Sơ lược lịch sử Nhật thời Sengoku Jidai

Thảo luận trong 'Total War' bắt đầu bởi Tiger-tank, 25/3/11.

  1. Raizen777

    Raizen777 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/10/07
    Bài viết:
    6
    có điều này thắc mắc..
    takeda shingen sinh năm 1521, em gái sinh năm 1528 gả qua cho nhà suwa. tới năm 1542 thì bắt được con gái của em gái mình về làm thiếp, năm 1546 thì sinh ra katsuyori. vậy thì vô lý quá!! em gái ổng tới năm 1546 thi tính ra đc 18t, làm thế nào mà có đc đứa con gái rồi đứa con gái đó sinh thêm thằng con cho shingen đc @_@
     
  2. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    em gái ông này lấy chồng sớm lắm :|
    trong game 8 tuổi mình đem gả cũng dc
     
  3. phamtuanduy212

    phamtuanduy212 Persian Prince Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    3,545
    Đã xong 9 clan, bây giờ là bài sưu tầm về danh nhân thời chiến quốc cho bạn nào quan tâm :D

    Toyotomi Hideyoshi-Kampaku thợ mộc huyền thoại(1536-1598)

    [​IMG]

    Huyền thoại ra đời:

    Truyện kể rằng, con người huyền thoại này được sinh ra với cái tên Hiyoshimaru-“quà tặng của mặt trời”, (nông dân thường ko có họ) ở ngôi làng Nakamura, tỉnh Owari, năm 1536, ngay giữa thời Sengoku. Là con trai của một chiến binh nông dân hay ji-samurai, Hiyoshimaru thuở nhỏ sống trong chùa đến khi quyết định đi chu du. Và Hiyoshimaru đã phục vụ Imagawa Yoshimoto một thời gian rồi bỏ trốn về Owari (năm 1557) với một số tiền.

    Tokichiro-tên mới của Hiyoshimaru nhanh chóng được nhận vào phục vụ Oda Nobunaga nhờ gây được chú ý trong mắt Nobunaga trẻ tuổi, trở thành đốc công trong việc xây lại thành Kiyoshu, công việc mang đến cho Tokuchiro danh hiệu thợ mộc (vốn học thuở nhỏ) cùng với sự đố kỵ của các tướng lĩnh nhà Oda. Tokichiro sau trở thành “người xách dép” cho Nobunaga và xuất hiện trong trận chiến Okehazama 1560, trận chiến thay đổi vận mệnh nhà Oda. Đến năm 1564, Kinoshita Hideyoshi thật sự làm cho Nobunaga ấn tượng về tài năng của mình khi thuyết phục được một số tướng lĩnh tỉnh Mino cho họ rời bỏ nhà Saito, sau đó lại 1 pháo đài gần Sunomata và phát hiện ra một con đường bí mật dẫn đến sau lưng thành Inabayama, dẫn đến việc đánh hạ Inabayama (kinh đô của nhà Saito) dễ dàng năm 1567.

    Đến năm 1570, Hideyoshi được giao lãnh một đội quân trong trận chiến Anegawa giữa liên quân Oda-Tokugawa với liên quân Asai-Asakura và chính thức bước vào lịch sử năm 1573 với tên gọi Hashiba Hideyoshi (“Hashiba” được ghép chiết tự từ họ của Niwa Nagahide và Shibata Katsuie, đồng liêu của mình ở nhà Oda). Cùng lúc này, mẹ ruột của Hideyoshi tái giá, kết quả của cuộc hôn nhân thứ 2 này là Hidenaga,người em trai cùng mẹ thân thiết và tin cậy nhất của Hideyoshi, ra đời.

    Hideyoshi là một người rất bất thường cả trong lịch sử lẫn trong diện mạo: thân hình lùn và ốm, gương mặt có hình dạng như khỉ đã làm cho Nobunaga gọi vui trợ thủ của mình là “Khỉ” hay “Chuột hói đầu”. Được kể là rất thích rượu và phụ nữ, Hideyoshi lúc trẻ rất dễ kết bạn - hầu hết tướng lĩnh của Oda đều là bạn của Hideyoshi hoặc ít ra là ko chán ghét. Tài năng của Hideyoshi ko phải ở lĩnh vực quân sự hay nội trị mà ở khả năng thu hút và hiểu ý người khác, một khả năng chắc hẳn đã đưa Hideyoshi nhanh chóng lên hàng trợ thủ thân cận của Nobunaga mặc dù có sử gia cho đó là “nịnh”.

    Hashiba Hideyoshi:

    Vào năm 1573 thì Oda Nobunaga đã diệt nhà Asai và giao 3 quận phía bắc tỉnh Omi cho Hideyoshi. Sau khi chuyển quân đến cảng Imahaba, Hideyoshi đạt thành tựu kinh tế đầu tiên của mình là tăng sản lượng của xưởng hỏa khí Kunimoto. Cùng với các chiến dịch liên tiếp của Nobunaga, Hideyoshi nhanh chóng nắm bắt được binh pháp cùng kinh nghiệm trận mạc, đưa biểu tượng “Hồ Lô Vàng” của mình đến các trận đại chiến Nagashima (với Ikko-Ikki năm 1573, 1574), Nagashino (với Takeda Katsuyori năm 1575) và Tedorigawa (với Uesugi Kenshin nổi tiếng năm 1577).

    Hashiba Hideyoshi ko có nhiều thời gian nhởn nhơ ở tỉnh Omi vì sau khi tuyên chiến với nhà Mori năm 1576, Oda Nobunaga liền lệnh cho 2 trợ thủ đắc ý của mình là Hideyoshi và Akechi Mitsuhide đem quân tiến đánh nhà Mori. Akechi Mitsuhide sẽ đánh lấy các tỉnh phía bờ Bắc vùng Chugoku (tức “mạch Sanin” gồm Tamba, Tango, Tajima và Inaba) trong khi Hideyoshi sẽ chiếm các tỉnh phía Nam (“mạch Sanyo” gồm Settsu, Harima, Bizen và Bitchu). Mặc dù cả 2 đều muốn tự chứng tỏ mình nhưng Nobunaga ko bao giờ cho phép quyền hành tự tung của bộ tướng mình, ngoại trừ Shibata Katsuie là được toàn quyền chống cự với các Ikko-Ikki ở Echizen và Kaga.

    (Nhà Mori dưới sự lãnh đạo của Mori Terumoto, cháu trai của Mori Motonari tài ba, đã giữ thế thụ động trong một thời gian dài, thỏa mãn với quyền kiểm soát 10 trong tổng 11 tỉnh của vùng Chugoku. Giờ đây, tuân di nguyện của ông nội, Terumoto tuyên chiến với Nobunaga và dùng hải quân phá vỡ vòng bao vây của Nobunaga ở Ishiyama Hongan-ji, toà thành-ngôi chùa trung tâm của các Ikko-Ikki sùng tín cực đoan. Nobunaga nổi giận và bắt đầu cuộc chiến với nhà Mori, ngay sau trận thắng Nagashino (làm suy yếu thế lực của nhà Takeda) và cái chết của kình địch Uesugi Kenshin năm 1578.)

    Chiến dịch của Hashiba Hideyoshi bắt đầu dễ dàng với việc hạ thành Himeji (nhờ vào Kuroda Kanbei-bạn thân và trợ thủ đắc lực sau này của Hideyoshi) Kozuki và Sayo. Kozuki được giao cho chư hầu mới là Amako Katsuhisa (hậu duệ của nhà Amako vùng Chugoku) với trợ thủ trung thành là samurai “nguyệt thực” huyền thoại Yamanaka Shikanosuke. Giữa lúc đó thì Hideyoshi phải đem quân về vây thành Miki vì thủ lĩnh của nó, Bessho Nagaharu đã phản Nobunaga. Cùng lúc, Mori Terumoto, dường như nổi giận với việc kẻ thù ko đội trời chung của (ông nội) mình là nhà Amako đang hợp lực với Oda Nobunaga, nên đem binh tiến đánh thành Kozuki, cử động duy nhất của nhà Mori suốt cuộc chiến. Hashiba Hideyoshi dù đang vây thành Miki, vẫn cố gửi viện binh đến Kozuki nhưng bị Oda Nobunaga ngăn lại, bảo để cho nhà Amako tự giải quyết chuyện của họ, dẫn đến kết quả là thành Kozuki bị hạ, Amako Katsuhisa tự sát còn Yamanaka Shikanosuke qua đời sau đó (bị kẻ thù cũ là Kikkawa Motoharu ám sát). Còn Hideyoshi thì vây thành Miki đến tận năm 1580 thì Bessho Nagaharu mới chịu hàng và Hideyoshi mới rảnh tay tiếp tục cuộc chiến với nhà Mori. Ukita Naoie, chủ nhân tỉnh Bizen, ngay lập tức thấy vị trí nguy hiểm của mình khi ở ngoại vi nhà Mori nên chạy sang phe Oda, bảo đảm độ an toàn cho tỉnh Harima mới chiếm, điều đó giúp Hideyoshi đẩy nhanh chiến dịch “chậm chạp, chán nản nhưng ít ra là hiệu quả” của mình với nhà Mori. Hideyoshi ko tỏ ra tài ba trong quân sự nhưng tỏ ra kiên nhẫn và kiệt xuất trong các vấn đề như hậu cần, chi viện, tiếp lương, những điều đặc biệt quan trọng trong việc vây thành. Cho nên, mặc dù khá kiên cố nhưng thành Tottori của tỉnh Inaba cũng phải đầu hàng sau …200 ngày bao vây.

