Trung tâm Hỗ trợ tâm lý và các vấn đề liên quan đến trầm cảm, Stress cuộc sống!

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi Tia Sáng, 21/7/17.

  1. zondaR

    zondaR For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/09
    Bài viết:
    11,867
    Thế ếu nào mình vào topic trầm cảm lại thấy trầm cảm vcl. :(
     
  2. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Tuởng vào đây đọc bài về trầm cảm mà thấy trầm cảm nhiều hơn
     
    lehmanbear thích bài này.
  3. Nô.

    Nô. For the Horde! GVN CHAMPION ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/3/07
    Bài viết:
    11,748
    Nơi ở:
    Nowhere
    Tế :6cool_ah:
     
  4. KOJIMA

    KOJIMA ! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/8/05
    Bài viết:
    4,652
    Người chuyên đi gieo chầm cảm mà cũng bị chầm cảm xao ? :4cool_confuse:
     
  5. dp_onl

    dp_onl Baldur's Gate GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    8/7/10
    Bài viết:
    48,641
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit
    Muốn trải lòng lại vì những mối quan hệ đẹp mà mình tự ngắt khoảng thời gian này cảm thấy có lỗi quá :-(||> thôi khóc bên topic khoảnh khắc cho nô post lên insta
     
  6. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    [​IMG]

    BẠN LÀM SAO ĐỂ DỄ NGỦ HƠN? LÚC KHÓ NGỦ THÌ NÊN NGHĨ GÌ? [​IMG] [​IMG]

    Sự căng thẳng trong công việc, đời sống cá nhân, gia đình luôn khiến chúng ta có rất nhiều suy nghĩ tiêu cực vào ban đêm, đặc biệt là khi cố gắng đi ngủ.
    Mình xin chia sẻ một cách đơn giản mà mình thường áp dụng. Lưu ý là cách nào cũng sẽ hiệu quả với người này nhưng chưa chắc hiệu quả với người khác nên mọi người có thể xem đây là thông tin tham khảo trong việc tìm kiếm phương pháp ngủ ngon hơn nhé.
    Mình không đếm cừu, đếm sao vì mình thấy căng thẳng mỗi khi nghĩ đến con số hoặc phải đếm liên tục nên mình chọn cách tưởng tượng ra hình ảnh và đánh lạc hướng cảm xúc.
    Cách này mình xem gợi ý từ Chris Ebber, một người dùng Quora, sau khi đọc thì mình tự áp dụng cho bản thân.
    Vấn đề khó ngủ thường xuất phát từ việc bạn suy nghĩ quá nhiều về đêm, trừ khi lúc quá mệt nằm xuống ngủ luôn chứ không trước khi ngủ, ai cũng sẽ dễ suy nghĩ về ngày mai, về quá khứ, về tương lai do đó chủ động phân tâm suy nghĩ của mình cũng là một cách.
    Theo cách của Chris thì chúng ta sẽ bắt đầu tưởng tượng về khung cảnh yêu thích. Mình áp dụng và thường nghĩ đến những con đường đèo băng qua rừng thông trên Đà Lạt, đó là cảm giác mình thấy dễ chịu nhất.
    • Bước 1: Bắt đầu tưởng tượng đến không khí mát mẻ, cánh rừng thông bát ngát hoặc bất cứ đâu bạn thấy thích.
    • Bước 2: Sau khi đã có khung cảnh của mình thì bạn bắt đầu tưởng tượng các thứ khác. Chris tưởng tượng những con chim cánh cụt trên bãi biển. Còn vì mình tưởng tượng ra Đà Lạt nên mình nghĩ đến mấy chiếc xe máy đi nối nhau ở phía trước.
    • Bước 3: Tưởng tượng những hành động của những thứ bạn nghĩ đến ở bước 2. Ví dụ chim cánh cụt thì đang đi lạch bạch còn xe máy thì đang lượn quanh những con đường đèo ngoằn ngoèo trên Đà Lạt.
    • Bước 4: Và cứ như vậy bạn tưởng tượng ra thêm những điều thứ xung quanh khung cảnh đó, từ từ cuốn theo đến khi chìm vào giấc ngủ.
    Về phần quan trọng nhất chính là điều hoà nhịp thở, khi thở sâu bạn sẽ cảm nhận được tinh thần và cơ thể bình tĩnh, thư giãn hơn. Tuyệt vời nhất là hãy tập tưởng tượng nhiều khung cảnh khác nhau để có được sự thư giãn tuyệt đối.

