Thảo luận lịch sử thế giới, chiến tranh & chính trị v.10

Thảo luận trong 'Kho lưu trữ' bắt đầu bởi aragon0510, 7/9/09.

  1. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    Hugo định thay panzer làm hentai king à 8-}
     
  2. LUKESKY

    LUKESKY C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/7/07
    Bài viết:
    1,648
  3. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,437
    Đang phấn đấu đấy.Mà chắc cũng sắp thành chính quả roài=))
     
  4. Drenthe

    Drenthe Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/9/07
    Bài viết:
    870
    Nơi ở:
    Brooklyn of H.N.
    hôm nay đọc được 1 bài rất hay bên bbp dịch từ BBC mạn phép post lên cho ae đọc

    Vấn đề Biển Đông mang tính chiến lược quốc gia vì nó là một trong những bước đầu trong công cuộc lấn chiếm thành hệ thống của Trung Quốc. Đây là một vấn nạn về quốc phòng nhưng cũng là cơ hội để củng cố quốc nội. Nó có thể trở thành chất xúc tác để đưa đến đoàn kết và bình ổn.

    Sự sát cánh này sẽ giúp cho hai bên hiểu nhau hơn, đến gần nhau hơn trong công tác nghiên cứu và bàn thảo kế hoạch, và từ đó sẽ dễ dàng hơn trong những công trình hợp tác phát triển kinh tế, giáo dục và hiện đại hóa đất nước.

    Nhưng ngược lại, vấn đề Biển Đông, ngoài bản chất là hiểm họa quốc phòng, còn thể là chất nổ dẫn đến sự chia rẽ và biến động trong nước. Các phe đối nghịch sẽ lợi dụng cơ hội này để cáo buộc chế độ là yếu hèn và "bán nước". Những luận điệu này sẽ trỡ nên trơ trẽn nếu chính phủ biết xử trí vấn đề Biển Đông một cách khéo léo và thích đáng. Ngược lại, chúng sẽ rất thuyết phục nếu như chính quyền cứ mãi im lìm và không có hành động rõ ràng.

    Trung Quốc đương nhiên không bỏ qua cơ hội này để tiến sâu hơn và hành động mạnh mẽ hơn trong quá trình "gậm nhấm" hoặc lấn áp chúng ta. Như vậy, cùng một lúc, phải đương đầu với giặc trong lẫn giặc ngoài, chính quyền có giữ nổi không?

    Vấn đề quốc tế

    Biển Đông, về bản chất, là một vấn đề không của riêng Việt Nam hay của riêng các nước trong vùng mà là một vấn đề quốc tế liên quan đến nhiều cường quốc trên thế giới. Đây là điều đáng mừng cho Việt Nam vì "ngao cò tranh nhau ngư ông hưởng lợi." Thế nhưng nếu chúng ta không khéo léo tình thế sẽ trở thành "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết." Sự khéo léo này là chiến lược sống còn của Việt Nam.

    Quan hệ quốc tế rất quan trọng. Để có được đồng minh chúng ta phải có được uy tín. Cường quốc chỉ liên minh với chúng ta khi đôi bên cùng có lợi và đôi bên tin tưởng lẫn nhau. Và khi ký kết hiệp định, chúng ta phải nghĩ đến những hoàn cảnh và điều kiện để hiệp định này có "khuynh hướng tuân thủ" ngay trong bản chất. Dĩ nhiên, đây không phải là việc dễ dàng, và việc này càng trở nên khó khăn khi quyền lợi và tự hào dân tộc bị tổn thương, hoặc thù nghịch dân tộc lên đến cực độ.

