[TP]Việt Nam nói về dự án kênh Funan Techo của Campuchia

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi rebaron, 11/4/24.

  1. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,844
    chi phi gấp 10 lần đào hồ :))
     
  2. Minamoto_Shizuka

    Minamoto_Shizuka Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    2,619
    Tính ra thường nói VN có vị trí thuận lợi nhưng cũng không phải là hoàn hảo làm. Ở hạ nguồn các con sông lớn nên dễ bị kiểm soát dòng chảy, nhiều vùng còn có nguy cơ bị chìm xuống biển trong tương lai.
     
  3. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,983
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Gần biển vừa là lợi thế vừa là nguy cơ, làm gì có cái nào thuận lợi hết
     
  4. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    hơn bọn toàn núi, mưa thì bị bọn gần biển chặn hết rồi( như mông cổ lọt thỏm giữa 2 đại quốc, thảo nguyên khô mốc mỏ
    Hay mấy nước toàn sa mạc
    Toàn thuận lợi ko có khó khăn thì đâu ra
     
  5. Minamoto_Shizuka

    Minamoto_Shizuka Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    2,619
    Trong khi đó Hoa Kỳ
     
  6. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Hoa Kỳ thì trên đời này có bao nhiêu loại thiên tai là nó có đủ peepo_dab
     
  7. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    cũng có sa mạc lớn ở tây mà, nhưng đất rộng, dân vừa phải, cách các đại quốc khác mấy cái đại dương nên chỉ cần trị mấy ông nam mĩ yếu xìu( tự loạn)
     
  8. The_Angel

    The_Angel Lão Làng GameVN Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/03
    Bài viết:
    19,719
    Nơi ở:
    HVĐ
    Ngoài thì xây Kênh, trong thì kệ mẹ mấy thằng Tàu bắt cóc con dân Đông Lào sang làm lừa đảo ngược lại người dân ở Đông Lào, dm nó !
     
  9. Nomurasan

    Nomurasan Zael ♥ Calista Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/1/08
    Bài viết:
    14,836
    Ý ông nói cái này?

    Không phải để ngăn nước bốc hơi mà ngăn ánh sáng mặt trời tạo phản ứng hoá học sinh ra độc tố trong nước, và nó có tác dụng (vẫn đang dùng)
     
  10. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Trung quần quèn nhận thầu rồi peepo_dab

    Funan Techo - dự án kênh đào 1,7 tỷ USD nhiều tham vọng của Campuchia
    Campuchia lên kế hoạch hợp tác với công ty Trung Quốc xây kênh đào Funan Techo, được kỳ vọng giúp tận dụng tiềm năng vận tải đường thủy và phát triển kinh tế.

    Hội đồng Bộ trưởng Campuchia ngày 19/5/2023 phê chuẩn dự án Hệ thống Logistics và Điều hướng Tonle Bassac, còn gọi là kênh đào Funan Techo, sau khi hoàn tất 26 tháng nghiên cứu với sự tham gia của các chuyên gia môi trường, xã hội, kỹ thuật.

    Chính phủ Campuchia kỳ vọng dự án sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng vận tải đường thủy bằng cách kết nối sông Mekong ra Vịnh Thái Lan, từ đó tăng cường các hoạt động kinh tế - xã hội của nước này.

    Tháng 7/2023, Campuchia thiết lập ủy ban liên bộ để triển khai dự án. Tháng 10 cùng năm, giới chức Campuchia ký thỏa thuận cho phép Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) nghiên cứu tính khả thi của dự án.

    [​IMG]
    Phối cảnh một đoạn trong dự án kênh đào Funan Techo. Ảnh: Troryorng Media

    Campuchia cho rằng kênh đào Funan Techo sẽ giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa, thiết lập các cửa ngõ logistics và thương mại, tạo thêm việc làm, thúc đẩy quy hoạch, đô thị hóa và phát triển thị trường bất động sản, phát triển "cực kinh tế thứ tư" của nước này.

    "Cực kinh tế" là những khu vực địa lý tập trung hoạt động kinh tế. Campuchia xác định 5 cực kinh tế của đất nước gồm các tỉnh Phnom Penh, Preah Sihanouk và Siem Reap cùng hai vùng đông bắc và tây bắc đất nước.

