Cư nhân của Bách Khoa đào tạo như thế nào ấy nhỉ. Một thời cũng mơ ước vào Bách Khoa nhưng mà điểm cao quá , mà suốt ngày đi chơi nên chẳng dám nộp hồ sơ. Mình mà biết có vụ này thì chắc cũng đâm đầu vào rồi.
Gần nhưng gần cơ sở nào nữa . Nếu gần thủ đức thì coi như gần hết cụm đh quốc gia rồi. còn gần cs khác thì năm 1-2 đâu đc học ở đó đâu
KHTN CNTT 2 năm liền có 18 chứ nhiêu, 1 phần là ts ngày càng kém đi, 1 phần là chúng nó nhảy sang kt hết
Mình thi KHTN Hà Nội đây, mà KHTN ngoài HN làm gì có CNTT, chuyển hết các ngành ứng dụng như CNTT sang ĐH Công nghệ rồi. Toàn các ngành cơ bản thôi, có mỗi ngành mình thi là Toán Tin Ứng dụng có vẻ đỡ lý thuyết hơn. Mà công nhận điểm đầu vào không cao lắm, 1 phần vì nhảy sang KT hết, với lại chuyển hết lên ĐH CN nữa. Bọn trong lớp đua nhau thi KTQD với lại Ngoại thương, chẳng biết thế nào nữa. Lúc vào ĐH thằng trường cao thằng trường thấp, đua tranh khốc liệt, lúc ra có chắc thằng đỗ cao hơn thằng đỗ thấp không ?
Cái KTQD với Ngoại Thương Hà Nội điểm đâu thua kém gì trường y trong này đâu . Bạn nào lỡ đăng ký nv1 vô KHTN với BK rồi , nếu có rớt thì chuyển sang trường mình đi, bưu chính viễn thông . Học nhẹ nhàng thi thì toàn thực hành , câu hỏi thường và lab thường đòi hỏi sv hiểu là chính. À mà trong lớp mình có một thằng từng Học Bách Khoa Hà Nội đến năm 2 luôn rồi. Mình hỏi sao lại chuyển vô trong này , nó kêu là học 2 năm trời cho đã đời đến kì thi phân ngành , nó bị ốm đi thi làm bài không được thế là bị chuyển qua ngành mà nó không thích . Càng nghĩ càng thấy ức chế nền GD Việt Nam.
Bạn nào ngoài HN muốn học hành nghiêm túc đừng vào KTQD vào KTQG ý, có sức thì vào CLC bên KTQG Nếu học trong hệ thống ĐHQG sẽ có cơ hội du học nhiều, nên mình khuyên các bạn nên thi vào đấy, ngoại trừ khối Y Dược là chưa có :(
Nhiều bạn học nhanh quá nhỉ. Mình còn đống văn xuôi 11 chưa đụng đến. Mai tính cả ngày ôn lại hết văn xuôi 12. Ai nói gì vụ thơ cũ thơ mới đâu nhỉ ? Giờ đang điểm nét lặt vặt từng tp và hệ thống ý để biết đường làm câu 2 điểm. Mà mình học khối A giờ thi D kể cũng mệt.