    Sự chậm chạp đó làm cho đến tận tháng 4/1582, Hashiba Hideyoshi mới tiến quân đến tỉnh Bitchu, bao vây thành Takamatsu, pháo đài tiền phương bảo vệ nhà Mori. Nếu Takamatsu thất thủ thì Bitchu và tỉnh Bingo kế cận cũng sẽ thất thủ, mở một con đường rộng rãi cho Hideyoshi tiến vào tỉnh Aki, quê hương của nhà Mori với kinh đô Koriyama. Từ đầu cuộc chiến vào năm 1578, Mori Terumoto tỏ ra là một Daimyo dường như quá cẩn trọng và thụ động, dựa chủ yếu vào các thành lũy ngoại vi để ngăn quân địch, cử động duy nhất của Terumoto là trong trận chiến Kozuki (ở trên). Điều đó đã phần nào giúp Hashiba Hideyoshi trong “chiến dịch đơn độc” với chỉ 15000 quân(vì nhà Oda lo đối phó với phía đông), đã đẩy lui (dần) một gia tộc mạnh nhất Nhật Bản. Giờ thì Terumoto ko còn nhẫn nại được nữa, đã khởi hết quân cả nước (tức là 8 tỉnh của vùng Chugoku!!!) đến cứu thành Takamatsu. Hideyoshi ngay lập tức nhận ra vị thế của mình, liền nghĩ ra một cách khá mới mẻ để công thành Takamatsu: khơi sông Ashimori gần đó để nước tràn vào đồng bằng quanh thành Takamatsu, tạo thành một cái hồ nhân tạo cô lập hoàn toàn Takamatsu. Khi Mori Terumoto cùng đội quân khổng lồ đến nơi (theo tính toán thì cũng phải hơn 40.000 quân!!!) thì bỗng trở nên do dự và đóng quân lại bên ngoài “hồ nước” đó. Hideyoshi biết rõ mình ko có nhiều thời gian trước khi Terumoto bị các quân sư thuyết phục tiến binh, nên ra sức tấn công thành Takamatsu bằng chiến thuyền, súng hỏa mai và cả đại bác! Đồng thời, Hideyoshi lập tức gửi thư về xin viện binh vì lúc này Oda Nobunaga đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Takeda, mối lo lớn nhất ở phương Đông. Điều đó được đáp lại bằng một tin tức ko lấy gì vui mừng lắm!

    Trận chiến Yamazaki:


    [​IMG] Trận Yamazaki qua minh họa của Sadahide

    Trong khi Hashiba Hideyoshi tiến hành chiến dịch chậm chạp của mình thì đồng liêu Akechi Mitsuhide có vẻ như ko thành công lắm. Năm 1578, sau khi tấn công nhà Hatano ở Tamba, Akechi đã thuyết phục được họ đầu hàng với sự bảo đảm an toàn tính mạng cho họ. Nhưng ko hiểu sao, Nobunaga sau đó lại xử tử daimyo của nhà Hatano, điều đó làm cho nhà Hatano giận dữ, bằng cách nào đó bắt được mẹ già của Akechi ở tỉnh Omi, hành hạ khốc liệt cho đến chết! Như để thêm dầu vào lửa, Nobunaga còn nhiều lần chỉ trích Akechi công khai, dường như vì sự thất bại trong chiến dịch ở Tango. Dù sao đi nữa thì điều đó cũng ko đem lại tình cảm tốt giữa 2 người. Và tháng 6/1582, khi Nobunaga nhận lời thỉnh cầu viện binh của Hashiba Hideyoshi thì ngay lập tức, điều động hầu như tất cả quân đội của mình trong điều kiện có thể để đến Bitchu, trong đó có Akechi Mitsuhide. Với một lí do bí ẩn tới nay vẫn chưa được biết, Akechi Mitsuhide đem binh tiến vào Kyoto, bao vây chùa Honno-ji, giết chết Oda Nobunaga và con trưởng Nobutada ngày 20 tháng 6 năm 1582.

    Akechi Mitsuhide, ngay lập tức, tiêu diệt mọi thứ mang “mác” Oda trong tầm với, kể cả lâu đài Azuchi, rồi tự lập làm Shogun. Biết rằng chẳng mấy chốc phải đối diện với các tướng lĩnh “trung thành” của Nobunaga, đặc biệt là Shibata Katsuie, Hashiba Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu (trốn kịp khỏi vùng kinh đô nhờ vào ninja Hattori Hanzo), Akechi lập tức tìm kiếm đồng minh trong kinh đô như nhà Minamoto (gia tộc mà Akechi nói là tổ tiên mình), hay “ông sui” Hosokawa Fujitaka nhưng đều bị khước từ, có lẽ vì việc tráo trở của Akechi là điều ko thể chấp nhận với một samurai hay họ đều nhìn thấy việc nguy hiểm khi đứng chung với một kẻ tạo phản!

    Dù sao đi nữa, Akechi Mitsuhide vẫn còn một cơ hội trong tay: tin tức về cái chết của Oda Nobunaga sẽ là động lực rất lớn cho Uesugi Kagekatsu, đang giao chiến với Shibata Katsuie, và Mori Terumoto, đang giao chiến với Hashiba Hideyoshi, miễn là họ biết tin này, khi đó 2 kình địch lớn của Akechi chắc chắn sẽ bị trói chân. Chỉ trong 48 giờ, người mang tin đã đến tỉnh Bitchu và, thật ko may cho Akechi, rơi vào tay của Hideyoshi. Là một nhà ngoại giao tài ba, Hideyoshi ngay lập tức biết rằng, cơ hội duy nhất có thể đàm phán với nhà Mori để rút binh chính là phải hạ được thành Takamatsu, lợi dụng thời gian trước khi chuyện ở chùa Honno-ji lan đến đây.

    Hideyoshi, một lần nữa chứng tỏ tài ngoại giao kiệt xuất của mình, hứa với tướng Shimizu, người giữ thành Takamatsu, rằng sẽ bảo toàn tính mạng cho gia đình và tướng sĩ thành Takamatsu. Shimizu cảm thấy yên tâm, và leo lên một chiếc thuyền nhỏ, chèo ra ngoài thành rồi mổ bụng tự sát giữa sự chứng kiến của hàng ngàn binh sĩ: thành Takamatsu đã bị hạ. Mori Terumoto, vốn ko có chí tiến thủ, ngay lập tức nhận lời đàm phán với Hideyoshi, có lẽ nhờ vào tình bạn của Hideyoshi với 2 nhân vật quan trọng của nhà Mori là Kobayakawa Takakage (1 trong “Lưỡng Giang”, chú ruột của Terumoto) và Ankokuji Ekei (quân sư của nhà Mori từ thời Mori Motonari). Mori Terumoto thở phào nhẹ nhõm khi Hideyoshi chỉ đòi giữ lại phần đất các tỉnh đã chiếm và rút quân, mặc dù chính Hideyoshi mới là người thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát khỏi cái lọng!.

    Nhờ vào tài ngoại giao, Hideyoshi giờ mới chính là người làm cho Akechi Mitsuhide ko kịp trở tay khi tiến binh đến Settsu, trên đường đi thu thêm 2 tướng Niwa Nagahide và Takayama Ukon, đẩy quân số lên 20000, gấp đôi quân của Akechi. Akechi, quá bất ngờ, ko còn chọn lựa nào khác hơn là giao chiến với Hideyoshi ở Yamazaki vào ngày 2 tháng 7 năm 1582.

    Akechi Mitsuhide dàn quân ở phía nam thành Shoryuji với sông Yodo bên phải và đỉnh Tennozan bên trái, vị trí có thể nói khá thuận lợi để thủ. Hideyoshi ngay lập tức cố chuyển bất lợi về cho Akechi bằng cách lệnh cho 3 tướng Kuroda Kanbei, Hashiba Hidenaga và Mikoda Masaharu tiến lên chiếm ngọn Tennozan, rồi dùng trung quân đánh thẳng vào quân của Akechi. Đội hình của Akechi gần như rối loạn khi chịu sức ép của quân Hideyoshi từ trên đỉnh Tennozan đánh xuống. Để đẩy nhanh chiến thắng, Hideyoshi lệnh cho Ikeda Nobutora vượt sông Yodo đánh vào cánh phải của quân Akechi, 3 mặt đánh dồn lại. Akechi toàn quân thất bại liền đào tẩu, trên đường bị bọn giặc cướp bắt được và đánh đến chết, trở thành “Shogun 13 ngày”. Hideyoshi giờ có thể long trọng dâng thủ cấp của Akechi trong tang lễ của Oda Nobunaga và trở thành trung tâm của mọi sự kiện kế tiếp.

    Trận chiến Shizugatake và chiến dịch Komaki:

    Hashiba Hideyoshi (tên sử dụng sau năm 1582), con trai của một nông dân, từng làm thợ mộc, người xách dép cho Nobunaga, giờ đã xếp vào hàng các gia tướng hàng đầu của nhà Oda cùng với Shibata Katsuie, Niwa Nagahide và Ikeda Nobutora (Tokugawa Ieyasu giống như chư hầu và đồng minh thân cận ở Mikawa hơn một gia tướng). Thực sự thì việc Hideyoshi thăng tiến cực nhanh trong hàng ngũ tướng lĩnh Oda đa phần nhờ tài năng và tính quyết đoán của mình nhưng một phần nữa cũng là vì Oda Nobunaga dường như ko còn tin tưởng vào các cựu tướng của nhà Oda nữa, có lẽ vì sự dính líu đến các âm mưu nổi dậy và Nobunaga e rằng lòng trung của họ nằm ở “nhà Oda” chứ ko phải bản thân Nobunaga! Vì vậy nên Nobunaga ra sức tìm kiếm các nhân tài mới, trong đó có đại tướng Shibata Katsuie, samurai trẻ tuổi Akechi Mitsuhide và chàng thợ mộc Kinoshita Tokichiro (tức Toyotomi Hideyoshi).

    Giờ đây, tình hình trở nên căng thẳng về vấn đề người kế vị Nobunaga khi mà Shibata Katsuie ủng hộ con thứ 3 của Nobunaga là Nobutaka, người đã góp mặt trong trận Yamazaki, còn Hideyoshi lại cho rằng con trai của Nobutada, tức cháu trai của Nobunaga là Oda Samboshi(hay Hidenobu, tên sử dụng từ năm 1582), chưa đầy năm, hợp lệ hơn! Vây cánh của Shibata có vẻ yếu thế khi tại “hội nghị Kiyosu”, 2 quyền-nhiếp-chính Kyoto còn lại (cùng với Shibata và Hideyoshi) là Ikeda Nobutora và Niwa Nagahide ngả về phe Hideyoshi. Lãnh thổ của nhà Oda sẽ chia ra cho các tướng lĩnh, với Tamba, Yamashira, Kwatchi vào tay Hideyoshi, còn Shibata vẫn giữ Echizen và thêm vào phần phía bắc Omi.

