Thảo luận lịch sử thế giới, chiến tranh & chính trị v.5

Thảo luận trong 'Kho lưu trữ' bắt đầu bởi Blue_1988, 4/9/08.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Myzukage

    Myzukage Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/7/08
    Bài viết:
    344
    Nơi ở:
    Nirvana
    TQ đô hộ ta trong 1000 năm còn chẳng ăn thua tai sao Đại Việt chỉ vài trăm năm đã xóa sổ ngon lành Champa và sáp nhập thành công, các bác giải thích giùm em? Cả 2 bên đều có trò tàn sát người bản địa, di dân nhưng sao 1 bên được 1 bên ko ?
     
  2. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Nguyên nhân chủ yếu là biết áp dụng kỹ thuật, nhất là hỏa khí, dù xung đột ở thế cân bằng cả ngàn năm giữ Champa và Đại Việt, nhưng người Cham đã coi thường địch thủ nên dù biết có hỏa khí trên đời nhưng vẫn dùng vũ khí giáo mác, còn quân đội Đại Việt sản xuất và sử dụng thành thục hỏa khí khiến thế cân bằng bị phá vỡ chỉ trong vài năm (năm 1470 Cham còn huy động gần trăm ngàn quân xâm lược Đại Việt mà năm sau bị sụp đổ hoàn toàn), kết quả 4/5 lãnh thổ của Champa bị sát nhập, đương nhiên chắc phải bị cống nạp nặng nề để kiềm sự phát triển của phần lãnh thổ còn lại.

    Trong link BBC tui đưa bị hỏng có bản tiếng Anh :|. Để tui đưa lại link dịch tóm tắc của BBC và link down bảng tiếng Anh ở trang khác:
    http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=58312
     
  3. clonegamevn08

    clonegamevn08 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    87
    Bác giải thích thế nó méo mó quá. Thật đấy! Cho dù bị "nướng" trầm trọng, triều cống nặng nề hàng năm thì tính chất của việc VN bị TQ đánh bại rồi đô hộ với chẳng việc VN đánh bại Chămpa vẫn giống nhau.
    Cái khác quan trọng nhất nằm ở chỗ cơ cấu hạ tầng mà thôi. Với người Trung Quốc, họ đưa ra các quan đến làm quan cấp huyện, 1 huyện bằng vài tỉnh của ta bây giờ, khá xa rời dân. Các làng xã cấp dưới đều được giữ nguyên, khác chăng là triều cống và làm 1 số nghĩa vụ công ích lặt vặt, khi nào quá lắm thì mới nổi dậy.
    VN và Chămpa nó nảy sinh trong 1 thời kỳ khác. Khi đó dân số VN tăng nhanh, trong vòng vài thế kỷ mà tăng đến 5 triệu người, nhu cầu đất đai cần tăng mạnh. Chính vì thế mà song song với các chiến thắng quân sự là những đợt di dân lớn.
    Người Việt di dân đến đâu thì người Chăm bỏ đi đến đấy, không có khái niệm giữ làng, giữ đất, giữ nước, để rồi cuối cùng bị suy yếu và tự sụp đổ.
    Đó là sự suy sụp từ dưới lên. Chiến thắng quân sự tuy mạnh mẽ, vang dội nhưng cùng lắm làm người ta thiệt hại 20-30 năm là cùng, còn để tự mất nước là nghiêm trọng nhất.
     
  4. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Nhưng để di dân thì phải có chiến thắng quân sự. Trước đó có chiến thắng nào mà có thể sát nhập được 4/5 lãnh thổ của toàn Champa không, có cuộc xâm lược nào khiến dân Champa bị tàn sát nhiều, các thành thị Champa bị san bằng như năm 1471 không?. Đồng thời các cuộc di dân của người Việt, ông tưởng di dân trong hòa bình à, di dân đến đâu là lính Việt đẩy dân Champa đi chỗ khác đấy. Đừng bảo là do dân Champa không có khái niệm giữ làng, giữ nước nhé. Liên tiếp 2 năm 1068 và 1069 bị quân Việt tàn phá thủ đô Champa và bị chia cắt nhưng lại giành được độc lập và thống nhất vào năm 1084, những năm 1190 bị sát nhập vào Khmer nhưng 30 năm sau giành lại được độc lập, cuối thế kỷ 13 thực hiện chiến tranh du kích khiến quân Mổng Cổ không đạt được mục đích, liên tục các năm 1400~1403 bị Đại Việt xâm lược liên miên có khi phải nhượng đất xong sau đó lấy lại toàn bộ và đẩy lùi quân Việt, năm 1446 thủ đô Champa bị quân Việt chiếm nhưng một năm sau đã đẩy lùi quân Việt ra khỏi thành phố, trong khi năm 1471 không những bị chiếm mà còn bị thảm sát và bị phá hủy thủ đô thành bình địa cùng các thành thị khác là nguyên nhân chính khiến Champa sụp đổ hoàn toàn và các cuộc di dân của người Việt xuống phía nam mới thành công.