    Khi trường quốc tế là hệ thống "mạnh được yếu thua" và địa chính trị được khẳng định bằng quyền lực, mỗi quốc gia phải tự bảo vệ chính mình trước những đe doạ thôn tính xung quanh. Khái niệm "cân bằng quyền lực" cần phải được nhấn mạnh vì đây là chỗ bám víu của các nước yếu khi phải đối phó với sự đe dọa của nước lớn. "Cân bằng quyền lực" cũng quan trọng đối với các nước mạnh khi họ muốn bảo toàn thế lực khi đối mặt với những thế lực xung quanh, hoặc khi quốc gia này muốn giành thế mạnh để vươn lên qua mặt thế lực hiện thời. Theo lập luận này thì Trung Quốc đang muốn vươn lên thành một sức mạnh mới và Hoa Kỳ thì muốn bảo vệ quyền lực hiện có của mình. Vì vậy Hoa Kỳ sẽ phản ứng hành động của Trung Quốc. Gần đây, tàu thăm dò Impeccable chạm trán với tàu chiến của Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ - Trung. Tàu thăm dò của Mỹ đã chạm trán hải quân TQ trong quá khứ, và gần nhất là năm 2008, nhưng tại sao Mỹ không lên tiếng. Rõ ràng, sự thay đổi nhân sự trong Nhà Trắng cũng dẫn đến sự thay đổi về phương hướng hành động của quốc gia này.


    Quan hệ Mỹ - Trung có ảnh hưởng đến những nước nhỏ trong vùng

    Hành động của Bắc Kinh còn tùy thuộc vào công luận trong và ngoài nước. Dù Trung Quốc không phải là một nước dân chủ để người dân có thể lên tiếng một cách tự do, nhưng đất nước này cũng không thể làm ngơ công luận. Bằng chứng là nhà cầm quyền Bắc Kinh đã tìm mọi cách để phát triển kinh tế nhằm xoa dịu công luận về những bất đồng trong xã hội. Trước khi hành động đàn áp Tây Tạng, Bắc Kinh cũng tuyên truyền trên truyền hình và báo chí để được sự ủng hộ của công luận. Nhưng không chỉ có công luận trong nước là quan trọng, công luận thế giới càng quan trọng hơn vì nó gắn liền với uy tín và tiếng tăm của mỗi quốc gia. Nhất là trong khuynh hướng kinh tế toàn cầu như hiện nay, uy tín không đơn thuần là uy tín mà lợi nhuận kinh tế.

    Một quốc gia thiếu uy tín hoặc mang tiếng hung hăng sẽ mất đi sự tin tưởng cần thiết trong việc hợp tác kinh tế và mất đi những sự giúp đỡ của thế giới trong trường hợp bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hay suy sụp kinh tế. "Trả giá bằng uy tín" là điều mà các quốc gia phải cân nhắc trước khi hành động. Đương nhiên, Trung Quốc không thể làm ngơ cái giá phải trả một khi nước này, vì tranh chấp Biển Đông, phải mất đi nhiều mối quan hệ quốc tế, cũng như "mối làm ăn" và "tình bạn khi hoạn nạn" này. Nếu Bắc Kinh không quan tâm đến "giá cả của uy tín" thì chính họ tự cô lập mình và làm nhẹ đi cán cân quyền lực và ảnh hưởng của mình trên trường thế giới.

    Quan hệ quốc tế tạo ra rất nhiều sự ràng buộc cho các quốc gia từ nhiều hướng và nhiều lý do khác nhau, và đây là điều ảnh hưởng rất lớn đến sự phân tích tình hình và phương hướng hành động của họ. Các quốc gia sẽ không biết phải làm gì khi đứng trước "ma trận" với nhiều bất trắc khó lường này, vì vậy cách tốt nhất là họ đi theo bước chân người đi trước, và "bắt chước" cách giải quyết của người đi trước trong trường hợp tương tự. Khi các quốc gia "đi chơi với nhau," họ học hỏi lẫn nhau, hay nói một cách khác, quan hệ quốc tế "dạy" các quốc gia cách giao tiếp và "ảnh hưởng" cách hành xử và quyết định hành động. Lập luận này giúp chúng ta hiểu rằng sức mạnh và họng súng không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề và chúng ta có thể hy vọng có được một giải pháp hòa bình trong vấn đề Biển Đông.

