Thêm vài điểm kết luận từ cuốn sách trên Trong "Nghệ thuật bán hàng bậc cao" - cuốn sách bán chạy mọi thời đại và được coi như "kinh thánh" về bán hàng - tác giả Zig Ziglar phân tích 5 yếu tố tạo nên "chân dung người bán hàng thực thụ". Đây là 5 điểm mà những ai đam mê nghề sales đều nên biết để tạo dựng cho mình một sự nghiệp xuất chúng, vững chắc. 1 - Coi trọng cả lý trí lẫn cảm xúc khi thuyết phục khách hàng Trong cuốn sách, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hai yếu tố lý trí và cảm xúc khi thuyết phục khách hàng. "Người bán hàng chuyên nghiệp ý thức được rằng những yếu tố mang tính logic thường tác động đến những gì mà khách hàng quan sát hay nhìn thấy được, trong khi những yếu tố mang tính cảm xúc lại có tác dụng lôi cuốn đôi tai người nghe", ông cho biết. Theo Zig Ziglar, một bài giới thiệu, trình bày chỉ mang tính logic sẽ khiến những khách hàng hiểu biết chắc chắn sẽ không mua hàng của anh ta mà tìm đến một người bán hàng khác. Trong khi đó, "một bài thuyết trình chỉ chứa đựng các yếu tố cảm xúc thì cơ hội bán được hàng là 50/50". Tác giả cho rằng "một bài thuyết trình thấu tình đạt lý chắc chắn sẽ giúp anh ta kết thúc ngày làm việc hôm đó với một thương vụ thành công và một khách hàng trung thành trong tương lai". 2 - Có niềm tin vào công việc và sản phẩm của mình Người bán hàng xuất sắc có niềm tin rõ ràng cho công việc và sản phẩm mình chào bán. Bởi trong những thương vụ mà dân sales không vững tin vào sự nghiệp anh ta theo đuổi cũng như giá trị anh ta mang đến cho khách hàng, chính khách hàng sẽ cảm nhận được sự thiếu vững vàng đó. Zig Ziglar nói về một chuyên gia bán hàng tự tin: "Anh ta tin tưởng rằng sản phẩm của mình sẽ giải quyết được vấn đề của khách hàng và thực sự quan tâm đến việc khách hàng mua sản phẩm vì chính lợi ích của họ. Sự tự tin đó mạnh mẽ đến mức khách hàng cảm thấy bị thuyết phục phần nào khi nhìn vào ánh mắt của anh ta". "Một chuyên gia bán hàng sẽ khuyến khích vợ mình dùng thử chiếc máy hút bụi mình đang bán. Một nữ nhân viên bán mỹ phẩm sẽ mời khách hàng thử trang điểm bằng bộ sản phẩm trang điểm mình đang bán". Sự tự tin của người bán hàng chính là yếu tố vô hình nhưng lại "ghi điểm" xuất sắc trong mắt khách hàng. 3 - Xây dựng mối quan hệ với khách hàng bên ngoài khuôn khổ cuộc thương lượng "Sự khác biệt giữa một chuyên gia bán hàng thực thụ và một người bán hàng bình thường hoàn toàn không phải ở khả năng bán hàng mà điểm mấu chốt là ở các yếu tố khác như niềm tin, chất lượng mối quan hệ", tác giả "Nghệ thuật bán hàng bậc cao" khẳng định. Tăng chất lượng mối quan hệ như thế nào? Zig Ziglar ghi trong cuốn sách: "Họ không phó mặc việc lắp đặt, thử nghiệm và cung cấp dịch vụ cho các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. Họ luôn duy trì quan hệ khách hàng "sau bán hàng" và đó là điều những người bán hàng trẻ tuổi muốn xây dựng sự nghiệp cần phải học hỏi". Người bán hàng xuất sắc luôn thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi người bằng cách cố vấn, chia sẻ thông tin cho khách hàng, giúp họ đơn giản hoá quá trình ra quyết định mua hàng bằng việc sẵn sàng cung cấp thêm những nguồn thông tin hữu ích khác trong trường hợp sản phẩm hay dịch vụ mà anh ta cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn hết, người bán hàng xuất sắc hiểu