    Nếu họ không có tinh thần giữ nước, giữ làng thì họ đã không trụ vững cả ngàn năm trước các cuộc xung đột với Đại Việt và Khmer để rồi bị sụp đổ hoàn toàn do chiến tranh hủy diệt của Đại Việt. Nếu chỉ đơn thuần là chiếm đóng mà không hủy diệt rồi đưa dân di cư xuống trong ôn hòa thì chỉ vài ba chục năm sau thì không những họ hồi phục mà còn có thể dùng người Việt di cư giúp họ chống lại chính Đại Việt. Chẳng phải những người Hoa được đưa đến Đại Việt không những không đồng hóa được người Việt mà còn bị đồng hóa ngược lại sao.

    Và cách lý giải của ông về sự sụp đổ của Champa không hợp lý vì năm 1470 họ còn có thể tập hợp khoảng 100.000 quân xâm lược Hoa Châu, vậy tại sao trong vòng một năm mà lại suy yếu và sụp đổ nhanh đến không ngờ thế nếu đó là cuộc suy yếu tự nhiên. Nguyên nhân chỉ có thể lý giải các cuộc chiến trước đó quân Việt chưa phổ biến hỏa khí và giáo mác là chính đồng thời khi chiếm đóng không tàn phá, trong khi cuộc chiến 1470~1471 do quân Việt dùng nhiều hỏa khí cộng với chiến tranh hủy diệt, nhổ cỏ tận gốc mối họa Champa.
     
