làm thêm 1 bài về Kenshin đi mà cái thời này tướng tài chết vèo vèo ý nhờ, đọc Tam Quốc hay Đông Chu Liệt Quốc các ông tướng trùm toàn 1 chấp 1 đống và chết về già hay do bị phục binh mà hóa nhím . Nôm na là ít chết do tên bay đạn lạc
cứ tưởng dc gặp tướng xịn cả, ai dè toàn gặp tụi random ko có Toyotomi, ko có Shibata bên Takeda thì có đúng mấy anh chàng anh em con cái Takeda là đồ xịn, còn thì toàn là ..............
Một trong "Kanto Tam hùng", đồng thời cũng là địch thủ truyền kiếp và lợi hại bậc nhất của Takeda Shingen, đó là Uesugi Keshin. Nổi tiếng với võ nghệ siêu quần, tài lược quân sự và lòng thờ kính Chiến thần Bishamonten, tuy không có vẻ tài hoa như Takeda Shingen, nhưng Kenshin được người đời kính trọng với một nhân cách cao thượng và hào hiệp. Ông lấy chữ "Nghị" làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình. Gia huy nhà Uesugi Uesugi Kenshin-Con Rồng xứ Echigo(1530-1578) Một trong những minh họa của Kenshin Là con trai thứ tư của Samurai Nagao Tamekage (長尾為景) (Trường Vĩ Vị Cảnh), thời thơ ấu của Kenshin là một câu truyện độc nhất vô nhị. Cha ông đã khá nổi danh qua những chiến thắng quân sự trước Uesugi Sadanori và Uesugi Funayoshi. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, Tamekage tự thấy mình có lợi thế trước những người Ikkō-ikki ở Hokuriku, và vì quyền lực chính trị trong vùng bắt đầu thay đổi theo ý muốn của gia tộc đối địch này (phần lớn là do sự trỗi dậy bất ngờ của Honganji), tình hình của Echigo nhanh chóng trở nên xấu đi. Nó lên đến đỉnh điểm vào năm 1536, khi cha của Kenshin tập hợp một đạo quân và hành quân về phía Tây với một mục tiêu không chắc chắn. Tuy nhiên, khi đến Sendanno ở tỉnh Etchu, quân đội của ông bị Enami Kazuyori tập kích, và trong trận chiến quyết tiếp theo, Tamekage tử trận, và quân đội của ông tan rã. Điều này tác động ngay lập tức đến Echigo. Nagao Harukage, con trai cả của Tamekage, ngay lập tức nỗ lực đẻ kiểm soát gia đình Nagao, và thành công sau một cuộc tranh giành quyền lực mà kết quả là cái chết của một người em trai, Kageyasu. Kagetora {Kenshin) bị loại khỏi cuộc xung đột và bị chuyển tới Rizen-ji, nơi ông sống và học tập từ năm 7 đến 14 tuổi. Khẳng định quyền lực Năm 14 tuổi, Kenshin bất ngờ gặp Usami Sadamitsu và một số người quen của người cha quá cố. Họ thúc giục người con trai trẻ tuổi của Nagao đi đến Nagao và thách thức quyền thống trị của người anh trai. Dường như là Harukage chưa chứng minh được mình là một người lãnh đạo phù hợp và được lòng người, và sự thất bại của ông ta trong việc áp đặt quyền kiểm soát lên những gia đình kokujin đầy quyền lực đã dẫn đến một tình hình gần như làm cho lãnh địa bị chia cắt. Ban đầu, Kenshin miễn cưỡng chống lại chính anh trai mình, nhưng cuối cùng, ông bị thuyết phục vì sự tồn vong của Echigo. Trong một chuỗi những trận đánh giữa ông và Usami Sadamitsu, Kenshin thành công trong việc giành quyền đứng đầu dòng họ từ Harukage năm 1547. Số phận của Harukage không được chắc chắn, theo một số nguồn, ông được phép sống sót, nhưng theo một số khác thì ông đã bị ép phải tự sát. Giai đoạn cai trị đầu Mặc dầu quyền lực của ông trong gia đình Nagao là không nghi ngờ gì nữa, rất nhiều người ở Echigo vẫn độc lập khỏi sự quyền lực của vị chúa trẻ. Kenshin ngay lập tức bắt tay vào việc củng cố quyền lực trong lãnh địa của mình, nhưng những cố gắng này vẫn còn ở trong trứng nước khi một điều lo ngại vô cùng cấp bách xảy đến. Ogasawara Nagatoki và Murakami Yoshikiyo, hai lãnh chúa của Shinano , cùng đến cầu cứu Kenshin mong ông chặn đứng sự tấn công của vị lãnh chúa hùng mạnh Takeda Shingen. Vào thời điểm Kenshin trở thành lãnh chúa mới của Echigo, Shingen đã giành được những thắng lợi rực rỡ ở tỉnh Shinano. Những sự chinh phục của Takeda đã đưa họ đến gần biên giới, Kenshin đồng ý xuất binh. Bãi đất Kanawakajima bao vây 3 mặt bởi 2 con sông Sai và Chikuma trở thành một địa điểm lịch sử với 5 cuộc chạm trán giữa 2 daimyo kiệt xuất nhất thời Sengoku (1553, 1554, 1557, 1561 và 1564). Sau lần đầu gặp mặt, Takeda Shingen lại quay lại vào tháng 11/1554, lần này 2 bên thật sự có một trận chiến, với kết cục là vài đại tướng của Shingen hi sinh trong đó có Itagaki Nobutaka, trước khi lui về thế phòng thủ như trước. Sau một tháng ròng “nhìn nhau”, 2 người lại lui binh. Với 2 kình địch bên hông là Imagawa Yoshimoto và Hojo Ujiyasu thì sự thận trọng của Takeda Shingen là dễ hiểu, còn với Uesugi Kagetora thì ko những binh lực yếu hơn Shingen mà còn có tỉnh Echigo sau lưng với các gia tộc Samurai ngoan cố cùng các Ikki phiền phức ở Kaga. Danh tiếng của Kagetora lại càng nổi lên khi đến thăm và cống lễ vật cho shogun-hữu-danh-vô-thực Ashikaga Yoshiteru năm 1559. Yoshiteru đáp lễ rất đúng ý của Kagetora khi ban cho chức danh Kanto-Kanrei (tức là “quyền-Shogun ở vùng Kanto”) cùng với việc được phép dùng chữ “Teru” trong tên gọi và Kagetora lại đổi tên là Uesugi Terutora, nhưng lại thường sử dụng pháp hiệu “Kenshin” nổi tiếng! Một người sùng tín Phật giáo như Uesugi Kenshin ko bao giờ cưới vợ sinh con (ko như Takeda Shingen ^_^), một điều thật quái dị với một lãnh chúa nên có những lời đồn cho rằng thật sự Kenshin là phụ nữ!!! Nhưng Phật giáo ko cấm Kenshin uống rượu nên mỗi ngày Kenshin lại nốc một lượng rượu khổng lồ! Năm 1560 Uesugi Kenshin bước vào cuộc chiến giữa 2 nhà Jinbo và Shiinai, ở tỉnh Etchu, với tư cách người giảng hòa (!!), rồi sau nghiêng về phe Shiinai khi đánh chiếm thành Toyama của nhà Jinbo tháng 4/1560. Sau nữa thì dường như nhà Shiinai có quan hệ mật thiết với Takeda Shingen và Kenshin nổi giận (hoặc mượn cớ) đánh lấy thành Matsukura của nhà Shiinai năm 1575, trở thành chủ nhân của tỉnh Etchu! Nhưng trước khi đến việc đó thì vẫn còn một trận Knawakajima thứ tư đẫm máu cho Kenshin..... Trận Kanawakajima lần thứ tư: Mùa thu năm 1561, Uesugi Kenshin chính thức nhận danh hiệu Kanto-Kanrei và gần như ngay lập tức tiến quân vào lãnh thổ nhà Hojo để đòi lại vùng Kanto của nhà Uesugi, dường như ko để ý rằng mình ko thật sự là hậu duệ của nhà Uesugi “cũ” . Dù sao thì tài năng quân sự của Kenshin ko thể phủ nhận khi nhanh chóng vượt qua Musashi và đến tỉnh Sagami, bao vây kinh đô Odawara của Hojo Ujiyasu. Toà thành Odawara tỏ ra sự vững chắc của mình sau khi được củng cố, nâng cấp liên tục của trong suốt 3 đời daimyo nhà Hojo! Kenshin phải rút binh vì hết lương sau 2 tháng vây thành. Trên đường về, ko biết vô tình hay cố ý lại đến Kanawakajima! Với 13.000 quân, Uesugi Kenshin có thể dễ dàng hạ thành Kaizu, nhưng Kenshin lại đóng quân, cho tướng giữ thành thống báo về Kai cầu viện binh. Takeda Shingen lập tức khởi 20.000 quân tiến đến bắc Shinano. Kenshin duờng như chờ Shingen động trước cứ ở yên vị trí đến khi sau 1 tuần “nhìn nhau”, Shingen quyết định phải đánh một trận thì