    Các quan chức chính phủ và giới phân tích Campuchia tin dự án sẽ tạo thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa từ cảng tự trị Phnom Penh đến cảng nước sâu ở tỉnh Sihanoukville, giúp giảm khoảng 16% chi phí vận tải.

    Theo Khmer Times, kênh đào Funan Techo dự kiến dài 180 km, nối từ Prek Takeo trên sông Mekong đến Prek Ta Ek và Prek Ta Hing trên sông Bassac, sau đó đổ ra Vịnh Thái Lan ở tây nam Campuchia. Kênh đào đi qua 4 tỉnh gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, hai bên có khoảng 1,6 triệu người sinh sống.

    Funan Techo dự kiến có chiều rộng 100 m ở thượng nguồn, 80 m ở hạ nguồn, sâu 5,4 m, gồm độ sâu điều hướng (navigation depth) 4,7 m và biên an toàn 0,7 m, cho phép tàu hàng tải trọng toàn phần lên đến 3.000 tấn đi qua vào mùa khô, 5.000 tấn vào mùa mưa. Kênh có hai làn, các phương tiện có thể ra vào và tránh nhau an toàn.

    Dự án có chi phí ước tính 1,7 tỷ USD, gồm ba đập đường thủy, 11 cầu và 208 km đường hai bên, dự kiến do công ty Trung Quốc CRBC thực hiện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao. Hình thức này cho phép bên thi công vận hành và thu lợi nhuận trong khoảng 50 năm.

    Thời gian xây dựng kênh đào dự kiến kéo dài trong khoảng 4 năm. Theo tài liệu Campuchia trình lên Ủy hội sông Mekong tháng 8/2023, kênh Funan Techo sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2028.

    Thủ tướng Campuchia Hun Manet, người kế nhiệm ông Hun Sen vào tháng 8/2023, khẳng định nước này "không vay tiền từ Trung Quốc để thực hiện dự án", nhấn mạnh công ty Trung Quốc là bên chịu rủi ro tài chính. Bộ trưởng Giao thông vận tải Campuchia Peng Ponea nói kênh đào Funan Techo dự kiến khởi công cuối năm nay, trong khi CRBC vẫn chưa hoàn tất đánh giá về tính khả thi của dự án.

    [​IMG]
    Kênh đào Funan Techo. Đồ họa: ST

    Tuy nhiên, Funan Techo cũng làm dấy lên một số quan ngại về môi trường và kinh tế, thậm chí một số người cho rằng kênh đào có thể tạo điều kiện cho tàu chiến Trung Quốc từ Vịnh Thái Lan đi sâu vào nội địa Campuchia.

    Vấn đề gây quan ngại hàng đầu của dự án này là nguy cơ thay đổi dòng chảy của sông Mekong. Các nghiên cứu do Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, trụ sở tại Mỹ, tiến hành cho thấy kênh đào khi được xây dựng sẽ đóng vai trò như một con đập, ngăn nước từ thượng nguồn chảy tới những khu vực quan trọng ở hạ nguồn sông Mekong.

    Việc chuyển hướng dòng chảy từ sông Mekong vào kênh đào Funan Techo có thể tạo ra vùng trũng ngập ở phía bắc con kênh và vùng khô hạn ở phía nam. Điều đó sẽ tác động đáng kể đến các hoạt động nông nghiệp, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật trong khu vực.

    Quá trình thi công cũng đòi hỏi phải di dời lượng lớn trong 1,6 triệu dân hiện sinh sống dọc hai bên kênh đào dự kiến. Điều này sẽ tạo ra nhiều gián đoạn, bất tiện cho nhiều cộng đồng dân cư, theo Chương trình Đông Nam Á.

    Campuchia đã một số lần lên tiếng bác bỏ những quan ngại này. Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen cho hay kênh đào Funan Techo "hoàn toàn phục vụ lợi ích kinh tế xã hội", đồng thời khẳng định kênh Funan Techo sẽ không ảnh hưởng đến dòng nước trên sông Mekong.

    Bản đánh giá tác động môi trường do Campuchia nộp cho Ủy hội sông Mekong cho rằng việc bố trí ba đập đường thủy dọc kênh đào sẽ giúp đảm bảo "kiểm soát hiệu quả" xả nước, ngăn thay đổi dòng chảy sông Mekong.

    Ông Hun Sen ngày 9/4 cũng bác thông tin cho rằng dự án kênh đào Funan Techo có thể tạo điều kiện cho chiến hạm Trung Quốc đi vào sông Mekong.