  5. clonegamevn08

    clonegamevn08 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    87
    Không một dân tộc nào bị tiêu diệt tận gốc nếu nó có một cội rễ căn bản về văn hóa, chính trị và kinh tế vững mạnh cả. Có chăng là một sự suy tàn có định hướng.
    Ông đưa ra những số liệu nhìn thì thấy có vẻ to tát và hoai hùng lắm, nhưng thực sự nhìn vào ngọn nguồn kinh tế sẽ thấy có vấn đề lớn.
    Thứ 1: Nhìn vào lịch sử thế giới nói chung, hầu hết các đế quốc đều sụp đổ trong vòng 1-2 năm kể từ khi gom đc 1 lực lượng quân sự khổng lồ để tấn công ra bên ngoài. Hay nói cách khác, đó là biện pháp hướng những khó khăn trong nước ra bên ngoài nhưng bất thành và sụp đổ. Ở Châu Mỹ thì có nền văn minh Maya, Inca bị xóa sổ sau những lần xuất quân khổng lồ, ở Châu Âu, đế chế Napoleon, sau đó là chiến tranh Pháp - Phổ, hay Đức Quốc Xã sau này cũng thế...
    Đừng nói rằng Maya hay Inca bị người phương Tây tuyệt diệt bằng những phương pháp bạo tàn. Đó là những luận điệu cũ kỹ của các học giả giữa thế kỷ XX. Nếu đọc những tài liệu nghiên cứu gần đây sẽ thấy, cả hai nhà nước này phát triển quá nóng về dân số, tàn phá tài nguyên môi trường nghiêm trọng, đất đai bạc màu gây ra liên tục những nạn đói trong 10 năm trước khi người phương Tây đến. Nổi tiếng nhất trong việc nghiên cứu về đề tài này có thể kể đến "Súng, vi trùng và thép", "Sụp đổ" của Jarred Diamond, một nhà môi trường - lịch sử học. Cả hai đều có bản dịch tiếng Việt.
    Có thể thấy một số bất cập nữa: đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn, phì nhiêu, nuôi 20 vạn quân trong thời chiến có thể tạm chấp nhận thiếu ăn được, nhưng đồng bằng duyên hải miền Trung nơi nhà nước Chămpa cai trị vừa nhỏ hẹp, vừa cằn cỗi và thường xảy ra thiên tai. Việc điều động hơn 10 vạn quân, tách họ ra khỏi sản xuất là cả 1 vấn đề to lớn đối với lương thực. Hơn nữa, người Chămpa đã có giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Java... họ sống dựa rất nhiều vào thương nghiệp, xuất khẩu các hàng thủ công và đổi về nông sản, vũ khí, sắt thép... Tàu của người Chămpa tốt gấp mấy lần tàu của người Việt trong cùng thời kỳ, họ có thể vượt biển lớn trong khi kỹ nghệ đóng tàu của người Việt chỉ đủ quẩn quanh cái ao nhà vịnh Bắc Bộ. Ngay cả lịch sử các thời kỳ đều cho thấy người Chăm vượt biển đánh vào tận Thăng Long chứ không phải là đánh Đại Việt bằng đường bộ.
    Như thế thì khó có thể nói về kỹ thuật quân sự của họ thua kém nhiều so với người Việt. Ngay cả các chúa Nguyễn khi vào Nam khai khẩn cũng phải mời thợ giỏi người Chăm ra đóng tàu thì mới có thể tiến ra được đến Hoàng Sa, Trường Sa để mà thu thuế ở đó, hay lập các đoàn tàu buôn xuống Nam Dương.
    Địa hình địa lợi của Chămpa vững chãi, chúa Nguyễn với lượng quân chỉ bằng 1/3 của chúa Trịnh mà giữ được đất khỏi 7 lần chiến tranh. Như vậy yếu tố địa hình và số lượng quân sự cũng có thể gác qua một bên.
    Thế mà trong 200 năm chỉ bị quân Việt đánh có 3 lần đã suy tàn nghiêm trọng thì hơi vô lý quá đáng.
    Một nền kinh tế mở, một nền văn hóa có bản sắc riêng, lâu đời, một nền kỹ nghệ hiện đại mà bị đánh cho ngóc đầu dậy không nổi thì phi lý.

    Thứ 2: Việc di dân của người Việt, sử liệu không cho thấy một cuộc cưỡng bức nào đối với dân Chămpa ra khỏi đất đai của họ. Sử Việt ghi những sự kiện người Việt đối đãi ra sao với người ngoài, với những kẻ yếu hơn rất kỹ. Qua đó chúng ta mới biết khi qua đánh Khmer, thậm chí còn bắt chôn 3 người Khmer xuống, chừa mỗi cái đầu lên làm cái bếp để nấu cơm cho quân ăn. Qua đó chúng ta mới biết người phương Tây vào truyền đạo bị giết hại toàn là xử chém với lăng trì. Thế mà không có một dòng nào nói về việc dân Việt đối xử ra sao với dân Chăm. Chỉ toàn là vua Chăm được phong vương, cống nạp và cắt đất, các chúa Nguyễn vỗ về, chăm lo cho dân Chăm... quá trình di dân của người Việt đến từ 2 phía, phía Bắc xuống và phía Nam lên. Đó là một quá trình tiệm tiến, từ từ và dai dẳng kéo dài hàng trăm năm. Nếu dùng bạo lực, mọi chuyện chỉ trong vòng 30 năm là ngã ngũ hết. Tối chắc với bác điều đó.