Kenshin mới chịu lui. Takeda Shingen quân thành 2 đạo: 8000 quân do mình lãnh đạo trong đêm tiến đến đồng bằng Hachima ở phía bắc , 12000 quân còn lại giao cho Kosaka Masanobu và Baba Nobufusa tiến ra sau đồi Saijo tập hậu Kenshin. Dù Kosaka và Baba thắng hay bại thì Shingen cho rằng Kenshin cũng sẽ lui quân về bắc, rơi ngay vào bẫy của Shingen. Kenshin dường như đoán được ý đồ và hành tung của Shingen, ngay đêm đó lập tức chuyển binh thần tốc vượt sông Chikuma, giao 2000 quân cho Amakasu và Amenomiya đoạn hậu ngăn đạo binh thứ 2 của Shingen do Baba và Kosaka lãnh đạo, 1000 quân tải lương đi vòng về Echigo còn 10.000 quân của mình xếp hàng tiến tới Hachima. Khi trời vừa sáng, Kenshin dẫn 10.000 quân xông vào đạo binh phục của Shingen làm Shingen ko kịp trở tay thì Kakizaki Kageie, tiên phong của Kenshin đã dẫn kỵ binh tấn công và giết được em trai Takeda Nobushige của Shingen trong đợt tấn công đó . Kenshin đã dùng đội hình “xe lăn” để vừa chuyển binh sĩ bị thương hay kiệt sức ra sau vừa giữ được áp lực luôn luôn lên quân địch. Chẳng mấy chốc Yoshinobu, con trai Shingen, đã bị thương, và đại tướng Yamamoto Kansuke thì tự sát. Theo tương truyền thì Kenshin đã đích thân lãnh binh xông thẳng vào trung quân và chạm kiếm vào quạt trận của Shingen trước khi bị bộ tướng của Shingen đẩy lui! Tượng Shingen Takeda và Kenshin Uesugi chiến đấu với nhau. Kenshin đang đến rất gần một chiến thắng quyết định thì đạo binh thứ 2 của Shingen do Baba và Kosaka lãnh đạo đã phát hiện đồi Saijo ko người, nhanh chóng rượt theo đánh tan quân chặn cũa Kenshin và bao vây từ phía sau. Uesugi Kenshin ko còn chọn lựa ngoài việc lui binh để lại trên Kanawakajima hơn 10000 xác chết. Kết quả của cuộc chiến Kawanakajima lần thứ tư vẫn còn chưa chắc chắn. Rất nhiều học giả bị chia rẽ về việc ai là người chiến thắng thật sự, liệu trận chiến có thực sự quyết định để tuyên bố người thắng trận không. Mặc dầu Kenshin mất 72% quân đội so với Shingen(mất khoảng 62% quân), Shingen mất 2 trong những vị tướng quan trọng nhất trong suốt trận chiến, đó là quân sư của ông - Yamamoto Kansuke và người em trai Takeda Nobushige. Đó dường như là lần đối đầu cuối cùng của 2 daimyo hùng mạnh. Uesugi Kenshin và Takeda Shingen còn gặp nhau lần nữa trên Kanawakajima vào năm 1564 và một số trận giao chiến ở tỉnh Kozuke (ko phải do 2 người lãnh đạo) khi Kenshin cố tiến sâu vào tỉnh Kozuke (bị liên quân Takeda-Hojo đẩy lui). Kenshin từ đó dành trọn thời gian cho việc đối đầu với Hojo Ujiyasu để lấy (lại) đồng bằng Kanto, đồng thời dẫn đến giao tranh với nhà Ashina ở tỉnh Mutsu. Bên cạnh các trận chiến ko ngừng, Uesugi Kenshin cũng dành nhiều thời gian cho việc phát triển kinh tế của Echigo bằng việc khuyến khích giao thương, xây dựng nhiều cơ sở kinh tế trong đó có thành Kasugayama, vừa là kinh đô, vừa là thành phố giàu mạnh. Mở rộng lãnh thổ: Công việc kinh tế cùng sự lấn dần sang Etchu và Mutsu ngốn thời gian của Kenshin ko ít. Cho đến năm 1576, 2 kình địch của Kenshin là Hojo Ujiyasu và Takeda Shingen đều đã mất (1571 và 1573), thì Uesugi Kenshin mới bắt đầu nhìn sang phía tây, tức là hưởng ứng lời kêu gọi của shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki. Oda Nobunaga giờ là daimyo hùng mạnh ở trung Nhật sau khi Takeda Shingen mất. Trước đó, Kenshin và Nobunaga đã có một thời gian là đồng minh chiến lược (thông qua chư hầu Tokugawa Ieyasu) chống lại Takeda Shingen. Giờ không còn Shingen nữa, Kenshin chẳng còn liên minh gì với Nobunaga, bặt đầu tiến binh về phía tây bằng việc kết thúc vụ lằng nhằng ở Etchu khi giết chết Shiina Yasutake năm 1576, chiếm trọn tỉnh Etchu. Các Ikko-Ikki ở Kaga trước cũng gây rối khá nhiều cho Kenshin nhưng đến năm 1576 thì họ chỉ lo tập trung đối phó với Oda Nobunaga nên coi như một hòa ước được tạm ký giữa 2 bên. Điều đó giúp Kenshin rảnh tay tiến vào làm chủ tỉnh Noto (bắc Etchu), tiêu diệt nhà Hatakeyama. Sau khi thu phục lòng trung thành của các tướng lĩnh ở Noto, Kenshin tiến tới Kaga. Nobunaga cũng đem binh đến Echizen (phía đông Kaga) hợp với bộ tướng Shibata Katsuie và Maeda Toshiie. 50000 quân Oda gặp 30000 samurai của Kenshin ở Tedorigawa. Kenshin giả vờ gửi một toán quân nhỏ lên thượng nguồn sông Tedori. Nobunaga cho rằng quân của Kenshin đã chia ra để bao vây, bèn nhân lúc trời hừng sáng, vượt sông Tedori đánh thẳng vào thành Matsuo. Kenshin đã chờ sắn với toàn quân và đánh bại Nobunaga giết hơn 1000 binh Oda. Nobunaga lui binh về tỉnh Omi. Kenshin xay dựng một vài pháo đài ở Kaga rồi cũng lui về Echigo, định mở một chiến dịch thứ 2 tiêu diệt Nobunaga vào năm 1577-78. Cũng như Shingen, Uesugi Kenshin ko có cơ hội để làm điều đó khi qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1578 ở tuổi 48. Trước đó 4 ngày, Kenshin dường như bị tai biến mạch máu khi đang đi nhà xí rồi ngả bệnh, từ đó người ta cho rằng Nobunaga đã dùng một Ninja núp trong nhà xí để tiêu diệt đối thủ lợi hại của mình. Các học giả hiện đại thì cho rằng Kenshin bị ung thư bao tử do uống rượu quá nhiều. Uesugi Kenshin (Nagao Kagetora) là một trong những lãnh chúa cũng như samurai nổi tiếng nhất thời Sengoku với một sự yêu thích chiến trận cũng như một sự đam mê học tập và nghệ thuật cùng với tinh thần trọng danh dự võ sĩ đạo thuần khiết. Tam hùng của Kanto vẫn thường cất lời ngợi khen nhau (mặc dù 2 người kia khen Hojo Ujiyasu chắc là vì tài xây thành đắp lũy ^_^), trong đó thì Kenshin được 2 đối thủ của mình hết lòng ngợi khen vì tài năng và nhân phẩm của ông. Người ta nó Oda Nobunaga đã nhảy cẫng lên sung sướng khi nghe tin Kenshin qua đời, thông báo sự vô địch của nhà Oda khi 4 daimyo kiệt xuất của đảo Honshu (Mori Motonari, Hojo Ujiyasu, Takeda Shingen và Uesugi Kenshin) đều đã qua đời. Uesugi Kenshin mất đi gây ra cảnh hỗn loạn của Echigo vì chưa định người kế vị trong 2 con nuôi là Uesugi Kagetora (1522-1579, con trai Hojo Ujiyasu) và Uesugi Kagekatsu (1555-1623, con trai Nagao Masakage, anh ruột Kenshin). Mặc dù Kagekatsu sẽ tiêu diệt được Kagetora vào năm 1579 nhưng nội chiến đã làm suy yếu thế lực của nhà Uesugi và tạo thời gian cho Nobunaga đánh chiếm Kaga và tiến tới tận biên giới tỉnh Etchu. Hậu duệ Uesugi Kagekatsu Uesugi Kagekatsu kế tục sự nghiệp của Kenshin. Nhưng không tài giỏi bằng cha (nuôi) mình, Kagekatsu không thể đưa nhà Uesugi hùng mạnh như xưa mà đành nhìn nó bị suy yếu. Tuy vậy nhưng nhà Uesugi không bị tiêu diệt và thảm bại như nhà Takeda. Sau này Kagekatsu thần phục Toyotomi Hideyoshi như một sứ quân của ông ta nhưng thực chất là để giữ lại lãnh thổ của nhà Uesugi. Trong trận Segikahara nổi tiếng, Kagekatsu bị liên minh Date-Mogumi cầm chân không thể tham gia nhưng sau đó vẫn chống lại Tokugawa và về sau thì thần phục hẳn nhà Mạc. Sưu tầm từ wikipedia.com và vnsharing.net (Đã chỉnh sửa).