    "Lý do nào để Campuchia cho quân đội Trung Quốc vào nước mình và vi phạm hiến pháp? Tại sao Trung Quốc lại đưa quân sang Campuchia, động thái trái nguyên tắc tôn trọng độc lập của Campuchia?", ông viết trên mạng xã hội X.

    Hiện chưa có nhiều thông tin công khai về cách thức Campuchia dự định triển khai để giảm thiểu tác động của dự án kênh đào Funan Techo đến cuộc sống của người dân ở khu vực liên quan dòng chảy sông Mekong. Giới quan sát cũng hoài nghi tính khả thi của dự án, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc.

    "Tôi chưa hiểu Trung Quốc hưởng lợi thế nào từ dự án. Tôi không thể tưởng tượng được cảnh Trung Quốc muốn chi 1,7 tỷ USD cho dự án này và xây dựng trong 4 năm tới", Murray Hiebert, nhà phân tích tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) trụ sở Mỹ, nói.

    Trong họp báo ngày 11/4, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đã đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, Ủy hội sông Mekong và quốc tế trong chia sẻ thông tin, đánh giá tác động của công trình đối với tài nguyên nước, môi trường sinh thái của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông và người dân sống trong khu vực.

    "Việc sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong sẽ phục vụ cho sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của cộng đồng dân cư ven lưu vực, tương lai của các thế hệ mai sau và tình đoàn kết gắn bó giữa các nước ven sông", ông Việt nói.
     
  11. Dyrus

    Dyrus Mega Man Winner Game Award 2024 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/1/14
    Bài viết:
    3,115
    Trong nước còn ko ảnh hưởng được nữa là Tàu cộng pepe-38
     
  12. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    VN có mấy cái kênh này trước để thoát lũ, giờ chặn lại để giữ nước cũng đc peepo_dabpeepo_dab

    [​IMG]
    Các tuyến kênh T4, T5, T6 từ khi hoàn thành đã tác động mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tứ giác Long Xuyên. Nhiều tuyến đường dọc theo các tuyến kênh đã được nhựa hóa, người dân từ các nơi về an cư bên những bờ kênh, doanh nghiệp đến đầu tư những dự án lớn.

    [​IMG]
    Theo ông Đỗ Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang - trước năm 1997, vùng Tứ giác Long Xuyên là khu đất trũng, nhiễm phèn nặng, nhiễm mặn cao ở các huyện ven biển Kiên Giang, sản xuất chủ yếu là lúa mùa 1 vụ mỗi năm. Đời sống của nông dân trong vùng vất vả do sản xuất nông nghiệp khó khăn. Những tưởng một diện tích rộng lớn vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ phải chịu cảnh phèn chua, hoang hóa suốt nhiều năm dài thì việc Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho đào các tuyến kênh T4, T5, T6 đã làm thay đổi, bật dậy sức sống tiềm năng của vùng đất này.

    [​IMG]
    Đầu tuyến kênh T5 nối liền kênh Vĩnh Tế tại xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Ảnh: VĨNH KỲ

    [​IMG]
    Thủ tướng Võ Văn Kiệt khảo sát trước khi đào kênh T5. Ảnh: Tư liệu

    Có mặt trong nhiều chuyến khảo sát cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 1996, ông Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, nhớ lại: "Sau nhiều lần anh Sáu Dân (tên gọi thân mật của Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đi dọc kênh Vĩnh Tế để quyết định đào các kênh thoát nước như kênh T4, T5, T6 thì có rất nhiều ý kiến theo lý thuyết khoa học và cả những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, anh Sáu Dân đã quyết định phóng tuyến kênh T5 - Tuần Thống (nay là kênh Võ Văn Kiệt), khởi đầu cho việc khởi công xây dựng hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây. Thủ tướng đã "thu phục" được các nhà khoa học hàng đầu tham gia nên công trình hoàn thành vượt thời gian đề ra, làm chuyển động toàn bộ vùng Tứ giác Long Xuyên".