    Chiến tranh là điều ko thể tránh khỏi giữa các tướng lĩnh của nhà Oda và họ cật lực tìm kiếm đồng minh. Ngoài Niwa và Ikeda, Hideyoshi còn có 2 người ủng hộ dù chỉ trên tinh thần (nghĩa là họ sẽ ko tham chiến) là Maeda Toshiie, cha vợ mình, và Sassa, 2 thủ lĩnh của 2 tỉnh Noto, Etchu phía bắc Echizen. Tokugawa Ieyasu ở Mikawa tỏ ra trung lập, hay đang chờ đợi cơ hội để về phe chiến thắng. Về phần Shibata, Oda Nobutaka hiển nhiên là đồng minh đắc lực ở lâu đài Gifu (tỉnh Mino), ngoài ra còn có thêm Takigawa ở Ise, đang củng cố lại thành trì. Shibata ít ra là cũng ko thua Hideyoshi về quân lực và thậm chí còn hơn về khả năng điều binh. Biết rằng một khi Hideyoshi thất thế thì các lực lượng ủng hộ ngay lập tức sẽ biến mất, Shibata hăng hái chuẩn bị chiến tranh.

    Thật ko may cho Shibata Katsuie là có các đồng minh ko thể tin cậy được. Tháng 12/1582, Oda Nobutaka tuyên chiến với Hashiba Hideyoshi, vì các lời đe doạ lộ liễu của Hideyoshi đến các gia tướng của mình. Takagawa ở Ise, ko còn chọn lựa nào khác là phải theo lao, trong khi Shibata ở Echizen ko thể nào xuất quân vì khắp nơi phủ đầy tuyết. Hideyoshi nhanh chóng dẹp yên Gifu, buộc Nobutaka phải hàng rồi tiến đến Ise bao vây Takagawa. Đến tháng 3/1583, Shibata Katsuie mới có thể xuất quân, sau khi 2 đồng minh đã bị giải giới, có lẽ vì vẫn tin vào đội quân cùng các tướng lĩnh thiện chiến của mình. Shibata lệnh cho đại tướng Sakuma Morimasa tấn công các thành luỹ phía bắc Omi của Hideyoshi, một việc Sakuma hoàn thành khá tốt khi Takayama Ukon bỏ trốn khỏi thành Iwasaki. Sakuma lập tức tiến đến thành Shizugatake và gặp sự chống cự quyết liệt ở đó mặc dù tướng giữ thành là Nakagawa đã tử trận.

    [​IMG] Địa danh Shizugatake

    Lúc này Hideyoshi đã quay binh về và có đủ thời gian tiến đến Shizugatake vì Sakuma, từ chối lệnh rút quân của Shibata, cố lấy thành Shizugatake cho được. Trận chiến Shizugatake đơn giản chỉ là một cuộc chém giết của 20000 binh sĩ Hideyoshi dành cho 8000 quân của Sakuma. Trận chiến này đánh dấu một thế hệ tướng lĩnh mới, các tướng lĩnh của “nhà Toyotomi”, bằng việc “7 ngọn giáo” (tức 7 đại tướng của Hideyoshi như Kato Kiyomasa, Fukushima Masanori, Kato Yoshiaki,…) xông vào xé nát đội hình của Sakuma. Quân thất trận của Shibata bị đuổi chạy về tận thành Kit-no-sho ở Echizen. Shibata Katsuie nhận thấy cơ hội của mình đã hết, nhận lời của Hideyoshi, trao trả Oichi (em gái Nobunaga) cùng 3 người con gái lại, nhưng Oichi quyết định ở lại với Shibata và 2 người tự sát trong thành Kit-no-sho rực lửa. 1 trong 3 người con gái đó trở thành phu nhân Yodo, mẹ của Toyotomi Hideyori sau này.

    Chiến thắng trước Shibata đã đặt Hideyoshi vào vị trí người kế vị của Nobunaga còn Oda Hidenobu nhanh chóng bị quên lãng ở lâu đài Gifu sau khi Nobutaka tự sát (vì nghe tin Shibata tự sát). Nhưng vẫn còn một thử thách cho Hideyoshi: Tokugawa Ieyasu, chư hầu mạnh nhất của Oda Nobunaga, giờ đang ủng hộ quyền thừa kế của Oda Nobuo, con thứ 2 của Nobunaga. Các đồng minh mà Ieyasu tìm kiếm được như Chosokabe ở đảo Shikoku, Sassa ở tỉnh Etchu và các Ikko ở Kii dường như ko giúp được gì nhiều, còn đồng minh mạnh nhất ở Mino là Ikeda Nobuteru lại nghiêng về phe của Hideyoshi. Ieyasu đành phải tự mình đi bước đầu bằng việc tiến binh vào tỉnh Owari, đóng quân ở thành Komaki. Ikeda Nobuteru liền lệnh cho con rể là Nagayoshi tiến đánh Komaki nhưng thất bại trước tướng Sakai Tadakatsu.

    Ngày 7/5/1584, Hashiba Hideyoshi tiến quân khỏi kinh đô ở Osaka phát động chiến dịch chống lại Tokugawa Ieyasu mà được lịch sử gọi là chiến dịch Komaki. Hai bên đóng quân cách nhau chừng vài trăm dặm, chờ đợi cho bên kia tiến trước. Với một đội súng hỏa mai mạnh nhất Nhật Bản, Hideyoshi có lí do để mong Ieyasu tấn công trước rồi nhận kết quả của Takeda Katsuyori ở trận thảm bại Nagashino 1575. Nhưng Hideyoshi cũng dè chừng vì tài năng nổi trội của Ieyasu trong lĩnh vực quân sự. Kết quả của sự thận trọng ở cả 2 bên là gần cả tuần bất động. Đến cuối cùng, Ikeda Nobuteru dâng kế sách đi vòng qua tỉnh Owari đến đánh úp tỉnh Mikawa vì đa phần quân của Ieyasu đã tập trung ở Komaki. Hideyasu đồng ý và lệnh cho Ikeda Nobuteru cùng con trai, con rể tấn công Mikawa. Tokugawa Ieyasu, ko còn chọn lựa, phải lui quân về Mikawa và nhờ vào tình cảm của nhân dân dành cho Ieyasu, chủ nhân lâu đời của họ, Ieyasu đã về Mikawa trước đội quân tấn công của Ikeda, chuẩn bị sẵn sàng “tiệc đón mừng” Ikeda ở Nagakute ngày 15/5. Trận chiến kết thúc với hơn 2500 xác chết của quân Hideyoshi với cả Ikeda cùng con trai và con rể, trong khi quân của Ieyasu chỉ mất chừng 400 người. Ieyasu lui quân về phòng thủ ngay khi chiến thắng, ko kịp cho Hideyoshi đến gỡ gạc chút thể diện.

    [​IMG] Thành Inuyama trong chiến dịch Komaki

    Kampaku huyền thoại:

    Hashiba Hideyoshi quyết định quay lại đối phó với Oda Nobuo, kém tài và yếu hơn Ieyasu, vốn đã mất một số thành trì từ đầu chiến dịch. Đến tháng 12/1584, Nobuo “hăng hái” ký hòa ước với Hideyoshi, ủng hộ quyền thừa kế của Oda Hidenobu mới 2 tuổi, ít ra là Nobuo còn giữ được một phần lãnh thổ và cái thủ cấp của mình! Tokugawa Ieyasu ko còn chọn lựa nào khác hơn là đồng ý khuất phục Hideyoshi vào tháng 1/1584. Giờ đây, Hideyoshi ko còn đối thủ nào nữa và tiến dần đến việc củng cố địa vị của mình. Hideyshi chiếm lấy các tỉnh trung tâm (như Yamashiro, Kwatchi, Yamato,..) rồi đem phần đất ngoại vi giao cho các tướng lĩnh cũ của nhà Oda mà trung thành với mình (như Ikeda, Maeda, Niwa,…) và các bộ tướng của mình (như Kuroda Kanbei, Kato Kiyomasa, Ishida Mitsunari,…). Như vậy, Hideyoshi có thể tránh lãnh thổ của mình khỏi các cuộc nội lọan cũng như ngoại xâm.

    Hideyoshi lại bắt đầu thể hiện tài ngoại giao của mình khi đàm phán thành công, biến nhà Mori và nhà Uesugi thành 2 chư hầu đắc lực của mình, mặc dù họ được đối xử như đồng minh. Trong nước, Hideyoshi tiêu diệt các Ikko ở Nerogoji nhưng tha cho các chiến binh thầy chùa ở Kii, buộc họ đầu hàng. Để tỏ ra ủng hộ Phật giáo, Hideyoshi cho phép trùng tu chùa Hongan-ji và Enryakiyu vốn đã bị tiêu hủy bởi Nobunaga. Điều này ko có nghĩa là Hideyoshi sùng Phật mà chỉ là ko muốn xung đột với một tôn giáo có tín đồ trên hầu hết nước Nhật, tất nhiên miễn là họ từ bỏ thói ham chiến của mình!

    Hideyoshi giờ đã ổn định với hầu hết đảo Honshu (ngoại trừ phần phía Bắc Kanto của nhà Hojo và các tỉnh cực đông như Dewa, Mutsu) nên bắt đầu chú ý đến đảo Shikoku bằng việc lệnh cho Chosokabe Motochika, giờ đang làm chủ toàn bộ Shikoku, giao nộp 2 tỉnh Iyo và Awa. Chosokabe cố gắng đàm phán để chỉ giao tỉnh Awa, điều này chống lại quan điểm ko thỏa thuận một cuộc đàm phán ko đúng ý mình của Hideyoshi. Kết quả là một cuộc đổ bộ đông đảo nhất lịch sử cho đến thời điểm đó lên đảo Shikoku với 60000 quân tiên phong do Hashiba Hidenaga (em trai cùng mẹ của Hideyoshi) và con trai Hidetsugu chỉ huy cùng với viện trợ của 30000 binh sĩ nhà Mori do “Lưỡng giang” Kobayakawa Takakage và Kikkawa Motoharu thống lĩnh. Sau một hồi chống cự lèo bèo, chosokabe đầu hàng. Một điềm khác biệt trong quan điểm của Hideyoshi với Nobunaga, Hideyoshi chiếm Iyo, Awa, Sanuki nhưng chừa tỉnh Tosa và thủ cấp của Chosokabe lại, thậm chí cho tiếp tục giữ quyền daimyo! Nếu là Nobunaga thì sự việc có lẽ đã khác, khi ta nhìn lại các cuộc tàn sát nhà Asai, Asakura, Saito và đặc biệt là nhà Takeda. Nói cho công bằng thì Hideyoshi có lý do tha mạng cho nhà Chosokabe để có một đồng minh trung thành trên đảo Shikoku (cũng như sau này với nhà Shimazu trên đảo Kyusu). Và nếu nhìn lại thì Hideyoshi đã ko tha cho Shibata Katsuie vì chẳng hề có lí do gì cho việc đó cả, cũng như việc ủng hộ Phật giáo khác với Nobunaga chứng tỏ Hideyoshi có tầm nhìn chiến lược và ngoại giao hơn Nobunaga. Chỉ trong một tháng rưỡi, 4 tỉnh của Shikoku đã bị hạ dễ dàng với nhà Mori làm tiên phong, Hideyoshi đã cho thấy tài năng của mình trong lĩnh vực ngoại giao và chính trị lợi hại như thế nào.

