Khác chứ, vì ông kết luận nó là kiếm chém, tức sai tên gọi và công dụng cuả nó khi được làm ra. Trong khi ông nhìn lưỡi thì bảo nó đâm hạn chế và lưỡi thích hợp chém hơn Chém kẻ không giáp thì đến dao còn chém được thì nói gì katana.
Các technique chính của katana xoay quanh chém chứ không phải đâm, kết luận thì phải kết luận dựa trên công dụng phổ biến của nó chứ tên là thứ định hình từ hàng thế kỉ trước. Kiếm chuyên đâm là loại như rapier, lưỡi mảnh và THẲNG để dễ điều khiển mục tieu kìa. Đến thời katana thịnh hành, là thời edo thì lại không còn big battle, chủ yếu dùng chém vào thịt cắt xuyên xương. Đang dở việc ko search được, đợi lúc nào rỗi bới lại cái link phân tích cách dùng katana, surf web trên cơ quan nên ko có ở đây.
Tôi ko muốn và ko cần thiết phải bàn luận về nguồn gốc của nó là chém hay đâm, hiện tại cậu thấy nó đâm nhiều hay chém nhiều. Tôi ko nói là chém vào giáp, thời này chả ai mặc giáp ra ngoài đường. Tôi vẫn ko nghĩ là cong lợi cho đâm. Mũi Katana nhọn nên đâm tốt, ok. Nhưng cong đâm tốt á? Mà cậu nói đó nhé, dao để chém, các cụ đều nói thế. Vậy sao dao cong mà ng ta ko dùng để đâm? Trong khi theo cậu thì cong đâm lợi hơn?
Nhìn lại cây katana dùm ạ. Katana nửa đầu mới cong nhưng cũng chả ít cong hơn tachi hay simitar khá nhiều, trong khi nửa sau nó thẳng nên mới nói katana được làm ra để đâm là chính. Nếu không cứ tachi mà xài, cần gì cắt ngắn, bớt cong để thành katana trong nửa cuối thời Sengoku làm gì? Thế giờ không mặc giáp, tôi lấy longsword của Tây dùng chặt chém rồi nó có thành vũ khí chuyên chém không?
thì giờ đâm nó vào, xuyên rồi, đẩy 1 cái nữa là cái phần cong nó cứa 1 mảng to hơn là cái kiếm chỉ mũi thẳng => lợi đâm
Phần cong nhỏ đó để mở rộng vết thương phỏng ạ nên mới nửa thằng nửa cong. Vết thương bị mở rộng càng dễ đâm sâu hơn hoặc rút ra chứ không bị mút vào, nên katana không cần rãnh thoát máu là vậy đấy trong khi các kiếm khác đều cần có rãnh thoát máu không thì đâm rồi là dính luôn. Như đao Việt đây, cũng lưỡi cong đấy, nhưng chỉ 1/3 cong và không cong bằng katana nên có thêm rãnh thoát máu Nếu không như lưỡi lê lắp mẹ luôn con dao cho rồi cần chi làm 3 ngạnh cho rườm rà.
Ra là thế, nãy giờ mới có giải thích hợp lí. Ra là cấu tạo nó như thế. Tôi ko phải ko có lí lẽ, vấn đề là có ai chịu nói đúng vấn đề để tôi hiểu không thôi. Nhưng tôi nghĩ ng ta làm thế để vết thương cho địch thủ nặng thêm chứ ko có nghĩa là nó lợi đâm hơn thẳng. Tuy rằng thắng sát thương nhẹ hơn, nhưng đúng kí thuật sẽ nhanh hơn. Cái này tùy mục đích sử dụng thôi. Nếu như fecing đâm vào cổ thì chả cần thiết phải làm cho vết thương rộng ra.
Đọc bài trên dùm, Cho nên hầu hết kiếm thẳng hay dao chiến đều phải có rãnh thoát máu là vậy nếu không lưỡi kiếm/dao sẽ bị dính cứng ngắt như bị mút vậy vì không có chỗ cho máu thoát ra. và thêm dưới này http://ejmas.com/tin/tinart_friday_0903.html
^ ^ Cậu thêm rãnh thoát máu thì tôi lại cang mù mờ Giải thích bất cứ vấn đề gì cũng còn tùy kiến thức ng đc giải thích, vì ko phải thuật ngữ nào tôi cũng biết.
Nhìn đao Việt ấy, một rãnh dài nằm dọc thân là rãnh thoát máu đấy, khi đâm vào máu sẽ theo rãnh thoát ra ngoài, giảm áp lực khiến không mút lưỡi kiếm/dao để dễ đâm và rút. katana vì thiết kế cong cong nên làm toát miệng, do đó không cần rãnh thoát máu làm gì . Nó đây, cái rãnh ấy không phải để trang trí đâu.