nhiệm vụ của mình không phải là cố gắng thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, mà là cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất. "Anh ta nắm rõ quy luật chung dành cho những người làm công việc bán hàng là "phải tìm cho ra những điều khách hàng muốn và giúp họ đạt được điều đó" và không bao giờ phá vỡ quy luật này", tác giả cho hay. 4 - Lạc quan và luôn nhìn vào khía cạnh tươi sáng của cuộc sống Tại sao yếu tố lạc quan lại quan trọng đến vậy? Bởi người bán hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và năng lượng tích cực hay tiêu cực của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thương vụ. Người bán hàng thực thụ "hiểu khách hàng của mình đã phải chịu đựng đủ mọi u ám và bất hạnh rồi, thế nên họ sẽ không chào đón bất cứ người bán hàng nào mang thêm phiền muộn cho họ nữa", Zig Ziglar lý giải trong "Nghệ thuật bán hàng bậc cao". Theo ông, một chuyên gia bán hàng biết chắc mình có khả năng điều chỉnh bầu không khí của buổi gặp mặt. Chính việc luôn hướng đến một bầu không khí hứng khởi và lạc quan nên cơ hội có được một thương vụ thành công sẽ dễ đến hơn. Sự hứng khởi và tận tuỵ sẽ được truyền đến khách hàng, thúc đẩy khách hàng hành động ngay để đáp lại sự hứng khởi đó. 5 - Luôn "sống" với công việc của mình Cuối cùng, người tầm tầm coi công việc đơn thuần là công việc, người xuất sắc yêu và "sống" với nó. Một chuyên gia bán hàng thực thụ "sống" với công việc của mình như thế nào? "Mỗi sớm khi thức dậy, anh ta nghĩ xem hôm nay mình sẽ gặp những khách hàng nào, nói với họ những gì và nói sao cho thuyết phục nhất. Và khi trở về nhà, anh ta ngẫm lại xem hôm nay mình đã làm được và chưa được điều gì", Zig Ziglar chia sẻ. Chưa dừng lại ở đó, người bán hàng chuyên nghiệp phải có và luôn duy trì "bản năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, không ngừng tìm kiếm khách hàng thông qua mối quan hệ với cả khách hàng hiện tại lẫn quá khứ, cũng như bất cứ người nào họ có mối liên hệ và không hề tính đến kết quả có bán được hàng hay không. "Đối với anh ta, mọi thông tin đều có giá trị và cơ hội gặp được khách hàng tiềm năng luôn hiện hữu ở bất kỳ đâu, trong siêu thị, câu lạc bộ, nhà hàng", Zig Ziglar nói. Ngoài ra, một chuyên gia bán hàng luôn có ý thức xây dựng thư viện lưu trữ thông tin về công việc bán hàng, quy trình bán hàng và về khách hàng, đồng thời không ngừng bổ sung thông tin để thư viện của mình thêm phong phú. Tình yêu nghề còn giúp nhà bán hàng xuất sắc không ngừng học hỏi để trau dồi năng lực, để những hành động có ý thức liên quan đến công việc "dần dần trở thành bản năng". Đây hẳn là lợi thế và điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa người làm việc tầm tầm với người xuất chúng trong tất cả mọi lĩnh vực, chứ không riêng gì bán hàng.
mấy nay đang gò bản thân vô thói quen đọc sách trở lại, sau 1 thời gian dài bỏ bê đang đọc dở 2 cuốn này: sẵn hỏi các bác tìm sách tiếng việt ebook ở đâu ?? Mua cũng được, để truyện fiction này nọ đọc tiếng việt cho dễ cảm
^ google: tên sách + định dạng (pdf, prc, epub) thường là những quyển nổi đều có cả. dạng mua thì có vài ứng dụng như waka hoặc dùng bibox thì nó có kho sách TV. nói chung thì trừ những quyển quá hiếm (sách cũ, sách chuyên ngành...) hoặc sách giấy vừa phát hình thì search gg đều ra hết.