    [​IMG] Đảo Shikoku

    Ngày 6 tháng 8 năm 1585, Hashiba Hideyoshi được phong chức Kampaku (hoàng triều nhiếp chính). Một sự kiện làm cả nước Nhật chú ý vì từ thời Kamamura đó là chức danh chỉ dành cho gia tộc Fujiwara. Để làm cho chức danh của mình hợp lệ hơn, Hideyoshi xin làm con nuôi của Konoe Sakihisa, một quý tộc có dòng dõi thế gia. Hideyoshi nhanh chóng tiến hành các biện pháp kiểm soát kinh tế như ban hành 5 thượng thư trong coi công việc của Kyoto và sắc lệnh cấm các phường giao thương, đồng thời với lệnh khảo sát thực địa lãnh thổ. Như để đánh dấu quá trình bắt đầu phát triển kinh tế, Hideyoshi đổi họ lại thành “Toyotomi” một từ phát âm bao gồm từ “nhà kinh tế tài ba”, và Toyotomi Hideyoshi chính là cái tên nổi tiếng nhất của ông. Mọi việc giờ chỉ là thu nước Nhật trở lại với biên giới đúng của nó. Đầu tiên là đảo Kyushu với gia tộc Shimazu hùng mạnh.

    Ngày 12/11/1585, nhận lời cầu việc của Otomo Sorin ở đảo Kyushu, Toyotomi Hideyoshi lệnh cho nhà Shimazu ngưng ngay các hành động thù địch với nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa đáp lại bằng một lời từ chối ngụ ý miệt thị, quá đủ lí do cho Toyotomi Hideyoshi ban lệnh phát động chiến dịch tấn công đảo Kyushu. Và vào tháng 12 cùng năm, một đạo quân cứu viện do Chosokabe Motochika cùng với Sengoku Hidehisa lãnh đạo từ đảo Shikoku, đổ bộ lên đảo Kyushu ở tỉnh Bungo, quê hương của nhà Otomo với kinh đô Funai. Con trai của Otomo Sorin là Yoshimune quyết định cùng với Sengoku Hidehisa giải vây cho một pháo đài gần đó đang bị Shimazu Yoshihisa tấn công, bất chấp lệnh ngăn cản của Hideyoshi và sự phản đối của Chosokabe. Trận chiến Hetsugigawa đã đặt dấu chấm hết cho nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa tiến binh vào Funai để tận hưởng chiến thắng cuối cùng của mình cũng như quyền làm chủ toàn bộ Kyushu, dù chỉ tạm thời.

    [​IMG] Một phần của lâu đài Funai

    Ngày 20/1/1586, Toyotomi Hidenaga dẫn 60000 quân đổ bộ lên Kyushu ở tỉnh Buzen cùng với 90000 quân của nhà Mori do Kobayakawa Takakage lãnh đạo. Đối diện với đội quân khổng lồ này thì Shimazu Yoshihisa dường như ko có chọn lựa nào hơn là phòng thủ và lui dần về phía nam. Tháng 2 năm đó, Toyotomi Hideyoshi đem thêm 30000 quân nữa đổ bộ lên Kyushu, bảo đảm chắc chắn sự đầu hàng của các lãnh chúa trên Kyushu đã bị nhà Shimazu chinh phục trước giờ như nhà Akizuki, Arima, Goto, Nabeshima, Omura và Ryuzoji. Quân Toyotomi tiến chậm chạp mặc dù quân Shimazu chỉ chống cự thật sự ở trận chiến bên sông bờ Sendai, một trận tử chiến của các samurai nhà Shimazu. Vài ngày sau, Shimazu Yoshihisa xuống tóc và đến gặp Hideyoshi để đầu hàng. Hideyoshi tha mạng cho Yoshihisa, chỉ bắt phải từ nhiệm để đi tu, giao quyền daimyo lại cho em trai là Shimazu Yoshihiro, thống lĩnh một lãnh thổ gồm 2 tỉnh Satsuma, Otsumi và phía nam tỉnh Hyuga....

    Giờ đây, trên toàn nước Nhật chỉ còn có đồng bằng Kanto của nhà Hojo và một vài lãnh chúa ở Dewa, Mutsu là nằm ngoài kiểm soát của Hideyoshi (trong đây đáng chú ý nhất là Date Masamune và Mogami Yoshiakira). Nhưng Hideyoshi ko tỏ ra vội vàng, chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế và làm quen với một số sở thích quý tộc, đặc biệt là kịch Noh, thậm chí Hideyoshi còn tự viết một vài vở với mình đóng vai chính (1593-94), mời các lãnh chúa đến xem, trong đó có cả Tokugawa Ieyasu! Năm 1585, Hideyoshi còn tổ chức buổi lễ hội trà lớn nhất nước Nhật, một số thực khách được chính tay vị Kampaku quyền lực nhất nước pha trà! Năm 1585, Hideyoshi ban hành một sắc lệnh sẽ thay đổi toàn bộ kết cấu xã hội Nhật cho đến tận cuối thời nhà Mạc (Tokugawa): sắc lệnh trưng thu Kiếm. Mọi vũ khí dưới mọi hình thức nằm trong tay các chiến binh nông dân (Yaemon) và cảc ji-samurai (samurai nông dân) bị tịch thu để dùng làm nguyên liệu đúc bức tượng Phật Tổ khổng lồ. Rồi sau là “Sắc lệnh đổi vị trí xã hội” ko công nhận các samurai đã bỏ đi hoặc trở về làng là samurai, ngăn cấm nông dân chuyển lên thành thị và tham gia buôn bán. Từ nay về sau, chỉ có các samurai mới được mang vũ khí, và tôn ti trật tự trong xã hội ko thể nào thay đổi, cũng có nghĩa là sẽ ko bao giờ có Toyotomi Hideyoshi thứ 2 nào xuất hiện!

    Năm 1590, Hideyoshi gửi thư mời Hojo Ujimasa đến kinh đô dự tiệc, một lời từ chối là quá đủ cớ cho Hideyoshi phát động chiến dịch cuối cùng của thời Sengoku, đem đồng bằng Kanto về với nước Nhật, với nhà Toyotomi. Tokugawa Ieyasu, giờ đang có một lãnh thổ rộng lớn gồm lãnh thổ của mình với lãnh thổ cũ của nhà Takeda, lập tức trở thành mũi nhọn tiên phong của chiến dịch. Ieyasu sẽ lãnh quân đánh tới từ bờ biển Tokaido trong khi nhà Sanada và Uesugi sẽ tiến công nhà Hojo từ tỉnh Kozuke, còn Chosokabe ở Shikoku cùng các đội quân khác thì dùng đường biển đổ bộ lên tỉnh Izu. Hojo Ujimasa, con trai của daimyo kiệt xuất Ujiyasu, đã dùng lại phương pháp “gia truyền”: lui binh vào sau bức tường kiên cố của thành Odawara, hi vọng vấn đề lương thực sẽ làm cho Hideyoshi phải rút quân. Nhưng rất ko may cho Hojo Ujimasa, Toyotomi Hideyoshi là một thiên tài trong lĩnh vực hậu cần và chi viện, nên trận bao vây Odawara trở thành một cuộc ăn chơi phè phởn của binh sĩ Toyotomi! Thậm chí Hideyoshi còn cho phép tướng sĩ đem theo tỳ thiếp và vợ con vào doanh trại, chẳng khác gì một chuyến picnic nghỉ hè! Ngày 12/8/1590, Hojo Ujimasa tự sát, thành Odawara đầu hàng. Nhờ sự can thiệp của Tokugawa Ieyasu, vốn đã kết bạn với Hojo Ujimasa trong lúc còn là “láng giềng” trước chiến dịch, Hojo Ujinao được tha mạng nhưng tước hết bổng lộc đất đai, trở thành một gia tộc tự do! Đến lúc đó thì Date Masamune của tỉnh Mutsu mới đến trình diện, sau khi thấy rõ phe chiến thắng, trở thành mũi nhọn trong chiến dịch ngắn ngủi, thu phục nốt phần còn lại của Bắc Nhật. Tháng 1 năm 1591, Nhật Bản hoàn toàn thống nhất.

    Hideyoshi dành thời gian để củng cố quyền thống trị của gia tộc Toyotomi với mối lo duy nhất chính là Tokugawa Ieyasu, kỳ phùng địch thủ của Hideyoshi. Hideyoshi bèn truềyn cho Ieyasu rời khỏi tỉnh nhà Mikawa, chuyển đến vùng đồng bằng Kanto đang bỏ trống do nhà Hojo bị tước hết quyền lực. Một quyết định có vẻ lợi trên giấy tờ khi Ieyasu đổi quyền sở hữu 5 tỉnh để giữ 8 tỉnh của đồng bằng Kanto nhưng thực chất 3 tỉnh Awa, Hitachi và Shimotsuke đã có chủ! Hideyoshi sau đó chia vùng đất trống đó cho các bộ tướng trung thành của mình như Asano Nagamasa (Kai), Kyogoku Takamoto (Shinano), Ikeda Terumasa (Mikawa) và Yamaouchi Kazutoyo (Totomi). Hideyoshi ra lệnh xây dựng thành Osaka trở thành thành trì đồ sộ nhất Nhật Bản, nơi tập trung quyền lực của nước Nhật bấy giờ.

    Hồi kết thúc:


    Cuối đời của Hideyoshi là 2 cuộc chinh phạt Triều Tiên thất bại (1592-94 và 1597-98), nhưng đó là một khoảng ko đáng chú ý lắm bằng việc tranh chấp ngôi vị sau đó. Hideyoshi đến mãi năm 1591 chỉ có một con trai Tsurumatsu nhưng lại mất bất ngờ vào tháng 9/1591. Hideyoshi phải trông cậy vào 2 người kế thừa đúng lý là em trai cùng mẹ Hidenaga và cháu trai Hidetsugu, vấn đề tranh chấp của họ được giải quyết nhanh chóng khi Hidenaga qua đời vì bạo bệnh cùng năm. Nhưng vấn đề lại nảy sinh khi đứa con thứ 2 của Hideyoshi, Toyotomi Hideyori ra đời và trước đó Hideyoshi đã trao chức Kampaku lại cho Hidetsugu, trở thành Taiko của Nhật Bản (Nhiếp chính về hưu). Hidetsugu phải bị đày và tự sát sau đó.

