biết đâu theo Phật giáo lại là tiến bộ nhất quả đất, tiến bộ hơn cẩ đông lẫn tây? còn theo ý kiến chủ quan thì là chắc chắn chứ chả phải biết đâu
Nổi tiếng nhất thì là cuốn này rồi. Dày nhưng dễ đọc dễ hiểu, hơi lặp lại một chút. Địa chính trị thì đọc cuốn này cũng được. Cái phần dự đoán thì đọc cho vui, nhưng mấy cái phân tích, lịch sử cũng hay. Thế giới 100 năm sau- George Friedman http://www.tuanvietnam.net/2010-06-23-mot-tram-nam-toi
Có lẽ là do tập quán của gia đình Phương Tây, con cái đủ tuổi ly khai hẳn khỏi gia đình, thậm chí mấy chục năm mới về thăm bố mẹ Do đó bọn nó phát triển hàng hải Chứ như châu Á, tự dưng có công ty nước ngoài mời làm việc ở nước ngoài thì còn phải bàn bạc với gia đình chán chê
Mình đọc cuốn này lâu quá rồi, cho nên ko nhớ cụ thể chi tiết có phải trong cuốn này ko? Nhưng sự khác biệt giữa Âu - Á xuất phát từ khoảng TK15-16, thời kỳ đế chế Mông Cổ nói riêng (và văn hóa du mục nói chung) mạnh mẽ nhất: Cho tới TK15-16 châu Á (điển hình là Trung Quốc) vẫn phát triển vượt xa châu Âu về mọi mặt, bao gồm cả công nghệ: thuốc súng, đóng tàu, toán học, kỹ thuật xây dựng, ... tuy nhiên TQ phải từ bỏ việc khám phá hàng hải để toàn lực tập trung đối phó với dân du mục thảo nguyên trước khi phát hiện ra châu Mỹ (đặc biệt là mỏ bạc với trữ lượng khổng lồ tại Mexico, đơn vị tiền tệ chính của TQ). Nếu xét về địa lý, châu Âu may mắn hơn châu Á rất nhiều khi phải đối phó với dân du mục với 02 nguyên nhân chính: Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên với dãy núi Urai và Caucasus đã ngăn trở sự di chuyển phần lớn của dân du mục, tuy vẫn phải chịu sự xâm lược của dân du mục nhưng vẫn nhẹ nhàng hơn TQ rất nhiều, Vạn Lý Trường Thành dù sao vẫn chỉ là bức tường nhân tạo, ko thể so với 02 rặng núi được. Thứ hai, Châu Âu không phải là một "lòng chảo" đồng bằng phì nhiều màu mỡ với nhiều con sông, thích hợp cho cả tập quyền và ... vó ngựa như Trung Quốc; nó bao gồm nhiều rặng núi nhỏ đan xen, đầm lầy và rừng nguyên sinh, thích hợp cho hình thức thống trị lãnh chúa (Feudal). Đặc tính của xã hội thời trung cổ tại Châu Âu cũng tạo ra phong trào các lãnh chúa xây dựng các lâu đài san sát (khởi nguồn từ Anh để chống lại dân Vikings), khiến chiến thuật của Mông Cổ mất đi rất nhiều hiệu lực: tuy đã thắng rất oanh liệt trước các thế lực châu Âu tại Hungary và Trung Đông, bước tiến của đại quân Mông Cổ rất chậm cho tới khi phải rút về để dự lễ lên ngôi của Đại Hãn mới.
Phương Tây giáo dục tính tự lập cũng như tư tưởng khám phá, chinh phục cao. Đó là lý do xuất hiện những nhà phát kiến vĩ đại. Phương Đông thì nặng cái tư tưởng ôm cưng con cái, dạy nó cái thói ý lại, đeo bám.
Ở chap nào thì mình ko nhớ cụ thể Nhưng về vấn đề văn hóa, tôn giáo, thì tác giả có trình bày ở đoạn nói về ảnh hưởng của các vĩ nhân, thiên tài với lịch sử thế giới. Việc xuất hiện những nhân vật kiệt xuất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử, theo tác giả thì khó mà khẳng định chính xác nhưng có thể xem xét tới yếu tố ngẫu nhiên. Btw, vừa search lại, thì toàn bộ những giả thuyết này dc tác giả tổng hợp vào phần LỜI KẾT: Tương lai của khoa học lịch sử loài người như 1 ngành khoa học. Phần cuối cùng đó.
nếu tên do thái đúng là dungsc thì đây http://forum.gamevn.com/threads/uoc-mo-thay-doi-the-gioi.1230622/page-2#post-26102666 box tâm sự giờ thành chỗ quảng cáo cmnr
cạo lông có nhiều tác dụng như giảm thiểu viêm nhiễm, hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn gây các bệnh về đường sinh dục, nâng cao hiệu quả vệ sinh cá nhân.
Văn hóa làng xã thời trung cổ của phương tây cũng lắm lệ làng vãi ra, đâu có kém phương đông. Ta nghĩ cái chính là ở cách nghĩ cơ, người phương đông thường bảo thủ, ngại thay đổi hơn phương tây. Còn vì sao dẫn đến điều ấy thì chưa thông. Chắc có khi là vì người dân phương đông thường có tài sản cố định như đất ruộng khác với phương tây, đất toàn thuộc về lãnh chúa và các chủ đồn điền lớn. Họ không có mỗi liên kết mạnh với nơi sinh sống như phương đông.
Do thời tiết và môi trường :) Người ta nói: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Phương Tây hơn phương Đông ở thiên thời và địa lợi.