    LIỆU CHÚNG TA CÓ THỂ BÙ LẠI NHỮNG GIẤC NGỦ ĐÃ MẤT KHÔNG?
    Lỡ thức trắng đêm hôm trước bạn tự hỏi liệu mình có thể ngủ bù vào hôm sau không? Câu trả lời đơn giản là có. Giả sử có một cuộc họp vào thứ sáu khiến mana của bạn tụt xuống trầm trọng, vậy thì bạn chỉ cần dành cả ngày tiếp theo để hồi máu, sức khỏe của bạn sau đó có thể trở lại trạng thái bình thường.
    Giấc ngủ là một loại hoạt động bảo trì – khi bạn ngủ, bộ não của bạn tự động sắp xếp lại thông tin và chữa lành cơ thể. Nó quyết định thông tin nào cần được giữ lại và thông tin nào phải ra đi. Nó thậm chí còn định hình việc bạn đối mặt với ngày mới như thế nào. Việc đi ngủ mỗi ngày còn góp phần chữa lành và vỗ về trái tim của bạn.
    Việc bắt kịp những giấc ngủ đã mất không giống với việc đi ngủ đúng giờ. Khi bạn ngủ bù, bạn cần thêm nhiều thời gian hơn bình thường để cơ thể có thể hồi phục hoàn toàn. Theo một nghiên cứu năm 2016, cần 4 ngày để bình phục thực sự từ 1 tiếng mất ngủ.
    Thực tế, có một số người mắc chứng mất ngủ kinh niên, điều này gây nên sự thiếu ngủ trầm trọng. tình trạng này dẫn đến khó khăn trong việc bắt kịp chế độ ngủ bình thường và có khả năng làm tăng các triệu chứng mất ngủ nghiêm trọng. Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này: lượng thời gian bạn chợp mắt giống như lượng tiền bạn gửi vào tài khoản ngân hàng vậy, cứ mỗi khi thiếu tiền bạn lại rút ra dùng và sau đó lại phải hoàn trả lại số tiền đó vào tài khoản, nhưng nếu tình trạng này trở nên mãn tính đến độ bạn cứ rút mãi mà chẳng còn khả năng hoàn trả nữa, vậy thì mọi nỗ lực sau đó đều trở nên vô dụng.
    Người phải thường xuyên phải ngủ bù vào ngày hôm sau có thể gia tăng rủi ro đến sức khỏe, lâu dần dẫn đến nhiều loại bệnh như: tiểu đường, tăng cân, lo lắng, tr.ầm cảm, rối loạn lưỡng cực, hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, trí nhớ giảm sút..
    VẬY CÓ MẸO NÀO ĐỂ BÙ LẠI GIẤC NGỦ BỊ MẤT KHÔNG?
    Không phải tất cả đều có cùng thời gian ngủ mỗi đêm. Một số cần đến 9 tiếng để có thể hoạt động một cách hiệu quả vào ngày hôm sau, một số chỉ cần đến 6 tiếng hoặc ít hơn. Để tìm ra khoảng thời gian ngủ phù hợp với bản thân, bạn nên thử ngủ và tính thời gian mỗi đêm xem, vào mỗi buổi sáng ngày kế tiếp bạn cảm thấy thế nào sau từng ấy tiếng đi ngủ? Và nếu bạn bị miss giấc ngủ, dưới đây là một vài cách để bù đắp lại nó.
    - Ngủ ngắn khoảng 20 phút vào trưa hoặc đầu giờ chiều. (Ngủ trưa là rất rất quan trọng cho nên đừng cố chấp tin mấy dòng self help mà ngược đãi bản thân bằng cách không ngủ trưa nhé)
    - Ngủ nướng vào cuối tuần nhưng đừng nhiều hơn 2 giờ so với ngày thường.
    - Ngủ nhiều hơn vào một hay hai đêm sau ngày thức đêm muộn hoặc thức trắng.
    - Đi ngủ sớm hơn vào đêm tiếp theo.
    - Đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi ngày đến khi bạn đạt được thời gian ngủ hoàn hảo.
    - Đoán xem thứ gì hay thói quen gì giữ bạn thức muộn và thử thay đổi nó.
    - Đảm bảo phòng ngủ đủ tối và nhiệt độ vừa phải.
    - Tốt nhất là giữ thiết bị điện tử cách càng xa càng tốt