Cuộc đời là cuốn sách tuyệt vời nhất. Thân chúng ta là cuốn sách tuyệt vời nhất. Tâm chúng ta là cuốn sách tuyệt vời nhất. Những hiểu biết sâu sắc nhất chỉ có thể thu được từ chính cuộc đời. Bạn hãy tự hỏi bản thân mình mỗi ngày: Ngày hôm nay tôi có thu được thêm chút hiểu biết hay trí tuệ gì không? Một ngày trôi qua mà không có thêm được chút trí tuệ nào, chỉ ngập trong ăn, uống, khóc, cười là một ngày mất mát, một ngày uổng phí. Những ngày như thế chẳng mang lại sự khác biệt nào cho bạn, ngoại trừ rằng nó đưa bạn đến gần cái chết thêm một ngày nữa. Thiền sư Sayadaw U Jotika Xem online: https://sutamphap.com/cuoc-doi-la-mot-truong-hoc-ts-sayadaw-u-jotika/
mới đọc xong cuốn này, thấy khá hay với mở mang kiến thức cực nhiều.nó giải thích khá cặn kẽ về xh học của loài người qua từng thời đại,từ tôn giáo văn hoá ,... đọc ta cũng hiểu thêm về nguyên nhân của vụ BLM gần đây nữa review kỹ hơn thì có bé này đã review rồi
Từ hồi biết cái google play books đọc đồng bộ phê vl các thầy ạ . Đọc online ghi chú đồng bộ ngon, quẳng sách hay pdf chơi được tuốt
Có câu này mình rất khoái, chả nhớ đọc ở đâu nữa, chia sẻ với mọi người: "Đọc sách lâu ngày, diện mạo cũng tự nhiên thay đổi. Nhiều khi thấy mình chẳng còn nhớ là đã đọc gì, tưởng đâu sách vở qua đầu đã như khói sương qua mắt. Thật ra chúng vẫn tồn tại bên trong bạn, dung hòa vào thần thái, tâm hồn, vào nói năng cử chỉ. Dĩ nhiên, cũng toát ra qua phong cách sống và ngôn từ của bạn nữa." . Ngày xưa thì ham đọc lăm, nhưng khoảng 2, 3 năm trở lại đây 1 năm mình không đọc nổi 1 quyển sách nữa, nhưng vẫn thích sưu tập, lâu lâu lên tiki nhặt 1 vài quyển, có thể coi như kho báu để dành .
mình thấy khá đúng đấy chứ, ít ra là bản thân & ông sếp cũ ngày xưa cũng nói thế. Đọc nhiều sách ko phải để nhớ hết các chi tiết trong từng cuốn mà mình sẽ thấy các ý nào được lặp đi lặp lại thì đó mới chính là cái quan trọng
Tôi không còn đọc sách self-help nữa Có một thời tôi rất hay đọc sách self-help, những sách kiểu như Đắc nhân tâm, bảy thói quen của người thành công, tuần làm việc bốn ngày v.v. Tôi tự xem mình là kẻ biết chọn lọc, nên tôi lựa sách khá kĩ. Cho đến một ngày tôi nhận ra mình không cần đọc nữa, vì triết lý để thành công và hạnh phúc quanh quẩn cũng chỉ có vài ý. Vấn đề là làm được chúng là chuyện rất khó. Các nguyên tắc sống thường gặp trong sách self-help. Một: Chịu trách nhiệm cho số phận của mình Lúc nhỏ không ai kêu bạn học, bạn học theo bạn bè chơi sa đọa, vì cái trường nhà bạn cho bạn vào học nó chỉ có những thành phần như thế. Đó không phải lỗi của bạn, bạn không thể kiểm soát môi trường mình lớn lên. Những sai lầm đó, tính cách đó có thể theo bạn đến hết đời. Lời khuyên số 1 của phần lớn sách self-help: chịu trách nhiệm cho bản thân. Bạn quyết định sáng có tập thể dục không, chiều có đi gặp thêm khách hay không. Trưa bạn ngủ trưa hay ra ngoài giao lưu tìm người yêu. Nói dễ, làm khó. Đến năm 40 tuổi bạn mới thấy tầm quan trọng của việc học, nhưng để vác xác ra lớp học chẳng dễ dàng gì. Nhưng đó là lựa chọn của bạn, bạn tiếp tục sống dưới sự kiểm soát của quá khứ hay bạn làm mới mình? Hai: Có nhiều cơ hội ở ngoài kia hơn bạn nghĩ. Tiền như