    Dấu mốc lịch sử cho vùng Tứ giác Long Xuyên là vào ngày 22-4-1997, đích thân Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công đào các tuyến kênh T4, T5, T6 trải dài từ tỉnh An Giang qua tỉnh Kiên Giang và thông ra biển Tây, với chiều dài hơn 100 km. Đây là công trình thủy lợi nhằm thoát nhanh nước lũ từ thượng nguồn đổ về để tránh thiệt hại ngập úng do lũ; đồng thời khai thác vùng đất hoang hóa Tứ giác Long Xuyên với mục đích phát triển nông nghiệp. Trong đó, kênh T5 có quy mô lớn nhất với chiều dài 48 km, rộng gần 40 m, sâu từ 3,5 - 4 m. Điểm đầu tuyến kênh này tiếp giáp với kênh Vĩnh Tế tại vàm T5 (xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và kết thúc tại cống Tuần Thống (xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).

    [​IMG]
    Những ngày đầu thi công kênh T5 . Ảnh: Tư liệu

    Người dân trong vùng vẫn nhớ như in hình ảnh Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhiều lần ghé kiểm tra tiến độ đào kênh. Ông Huỳnh Ngọc Ân, ngụ xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) cho biết: "Lúc đó, việc đào kênh khẩn trương lắm! Máy xúc làm liên tục, bờ kênh được đắp cao, mưa lầy lội mà Thủ tướng vẫn xắn ống quần đi trên bờ kênh quan sát, đôn đốc việc thi công. Thủ tướng rất giản dị, gần dân. Nhờ tấm lòng của ông mà người dân nơi đây có được những con kênh tháo đất phèn, rước nước ngọt cho ruộng đồng tươi tốt, nên người dân quen gọi kênh T5 là "kênh Ông Kiệt"".

    [​IMG]

    [​IMG]
    Nói về hiệu quả của tuyến kênh T5, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng tuyến kênh này đã làm thay đổi lớn cả vùng Tứ giác Long Xuyên, bởi vùng này bị lũ ngập sâu. Do đó, kênh T5 trước hết để thoát lũ nhanh ra biển. Sau đó là rửa phèn, rước nước ngọt vào đồng ruộng, rồi tiếp đến nhằm khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất.


    [​IMG]
    Người dân về an cư bên dòng kênh Võ Văn Kiệt. Ảnh: VĨNH KỲ

    Ông Đỗ Minh Trí cho biết khi hệ thống các tuyến kênh T4, T5, T6 hoàn thành, tình hình phát triển nông nghiệp trong khu vực ngày càng tăng về năng suất và giá trị. Bên cạnh cây lúa, người dân còn chuyển đổi sang trồng màu và cây ăn trái. Năng suất bình quân hiện nay gần 6,7 tấn/ha/vụ. Điều này đã góp phần giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

    [​IMG]
    Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong lần về thăm tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Tư liệu

    Thực tế, giá trị của kênh T5 được người nông dân hiểu rõ nhất. "Trước đây, nông dân trong vùng chỉ làm 1 vụ lúa/mùa do đất nhiễm phèn nhưng từ ngày có kênh T5, người dân làm được 2-3 vụ lúa. Có kênh thì cũng có đường, tuyến đường cặp kênh đã giúp nông dân vận chuyển nông sản thuận lợi. Cơ giới đã vào đến tận ruộng, nông dân canh tác dễ dàng, đời sống người dân từ đó mà khá giả" - ông Huỳnh Văn Sơn, xã Lạc Quới, vui mừng nói.

    Xã Bình Giang (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) là nơi ôm trọn 30 km tuyến kênh T5 đi qua địa bàn tỉnh vốn là một vùng đất nhiễm phèn nặng, chỉ sản xuất 1 vụ lúa/năm. Từ khi có tuyến kênh đi qua, hệ thống thủy lợi được đầu tư hoàn chỉnh, toàn bộ diện tích trồng lúa của xã sản xuất được 2-3 vụ/năm. Chỉ tay về cánh đồng lúa ngút ngàn nằm phía trong cống ngăn mặn T5 giáp biển Tây, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Bình Giang, nói: "Ngày trước toàn bộ vùng này hoang hóa, nhiễm phèn - mặn, sản xuất không hiệu quả. Từ khi có "kênh Võ Văn Kiệt" dẫn nước ngọt tháo chua, rửa phèn cho vùng Tứ giác Long Xuyên, tạo điều kiện cho bà con phát triển, cuộc sống người dân khá lên rõ rệt".

