thỏa đáng thì đã có căn cứ cho rằng luận điểm là thiếu chặt chẽ, tuy có thể chưa đánh đổ được nó. Bây giờ tôi cũng đồng ý với Wade cái đã.

    Nếu nhìn lại năm 1991 là thời điểm Liên Xô tan rã, nước Mỹ đã đứng trước một câu hỏi rất lớn, “Liên Xô tan rã và hành động của chúng ta (là gì)?” Nhưng, có lẽ với một nước Nga suy yếu quá nhanh và một tổng thống Yeltsin vội vàng và săn đón muốn có một nước Nga đi cùng phương Tây, Mỹ nhanh chóng tạm yên lòng. Khi đó, điều mà họ quan tâm là làm sao cho kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Liên Xô được nằm trong tay một ai đó “thực sự yên tâm”: không bán lung tung, không giao cho người khác, và hai điều hết sức quan trọng: không đối đầu với Mỹ cũng như không bị tan rã thêm nữa.

    Năm 1991 này với sự sụp đổ của Liên Xô cũng là sự chấm dứt tồn tại của siêu cường, nó đánh dấu sự nhận ra của nước Mỹ rằng Liên Xô có quá nhiều điểm yếu và sự lệch lạc, méo mó – với những nhược điểm này Liên Xô không thể là đối thủ của nước Mỹ, càng không thể là đối thủ của liên minh phương Tây có Mỹ ở trong. Đối thủ của Mỹ lúc đó nếu được xác định, chỉ có thể là Trung Quốc. Chúng ta tạm gọi là có 10 năm “hòa hoãn” hay nước Mỹ cũng ngủ yên trên chiến thắng (nói theo đúng cách tiếp cận của lý thuyết xã hội chủ nghĩa hay “tư duy đối đầu”), nhưng đến 2001 thì nước Mỹ, sau đó cả thế giới đứng trước một thách thức mới là chủ nghĩa khủng bố.

    Trong bối cảnh đó, “cái bẫy” Ukraine ở đâu? – lịch sử của Ukraine thời hiện đại hậu Xô-viết có thể nói là những đan xen giữa mong muốn hòa nhập châu Âu với thế lực muốn giữ nó lại trong quan hệ khăng khít với Nga. Điều này thể hiện rất rõ trong chính sách của các đời tổng thống Ukraine. Leonid Kravchuk, tổng thống đầu tiên của Ukraine độc lập sau 1991 với đường lối “không khác gì Yeltsin”: chính sách quay sang phương Tây nhưng trong nước lại dung túng một nền chính trị - kinh tế đầy tham nhũng.

    Leonid Kuchma, tổng thống thứ hai của Ukraine thì chính sách của họ là “đa vector” thân cả Nga lẫn phương Tây, làm sao có lợi nhất cho tập đoàn cầm quyền của ông ta, và chính chính sách của Kuchma cũng thay đổi theo thời gian: lúc thì xác định Ukraine hòa nhập EU nhưng sau đó lại “xoay trục” sang thân Nga. Mọi thứ tưởng chừng rõ ràng hơn với đời tổng thống thứ ba, ông Viktor Yushchenko, người mà sau này được cho là “bị FSB đầu độc” – chính sách của Ukraine cũng được đánh giá là hướng mạnh về hội nhập châu Âu hơn.

    Sau Viktor Yushchenko, việc Viktor Yanukovych một nhân vật được coi là “gián điệp của Putin” trở thành tổng thống, coi như đặt dấu chấm hết cho những nỗ lực hội nhập châu Âu của Ukraine. Điều này cũng đánh dấu thắng lợi của Nga – Putin đối với địa bàn chiến lược Ukraine.

    Ý tưởng hòa nhập châu Âu, thậm chí gia nhập NATO được đặt ra ngay từ thời Leonid Kravchuk và điều đáng nói là, những vấn đề này cũng được đặt ra cả với Nga thời Yeltsin – như hai thực thể bình đẳng. Tuy nhiên điều đáng nói là nếu như hiện tại vào năm 2023 việc Ukraine gia nhập NATO hoặc được kết nạp vào EU khó khăn như thế nào thì thời đó cũng như thế – nghĩa là có những yêu cầu, những vấn đề thuộc về nguyên tắc mà nếu quốc gia xin gia nhập không đáp ứng được, thì còn phải “thay đổi rất nhiều” chứ không phải là “chờ rất lâu.”