note rệu anh này tự lao quân ra thu hút để cứu Shingen chứ khi không anh tướng kia chém đc anh này thì cũng tài
Gia huy nhà Date Date Masamune- Độc Nhãn Long (Nhật: 伊達 政宗 (Y Đạt Chính Tông) (1566-1636) Date Masamune cosplay Thêm một tấm về già và ko mặc võ phục Masamune là con trai trưởng của Date Terumune, một trong các daimyo hùng mạnh của tỉnh Mutsu (ở cực bắc Nhật), và được khai sinh với tên Bontenmaru. Sau Terumune giã từ binh nghiệp năm 1584, Masamune trở thành thủ lĩnh nhà Date và đối diện với sự phản bội của một cựu tướng nhà Date tên Ouchi Sadatsuna. Masamune cho Ouchi thấy tài năng của mình trong trận chiến Otemori và bắt Ouchi trả giá đắt cho sự phản bội. Đối thủ truyền kiếp của nhà Date là nhà Hatakeyama liền cố tìm cách giảng hòa với Masamune nhưng vô hiệu. Hatakeyama Yoshitsugu đành phải liên lạc với Date Terumune, mời đến ăn tiệc bàn việc giảng hòa, rồi bắt sống Terumune! Date Masamune liền tấn công nhà Hatakeyama và 2 bên gặp nhau trên bờ sông Abukuma. Terumune bảo con trai mình cứ tấn công bất kể an nguy của mình nhưng Masumune chần chừ không quyết. Đến khi Masamune tiến binh thì Hatakeyama Yoshitsugu liền chém Terumune. Masamune nổi giận, bắt được rồi chém cả Yoshitsugu cùng tùy tùng. Nhà Hatakeyama đã đi quá xa trong cuộc xung đột này nên kêu gọi các gia tộc khác của tỉnh Mutsu, liên kết tấn công tiêu diệt nhà Date. Liên quân 30000 người này nhanh chóng đánh hạ 3 thành ngoại khi quận Motomiya. Date Masamune chỉ có 7000 samurai liền lui về cố thủ thành Motomiya. Liên quân vây thành chỉ được vài ngày thì may mắn cho Masamune, nhà Satake, chủ lực của liên quân phải lui về bảo vệ lãnh thổ, điều này làm liên quân bị thiếu hụt lực lượng và phải lui về. Từ đây, “Độc Nhãn Long” Date Masamune, biệt danh do con mắt bị hỏng hồi trẻ và chính tay Masamune đã móc ra, sẽ bắt đầu làm chủ phía cực Bắc Nhật Bản. Năm 1589, Date Masamune tiêu diệt nhà Soma, rồi mua chuộc 1 đại tướng nhà Ashina, tiến quân tấn công nhà Ashina ở bản doanh Kurokawa. Ngày 5/6/1589, quân 2 bên gặp nhau ở Suriagehara. Masamune đích thân dẫn quân xông vào xé nát đội hình của quân Ashina. Quân Ashina phải nhảy xuống sông bỏ trốn, vì chiếc cầu duy nhất đã bị quân Date phá hủy và những ai không chết đuối đều bị xử tử khi đặt được chân lên bờ: hơn 2300 quân Ashina bị giết, nhà Ashina bị tiêu diệt! Đây là một trong những trận chiến đẫm máu của thời Sengoku và là lần mở rộng cuối của nhà Date. Năm 1590, Toyotomi Hideyoshi hạ thành Odawara, tiêu diệt nhà Hojo. Date Masamune đã được truyền hịch đến tham chiến nhưng giả vờ chậm chạp để chắc rằng về theo phe chiến thắng! Hideyoshi tha cho nhưng tịch thu các vùng đất mới chiếm được của Masamune, điều này có lẽ làm cho Masmune không được vui. Vì vậy không có gì lạ khi Date Masamune quyết định nghiêng về Tokugawa Ieyasu, láng giềng của mình trên Kanto, trong chiến dịch Sekigahara 1600. Khi chiến dịch bắt đầu, Date Masamune cùng đồng minh là nhà Mogami tỉnh Dewa tấn công Uesugi Kagekatsu, cầm chân nhà Uesugi lại phía bắc. Điều đó khiến Tokugawa Ieyasu rảnh tay tiến quân về phía tây chạm trán Ishida, chiến thắng trong trận Sekigahara. Date Masamune được mở rộng lãnh thổ gấp 3 lần từ phần đất của nhà Uesugi, thu nhập đến 600000 koku/năm. Nhưng Masamune thể hiện tính tình quái dị của mình vào năm 1613, khi che chở cho Cha xứ Soteho, vốn bị kết tội tử do chống lệnh “Trục Xuất Thiên Chúa Giáo” của Shogun Tokugawa, đã vậy lại còn gửi một đại tướng ra nước ngoài, với sự bảo lãnh của Cha Soteho. Tokugawa Ieyasu không tỏ vẻ vui lòng với các hành động đó của chư hầu mạnh nhất dưới trướng mình dù chuyến du hành đó không đem lại kết quả gì cho Masamune. Trong chiến dịch Osaka năm 1614, Date Masamune từng hạ lệnh cho quân mình nổ súng vào đồng minh Jinbo vì thái độ rề rề không chịu xung trận của họ! Date Masamune qua đời năm 1636, được nối ngôi bởi con trai Tadamune, cùng sự thờ phụng trung thành của các daimyo vùng bắc Kanto. Date Masamune là một đại tướng của thời Sengoku dù sinh sau đẻ muộn nhưng cũng đã chứng tỏ tài năng của mình trong lĩnh vực quân sự qua các trận chiến thắng trong binh nghiệp, xây dựng một cơ nghiệp đồ sộ cho nhà Date. Nhưng Masamune cũng là một người nóng tính và thất thường còn hơn cả Takeda Shingen và Tokugawa Ieyasu với những hành động không thể hiểu nỗi. Nên tuy là đồng minh trung thành và mạnh mẽ nhất của nhà Mạc, Date Masamune vẫn không được Ieyasu hoàn toàn tin tưởng. Dù vậy, “Độc Nhãn Long của Sendai” là daimyo hùng mạnh nhất xuất hiện bên giường lúc Ieyasu đang hấp hối, tặng cho vị Shogun đầu tiên của nhà Mạc 1 bài thơ Zen. Nguồn: wikipedia.com -Bải về Uesugi đã chình một chút và thêm một đoạn. Lưu ý trận Kanawakajima lần thứ tư chỉ tóm lược diễn biến chính chứ chưa phải là chi tiết:)
Đọc đến đoạn này chán không còn gì tả nổi..... Đọc Trận Kanawakajima lần thứ tư xong là muốn vào vã ngay cái hitorical batlle. ---------- Post added at 00:49 ---------- Previous post was at 00:47 ---------- Viết xong mới thấy sai chính tả vãi hà.