    Mùa hè năm 1598, Hideyoshi ngã bệnh và cho triệu 5 nhiếp chính (Tokugawa Ieyasu, Maeda Toshiie, Mori Terumoto, Ukita Hideie và Uesugi Kagekatsu) để gửi gắm con trai Hideyori mới 4 tuổi, hi vọng 5 người sẽ kiềm chế lẫn nhau. Đặc biệt, Hideyoshi trông cậy vào daimyo hùng mạnh của Kaga là Maeda Toshiie, cha vợ của mình, sẽ có thể ngăn cản Tokugawa Ieyasu nếu có ý đồ gì khác. Ngoài ra Hideyoshi còn đặt thêm 5 quản sự thượng thư ở kinh đô Kyoto lo việc nội trị, mà trong đó nổi nhất là Ishida Mitsunari. Mọi việc đã ổn thỏa , có vẻ như vậy trong mắt Hideyoshi, và Toyotomi Hideyoshi qua đời ngày 18 tháng 9 năm 1598.

    Từ một người nông dân bình thường, Toyotomi Hideyoshi đã vươn lên nhờ vào tài năng và tính quyết đoán để trở thành người định đoạt số phận của Nhật Bản. Thường được mô tả như một anh hùng, hơn là hình ảnh ác quỷ của Nobunaga, Hideyoshi rất khác biệt với các daimyo kiệt xuất như Takeda Shingen hay Uesugi Kenshin. Hideyoshi ko nổi trội trong lĩnh vực quân sự cũng như kinh tế, chỉ dựa vào tài ngoại giao bẩm sinh cùng với sự khôn khéo mà tạo lập nên một giang sơn vững chắc, một xã hội ổn định cho nhà Mạc sau này. Mặc dù vẫn có nhiều điều cần phải tranh cãi nhưng dù sao cũng ko thể phủ nhận đóng góp của Hideyoshi trong việc thay đổi Nhật Bản mãi mãi, bằng vào tài năng của một chàng trai bình thường của làng quê Nakamura tỉnh Owari.

    [​IMG] Bộ giáp của Toytomi Hideyoshi

    Bài sưu tầm từ vnsharing.net (đã thay đổi một chút).
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/3/11
  4. Yuki-Kun

    Yuki-Kun Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    28/6/10
    Bài viết:
    250
    ngoài ra cái này làm mình nhớ tới những mâu thuẫn trong con người của Shingen, ông cho làm 2 vạc dầu để luộc sống những phạm nhân trọng tôi, nhưng mặc khác ông cũng cải cách luật pháp, bỏ những cực hình. Rồi lại còn làm nền kinh tế phát triển, chính sách kinh tế của ông hoàn hảo đến mực mà về sau Mạc Phủ Tokugawa áp dụng gần như là y chang. Chưa kể ông còn là một trong những Daimyo đầu tiên thu thuế Samurai và tăng lữ.

    Nãy đang viết cái bài về Yukimura, mà chợt nhớ ngày trước viết quăng lên 4rum trường, mà giờ 4rum trường giải tán, cũng chả còn lưu bài đó trong disc... => lười viết tiếp ...

    p/s : bài của panzer bên VnS về Oda Nobunaga có đoạn trận Okehazama, mình cũng đọc qua nhiều nguồn tin, có nguồn thì cho rằng như Panzer còn có nguồn thì cho rằng trận Okehazama là 1 trận đánh úp vào doanh trại trong khi Yoshimoto đang cho quân đội của mình ăn mừng trước, đến giờ vẫn chưa bít cái nào mới chính xác nhất... để sưu tầm thêm ...

    Edit: vừa check trên Wiki, thấy rằng trên này trùng khớp với trận Okehazama trong Historical Battle của Shogun 2. Dùng cờ giả quân ở chùa, trong khi đó cầm quân đột kích ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/3/11
  5. Heaven Cloud

    Heaven Cloud Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    3/1/11
    Bài viết:
    87
    Có thông tin nào về trận Realm Divide Sekikahara huyền thoại không?

    Nghe nói trận đó là một trong những đại chiến to nhất thời chiến quốc Nhật bản.
     
  6. Yuki-Kun

    Yuki-Kun Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    28/6/10
    Bài viết:
    250
    ^ Xem lại bài Tokugawa Ieyasu mục Sekigahara của mình ...
    Mặc dù không chi tiết nhưng cũng tương đối về bối cảnh lúc bấy giờ ...
     
  7. e = 2.71828183

    e = 2.71828183 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/3/11
    Bài viết:
    19
    Cái Clan Shimazu có mấy thằng samurai mà hăng thấy ớn 3.000 đập 20.000, Trong biết trong game tui nó có làm ăn ra trò gì nên hồn hay không
     
  8. Raizen777

    Raizen777 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    30/10/07
    Bài viết:
    6
    ko biết lịch sử có chỗ nào sai sót ko, chứ em gái của shingen năm 18t vậy là đc làm bà ngoại, tính ra trung bình 9t có con, vô lý cả về mặt sinh học :|

    nhân tiện ai làm luôn cái lịch sử hattori đi, hình như chưa có
     
  9. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    bonus cho anh hojo
    [​IMG]

    btw dm cái anh của công chúa nhỏ trang trc :-w
     
  10. hacythieunam

    hacythieunam Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    4/1/09
    Bài viết:
    53
    Các bác cho em hỏi tại sao trong thời kì Sengoku ko thấy có nhắc đến đảo Hockkaido ạ, bản đồ trong game có mỗi 1 mẩu của đảo Hockkaido =.= Shogun 1 còn ko cho vào ...
     
  11. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,801
    Dân Nhật chưa sống trên Hokkaido vào thời đó, chỉ có tộc người thiểu số Aidu gì đó thôi.
     
  12. phamtuanduy212

    phamtuanduy212 Persian Prince Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    3,545
    Ngũ Đại Đội Trưởng (Nhà Tokugawa)


    1. Hattori Hanzo(1541-1596):

    [​IMG] Hanzo theo minh họa của Koei

    Là thủ lĩnh đội cận vệ Ninja nổi tiếng của thành Edo (Tokyo sau này), Hattori Hanzo cùng cha là Yasunaga phục vụ Tokugawa Ieyasu từ những năm đầu của nhà Tokugawa.

    Xuất thân là một ninja phái Iga, Hanzo nhanh chóng vươn lên hàng các đội trưởng thân tín của Ieyasu kể từ trận chiến Anegawa (1570) và Mikata ga hara (1572). Nhưng sự kiện đặc biệt nổi tiếng của Hanzo là vào năm 1582, khi mà Akechi Mitsuhide tạo phản và giết chết Oda Nobunaga. Tokugawa Ieyasu cùng các bộ tướng đang ở thành Osaka khi hay tin này và nhanh chóng bỏ trốn vào rừng trước khi quân Akechi vươn tay đến. Nhưng vòng vây của Akechi đã khép chặt hết vùng kinh đô (Kyoto) và tỉnh Mikawa yên bình còn ở rất xa. Đúng lúc này thì Hattori Hanzo, vẫn đang hộ vệ cạnh Ieyasu, đề nghị chủ nhân mình đi tắt qua tỉnh Iga. Tỉnh Iga vốn được coi là một trung tâm của các ronin (samurai vô chủ) và là cái nôi của các ninja phái Iga. Kể từ sau khi Nobunaga đàn áp đẫm máu quyền tự trị của họ từ năm 1580, các ronin và ninja đã lui vào vùng rừng núi Iga hiểm trở để tự bảo vệ độc lập, ko ai có thể xâm nhập vào đó kể cả đội quân 10000 người của Akechi! May mắn, Hattori Hanzo có liên hệ mật thiết với các ronin và ninja ở đây (vì Hanzo là một ninja phái Iga) nên dễ dàng được họ đồng ý cho mượn đường, thậm chí còn cử hẳn một đội hộ tống Tokugawa Ieyasu cùng tướng lĩnh đến tận quê hương Mikawa. Sau này, Hanzo còn được giao nhiệm vụ trợ giúp việc Tokugawa Nobuyasu, con trưởng của Ieyasu, tự sát và Hanzo khảng khái từ chối làm điều đó vì lòng thành của mình với Nobuyasu!

    Hattori Hanzo là ninja nổi tiếng nhất thời Sengoku và cũng chính là sợi dây liên hệ giữa nhà Tokugawa với các ninja Iga, từ đó hình thành nên đội vệ sĩ ninja 200 người nổi tiếng ở thành Edo, kinh đô nhà Mạc (Tokugawa).

    2. Honda Tadakatsu(1548-1610):

    [​IMG]

    Quê ở tỉnh Mikawa, Nhật Bản, ông sống trong thời Azuchi-Momoyama và thời kỳ Edo. Ieyasu đề bạt ông từ daimyo của vùng Ōtaki han (100 000 koku) đến daimyo của vùng Kuwana han (150 000 koku) như một phần thưởng cho công trạng của ông Thêm nữa, con trai ông là Honda Tadatomo trở thành daimyo của Ōtaki. Năm 1609, ông cáo quan, và người con trai khác của ông là Tadamasa kế nhiệm ở Kuwana. Cháu nội ông, Tadatoki, cưới cháu nội của Tokugawa Ieyasu, Senhime. Bất chấp những năm tháng phục vụ trung thành, Tadakatsu trở nên ngày càng xa rời chế độ Tokugawa (Mạc phủ) vốn từ một chế độ chính trị quân sự chuyển thành dân sự. Đó là một điều tất yếu được chia sẻ cùng nhiều chiến binh khác vào thời ấy, những người không thể chịu được sự thay đổi từ cuộc đời hỗn loạn của những cuộc chiến thời Sengoku đến những năm tháng hòa bình của triều đại Tokugawa.

    Ông là một chiến binh ghê gớm với danh tiếng lớn, được rất nhiều lãnh chúa ca ngợi, kể cả minh chủ Ieyasu mà ông phục vụ. Oda Nobunaga, người có tiếng là không thích khen thuộc hạ, gọi ông là “Samurai trong những Samurai”. Hơn nữa, Toyotomi Hideyoshi viết rằng Samurai giỏi nhất là "Honda Tadakatsu ở miền Đông và Tachibana Muneshige ở miền Tây". Thậm chí Takeda Shingen còn ca ngợi rằng “Ông là báu vật Tokugawa Ieyasu".