    [​IMG]
    Thủ tướng Võ Văn Kiệt với người dân quê hương xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. ẢNH: BẢO TÀNG VĨNH LONG

    Còn ông Huỳnh Long Hải - nguyên Giám đốc Nông trường 422, xã Bình Giang - cho hay năm 1997, sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo phóng tuyến kênh qua đây, những vùng đất hoang hóa nhiễm phèn trước đây được gột rửa, rót lên lớp phù sa màu mỡ. "Ngay vụ lúa Đông Xuân đầu tiên, tôi và người dân trong vùng đã thu hoạch 4 tấn/ha, một con số ngoài sức tưởng tượng. Hiện năng suất lúa đã tăng lên 7-8 tấn/ha" - ông Hải chia sẻ.

    [​IMG]
    Công viên Văn hoá Võ Văn Kiệt, tại xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ảnh: VĨNH KỲ

    [​IMG]
    Kỳ tới: Đóng góp lớn cho phát triển văn hóa
     
  13. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
    TS. TÔ VĂN TRƯỜNG - Thứ Năm, 25/04/2024 , 08:18 (GMT+7)
    Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.
    Sau khi dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia được phổ biến tại cuộc họp ở Cần Thơ ngày 23/4/2024, quan ngại của các chuyên gia tại cuộc họp rất đáng hoan nghênh. Phản biện khoa học cần lên tiếng nhưng muốn tiếng nói được lắng nghe, có trọng lượng cần phải có cơ sở khoa học và thực tế.

    Một số bài báo vừa qua, có tựa đề “giật gân” như: Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây; Kênh đào Phù Nam - Techo có thể lấy mất đến 50% lượng nước của sông Mê Kông; Kênh đào Funan Techo có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc làm cho người dân hoang mang và lãnh đạo cũng băn khoan, lo lắng, trăn trở.

    1. Xuất xứ các thông tin về tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo
    Ngày 8/8/2023, Campuchia gửi thông báo cho Ban thư kí Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo. Một số thông tin về tuyến kênh:

    - Dài x rộng x sâu của tuyến kênh: LxBxH = 180 km x 50m x 4,7m;

    - Có 3 âu kiểm soát mực nước và lưu lượng tuyến giao thông (LxBxH: 135x18x5,8 m); Lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s.

    [​IMG]
    Minh họa vị trí tuyến giao thông thủy Funan Techo và vị trí 3 khóa âu.

    2. Tiềm năng nguồn nước sông Mê Kông và tiềm năng nước về ĐBSCL
    Tiềm năng nguồn nước sông Mê Kông
    Lưu vực sông Mê Kông có diện tích khoảng 795.000 km², chảy qua địa phận của 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam với chiều dài dòng chính là 4.800 km, tổng lượng dòng chảy hàng năm vào khoảng 475 tỷ m³. Sông Mê Kông xếp thứ 21 trên thế giới về diện tích lưu vực, thứ 12 về chiều dài và thứ 8 về tổng lượng dòng chảy.

    TT Tên quốc gia Diện tích trong lưu vực (km²) % so với tổng diện tích lưu vực % so với tổng diện tích mỗi quốc gia % dòng chảy đóng góp
    1 Trung Quốc 165.000 21 - 16
    2 Myanma 24.000 3 - 2
    3 Lào 202.000 25 97 35
    4 Thái Lan 184.000 22 36 18
    5 Campuchia 155.000 20 86 18
    6 Việt Nam 65.000 9 20 11
    Tổng diện tích: 795.000 100 Tổng dòng chảy năm: 475 km³
    Tổng hợp thông tin về diện tích và đóng góp dòng chảy từ các quốc gia trên lưu lưu vực sông Mê Kông

    Phân bố dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long
    Phân bố dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn từ 1995 đến 2020 qua Tân Châu và Châu Đốc vào khoảng 12.450 m³/s ứng với tổng lượng 394,2 tỷ m³; lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 3.114 m³/s với tổng lượng 8,1 tỷ m³/tháng.

    [​IMG]
    Phân bố lưu lượng dòng chảy Mê Kông về ĐBSCL hàng năm qua Tân Châu và Châu Đốc

    3. Đánh giá tác động của tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo
    Xây dựng kịch bản:
    Để xem xét ảnh hưởng trong trường hợp bất lợi nhất, vượt ra ngoài thông báo của phía Campuchia, thì tác động của tuyến kênh Funan Techo như thế nào?

    - Trường hợp 1: Nếu kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m³/s.