    Cuộc sống ngày càng khó khăn và nhiều áp lực, hãy đối xử với bản thân tốt hơn bằng những giấc ngủ sâu và êm ái. Cơ thể và trí óc của bạn đều cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi mà.
    nguồn: healthline
     
  7. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Về giấc ngủ, khi đã khó ngủ thì cố gắng giãn người ra, đừng cố gắng ngủ, ngủ không được lại bực mình thêm.
     
    xDarkxAngelx and lastsamurai like this.
  8. NaughtyEvil

    NaughtyEvil Member vô giá trị GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    9,086
  9. dp_onl

    dp_onl Baldur's Gate GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    8/7/10
    Bài viết:
    48,641
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit
    Ơ có topic này ah, ko biết làm tạo topic :((
     
  10. NaughtyEvil

    NaughtyEvil Member vô giá trị GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    9,086
    .
     
    iamlogan thích bài này.
  11. NaughtyEvil

    NaughtyEvil Member vô giá trị GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    9,086
    Xét về độ cần thiết và quan trọng của topic này.
    Mình stick nó lên cho mọi người đều có thể thấy và chia sẻ cùng nhau

    Đồng thời gỡ 1 số topic khác để dành không gian cho các topic này
     
    ♥Mĩm♥ thích bài này.
  12. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    31,792
    Nơi ở:
    Blink House
    Mất ngủ nữa rồi :2cool_sad: dành cả ngày nay ko ngủ ngày mệt thấy mịa lun mà tối vẫn ko ngủ dc
     
  13. tuanad

    tuanad Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/2/06
    Bài viết:
    1,163
    Nơi ở:
    now & here
    Tối trc khi ngủ nghe clip này thử coi nha sĩ

     
    xDarkxAngelx thích bài này.
  14. kylanbac_beta

    kylanbac_beta C O N T R A

    Tham gia ngày:
    4/11/20
    Bài viết:
    1,885
    simp
     
  15. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Làm sao để bạn có giấc ngủ sâu hơn?

    [​IMG]
    Một giấc ngủ sâu tuy chỉ kéo dài khoảng thời gian ngắn trong một đêm nhưng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng hơn mỗi khi thức giấc đấy!


    Trong khi bạn nghỉ ngơi, cơ thể bạn trải qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ giấc ngủ. Giấc ngủ sâu là giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ giúp bạn cảm thấy sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng. Khi cơ thể bạn rơi vào giấc ngủ sâu sẽ khó bị đánh thức, nếu bạn cố gắng thức dậy, bạn có thể cảm thấy hơi choáng váng.

    Các giai đoạn của giấc ngủ
    [​IMG]

    Giấc ngủ được chia làm 2 loại bao gồm REM (rapid eye movement – cử động mắt nhanh) và NREM (non rapid eye movement – không cử động mắt nhanh). Trong chu kỳ giấc ngủ, bạn bắt đầu bằng giấc ngủ không REM, nối tiếp đó là một khoảng thời gian ngắn của giấc ngủ REM. Chu kỳ này lặp lại suốt đêm khoảng 90 phút một lần.

    Giai đoạn 1
    Giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ không REM trong chu kỳ giấc ngủ là giai đoạn chuyển tiếp lúc cơ thể và não chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái ngủ. Khoảng thời gian này tương đối ngắn, chỉ kéo dài vài phút và bạn đi vào giấc ngủ khá nhẹ nhàng. Con người có thể thức dậy ở giai đoạn này của giấc ngủ dễ dàng hơn so với các giai đoạn khác.

