Ý hị hị, mình cũng thi tại ĐH CN p/s: nãi làm mấy bài sóng cơ ko đc bài nào gọi là ngon lành cả, có bạn nào chỉ mình bây giờ nên coi lại sóng cơ ntn ko
Sóng cơ thấy phổ biến là: tìm số điểm cực đại-tiểu trong AB. hay bao nhiêu cơ bụng.nắm vững phương trình giao thoa và sóng dừng. thế thôi . Còn cái dạng giải nâng cao nhờ ứng dụng toán hyberbol vào nữa. nhưng thôi, chắc năm nay ko ra, có ra thì cũng 1 câu (vì năm trc' ra rồi).
Tốt nhất là ko nên hiểu, nếu cậu cần điểm 9-10 thì đầu tư. chứ ko thì quên nó đi. giờ điện xoay chiều và dao động cơ cũng chiếm khá nhiều. đầu tư 1 ít vào đi. Lý thuyết Lý thì nói thật, phải hiểu bản chất nó thì học hành mới dễ hơn, ko thì khó lắm. http://physics-animations.com/ .. có web này. nếu thấy khó hình dung thực nghiệm thì xem wa.
Đây là cách 2 chứng minh vuông góc, có đầu tư suy nghĩ : [spoil][/spoil]. Bạn trên đang nói về số hyperbol cực đại cực tiểu trên đoạn s1 s2 đúng ko? Để ý này: 1. hyperbol có phương trình: d1-d2=k* R (với R là bước sóng dao động). Thông thường, đề bài sẽ yêu cầu ta cho các hệ này cắt 1 hình đối xứng nào đó, nhưng luôn thỏa mãn 1 tính chất nào, ví dụ 1 đường hyperbol chỉ cắt hình đã cho 1 điểm chẳng hạn, ta cần quan tâm điều đó. 2. Sau khi đã nắm dc các tính chất tương giao, ta phải đưa nó về cắt tại s1s2, nghĩa là ta phải trả lời cho dc câu hỏi nếu các hyperbol đó cắt đường đó tại những điểm này thì các hyperbol ấy sẽ cắt đoạn s1s2 là bao nhiêu. Đề năm 2010 cho ta M nằm lơ lửng giữa 2 hyperbol cực đại nhưng hay cái là hyperbol cắt đường chéo hình vuông bao nhiêu điểm thì nó cũng cắt đoạn s1s2 tương ứng bấy nhiêu điểm. (phải thỏa điều kiện, tất nhiên) 3. để tìm số giao điểm trên s1s2, nhiều sách chỉ dạy lung tung gây nhầm lẫn, rất đơn giản là hãy sử dụng bất đẳng thức trong tam giác, với tam giác MS1S2 ta luôn có: |MS1-MS2|=< S1S2. Ta thay S1-S2 bằng k*R hoặc hệ thức tương tự và giải bất phương trình tìm k. Bây giờ bạn theo hướng dẫn này của mình làm thử đề 2010 xem, nhớ vẽ hình, điểm M nằm lơ lửng, xác định dc nó nằm lơ lửng ở thứ mấy chỉ cấn xét hiệu 2 khoảng cách, nó xấp xỉ bằng bao nhiêu thì tùy theo dấu mà sẽ biết dc nó nằm ở giữa 2 cái nào.
^ Dấu đồng dạng mà viết như cái hình màu đỏ là tẹc cả khúc sau đấy nhé! Anyway, bạn nào cho mình xin chừng 40 cái đề môn Sinh để ôn với! Đề đúng chuẩn chất lượng ISO 9001 nhé :'>
Cái dấu đõ nếu mình nhớ ko nhầm là dấu tỉ lệ thuận phải ko Toán thi thử câu tích phân đoạn thay cận mình thay sai mà ai chấm vẫn cho điểm tối đa
^ Viết nhanh với lại đang đêm nữa, thuận tay móc thôi chứ tất nhiên vào thi ko thể sai điều ngớ ngẩn ấy =.=
Mợ mình chưa lấy thẻ dự thi trên trường hôm nay lên trường thì nó không làm việc, không biết thứ 2 lên nó có cho lấy không, lo quá. Tại mình nghe nói có trường bây giờ là nó đã không cho lấy giấy báo thi.
Bạn nào thi HVCSND mà thi tại cơ sở TCCSND I tại Sóc Sơn thì mình sẽ giúp dc đôi chút đấy. Hức. Trực trường đúng dịp thi đh. Bh là thời điểm nhạy cảm, ôn nốt những ngày cuối và thi cho tốt nhé các bạn. GL
[spoil][/spoil] Sao tự nhiên lại có IOO' = IC'O ? IO'C'O đã chứng minh là tứ giác nội tiếp đâu mà cho chắn IO' ?
Cho mình hỏi, mấy cái đề lý của hocmai có bác nào có đáp án không vậy :P, chứ ngồi down hết đám video về rùi lại phải xem dần thì tốn thời gian quá.
Hự, chẳng lẽ ko thể chứng minh mệnh đề này theo điều kiện cần và đủ: KO vuông góc với AC' khi và chỉ khi tứ giác IO'OC nội tiếp. Toán học phổ thông cho ta chỉ cần điều kiện đủ, nếu chưa chặt chẽ thì chứng minh điều kiện cần. ?(khoảng nửa dòng hay cỡ đó) Tuy nhiên như đã nói là đây ko phải cách chứng minh duy nhất, h trong đầu mình có ít nhất khoảng 3 -4 cách chứng minh. Có thể dùng đồng dạng, dùng phép biến hình, (phép quay và phép vị tự)...
Thì chứng minh điều kiện cần đi xem nào ? Tại thực ra mà nói cái bài này rất dễ, sau đoạn tính toán ban đầu đã có AOO'A' là hình vuông nên chứng minh được vuông góc luôn. Chả hiểu làm sao mà cậu không dùng tý số liệu nào lại có thể chứng minh được cũng giỏi