Mấy trang trước mình cũng có thắc mắc tương tự , ông coi mấy rep phía dưới xem có cái nào hữu ích ko http://gamevn.com/threads/truyen-tien-hiep-nao-hay.1295536/page-485#post-31988629
Trước đọc 1 số truyện thấy nhắc tới tên Lâm Bưu, kiểu như chiến thần thời cách mạng đánh Nhật của Tàu ấy. Mà nay search gg ra ông này ám sát Mao lãnh đạo.
Ông này gần như đệ nhất công thần của CHND tung khựa, từng đc Mao cân nhắc làm ng kế nghiệp, nhưng sau đó vì ổng phản đối mấy cái chính sách ngu lìn như đại nhảy vọt, cmvh các loại nên bị Mao cô lập, cuối cùng tính làm đảo chính nhưng thất bại, cả nhà lên máy bay trốn đi thì máy bay nổ, chết mất xác.
Nhưng mà bọn Tàu nó dùng tren Lâm Bưu này như mang ý nghĩa kiểu mỉa mai gì đó thì phải. Kiểu như" ta ko phải làm Lâm Bưu đâu mà để cho hắn...."
Mao chủ tik chắc đánh nhau, chiêu trò chính trị là giỏi thôi nhỉ. Thấy kế hoạch đề ra toàn thất bại gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo mọi người thì cần những yếu tố gì để phát triển được văn học mạng Việt Nam, bỏ qua các tác phẩm đặc biệt xuất sắc, đa phần các truyện tôi đọc nội dung thấy rất bình thường, cũng chỉ xào đi xáo lại một vài motif quen thuộc, nhưng vẫn rất nhiều người đọc, bản thân tôi cũng đọc, nhiều truyện phải đóng não đọc cho đỡ ức chế, dìm nhân vật phụ tới mức ko có não để nâng nhân vật chính lên, rấy ít truyện xây dựng được địch thủ xứng tầm cho nhân vật chính đấu. Vậy sao ở VN vẫn ko ai làm trong khi nhu cầu đọc lại cao như thế. Nếu bảo tại lịch sử nghèo nàn ko có bối cảnh lịch sử thì t thấy Hàn Quốc trước kia có khi thua cả Việt Nam, nhưng giờ tiểu thuyết, web comic nó còn hơn cả TQ.
Vì việt nam dạy văn không bằng tàu Nhìn đề văn thi tụi nó với bên nhà mình 1 trời 1 vực Văn học mạng nó phát triển vì bản thân mỗi thằng tq lên đại học đều có khả năng viết văn Nhìn lại dân mình, thử hỏi cả diễn đàn bày bao nhiêu thành phần tự tin còn viết dc 1 đọa truyện ngắn vài trang ra hồn
Nếu nói do giáo dục Việt Nam xem nhẹ ban xã hội thì tôi thấy hợp lý hơn, vì t thực tế biết nhiều người sức viết rất tốt, thi DH cho cái đề tài viết ra 10-20 trang A4 luôn. Ai rành giáo dục Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì có thể cho vài điểm so sánh bọn này dạy văn khác VN ntn?
Sức viết rất tốt của ông là người chịu bỏ công học văn mẫu đề cương, và 10-20 trang đó chia ra ứng từng ý trong barem điểm của đề. Viết thì dài nhưng ý mới thì vài lần ra cùng 1 đề mới có ý mới - để cập nhật vào văn mẫu! Dạy văn tốt thì phải cho phép học sinh có tư duy phản biện. Tức là học sinh đưa ra 1 lập luận, việc của giáo viên dạy văn là hướng dẫn học sinh trình bày diễn giải lập luận đó chứ không phải đưa ra kết luận nó đúng hay sai. TQ và cộng đồng Hoa Ngữ (Đài Mã Sing) nó ưu tiên tổ chức đại trà thi biện luận thay vì thi học sinh giỏi văn là vì thế, bốc đề xong yêu cầu phải trình bày được cả ủng hộ lẫn phản bác chứ không phải cứ "chính trị chính xác" xong đếm ý theo barem điểm. VN mình gần đây lớp giáo viên trẻ đã có nổ lực mở rộng cách tiếp cận chủ đề, nhưng chưa được mấy bác già bật đèn xanh. Đề chung phải phối hợp thì giáo viên mới dạy hay đc, chứ thể loại già đéo về hưu ra cái đề "Phân tích cái hay trong thơ chủ tịch..." thì đm, nghỉ! Fact: Thi biện luận cấp quốc gia của TQ từng ra đề tình huống "cô gái đứng trên xe buýt thấy cụ già lên xe liền yêu cầu 1 thanh niên đang ngồi đứng lên nhường chỗ, thanh niên đồng ý nhường và cụ già cảm ơn cô gái". Đội chiến thắng nó nhận đề phản biện và nó diss con bitch, diss người già, và trên đà diss nốt hành khách trên xe.