lá rụng mùa thu, ngoài biển còn nhiều cá, không có con/thằng này, còn có con/thằng khác. Đại loại là, khi bạn chú tâm vào một cơ hội nào đó, bạn chỉ nhìn thấy nó và không thấy gì khác. Chính tầm nhìn thiển cận này khiến chúng ta không nhìn thấy những tiềm năng chung quanh. Chẳng qua khi vừa bị crush từ chối, bị người yêu lâu nắm bỏ thì khó mà nghĩ đến chuyện còn có ai khác cho cuộc đời mình. Nhưng điều số 2 này là sự thật. Nó là một liều thuốc không đắng nhưng chúng ta hay quên uống. Ba: Sống đơn giản, đời thanh thản Các sách self-help về tài chính hầu như luôn có ý này. Xài ít lại, dùng tiền thông minh, tái đầu tư, đừng chạy theo thời trang, iPhone mới. Có tiền + chi tiêu ít thì bạn sẽ về hưu được sớm, lúc đó bạn có thể làm thứ mình thích (ngoại trừ tiêu tiền vô tội vạ). Điều họ ít nói đến là để sống tiết kiệm cần có sự kiên trì và kỉ luật, giống như cai thuốc, chúng ta có thể tái nghiện bất cứ lúc nào. Bốn: Không quan tâm người khác nghĩ gì về mình. Dễ hiểu, không cần giải thích, tại sao nó khó cũng không cần phải giải thích luôn, hầu như là không thể làm được 100%. Năm: Giúp đỡ người khác Hầu như ai cũng tự hiểu điều này ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Hạnh phúc từ việc thiện nguyện luôn đi theo suốt cuộc đời chúng ta. Sáu: Chia nhỏ mục tiêu ra, thưởng cho mình ở mỗi cột mốc để hình thành thói quen Đừng lao vào làm là muốn lên giám đốc, hãy đặt mục tiêu sau 1 tuần sẽ bắt đầu cái gì, 3 tháng sẽ học được cái gì, 6 tháng sẽ làm được cái gì. Chia càng nhỏ càng tốt, khi đó ta thấy mình đang tiến dần lên từng ngày, kèm theo phần thưởng để khích lệ bản thân. Dần dà phát triển bản thân sẽ trở thành thói quen khó bỏ. Bảy: Biết sứ mệnh cuộc đời mình là gì – một lời khuyên hữu ích và vô dụng nhất trên đời. Vâng, chắc ai cũng biết là sống không có mục tiêu rất là chán. Nhưng tìm ra mục tiêu là việc có thể mất cả đời. Điều đáng sợ là tất cả những người khuyên bạn điều này luôn là những người đã có mục tiêu, đã có sứ mệnh. Bạn sẽ cảm thấy mình thật tệ hại, cả mình muốn gì cũng không biết. Có thể nói đây là lời khuyên khiến nhiều người trầm cảm nhất tôi từng thấy. Theo quan điểm của tôi, bạn hãy làm trước, thử trước, rồi sứ mệnh, đam mê sẽ từ đó mà xuất hiện. Tám: Đi theo hành trình và thời gian của riêng mình. Đừng so sánh. Giống như là phản hồi cho điều 7, điều 8 này cho phép chúng ta chậm trễ hơn người khác. Đáng tiếc là sống là không so sánh là chuyện hơi phi khả thi, không mấy ai làm được. Kết: Đó, đây là 8 điều đúc kết từ rất nhiều sách self-help. Chẳng có gì mới hay thú vị. Chỉ là những lời khuyên chúng ta đã biết từ lâu, nhưng năm nào cũng có những quyển sách mới lặp lại những điều này với câu từ khác. Có lẽ điều duy nhất sách self-help giúp ích chúng ta là, mỗi quyển có một văn phong, một câu chuyện khác, và mỗi người sẽ cảm quyển này nhiều hơn quyển khác. Và từ đó, họ có động lực để làm theo. Thép.
2 cuốn sách đầu tiên đọc là đắc nhân tâm và dạy con làm giàu. Đắc nhân tâm thiệt tình là giờ k nhớ được gì trong đó luôn. Còn dạy con làm giàu thì đọc được mấy chương thì bỏ vì thấy những trường hợp nó viết ra không thực tế. Từ đó chuyển qua đọc truyện văn học luôn.