    Thứ 3:Bác nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc bao giờ chưa? Bác bảo người Việt đồng hóa người Tàu thì đó là một giọng điệu tuyên truyền cũ rích. Người Việt thời Bắc thuộc sống trong các làng xã xa xôi, tách biệt so với các tỉnh lỵ, những nơi người Tàu sinh sống. Mà người Tàu di cư xuống phía Nam là gần như con số 0 tròn trĩnh. Họ cắt đặt người quản lý các châu, huyện, quản lý quan liêu theo kiểu chung chung, đại khái. Có chăng một số ít người Tàu đến định cư thì xung quanh lượng người Việt đông gấp mười lần thậm chí là 100 lần đồng hóa nhanh chóng.
    Người Việt di cư vào đất Chămpa là có định hướng và với số lượng đông đảo. Sử cũ chép dân Việt di cư đến vùng đất nào của người Chăm thì cũng đông gấp đôi dân bản địa, họp thành làng lớn mà người Chăm có nguy cơ bị đồng hóa ngược. Thế nên đó cũng là một lý do để họ bỏ ra đi.
    Ngoài ra còn những yếu tố khác về kinh tế, yếu tố mất mùa, người Việt chú trọng vào định cư, kỹ thuật trồng trọt cao hơn với kỹ thuật cấy lúa, sử dụng các loại lúa có năng suất cao của người Việt nên nhanh chóng trở nên giàu có so với người Chăm. Những hiệp ước thông thương giữa vua Chăm và các chúa Nguyễn cho phép người Việt được mua đất đai, được định cư trong địa hạt quản lý của người Chăm nên dần người Việt mua hết đất đai của người Chăm cũng như khai khẩn thêm các vùng đất mà người Chăm canh tác bị bạc màu và hoang hóa. Nên nhớ rằng những vùng đất mà người Việt đến khai phá đều hầu hết là dân Chăm bỏ hoang. Người Việt phải đổ mồ hôi, xương máu xuống để mảnh đất có thể nở hoa chứ không phải tự nhiên đất đai của người ta ở đó mà đến cướp bóc dễ dàng.
     
  6. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Thứ 1: Tìm hiểu kỹ dùm, những lần trước vì kỹ thuật quân sự cân bằng nên các cuộc xâm lược Champa bị thất bại, năm 1470~1471 quân Việt sử dụng mạnh mẽ hỏa khí trong khi Champa vẫn là giáo mác dẫn đến thế cân bằng bị mất nghiêm trọng và quân Việt áp đảo hoàn toàn. Đây chính là câu hỏi nhiều nhà Sử học đang tìm lời giải tại sao cán cân đó sụp đổ chỉ trong vòng 1~2 năm trong khi nó đã duy trì thế cân bằng và vững chắc cả ngàn năm. Câu trả lời là hỏa khí của Đại Việt chứ không phải bên trong Champa nhé. Xin thưa tàu "xịn" của Champa bị pháo trên tàu chiến Đại Việt bắn cho ra cám vào năm 1470~1471 đấy ạ trong khi trước đó còn có thể đánh vào tận Thăng Long bằng đường biển dễ dàng và vì uy thế hỏa khí khiến tàu chiến Đại Việt lật ngược uy thế, phong tỏ vùng biển khiến việc cung cấp lương thực từ biển chiếm phần chính của Champa bị cắt đứt.

    Thứ 2: Đưa nhiên để bảo vệ uy tín cho vua Lê phải giấu nhẹm cuộc diệt chủng đó. Còn cái thời Trịnh Nguyễn thì để hạ thấp kẻ thù thì phải biến kẻ thù thành những kẻ tàn bạo. Sử Mã Lai, TQ thời đó đều công nhận cuộc diệt chủng Champa của quân Đại Việt.

    Thứ 3: Đương nhiên sau khi diệt chủng phần lớn dân Cham và đẩy người Cham ra khỏi đất của họ thì dân di cư Việt đông hơn với những người bản địa còn lại. Những người Champa còn lại phải rời bỏ những vùng đất đã bị san thành bình địa mà di chuyển sang Khmer, Malacca tị nạn khiến những vùng đó mới bị bỏ hoang, và dân Việt ung dung tới định cư, nếu không thì tại sao sau cuộc chiến 1471 cho đến tận thời Trịnh Nguyễn phân tranh mới có cuộc di cư xuống phía nam của người Việt mà người Champa không hồi phục lại được dù họ đã làm được điều đó trong hàng trăm nay trước. Vùng tự trị của người Champa thời Nguyễn thật ra đã là chư hầu rồi thì họ không muốn bán cũng phải bán.
     