Mình thích hổ, lại thích màu đỏ nên mình chọn Takeda Đùa thôi, mình thích Takeda Shingen từ hồi thấy cái mặt ông trong game Nobunaga Ambition rồi, và đặc biệt ghét tên Oda Nobunaga gian xảo cùng với Tokugawa Ieyasu cơ hội ( chẳng biết có phải ác cảm vì 2 tên này là kẻ thù của nhà Takeda ko nữa )
ngay cả cái tên hiệu giữa Takeda và Uesugi cũng có tính đối kháng nhau rùi Kenshin và Shingen, chữ ken mà đứng đằng sau thì biến âm thành chữ gen
Đã ai viết về Ieyasu chưa ? để mình góp vui với nào :X ---------- Post added at 12:11 ---------- Previous post was at 10:34 ---------- Tokugawa Ieyasu - Bậc thầy kiên nhẫn - Gia huy nhà Tokugawa Tokugawa Ieyasu ( 1543 - 1616 ) Thơ ấu : Ieyasu sinh ra tại tỉnh Mikawa - quê nhà của gia tộc Matsudarai ( sau là gia tộc Tokugawa ). Tên khai sinh của ông là Matsudaira Takechiyo. Ông là con của Daimyo Matsudarai Hirotada ( Trong Shogun 2 là Tokugawa Hirotada ) Trong thời gian này, gia tộc Matsudarai đang bị đe dọa bởi những thế lực bên ngoài - Gia tộc Oda ở Owari và gia tộc Imagawa ở Suruga. Để chống lại sự xâm lược của gia tộc Oda, Hirotada buộc phải cầu cứu Imagawa Yoshimoto - Daimyo của nhà Imagawa. Và cái giá phải trả cho việc nhà Imagawa ứng cứu này, là gia tộc Matsudarai phải làm chư hầu cho Imagawa và con trai 6 tuổi của ông - Matsudarai Takechivo ( Tokugawa Ieyasu ) phải sang làm con tin cho nhà Imagawa. Và tất nhiên, Takechivo phải được đem tới nhà Imagawa, nhưng trên đường đi thì gia tộc Oda đã cướp được cậu trước khi đến Suruga, Oda Nobuhide - daimyo của nhà Oda và là cha của Oda Nobunaga - yêu cầu Hirotada phải cắt đứt mọi quan hệ với nhà Imagawa, nếu không thì Takechivo sẽ mất mạng. Nhưng dù đối mặt với tính mạng của người con trai duy nhất, Hirotada vẫn quyết không chấp nhận. Mặt khác, Nobuhide dù bị từ chối nhưng vẫn không giết Takechivo mà lại giữ ông lại 3 năm. 1549 - Ở nhà Matsudarai, Hirotada qua đời ở tuổi 24, còn Oda Nobuhide cũng qua đời trong năm đó vì dịch bệnh. Với cái chết của Nobuhide, nhà Imagawa đã đem quân đánh Owari, khiến nhà Oda phải chịu nhiều tổn thất. Sau đó Oda Nobunaga đã thỏa hipệ với nhà Imagawa, Oda sẽ giao trả Takechivo ( Ieyasu ) cho nhà Imagawa đối lại cho một hiệp ước hòa bình. Sau khi kế thừa cha, Takechivo đổi tên thành Matsudaira Jirōsaburō Motonobu. Và ông được nhiều lần giao nhiệm vụ phải đánh với quân Oda, và ông thường trở lại với chiến thắng. Sự sụp đổ của Imagawa Vào năm 1560, may mắn đã mỉm cười với Ieyasu và cả gia tộc Matsudaira, năm đó, Ieyasu cũng quân Mikawa buộc phải giữ thành vừa chiếm được. Trong khi Imagawa Yoshimoto đang tiến quân về Okehazama với quân lực khoản 20.000 người. Và trong một đêm mưa bão, với 3000 quân, vị minh quân của nhà Oda - Oda Nobunaga đã đột kích và lấy đầu Imagawa Yoshimoto. Sau cái chết của Yoshimoto, Ieyasu quyết định liên minh với nhà Oda. Đên năm 1567, ông quyết định đổi tên lần cuối, với họ là Tokugawa và tên là Ieyasu, và đồng thời cũng khẳng định mình là con cháu của gia tộc Minamoto cao quý. Năm 1568, Ieyasu cũng cho quân góp mặt trong trận Nobunaga đánh chiếm Kyoto, và đồng thời cũng liên minh với nhà Takeda ( Daimyo lúc này là Takeda Shingen - con Hổ xứ Kai ) để đánh chiếm đất đai nhà Imagawa. Sau đó, Ieyasu chấm dứt liên minh với Takeda, và liên minh với gia tộc Uesugi - kình địch của Takeda . Còn Takeda thì lại liên minh với gia tộc Hojo. Năm 1571, Takeda Shingen tấn công Totomi của Ieyasu. Ieyasu xin Nobunaga cứu viện và nhận được khoản 3000 samurai. Dù nhà Tokugawa chiến đấu rất tốt, nhưng với sự chỉ huy quá tài tình của thiên tài quân sự Takeda Shingen, nhà Takeda mới là người chiến thắng. Còn về phần Ieyasu, ông đã đại bại, thậm chí khi chạy trốn thì bên ông chỉ còn vài lính thân cận. Nhưng ông đã kịp tập hợp lại quân đội và chơi theo kiểu du kích với Shingen. Và một lần nữa, may mắn lại mỉm cười với Ieyasu - Takeda Shingen qua đời vào năm 1573, có tin đồn rằng Ninja nổi tiếng của Tokugawa Hattori Hanzo đã ám sát ông. Sau khi Shingen qua đời thì con trai ông không đủ sức duy trì gia tộc. 1575 - Liên quân Oda, Tokugawa đã đại thắng trong một trận quyết định, trận Nagashino, số phận nhà Takeda coi như đã rõ. 1582, nhà Takeda chính thức biến mất sau khi xứ Kai rơi vào tay Tokugawa. Cũng trong cuối năm đó, sự kiện Honnoji xẩy ra, Akechi Mitsuhide làm phản và buộc Oda Nobunaga phải tự sát. Ieyasu may mắn chạy về Mikawa kịp, sau đó cũng đem quân đánh Akechi để trả thù. Nhưng khi chưa kịp đến nơi thì Akechi đã bị Hashiba Hideyoshi (sau là Toyotomi Hideyoshi, một trong những vị tướng giỏi nhất của Nobunaga ) tiêu diệt. Và điều này cũng đánh dấu việc Hideyoshi sẽ lấy hết mọi quyền lực của nhà Oda. Ngay sau cái chết của Nobunaga, đất nước lại loạc lạc lần nữa, những vùng chư hầu của Oda coi như đã có thể bị đánh chiếm được. Ieyasu đưa quân đánh chiếm tỉnh Kai, trong khi đó, Hojo Ujimasa cũng đem quân vào Shinano và đánh vào Kai. Sau vài cuộc đàm phán, Ieyasu được quyền kiểm soát Kai và Shinano trong khi đó nhà Hojo sẽ kiểm soát Kazusa. Cũng trong năm 1583, Hashiba Hideyoshi giao tranh với một đại tướng khác của Nobunaga- Shibata Katsuie, và chiến thắng thuộc về Hideyoshi, đánh dấu sự thống trị của ông trên toàn Nhật Bản. 1584, Ieyasu bộc lộ thái độ chống đối với Hideyoshi ( bấy giờ đã là Toyotomi Hideyoshi ) Ieyasu đã giao tranh với Hideyoshi ở Owari, đây được coi là lần duy nhất mà 2 trong 3 người vĩ đại trong giai đoạn này giao tranh. Sau đó thì chiến tranh kết thúc bằng một hòa ước, và Ieyasu chấp nhận làm chư hầu của nhà Toyotomi. 1590, quân đội nhà Toyotomi cùng chư hầu (trong đó có 30.000 quân của Ieyasu ) với tổng quân là 160.000 người tấn công Hojo Ujimasa - Daimyo cuối cùng chưa chịu khuất phục Toyotomi. Kết cuộc quả rõ ràng là 8 tỉnh vùng Kanto rơi vào tay Hideyoshi. Và Hideyoshi đưa ra một đề nghị với Ieyasu. Đổi 8 tỉnh vùng Kanto với 5 tỉnh của Ieyasu. Ieyasu đồng ý, đây cũng là một quyết định mang tính quyết định đối với số phận của Nhât và cũng là một quyết định nguy hiểm với Ieyasu khi từ bỏ tỉnh nhà và tin dùng những Samurai mới. Giai đoạn tiếp theo là thời gian Hideyoshi xâm lược Triều Tiên và China. Ngũ nguyên lão: 1598, Toyotomi Hideyoshi ốm nặng rồi qua đời. Trước khi qua đời, ông đã chỉ định ra 5 con người quyền lực nhất để làm Ngũ Nguyên Lão, để giúp đở con con trai thơ bé của ông - Toyotomi Hideyori. Năm con người đấy gồm : Maeda Toshiie Mori Terumoto Ukita Hideie Uesugi Kagekatsu. Và bản thân Ieyasu. Trong đó, Hideyoshi đã đánh giá "Lúc này, khi ta ra đi, chỉ còn duy nhất Maeda Toshiie là có thể chống lại thế lực của Tokugawa Ieyasu". Sekigahara Và 1599. một năm sua khi Hideyoshi qua đời, vị Daimyo cuối cùng còn có thể chống lại Ieyasu ( theo lời Hideyoshi ) - Maeda Toshiie qua đời. Và cũng trong năm đó, Ieyasu tấn công pháo đài Osaka- nơi ở của Hideyori, khiến các Nguyên Lão khác tức giận và phát động chiến tranh. Và phía chống đối Ieyasu, đừng đầu là Ishida Mitsunari - một Daimyo mạnh