    Đề nghị giải pháp

    1 - Định nghĩa lại và đóng khung lại vấn đề

    Chúng ta thường nêu lên khẩu hiệu "Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta." Khẩu hiệu này ngầm ý Hoàng Sa và Trường Sa là một vấn đề và Biển Đông không là vấn đề.

    Nhưng đã đến lúc chúng ta cần hiểu rằng Hoàng Sa và Trường Sa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, và Biển Đông không những là vấn đề mà còn rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải định nghĩa lại và đóng khung lại vấn đề. Từ một vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trở thành ba vấn đề: (1) Biển Đông, (2) Hoàng Sa và (3) Trường Sa vì Biển Đông là vấn đề quốc tế và TQ, Hoàng Sa là giữa VN và TQ, và Trường Sa là giữa TQ và năm nước trong khu vực (VN, Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân và ĐL).

    2- Phối hợp nhiều sách lược khác nhau

    Để có được quan hệ quốc tế tốt, chúng phải có đoàn kết nội bộ tốt, cộng vào sự hỗ trợ của cơ quan công quyền quốc tế, dựa trên cơ sở công pháp quốc tế sẽ dẫn đến hy vọng của Việt Nam

    3- Gìn giữ hòa bình, quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam

    Khi chúng ta nói "Trường Sa là của Việt Nam," ta tự cô lập mình và đẩy Malaysia, Philippines, Brunei, và Đài Loan về phía Trung Quốc.

    Chúng ta cần phát triển trao đổi văn hóa và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ ngàn năm nay, văn hóa Việt bị ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhưng chiều ảnh hưởng ngược lại thì dường như không có. Điều này rất bất lợi cho Việt Nam vì theo lập luận của chủ nghĩa tự do, công luận trong và ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và hành động của các quốc gia. Khi hai dân tộc không hiểu nhau, sự thù nghịch càng trở nên gay gắt. Và sự lấn áp về quân sự của Bắc Kinh càng được công luận ủng hộ.

    Bất cứ một hành động quân sự nào, thắng hay bại, cũng đều tạo ra mất mát về con người và của cải, nên người dân thường không ủng hộ chiến tranh. Nhưng nếu sự thù nghịch dân tộc lên đến đỉnh điểm, người ta sẽ không ngại mất mát và ủng hộ đến cùng. Vì vậy chúng ta phải cố gắng tạo ra sự thông cảm về văn hóa để tạo một công luận thân thiện với Việt Nam và giảm thiểu sự thù nghịch giữa Hán tộc và Việt tộc.

    Việc trao đổi văn hóa theo chiều Việt Nam sang Trung Quốc khó xảy ra trong thời phong kiến vì Trung Quốc coi thường Việt Nam là nhược tiểu. Nhưng ngày nay, khoa học hiện đại không phân biệt nước lớn hay nhỏ mà là sở học của mỗi học giả tham gia hội thảo. Tinh thần nghiên cứu khoa học không còn phụ thuộc vào dân tộc mà tính trung thực và chất lượng nghiên cứu. Vẫn có nhiều khoa học gia Trung Quốc tôn trọng sự trung thực, và đây chính là đối tượng chúng ta cần tìm và cùng tham khảo khoa học một cách chân thành. Tinh thần khoa học sẽ là chiếc cầu nối cho học giả hai bên cùng nhau trao đổi, học hỏi, và kết tình thân hữu. Đây là chất xúc tác cho một mối quan hệ thật sự tốt đẹp và lành mạnh giữa hai dân tộc Việt và Hán.