  7. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    gì mà ko sao, văn hóa Việt ảnh hưởng nặng của Tàu còn gì
     
  8. clonegamevn08

    clonegamevn08 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    87
    Xin cho biết những tài liệu nào nói rằng đó là do hỏa khí??? Những cuộc khai quật kinh thành Chà Bàn cho thấy người Chăm cũng biết sử dụng hỏa khí. Pháo Thần Cơ do Hồ Nguyên Trừng chế tạo nên đã bắn chết vua Chăm, quân Chăm thu được bài học kinh nghiệm đó mà sau này đã mua được súng và vận hành súng. Tuy nhiên số lượng hạn chế do chủ yếu súng ống của Chăm là do họ mua được chứ không phải chế tạo được.
    Thứ đến nữa bác cứ cho rằng sự tấn công của Đại Việt năm 1471 là lý do quan trọng nhất làm sụp đổ đế chế Chăm, tôi cho rằng không phải mà là những nguyên nhân từ bên trong dẫn đến sự sụp đổ của Chăm chứ tôi không phủ nhận chiến thắng quân sự của Đại Việt vào năm ấy.
    Các nguyên nhân chính tôi cho rằng sự suy yếu nhanh chóng của Chăm trong 50 năm là:
    _ Dân bỏ làng xã dời về phía các kinh đô. Cái này ngay cả người Chăm có ghi lại là khi chiếm lại được đất đai cống nạp cho Đại Việt trước đây, dân Chăm không chịu dời đến đó nên sau này đành gả bán luôn cho Đại Việt.
    _ Nội bộ có chiến tranh và suy yếu trầm trọng, cả nước Chăm chia làm 4-5 thế lực đánh nhau liên miên. Vua Chăm không danh chính ngôn thuận nên không có thực quyền.

    Cũng chính vì những lý do đó mà càng về sau Chăm suy yếu, chứ còn TQ đánh VN bao nhiêu lần VN có bị suy yếu nghiêm trọng đâu? Đừng nói là TQ ko thảm sát Đại Việt. Thậm chí đời nhà Minh còn phá sạch, đốt sạch đến 1 cuốn sách cũng không còn.
     
  9. unbelievable

    unbelievable C O N T R A

    Tham gia ngày:
    2/3/07
    Bài viết:
    1,701
  10. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Trong "Chinese Militiary Tecnology and Dai Viet" của trường đại học quốc gia Singapore trong loạt nghiên cứu về châu Á dựa trên tài liệu khảo cổ, sử kí của Việt Nam, Trung Quốc, Khmer, Mã Lai đều khẳng định rằng quân Đại Việt sử dụng ồ ạt hỏa khí vào năm 1470~1471 trong khi bên Champa không hề có một bằng chứng nào họ sử dụng hỏa khí, sử kí thời nhà Minh không có bán hỏa khí cho Champa.

    _ Dân bỏ làng xã mà tập trung về các thành thị thì ảnh hưởng gì vì nguồn lương thực chính của họ là từ việc đánh bắt cá nên trồng trọt không quan trọng. Việt dân không chịu dời đến những vùng đã lấy lại nguyên nhân vùng đó là nơi thường xuyên xảy ra tranh chấp, ai đủ dũng cảm đến sống!?
    _ Nội bộ chiến tranh liên miên chỉ xảy ra vào thế kỷ 12, dẫn đến bị Khmer thôn tính, nhưng sau đó họ chấp dứt được việc này vào duy trì nó cho đến khi bị Đại Việt thôn tính năm 1471. Nhất là chiến thắng năm 1446~1447 khiến người Champa đoàn kết trước mối đe dọa từ Đại Việt hơn bao giờ hết.
    [/QUOTE]
     
  11. clonegamevn08

    clonegamevn08 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    87
    [/QUOTE]
    Đọc cái ấy rồi, toàn văn luôn chứ ko phải tóm tắt. Trong cái nghiên cứu của Singapore nó đề cập đến từ 1407-1471, Chăm bị chia ra làm 3 phái và 4 thế lực. 2 thế lực này đánh nhau mãi... Bác kiếm cuốn đó đọc lại xem sao.
    Trong cuốn đó cũng có đề cập đến chuyện Bồ Đào Nha thấy người Chăm có sử dụng vũ khí, 1 phần mua từ Trung Quốc, phần còn lại mua từ Bồ Đào Nha nhưng phải thuê lính sử dụng vì dân nó ko biết xài.
     