Đang đọc bộ Thần Thoại Hy Lạp của lão Stephen Fry huyền thoại. Cực vui, cực friendly, dark humor đủ cả. Mỗi tội tiếng Anh. Ta đọc audio nên k có link pdf. Spoiler
Sách 'self-help' cũng đọc một vài cuốn, nhưng thấy có ích nhất là: - 48 Laws of Power: ko hẳn là self-help, nhưng giúp nhận ra thực tế phũ phàng của cuộc sống. Nhờ quyển này mình sửa được kha khá lỗi nghiêm trọng trong hành vi hàng ngày: nói ko suy nghĩ, thể hiện vượt mặt đàn anh, để bụng những chuyện vặt vãnh, .v.v.. Nhiều cái tưởng hiển nhiên ko đc phạm phải nhưng đọc mới thấy mình vẫn vô thức cư xử như vậy. Một phần lớn cuốn sách còn hướng dẫn các chiêu trò ranh ma, nhưng mình chưa/ko đủ trình áp dụng, đọc cho vui là chính . - 7 habits of highly effective people: Như bác trên nói, ý chính của quyển này là "chịu trách nhiệm cho việc mình làm", nhưng chính xác hơn là "làm chủ bản thân" và thay đổi từ bản chất bên trong chứ ko phải chiêu trò bên ngoài. Cá nhân thấy rất có ý nghĩa, vì học cách làm chủ bản thân, bắt đầu từ trong ra ngoài mình thấy đỡ đổ lỗi cho hoàn cảnh hơn, tích cực tìm giải pháp cho vấn đề hơn. Mặc dầu đời sống vật chất ko khá hơn mấy nhưng thấy mình cũng đỡ miserable hơn
nếu bác có duyên thì qua Làng Mai Thái Lan để cảm nghiệm những gì sư ông nói nhé. Mình năm ngoái đi 2 lần, thấy đã lắm.
Tôi muốn tặng các bạn một món quà bằng những lời nói của mình. Giá trị của những lời nói tốt đẹp là không thể đo lường, còn giá trị của món quà vật chất thì luôn có giới hạn. Nếu bạn tặng một món quà vật chất cho bạn bè mình thì họ có thể sử dụng nó cho đến khi rách nát hoặc hư hỏng, điều chắc chắn sẽ xảy ra trong một ngày nào đó. Nhưng lợi ích của lời nói thì không cùng. Một lời nói, một tư tưởng nhỏ bé nhất cũng sẽ được một người biết trân trọng những lời hay ý đẹp ghi nhớ và suy ngẫm nhiều lần, và rồi quan điểm và tư tưởng của người ấy sẽ dần dần thay đổi; khi anh trưởng thành lên thì cuộc đời anh cũng sẽ thay đổi ngày một tốt đẹp hơn. Nếu một tư tưởng thiết thực và lợi ích được áp dụng và thực hành trong thực tế của cuộc sống, nó sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn. Cá nhân tôi cũng đúc rút được rất nhiều tư tưởng và kiến thức từ trong sách vở và từ những suy tư về chúng, nghiền ngẫm nhiều lần và cố gắng đem ra áp dụng, nhờ vậy tôi đã đạt được những tuệ giác sâu sắc ở nhiều tầng mức khác nhau. Đó là lý do tại sao tôi thường có sự thoả mãn sâu sắc khi đọc qua, thậm chí chỉ là một hoặc hai dòng chữ thực sự có ý nghĩa. Tôi cảm thấy rất hoan hỷ và thoả mãn với những tư tưởng cao đẹp, như thể chúng là những viên đá quý Rubi nhỏ bé. Vì vậy tôi muốn dùng những lời hay ý đẹp để làm món quà tri thức mến tặng tất cả các bạn. Sayādaw U Jotika ----------------------------------------- Đọc online: https://sutamphap.com/ngoi-nha-chanh-niem/
topic toàn bát chánh đạo với phật pháp vậy có cụ nào recommend mấy quyển tâm lý học hành vi không (không self-help nhé)