    4- Gìn giữ hòa bình và quan hệ tốt đẹp với quốc tế

    Chúng ta phải gìn giữ hòa bình và quan hệ tốt đẹp với bốn nước tranh chấp để không đơn thân độc mã đối diện với Trung Quốc. Khi chúng ta nói "Trường Sa là của Việt Nam," lập tức chúng ta tự cô lập mình và đẩy Malaysia, Philippines, Brunei, và Đài Loan về phía Trung Quốc vì chắc chắn bốn nước này không đồng ý tất cả Trường Sa là của Việt Nam.

    Tương tự như vậy, ASEAN cũng sẽ không ủng hộ Việt Nam, nếu chúng ta cứ khư khư dành tất cả Trường Sa về phần mình. Khối ASEAN rất quan ngại việc Biển Đông lọt vào tay Trung Quốc vì đây là "ao nhà" và "bến đò" của họ để đi lại và buôn bán. Thế nên chúng ta phải dựa vào sự quan ngại này để sát cánh cùng ASEAN.


    Việt Nam có thể dựa vào ASEAN trong vấn đề Biển Đông?
    Thêm vào đó Biển Đông cũng là nơi mà quyền lợi của Mỹ, Nhật và Nam Hàn bị ảnh hưởng trực tiếp, do đó chúng ta phải có quan hệ tốt đẹp với những cường quốc này. Khi họ phản ứng hành động của Trung Quốc để bảo vệ cho quyền lợi của họ, chúng ta cũng được phần lợi trong đó.

    Cuối cùng, sự gắn bó không thể thiếu giữa Campuchia, Lào và Việt Nam cần phải luôn luôn giữ gìn. Trung Quốc luôn tranh giành ảnh hưởng với hai nước này nên chúng ta không thể sao lãng. Campuchia và Lào là "hàng xóm mà cũng như vườn nhà", nếu không xanh tươi thì nhà của chúng ta sẽ không thoáng mát. Bắc Kinh mà khống chế hai nước này hoặc Biển Đông thì chúng ta không thể nào giữ yên bờ cõi được nữa. Mở rộng quan hệ với Campuchia và Lào để phát triển về kinh tế vì đây là thị trường cho Việt Nam. Bên cạnh đó, hai quốc gia này có nền văn hóa rất lâu đời và phong phú, nên sự giao thoa văn hóa với họ sẽ giúp làm giảm ảnh hưởng nặng nề từ sự xâm nhập của văn hóa Hán vào Việt Nam.

    Để kết luận, tôi xin nhắc đến câu đồng giao của ông bà ta truyền lại "Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng" và người Hán cũng có câu "Mãnh hổ nan địch quần hồ".

    Và xin nhớ rằng sức mạnh công phá dữ dội nhất của vủ khí hiện đại nằm trong phần tử bé nhỏ nhất, đó là hạt nguyên tử. Việt Nam sẽ dựa được sức mạnh của "quần hồ" và sẽ tìm được sức mạnh "nguyên tử" này. Vấn đề là Việt Nam có quyết chí hay không? "
     
  5. bhd21981

    bhd21981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    28/9/09
    Bài viết:
    59
    Đương nhiên, với những người mang dòng máu Việt sẽ ủng hộ đến cùng. Vấn đề là Đảng ta sẽ ứng xử thế nào đây ?
     
  6. Thanh Ha

    Thanh Ha C O N T R A

    Tham gia ngày:
    4/6/03
    Bài viết:
    1,819
    Bài trên chỉ sử dụng lý thuyết Hiện thực cổ điển thôi, ko giải quyết đc gì trong vấn đề này cả.
     