    Khi Putin lên nắm quyền thông qua một quá trình kỳ dị do Yeltsin mở màn, việc Nga gia nhập NATO là một trong những điều “không phù hợp” với chiến lược của Putin. Một cách đương nhiên, nước Nga của Putin quay lưng lại với mong muốn hướng về “dân chủ kiểu phương Tây” là vấn đề chủ yếu nhất và “gia nhập NATO” thì chắc chắn không bao giờ có chỗ trong chiến lược này.

    Trong thời gian đó, nội bộ cả Nga lẫn Ukraine đều có những khuynh hướng đối lập nhau, ví dụ khuynh hướng hướng về “dân chủ kiểu phương Tây”. Ở Ukraine còn có sự đấu tranh giữa các “mặt đối lập” này thể hiện ra qua những chiến dịch tranh cử tổng thống và thành lập nội các – tuy theo những nhà bình luận chính trị chuyên nghiệp thì “còn lâu các quá trình bầu cử này mới đạt được tiêu chuẩn dân chủ của phương Tây,” nghĩa là vẫn có sự thao túng và tiêu cực, nhất là với một nước sát nách Nga với người cầm quyền bây giờ thích dùng những trò mờ ám của cơ quan mật vụ hơn là gây ảnh hưởng bằng những biện pháp đàng hoàng. Còn trong nội bộ Nga thì còn tệ nữa, bao nhiêu “đối lập” được Putin diệt trừ bằng sạch.

    Vậy thì, ở đâu ra cái thứ khuynh hướng nguy hiểm ấy? Phương Tây chăng? Phương pháp của chúng là gì? Chúng công khai khuyến khích những tư tưởng dân chủ, vỗ về thậm chí nuôi béo những nhân vật dân chủ trong nước, từ đó “cấy” vào đời sống chính trị trong nước những phong trào làm mầm mống cho lật đổ. Phương pháp này đã trở thành hành động cụ thể, như Boris Nemsov hay Aleksey Navalnyy là các ví dụ điển hình nhất. Những nhân vật này chính là công cụ của phương Tây nhằm reo rắc những tư tưởng dân chủ độc hại, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc trong nước.

    Dù có những sự khác nhau ở mỗi nước, nhưng âm mưu thâm độc này vẫn được âm thầm thực hiện cả ở Nga và Ukraine, và thật thâm độc chúng thường được giải thích bằng một “lý thuyết khoa học” rằng, tâm lý con người nói chung có người bảo thủ thì phải có người cấp tiến mong muốn thay đổi, phương Tây thì lúc nào cũng trong sạch và ngây thơ, vô tội… Điều mà phương Tây (vẫn một cách ngây thơ) vẫn làm là đề cao những nguyên tắc dân chủ và khuyến khích mấy con rối kia… thậm chí, bọn chúng (phương Tây) còn cho mấy con rối đó đi du học để nhuộm màu, làm biến chất như trường hợp của Navalnyy đi học ở Yale…

    Chuyện vặt vãnh cả. Đối lập hả? Một viên đạn là xong, Nemsov nằm yên đó. Một liều thuốc độc, Navalnyy suýt mất mạng… tất cả là chuyện nhỏ với trùm mật vụ. Còn về xu hướng của cả một dân tộc, thì sẽ cần một cuộc chiến tranh.