    - Trường hợp 2: Các âu mở tự do liên tục cả mùa lũ lẫn mùa kiệt (không kiểm soát lưu lượng qua âu như thông báo của Campuchia là 3,6 m³/s).

    - Trường hợp 3: như trường hợp 1 (các âu mở liên tục) kết hợp cấp nước nông nghiệp ở các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep.

    Theo tính toán thủy lực, và kinh nghiệm của tôi về lưu vực sông Mê Kông, thông qua tìm hiểu địa hình, các khu vực canh tác phía Tây Nam của Campuchia, thì diện tích có thể lấy nước tưới từ tuyến kênh Funan đạt khoảng 60.000 đến 80.000 ha tương đương với lưu lượng tưới gia tăng ước khoảng 50 - 70 m3/s.

    Vì thế, đối chiếu với lượng dòng chảy của sông Mê Kông, những người có chuyên môn về thủy văn và thủy lực nghe thông tin bình luận đào kênh Funan Techo sẽ lấy mất khoảng 50% lượng nước của sông Mekong về phía Việt Nam và đảo lộn hệ sinh thái miền Tây là hoàn toàn “võ đoán”.

    Kết quả mô phỏng thủy lực tóm tắt như sau:
    - Nếu Campuchia triển khai dự án và vận hành tuyến kênh theo thiết kế đã được thông báo cho Ủy hội sông Mê Kông quốc tế: Kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m³/s so với tiềm năng nguồn nước sông Mê Công về đồng bằng qua Tân Châu và Châu Đốc là 12.450 m³/s thì tác động của dự án đến ĐBSCL của Việt Nam là không đáng kể.

    - Tuy nhiên, trong trường hợp 2 và 3 khi các cống để mở hoàn toàn cho nước trên kênh chảy tự do ra cảng Kep, kết hợp tưới thì dự án sẽ gây tác động đáng kể tới chế độ dòng chảy và lượng phù sa về ĐBSCL, đồng thời làm gia tăng diện tích xâm nhập mặn vào sâu trong đồng bằng. Với mục tiêu phục vụ mục đích giao thông thủy và nếu kết hợp phục vụ mở rộng diện tích tưới như tôi đã phân tích ở trên thì dự án sẽ có khả năng làm giảm lượng nước trên sông Hậu từ 5-13% trong mùa khô, từ 2-6% trong mùa mưa. Đồng thời khả năng lưu lượng trên sông Tiền sẽ bị giảm từ 2-4% trong mùa khô, từ 1-3% trong mùa mưa.

    - Sự sụt giảm lưu lượng dòng chảy về Việt Nam sẽ gây gia tăng xâm nhập mặn sâu hơn trên cả sông Tiền và sông Hậu, phạm vi lớn hơn và sớm hơn (xảy ra ngay tháng 12 và tháng 1 hằng năm). Đồng thời, lượng phù sa về ĐBSCL vốn đã suy giảm những năm gần đây do các đập trên thượng lưu của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị giảm do việc triển khai Dự án. Ngoài ra, sự sụt giảm lưu lượng, mực nước cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm giảm không gian sinh tồn của hệ sinh thái nước ngọt.

    - Do gia tăng xâm nhập mặn sâu với phạm vi lớn hơn và sớm hơn, có thể trùng với thời điểm cấp nước cho vụ đông xuân của vùng ĐBSCL, ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của người dân, tác động đến ngành sản xuất lúa gạo của vùng.

    Giải pháp và bài học từ hợp tác khai thác sông Mê Kông
    Để có thêm thông tin, trong khuôn khổ Hiệp định sông Mê Kông 1995, Việt Nam hoàn toàn có quyền kiến nghị phía Campuchia hợp tác, cung cấp bổ sung thông tin với Ủy hội quốc tế sông Mê Kông và Việt Nam, về: i) Qui trình vận hành 3 khóa âu; ii) Mục đích khác của tuyến kênh như phục vụ sản xuất nông nghiệp, diện tích cụ thể tưới bao nhiêu ha; iii) Kết nối tuyến kênh với hệ thống sông kênh rạch hiện hữu nơi tuyến kênh giao thông thủy cắt qua; iv) Giải pháp đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.