nhưng không phải là Nguyên Lão. Và cục diện Nhật Bản chia làm 2 phe. Với Tây Quân là phe chống đối Ieyasu - gồm 3 nguyên lão Ukita Hideie, Mori Terumoto , Uesugi Kagekatsu cùng rất nhiều Daimyo khác, trong đó có Shimazu. Phía Đông Quân là phe ủng hộ Ieyasu gồm bản thân gia tộc Tokugawa cùng các gia tộc : Date, Mogami, Satake, Maeda. Năm 1600, Ieyasu cùng đồng minh hành quân đến Sekigahara - Nơi xẩy ra trận chiến lớn cuối cùng thời Sengoku. Ngoài ra, 50% quân lực còn lại của nhà Tokugawa do Tokugawa Hidetada dẫn quân đi đường khác. Trên đường đi, Hidetada vì quá tức giận trước thái độ chống đối của gia tộc Sanada vùng Shinano nên quyết định tấn công pháo đài Ueda của gia tộc này trước, vì quá chủ quan trước quân số hoàn toàn áp đảo(38.000 quân Tokugawa cùng 2000 quân Sanada) . Hidetada đã bị gia tộc Sanada cầm chân tại đây và trong gia tộc Sanada nổi tiếng Nhất là 2 cha con : Sanada Masayuki - Daimyo của gia tộc, và người con trai thứ, Sanada Nobushige ( Còn gọi với những cái tên khác là Toyotomi Nobushige - vì ông rất thân với nhà Toyotomi, Sanada Yukimura. Và ông nổi tiếng với biệt danh : "Quỷ đỏ chiến trường" và về sau là "Anh hùng số một Nhật Bản", "Kẻ trăm năm có một") Tại trận Sekigahara, gia tộc Tokugawa chỉ có 50% quân lực nên đặt Ieyasu vào thế nguy hiểm. Nhưng phía Tây quân cũng có những vấn đề về nội bộ. Như nhà Mori - Thống soái danh dự của Tây quân, quyết định không tham chiến và Kobayakawa Hideaki làm phản tây quân giữa trận, đồng thời 15000 quân nhà Toyotomi cũng bị gia tộc Hosokawa với 5000 quân cầm chân. Và kết quả là chiến thắng thuộc về Ieyasu. Những thế lực chống đối ở phía Tây phần lớn bị xử seppuku, một số gia tộc được giữ đất như Shimazu. và Ieyasu lên ngôi Shogun vào năm 1603. đến năm 1614-1615, thế lực còn chống đối cuối cùng của Ieyasu là Toyotomi Hideyori ( con của Hideyoshi ) ở thành Osaka. Và cuộc vây thành Osaka bắt đầu. Trong cuộc vây thành này, Shogun Tokugawa Ieyasu hoàn toàn áp đảo. Tuy nhiên, phía Toyotomi có một nhân vật đáng lưu ý là Sanada Yukimura, sau trận Sekigahara, ông và cha bị lưu đày, cha ông - Masayuki qua đời tại đó. Còn ông thì đến với nhà Toyotomi để chống đối Tokugawa. Và ông cũng khiến quân Tokugawa gặp không ít phiền phức, như với 6000 quân chống đối với 40000 quân của Ieyasu. Tuy nhiên, với thế áp đảo hoàn toàn thì dù có là "Anh hùng số một Nhật Bản" Yukimura cũng không thể bảo vệ gia tộc Toyotomi đã trên bờ vực diệt vong. Ở trận Tennoji, trận cuối cùng trong cuộc vây thành Osaka- đánh dấu sự diệt vong của Toyotomi, theo nhiều lời truyền miệng dân gian, Yukimura thậm chí đã làm bị thương Ieyasu, nhưng kết quả thì ông đã tử trận. Sanada Yukimura Và sau đó thời đại Mạc Phủ Tokugawa kéo dài thêm khoản 300 năm nữa, đến tận Minh Trị Duy Tân. Câu nói nổi tiếng :
làm 1 bài về "con khỉ" Hashiba Hideyoshi đi bác ơi à lão VA trước có đề cập đến 1 Daimyo của Hashiba Hideyoshi là Sengoku Gonbei, bác biết là ai ko
Shimazu Yoshihisa(1533-1611)-chủ nhân đảo Kyushu Shimazu Yoshihisa Cha của Shimazu Yoshihisa là Takahisa, một trong các daimyo của tỉnh Satsuma, người đã dành hết cuộc đời để chiến đấu cho quyền độc lập của nhà Shimazu ở Satsuma. Lên nối nghiệp cha năm 1566, Yoshihisa tiếp tục cuộc chiến của gia tộc mình với các daimyo khác của Satsuma và cuối cùng làm chủ cả 2 tỉnh Satsuma và Osumi. Sau khi kết nạp thêm 2 chư hầu mạnh mẽ là nhà Ikiri-in (nhà ngoại của Yoshihisa) và Togo, Shimazu Yoshihisa bắt đầu quay sang láng giềng nguy hiểm của mình: Ito Yoshisuke. Nhà Ito kiểm soát nửa nam tỉnh Hyuga, nằm kề biên giới tỉnh Osumi, là một mối đe doạ lớn cho biên giới nhà Shimazu. Nhà Ito cũng cảm thấy ko yên tâm về daimyo mới lên này, kết quả là trận chiến Kizakihara diễn ra với chiến thắng của 300 samurai nhà Shimzau trước 3000 quân Ito năm 1572! Trận thua đó đã đưa nhà Ito hùng mạnh vào thế bị động và năm 1576, Shimzau Yoshihisa cùng các em trai dẫn 6000 quân tấn công vào tỉnh Hyuga, đánh bại Ito Yoshisuke 2 trận lớn ở Takabaru (1577) và Kamiya (1578). Ito Yoshisuke phải dẫn gia tộc chạy lên phía bắc cầu viện nhà Otomo, đang nắm chức Kyushu-Kanrei và một lãnh thổ rộng lớn cùng đội quân đông đảo. Otomo Sorin cùng con trai, Yoshimune, liền khởi quân tiến xuống phía nam tỉnh Hyuga, chiếm lấy thành biên giới Matsuo. 2 cha con Otomo ở lại thành Matsuo, lệnh cho đại tướng Tawara lãnh đại binh tiến tới. Tawara tấn công đến thành Takajo năm 1578, do Shimazu Iehisa-em trai Yoshihisa giữ, và gặp sự chống cự dữ dội của Iehisa. Shimazu Yoshihisa lập tức triệu tập hết gia tộc Shimazu cùng chư hầu được 30000 quân tiến đến cứu thành Takajo, chạm trán với hơn 60000 quân của nhà Otomo do Tawara thống lãnh. Trận chiến Mimigawa diễn ra vô cùng ác liệt: vài tướng lĩnh nhà Shimazu hi sinh ngay khi quân Otomo tiến công, đánh sát đến dưới cờ của Yoshihisa. Yoshihisa, chứng tỏ tài lãnh đạo của mình, trấn an binh sĩ, ra sức cầm cự ko để quân Otomo tiến thêm một bước nào nữa, rồi ra lệnh cho 2 cánh vòng ra kẹp quân Otomo lại. Shimazu Iehisa lúc đó cũng mở thành Takajo xông ra trợ chiến, các samurai nhà Shimazu nhanh chóng biến trận chiến thành một cuộc truy sát, quân Otomo quăng giáp cuốn cờ trốn chạy, hàng ngàn người ngã xuống sông chết. Với hơn 20000 chiến binh Otomo đã hi sinh trong trận Mimigawa, nhà Otomo ko còn thế lực hùng mạnh một thời do chính Otomo Sorin kiến tạo nữa. Với sự suy yếu trầm trọng đó của nhà Otomo, Shimazu Yoshihisa ko lo lắng gì, ký hòa ước với Otomo Sorin, để rảnh tay mở rộng lãnh thổ, đầu tiên là tỉnh Higo (bên trái tỉnh Hyuga) với sự quy thuận nhanh chóng của các daimyo nhỏ ở đây. Nhưng ko chỉ nhà Shimazu hưng thịnh nhờ sự suy sụp của nhà Otomo, mà nhà Ryuzoji ở tỉnh Echizen, phía bắc đảo Kyushu, cũng bắt đầu nổi lên chiếm các quận còn lại của tỉnh Higo, chạm trán với nhà Shimazu. Ryuzoji Takanobu thống lãnh nhà Ryuzoji tiêu diệt các daimyo nhỏ của tỉnh Hizen, chỉ còn nhà Arima tồn tại. Arima Harunobu đã cầu viện các tu sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha để có sự hỗ trợ của họ là súng hỏa mai, cầm cự được với nhà Ryuzoji một thời gian, đến cuối cùng đành phải gửi thư cầu viện Shimazu Yoshihisa! Yoshihisa lúc này đang bận giao tranh với nhà Ryuzoji tại tỉnh Higo, ko thể giúp được gì. Mãi đến khi Arima Harunobu bị đánh lui đến mức chỉ còn một dải đất nhỏ với một thành phố cảng thì Yoshihisa mới có thể gửi viện binh đến: 2000 samurai do đại tướng Iehisa, em trai Yoshihisa lãnh đạo. Tháng 5/1584, Ryuzoji Takanobu đích thân thống lĩnh 20000 quân tấn công để tiêu diệt hoàn toàn nhà Arima. Trận chiến Okinawate chứng tỏ cho cả nước Nhật thấy một lần nữa: các samurai nhà Shimazu là những chiến binh dũng mãnh nhất Nhật Bản, với 3000 samurai (Shimazu 2000 + Arima 1000) đánh bại 20000 quân Ryuzoji, giết chết cả Ryuzoji Takanobu cùng các đại tướng nhà Ryuzoji! Nhà Ryuzoji coi như chấm hết khi người kế vị Ryuzoji Masaie ký hòa ước xin giao nộp các vùng đất chiếm được ở tỉnh Higo cho nhà