    Như vậy, về chiến lược địa chính trị hướng ra bên ngoài nước Nga, thì phương Tây đã giương lên một cái bẫy ở Ukraine. Các xu hướng dân chủ từ mầm mống đã chuyển biến thành các cuộc “cách mạng màu” lòe loẹt và dần dần sẽ đẩy nước này chệch ra khỏi quỹ đạo của nước Nga. Cái bẫy này quá tinh vi và thâm độc, nó thâm độc đến mức là… không lao vào nó không được. Đừng đùa với “ông KGB 70 tuổi,” phương Tây có thâm độc đến mấy so với ông KGB cũng chỉ là “tuổi tôm.” Ông KGB và quân đội bách chiến bách thắng thứ hai thế giới của mình sẽ phá bẫy cái rụp.

    Nôm na, cái bẫy của phương Tây là như vậy. Từ góc độ của một người đồng ý với Wade, tôi thấy mưu đồ đặt cái bẫy này thật là “đểu giả” và người phá được nó phải rất mưu lược, cũng phải tầm cỡ “ông KGB 70 tuổi” mới phá được thật.

    Quay trở lại với phân tích của Wade về luận điểm tập trung vào Brzezinski, từ đó Wade kết luận rằng cái bẫy ở Ukraine rất giống với cái bẫy do CIA đặt ra cho Liên Xô ở Afghanistan vào cuối những năm 1970. Wade khẳng định vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã bí mật bắt đầu tài trợ cho các nhóm mujahideen có vũ trang – các chiến binh du kích theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo chống lại chính phủ Afghanistan xã hội chủ nghĩa với hy vọng kích động Liên Xô can thiệp thay cho đồng minh của mình, và kế hoạch này đã thành công. Cuối năm 1979, Liên Xô đưa quân tiến vào Afghanistan theo yêu cầu của chính quyền Afghanistan. Kết quả của nó như thế nào chúng ta đều đã quá rõ: dấn thân vào cuộc chiến 10 năm, Liên Xô bước chân đến bờ vực diệt vong.

    Wade quy kết cho Brzezinski là người dàn dựng âm mưu này – khi đó là Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Jimmy Carter. Wade trích dẫn những ký ức của Brzezinski về kế hoạch:

    “Chiến dịch bí mật đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nó có tác dụng lôi kéo người Nga vào “cái bẫy Afghanistan” và bạn muốn tôi hối hận phải không? Vào ngày Liên Xô chính thức vượt qua biên giới, tôi đã viết cho Tổng thống Carter: “về cơ bản: “Bây giờ chúng ta có cơ hội trao cho Liên Xô “Chiến tranh Việt Nam” của riêng họ”.”

    (“That secret operation was an excellent idea. It had the effect of drawing the Russians into the Afghan trap, and you want me to regret it? The day the Soviets officially crossed the border, I wrote to President Carter, essentially: ‘We now have the opportunity of giving the USSR its Vietnam War’.”)

    Đến đây, tôi bắt đầu hoang mang với một số điểm không thể sắp xếp được vào theo một trình tự logic. Ơ, nếu như Afghanistan là một cái bẫy với nghĩa đen, thì tại sao người Mỹ lại “chui đầu” vào nó một lần nữa để rồi sa lầy trong một cuộc chiến tranh dài những 20 năm (từ 2001 đến 2021) hết sức tốn kém? Nếu như nói vai trò của Afghanistan trên bàn cờ địa chính trị là hết sức quan trọng, sau khi Liên Xô sập bẫy và Mỹ là người thủ lợi, thì họ phải tiếp quản miếng mồi béo bở đó ngay đi chứ, sao lại để đến 12 năm sau tính từ năm 1989 mới can thiệp?