chỉ cần biết 1 điều thi văn VN chấm theo barem, viết có ý theo yêu cầu thì có điểm, thiếu ý nào là trù điểm ý đó ....Còn văn hay chữ tốt gì tính sau
nói thẳng theo tôi quan sát dạy văn VN dậm chân tại chỗ gần 30 năm nay đến bây giờ vẫn thi tốt nghiệp cấp 3 những cái đề văn cũ rích, k hề có tí giá trị xã hội hiện đại nào mấy cái rừng xà nu, hay vợ chồng a Phủ.... ngay cả thời tôi đi học cấp 3 đầu những năm 2k đã thấy k vào, học để biết thì ok nhưng để cảm nhận thì nói thật chả có cảm nhận gì còn lớp trẻ bây giờ vào thời đại kiến thức bùng nổ lại càng ít người quan tâm mặt khác lúc làm văn thì giáo viên lại hướng dẫn kiểu khá rập khuôn chứ k chấp nhận ý kiến khác của hs đơn cử nhất là truyện Kiều, luôn phải khen này nọ lọ chai k rồi nhân vật nào luôn luôn rập khuôn hình tượng đó chứ k được phép thay đổi, viết thay đổi khác cái là điểm thấp đôi khi giáo viên còn phê bình luôn hs hỏi vậy thì làm sao mà khá nổi quay sang truyện mạng tàu, trước đây k bị cấm nhiều ngay cả nhân vật trong giới lãnh đạo bọn nó cũng dám viết đủ loại hình tượng thậm chí như Giang Trạch Dân còn bị viết làm đủ các loại xấu xa hay nhân vật lịch sử nó cũng viết búa xua, như vậy nó cho phép tự do phát huy rồi thì mới trăm hoa đua nở được nhìn lại văn đàn VN đến giờ cũng chỉ có Nguyễn Nhật Ánh là từng tạo nên cơn sốt, sau này thì nát dần đều dựa vào hào quang quá khứ viết tạm rồi thì hàng năm có vài e hs viết tầm hơn chục tờ giấy khi thì tốt nghiệp văn, nói thẳng theo quan niêm của riêng tui thực tế các e này chỉ viết lại những gì bản thân đã làm sẵn, đơn giản vì đề thì tốt nghiệp quanh đi quẩn lại chỉ tầm dưới 20 bài nên các e đã tự sáng tác văn tại nhà, đền khi thi thấy đề bài rồi sữa lại trong đầu 1 chút cho phù hợp rồi cứ thế mà viết đọc truyện mạng tàu sẽ biết các tác giả nói sáng tác văn học k bao giờ là dễ, gõ bàn phím là nhanh hơn viết tay mà thằng tác nào nhanh 3k chữ cũng phải 2~3h mới gõ được 1 chương 3k chữ chuyển qua tiếng việt là tầm 2k5 chữ đằng này trong 3h các e hs viết đến hơn chục tờ giấy chắc cũng phải gần 10k chữ... mỗi năm mấy e đạt điểm 9~10 tốt nghiệp văn đều được tuyên dương, tui tìm đọc 1 vài bài thì đa phần chẳng có ấn tượng gì, câu văn thì trau chuốt ok nhưng ý thì k mới và khá rập khuôn, hơn nữa k tạo cảm giác hấp dẫn khi đọc mà chỉ thấy rườm rà
thử đọc các truyện mạng dân mình sáng tác, hay ngay cả mấy cái LN nhật nổi nổi mặt bằng chung so với truyện mạng tàu thì lời văn nó thua 1 cấp ... Như kiểu văn tiểu học so với văn trung học tất nhiên đây đang nói mặt bằng chung, còn dĩ nhiên có ông giỏi văn thì viết cũng hay ko kém...
Thực ra cái tư duy phản biện ko phải là thứ gì quá ghê gớm, nếu nói trường học ko dạy thì coi như ko biết thì chẳng khác nào nói Việt Nam ko ai có tư duy phản biện, và điều này cũng đúng với mọi ngành nghề khác. Phần lớn những người giỏi và đạt được thành công nhất định trong lĩnh vực của mình thì đều phải tự mình trang bị thêm các kỹ năng mềm cho mình. Ko lẽ riêng khối xã hội thì học sinh lại khác. Về điểm này tôi vẫn thấy ko đc thỏa đáng. Mà VN có chỗ nào tổ chức các cuộc thi về sáng tác truyện thường niên cho các tác giả nghiệp dư mà đề tài nó thuần túy là để giải trí tức là éo cần biết nó nhân văn hay khiến người ta phải suy ngẫm làm gì, truyện chỉ cần hấp dẫn đc càng nhiều người đọc thì thắng.
Không được đâu ông. Pháp tắc của thiên đạo Việt: "Thuần Phong Mỹ Tục" bóp ngay nếu tổ chức cuộc thi chính thống.
Nhà thơ văn trẻ toy có follow 1 - 2 đồng chí. 17 tuổi. Thường viết thơ với viết phê bình tác phẩm văn học cho báo.
Vấn đề khó là triển khai cốt truyện, tình trạng chung là đang viết thì thiếu nguyên liệu viết bài và dễ dính đến yếu tố TQ ở tiên hiệp, võ hiệp, yếu tố Phương Tây ở Fantasy, đô thị, viễn tưởng, như bọn TQ nó viết cm gì cũng ok miễn ko tự nhục, còn mình đụng chạm xí là thành lai căng, mất gốc theo tàu bla bla. Văn Học VN tệ lắm rồi 1 số tác giả chỉ đáng gọi là viết blog chứ chưa đc là văn học mạng như Gào, Tony Buổi Sáng cũng thành mẹ nó trend đc xuất bản sách .