Shimazu, một điều mà Yoshihisa ưng thuận để tiêu diệt đối thủ cuối cùng của mình, nhà Otomo ở tỉnh Bungo! Otomo Sorin, già nhưng chưa lẫn, dùng kế sách cuối cùng: đích thân đến thành Osaka cầu viện Kampaku của Nhật Bản bấy giờ là Toyotomi Hideyoshi! Hideyoshi, vừa mới chiếm đảo Shikoku năm ngoái, liền ra lệnh cho Shimazu Yoshihisa ko được tiếp tục gây hấn với nhà Otomo nữa. Yoshihisa, có vẻ như hơi kiêu hãnh, thoái thác và còn kể ra trong thư về dòng họ samurai quý tộc của mình, chê bai Hideyoshi xuất thân nghèo hèn! Hideyoshi có quá đủ cớ để gây chiến, trước hết lệnh cho Chosokabe Motochika cùng với Sengoku Hidehisa, đang đóng quân trên đảo Shikoku, đem quân đổ bộ lên đảo Kyushu viện trợ cho nhà Otomo. Mặc dù được lệnh ngồi yên cầm cự chờ đại quân đến nhưng Sengoku nằng nặc đòi dẫn quân tấn công, chiếm lại một số thành trì của nhà Otomo, bất chấp sự can ngăn của Chosokabe. Có vẻ như Yoshihisa lui quân về để nghỉ ngơi nhưng ngay lập tức nhận biết hành động của Otomo cùng đồng minh, dẫn đại quân quay trở lại tấn công, đánh bại quân đồng minh trong trận chiến Hetsugigawa. Chosokabe và Sengoku, thiệt hại quân lực khá nhiều, nhổ neo quay về đảo Shikoku, bỏ lại thành Funai bơ vơ, dễ dàng rơi vào tay Shimazu Yoshihisa. Giờ đây, Shimazu Yoshihisa là chủ nhân đảo Kyushu! Điều đó ko kéo dài lâu. 20/1/1587, đại tướng Hashiba (hay Toyotomi) Hidenaga, em trai cùng mẹ của Toyotomi Hideyoshi, đem 60000 quân đổ bộ lên đảo Kyushu cùng với đại tướng nhà Mori, Kobayakawa Takakage và 90000 quân, rồi sau đó là thêm 30000 quân của Hideyoshi đổ bộ vào tháng 2/1587. Nhà Shimazu ko thể nào đương cự với lực lượng khổng lồ này, phải lui binh liên tục về phía nam đảo Kyushu. Quân Toyotomi-Mori tiến chậm chạp dến tận tháng 6/1587 mới đến miền nam mặc dù hầu như ko gặp sự kháng cự nào của quân Shimazu, ngoại trừ một đợt quyết tử của samurai nhà Shimazu trên bờ sông Sendai vào ngày 6/6. Ngày 14/6/1587, Shimazu Yoshihisa chọn lựa đúng đắn, xuống tóc và đến trại của Hideyoshi quy hàng. Hideyoshi khá rộng rãi (mặc dù có lẽ là vì muốn dùng lực lượng hùng mạnh trên Kyushu cho chiến dịch chinh phục Triều Tiên) tha mạng cho Yoshihisa, cho nhà Shimazu được giữ lại tỉnh Satsuma, Osumi và nửa nam tỉnh Hyuga với điều kiện Yoshihisa phải nhường ngôi Daimyo cho em trai Yoshihiro. Yoshihisa nhanh chóng thực hiện và quy y ngã Phật với pháp danh Ryuhaku, trải qua cuộc đời nhàn hạ đến năm 1611 mới mất, mặc dù phải chứng kiến gia tộc mình bại trận một lần nữa trong chiến dịch Sekigahara 1600 (chưa giao chiến gì nhiều chỉ vì phe Tây Quân đã bại trên đảo Honshu; may mắn là Tokugawa Ieyasu ko trừng phạt gì nhà Shimazu như một số gia tộc ủng hộ Tây Quân). Shimazu Yoshihisa đã dành trọn cuộc đời mình chiến đấu cho gia tộc Shimazu với những chiến công đáng nể, đưa nhà Shimazu lên ngôi bá chủ đảo Kyushu (dù ko lâu lắm). Mặc dù ko phải là một thiên tài quân sự bách chiến bách thắng nhưng Shimazu Yoshihisa đã kết hợp được tài dùng binh của các đại tướng nhà Shimazu (có các em trai ông như Yoshihiro, Iehisa, Toshihisa) với sự dũng mãnh thiện chiến của các samurai tỉnh Satsuma (do các tướng như Ijuin Tadamune, Niiro Tadamoto, Uwai Akitane dẫn đầu), điều đó thể hiện bản lĩnh thực sự của Yoshihisa với tư cách một daimyo. Shimazu Yoshihiro-Con quỷ trên chiến trường và người anh em tận tụy Shimazu Yoshihiro Shimazu Yoshihiro (島津義弘 (Đảo Tân Nghĩa Hoằng); 21 tháng 8, 1535-30 tháng 8, 1619) là một daimyo của vùng Satsuma, một danh tướng trong hai thời kỳ Azuchi-Momoyama và Sengoku. Ông con trai thứ hai của Shimazu Takahisa và em trai của Shimazu Yoshihisa. Dân gian vẫn tin rằng ông đã trở thành tộc trưởng thứ 17 của gia tộc Shimazu sau Yoshihisa, nhưng thực ra ông vẫn để Yoshihisa giữ vị rí của mình. Ông là một viên tướng tài giỏi và đã đánh bại gia tộc Ito trong trận Kigasakihara năm 1572, một trong rất nhiều chiến thắng của ông. Ông góp công lớn trong việc thống nhất Kyūshū. Năm 1587, giao chiến với quân đội của Toyotomi Hideyoshi đang cố bình định Kyūshū, Yoshihiro vẫn chủ chiến kể cả khi anh mình và tộc trưởng Yoshihisa đã đầu hàng. Sau khi Yoshihisa liên tục yêu cầu ông đầu hàng, cuối cùng Yoshihiro tuân theo. Sau khi Yoshihisa đi tu, nhiều người tin rằng ông trở thành tộc trưởng nhưng quyền lực thực tế vẫn nằm trong tay Yoshihisa. Ông là một tướng quân nhiệt thành và tài giỏi của Hideyoshi. Trong cả hai năm 1592 và 1597 trong Cuộc chiến bảy năm, Yoshihiro đã đến bán đảo Triều Tiên và đã đánh thắng nhiều trận. Năm 1597, cùng với Todo Takatora, Katō Yoshiaki và Konishi Yukinaga, Yoshihiro đánh bại hải quân của Won Kyun, giết Won Kyun tại trận. Tại trận Sacheon (泗川) (Tứ Xuyên) năm 1598, chỉ có 7 nghìn quân trong tay Yoshihiro vẫn đánh bại quân nhà Minh đông tới 37.000 người và diệt vài ngàn lính địch tại trận. Quân Shimazu dưới tay Yoshihiro được quân Minh gọi là "Oni-Shimazu (đại ý là-Những con quỷ Shimazu hay Những con quái vật Shimazu)". Trong trận chiến cuối, trận Noryang, hạm đội 500 thuyền của Yoshihiro hoàn toàn bị đánh tan tác bởi liên minh hải quân Triều Tiên/Minh dưới sự chỉ huy của Lý Thuấn Thần và Chen Lin. Kết thúc trận chiến, 200 trên 500 thuyền Nhật bị chìm. Đây là thất bại lớn nhất của Yoshihiro trong chiến dịch chinh phục Triều Tiên. Trong trận Sekigahara năm 1600, Yoshihiro đáng lẽ đã về phe của Tokugawa Ieyasu. Khi Ieyasu yêu cầu, ông đã đem 1500 quân dưới trướng đến thành Fushimi để giúp Torii Mototada nhưng người này không chịu mở cửa thành cho ông vào vì không nhận được thông báo gì của Ieaysu. Tức giận, ông về phe của Ishida Mitsunari. Nhưng Yoshihiro cũng không hợp với Mitsunari, người không nghe bất kể một kế hoạch nào của Yoshihiro bao gồm một cuộc đột kích bất ngờ vào ban đêm trước ngày nổ ra trận chiến chính. Trong ngày giao chiến, Yoshihiro và 1.500 quân của mình đơn giản chỉ giữ vị trí của mình mà không tham chiến. Sau khi phần còn lại của quân Mitsunari bị quét sạch, Yoshihiro bị bao vây bởi 30.000 quân. Bị áp đảo về số lượng, Yoshihiro cố xông thẳng đến Ieyasu nhưng sau khi Shimazu Toyohisa yêu cầu ông đừng tự giết mình trong một trận chiến vô nghĩa. Yoshihiro sau đó đánh xuyên qua quân của Ieyasu để tìm đường thoát. Bằng cách tổ chức quân của mình vừa đánh vừa rút theo kiểu Sutegakari(捨て懸かり), phần lớn số người chết để giữ vị trí của mình và đẩy lùi các cuộc tấn công, trung quân vẫn chiến đấu. Toyohisa và phần lớn quân đội bị giết, nhưng cuộc đột kích và rút lui đã thành công và làm Ii Naomasa bị trọng thương. Sau khi đánh bại quân đuổi theo, ông đưa vợ mình ở Sumiyoshi, tỉnh Settsu và trở về tỉnh Satsuma bằng thuyền. Sau khi biết được vì sao Yoshihiro làm như vậy trong trận chiến, Ieyasu đã tỏ ra kính phục và cho phép gia tộc Shimazu giữ lại lãnh địa của mình và để con trai của Yoshihiro, Shimazu Tadatsune, kế vị ông. Yoshihiro an hưởng tuổi già ở Sakurajima và bắt đầu dạy những thế hệ trẻ của gia tộc. Ông mất năm 1619 và vài thuộc hạ đã kề vai sát cánh cùng