  12. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Tui đọc rồi, cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 đúng là có chia rẻ và xung đột lẫn nhau, nhưng năm 1446 để đối mặt với cuộc nam tiến của Đại Việt họ bắt tay nhau để chống lại cuộc nam tiến đó.

    Về hỏa khí của người Champa thì ông người Bồ Đào Nha đó thấy là khoảng cuối thế kỷ 16, và đội quân đánh thuê đó là người Việt đấy, họ đánh thuê cho Champa để chống lại cuộc xâm lấn của người Siam và vì người Viêt thời đó dùng hỏa khí thành thạo nhất Đông Nam Á nên được thuê khá nhiều.
     
  13. cooper410

    cooper410 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/1/08
    Bài viết:
    216
    xem ra VN mình cũng ko vừa đâu nhỉ:D nhưng ko sao, cái gì làm lợi cho Đại Việt thì dù có tàn bạo đến mấy mình cũng ủng hộ:D
     
  14. clonegamevn08

    clonegamevn08 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    87
    Lúc tôi đọc thì rõ ràng là giữa thế kỷ XV thương gia người Bồ nhìn thấy quân Chăm có súng, cũng chả phải người Việt, mà là người Hoa. Tức là khoảng ấy rất gần với thời gian bị Đại Việt tấn công. Xem cái chú thích đoạn trích dẫn đó, nó nằm trong cuốn Hồi ký phương Đông của 1 thương gia Bồ Đào Nha xuất bản đầu TK XVI.

    Sự chia rẽ đó kéo dài đến tận 1471 vẫn còn 5 vùng khác nhau với chế độ cai trị khác nhau là Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Trong đó thì Vijaya và Panduranga mạnh nhất tranh giành nhau vai trò thủ lãnh. Cuộc chiến tranh này kéo dài đến tận thế kỷ XVIII mới kết thúc bằng 6 lần di cư của người Chăm. Ngay cả vua Lê Thánh Tông tấn công năm 1471 thì lúc đó Vijaya mạnh nhất, nắm vai trò bá chủ, sau khi tiêu diệt Vijaya thì Panduranga trỗi dậy trở thành tiểu quốc mạnh nhất và thành lập nên nhà nước Nam Chăm, quy phục triều đình nhà Lê.
     
  15. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Trong xuất bản của các thương gia Bồ Đào Nha cuối thế kỷ 16 là Champa chỉ có một số ít hỏa khí cũ kỹ thu được từ tàn quân Đại Việt từ cuộc chiến 1446 nhưng phải thuê lính đánh thuê dùng chúng vì không biết cách dùng. Trong hồi ký của thương gia và sử ký nhà Minh không có mua bán hỏa khí từ TQ hay quân đội đánh thuê người TQ nào dùng hỏa khí cho Champa vào thế kỷ 15 cả.

    Về sự chia rẽ, như đã nói nó chấm dứt vào năm 1446 cho đến năm 1471 sau khi bị tàn phá và mất 4/5 lãnh thổ vào tay Đại Việt, người Cham tị nạn ồ ạt vào Cambodia và Malacca, những người còn lại cũng đến lãnh thổ còn lại chưa bị sát nhập là Panduranga thành lập nước Champa mới nhưng họ không bao giờ hồi phục được như xưa đồng thời vì không còn chính quyền nhà nước thật sự như trước dẫn đến xung đột nội bộ.
     
  16. clonegamevn08

    clonegamevn08 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/10/08
    Bài viết:
    87
    Đây là cái khác biệt cơ bản giữa VN và Chăm, người Chăm dễ rời bỏ đất đai mà đi hơn. Cuộc chiến tranh giành quyền lực mà ông nói kết thúc năm 1446 chỉ là khi tiểu quốc Vijaya lên ngôi vị bá chủ. Nó giống như nc Tề trước đây trong thời Chiến Quốc. Chưa bao giờ người Chăm có thể đoàn kết lại với nhau cả. Nội qua cái cách người Chăm gọi nhau cũng đã thấy điều đó rồi.
     
  17. Myzukage

    Myzukage Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/7/08
    Bài viết:
    344
    Nơi ở:
    Nirvana
    theo em thành công của đại Việt bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan.