    ĐIỂM THỨ NHẤT

    Điều kiện tự nhiên của Afghanistan là quá khó khăn và khắc nghiệt, những thứ tài nguyên của đất nước này (theo cách của chúng ta hay nói là bọn thực dân thì thích cướp tài nguyên) liệu có đủ hấp dẫn cho Hoa Kỳ tốn kém đến vậy không? Với vị trí của mình, Afghanistan có thể quan trọng với Liên Xô (hay với “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc bây giờ), nhưng với Hoa Kỳ thì chưa chắc. Mục đích của Hoa Kỳ thi quay lại với Afghanistan – như chúng ta thấy vào thời điểm 2001, là cuộc chiến chống khủng bố. Vì nghèo đói và cũng do điều kiện tự nhiên “thuận lợi” nguồn tài chính dồi dào và ổn thỏa nhất của nước này là… thuốc phiện. Về chính trị, dựa trên yếu tố sắc tộc có tính bộ lạc như các nhà nghiên cứu đánh giá, yếu tố bộ lạc là phù hợp nhất với đất nước có điều kiện địa lý khó khăn và hiểm trở như nước này… Do đó, mọi sự can thiệp từ bên ngoài theo các cách: xâm lược hoặc thao túng cho nội chiến (hỗ trợ một hoặc nhiều bộ lạc này chống lại một hay nhiều bộ lạc khác) đều chắc chắn sẽ đi đến thất bại.

    Lịch sử Afghanistan cận đại cho đến đầu thế kỷ XX vẫn là lịch sử của quá trình đối đầu tranh giành ảnh hưởng trên địa bàn của hai Đế quốc Anh và Nga.

    Vì vậy, nếu xét kỹ câu nói của Brzezinski ở đây, “trap” vừa có thể hiểu là “cái bẫy” vì dù sao ông ta vẫn nói đến một kế hoạch, một chiến dịch hành động bí mật (That secret operation) nhưng cũng có thể hiểu theo một nghĩa khác, ở đây ông ta nói đến sự sa lầy chắc chắn của Liên Xô nếu can thiệp vào Afghanistan, mà ông ta đã ví von nó với “Chiến tranh Việt Nam,” một “cái bẫy” khác mà người Mỹ đã mắc phải.

    Ở đây có mấy điều đáng ghi nhớ:

    Thứ nhất Afghanistan là mục tiêu của Nga từ hàng trăm năm qua, chẳng phải đến thập niên 1980 họ mới quan tâm đến địa bàn này.

    Thứ hai, quá trình “sập bẫy” của Liên Xô ở Afghanistan phải được đặt trong bối cảnh đối đầu với Hoa Kỳ, cứ hễ ở đâu có người Mỹ, thì người Nga phải hành động. Điều này sẽ giải thích tại sao, chỉ bằng những hành động đơn giản – như nhiều chuyên gia nói: vài thùng súng với ít đạn cho một nhóm vũ trang nào đó… đã là quá đủ cho một cuộc can thiệp, Mỹ đã khiến cho Liên Xô nhảy xổ vào và sa lầy trong cả một cuộc chiến tranh. Cái “chết” của người Nga ở đây không chỉ là những vấn đề to tát nào là địa chính trị, nào là tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế giới đại đồng, mà đơn giản chỉ là thái độ ganh đua, đua tranh với người Mỹ.

    Thứ ba. Thẳng thắn mà nói dù Afghanistan chưa phải là mối lợi ngay lập tức cho Hoa Kỳ, nhưng nó vẫn là một địa bàn cần ổn định tình hình trong chiến lược chống khủng bố từ xa, và rộng hơn thì vẫn là bàn cờ địa chính trị toàn khu vực. Đến đây chúng ta tìm thấy điểm tương đồng giữa cả người Nga, người Mỹ, thậm chí cả người Trung Quốc, nghĩa là nếu cần thì dù chưa có lợi vẫn phải làm.

    ĐIỂM THỨ HAI

    Nếu như thực sự có một “cái bẫy” – vẫn câu chuyện của Wade khi ông này cố trích dẫn Carl Gershman, Giám đốc Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) khi viết: “Ukraine là giải thưởng lớn nhất.” Ông Gershman giải thích rằng nếu nước này (Ukraine) có thể “thoát Nga” để đi với phương Tây thì “Putin có thể thấy mình đang ở thế thua cuộc không chỉ ở các nước xung quanh mà còn ngay trong chính nước Nga.” Từ đó, Wade cho rằng phương Tây cực kỳ mong mỏi có một ngày nào đó Nga tấn công Ukraine.