ông trong chiến đấu đều tự sát theo ông. Vai trò của Yoshihiro rất quan trọng đối với gia tộc Shimazu. Ieyasu lẫn Hideyoshi đều cố chia rẽ gia tộc bằng cách đối xử với Yoshihiro rất tốt trong khi lạnh nhạt với Yoshihisa, nhưng không thành công, ông vẫn một lòng trung thành với anh trai mình. Ông là một tín đồ đạo Phật sùng đạo, ông đã xây dựng một đài tưởng niệm cho quân địch trong Cuộc chiến bảy năm. Nguồn: vi.wiikipedia.com and vnsharing.net ---------- Post added at 17:04 ---------- Previous post was at 15:54 ---------- Gia tộc Hậu Hōjō Gia huy của nhà Hojo Gia tộc Hậu Hōjō là một trong những gia tộc hùng mạnh nhất ở Nhật Bản thời Sengoku và giữ những lãnh đại trong yếu ở vùng Kantō. Gia tộc khởi phát khi Ise Shinkurō, một đại thần của Mạc phủ [cần dẫn nguồn], bắt đầu xâm chiếm đất đai và củng cố quyề lực vào đầu thế kỷ 16. Con trai của ông muốn dòng họ mình có một cái tên lừng lẫy hơn Hōjō, theo tên dòng dõi Nhiếp chính của Mạc phủ Kamakura, mà vợ ông là con cháu họ. Do đó ông đổi tên là Hōjō Ujitsuna, và cha ông, Ise Shinkurō, được đổi tên sau khi chết là Hōjō Sōun. Nhà Hậu Hōjō, đôi khi được gọi là Odawara Hōjō theo tên lâu đài của họ, Lâu đài Odawara ở tỉnh Sagami, không có liên quan gì đến gia tộc Hōjō trước đó. Quyền lực của họ đối chọi với gia tộc Tokugawa, nhưng cuối cùng Toyotomi Hideyoshi nhổ tận gốc nhà Hōjō trong cuộc vây hãm Odawara (1590), lưu đày Hōjō Ujinao và vợ ông là Toku Hime (con gái của Tokugawa Ieyasu) đến núi Kōya, nơi Ujinao chết năm 1591. Hojo Ujiyasu(1515-1571)-thủ lĩnh nhà Hojo, chủ nhân pháo đài Odawara Hojo Ujiyasu Không nổi tiếng như Takeda Shingen và Uesugi Kenshin, nhưng Hojo Ujiyasu cũng là một trong những sứ quân quan trọng trong thời kì Sengoku Jidai. Ông và 2 người kia được gọi là "Tam Hùng của Kanto" Đến năm 1561 thì trong tay Ujiyasu đã có một lãnh thổ rộng lớn trên đồng bằng Kanto sau hơn 60 năm chinh chiến của nhà Hojo và cảm thấy gần như thỏa mãn. Dù vậy, Ujiyasu vẫn ko tránh khỏi xung đột với nhà Satake, chủ nhân tỉnh Hitachi, vì sự lớn mạnh nhanh chóng của mình và đó là nguyên nhân dẫn đến 2 trận công thành Konodai, tỉnh Kazusa, với kết quả toàn thắng của nhà Hojo cả 2 lần (1538 và 1564). Nhà Satake ko thể đủ sức quấy rối Hojo Ujiyasu nữa nhưng cái gai bên sườn, nhà Satomi ở Shimosa, vẫn cứ nhức nhối mãi đến năm 1590. Bởi vì Ujiyasu có mối lo khác đáng ngại hơn là 2 kình địch trên Kanto: Takeda Shingen và Uesugi Kenshin. Uesugi Kenshin với tham vọng làm chủ Kanto đã từng đem quân bao vây Odawara, kinh đô của nhà Hojo ở Sagami, năm 1561. Các bức tường kiên cố của Odawara đã làm Kenshin phải rút lui sau 2 tháng vây phủ, đốt phá một số thị trấn của Odawara trước khi đi, và quay lại năm 1563 do Uesugi Norikatsu lãnh đạo, chiếm được Matsuyama, tỉnh Mushashi, trước khi bị liên quân Takeda-Hojo đẩy lui. Với nhà Takeda, đặc biệt là Takeda Shingen, thì quan hệ còn rắc rối hơn: từ đồng minh cho đến đối thủ truyền kiếp. Năm 1562, Hojo Ujiyasu ký kiên minh với Takeda Shingen để rồi đến năm 1568-69 đổ vỡ do tranh chấp trên tỉnh Suruga với một số chiến thắng ban đầu của Ujiyasu dẫn đến cuộc công thành Odawara do Takeda Shingen chỉ huy (rút về sau 1 tuần) và sau đó là trận tập kích thất bại của Ujiyasu trên Mimasetoge. Hojo Ujiyasu tuyên bố nghĩ hưu, giao quyền lại cho con trai Ujimasa năm 1560 nhưng vẫn quyết định các sự vụ quan trọng cho đến khi mất năm 1571. Là một Daimyo tài ba về quân sự và xuất xắc trong nội trị, tài năng của Hojo Ujiyasu sánh ngang với cả Shingen và Kenshin danh tiếng (tam hùng của Kanto) mặc dù ko có các sự kiện nổi trội bằng 5 trận chiến giữa 2 người kia. Dưới thời Ujiyasu, nhà Hojo đã mở rộng và thiết lập thế lực vững chắc của mình ở Kanto, cũng như trở thành gia tộc nổi tiếng với các pháo đài và thành trì kiên cố. Nhà Hojo sẽ giữ vị thế thụ động trong các năm còn lại dưới sự lãnh đạo của Hojo Ujimasa. Hōjō Ujimasa (1538 – August 10, 1590)- Trưởng tộc đời thứ tư của nhà Hậu Hojo Hōjō Ujimasa-minh họa của Koei Ujimasa đã trải qua rất nhiều trận đánh để đem lại vị thế cho gia tộc Hojo, đồng thời tiếp nối sự nghiệp của người cha nổi tiếng. Đến năm 1590, ông quyết định về hưu để nhường quyền cho con trai là Hojo Ujinao. Nhưng sau đó, Toyotomi Hideyoshi kiếm cớ tộc Hojo từ chối lời mời của mình để mang quân chinh phạt. Ujimasa quyết đinh một lần nữa nhờ cậy vào pháo đài Odawara trứ danh, tòa thành kiên cố của nhà Hojo đã đẩy lui biết bao quân thù. Tuy nhiên, ông lại gặp phải Hideyoshi, một thiên tài trong lĩnh vực hậu cần. Cuộc vây hãm Odawara trở thành một chuyến picnic của quân địch. Cùng đường, Ujimasa và em trai Ujiteru mổ bụng tự sát. Cuộc vây hãm Odawara (1590) Một trong các tháp của thành Odawara Cuộc vây hãm Odawara thứ 3 diễn ra năm 1590, và là đòn chủ yếu trong chiến dịch xóa xổ gia tộc Hojo của Toyotomi Hideyoshi. Trận chiến này trên thực tế lại ít xảy ra giao tranh giữa hai bên. Quân đội đông đảo của Toyotomi Hideyoshi bao vây lâu đài được gọi là “cuộc vây hãm kỳ lạ nhất trong lịch sử samurai.” Các samurai được giải trí bằng đủ mọi cách: từ vợ lẽ, gái điếm và nhạc công cho đến diễn viên xiếc nhào lộn, ăn lửa, và tung hững. Quân đội phòng thủ ngủ trong thành lũy cùng với súng hỏa mai và áo giáp; bất chấp số lượng ít hơn, họ khiến cho Hideyoshi không dám tấn công. Vì vậy, trong phần lớn thời gian, cuộc vây hãm chỉ là chiến thuật bỏ đói truyền thống. Chỉ vài cuộc chạm trán nhỏ xảy ra ở xung quyanh lâu đài, khi một nhóm những thợ mở từ tỉnh Kai đào đường hầm vào lâu đài, để quân của Ii Naomasa đột nhập. Sau 3 tháng, nhà Hōjō đầu hàng, vì phải đối mặt với một đội quân vượt trội và, có lẽ, là do việc thiếu lương thực và hậu cần sắp tới. Tokugawa Ieyasu, một trong các tướng quân hàng đầu cyar Hideyoshi, được ban tặng đất đai của nhà Hōjō. Mặc dù Hideyoshi không nhận ra được điều này vào thời điểm đó, đây là một bướt ngoặt quan trọng giúp Tokugawa đạt được tham vọng hướng đến ngôi Shogun. Ngoài chiếm lấy lâu đài Odawara, Hideyoshi cũng đánh bại nhà Hōjō ở các tiền đồn khác tại Hachiōji, Yorii, và Shizuoka, phía Tây Nam vùng Kantō. Hōjō Ujinao và kết cục của nhà Hậu Hojo Hōjō Ujinao Hōjō Ujinao (北条 氏直: 1562 – December 19, 1591) là con trai của Uịmasa với con gái của Takeda Shingen. Ông lấy Toku-hime, con gái thứ 2 của Tokugawa Ieyasu do mối giao hảo giữa hai nhà Hojo và Tokugawa. Ông được cha truyền cho chức Daiymo và năm 1590. Nhưng cũng trong năm đó, cuộc vây hãm thành Odawara lần 3 nổ ra và nhà Hojo thất thủ. Cha và chú bị ép phải tự sát, nhưng Ujinao lại được tha vì là con rể của Tokugawa Ieyasu. Tuy nhiên vợ chồng ông vẫn bị đi đầy đến núi Kōya và chết ở đó một năm sau. Con nuôi ông, Hōjō Ujimori, là daiymo đầu tiên của Sayama-han (tỉnh Kawachi, với thu nhập 10,000 koku/năm). Nguồn: sưu tầm từ vnsahring.net, vi.wikipedia.com và dịch một phần từ wikipedia.com
Cũng tính viết về Hashiba, nhưng mà chỉ có điều là anh này không liên quan tới Shogun 2... Nên sợ mọi người rối ...