    Khi đó, các tác động bất lợi do tuyến kênh gây ra sẽ được tính toán đầy đủ và kiến nghị giải pháp giảm thiểu. Việc phối hợp giữa 2 quốc gia trên tinh thần hợp tác sẽ càng củng cố thêm quan hệ giữa hai nước láng giềng cùng ở hạ nguồn lưu vực sông Mê Kông ứng phó với các ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển thủy điện và nông nghiệp phía trên hạ lưu sông Mê Công từ phía Trung Quốc làm dòng chảy lũ giảm, phù sa và nguồn lợi thủy sản giảm, dòng chảy kiệt, trái qui luật.

    Không gì tốt hơn là để chính các chuyên gia người Campuchia thuyết phục các nhà chức trách của họ. Nên thành lập nhóm nghiên cứu chung giữa MRCS, Việt Nam và Campuchia. Kết quả các bên sẽ thống nhất quan điểm đánh giá tác động dự án và các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đáp ứng yêu cầu của các cấp có thẩm quyền cả Việt Nam và Campuchia.

    Tôi có bài học kinh nghiệm rất đắt giá và thực tế là cuối thập niện 90 phía Campuchia phản ứng phê phán Việt Nam đào kênh đắp bờ ở Đồng Tháp Mười gây dâng mực nước làm ngập lụt phía Campuchia. Tôi cho mời 3 chuyên gia người Campuchia sang Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam ngồi cùng nhau tính toán kiểm nghiệm mô hình thủy lực với chuyên gia Việt Nam. Hồi ấy, chưa có bộ mô hình MIKE thông dụng của Đan Mạch, chúng tôi đã chủ động cấp cho bạn phần mềm mô hình VRSAP của cố PGS - Anh hùng Lao động Nguyễn Như Khuê (kể cả chương trình nguồn). Kết quả tính toán mô phỏng cho thấy độ dâng mức nước do tác động của đắp bờ kênh phía Việt Nam không đáng kể và có giải pháp giảm thiểu. Chính các chuyên gia người Campuchia khi về nước đã thuyết phục lãnh đạo nước họ, nên mọi sự kết thức có hậu.

    Điều cần rút ra từ các thông tin gây hoang mang dư luận vừa qua cho thấy: i) Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam cũng đã có những đánh giá ban đầu dựa trên những thông tin mà bạn chia sẻ cung cấp cho các cơ quan cấp trên, những kết quả tính toán bổ sung cho thấy trong các trường hợp bất lợi thì tác động của tuyến kênh là không lớn; ii) Một số bài viết trước những vấn đề nhạy cảm nhưng lại tiếp cận các nguồn tin thiếu tin cậy, thiếu kiểm chứng, giật tít không đúng sự thực, làm đẩy dư luận đi trái với mục đích quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia cũng như những cam kết thỏa thuận trong hợp tác ở Ủy hội sông Mê Kông của các nước trên lưu vực trong đó có Việt Nam và Campuchia.

    Sự quan ngại về kênh Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại, đến khi các số liệu được minh chứng qua tính toán và thực tế sẽ làm mất uy tín không chỉ của cá nhân mà cả quốc gia.

    Thay cho lời kết
    Tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo của Campuchia nằm hoàn toàn trên đất Campuchia được xem là quyền lợi khai thác phát triển, phù hợp với lợi ích hợp tác và phát triển của nước bạn. Campuchia đã thực hiện thông báo trước, thông tin về dự án theo Hiệp định Mê Kông 1995, mặc dù lưu lượng mà họ dự kiến qua tuyến kênh là rất nhỏ.

    Giả thiết rằng, dự án giao thông thủy nội địa Funan Techo của Campuchia sau khi xây dựng được giám sát thực hiện đúng như thông báo của Campuchia tới Ủy hội sông Mê Kông thì việc mất đi một lượng nước 3,6 m³/s là rất nhỏ so với tiềm năng dòng chảy sông Mê Kông. Nếu tuyến kênh này sử dụng đa mục tiêu là kết hợp gia tăng sản xuất nông nghiệp dọc theo tuyến giao thông thủy Funan Techo thì ảnh hưởng của việc mất đi lượng nước sẽ lớn hơn, tuy nhiên cũng không đáng kể so với tiềm năng nguồn nước sông Mê Kông.

    Hơn nữa, các tác động này là hoàn toàn có thể giảm thiểu thông qua hợp tác Ủy hội sông Mê Kông, giám sát và kiểm soát lượng nước chảy qua các cửa van theo thông báo của Campuchia.