    Luận điểm này sẽ không thể đúng hơn nếu như phương Tây nắm rõ được thực lực quân sự của hai bên, và do đó chắc chắn được rằng quân đội Nga sẽ thất bại khi xâm lược Ukraine, và quân đội Ukraine sẽ là người chiến thắng. Đáng tiếc, đây chính là chỗ yếu nhất của luận điểm: ngay cả khi biết chắc rằng Putin sẽ xua quân xâm lược Ukraine và cố báo trước cho chính quyền Zelensky chỉ vài ngày trước khi súng nổ, người Mỹ vẫn tin rằng Nga sẽ “ăn gỏi” được Ukraine chỉ trong một thời gian rất ngắn.

    Không phải là Ukraine – đất nước có 44 triệu dân và diện tích lớn thứ hai châu Âu mà họ được coi là có sức mạnh, mà căn cứ trên tương quan quân đội giữa hai nước, những kém cỏi mà quân đội Ukraine đã thể hiện trước quân đội Nga và li khai trong 8 năm nội chiến ở vùng Donbas mà người ta đi đến đánh giá như vậy. Vì thế, tổng thống Hoa Kỳ đã đề nghị Zelensky di tản – và nhận được câu trả lời rắn rỏi: “Chúng tôi cần đạn dược chứ không cần một chuyến xe.”

    Những biểu hiện đó của Hoa Kỳ và phương Tây, cho thấy họ thực sự sợ hãi nước Nga vì sức mạnh quân sự hủy diệt của nó. Và nếu như thế, thì sẽ là quá phi lý khi phương Tây đánh liều để giương lên một cái bẫy mà không biết chắc rằng nó có đủ vững chãi để giữ được con mồi trong đó hay không.

    Trong “cái bẫy” Afghanistan với các con thú sập bẫy: Liên Xô và Hoa Kỳ, chúng ta thấy có điểm tương đồng là cả hai đều thất bại, nghĩa là không phá được bẫy. Điểm tương đồng này được copy nguyên xi về cuộc chiến tranh của Nga – Putin ở Ukraine: quân đội Nga sa lầy, đi hết từ thất bại này đến thất bại khác và xu hướng chung thì họ sẽ đi đến thất bại cuối cùng, lớn nhất và không thể tránh khỏi của cả cuộc chiến tranh.

    Điểm tương đồng này giúp chúng ta rút ra được nhận xét rằng: nếu như Liên Xô và Hoa Kỳ trước đây, và Nga ở Ukraine ngày nay mà không thất bại thì chẳng ai lôi chuyện “đánh bẫy” ra để mà nói cả. Ngược lại, nếu trong vòng từ 3 ngày đến 3 tuần mà quân đội Nga chiếm thủ đô Kyiv của Ukraine, bắt được hoặc buộc Chính phủ Zelensky lưu vong, thì chỉ có sự tung hô “chiến thắng huy hoàng” cứ ai nói chuyện bẫy với cạm làm gì. Lúc đó thì chỉ có “ông KGB 70 tuổi thiên tài” với “Putin tính hết cả rồi”! Còn thực tế lúc này thì “sập bẫy” rồi, ai tính cho?

    Lịch sử đã cho thấy, các hành động chiến thuật – chiến lược liên quan đến địa chính trị, nước nào cũng phải có và quốc gia càng mạnh, càng nhiều kinh nghiệm về vấn đề này thì các nước cờ của họ càng cao. Nhưng dân gian Việt Nam còn có một câu: “Người lương thiện thì không thể bị lừa đảo” – bất kỳ ai dù là Nga hay Mỹ hay Trung Quốc, cứ hễ có âm mưu, toan tính đến mối lợi của mình, thì đều có thể bị “sập bẫy.” Ông KGB 70 tuổi nếu tài giỏi như thế, nhẽ ra phải tránh được hoặc phá được cái bẫy chứ sao để thất bại ê chề đến vậy.