    Honda Tadakatsu nói chung được coi là tướng quân giỏi nhất của Tokugawa Ieyasu, và ông chiến đấu trong hầu hết các chận triến quan trọng của chủ nhân mình. Ông nổi danh qua trận Anegawa (1570), cùng với đồng minh của Tokugawa, Oda Nobunaga tiêu diệt quân đội dưới tay nhà Azai và nhà Asakura. Tadakatsu cũng chiến đấu trong trận thua lớn nhất của Tokugawa, trận Mikatagahara (1572), ông chỉ huy cánh trái, đối mặt với cánh quân dưới quyền chỉ huy của một vị tướng nổi danh hơn của dòng họ Takeda, Naito Masatoyo. Mặc dù thất bại, Honda Tadakatsu là một trong những vị tướng của Tokugawa hiện diện để đòi báo thù trong trận Nagashino (1575). Honda chỉ huy một đội lính cầm súng hỏa mai khi liên quân Oda-Tokugawa tiêu diệt quân đội của Takeda Katsuyori, một phần nhờ vào chiến thuật dùng súng hỏa mai điêu luyện của ông, khi cho họ bắn liên tục theo cách xoay vòng: Một người bắn trong khi người còn lại nạp đạn và người khác đang thông nòng. Điều này cho phép các tay sùng hỏa mai bắn liên tục, tiêu diệt quân đội của Takeda. Đây là ví dụ đầu tiên về chiến thuật hiệu quả cao mà thế giới từng chứng kiến.

    Honda Tadakatsu tham dự trận Sekigahara (1600), nới lực lượng của Tokugawa Ieyasu tiên diệt liên minh các daimyo miền Tây dưới sự chỉ huy của Ishida Mitsunari, cho phép Tokugawa nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước, khép lại thời kỳ Sengoku.

    Tadakatsu dường như là một nhân vật đa màu sắc, có rất nhiều câu chuyện đã được thêu dệt về ông – thường là trong tất cả các trận chiến đã tham dư, ông chưa bao giờ bị thương. Giáp chụp đầu của ông, nổi tiếng với việc trang trí bằng những gạc hươu, đảm bảo là ông luôn là người dễ nhận diện trên chiến trường. Con ngựa của ông tên là Mikuniguro. Kỹ năng chiến đấu của ông vĩ đại đến mức vũ khí mà ông chọn, ngọn giáo Tonbo-Giri (Tình Linh Thiết - Cắt Chuồn Chuồn, cái tên ra đời từ truyền thuyết kể rằng ngọn giáo sắc bén đến mức một con chuồn chuồn đã bị cắt đôi khi nó đậu lên lưỡi giáo) được mệnh danh là một trong "Ba ngọn giáo vĩ đại của Nhật Bản".

    3. Ii Naomasa(1561-1602):

    [​IMG]

    Trở thành bộ tướng của Tokugawa Ieyasu năm 1578, Ii Naomasa lập tức chứng tỏ mình là một dũng tướng của tỉnh Totomi và được Ieyasu trọng dụng. Trong trận chiến Nagakute năm 1584 (chiến dịch Komaki, tranh chấp giữa Ieyasu và Hideyoshi), Naomasa thống lĩnh 3000 lính súng hỏa mai và gây thương vong lớn cho quân Toyotomi dưới trướng của Ikeda Nobutora, góp phần gây ra cái chết cho Ikeda và 2 con trai, con rể. Đến trận chiến Sekigahara (1600), mặc dù được giao bảo vệ Tadayoshi, con trai Ieyasu, nhưng Naomasa lại là người xông lên đầu tiên, mở màn cuộc sát phạt thắng lợi của quân Tokugawa. Ko may, Ii Naomasa trúng đạn của các xạ thủ nhà Shimazu trong trận chiến và qua đời sau đó năm 1602.

    Ii Naomasa nổi tiếng trên chiến trường ko chỉ vì sự dũng mãnh của mình mà còn vì đội quân samurai “Quỷ Đỏ” dưới trướng, “mượn” cách ăn vận toàn đỏ của Obu và Yamagata (2 tướng nhà Takeda). Naomasa được phong chức Hyobu-shoyu và một tài sản khổng lồ vì công lao với nhà Tokugawa

    4. Sakai Tadatsugu(1527-1596):


    [​IMG]

    Là một đại tướng của nhà Matsudaira và sau này là nhà Tokugawa, Sakai góp phần trong việc khuyên Ieyasu tách khỏi sự lệ thuộc vào nhà Imagawa và rõ ràng đem lại lợi ích ko nhỏ cho Ieyasu.

    Trong trận chiến Mikata ga hara (1572), Sakai thống lĩnh hữu quân của Ieyasu và một mình phá khỏi vòng vây của quân Takeda khi các binh sĩ dưới trướng (đa phần là lính nhà Oda) đều bỏ chạy cả. Đêm trước trận Nagashino (1575), Sakai lập được một chiến công khi đề nghị đem quân cướp trại Takeda, điều mà có lẽ đã chọc giận Takeda Katsuyori, dẫn đến quyết định sai lầm của Katsuyori là tấn công liên quân Oda-Tokugawa trong trận chiến Nagashino. Trong chiến dịch Komaki (1584), Sakai được giao quân đánh bại đạo quân tiên phong của nhà Toyotomi do Mori Nagayoshi lãnh đạo.

    Là một tướng tài của Ieyasu, Sakai Tadatsugu thể hiện là một samurai tự trọng khi ko hề chối tội dính líu đến chuyện Tokugawa Nobuyasu, con trưởng Ieyasu, bày kế chống lại Oda Nobunaga ngay trước lời buộc tội của Nobunaga. Vì sự trực tín đó, dù được phong thưởng khá cao nhưng Sakai Tadatsugu ko được Ieyasu tin cậy và trọng dụng lắm về sau!

    5) Sakakibara Yasumasa (1548 -1606):

    [​IMG]

    Yasumasa đã ở bên Ieyasu ngay từ khi còn bé và trở thành một trong những tướng tâm phúc nhất của Ieyasu. Cùng với Honda Tadakatsu phục vụ trong trận Anegawa. Sau đó được Ieyasu cho đóng quân ở Shinano để cự nhau với Naito Masatoyo (một trong nhị thập tứ tướng nhà Takeda)

    Trong chiến dịch Komaki 1584, Yasumasa nắm quân chiến đấu với Hideyoshi và giúp đỡ Oda Nobuo (con trai của Oda Nobunaga) và sau đó là được giao trọng trách vô cùng quan trọng là tháp tùng Ieyasu đến Osaka để gặp Toyotomi Hideyoshi năm 1586. Sau chuyến đi, Yasumasa được phong tặng danh hiệu cao quý Shikibu Taiyuu. Năm 1590 tham gia vào chiến dịch Odawara. Yasumasa được Ieyasu cho giữ thành Tatebayashi. Trong quá trình Ieyasu phải đến Kyushu tham gia chiến dịch xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi thì Sakakibara Yasumasa ở lại và trở thành một trong những người nhiếp chính của Tokugawa Hidetada và sau đó là cự nhau với Uesugi Kagekatsu năm 1600

    Con của Yasumasa la Yasukatsu cũng tham gia vào trận đánh thành Osaka và cũng lập được một ít công lao. Gia đình Sakakibara trở thành một trong những gia đình trung thành nhất với Tokugawa trong thời Edo

    Sakakibara Yasumasa là một tướng lãnh trung thành của Tokugawa Ieyasu. Cùng với Honda Tadakatsu họp lại thành tả hữu cận vệ của Ieyasu, góp phần đưa Ieyasu trở thành Shogun của Nhật.

    Bonus: [​IMG] Cosplay Ngũ đại đội trưởng (thật ra chỉ có Tứ Đại, người ở giữa là Tokugawa Ieyasu, không có Hattori Hanzo)

    Nguồn: vi.wikipedia.com và vnsahring.net
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/3/11
  13. Tiger-tank

    Tiger-tank シェンムー Ryo Hazuki

    Tham gia ngày:
    17/8/09
    Bài viết:
    9,837
    Nơi ở:
    tp Hồ Chí Min
    giờ chuyển qua vũ khí hén :D


    Katana - Bảo kiếm của samurai :


    [​IMG]


    Kiếm Nhật hay Katana (tiếng Nhật: 刀 Đao) là loại kiếm dài, hình hơi cong, một lưỡi, rất bén được các võ sĩ Nhật trọng dụng và luôn đeo trên thắt lưng - thường có cặp với một thanh kiếm ngắn hơn, hoặc cực ngắn gọi là Đoản Đao (短刀). Bộ kiếm đôi gọi là Đại - Tiểu (大小) - biểu tượng cho tác phong và danh dự của người võ sĩ. Thanh kiếm dài Katana dùng để chém trong tác chiến. Kiếm ngắn để đâm khi đến gần đối phương - hoặc để mổ bụng tự sát (một kỹ thuật tự sát của samurai, mang tên seppuku).

    Kiếm Katana có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, kiếm được đeo với lưỡi quay lên phía trên.

    [​IMG]

    Lịch sử :


    Theo định nghĩa của người Nhật thì vũ khí mà chúng ta gọi là kiếm Nhật được gọi dưới cái tên katana tức là đao (theo chữ Hán) nhưng thường được hiểu là trường kiếm. Ngoài katana, người Nhật cũng còn tachi, nodachi cũng là một loại kiếm dài, wakizashi là một loại đoản kiếm, aikuchi và tanto là những loại kiếm ngắn giống như dao găm hay chủy thủ. Có khi thanh tanto được người phụ nữ, người vợ của các samurai Nhật Bản sử dụng để bảo toàn danh tiết.

    Người Nhật đã có một truyền thống rèn kiếm lâu đời. Kiếm, ngọc và gương là ba bảo vật truyền quốc, được coi như biểu chương của hoàng gia (imperial regalia), thờ tại đền ở Ise gần hoàng cung cũ ở cựu đô Nara cũng là những linh vật trong thần đạo (shinto).

    Ngay từ thời đại Kofun và Nara (300-794) đầu Công nguyên, nước Nhật đã sử dụng kiếm, hồi đó lưỡi kiếm thẳng và dài chừng 80 cm theo mẫu mực của Trung Hoa và Triều Tiên. Đến thế kỷ 8, đầu thế kỷ 9 người Nhật bắt đầu đúc kiếm có hình cong ở gần cán rồi dần dần cong hoàn toàn.