    Ngày nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cần nâng cao vai trò của mình, phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, Campuchia và các quốc gia thành viên Ủy hội để thúc đẩy thực hiện nghiên cứu về tác động của Dự án; đồng thời, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động của dự án kênh đào Funan Techo và các phát triển thượng nguồn nói chung để hỗ trợ sát thực hơn công tác quản lý khai thác nguồn tài nguyên nước của lưu vực sông Mê Kông vững bền vì lợi ích chung của cả lưu vự

    Kênh đào Funan Techo và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông (nongnghiep.vn)
     
  14. diephvvnd

    diephvvnd Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/5/09
    Bài viết:
    2,808
    Nơi ở:
    Sakura No Ayakashi
    Tuyến vận tải sông mekong sợ mất nhiều vì có kênh đào này thì sẽ có nhiều cạnh tranh hơn.
     
  15. Bách độc bất xâm

    Bách độc bất xâm Fire in the hole! GameOver

    Tham gia ngày:
    1/8/21
    Bài viết:
    2,715
    thời bác Kiệt đỉnh thật, toàn công trình vĩ đại
     
  16. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,460
    Cái này thật ra quan tâm vụ nước ngọt cho ĐBSCL hơn, chứ VN làm gì có vận tải đường sông đâu mà lo. Nhiều lắm có vài cái ghe chở lúa với xà lan chở cát là hết.
     
  17. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    19,288
    Nơi ở:
    nhà
    Giờ topic về kênh này gom vô đây hết cho gọn nha.
     
  18. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Ông Hun Sen quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo10
    [​IMG]
    Ông Hun Sen, hiện là chủ tịch Thượng viện Campuchia, nói kênh đào Phù Nam Techo mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người dân Campuchia, cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào đất nước.

    [​IMG]
    Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen - Ảnh: KHMER TIMES

    Theo báo Khmer Times ngày 27-4, ông Hun Sen - cựu thủ tướng Campuchia Hunsen, nay là chủ tịch Thượng viện Campuchia - cho biết để mang lại lợi ích quan trọng cho đất nước và người dân Campuchia, ông phải ra quyết định xây dựng kênh đào kênh đào Phù Nam Techo trong thời gian tới.

    Phát biểu được ông đưa ra tại cuộc gặp Hiệp hội Oknha (quý tộc) Campuchia tối 26-4.

    Ông Hun Sen nói thêm ông hy vọng phía Việt Nam sẽ hiểu được nhu cầu của Campuchia, vì kênh đào sẽ mang lại nhiều lợi ích về giao thông, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sinh kế và tránh lũ lụt ở một số tỉnh tây nam Campuchia.
    ồn lực, trong trường hợp không thể tìm nguồn vốn từ bên ngoài, chúng ta cần đoàn kết lại để xây dựng con kênh này. Sự hỗ trợ và các đóng góp của các bạn rất quan trọng trong nỗ lực này", ông Hun Sen nhấn mạnh.

    Ông Hun Sen cũng khẳng định sẽ huy động những người có sẵn nguồn lực đầu tư vào con kênh vì lợi nhuận dự án sẽ mang lại. Con kênh không chỉ là niềm tự hào của Campuchia mà còn mang lại lợi nhuận cho người dân.

    Ông Hun Sen nói thêm hệ thống giao thông đường thủy sẽ thu hút các nhà đầu tư vào Campuchia. Ngoài ra sự thuận tiện về giao thông cũng khuyến khích các nhà đầu tư hiện tại đầu tư thêm vào Campuchia.
     
  19. ntv303

    ntv303 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/12/14
    Bài viết:
    2,454
    Cái vựa lúa với trái cây ở miền Nam chở bằng ghe hết 90% là ít. Cực kì nhiều đấy chứ đừng đùa. Lúa trồng xong đưa xà lan vào chở chứ cả ngàn tấn kêu xe tải chở kiểu gì.
     
    lovelybear thích bài này.
  20. lovelybear

    lovelybear Ryu & Ken GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    16,888
    Miền Tây vẫn sử dụng vận tải đường sông là chính nha bạn. Vài cái ghe chở lúa của bạn nó chở phần lớn lúa lên miền Đông và đi tới cảng để xuất khẩu đó.
    Bạn học địa lý kiểu gì mà phán được câu đó hay vậy? worry-100
     
    í_no_good2099, ging1212 and jumper like this.

Chia sẻ trang này