  7. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    a lão panzer và hugo chuyên trị hen à :">:">. Phải thỉnh giáo mí đc, chán JAV rùi
     
  8. killerinthedark

    killerinthedark The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    8/6/08
    Bài viết:
    2,067
    cái của hugo làm sao gọi là hen được em ấy mới chỉ chup tự xự thôi mà=))
     
  9. Blue_1988

    Blue_1988 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    3/8/06
    Bài viết:
    804
    Nơi ở:
    Hà Đông City:))
    Nè biết ai được giải nobel về hòa bình ko đang mong cái giải này.
    Thích Quảng Độ 3 năm liền được đề cử giải nobel về hòa bình =))
    Mấy cán bộ nhà nước đang theo dõi tin này đó nếu mà nó được giải nobel về hòa bình thì chả khác gì vả vào đảng nhà nước mình cả vì lão này lợi dụng tôn giáo chống phá nhà nước mà thế mà 3 năm liền được đề cử =)) .Chờ mãi chưa thấy thông báo nhỉ ;))
    Cướp biển Somalia lại cướp rồi lần này kinh hơn tấn công tàu hải quân Pháp :))
     
  10. chika91

    chika91 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/1/07
    Bài viết:
    3,629
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Đời thủa lộn ngược như con tôm đội s*it lên đầu rùi =))
     
  11. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    oài
    chắc ko đâu
    nếu mà có thì sẽ là:" VN cực lực phản đối ban tổ chức giải Nobel đã trao giải Nobel hòa bình cho Thích Quảng Đức. VN có đầy đủ bằng chứng pháp lý để chứng minh ông TQD là thành phần...(gì đó)"
     
  12. killerinthedark

    killerinthedark The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    8/6/08
    Bài viết:
    2,067
    có khối người gốc Việt thế này thế kia nhưng Thế giới biết mà VN ta lại không biết=))
    cụ tỉ cái giải minh bạch TG thuộc về bà gì gì người VN đấy nhưng hỏi đố ai biết;))
     
  13. hhhooo

    hhhooo Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/08
    Bài viết:
    1,464
    Nơi ở:
    hn
    Sao không biết VTV có chương trình thời sự nói về bà đấy mà ;))
     
  14. chika91

    chika91 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/1/07
    Bài viết:
    3,629
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Đến lúc ấy mới biết ;)) Chứ trước đấy thì..... =))
     
  15. Mr.YoungMan

    Mr.YoungMan Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    17/9/09
    Bài viết:
    874
    Nơi ở:
    du mục
    Ai seed tôi link cái present về WW2 với. :D
     
  16. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,668
    Nơi ở:
    vô định
    ^
    ^ giải gì thế .... .:-o
     
  17. nguyenhuuan

    nguyenhuuan Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    7/8/05
    Bài viết:
    777
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Các giải Nobel về khoa học thì còn tương đối chính xác, còn Nobel hòa bình là cái giải vớ vẩn nhất trong số ấy, nó cũng là một vũ khí tuyên truyền của các nước đế quốc thôi, chính vì chống phá Nhà nước VN nên mới được đề cử =)).
    Được đề cử giải Nobel Hòa Bình còn có cả Hitler đấy, Mussolini đấy, chắc 2 lão này cũng đóng góp được nhiều cho hòa bình thế giới lắm nhỉ =)).
     
  18. chika91

    chika91 Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/1/07
    Bài viết:
    3,629
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Cái j j mà của tổ chức minh bạch thế giới ấy, chịu chưa nghe nói đến bao giờ á
     
  19. nguyenhuuan

    nguyenhuuan Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    7/8/05
    Bài viết:
    777
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Lol, cái bà được giải này nếu không nhầm thì đọc báo từ lâu lắm rồi, thời nguyên thủy chứ còn chưa có phái cổ mộ đâu. Báo chí "lề phải" cũng đăng đầy ra, thằng nào chưa nghe qua là không quan tâm hay lười đọc báo thôi, chứ mấy ông dùng cái này để nói nhà nước bưng bít thông tin thì bó chiếu.
     
  20. killerinthedark

    killerinthedark The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    8/6/08
    Bài viết:
    2,067
    nói về cái tệ quan liêu thì đúng hơn là cái bưng bít vì nếu ko có quan liêu nhiều thì cũng chảng sinh ra cái giải để trao cho bà ấy còn lười đọc báo hay ko thì tùy
     

Chia sẻ trang này