    Thời đại Heian sau đó (794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hoá khá rực rỡ. Xã hội nhiều giai cấp trong đó giới võ sĩ (samurai), giới tăng nhân (warrior monks) trở thành những lực lượng quan trọng được triều đình thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanh kiếm đã không chỉ là một võ khí mà đã trở thành một tác phẩm, vừa thanh tú vừa mỹ thuật.

    Người ta cũng bắt đầu khắc tên và nơi chế tạo trên chuôi kiếm, hiệp sĩ cũng mang theo những thanh kiếm ngắn hơn để thay đổi. Ngoài kiếm nhiều loại chiến cụ khác cũng phát triển điển hình là cung tên, giáp trụ và nghệ thuật binh bị cũng đạt một tầm vóc mới.

    Người Nhật tìm ra cách đúc kiếm nhiều lớp bằng cách rèn dài và mỏng phôi sắt sau đó cắt đôi, nung lên rồi chập hai nửa lại tiếp tục rèn, tạo được những vân thớ (jihada) khác lạ được gọi dưới những tên như itame, masame, mokume, ayasugi (long tuyền đối nguyệt), khiến những lưỡi kiếm cấu thành từ rất nhiều lớp thép, vừa dẻo dai vừa cứng rắn. Những vân đó có khi giống như mắt gỗ nhưng cũng có khi uốn lượn như làn sóng. Thanh kiếm không còn là một vũ khí mà đã thành một tác phẩm mỹ thuật.

    [​IMG]

    Các thợ rèn thuộc tỉnh Soshu tìm ra được cách pha trộn thép mềm với thép cứng để làm lưỡi kiếm, vẫn sắc bén mà lại ít bị mẻ. Họ cũng tiêu chuẩn hoá chiều dài và cải thiện mũi kiếm để khi kiếm bị gãy vẫn có thể mài và dùng tiếp. Trước kia kiếm Nhật chỉ uốn cong nơi gần cán nay từ từ cong đều và cũng thuôn dần ra tới tận mũi. Người Nhật cũng chế tạo loại giáp trụ nhẹ hơn để bộ binh dễ di động, dễ phân tán đồng thời nghiên cứu cách dùng kiếm đánh cận chiến thay vì dùng cung bắn từ xa.

    Phong tục cổ truyền của Nhật Bản là khi gia đình sinh một đứa con trai, mỗi người dân làng sẽ đến mừng cho quý tử một ít mạt sắt. Sắt đó sau này, khi cậu bé trưởng thành, sẽ được một kiếm sư rèn thành kiếm cho cậu. Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Người ta nói rằng kiếm sư rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất và tập trung toàn bộ tinh thần từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.

    Thời kỳ nước Nhật chia thành hai gọi là Nam Bắc triều (1333-1393). Thời kỳ này đánh dấu cao điểm của thuật đúc kiếm. Lưỡi kiếm bây giờ dài đến 1 mét gọi là no-dachi và kiếm đúc cho đền đài có khi còn dài hơn. Kiếm dài có lợi thế cho người đi bộ và chiến đấu trong đêm tối nên thường đeo sau lưng và rút ngược lên qua vai.

    Khi ra ngoài người ta đeo trường kiếm (katana) và đoản kiếm (wakizashi) nhưng khi ở trong nhà thì chỉ đeo đoản kiếm và được tháo ra đặt ngay cạnh giường khi đi ngủ. Đối với người võ sĩ, thanh kiếm là vật bất ly thân, không rời xa trong bất cứ trường hợp nào.

    Nghệ thuật rèn kiếm :


    Trong khi kiếm Âu Châu chỉ là một lưỡi thép duy nhất, kiếm Nhật bao gồm lá thép, sắt non và thép già, mỗi loại có hàm lượng carbon khác nhau. Lõi của thanh kiếm (shingane) được rèn bằng cách pha trộn giữa sắt thô với thép lá. Sau đó mới là vỏ bao bên ngoài (hadagane) cái lõi đó cũng bằng kỹ thuật trên nhưng dùng sắt non và thép lá. Vỏ bao có thể cần dát ra rồi gập lại 15 lần nhưng nếu nhiều hơn nữa có thể làm thép trở nên dòn và không đều. Lưỡi kiếm sau đó được chêm vào giữa những lớp vỏ bao, rèn cho thật liền lạc khít khao. Lớp vỏ mềm giúp cho cái lõi cứng ở bên trong, khiến cho lưỡi kiếm chịu được va chạm mạnh, dẻo dai hơn kiếm đúc theo kiểu Âu tây.

    Người Nhật cũng dùng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng đã hoàn thành, một loại hợp chất đặc biệt gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên trên mặt lưỡi kiếm rồi để cho khô. Sau đó người ta dùng một thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi lại để vào trong lò nung tiếp, lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Trong giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro kia phải nóng đến mức có "màu của Mặt Trăng tháng 2 hay tháng 8". Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Lưỡi thép, phần cứng nhất của thanh kiếm mà người ta gọi là hamon có những hạt khác nhau gọi là nie và nioi. Nie (nước sôi) tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, cứng cỏi, nioi (hương thơm nhìn được) tượng trưng cho sự cao thượng, quí phái. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là một thứ dấu hiệu của mỗi trường vì mỗi phương pháp có những vân riêng. Nioi mắt thường không trông thấy, chỉ gợn lên một làn sương mỏng như giải ngân hà một đêm sao. Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như móc buổi sáng hay một chùm tinh tú. Những ba văn (hamon) đó được đặt tên, hoặc mây, sóng biển, dãy núi, hoa ... cũng giống như người Trung Hoa đặt tên cho vân trên bảo kiếm của họ. Người thợ không phải chỉ đúc một thanh kiếm tốt mà còn làm sao cho mỹ thuật, đó mới thực là vấn đề.

    [​IMG]

    Nét cong của thanh kiếm Nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay đập mà còn là một biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp. Người Nhật vẫn cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng băng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không nói lên tính nghệ thuật của người võ sĩ. Chính vì thế, họ luôn luôn tạo những đường cong, uốn lên lượn xuống để biến một vũ khí chiến đấu thành một tác phẩm. Tiến trình rèn thép, các loại chất liệu trong mỗi giai đoạn đến nay vẫn còn là những bí mật nghề nghiệp không truyền ra ngoài và cũng là thước đo sự tài hoa, khéo léo cũng như "tay nghề" của các bậc thầy

    Nghệ thuật mài kiếm :


    Công việc hoàn chỉnh thanh kiếm không chỉ là mài cho sắc mà còn phải gọi là "chà láng" hay đánh bóng. Đánh bóng một thanh kiếm phải qua 13 giai đoạn, dùng 13 loại đá mài khác nhau và 13 động tác khác nhau và mất trung bình 120 giờ. Để mài một lưỡi kiếm, kiếm sư dùng sáu cục đá mài khác nhau, từ loại nhám xuống dần loại mịn hơn và sau cùng để đánh bóng. Trước khi mài, phải nghiên cứu kỹ càng "thớ" (texture) và "mẫu" (pattern) của thanh kiếm, không phải cùng một lúc mà chỉ từng khoảng 3 cm một. Việc giữ sao cho tay phải và tay trái gần như cân bằng tuyệt đối là một công tác sinh tử vì nếu hai tay chỉ lệch đi một khoảnh khắc thì có thể hỏng luôn cả lưỡi kiếm.

    Sau khi mài xong, kiếm sư kẹp hai hòn đá mài mỏng dính trên đầu ngón tay và vuốt theo lưỡi kiếm để đánh bóng. Ông cầm ngang lưỡi kiếm để cho ánh nắng soi lên từng mili mét để kiểm soát công trình của mình lần cuối cùng. Không có hai thanh kiếm nào giống hệt nhau, mỗi thanh kiếm có hình dáng khác nhau và có những đặc tính khác nhau. Mài kiếm chính là làm sao cho thanh kiếm thể hiện được tối ưu cái "tinh thần" của nó, để hiển lộ cái "tận mỹ" của nó, để thoát ra cái "huy hoàng" của lưỡi thép đã hoàn thành. Kiếm mài đúng cách mới có thể hiển hiện được hết tài năng của người rèn kiếm.

    Làm bao kiếm cũng lắm công phu :


    Muốn làm một bao kiếm, người kiếm sư phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của lưỡi kiếm rồi dán lại với nhau. Chất keo dán là một loại hồ nấu bằng gạo rồi nghiền cho nhuyễn bằng đũa tre. Người ta không dùng các loại super-glue vì e ngại sau này phải tách hai thanh gỗ ra trong trường hợp lưỡi kiếm bị sét và chỉ có hồ làm bằng gạo mới khỏi làm hư thanh gỗ. Bí mật của cách làm bao kiếm là sao cho có cảm tưởng là bao và lưỡi khít khao từ đầu đến cuối nhưng thực ra chỉ tiếp xúc với nhau ở gần cán kiếm mà thôi và lưỡi kiếm không nơi nào quá chặt vì nếu không, độ ẩm của gỗ sẽ làm cho kiếm bị rỉ.

    Tuy chỉ là một công nghệ giản dị như thế, việc làm bao kiếm đòi hỏi nghệ nhân dùng 15 loại bào khác nhau, to có, nhỏ có mỗi thứ một việc.

    Tsuba tsuba là miếng chặn tay cầm, phân cán kiếm và lưỡi kiếm ra làm 2 phần khác nhau, người Trung Hoa gọi là kiếm cách. Tsuba cũng được coi là một nghệ phẩm và hiện nay cũng có nhiều người sưu tầm, nhiều miếng có giá cả rất cao. Tsuba được khoét ở giữa để tra lưỡi kiếm và để chặn cho kiếm của địch khỏi lướt vào tay mình.

    Tuy nhiên, người ta cũng trang trí bằng nhiều hình thức khác, cây cỏ, hoa lá, thú vật ... có ý nghĩa hay mang một nguyện vọng để được may mắn. Nguyên thuỷ, kiếm cách do thợ rèn kiếm hay thợ làm áo giáp sản xuất nhưng từ thế kỷ 16 trở về sau thì do những nghệ nhân thực hiện như một tác phẩm riêng biệt. Tsuba có thể bằng sắt thuần tuý hay nạm vàng, bạc, đồng ... thử kiêm (tameshi-giri) để đối phó với sự sắc bén của thanh kiếm họ chế tạo được, người Nhật cũng đưa vấn đề che chở cho khỏi bị kiếm chém đứt thành một nghệ thuật khác.