    Điều thú vị là người Mỹ, với hai lần thất bại ở Việt Nam và Afghanistan, họ chẳng có ai bênh vực kiểu như “Mỹ sập bẫy của Nga hay Trung Quốc gì đó” mà hầu hết là những chỉ trích hả hê từ phía những “tâm hồn chống Mỹ”: đáng đời, đáng kiếp, gậy ông đập lưng ông… Cứ hễ Liên Xô và Nga thua, thì là bị đánh bẫy. Còn Mỹ thua, là do thói tham lam vô độ của chủ nghĩa thực dân mới. Rất buồn cười.
     
    bushmaster thích bài này.
  6. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,387
  7. zero121

    zero121 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/8/08
    Bài viết:
    1,233
  8. victorhugo

    victorhugo Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/7/05
    Bài viết:
    14,174
    Nơi ở:
    CLUB "Rung Đùi"
    Vốn dĩ 4 tỉnh miền đông Ukr trước đây là thuộc Nga, thời Stalin cắt cho Ukr quản lý chứ ko phải là cho. Nên dân bên đó phần lớn là gốc Nga, vẫn nhận mình là người Nga
     
    almughavar thích bài này.
  9. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,756
  10. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh Ryu & Ken ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    16,794
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Rồi đánh nhau sao rồi ?
     
  11. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    14,757
    Topic chìm nhỉ, 1 ngày nhảy có 6 pages
     
  12. namchum2006

    namchum2006 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/07
    Bài viết:
    4,752
    Nơi ở:
    Somewhere i belong
    Cho nên chúng ta mới đập thằng Khơ Me ngay tại nước nó đấy bạn.
    Chúng ta thừa biết phải dựa vào tiếng nói luật pháp, nhưng luật pháp như hồ bách thảo thì chúng ta vẫn biết dùng luật rừng để mang lại sự đảm bảo cho dân tộc như là phương pháp backup.
    Trường hợp Nga cũng thế thôi bạn.
    Ko phải đất tổ tiên Nga thì là đất tổ tiên Ukraine à bạn ?
     
    Nhật Bình thích bài này.
  13. Mr.Nobody

    Mr.Nobody C O N T R A

    Tham gia ngày:
    12/3/18
    Bài viết:
    1,811
    Đệch, có mỗi thích mà không thả được gạch như bên voz nhỉ.
     
  14. í_no_good2099

    í_no_good2099 Mega Man GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/07
    Bài viết:
    3,436
    Ấy, ta đánh khơ me đỏ có đủ luật và đúng đắn nha, chết cả đống nngười mới áp dụng cái luật đấy mà nói nhẹ trơn vậy. Năm đó thằng số 1 và số 2(ko phải LX) đều chống lưng cho khờ đỏ nên cả vú lấp miệng em thôi
     
  15. Skarrrik

    Skarrrik C O N T R A

    Tham gia ngày:
    24/6/23
    Bài viết:
    1,797
    Theo lý lẽ Connoi thì phải ngồi đàm phán với Khmer đỏ để thông não bọn nó hiểu ra nhé, cứ xâm lược nước khác dùng vũ lực là sai luật rồi peepo_cool Nếu đúng luật pháp cuốc tế thì mọi hành vi xâm phạm lãnh thổ nước khác đều sai trái hết với Hiến Chương mà, các bên phải kiềm chế đối thoại bla bla peepo_cool
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/8/23
    Nhật Bình and almughavar like this.
  16. zhangthang_reborn

    zhangthang_reborn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/16
    Bài viết:
    2,151
    Khơ me với cả Khơ mú cái khỉ lol gì, thằng Nga và U cà là 1 câu chuyện buồn vì lũ lãnh đạo ngu lol làm thế hệ sau phải đổ máu oan uổngpeepo_bigbrain1
     
    Skarrrik thích bài này.
  17. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,793
    U cà giờ còn khoảng 20 triệu dân. Đánh nhau tầm năm nữa là hết người đi lính.
     
  18. Mr.Nobody

    Mr.Nobody C O N T R A

    Tham gia ngày:
    12/3/18
    Bài viết:
    1,811
    Ủa, sao bảo tầm 37tr cơ mà.
     
  19. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,958
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Tị nạn hàng triệu người rồi còn gì nữa.
     
  20. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,793
    Tị nạn mất nhiều lắm.
     

Chia sẻ trang này