Bài này làm sao mấy bạn: 1/Cho 20,3 g hh X gồm Al, Zn, Mg và Cu vào đ H2SO4 đặc. nóng vừa đủ thu được hỗn hợp B gồm 0,1 mol H2S và a mol SO2. Sau pu cô cạn dd thu dc 73,1 g muối khan. a là? da: 0,15 mol 2/Cho 19,64 g hh X gồm Fe, Cu, Ag vào Hcl dư thu dc 3,136 l H2. Mặt khác, cho toàn bộ hh X vào dd HNO3 loãng, sau pu thu dc V l khí NO, dd Y và 12,92 g chất rắn Z. V? 1,792 Lít
1/lấy m muối khan - m KL ra m SO4(2-) (SO bốn 2 trừ), => nSO4(2-) rồi viết bán pt (OXH-K) sẽ ra sô mol SO2 thôi vì số mol H2S đã có 2/để xem đã
câu 2: Cho vào HCL thì chỉ có Fe phản ứng => mFe=7.84g Cho vào HNO3 khối lượng kim loại phản ứng là 6.72g, theo thứ tự phản ứng thì chất khử mạnh nhất tác dụng với chất oxh mạnh nhất, do đó Fe phản ứng đầu tiên, để ý là do KL còn dư nên có thể có các trường hợp: dd chứa Fe2+, rắn là sắt dư, Cu, Ag ko phản ứng dd chứa Fe2+, Cu2+, rắn là Ag và Cu có thể dư DD chứa Fe3+, Cu2+ và Ag+, rắn là Ag có thể dư. Nhưng 2 trường hợp dưới khối lượng phản úng chắc chắn lớn hơn 7.84g => dd chỉ có Fe2+ BTelectron: nNO = nFex2/3 => 1.792l. Đây chỉ là cách suy luận, vào thi giải nhanh hơn nhiều. Mình nói dài dòng để cậu tập suy luận 1 chút.
Có công thức mà , mà trong đề toàn cho các chất CxHyOzNt, chả biết thuộc loại nào nên tự viết cũng được
Nhớ công thức đồng phân Aminoacid thôi, với n amino acid khác nhau tạo thành n peptid ta có số đồng phân cấu tạo là n! ví dụ: gly ala ser => có bao nhiêu tri peptid-> 3!=6 bổ sung: với n peptid nhưng có i cặp aminoacid giống nhau thì số lượng đồng phân giảm 2^i lần. => công thức số dp= n!/2^i Ví dụ: ala ala gly gly => 4!/2^2 = 6 cặp.
hừm, bạn nào cùng đếm thử với mình lượng đồng phân của tripeptid gồm: acid glutamic, alanin, glycine xem có phải là 12 ko? Mở rộng ra nếu có tetrapeptid gồm 2 phân tử Glu và ala, glycine thì bao nhiêu?
Công thức tính đồng phân hôm trước có thằng down cái này về in cho cả lớp http://dethi.violet.vn/present/show?entry_id=3324718. Nhưng bài tập thật thì nó còn hay hỏi liên quan đến tính chất hóa học nữa, VD là tìm số đồng phân T/d được với Na, NaOH chẳng hạn
Ai giải giúp tớ bài hình với, ko biết tính S "Cho hình lâp phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng 1 (đvcd). Gọi trung điểm các cạnh AB và AD lần lượt là I và I . Tính thể tích của hình chóp có đỉnh là A và có đáy là thiết diện tạo bởi mặt phẳng (IJC') với hình lập phương."
^ ^ Vì là hình lập phương, mà I J là các trung điểm nên có thể dễ dàng lắp hệ trục Oxyz vào và tính tọa độ. với A là gốc O, AB = Ox, AD = Oy, AA' = Oz. Tính tọa độ các điểm > tọa độ các véc tơ AC', AI, AJ > tính thể tích.
Đây là cách giải không cần dùng hình giải tích, tại sao phải dùng khi mà ta giải theo lối cổ điển dc đúng ko? Ở đây lưu ý chỗ này: Dễ Cm tam giác IDP bằng tam giác JRB và đồng thời tam giác c'cp bằng tam giác C'CR (cm cân). do đó trung điểm M của IJ cũng chính là trung điểm của tam giác cân ấy.
^ ai thi khối D ko các đại gia, mình thi D mà chưa học gì cả, khổ ghê, Aptech thì toán logic + av khó ko anh em