    *Chủ quan:
    -Đại việt từ thời Lê đã xảy ra bùng nổ dân số , tạo áp lực về đất đai, cung cấp nhân lực dồi dào => thúc đẩy sự bành trướng.
    -Vũ khí ưu việt hơn, hỏa khí được sử dụng rộng rãi, vũ khí tịch thu và học được của quân Minh góp phần củng cố sức mạnh.
    -Xâm lược Champa là 1 quá trình liên tục với chiến lược rõ ràng, được thực hiện tiếp nối từ đời Tiền lê cho đến chùa Nguyễn với phương châm ăn chậm giữ chắc.
    -Đại Việt có truyền thống về kinh nghiệm quân sự hơn hẳn Champa.
    -Tàn sát kết hợp di dân, em tin là quân ta có làm, sử sách ko ghi chả qua là tốt khoe xấu che mà thôi.

    *Khách quan:
    -Champa bị chia rẽ,lòng người lìa tan trong khi Đại việt là 1 khối thống nhất.
    -Kinh nghiệm trận mạc thua Đại Việt
    -Vũ khí yếu hơn
    -Ko có sách lược đúng đắn để đối phó với Đại Việt, chấp nhận để đất đai bị mất dần.
     
  18. [Rest In Peace] Panzerklein

    [Rest In Peace] Panzerklein 16 July 2021

    Tham gia ngày:
    27/7/06
    Bài viết:
    8,577
    Nơi ở:
    Inferno
    Nếu họ dễ rời bỏ đất đai như thế thì tại sao kinh đô Vijaya hai lần bị đốt phát 1068, 1069 bởi nhà Lý họ lại không rời bỏ mà xây dựng lại. Hay 1446 họ lại tập hợp để đẩy quân Việt ra khỏi kinh đô Vijaya?
     
  19. Blue_1988

    Blue_1988 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    3/8/06
    Bài viết:
    804
    Nơi ở:
    Hà Đông City:))
    Sai rồi.
    Kinh nghiệm trận mạc của Chăm Pa có khi còn hơn Đại Việt.
    Sử học quốc tế và Việt Nam đã chứng minh rồi.Lịch sử Cham Pa gắn liền với xâm lược .Từ khi dựng nước Cham pa đã không ngừng tấn công các quốc gia xung quanh rồi như Kmer đại Việt cả Chân Rạp.Lịch sử đã chứng mình Cham Pa từng chiến Angkor của người Khmer.Chế Bồng Ngatừng 3 lần tiến vào Thăng long cướp bóc.--> kinh nghiệm trận mạc không kém đâu
    Theo các nhà sử học thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy yêu của Chăm Pa chính là do duy trì chính sách bành trướng quá nhiều không chú trọng vào phát triển bên trong coi chiến tranh là cách thức tồn tại không chú trọng vào phát triển kinh tế buôn bán. nguồn nhân lực từ đó cạn kiệt dần
    thứ 2 : Do chủ yêu chiến lược xâm chiếm cướp bóc nên quân đội cham pa chủ yếu đc trang bị vũ khí hạng nhẹ và áo giáp hạng nhẹ(phù hợp di chuyển cướp bóc) -->Chính vì thế một khi giao tranh với quân đội thiên về phòng thủ trang bị tốt thì quân Chăm Pa thường thất bại điều đó chứng minh các cuộc giao tranh với Đại Việt quân Chăm pa thường chịu tổn thất nhiều hơn mặc dù có khi thắng trận.
    Đại Việt quân đội thường đc trang bị tinh nhuệ để phòng chống các cuộc xâm lăng từ phương bắc và Chăm Pa.Điều đó đc các sứ thân Trung quốc khi sang Chăm pa cả Đại Việt ghi lại.Quân đội Đại Việt đặc biệt là tượng binh đương trang bị phòng vệ cực tốt.Tượng Binh được trang bị khiên để bảo vệ có thể chống tên cho voi là quản tượng
    Còn quân đội Chăm Pa chủ yếu là áo giáo nhẹ,Kỵ Binh là tượng binh hầu như không được trang bị giáp tốt
     
  20. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    nếu VN ko bị Tàu kẹp thì giờ này ra sao nhỉ. Dám thống nhất Đông Dương ấy
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này