Đề Hóa thì tớ không biết, chứ Toán dự bị khối D hôm bữa tớ thấy đâu có sai gì đâu Mỗi lần ra đề, phải qua 5 đội ngũ phản biện mới ra được đề chính thức đấy!
Ko sai nhưng đào sâu hình thì sai. Bài hình ko gian đấy, cạnh huyền nhỏ hơn cạnh góc vuông (tớ táy máy đào 1 chút phát hiện ra). Thường thì đề dự bị họ ko phản biện nhiều lắm đâu, mà lại là dự bị 2 nữa
^ Ờ đúng! Khi tổng hợp thì luôn tổng hợp theo chiều trượt của ADN Polimegaza nghĩa là chiều 5'-3', cho dù đó là mạch tổng hợp không liên tục. Àh mà hồi nãy tớ type nhầm Trong quá trình tái bản (tự sao) ADN thì các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều nào? Tớ nhớ là theo chiều 5'-3' (chiều trượt của ADN Polimegaza) trên mạnh gốc 3'-5' 5'-3'. Cái chính tớ muốn biết là cùng hay ngược chiều tháo xoắn?
Sai đề thì bị báo chí chọc ngoáy, chửi bới chứ cũng không đơn giản đâu. Mà hình như trắc nghiệm thì ra sai đề là cho điểm câu đó luôn mà Hơn nữa ra sai đề là không công bằng cho học sinh, vì khi thi sẽ mất thời gian vô lý vì câu đó. Đề Lý TN năm nay cũng lên báo vì có 1 câu gây tranh cãi về câu chữ mà, cái câu "chất nào không phát ra quang phổ liên tục" đó . Nhưng nói chung đề sai cũng hy hữu lắm. Lại nhớ đề ktra lý trên lớp, cô giáo phát đề xong bảo trong đề có 2 câu ko có đáp án đâu, không biết câu nào. Lúc làm ra thấy 3,4 câu không có đáp án, chả biết câu nào mình làm sai, câu nào đề sai. Mất bao nhiêu thời gian.
Tổng hợp chuỗi liên tục thì cùng chiều, tổng hợp từng đoạn okazaki thì ngược chiều :) Giờ cấp 3 học kỹ nhỉ lên ĐH lại học lại thôi ^^
Cũng nghi nghi là ngược chiều Trong SGK có để cái hình mà vẫn còn ngợ ngợ vì có 1 cuốn sách tham khảo viết là cùng chiều
tớ thấy nếu bỏ điểm đi nhưng câu đề sai thì cũng bt thôi, ai cũng mất điểm như mình mà nên lại công = thôi chưa tính cái vụ mất tg nhé, nói thật chứ nếu đề nó sai thật thì trong phòng thi cậu có dám bỏ câu đó vì đề sai ko . noí tóm lại cỡ nào cũng mất tg, ai cũng như ai thôi. tớ chỉ sợ nó ra 1 bài pt hay bpt gì đó, mà ra vô ghiệm thì teo. giải ra VN sao dám ghi vào bài làm
Đơn giản là gặp phương trình thì nhập ngay vào máy tính và solve. Bất phương trình thì dùng cả solve và calc Mình thì khối A Luật Kinh Tế (Luật Thương Mại), nhưng không đăng kí trường Kinh Tế - Luật
Nói mình mới nhớ, chẳng bao h để ý cái chiều tháo xoắn là như thế nào cả Tớ toàn vẽ cái vòng tròn ra để xem nghiệm có đúng không với điều kiện có thỏa mãn hay ko
Dùng máy tính thì có kinh nghiệm gì Tớ thường dùng tính năng calc để dò và kiểm tra nghiệm, nhanh hơn tính năng solve. Đi thi tốt nhất đem 2 máy tính! Nhiều lúc cần dùng để tính và lưu trữ dữ liệu cùng một lúc. Mấy phần nên chú ý dành cho các bạn ngại tính Toán là dùng máy tính để tính vector. Số phức thì có cái chức năng chuyển nhanh sang dạng lượng giác rất tiện lợi. Nếu tính số mũ bậc n của số phức, tốt nhất nhập số phức đó rồi SendTO A, sau đó bấm AAAA...AA (n lần để tính mũ bậc n), vì số phức không tính kiểu mũ thông thường được. Dành cho các bạn khối A, dùng máy tính với chức năng tính số phức để tổng hợp dao động ra là tiện lợi :'>
Đầy con pt nhập vào máy tính cho nó Solve, sau tầm 1,2 phút màn hình trắng tinh thì ra dòng "Can't Solve" . Được cái là máy tính nó có chức năng tính tích phân nên không sợ tính toán sai con tích phân nữa. Cái vụ đề sai thì thực sự là bất công bằng, đi thi thử từng mấy lần bị mất kha khá time vào 1 con tính mãi không ra dù luôn có cảm giác "gần ra" rồi. Giả dụ bạn đi thi mất tầm 5-7 phút vào 1 con mà mình tính được kết quả nhưng không có đáp án, về nhà ông bộ cho 1 câu xanh rờn là câu đó đề sai, cộng điểm cho tất cả thí sinh ở câu đó, vậy là có thằng không thèm đọc đề con đó vẫn được điểm như thằng mất 5-7 phút làm câu đó, không phải là bất công sao ? Ông thelastsamurai còn câu nào hay không ném lên cho vui đi
Hỗn hợp khí A gồm 3 khí : NO, H2 và một khí X có khối lượng 0,772 g và thể tích 0,9632 lít .Trộn 0,4816 lít A với 1 lít O2 thấy thể tích khí còn lại là 1,3696 lít .Tìm khí X (biết trong A có 2 khí % thể tích bằng nhau,các thể tích khí đo ở đktc) Có bài này mình ko biết làm Edited