Vâng, và sau đây là clan cuối cùng, trong những clan chính có thực. Chosokabe Motochika (1539 - 1599) - Công chúa nhỏ Motochika về già Chosokabe Motochika là lãnh chúa của nhà Chosokabe và sau này là một trong các chư hầu của Toyotomi Hideyoshi. Chosokabe Motochika được sinh ra để cai trị tỉnh Tosa va toàn đảo Shikoku (tuy chỉ trong thời gian ngắn). Nhà Chosokabe là một dòng họ nhỏ, được phong làm Jito (một chức quan nhỏ lam nhiệm vụ thu thuế va thi hành luật pháp) của tỉnh Tosa vào thế kỷ 12 và cho đến thế kỷ 16 là chư hầu của nhà Ichijo ở phía tây Tosa. Đảo Shikoku có 4 tỉnh Iyo, Tosa, Sanuki và Awa trong đó tỉnh Tosa có diện tích lớn nhất trong 4 tỉnh. Nhưng đảo Shikoku là một đảo rất nghèo. Motochika sinh ra ở thành Oka thuộc quận Nagaoka tỉnh Tosa, là con trai trưởng của Chosokabe Kunichika (1503 - 1560). Từ nhỏ Motochika rất ít nói và hay mắc cỡ, người xung quanh đã đặt biệt danh cho cậu bé hay mắc cỡ Motochika là Himewakako có nghĩa là Công chúa nhỏ (Little Princess). Điều này đã làm cho cha cậu là Kunichika rất lo lắng vì tâm tính của cậu bé. Đây là công chúa nhỏ của chúng ta hồi còn bé. Tin thì thiêng mà không tin thì thôi Nhưng tương lai đã làm cho điều lo lắng của Kunichika tan biến đi bởi vì Motochika càng lớn càng thông minh, không chỉ ham sách vở mà còn là một dũng tướng. Khi Motochika trưởng thành, nhà Chosokabe dưới sự dẫn dắt của cha cậu là Kunichika đã có ý định tách ra khỏi sự kìm hãm của nhà Ichijo và thực hiện ý đồ mở rộng ảnh hưởng của dòng họ trên đảo Shikoku. Sau cai chết của Kunichika năm 1560, Motochika đã kế thừa cha mình và Motochika đã làm một lãnh chúa tài ba nhất đảo Shikoku. Năm 1562, Choskabe đánh bại kẻ thù gần nhất Motoyama trong trận chiến Asakura, và liên kết với các thế lực nhỏ khác trong tỉnh. Motochika nhận thấy vẫn chưa đủ sức để chống lại nhà Ichijo đã cai trị tỉnh Tosa bao thế kỷ qua nên vẫn còn tỏ ra vâng lời nhà Ichijo. Vài năm sau, nhà Chosokabe đã lớn mạnh và tiêu diệt họ Aki ở phía đông Tosa năm 1569. Sau khi được phong tuoc Kunai no sho (một chức quan trong triều), Chosokabe Motochika tuyên chiến với Ichijo. Lãnh chúa Ichijo lúc này là Ichijo Kanesada (1542 - 1585) bị mất lòng tin nơi dân chúng và chịu nhiều cuộc nổi loạn của các tướng dưới trướng. Lợi dụng điểm này, Motochika lập tức cho quân tấn công kinh thành Nakamura của Ichijo và năm 1573 Ichijo Kanesada bị đánh bại phải chạy đến Bungo. Nhà Otomo cho thuyền đưa Ichijo trở về và hỗ trợ Ichijo nhưng Chosokabe dễ dàng đánh bại. Ichijo Kanesada bị bắt và bị đày đến tỉnh Iyo cho đến 1585 bi giết chết theo lệnh của Motochika. Motochika giờ đây là lãnh chúa của toàn tỉnh Tosa. Motochika bắt đầu nhìn lên phía bắc là tỉnh Iyo. Lãnh chúa của tỉnh này là Kono Michinao. Nhà Kono dựa vào sự hỗ trợ của nhà Mori nhưng trong hoàn cảnh này, nhà Mori phải chiến đấu vơi Oda nên Kono lâm vào thế khó khăn. Tuy dựa vào tình thế khó khăn như vậy, Kono cũng chiến thắng Chosokabe ở trận Mimaomotegawa năm 1579. Nhưng năm sau, Motochika đem 30000 tấn công Iyo và buộc Kono Michinao phải chạy qua Bungo. Mặc dù nhà Mori và Otomo có can thiệp vào ít nhiều nhưng cũng không ngăn cản dược Chosokabe. 1582, Chosokabe tấn công Awa tiêu diệt họ Sogo. 1583, Chosokabe làm chủ cả Awa và Sanuki, giấc mơ thống nhất toàn Shikoku của Chosokabe Motochika thành hiện thực. Vị thế của Chosokabe Motochika lên rất cao và trở thành một mối lo lớn cho Toyotomi Hideyoshi. Hideyoshi đưa Sengoku Hidehisa đến Shikoku để làm sứ giả của Hideyoshi, thực chất là kìm hãm Motochika. Tháng 5 năm 1584, Hideyoshi ra lệnh tổng tấn công Shikoku. Hashiba Hidenaga đem 60000 quân cùng với 30000 quân của nhà Mori đổ bộ lên đảo Shikoku. Nhà Chosokabe cai trị đảo Shikoku nhỏ bé và nghèo khó này không đủ sức để chống lại quân số lơn như vậy nên Motochika đành xin hàng. Hideyoshi tỏ ra hào phóng, Motochika được toàn mạng và cho giữ lại tỉnh Tosa. Nam 1587, Motochika tham gia vào chiến dịch Kyushu, làm cánh quân tiên phong bên cạnh Sengoku Hidehisa. Nhiêm vụ chính của cánh Chosokabe - Sengoku này là giúp đỡ nhà Otomo hiện đang bị tấn công bởi nhà Shimazu. Mặc dù Motochika hết lời can ngăn, Otomo va Sengoku không chịu nghe theo lời của Motochika là hãy phòng thủ thay vì tấn công. Otomo và Sengoku bị đại bại tại trận Hetsugigawa trước nhà Shimazu (xem chi tiết bên tiểu sử Shimazu Yoshihisa) . Motochika còn phải chịu sự mất mát to lớn trước cái chết của người con trai (và cũng là người thừa kế) Chosokabe Nobuchika (1565 - 1787). Hideyoshi hết lòng ca ngợi và tặng danh hiệu Osumi cho Motochika để bù đắp nỗi mất mát nhưng Motochika khẳng khái từ chối. Năm 1590, Motochika chỉ huy một đội thủy quân trong trận đánh thành Odawara va năm 1592 chỉ huy 3000 quân trong cuộc tấn công Triều Tiên. Khi trở về, Motochika về hưu và sống thanh bần như một nhà sư, rồi mất năm 1599. Người kế thừa ngôi vị của Motochika là Morichika (1575 - 1615) cũng như Mori Terumoto, chọn con đường sai lầm trong chiến dịch Sekigahara, tham gia cùng Ishida Mitsunari trong trận đánh vĩ đại này. Và cũng như Mori và Ankokuji, Morichika đã đầu hàng khi quân miền Tây bị đánh bai. Morichika tuy được tha mạng nhưng đã mất đi hết tất cả đất đai của tổ tiên (Tỉnh Tosa về tay Yamanouchi Kazutoyo). Morichika sống ẩn dật ở Kyoto cho đến 1614, tham gia vào đội quân bảo vệ thành Osaka, đến cùng ngày với Sanada Yukimura. Năm sau thì thành Osaka thất thủ, Morichika định chạy trốn nhưng bị bắt tại núi Hachiman và bị xử tử tại Kyoto. Nha Chosokabe kết thúc. Chosokabe Motochika nếu được so sánh thì tài cầm quân không thua gì các lãnh chúa lỗi lạc khac nhu Shimazu Yoshihisa, Otomo Sorin, Ukita Naoie.... Không ai kể cả bố ruột của Motochika có thể ngờ được rằng một cậu bé hay mắc cỡ và ít nói lại có thể trở thành một lãnh chúa tài ba, đưa danh tiếng dòng họ Chosokabe vượt khỏi đảo Shikoku. Công lao của Motochika đối với dòng họ Chosokabe và đảo Shikoku là rất lớn, ngoài những chiến công hiển hách ngoài mặt trận, Motochika còn chăm lo cho kinh tế của đảo Shikoku (vốn nghèo nàn) được phát triển. Nguồn:vnsharing.net