    Trong giai đoạn 1, các chức năng cơ thể bao gồm nhịp tim, hô hấp và chuyển động mắt bắt đầu chậm lại. Các cơ trên cơ thể cũng thả lỏng, nhưng đôi lúc có thể co giật. Các sóng não bắt đầu chậm lại khi hoạt động của não và kích thích giác quan suy giảm.

    Giai đoạn 2
    Giai đoạn thứ 2 của giấc ngủ không REM là một giai đoạn nhẹ xảy ra khi cơ thể bắt đầu chuyển sang giấc ngủ sâu hơn. Bạn sẽ ngủ nhiều hơn ở giai đoạn này.

    Ở giai đoạn 2, hệ thống cơ thể bắt đầu diễn ra chậm hơn. Các cơ bắp thư giãn, chuyển động mắt dừng lại, nhiệt độ cơ thể cũng giảm xuống. Sóng não chậm hơn và xuất hiện các đợt tín hiệu điện nhỏ trong não.

    Giai đoạn 3
    Giấc ngủ sâu là giai đoạn thứ 3 của giấc ngủ không REM. Lúc này, nhịp tim và nhịp thở ở mức thấp nhất trong suốt chu kỳ ngủ. Các cơ và mắt được buông lỏng và sóng não thậm chí còn chậm hơn các giai đoạn trước. Giai đoạn giấc ngủ sâu thường dao động khoảng từ 45 – 90 phút.

    Giai đoạn 3 của chu kỳ được gọi là giấc ngủ sâu, giấc ngủ sóng chậm (SWS) hay giấc ngủ delta. Trong giai đoạn này, con người sẽ rất khó bị đánh thức ngay cả khi có tiếng động lớn.

    Giai đoạn 4
    Giai đoạn không REM này chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ, được gọi là giai đoạn ngủ rất sâu. Thời điểm này cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Các sóng não hầu hết là sóng chậm delta. Nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt, huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất. Các nhóm cơ bao gồm tay, chân, mắt hoàn toàn không chuyển động.

    Nếu bị đánh thức ở giai đoạn giấc ngủ sâu, bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng, choáng váng và mất một vài phút sau đó não bộ mới hoạt động trở lại bình thường.


    Giai đoạn 5
    Giấc ngủ REM là giai đoạn thứ 5 và cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ. Cơ thể đi vào giấc ngủ REM khoảng 90 phút sau khi ngủ. Trong giai đoạn này, đôi mắt đảo qua lại phía sau mí mắt khép kín. Trạng thái này gần giống với trạng thái thức hơn so với các giai đoạn khác của giấc ngủ.

    Trong giấc ngủ REM, sóng não bắt đầu giống với sóng não của trạng thái thức. Nhịp tim và nhịp thở tăng lên. Giai đoạn REM cũng là lúc những giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Não tạm thời làm tê liệt cánh tay và chân để ngăn cơ thể thực hiện giống như trong mơ.

    Bạn nên làm gì khi ngủ không sâu giấc?
    [​IMG]


    Phải làm sao để có giấc ngủ sâu? Hãy dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ. Điều này giúp cơ thể trải qua nhiều chu kỳ giấc ngủ hơn và tăng thời gian ngủ sâu giấc.

    Một số yếu tố có thể giúp bạn ngủ sâu hơn, bao gồm:

    • Tăng thân nhiệt: Làm nóng cơ thể trong spa hoặc phòng tắm hơi nóng.
    • Tập thể dục đều đặn: Bạn có thể thực hiện các bài tập bơi lội, đi bộ hoặc chạy bộ vào đầu ngày thay vì trước khi đi ngủ.
    • Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và tăng cường thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.
    Ngoài ra, một số thuốc chống trầm cảm có thể giúp bạn ngủ sâu hơn, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Tiếng ồn màu hồng (pink noise) có thể làm tăng hiệu quả của giấc ngủ sâu của một người. Tiếng ồn màu hồng là gồm những âm thanh ngẫu nhiên với nhiều thành phần tần số thấp hơn tiếng ồn trắng. Nghiên cứu trên tạp chí Frontiers in Human Neuroscience đã xem xét các tác động của tiếng ồn màu hồng vào giấc ngủ sâu. Các phát hiện chỉ ra rằng việc nghe những âm thanh này có thể tăng cường trạng thái ngủ sâu, dẫn đến chức năng bộ nhớ tốt hơn khi thức dậy.

