Tèn tén ten... Bạn nào vừa nhắc đến hệ phương trình đó :'> Đây là một bài hệ hay, sử dụng kiến thức đã vận dụng cho đề khối B 2010 nhé! Đáp án để các bạn giải ra so sánh Đây là bài giải của tớ :'> [spoil]Giải chưa mà mở spoil đấy? [spoil][/spoil][/spoil] Lưu ý trong phương pháp giải hệ phương trình và phương trình thì dùng lượng liên hợp hoặc chia 2 vế cho biến là 2 phương pháp mạnh nhé!
Hờ... Hỏi như đùa ấy! Nếu đã tồn tại 2 nghiệm thì chắc chắn delta > 0. Còn về a.f(m) thì là so sánh số, thường gọi là "xét dấu bằng phương pháp khoảng"... Cái đấy không biết thì đầu năm đến giờ lấy gì khảo sát hàm số vẽ đồ thị? Gì mà còn phải chứng minh
Chính xác là cái định lý ấy thế này: Thể tích khối “gần” lăng trụ đứng tam giác có 3 cạnh bên bằng trung bình cộng 3 cạnh bên nhân với diện tích thiết diện vuông góc với các cạnh bên), các cạnh bên dĩ nhiên là các cạnh song song với nhau rồi. Định nghĩa "gần" lăng trụ, hay theo cậu là lăng trụ cụt tam giác, nó là 1 định nghĩa mang tính biểu kiến thôi, thật ra công thức này chỉ dùng cho loại khối "lăng trụ " nhưng các cạnh bên là không bằng nhau thứ nữa là thiết diện này phải vuông góc với các cạnh bên. Do đó chính xác muốn dùng công thức này ta phải có: Các cạnh bên vuông góc với ít nhất 1 mặt phẳng, hay nói cách khác các phải chứng minh 1 cạnh bên vuông góc với 1 mp Phải có 1 thiết diện vuông góc với ít nhất 1 cạnh bên và biết diện tích tam giác ấy.
@Dark: Cái lời giải của bạn: y + log cs 2 cua x = 1 sao => 2^y= 2/x thế? Suy nghĩ nãy giờ vẫn chưa hiểu
năm nay tui thi lại , nếu rớt thì năm sau tui thi lại nữa , xem ra tốn hết 2 năm rồi , ở đây có bác nào thi lại nhiều năm chưa vậy , vô học với mấy đứa nhỏ hơn mình quê chết
Chuyển vế log cs 2 của x sang, chuyển 1 thành log cs 2 của 2, trừ 2 cái log cho nhau > được y = log cs2 của 2/x > 2^y = 2/x.
anh văn chẳng khó mấy mà toán logic nó giống giống như trắc nghiệm iq vậy đó phaỉ vừa nhanh vừa nhạy + chút thông minh , yêu cầu trí nhớ tốt và khả năng tính nhẩm này nọ mà nghe đâu có mấy cái lớp luyện thi vào aptech, fpt, multimedia arena dạy toàn mẹo ko biết suy luận cũng làm đc , nghe lũ bạn nói thế
Hỏi luôn là làm sao để mình biết thêm bớt ra bao nhiêu ? vd trường hợp này là -19 làm sao biết để biến thành -16 ?.
Cái này phải nhẩm ra nghiệm nguyên hoặc hữ tỉ mới làm được đúng ko Nhẩm ra có 1 nghiệm là 4 => có thừa số là (x-4) => từ đó biến đối
^ Không hẳn! Đối với việc giải hệ mà nhẩm ra ngay được x, y nguyên thì cứ phang phương trình bậc 2 ẩn x theo y là xong! Loại chia 2 vế cho nghiệm dùng cho các bài toán bậc của x, y lõm chõm khó xử, khó phân tích thành nhân tử. Loại liên hợp thì khéo mắt một chút mới nhìn ra! Àh... Đầu tiên là phải đoán nghiệm! Các thủ thuật đoán nghiệm đơn giản ứng dụng trong bài này là: Giá trị căn thức nguyên. Nghiệm nguyên đúng của phương trình bậc 2. Dễ thấy x=4 là nghiệm, và để phương trình bậc 2 vế phải có nghiệm thì -19 tách thành -16. Từ đó, nhẩm số -3 tìm cách ghép với 2 cái căn
Vãi . Chắc phải tính delta ra rồi thêm bớt c để tìm nghiệm đẹp. Vào đó mà ko bình tĩnh thì cứ gọi là bỏ . Nhưng năm nay chắc ko ra dạng này nữa, còn dạng nào hay hay ko . post típ đê . Cậu dark_dragons cũng khá toán mà. đê mờ. mình thì 3 môn toàn ngang ngang nhau. Toán 6đ là ngon, chắc fải tập trình bày thôi.làm 6 mà còn 4 thì bỏ mẹ.
^ Tớ chuyên Toán đấy Theo tớ, việc nhẫm nghiệm rất quan trọng trong việc giải những hệ phương trình cho gần đây. Tớ thấy bài của bạn Samurai đưa ra cũng hay này! Nghiệm x=2, |y|=1. Nên giải thử!
Nhìn mấy cái căn mà lùng bùng wá . Có 3 cách giải căn phổ biến fải ko ? 1. đặt ẩn 2. liên hiệp or nhân vào xem có giống gì vế phải ko 3. tùy cơ ứng biến À cái dạng toán 2d (oxy) thì có mấy cách giải nhỉ :(. Tớ cũng mới biết có mấy cách cơ bản, như tìm hình chiếu, tìm điểm đối xứng,