học 12 thôi, khỏi học 11, i như rằng khối d ra cho chương trình 11 vào phần nâng cao của câu 5 điểm , năm ngoái chỉ không ngờ là cho baì đàn ghita nên thọt cả lũ
I.Giá trị nhân đạo: [SPOIL]1. Bản chất của giá trị nhân đạo: sự thể hiện mối quan tâm, tình yêu thương của Tác giả với con người 2. 3 biểu hiện thường gặp của chủ nghĩa (hoặc giá trị) nhân đạo: - Sự đồng cảm, thông cảm, thấu hiểu của nhà văn với những khổ đau, bất hạnh của con người. - Sự trân trọng, nâng niu, ngợi ca đối với những vẻ đẹp, phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người - Sự bênh vực, bảo vệ che chở cho con người + Đứng về phía những con người đau khổ bị áp bức mà lên án, mà tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người. + Sự đồng tình của nhà văn đối với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người với cuộc đấu tranh đòi quyền sống của họ 3. Một vài nhận định có thể sử dụng trong bài: "1 nghệ sĩ chân chính phải là 1 nhà nhân đạo từ trong cốt tủy" (Sê-khốp) "Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú vào văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người" (Nguyễn Văn Siêu) "Nhà văn tồn tại ở trên đời để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường... bênh vực cho những người không còn được ai bênh vực" (Nguyễn Minh Châu) Bài làm sẽ triển khai theo 3 biểu hiện, tương ứng với 3 luận điểm lớn trong bài.[/SPOIL] II.Phân tích nhân vật [SPOIL]1.Khái quát chung về nhân vật - Tác giả: nói 1 cách vắn tắt về tác giả (đời + nghiệp văn), đồng thời tạo ra mối liên kết giữa nhà văn và nhân vật. - Xuất xứ tác phẩm - Vị trí nhân vật, vai trò nhân vật, kiểu nhân vật (nhân vật lý tưởng hóa, nhân vật số phận, nhân vật của 1 tác phẩm luận đề...), nguyên mẫu (nếu có) - Lí luận về nhân vật: Nhân vật là 1 phương diện nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự. Đó là hình tượng con người hoặc biến thể của con người được thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật là nơi thể hiện tập trung tư tưởng, chủ để của tác phẩm, cũng là chỗ bộc lộ tài năng của người viết. Từ trước tới nay, tác phẩm văn học thành công bao giờ cũng đồng nghĩa với việc tên của nhân vật nào đó được khắc sâu vào tâm trí độc giả. Có thể nói, "nhân vật chính là tấm huy chương dành cho nhà văn". 2. Đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm - Thông thường, 1 nhân vật được khắc họa trên 5 phương diện: + Ngoại hình + Lai lịch + Hành động và cử chỉ + Nội tâm nhân vật + Ngôn ngữ >>>> tính cách, số phận nhân vật được bộc lộ Có 2 cách để phân tích nhân vật: C1: Tìm ra những đặc điểm của nhân vật rồi triển khai các đặc điểm ấy thành các luận điểm tương ứng, dùng các phương diện kia để chứng minh C2: Phân tích theo diễn biến cốt truyện rồi rút ra đặc điểm nhân vật *Nên dùng cách 1 để người chấm dễ dàng nhìn ra luận điểm > ăn điểm, đồng thời tránh việc phân tích lan man, không kịp hoàn thành bài* 3.Nghệ thuật khắc họa nhân vật ( đặc biệt chú ý phần này, không cần viết dài, chỉ cần nêu vắn tắt để người chấm có thể cho bạn trọn vẹn điểm mà không phải đắn đo)[/SPOIL] Tạm thế đã, mình sẽ post tiếp một vài dàn ý cụ thể cho 1 vài tác phẩm và mấy dàn ý chung nữa
ĐH Việt Nam chả thấy ai khen về chất lượng cả Nhà có người học ngoại thương bảo học chán lắm, rùi người học KTQD cũng kêu, BK cũng kêu... toàn trường top cả. Mà kể cũng tội, học sinh nhiều bạn học giỏi, vất vả cày cuốc lắm mới vào được trường top, mà chất lượng không như kì vọng.
Thằng bạn gần nhà đăng ký thi 2 khối A và D vào trường Hoa Sen, khối A thi chính, khổi D thi chơi. Đến lúc nhận giấy thi thì chỉ nhận được tờ báo thi khối D, mẹ nó cầm lên hỏi thì mới được trả lời là do 2 hồ sơ đều đăng ký là khối D nên bỏ 1 bộ, mẹ nó làm ầm cả trường lên, cuối cùng cũng không được thi khối A, giờ nó đang tích cực ôn thi khối D, hỏi nó sao rồi thì nó bảo:" Văn chưa đụng chữ nào, Toán thì tạm được, Anh đang tích cực học từ vựng". Đúng là số xui:(