tôi thấy vẫn có vài thanh Katana có cái rãnh ý trên lớp tôi tập có ông thì kiếm có rãnh, có ông thì kiếm ko có. Ban đầu tưởng cho đẹp chớ
"Lợi đâm" là khái niệm cực kì mù mờ, vì bất cứ vũ khí nào có lưỡi đều "lợi đâm" nếu giải thích cho cách này. Katana KHÔNG phải là vũ khí chủ đâm, không bao giờ và chưa bao giờ. Những bài học về kenjutsu đầu tiên sẽ dạy cách vào thế, cách cầm thanh kiếm trên tay và cách chém. Các bài tập nhập môn đầu tiên là làm chủ các thế chém cơ bản, hầu như ko cóchọc kiếm. Nếu lười đọc, có thể để ý điều này qua truyện tranh về kendo khi kĩ thuật chọc kiếm chỉ dành cho môn sinh trung-cao cấp. (chú ý kenjutsu/kendo, kendo là thể hẹp hơn của kenjutsu dùng rèn luyện tâm-thể). Nếu muốn đọc, có thể bắt đầu từ "book of five rings" của Musashi, quyển này có đề cập một chút đến kĩ thuật dùng katana. Nhưng kenjutsu training với katana không phổ biến ở bên ngoài nước Nhật nên khá khó tìm sách tiếng Anh dễ tra cứu. Search Net chủ yếu ra các lớp iaido, là hình thức rèn luyện sử dụng katana nhưng không thực chiến, có thể dùng nó để tham khảo. Các kĩ thuật cơ bản mà môn sinh iaido nào cũng phải học khi bắt đầu là kiritsuke - các thế chém, gồm kesa-giri, kiri-otoshi, kasume giri, nuki-uchi, osi-giri etc. Trong 10 thế chỉ có 1 thế tsuki - nghĩa là "chọc". Hà Nội/HCM đều có các lớp kendo, đến đấy hỏi trực tiếp sensei là biết liền người NHẬT quan niệm thế nào về cách dùng katana. Hoặc hỏi người đã học qua sơ cấp cũng được, không cần đến hỏi sensei. Thanh katana là kiếm chém cũng thể hiện qua quá trình tạo tác thanh kiếm đến mài kiếm ritualistically. Không ai làm một thanh kiếm đâm mà lại dày công đến vậy. Kiếm chủ đâm nổi tiếng nhất là cây rapier - toàn bộ cách sử dụng rapier đều xoanh quanh đâm. Tại sao lý luận katana chủ đâm mà không thấy nó có chút gì giống rapier từ vũ khí đến cách dùng vũ khí đó? Khác biệt lớn nhất của thanh katana so với rapier: katana khá nặng, rất hiếm người cầm đựoc một tay. Kiếm đâm mà lại phải cầm hai tay thì đâm cái nỗi gì? Còn đâu reach và flexibility? Các thế đâm của katana chủ yếu phát triển từ một cú chém, sau đó thuận đà vung một tay tăng tầm với để đâm vào cổ họng/ngực đối phương. Nói tsuki là kĩ thuật quan trọng, thậm chí là cao cấp hoàn toàn đúng, nhưng nói thanh katana sinh ra chỉ để đâm thì quá sức vô duyên. Tôi thấy cậu panzer cũng là người có lý lẽ, không hiểu tại sao lần này lại cha cố bảo vệ nó. Cậu cũng có nick bên twcenter thì phải, qua đó vào historical research hỏi xem "katana is a primary cutting weapon, yay or nay?" xem nhận được câu trả lời thế nào.
Lê lá lúa 3 ngạnh chỉ có Liên Xô dùng chứ các nước khác dùng lê kiếm rồi lê dao găm từ lâu. Kĩ thuật chém tưởng không còn được dùng trong kendo vì quá nguy hiểm (ngay cả với kiếm gỗ) mà.
Rapier qua các thời kỳ đều cho thấy lưỡi dài trung bình 90cm đến 1m, nặng trung bình 1kg. http://www.sword.cz/rapiers.htm Katana thời cuối Sengoku lưỡi dài 75cm, nặng khoảng 1,4kg; thời Edo dài 60cm, nặng khoảng 1~1,1kg. Chưa kể tác động của cánh tay đòn giữa phần lưỡi và tay cầm của katana, rapier. Nên không thể nói lưỡi katana khá nặng mà khó đâm trong khi rapier thì dễ dàng.
1m - 1kg và 60cm - 1,1kg, khác biệt quá lớn. Đòn đánh tiêu chuẩn của Rapier là chọc-vẩy, đòn tiêu chuẩn của katana là chém-chọc. Đấy là còn chưa nói cây rapier phải tính thêm cánh tay đưa ra phía trước khi ra đòn, vốn là đặc trưng khi sử dụng loại vũ khí này, trong khi katana vốn cầm 2 tay không thể vươn xa bằng. Rapier cũng có nhiều loại, Vn gọi là "kiếm lá lúa" chứ thực ra lưỡi của rapier ko bé + mảnh như lá liễu như đấu kiếm thể thao hiện đại đâu. Lưỡi mảnh quá không dùng thực chiến được mà chỉ dùng duel.
Cụ thể 1m-1kg, 60cm-1,1kg thì khác biệt lớn về tác động lực lên cổ tay như thế nào? Chẳng phải cùng một khối lượng nhưng cánh tay đòn càng dài thì bên còn lại càng chịu lực tác dụng lớn hơn à? Kỹ thuật armoured fencing của bọn Nhật cầm kiếm bằng 1 tay đấy, kỹ thuật đó được ghi lại là cầm kiếm bằng một tay, tay còn lại ở tư thế giữa thăng bằng, chân dạng ra và dùng tốc độ di chuyển tránh né đòn của đối phương và phản đòn bằng đâm vào chỗ không có giáp. Vì suốt thời Edo đâu còn giáp nên kỹ thuật này mai một, chỉ còn kiểu cầm 2 tay. Mô tả sống động hơn là thế này http://www.mangafox.com/manga/sengoku/v01/c004/6.html http://www.mangafox.com/manga/sengoku/v01/c004/7.html