    Một số bí quyết sau đây cũng có thể giúp bạn tránh tình trạng ngủ không sâu giấc:

    • Giảm căng thẳng, áp lực
    • Tránh dùng caffeine vào cuối ngày
    • Tránh ăn nhiều trước khi đi ngủ
    • Giữ cho căn phòng tối nhất có thể bằng cách kéo rèm, đóng cửa sổ và tắt đèn
    • Tránh ánh sáng xanh, chẳng hạn như tắt điện thoại thông minh hoặc máy tính gần giờ đi ngủ.
    Giai đoạn ngủ sâu có xu hướng suy giảm theo tuổi tác. Nếu bạn ở độ tuổi dưới 30, bạn có thể ngủ sâu 2 tiếng/đêm. Nếu bạn ở độ tuổi trên 65, bạn chỉ có thể ngủ sâu nửa tiếng mỗi đêm hay thậm chí là không có.

    Giấc ngủ sâu là một phần quan trọng của quá trình ngủ tổng thể. Vì thế, dù bận bịu đến thế nào, bạn hãy nên dành thời gian để ngủ đúng giờ giấc từ 7 – 9 tiếng để não bộ và cơ thể được hồi phục, đồng thời tránh được những nguy cơ gây hại sức khỏe khác.
     
    ♥Mĩm♥ and xDarkxAngelx like this.
  16. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    PhantomLady and xDarkxAngelx like this.
  17. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Khó giải thích cho nha sĩ quá, nhưng mà nếu tôi cảm thấy khó ngủ, thì sẽ không tập trung để ngủ nữa, làm việc khác, đọc sách, lau người ( mà kiểu lau người cho dễ chịu bằng nước nóng ), đi đi lại lại rồi leo lên giường. Lên giường cũng dang chân tay ra cho thoải mái. Mà hay ở chỗ là đang nằm mà thiu thiu là biết mình sắp đi ngủ rồi, trong trạng thái tỉnh.

    Về giấc ngủ, có người bảo phải đủ 8 tiếng, nhưng tùy người, tôi ngủ 5-6 tiếng 1 ngày vẫn khỏe. Chỉ cần cơ thể đáp ứng được sự phục hồi thì 4 tiếng vẫn được, cái này có trong "Tại sao ngủ ít vẫn khỏe".

    Khi không ngủ được, nói tóm lại đừng ép ngủ, vì thế càng bực mình lại càng không ngủ được. Tình trạng kéo dài là khó luôn..

    Dịch giã chán quá, răng đang cần được trám + trồng lại 2 răng do bị vỡ mà éo dc :-(||>
     
    lastsamurai thích bài này.
  18. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Có bị viêm vô tủy răng ko bác - chứ có là cả 1 vấn đề trầm trọng đó !
    Qua dịch hai bác hẹn nhau đi làm răng luôn đi - người nhà cả thì tư dấn dễ hơn [​IMG] [​IMG] [​IMG]
     
  19. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Đang đuợc tổ tiên gánh nên chưa sao.
     
  20. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Chi tiết của câu chuyện này, mình muốn nói vềcái này , 2vc chần chừ tiêm vaccine, xong rồi nhập viện. Vợ qua đời, chồng thì ok hơn chút, nhưng lại ra đi phần nhiều vì đau buồn trước cái chết của vợ.

    Tinh thần cũng rất quan trọng với hệ miễn dịch. Tất nhiên tinh thần tốt không auto miễn nhiễm, nhưng ít nhất, mình có thêm cơ hội sống sót.

    screenshot_1631522292.png
     
    BatmanForever thích bài này.

Chia sẻ trang này