    Đó là việc chế tạo một bộ áo giáp chắc chắn – bao gồm 12 món khác nhau, mặc vào rất công phu để bảo vệ tính mạng của võ sĩ. Tuy nhiên, đối với một thanh bảo kiếm trong tay một cao thủ về kiếm đạo thì bộ áo giáp kia không đủ hiệu quả. Chỉ một nhát kiếm, cả người lẫn giáp có thể xẻ làm hai. Những thanh bảo kiếm thực sự đều là của gia bảo truyền từ đời nọ sang đời kia, tham dự trong hết trận đánh này đến trận đánh khác. Những thanh kiếm đó đã được thử bằng chính sinh mạng con người.

    Tuy nhiên, trước khi được dùng để chiến đấu, kiếm Nhật sau khi hoàn tất phải được thử, thường là với một người bù nhìn làm bằng rơm. Nếu thanh kiếm có thể chặt đứt được một bó rơm, người ta sẽ thử tiếp trên thân người, thường là dùng một xác chết. Xác người được treo lên theo nhiều kiểu khác nhau để thử kiếm theo đủ mọi hướng, đủ mọi kiểu, mọi đòn. Cũng có khi thanh kiếm được thử ngay trên những tử tội. Có 16 chỗ trên thân người dùng để thí nghiệm, khó cắt nhất là chém ngang hông sao cho đứt cả hai xương đùi, dễ nhất là chém đứt cổ tay.

    Ngày hôm nay, những võ sư vẫn huấn luyện môn đồ phương pháp dùng kiếm để chặt đứt những bó rơm ướt, lõi bằng cọc tre. Mỗi ngày người võ sĩ phải tập hàng trăm lần cho thật nhuần nhuyễn. Kiếm thử xong sẽ được các chuyên giá đánh giá và xếp hạng.

    Kết luận việc rèn một thanh kiếm đã được nâng lên thành một nghi lễ mang tính chất huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy và khi làm việc họ mặt một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Ngay từ thế kỷ 13, kiếm Nhật đã nổi tiếng trên thế giới mà không nơi nào sánh kịp. Người Trung Hoa cũng nói đến bảo kiếm nhưng phần lớn chỉ là truyền thuyết và huyền thoại, chỉ nghe mà không thấy. Trái lại kiếm Nhật có thật và nhiều người đã bỏ một khoản tiền lớn để đặt hay mua. Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 19, người Âu châu mới đủ trình độ để tạo được những hợp kim tốt như thép của Nhật trước đó 600 năm và cũng phần lớn là vì học hỏi được phương pháp của xứ Phù Tang. Kiếm Nhật cũng nói lên một đặc tính riêng của dân tộc này, làm việc gì cũng muốn đến chỗ tận thiện, tận mỹ.

    Do đó không có gì lạ khi katana xuất hiện trong nhiều manga/anime có tiếng

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  14. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,801
    Bài trên ca ngợi katana ác quá, để cho vài info dưới con mắt của sử học hiện đại & dân Tây vốn ko tin vào myth nhé:

    1. Katana được xưng tụng là "linh hồn của người võ sĩ", nhưng đây là kết quả của các văn sĩ thời edo, khi dân bị cấm mang vũ khí, kiếm trở thành đặc quyền của giới võ sĩ. Trước đó, mà trực tiếp là Sengoku Jidai của Shogun 2, vũ khí được ưa dùng nhất trên chiến trường là Thương (yari). Samurai nào cũng có katana, nhưng chỉ cầm theo để phòng khi hữu sự (thương gãy/đánh chỗ hẹp). Bow (yumi) cũng mất dần vai trò và bị đẩy xuống thứ yếu, đến cuối sẹngoku jidai vũ khí chủ lực trang bị cho ashigaru là khẩu súng hoả mai.

    Đấy là lý do Shogun 2 sai toe toét về lịch sử khi cho cả loaned sword ashigaru và katana samurai vào game. Lại còn katana cavalry nữa chứ. Ít ra cũng phải là taichi :\

    2. Về độ cứng của Katana: cây kiếm này cực kì sắc, nó là một lưỡi saber nặng hơn bt, cầm cả hai tay. Katana chém là chủ yếu, chứ chỉ có vài động tác đâm cơ bản. Nhưng vì rất sắc nên không ai dùng katana đỡ (parry) choang choang như trong phim, chủ yếu là deflect (đỡ bằng cạnh kiếm cho lưỡi dao trượt đi chứ ko parry 100% lực tác động). Một số trường phái phát triển kĩ năng đỡ bằng sống kiếm do sống kiếm khá chắc chắn, nhưng đa số katana combat tránh đòn là chính.

    Chất lượng thép của Nhật khá thấp nhưng chất lượng lưỡi kiếm lại cực kì tốt một phần nhờ kĩ thuật gấp nhiều lớp thép để thay đổi tỉ lệ vật liệu/nhiệt độ nung khi tạo tác. Nhưng chính vì điều này nên Katana đã gãy là coi như khỏi sửa, chỉ có vứt đi.

    3. Katana sắc thật, nhưng bảo nó chém xuyên giáp như trong anime/manga là ... bố láo. Lại còn bổ đôi cả mũ giáp nữa chứ. Giáp của samurai trông thế thôi nhưng rất chắc chắn, có thể khẳng định cầm katana chém không bao giờ đứt, nhất là giai đoạn sau khi samurai bắt đầu mặc thêm chain mail ở dưới lớp giáp đầu tiên. Kĩ thuật combat trên chiến trường bao gồm cầm yari chọc từ xa, hoặc cận chiến vật nhau rồi lôi dao ra chọc tiết. Khỏi chém, vì chém cũng chỉ trúng giáp.
     
  15. phamtuanduy212

    phamtuanduy212 Persian Prince Knight Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/10/08
    Bài viết:
    3,545
    ^
    Đúng là kiếm thuật Nhật Bản chả ai đi bổ với cả chém như chém chuối thế, kể cả là kiếm có đủ đô đi chăng nữa. Mình xem trên Youtube thấy mấy ông dạy kiếm thuật nói katana dùng để "cắt", chứ ko phải "bổ". Đầu tiên là đưa sống kiếm lên đỡ, rồi vung kiếm kề sát cổ đối thủ, rạch một đường là xong chứ ko phải như trong phim cứ chặt với chém như đúng rồi :))
     
  16. huydaybn3000

    huydaybn3000 Mega Man ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/3/07
    Bài viết:
    3,181
    Nơi ở:
    Hà Nội
    High school of the boobs :|.Bộ truyện đấy có mỗi cây kiếm,còn đâu súng đạn đầy mình bắn Zombie :-x.

    Btw,ai làm một mạch về vũ khí đi nhỉ :D.Thấy có mỗi kiếm,còn trường giáo,giáo có cái lưỡi đao cong cong,và kị cung nhật nữa :D,nghe nói kị cụng nhật khủng phết :-?.
     
  17. Tiger-tank

    Tiger-tank シェンムー Ryo Hazuki

    Tham gia ngày:
    17/8/09
    Bài viết:
    9,837
    Nơi ở:
    tp Hồ Chí Min
    Giáo - Yari :


    Nguồn gốc :

    Ngọn giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thần thoại Nhật Bản: Quốc đảo Nhật Bản lưu truyền được tạo ra bởi giọt nước muối rơi xuống từ đầu ngọn giáo. Ngọn giáo là loại vũ khí nguyên thủy đầu tiên được mang từ đại lục châu á, những ngọn giáo thời kì này thường chưa phù hợp với người Nhật và được người Nhật cải tiến thiêt kế lại khi công nghệ chế tạo vũ khí tại Nhật phát triển hơn


    Sự tin dùng và phổ biến :

    ngọn giáo ngày càng rẻ hơn trong sản xuất và tốn ít chi phí huần luyện cho binh lính sử dụng hơn là các loại vũ khí trên chiến trường khác, nó được trang bị chủ yếu cho binh lính nghĩa vụ (ashigaru) trong đội hình chính và được phối hợp sử dụng trong đội hình súng trường cầm tay theo quy chuẩn quân đội Nhật Bản trung cổ. Sự phổ biến của Yari tăng lên nhanh chóng và gần như ngay tức thì vào thế kỉ 13 sau 1 loạt các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ với đội hình kị binh hạng nhẹ là chính. Thời kì này những binh lính đánh trường giáo yari đc sử dụng với số lượng vô cúng lớn.

    Người Nhật sau cùng đã thiết kế lại mũi giáo với rất nhiều hình dạng khác nhau cùng độ dài ngắn đa dạng để phù hợp với từng binh chủng, có thể chống trả cả bộ binh lẫn kị binh kèm theo khả năng chém từ xa tốt như là cách sử dụng thứ 2 bên cạnh đâm. sau đây là 1 số loại Yari:

    [​IMG]

    Nói vậy chứ cầm katana " hàng thật " 1 nhát chém là bay tay đấy , các samurai toàn giết người trong 1 chiêu kiếm thôi . mà ashigaru ko có giáp nên xài katana được
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/3/11
  18. Kronpas1997

    Kronpas1997 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/02
    Bài viết:
    30,801
    Bushido, "võ sĩ đạo" gốc là "thương và cung" chứ không phải kiếm như cách hiểu phổ biến của phương tây (tất nhiên có việt nam )hiện nay. Cung là biểu tượng của giới võ sĩ từ thời heian sang gempei, sau đó chuyển dần sang cây thương vào Sengoku. Về cơ bản, samurai của thời trước Sengoku là armored horse archer tức là kị cung. Cung của samurai cũng khá đặc biệt vì bất đối xứng. Đến hết thời Sengoku thì cung đã biến mất gần như hoàn toàn, và bị súng thế chỗ.

    Trường giáo thì là yari thôi. Giáo có lưỡi đao cong là naginata.

    Đến giờ về rồi, lúc nào rỗi sẽ tóm tắt lại cho, mình có 1 ít tài liệu về phát triển vũ khí samurai pre-sengoku.
     
  19. RaiRenJin

    RaiRenJin Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/06
    Bài viết:
    884
    Nơi ở:
    Thập Nhị Chi Thiên!
    Thì ra là vậy.

    Bác không nói thì mình cũng không biết vụ "thương và cung" đâu.

    Trước giờ nhắc đến vó sí đạo người ta đều nghĩ ngay đến kiếm. Nó gắn liền như xương với thịt trong suy nghĩ mỗi người rồi....

    Hóa ra chỉ là do ảnh hưởng của vụ cấm mang vũ khí hồi edo, mà từ đó Katana mới trở thành biểu tượng cho Bushido thay cho Yari và Yumi hở?.....
     
  20. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    do con khỉ đầu trọc Toyotomi gây ra chứ thằng nào nữa
     

Chia sẻ trang này